Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNN và PTNT chi nhánh Ea Kar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.01 KB, 96 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào đầu thế kỷ XXI, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức
trên con đường hội nhập nhằm bắt kịp các nước tiên tiến và phát triển trên thế giới,
chính vì thế mà Đảng và nhà nước đã có chủ trương đổi mới, tăng cường giao lưu
hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế và tài chính. Với bước chuyển từ cơ chế
quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường,
định hướng Xã hội chủ nghĩa và có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra chiến lược phát triển ổn định, bền vững hướng đến mục tiêu sớm đưa
đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển để đến năm 2020, cơ bản trở thành một
nước công nghiệp hiện đại. Quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH-HĐH) đất nước được tiến hành theo phương châm: “phi nông bất ổn, phi
công bất phú, phi thương bất hoạt…”. Từ đó việc khẳng định nông nghiệp nông thôn
có vị trí chiến lược trong nền kinh tế, mà đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế hộ. Bởi
kinh tế hộ là chủ thể quan trọng trong phát triển nông nghiệp và đổi mới nông thôn ở
nước ta, là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do lực lượng sản xuất còn thấp kém, kinh tế nông hộ có
vai trò to lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất và tồn tại lâu dài trong quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, vì nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp cho con người những sản
phẩm mà với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật như ngày nay, vẫn chưa một
ngành nào có thể thay thế được. Phát triển nông nghiệp và nông thôn được coi là cơ
sở để phát triển kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhờ những chính sách đúng đắn về giao quyền sử dụng đất cho nông dân, phát triển
kinh tế nông hộ, phát triển tín dụng nông thôn, khuyến nông, đã góp phần vào
việc tăng số lượng và chất lượng nông sản xuất khẩu, tăng tích lũy ngoại tệ góp
phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình trên 5%/năm. Trồng

1


trọt và chăn nuôi đều phát triển theo xu hướng đa dạng hoá sản
phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động. Nông sản chủ lực đều tập trung
vào cây công nghiệp dài ngày, đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập
trung với qui mô lớn như cà phê, cao su,…Năm 2008, khối lượng sản phẩm cà phê
hiện đạt trên 800 ngàn tấn, cao su trên 200 ngàn tấn, chè 65 ngàn tấn, đường các
loại 750 ngàn tấn, Diện tích cây ăn quả đạt khoảng 450 ngàn ha, sản lượng ước
đạt gần 4,5 triệu tấn, chăn nuôi đạt mức tăng trưởng 5-6%/năm,… Tuy nhiên, nông
nghiệp và nông thôn vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, đó là vấn đề
vốn đầu tư cho sản xuất.
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy tiến vốn, ngoại tệ
(tư bản): tạo ra nguồn xuất khẩu các nông sản chủ lực và quan trọng góp phần làm
tăng nguồn ngoại tệ cho phát triển và xây dựng đất nước. Ngoài ra, nông nghiệp và
nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm công nghiệp, vừa là nguồn
cung cấp nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa; Cung cấp lương thực, thực phẩm
cho toàn xã hội, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển
, phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tạo việc làm cho hơn 50% lao động của trong
nước. Nền nông nghiệp nông thôn của chúng ta vẫn đang ở tình trạng khá nghèo
nàn lạc hậu, trình độ canh tác, trình độ cơ giới hóa trong sản xuất thấp, năng suất
chưa cao, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, mà trước hết là giải quyết nhu cầu
bức thiết về vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, bởi thực tế cho thấy
khả năng tích tụ tập trung vốn của các hộ nông dân là thấp, tình trạng thiếu vốn đã
hạn chế lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh, cơ
giới hóa nông nghiệp. Từ yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, hệ thống
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam đã ra
đời và nhanh chóng phát triển trên khắp cả nước, thiết lập quan hệ tín dụng với hộ
sản xuất nông nghiệp đến tận cấp xã, phường, góp phần quan trọng trong sự nghiệp
phát triển chung của cả nước. Tạo được kênh dẫn vốn sâu rộng cho sản xuất nông
nghiệp như hiện nay đã là một thành công lớn của NHNo&PTNT Việt Nam
(AGRIBANK), nhưng bên cạnh việc xây dựng về số lượng các cơ sở tín dụng, thì


2
mặt chất lượng tín dụng cũng được ngân hàng ngày càng chú trọng nâng cao, để
tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực vốn sản xuất, một mặt đáp ứng đòi hỏi khi mở cửa
thị trường tài chính tín dụng theo lộ trình hội nhập WTO.
Ea Kar là một trong các huyện có sự phát triển ổn định và nhanh chóng trong
những năm gần đây của tỉnh Đắk Lắk. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng
cơ cấu và qui hoạch sản xuất ngày càng được tổ chức hợp lý hơn đã đem lại diện
mạo mới cho kinh tế huyện. Trong đó, phải kể đến những đóng góp quan trọng của
hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ea Kar, dưới sự
chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, đã thực
hiện huy động và cho vay vốn có hiệu quả, ngày càng khẳng định vai trò là kênh
cung ứng vốn tín dụng hàng đầu cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình
chuyển tải vốn đã gặp những khó khăn nhất định, cụ thể: việc sản xuất nông nghiệp
của các hộ gặp nhiều rủi ro về thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, giá cả luôn biến
động tăng giảm không ổn định đã gây khó khăn lớn trong việc kinh doanh tiền tệ,
cụ thể là chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Xuất phát từ những luận điểm, thực tiễn và qua khảo sát tình hình vay vốn và
sử dụng vốn vay đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, em tiến hành nghiên cứu đề
tài “Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối
với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk”,
nhằm đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất trên cơ sở
phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng, từ đó và đề ra một số giải
pháp góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất nông
nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar trong thời gian tới, góp phần vào mục tiêu
phát triển chung nâng cao hiệu quả kinh doanh .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Việc nghiên cứu đề tài về phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao
chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea
Kar, tỉnh Đắk Lắk nhằm góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về ngân hàng,
tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng ngân hàng, lý thuyết hộ, kinh tế hộ và hoạt


3
động tín dụng nông nghiệp nông thôn.
- Phân tích tình hình cấp tín dụng đến hộ sản xuất nông nghiệp, thông qua hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng để đánh giá thực trạng chất lượng tín
dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar.
- Trên cơ sở đó xác định các nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lượng tín
dụng và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các hộ
sản xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar nói riêng và hiệu quả kinh
doanh của chi nhánh nói chung trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng đối với các hộ sản
xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar thông qua các chỉ tiêu đánh giá về
chất lượng tín dụng, kết quả kinh doanh .
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn huyện Ea Kar và một số hộ nông dân vay vốn của ngân hàng trên địa bàn
huyện Ea Kar.
1.4.2 Phạm vi nội dung
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay vốn tín dụng đối với các hộ sản
xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar.
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng để nắm bắt được chất
lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp.
- Xác định các yếu tố tác động dẫn đến thực trạng chất lượng tín dụng, qua đó đề
xuất giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp.

4
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm địa bàn huyện Ea Kar.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1. Vị trí địa lí.
Bản đồ 3.1: Bản đồ hành chính huyện Ea Kar
Huyện Ea Kar thành lập tháng 12/1985, diện tích tự nhiên 103,747 ha, gồm
14 xã và 2 thị trấn. Huyện nằm ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, theo trục quốc lộ 26 cách
thành phố Buôn Ma Thuột 50 Km về phía tây và cách thành phố Nha Trang 120
Km về phía đông. Về vị trí địa lí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện A Yun Pa của tỉnh Gia Lai và một phần huyện Krông
Năng.
- Phía Nam giáp huyện Krông Bông.
- Phía Đông giáp huyện M’Dắk.

5
- Phía Tây giáp huyện Krông Păk và một phần của huyện Krông Năng.
1.1.2. Khí hậu, thời tiết.
Huyện Ea Kar nằm ở độ cao trung bình 540 m, có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ
trung bình 23
o
C, tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ chênh nhau từ 2 đến 3
o
C.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.000 mm, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa
mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
1.1.3. Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng.
Địa hình huyện Ea Kar tương đối bằng phẳng so với các huyện khác trong
tỉnh. Ở Ea Kar không có sông lớn, việc đi lại thuận tiện hơn so với các vùng khác
trong tỉnh. Với diện tích tự nhiên 103,747 ha, trong đó: có 44.941 ha đất nông
nghiệp, 27.446 ha đất lâm nghiệp, 541 ha ao, hồ nuôi trồng thủy sản.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1 Điều kiện kinh tế
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH, cơ cấu kinh tế của huyện được xác
định là: nông – lâm – công nghiệp, xác định nông nghiệp giữ vai trò then chốt,
trọng tâm là cây lương thực, thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao như: cà phê, tiêu,
điều.
Từ năm 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân hàng
năm là 14,9%. Giá trị sản xuất đến năm 2010 là 1.646 tỷ đồng, tăng 844 tỷ đồng so
với năm 2005, dự kiến đến cuối năm 2011 là 1.866 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình
quân đầu người năm 2010 là 13,6 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch
theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Đến năm 2010, tỷ trọng Nông – lâm nghiệp chiếm 55%, giảm 7% so với năm 2005.
- Về nông nghiệp - lâm nghiệp: chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Những năm vừa qua, mặc dù gặp nhiều bất lợi
do thiên tai, dịch bệnh, song năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản tăng đáng kể, giá trị sản xuất bình quân đạt 15,5%.
Đến nay, giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp đạt 907 tỷ đồng, cao hơn 412 tỷ đồng
so với năm 2005, dự kiến năm 2011 đạt 981 tỷ đồng.

6
+ Lĩnh vực trồng trọt từng bước phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa gắn
với thị trường, cuối năm 2010 tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 67.765 ha
(tăng 8.000 ha so với 2005), lương thực bình quân đầu người là 890kg/người/năm
+ Ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển theo hướng tốt, giá trị chăn
nuôi trong nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, các quy mô bò lai, gà vịt siêu
trứng, heo siêu nạc và mô hình chăn nuôi trang trại đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Năm 2010, tổng đàn gia súc trên địa bàn là 133.860 con, trong đó: đàn trâu 5.160
con, đàn bò 28.700 con, đàn heo 100.000 con, đàn gia cầm dự kiến đạt 1.000.000
con vào năm 2011. Lượng thịt hơi đạt 31.000 tấn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy
sản là 1.250 ha, sản lượng thủy sản đánh bắt hàng năm đạt 2.310 tấn. Huyện đã
thành lập hội chăn nuôi và xây dựng được thương hiệu sản phẩm thịt bò Ea Kar.

+ Lâm nghiệp có sự chuyển biến trong cơ chế quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Thực hiện việc giao khoán quản lý,
bảo vệ rừng hàng năm đạt 38.700 ha.
- Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
+ Có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,8%.
Cùng với việc phát huy hiệu quả của 11 nhà máy, xí nghiệp chế biến công nghiệp
và hàng ngàn cơ sở sản xuất chế biến nông – lâm sản, khai thác khoáng sản, cơ khí
sửa chữa máy nông nghiệp. Cụm công nghiệp Ea Đar đã ổn định việc bố trí, quy
hoạch sử dụng đất cho 11 nhà đầu tư với diện tích đất sử dụng là 33,5 ha, đã có 4
doanh nghiệp đi vào hoạt dộng. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng đạt 450 tỷ đồng.
+ Xây dựng phát triển công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng đô
thị, theo hướng hoàn thành các chỉ tiêu để nâng cấp thị trấn Ea Kar lên đô thị loại 4.
Trong 5 năm thi công đưa vào sử dụng 148 công trình, hạng mục công trình với
tổng đầu tư 668,125 tỷ đồng, gồm 47 công trình phục vụ giáo dục và đào tạo; 07
công trình y tế, 45 công trình giao thông, 15 công trình thủy lợi, 07 công trình điện.
+ Hoạt động này trên địa bàn huyện lại phát triển nhanh với nhiều hình thức
như trung chuyển hàng hóa bán buôn, bán lẻ, vận tải hành khách, nhất là khu chợ

7
trung tâm huyện hoạt động mua bán diễn ra hết sức sầm uất. Tốc độ tăng bình quân
hàng năm 34,45%, doanh thu năm 2010 đạt 20,83 tỷ đồng tăng gấp đôi so với năm
2005.Trong vòng 5 năm qua, trên toàn huyện đã xây dựng được 0,58 km đường bê
tông – nhựa, 73 km đường đá dăm láng nhựa, 152,7 km đường cấp phối.
- Về thương mại, dịch vụ: Có bước phát triển cả về quy mô và ngành nghề.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa đến năm 2010 đạt 2.304 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với
năm 2005, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 18,4%, cụ thể:
+ Dịch vụ bưu chính - viễn thông được quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay
100% thị trấn đều có điện thoại, bình quân có 40 máy điện thoại/100 dân.
+ Huy động vốn đầu tư xã hội tăng mạnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

được đầu tư và phát huy hiệu quả. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm ước đạt 1.050
tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng từ 150 đến 200 tỷ đồng.
+ Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn từng bước đi vào hoạt động có
hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 02 chợ ở thi trấn, 10 chợ nông thôn các xã, khu
tập trung dân cư; 187 trang trại, 20 hợp tác xã (HTX), 3.161 cơ sở sản xuất kinh
doanh .
- Công tác tài chính - ngân hàng: Năm 2010, thu ngân sách huyện đạt
89,995 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 20,2%/ năm.
1.2.2. Điều kiện xã hội
- Dân số huyện Ea Kar năm 2010 có 180.246 người, với mật độ dân số là
173,736 người/km
2
, tỷ lệ sinh là 1,6%, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5%. Do đặc
điểm điều kiện tự nhiên nhiều ưu đãi, đất đai màu mỡ, rộng lớn, điều kiện khí hậu
khá ôn hòa, thuận lợi cho phát triển sản xuất nên lượng dân di cư từ nhiều tỉnh
thành đến sinh sống, lập nghiệp ngày càng có xu hướng tăng lên. Diện tích rộng lớn
với mật độ dân số thưa, dân số của huyện khá trẻ tạo nguồn lao động dồi dào cho
phát triển sản xuất, tuy nhiên trình độ lao động thấp vì vậy vẫn còn nhiều khó khăn.
- Về giáo dục và đào tạo: Tỷ lệ trẻ em đến trường hàng năm đạt 98%. Toàn
huyện có 73 trường học với 1.159 lớp, 38.364 học sinh, có 24 trường đạt chuẩn
quốc gia, 1 trường dân tộc nội trú, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và 11.718

8
học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong 5 năm qua, đã xây mới 292
phòng học và nhà công vụ cho giáo viên. Huyện đã được công nhận hoàn thành về
chương trình phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010.
- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: Chất lượng khám chữa
bệnh được nâng lên, mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, cơ sở vật chất
khám chữa bệnh được nâng cấp.
- Công tác văn hóa thông tin – thể thao truyền thanh, truyền hình: Được đầu

tư và phát triển khá tốt.
- Công tác xóa đói giảm nghèo, các vấn đề về an sinh xã hội: Giải quyết việc
làm cho người lao động bình quân hàng năm trên trên 3.000 người, giải quyết vay
vốn tạo việc làm cho 1.800 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 chiếm 30,23% đến cuối
năm 2010 còn 13,29%, giảm 16,94%. [5]
1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
1.3.1. Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Khu bảo tồn
thiên nhiên Ea Sô rộng gần 28.000 ha, có nhiều gỗ quý với hệ sinh thái phong phú.
Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội khá nhanh và ổn định, đặc
biệt ở những khu vực trung tâm hai thị trấn và một số xã. Huyện Ea Kar, với trung
tâm là thị trấn Ea Kar, được xem là rốn của các huyện phía Đông Đắk Lắk, thuận
lợi cho phát triển thương mại, giao thương giữa các vùng miền, nên đầu tư xây
dựng huyện là một phần nằm trong chiến lược phát triển kinh tế phía đông của tỉnh.
Trên địa bàn thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã xây dựng chi nhánh và đi
vào hoạt động, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, dân cư, hộ sản xuất trên địa bàn
được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, cụ thể có:
- NHNo&PTNT chi nhánh huyện Ea Kar.
- NH đầu tư và phát triển chi nhánh huyện Ea Kar.
- NH chính sách.
- NH Sacombank chi nhánh huyện Ea Kar.

9
- NH Đông Á chi nhánh huyện Ea Kar.
- Quỹ tín dụng Nhân dân Huy hoàng
- Ngân hàng Á châu
1.3.2. Khó khăn
- Địa bàn huyện trải rộng, đi lại khó khăn, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp.
- Về văn hóa, xã hội: Ea Kar là quê hương chính của đồng bào Ê Đê, với 16

dân tộc anh em sinh sống, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao, việc giao lưu văn
hóa và kinh tế còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở kinh tế ban đầu của huyện còn thấp, phát triển chưa vững chắc, chưa
tương xứng với tiềm năng. Trong nông nghiệp vẫn còn tình trạng quảng canh và du
canh, dân cư trong huyện chưa ổn định, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Quan
hệ sản xuất mới chưa được củng cố, vùng đồng bào dân tộc và vùng kinh tế mới
chưa ổn định, bộ máy quản lý tổ chức các cấp còn kém hiệu lực.
- Tình hình an ninh chính trị của tỉnh và của huyện diễn biến phức tạp. Các
thế lực thù địch và bọn phản động ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chống phá ta
trên nhiều lĩnh vực, bọn cầm đầu FULRO lưu vong tăng cường hoạt động móc nối,
lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ và kích động đồng bào dân tộc thiểu số gây ra các cuộc
bạo loạn vào tháng 2– 2001 và tháng 4 – 2004, tổ chức nhiều vụ gây rối.
2. Tình hình cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk
2.1. Sơ lược về NHNo&PTNT chi nhánh Ea Kar.
Được thành lập vào 24/12/1988, là chi nhánh hạch toán phụ thuộc, trực thuộc
chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắk Lắk với chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng
và thanh toán, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của
NHNo&PTNT Việt Nam với sự tự chủ, linh hoạt của bộ máy tổ chức, chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Ea Kar đã từng bước điều chỉnh khắc phục những khó khăn,
vươn lên trở thành ngân hàng dẫn đầu trên địa bàn huyện. Góp phần quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương .
Ngay sau khi được thành lập, chi nhánh NHNo&PTNT Ea Kar đã không

10
ngừng mở rộng về quy mô lẫn chất lượng trong hoạt động. Trong đó, có việc mở
rộng quy mô nguồn vốn và sử dụng vốn, về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ
công nhân viên làm việc trong ngân hàng. Đồng thời, chi nhánh cũng tăng cường
trang bị các thiết bị hiện đại như nối mạng cáp quang với trung tâm điều hành, đặt
máy rút tiền tự động qua thẻ ATM, số lượng máy vi tính trang bị đầy đủ cho các

phòng ban. Ngoài ra, các loại thiết bị phục vụ cho công tác kinh doanh khác như: hệ
thống điện, thiết bị phục vụ kho quỹ, hệ thống máy lạnh và các dụng cụ cá nhân
khác đã được chi nhánh trang bị đầy đủ.
Hiện tại NHNo&PTNT huyện Ea Kar có 1 trụ sở chính đặt tại 04 Quang
Trung Khối 2B – Thị trấn Ea Kar – Đắk Lắk và hai đơn vị trực thuộc: Phòng giao
dịch Nguyễn Tất Thành, địa chỉ 83 Nguyễn Tất Thành – Thị Trấn Ea Kar – Ea Kar
và phòng giao dịch Ea Ô, địa chỉ Thôn 12 – xã Ea Ô – Ea Kar – Đắk Lắk, là nơi tập
trung đông dân cư, có lợi thế lớn về thương mại, dịch vụ, thuận lợi cho việc giao
lưu kinh tế, văn hoá xã hội.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sử dụng lao động
2.2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Xây dựng một bộ máy quản lý hợp lý sẽ tạo điều kiện khai thác các nguồn
lực một cách có hiệu quả nhất. Bộ máy quản lý của NHNo&PTNT huyện Ea Kar,
tỉnh Đắk Lắk được tổ chức theo kiểu trực tuyến-chức năng. Các bộ phận trực tuyến
hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh từ cấp trên đưa xuống cho cấp dưới thực hiện, còn
các bộ phận cấp dưới làm tham mưu cho cấp trên. Đây là mô hình tổ chức phổ biến
nhất hiện nay.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NHNo&PTNT huyện Ea Kar

11
GIÁM ĐỐC
Phòng KH-KD
Phòng Kế ToánPGD Ea Ô
PGD Nguyễn Tất
Thành
* Kiểu tổ chức này có các ưu và nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Tạo điều kiện thuận lợi để các bộ phận phối hợp thực hiện mục tiêu chung.
+ Phát huy tốt vai trò của các bộ phận chức năng.
+ Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho các chuyên gia.

- Nhược điểm:
+ Thường có sự chồng chéo giữa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các
bộ phận chức năng và cấp quản lý.
+ Chậm đáp ứng đối với các tình huống đặc biệt.
+ Cũng có thể phát sinh sự can thiệp quá sâu của các bộ phận chức năng
chuyên môn đối với các đơn vị trực tuyến, nếu các nhà quản trị cấp cao không nhạy
cảm với những thay đổi bên ngoài để có sự điều chỉnh trong khâu quản lý, chỉ đạo.
Về tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng, chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Ea Kar có 1 trụ sở chính và 2 chi nhánh cấp III trực thuộc, đều nằm ở những trọng
điểm phát triển kinh tế, xã hội, đời sống văn hoá. Hoạt động tại trung tâm huyện có
1 văn phòng chỉ đạo, điều hành chung các mặt hoạt động kinh doanh của toàn chi
nhánh. NHNo&PTNT huyện Ea Kar có 2 phòng chức năng chính là phòng kế hoạch
- kinh doanh (phòng kinh doanh hoặc phòng tín dụng) và phòng kế toán – ngân quỹ.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
* Giám đốc: Là người tổ chức quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, là người

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
12
chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là người chịu trách nhiệm trước ngân hàng cấp
trên về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Là người truyền đạt kịp thời
những thông tin, những văn bản, những chủ trương, chính sách về huy động vốn, về
cho vay, những qui định của ngành, của nhà nước cho các phòng ban chức năng để
theo đúng chế độ.
Dưới giám đốc là phó giám đốc phụ trách quản lý các hoạt động liên quan
đến phòng nghiệp vụ kinh doanh và phòng kế toán. Hai phó giám đốc này thay mặt
giám đốc điều hành về kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về
những công việc mà mình đã giải quyết.
* Phó giám đốc phụ trách kế toán: Chịu trách nhiệm phụ trách, quản lý điều
hành phòng kế toán ngân quỹ, giúp việc cho giám đốc trong việc xây dựng và điều

hành kế hoạch tài chính, quản lý chi tiêu, tài chính, quản lý kho tiền và tổ chức điều
chuyển, vận chuyển tiền và quản lý tài sản cơ quan.
* Phó giám đốc phụ trách kinh doanh:
- Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của phòng kinh doanh, phòng giao
dịch, tổ kinh doanh vàng.
- Phê duyệt các khoản vay theo hạn mức mà giám đốc uỷ quyền.
- Xem xét đề xuất kế hoạch kinh doanh của phòng kinh doanh, tổ kinh doanh
vàng trong từng kỳ cụ thể, đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
* Phòng giao dịch:
- Đảm nhiệm cả nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ và tín dụng.
- Hoạt động dưới sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của văn phòng.
- Báo cáo hoạt động hằng ngày lên văn phòng thông qua hệ thống IPCAS.
* Phòng kế toán
- Trực tiếp hoạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo quy định của NHNN
và NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền
lương đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn NHNo&PTNT cấp trên phê
duyệt.

13
- Quản lý, sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT Việt
Nam.
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp NSNN.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo quy định.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao.
* Phòng kế hoạch kinh doanh:

- Có chức năng giao dịch với khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng
làm thủ tục vay vốn, có trách nhiệm thẩm định kiểm tra trước và sau khi cho vay.
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa
phương.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn theo định hướng kinh
doanh của chi nhánh.
- Tổng hợp, theo dõi chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, quyết định kế hoạch kinh
doanh.
- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh.
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ
kết, tổng kết.
- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và sử lý rủi ro tín dụng.
- Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc Chi nhánh giao.
2.2.3. Tình hình sử dụng và quản lý lao động
Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lương phục vụ khách hàng, chi
nhánh rất quan tâm phát triển đội ngũ nhân viên của mình, cụ thể: năm 2009, tăng
thêm 3 lao động, tương đương tăng 11,54% so với năm 2008; Đến năm 2010, tiếp
tục tăng thêm 4 lao động, tương đương 12,12% so với năm 2009.

14
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng lao động của ngân hàng
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09
Tuyệt
đối
%
Tuyệt

đối
%
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
Tổng LĐ
26 100 29 100 33 100 3 11,54 4 12,12
I. Phân theo trình độ lao động
- Đại học
15 58 18 62 23 70 3 20,00 5 21,74
-Cao đẳng
6 23 8 28 2 6 2 33,33 -6 -300,00
-Trung cấp
5 19 4 14 3 0,09 -1 -20,00 -1 -33,33
II. Phân theo giới tính
- Nam
16 62 17 59 19 58 1 6,25 2 10,53
- Nữ
10 38 12 41 14 42 2 20,00 2 14,29
III. Phân theo tính chất lao động
-LĐ trực tiếp
22 85 23 79 27 82 1 4,55 4 14,81
-LĐ gián tiếp
4 15 6 21 6 18 2 50,00 0 0

Nguồn: Bộ phận tổ chức hành chính
Chất lượng lao động tăng lên rõ rệt, cụ thể: lao động có trình độ đại học
chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng qua các năm: 58% (2010) đến năm 2010 tăng 3 lao
đông trình độ đại học, tương đương tăng 20% đạt 62% trong tổng cơ cấu trình độ
lao động. Và đạt 70% trình độ đại học trong cơ cấu lao động năm 2010. Lao động
có trình độ cao đẳng, sơ cấp giảm mạnh, điều này cho thấy bên cạnh việc thu hút
lao động có trình độ, ngân hàng rất chú trọng đến việc đào tạo nâng cao chất lượng
đội ngũ lao động.
Về giới tính: Do đặc thù công việc nên lao động nữ thường tập trung ở phòng
ngân quỹ, giao dịch, kế toán và lao động nam tập trung ở phòng kinh doanh, tín
dụng, lái xe, bảo vệ.
Theo tính chất lao động: Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
nhưng lại giảm từ 85% (2008) xuống còn 82% (2010).
2.3. Các hoạt động chính của NHNo&PTNT huyện Ea Kar
* Huy động vốn
- Khai thác, nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng
khác,…dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

15
bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá
khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNo&PTNT
Việt Nam.
* Cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch
vụ, đầu tư vào tài sản ngắn hạn hoặc nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn thuộc mọi thành
phần kinh tế.
- Cho vay trung, dài hạn: Đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư mua sắm tài sản dài
hạn, cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư xây dựng.
- Cho vay theo ủy thác.

* Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng:
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ.
- Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng, bao
gồm: Dịch vụ chuyển tiền Atransfer, dịch vụ SMS Banking, dịch vụ thẻ rút tiền tự
động ATM chuyển lương qua tài khoản,… Nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài
chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong nước;và các dịch vụ ngân hàng khác được
NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Ea Kar.
2.4.1. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
a. Tình hình biến động lãi suất huy động và cho vay tại ngân hàng
Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 là thời kỳ xuất hiện và tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất kể từ thời kỳ suy thoái 1929 - 1933

16
Tình hình lãi suất biến động mạnh do các ngân hàng đứng trước nguy cơ mất tính
thanh khoản nên đẩy mạnh thu hút tiền gửi, đồng loạt tăng lãi suất huy động,
NHNo&PTNT Ea Kar cũng chịu ảnh hưởng của tình hình này.
Bảng 2.4: Tình hình biến động lãi suất huy động và cho vay tại ngân hàng
Chỉ Tiêu Năm So sánh
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
% % %
∆±
%
∆±

%
I. Lãi suất huy động
1. LS không kỳ hạn 0,25 0,26 0,3 0,01 4,00 0,04 15,38
2. LS kỳ hạn 2 tháng 0,67 0,7 0,8 0,03 4,48 0,1 14,29
3. LS kỳ hạn 3 tháng 0,68 0,73 0,81 0,05 7,35 0,08 10,96
4. LS kỳ hạn 6 tháng 0,71 0,75 0,84 0,04 5,63 0,09 12,00
5. LS kỳ hạn 9 tháng 0,74 0,78 0,86 0,04 5,41 0,08 10,26
6. LS kỳ hạn 12 tháng 0,75 0,8 0,867 0,05 6,67 0,067 8,37
7. LS kỳ hạn 13 tháng
0,76 0,81 0,87 0,05 6,58 0,06 7,41
8. LS kỳ hạn 18 tháng 0,78 0,85 0,87 0,07 8,97 0,02 2,35
9. LS kỳ hạn >= 24 tháng
0,78 0,85 0,87 0,07 8,97 0,02 2,35
II. Lãi suất cho vay
1. Ngắn hạn
1,25 0,88 1,45 -0,37 -30% 0,57 65%
2. Trung hạn
1,45 0,96 1,5 -0,49 -34% 0,54 56%
3. Dài hạn
1,5 1,04 1,5 -0,46 -31% 0,46 44%
Nguồn: Phòng kinh doanh
Lãi suất huy động: Tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2009, và hạ nhiệt
trong 6 tháng cuối năm, nhưng lãi suất bình quân vẫn thể hiện xu hướng tăng, cụ
thể: năm 2009 so với năm 2008 với mức tăng thấp nhất là 4,00% của lãi suất huy
động không kỳ hạn, và mức tăng cao nhất là 8,97% của lãi suất kỳ hạn 18 tháng và
kỳ hạn trên 24 tháng, đạt mức 0,85%/tháng. Trong đó lãi suất kỳ hạn 3 tháng có
mức tăng đến 7,35% so với năm 2008, cho thấy diễn biến phức tạp của thị trường.
Trong năm 2010, các biện pháp Chính phủ và NHNN như: cắt giảm lãi suất,
bơm tiền vào nền kinh tế,…đã bước đầu phát huy tác dụng nên hầu hết các mức lãi
suất huy động có tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần theo mức tăng kỳ hạn, thể hiện

trong khi lãi suất không kỳ hạn tăng 15,38% và lãi suất kỳ hạn 2 tháng tăng 14,29%,
lãi suất kỳ hạn 18 tháng và lãi suất kỳ hạn trên 24 chỉ tăng 2,35% so với năm 2009.
Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay trong thời gian qua có những biến động
phức tạp đặc biệt năm 2009 với việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô kìm chế lạm phát
năm 2008 và suy thoái kinh tế các năm sau đó chính phủ thực hiện nhiều gói hỗ trợ
lãi suất, điều hành thị trường tài chính bằng lãi suất trần, thể hiện năm 2009 lãi suất

17
cho vay giảm mạnh mức lãi suất cho vay tối đa đối với hộ sản xuất kinh doanh là
10,5%/năm ( 0,875%/tháng) giảm 30% so với năm 2008, và cho đến năm 2010 mức
lãi suất cho vay quay trở lại ở mức cao đạt 17,4%/năm(1,45%/tháng) do tình hình
lạm phát và khả năng thanh khoản của các ngân hàng điều này đã ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lý người dân và hoạt động của các ngân hàng.
b. Tình hình huy động của NHNo&PTNT huyện Ea Kar
Bảng 2.5: Tình hình huy động của NHNo&PTNT huyện Ea Kar
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm So sánh
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
GT GT GT
∆±
%
∆±
%
I. Nội tệ 62.524 73.256 85.526 10.732 17,16 12.270 16,75
1. Tiền gửi không kỳ hạn 39.596 16.589 18.562 -23.007 -58,10 1.973 11,89
2. Tiền gửi có kỳ hạn 22.928 56.667 66.964 33.739 147,15 10.297 18,17
- Tiết kiệm có kỳ hạn <
12 tháng 13.254 35.124 28.624 21.870 165,01 -6.500 -18,51
- Tiết kiệm có kỳ hạn >

12 tháng 8.562 20.064 15.624 11.502 134,34 -4.440 -22,13
- Tiết kiệm có kỳ hạn >
24 tháng 1.112 1.479 22.716 367 33,00 21.237 1.435,90
II. Ngoại tệ (USD) 53.213 80.250 88.335 27.037 50,81 8.085 10,07
Quy đổi VND 879 1.385 1.640 506 57,57 255 18,41
1. Tiền gửi không kỳ hạn 557 314 356 -243 -43,63 42 13,38
2. Tiền gửi có kỳ hạn 322 1.071 1.284 749 232,61 213 19,89
- Tiết kiệm có kỳ hạn <
12 tháng 508 858 701 350 68,90 -157 -18,30
- Tiết kiệm có kỳ hạn >
12 tháng 328 490 383 162 49,39 -107 -21,84
- Tiết kiệm có kỳ hạn >
24 tháng 43 36 556 -7 -16,28 520 1,444,44
Tổng
63.403 74.641 87.166 11.238 17,72 12.525 16,78
Nguồn: Phòng kinh doanh
Từ bảng 2.5, cho thấy: Trong 3 năm trở lại đây quy mô tổng vốn huy động
của chi nhánh tăng ở mức khá và tương đối ổn định Nguồn vốn huy động bằng
ngoại tệ tại ngân hàng luôn chiếm không đến 1% tổng cơ cấu vốn huy động. Vốn
huy động chính bằng nội tệ. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn năm 2008 có giá trị
39.596 triệu đồng chiếm hơn 50% vốn huy động, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chỉ là
22.928 triệu đồng, tuy nhiên cơ cấu vốn huy động có xu hướng tăng tỷ trọng vốn

18
huy động có kỳ hạn. Đáng chú ý là sự gia tăng đột biến từ 22.928 triệu đồng (2008)
lên 56.667 triệu đồng (2009), tăng đến 147,15% của loại tiền gửi có kỳ hạn. Năm
2010 vốn huy động có kỳ hạn tăng 18,17% . Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn của chi
nhánh năm 2008 chiếm tỷ trọng cao nhất là loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
với giá trị 13.254 triệu đồng (2008) trong tổng số 22.928 triệu đồng, loại tiền gửi
này tăng lên qua 3 năm: từ 13.254 triệu đồng (2008) lên tới 28.624 triệu đồng

(2009), tuy nhiên tỷ trọng lại giảm từ hơn 50% (2007) xuống còn hơn 40% trong cơ
cấu tiền gửi có kỳ hạn (2010), còn tiền gửi tiết kiệm trên 24 tháng thì ngược lại:
Năm 2008 khoản mục này chỉ có 1.112 triệu đồng thì đến năm 2010 đã đạt mức
22.716 triệu đồng, tăng 1.435,9% so với 2009.
2.4.2. Tình hình hoạt động tín dụng chung của ngân hàng
a. Tình hình hoạt động cho vay vốn theo thành phần kinh tế của ngân hàng
Từ tình hình hoạt động cho vay vốn theo thành phần kinh tế của ngân hàng,
có thể thấy ngay giá trị dư nợ hộ gia đình, cá thể luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng dư nợ của Ngân hàng. Năm 2008 đạt 180.309 triệu đồng, chiếm 81,07%, đến
năm 2009, mặc dù dư nợ đối với hộ gia đình giảm xuống còn 168.064 triệu đồng
nhưng tỷ trọng lại tăng lên 87,28% . Năm 2010 tăng hơn năm 2009 đến 72.337 triệu
đồng, tương đương tăng 43,04%, tỷ trọng chỉ chiếm 81,45% trong tổng dư nợ. Dư
nợ doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng thấp: năm 2008 có giá trị 8.500 triệu
đồng chiếm 3,82% trong tổng dư nợ, năm 2009 dư nợ doanh nghiệp nhà nước giảm
còn 700 triệu đồng, chiếm 0,36%, năm 2009 tăng 471,43% so với 2009 nhưng chỉ ở
mức 4.000 triệu đồng, chiếm 1,36% cơ cấu tổng dư nợ.
Dư nợ đối với công ty TNHH chiếm tỷ trọng thấp thứ hai với 15.362 triệu
đồng (2008), chiếm 6,91% tổng dư nợ của chi nhánh, đến năm 2010 cũng chỉ đạt
10.624 triệu đồng, tương ứng 3,60%. Theo sự suy giảm của nền kinh tế, tổng dư nợ
giảm mạnh từ 222.425 triệu đồng (2007) xuống còn 192.564 triệu đồng (2008),
giảm 29.861 triệu đồng tương đương giảm 13,43%. Khủng hoảng làm cho các nhà
đầu tư có xu hướng không muốn đầu tư mở rộng sản xuất mà rút vốn để đảm bảo an
toàn, chi phí sử dụng vốn vay tăng lên trong khi tỷ suất sinh lời đầu tư không đảm

19
bảo. Dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước giảm đến 91,76%, tiếp đến là dư nợ đối
với công ty TNHH giảm 44,28%. Còn dư nợ hộ gia, cá thể lại có mức giảm thấp
nhất: Từ 180.309 triệu đồng (2008) xuống 168.064 triệu đồng (2009), giảm 6,79%.
Bảng 2.6: Hoạt động cho vay vốn theo thành phần kinh tế của ngân hàng
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
GT % GT % GT %
∆±
%
∆±
%
Tổng dư nợ
222.425 100 192.564 100 295.150 100 -29.861 -13,43 102.586 53,27

- DN nhà nước 8.500 3,82 700 0,36 4.000 1,36 -7.800 -91,76 3.300 471,43

- Công ty TNHH
15.362 6,91 8.560 4,45 10.624 3,60 -6.802 -44,28 2.064 24,11
- DNTN, HTX và
pháp nhân khác. 18.254 8,21 15.240 7,91 40.125 13,59 -3.014 -16,51 24.885 163,29
- Dư nợ hộ gia
đình, cá thể. 180.309 81,07 168.064 87,28 240.401 81,45 -12.245 -6,79 72.337 43,04
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh
Năm 2010, tổng dư nợ tăng 53,27% so với năm 2009, đạt 295.150 triệu
đồng. Trong đó, dư nợ hộ gia đình, cá thể tăng 43,04%, đạt tỷ trọng 81,45% tổng
dư nợ. Dư nợ đối với doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và các pháp nhân khác tại
năm 2008 mới chỉ có 18.254 triệu đồng, đến năm 2010 đã là 40.125 triệu đồng.
b. Tình hình cấp tín dung theo kỳ hạn tín dụng
Nhìn vào bảng số liệu 3.5 cho thấy:
Về doanh số cho vay: Tổng doanh số cho vay năm 2008 đạt 289.606 triệu
đồng, trong đó cho vay ngắn hạn là 207.764 triệu đồng, chiếm 71,74%, cho vay
trung hạn trong năm chỉ chiếm tỷ trọng 28,01%, tương đương 81.111 triệu đồng,
cho vay dài hạn còn thấp hơn với 732 triệu đồng. Đến năm 2009, tổng doanh số cho
chỉ có 212.562 triệu đồng, giảm 26,60% so với 2008. Trong đó, cho vay ngắn hạn,

giảm 22,74%, cho vay trung hạn có mức giảm 36,03%, xuống 51.885 triệu đồng.
Cho vay dài hạn là khoản mục có mức giảm cao nhất với tốc độ giảm đến 77,37%
nên giá trị cho vay chỉ đạt 166 triệu đồng.
Năm 2010, doanh số cho vay tăng đến 44,2% sau khi có những dấu hiệu khả
quan của nền kinh tế, và những chính sách của Chính phủ nhằm tạo động lực cho

20
nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Doanh số cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh
tăng đến 168,25% và 320%, đẩy tỷ trọng cho vay trung hạn trong cơ cấu cho vay
tăng từ 24,41% (2008) lên 54,37%, tỷ trọng cho vay dài hạn từ 0,08% lên 0,23%.
Về doanh số thu nợ: Năm 2008, tổng doanh số thu nợ là 222.011 triệu đồng,
trong đó thu nợ ngắn hạn là 159.271 triệu đồng, chiếm 71,74% doanh số thu nợ, thu
nợ trung hạn là 62.179 triệu đồng, chiếm 28,01%. Thu nợ dài hạn chỉ có 561 triệu
đồng. Năm 2009, việc ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, nên tổng doanh số
thu nợ của ngân hàng tăng 9,19%, tăng 20.412 triệu đồng. Trong đó tăng nhanh nhất
là doanh số thu hồi nợ ngắn hạn, cho thấy hiệu quả quản lý nợ trong năm của ngân
hàng được nâng cao. Năm 2010, tổng doanh số thu nợ giảm 38.485 triệu đồng, và
giảm chủ yếu là doanh số thu nợ ngắn hạn giảm 31.501 triệu đồng, doanh số thu nợ
dài hạn giảm nhanh nhất là 47,62%.
Bảng 3.5: Tình hình cấp tín dụng theo kỳ hạn tín dụng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch
2009/2008 2010/2009
GT % GT % GT % ±∆ % ±∆ %
I. Tổng dư
nợ đầu kỳ 154.830 100 222.425 100 192.564 100 67.595 43,66 -29.861 -13,43
1. Ngắn hạn
103.736 67,00 159.568 71,74 145.410 75,51 55.832 53,82 -14.158 -8,87
2. Trung hạn
50.494 32,61 62.295 28,01 47.004 24,41 11.801 23,37 -15.291 -24,55

3. Dài hạn
600 0,39 562 0,25 150 0,08 -38 -6,33 -412 -73,31
II. Doanh số
cho vay trong
kỳ
289.606 100 212.562 100 306.524 100 -77.044 -26,60 93.962 44,20
1.Ngắn hạn
207.764 71,74 160.511 75,51 166.644 54,37 -47.253 -22,74 6.133 3,82
2. Trung hạn
81.111 28,01 51.885 24,41 139.185 45,41 -29.225 -36,03 87.299 168,25
3.Dài hạn
732 0,25 166 0,08 696 0,23 -566 -77,37 530 320,24
III Doanh số
thu nợ 222.011 100 242.423 100 203.938 100 20.412 9,19 -38.485 -15,88
1. Ngắn hạn
159.271 71,74 183.060 75,51 151.559 74,32 23.789 14,94 -31.501 -17,21
2. Trung hạn
62.179 28,01 59.174 24,41 44.257 21,70 -3.005 -4,83 -14.917 -25,21
3. Dài hạn
561 0,25 189 0,08 99 0,05 -372 -66,31 -90 -47,62
V.Tổng dư
nợ cuối kỳ 222.425 100 192.564 100 295.150 100 -29.861 -13,43 102.586 53,27
1.Ngắn hạn
152.229 68,44 137.019 71,16 160.495 54,38 -15.210 -9,99 23.476 17,13
2.Trung hạn
69.426 31,21 55.006 28,57 141.932 48,09 -14.419 -20,77 86.925 158,03
3. Dài hạn
771 0,35 539 0,28 747 0,25 -232 -30,12 208 38,67

21

Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh
Về tổng dư nợ cuối kỳ: Năm 2008 là 222.425 triệu đồng gồm: 68,44% dư nợ
ngắn hạn, 31,21% dư nợ dài hạn, 0,35% dư nợ dài hạn. Tổng dư nợ cuối năm 2009
giảm 29.861 triệu đồng, tức giảm 13,43%, trong đó dư nợ cuối kỳ ngắn hạn giảm
nhanh nhất. Năm 2010, với việc đẩy mạnh cho vay trung dài hạn phục vụ nhu cầu
đầu tư sản xuất. Sự phát triển công tác trả lương qua thẻ ATM của hệ thống NHNo,
giúp đẩy mạnh hình thức tín dụng tiêu dùng trừ lương. Dư nợ cuối năm 2010 là
295.150 triệu đồng, tăng 102.586 triệu đồng so với cùng kỳ 2009, tăng 53,27%.
2.4.3. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng
Xem bảng 3.6 , cho thấy: Năm 2008, theo sự khởi sắc của thị trường xuất
khẩu, không chỉ cà phê mà cà phê mà mà các mặt hàng nông sản chủ lực khác của
huyện như: tiêu, điều, lúa,…cũng tăng giá khuyến khích người nông dân đầu tư mở
rộng sản xuất. Cuối năm 2007 đến tháng 7-2008, chính sách kinh tế của nhà nước
được chi phối bởi mục tiêu tăng trưởng GDP 9%, phấn đấu hoàn thành sớm các mục
tiêu kế hoạch năm năm, nên cung tín dụng trong nền kinh tế luôn tăng trên 50%.
Tổng doanh thu: Năm 2008 lên đến 3.757.185 triệu đồng, thu từ hoạt động tín
dụng chiếm đến 85,72%, đạt 3.220.659 triệu đồng. Đến đầu năm 2009, khi nền kinh
tế rơi vào vòng xoáy của khủng hoảng, để đảm bảo tính thanh khoản, các ngân hàng
đồng loạt tăng mức lãi suất huy động trong cuộc chạy đua lãi suất. Chính phủ đưa ra
các biện pháp nhằm nhanh chóng kiềm chế lạm phát, kiểm soát nền kinh tế: Lãi suất
cơ bản được nâng lên, dự trữ tín dụng với lãi suất rất thấp được áp đặt, cắt giảm đầu
tư, đã hạn chế việc cấp tín dụng. Thu từ hoạt động tín dụng năm 2009 chỉ còn
2.917.022 triệu đồng giảm 9,43% so với năm 2008, tổng doanh thu của ngân hàng chỉ
còn 3.734.505 triệu đồng, Năm 2010, tổng doanh thu của ngân hàng tăng 19,87% so
với năm 2009, đạt giá trị 4.476.530 triệu đồng. Trong đó, thu từ hoạt động tín dụng
chỉ tăng 7,65% so với năm 2009, do thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách về nguồn vốn, giảm bớt thủ tục tạo điều
kiện cho hộ sản xuất, chủ trang trại và hợp tác xã vay vốn sản xuất, kinh doanh [3],
điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ (16-17%/năm) xuống mức
tối đa là 12,5%/năm và 10,5%/năm từ ngày 16/4/2009, mặc dù doanh số cho vay tăng


22
nhưng lãi suất cho vay thấp nên doanh thu tín dụng không cao. Tổng doanh thu của
năm 2010 tăng do thu bất thường tăng đến 330,22% so với năm 2009, nguyên nhân
là việc thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn, các gói kích cầu mới thúc đẩy người
dân hoàn trả nợ đọng để được vay vốn với lãi suất ưu đãi hơn, một phần do ngân
hàng thực hiện tốt công tác quản lý và thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn. Năm 2008 việc
triển khai hệ thống IPCAS của NHNo&PTNT Việt Nam, đổi mới công nghệ, hiện
đại hóa hoạt động ngân hàng, lắp đặt hệ thống ATM, tăng thu nhập từ hoạt động
dịch vụ thanh toán.

23
Bảng 3.6: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So Sánh
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
GT % GT % GT % % %
I. Tổng doanh thu
3.757.185 100 3.734.505 100 4.476.530 100 -22.680 -0,60 742.025 19,87
1.Thu từ hoạt động tín dụng
3.220.659 85,72 2.917.022 78,11 3.140.286 70,15 -303.637 -9,43 223.264 7,65
2. Thu từ hoạt động dịch vụ
thanh toán, ngân quỹ
204.541 5,44 216.228 5,79 595.379 13,30 11.687 5,71 379.151 175,35
3. Thu về các hoạt động
khác 150.287 4,00 525.818 14,08 416.317 9,30 375.531 249,88 -109.501 -20,82
4. Thu bất thường
187.859 5,00 75.437 2,02 324.548 7,25 -112.422 -59,84 249.111 330,22
II. Tổng chi phí

2.640.380 100 2.874.201 100 3.011.877 100 281.349 10,66 90.147 3,09
1. Chi trả lãi huy động vốn
1.598.750 60,55 2.587.068 70,01 2.065.545 68,58 388.318 24,29 78.477 3,95
2. Chi hoạt động dịch vụ
thanh toán, ngân quỹ 120.401 4,56 26.834 3,20 153.606 5,10 43.800 36,38 -10.595 -6,45
3. Chi phí hoạt động quản lý
doanh nghiệp 139.940 5,3 20.544 2,45 31.324 1,04 -68.358 -48,85 -40.259 -56,24
4. Chi phí tiền lương và các
khoản phải trả, phải nộp 325.823 12,34 117.984 14,07 401.182 13,32 56.047 17,20 19.312 5,06
5. Chi trả lãi TG của các
TCTD khác 126.738 4,8 21.551 2,57 96.380 3,20 -51.650 -40,75 21.292 28,36
6. Chi nộp thuế, phí, lệ phí
118.817 4,5 12.578 1,50 78.309 2,60 -58.045 -48,85 17.537 28,86
7. Chi dự phòng rủi ro, bảo
hiểm tiền gửi của khách
hàng 118.817 4,5 30.188 3,60 150.594 5,00 -13.635 -11,48 45.412 43,17
8. Chi bất thường
91.093 3,45 21.802 2,60 34.938 1,16 -15.128 -16,61 -41.027 -54,01
III. Tổng lợi nhuận
1.116.805 860.305 1.464.654 -304.029 -27,22 651.878 80,20
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kinh doanh

∆±
∆±
24
Biểu đồ 3.3: Tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Tổng chi phí: Năm 2008 ở mức 2.640.380 triệu đồng, chi trả lãi huy động
vốn chiếm đến 60,55%, với giá trị là 1.598.750 triệu đồng. Năm 2009 tổng chi phí
tăng lên mức 2.874.201 triệu đồng, tăng 10,66%, chi trả lãi huy động vốn tăng đến
24,29% so với năm 2008. Năm 2010 tổng chi phí tăng 3,09% so với năm 2009 lên

3.011.877 triệu đồng, chi trả lãi huy động chỉ tăng 3,95%. Sự gia tăng đến 43,17%
của chi dự phòng rủi ro, bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, bởi vì ngân hàng đã tiến
hành tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa rủi ro, và chi phí hoạt động quản
lý doanh nghiệp giảm đến 56,24%, thể hiện việc quản lý ngày càng tốt chi phí này.
Tổng lợi nhuận: Năm 2009 chỉ đạt 860.305 triệu đồng, thấp hơn năm 2008 là
304.029 triệu đồng, giảm 27,22% so với 2008, giảm sút lợi nhuận là tình hình
chung của nền kinh tế trong năm 2009. Năm 2010 tổng doanh thu có tốc độ tăng
19,87% nhưng tổng chi phí chỉ tăng 3,09% so với năm 2009 nên tổng lợi nhuận của
năm tăng đến 80,20% so với năm 2009 và đạt mức 1.464.654 triệu đồng.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu chung
3.1.1. Phương pháp duy vật lịch sử:
Là phương pháp dùng để nghiên cứu tìm hiểu, phân tích và giải thích các vấn
đề, sự kiện trong quá khứ. Mục đích của nghiên cứu quá trình lịch sử là rút ra kết
luận sau khi phân tích nguyên nhân, kết quả của vấn đề phân tích và xu hướng ảnh
hưởng của sự kiện trong quá khứ đến hoạt động đang diễn ra trong hiện tại, từ đó dự
đoán hoạt động trong tương lai.

3.757.185
2.640.389
1.116.805
3.734.505
2.921.729
812.776
4.476.530
3.011.877
1.464.654
0
500.000
1.000.000

1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
3.500.000
4.000.000
4.500.000
Triệu đồng
Năm 2008 Nămm 2009 Năm 2010
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận
25

×