Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành lò công nghiệp của công ty Cổ Phần Bảo Trì Lò Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.45 KB, 57 trang )

“Giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong quá
trình xây dựng và vận hành
lò công nghiệp của công ty
Cổ Phần Bảo Trì Lò Việt
Nam”
1
MỤC LỤC
- Gạch chịu lửa Samot: Là sản phẩm chịu lửa định hình được ép và
nung tại nhiệt độ kết khối. Nguyên liệu chính: Sạn samot ( Calcined
firebrick ) + bột sét + chất kết dính. Được sử dụng nhiều trong các lò
nấu kim loại, lò công nghiệp hóa chất và xây dựng. Gạch chịu lửa
samot gồm: Gạch SK32 (Fire clay brick Sk 32) và Gạch SK34 (Fire
clay brick Sk 34). 51
- Bê tông chịu lửa ít xi măng: Là một dạng sản phẩm vật liệu chịu lửa
không định hình, thành phần chính bao gồm: cốt liệu chịu lửa, xi măng
chịu nhiệt và một số thành phần khác 51
2
LỜI CẢM ƠN
Sự phát triển kinh tế của 20 năm đổi mới đã mang đến cho đất nước ta
một bộ mặt mới, đời sống của người dân từng bước được nâng cao, chúng ta
ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn với các nước trên thế giới. Đi đôi với sự hội
nhập sâu rộng đó là sự vươn lên mạnh mẽ của các cơ sở sản xuất, các nhà máy và
các khu công nghiệp.
Sự phát kiển về kinh tế sẽ kéo theo sự phát triển về xây dựng và càng
ngày, vấn đề nguyên liệu xây dựng càng trở thành vấn đề được nhiều doanh
nghiệp quan tâm khai thác. Tiến xa thêm một bước nữa là việc xây dựng và cung
cấp các thiết bị xây dựng các nhà máy sản xuất ra những nguyên liệu mà cả
nghành xây dựng đang cần như xi măng, gạch, sắt thép…
Công ty Cổ phần Bảo Trì Lò Việt Nam là một công ty hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng, bảo trì và cung cấp các vật liệu để xây dựng, bảo trì các lò


công nghiệp trong đó đặc biệt là lò quay cho các nhà máy sản xuất xi măng.
Cùng với việc thu được nhiều thành công và bước đầu khẳng định tên tuổi của
mình trong lĩnh vực xây dựng, bảo trì lò công nghiệp, hoạt động của công ty
cũng đặt ra những vấn đề hiện nay đang được xã hội rất quan tâm và cần phải có
những giải pháp xử lý cụ thể đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe của
người lao động.
Hoạt động xây dựng, vận hành và bảo trì lò công nghiệp là hoạt động có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động cũng
như môi trường và sức khỏe của những người sinh sống quanh khu vực xây dựng
là rất cao. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Bảo Trì Lò Việt Nam, em
nhận thấy vấn đề này cần phải được tìm hiểu và đưa ra giải pháp khắc phục nên
em đã chọn đề tài: “Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình
xây dựng và vận hành lò công nghiệp của công ty Cổ Phần Bảo Trì Lò Việt
Nam” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình từ phía lãnh đạo và cán bộ công nhân công ty Cổ phần Bảo Trì
Lò Việt Nam, cùng với đó là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – Thạc sỹ
Nguyễn Quốc Tiến. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể ban lãnh đạo, các cán bộ,
công nhân viên công ty Cổ phần Bảo Trì Lò Việt Nam, cảm ơn Th.s Nguyễn
Quốc Tiến đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có cố gắng để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất song do
khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết của em không tránh
3
khỏi có những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đánh
giá, nhận xét của các thầy cô cũng như các lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên
công ty Cổ phần Bảo Trì Lò Việt Nam để hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm
cho những nghiên cứu sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.

1.1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu ô nhiễm môi trường trong quá trình
xây dựng và vận hành lò công nghiệp của công ty cổ phần Bảo Trì Lò Việt
Nam.
Môi trường cung cấp cho con người những yếu tố quan trọng để cấu thành
sự sống – nước, lửa, không khí, rừng, đất đai đó là những tài nguyên quí giá.
Do đó môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Những
hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường đều cần có các biện pháp để giảm thiểu
nhằm tránh gây nên những hậu quả nặng nề tác động vào cuộc sống con người.
Giống như các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực và trên thế
giới, tại Việt Nam, các nghành công nghiệp, xây dựng cũng có những bước tiến
vượt bậc. Ngày càng có nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy ra đời đặc biệt là
các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, xi măng, đá… Đi đôi với sự
phát triển đó là nguy cơ gia tăng về ô nhiễm môi trường. Hoạt động của các khu
công nghiệp, các nhà máy sản xuất sẽ thải ra môi trường các chất thải độc hại
làm hủy hoại tới môi trường không khí, đất, nước… và những người dân cũng
như chính các công nhân lao động, sản xuất sẽ phải gánh chịu trực tiếp hậu quả
này. Hằng ngày họ phải tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, phải đối mặt với tình
trạng thiếu nước và chịu đựng mùi hôi thối từ những chất thải công nghiệp…
Không những thế, đối với những công nhân làm việc trong các bộ phận sản xuất
đôi khi còn phải gánh chịu những tác động từ ô nhiễm tiếng ồn. Tất cả các tác
động đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và môi trường sống của con
người, họ có thể mắc các bệnh như viêm da, viêm phổi, viên gan, nhiễm độc
cacbon, dị ứng da, ù tai, điếc nghề nghiệp…nếu mức độ ảnh hưởng nhiều có thể
dẫn tới ung thư. Ngoài những lợi ích kinh tế mà sự phát triển công nghiệp, xây
dựng mang lại thì nó cũng phát sinh nhiều vấn đề bức xúc về môi trường và cần
có các giải pháp khắc phục kịp thời.
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng trong những
năm gần đây, công ty Cổ Phần Bảo Trì Lò Việt Nam – một trong những công ty
hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn – thiết kế - thi công và bảo trì lò công nhiệp tại

Việt Nam cũng đã gặt hái được nhiều thành công và từng bước khẳng định được
tên tuổi của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Hoạt động của công ty đã
góp phần không nhỏ vào thành công của các nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy
5
chế biến hóa chất, nhà máy ống thép khi công ty trực tiếp tham gia tư vấn, thiết
kế, thi công và bảo trì các lò công nghiệp của các nhà máy này. Trong đó hoạt
động chính là các công trình xây dựng và sửa chữa lò quay cho các nhà máy sản
xuất xi măng, đây là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty.Tuy
nhiên việc xây dựng lò quay cho nhà máy xi măng cũng gây ra những ảnh hưởng
tới môi trường, tác động xấu tới sức khỏe của công nhân thi công như ô nhiễm
không khí, ảnh hưởng từ các chất hóa học độc hại trong gạch chịu lửa… các tác
động này có thể gây ra các bệnh về phổi, da, thậm chí có thể dẫn tới ung thư.
Trên thực tế, đã có một số công nhân thi công của công ty bị dị ứng da, viêm
phổi trong quá trình thi công và vận hành các lò công nghiệp.
Sức khỏe của người lao động cần phải được quan tâm và bảo vệ, vì vậy
việc nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận
hành các lò công nghiệp của công ty Cổ Phần Bảo Trì lò Việt Nam từ đó đề xuất
một số giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình này là
việc làm cần thiết. Do đó em đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành lò công nghiệp của công ty
Cổ Phần Bảo Trì Lò Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2.Xác lập và tuyên bố đề tài
Như đã nói ở trên, việc nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường trong
quá trình xây dựng và vận hành các lò công nghiệp của công ty Cổ Phần Bảo Trì
lò Việt Nam là cần thiết, việc bảo vệ sức khỏe của người lao động và giảm thiểu
ô nhiễm môi trường nơi làm việc luôn được toàn xã hội quan tâm. Từ đó, vấn đề
nghiên cứu em đặt ra ở đây là:
- Trình bày những khái niệm về môi trường.
- Trình bày và làm rõ thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình xây
dựng và vận hành các lò công nghiệp của công ty CP Bảo Trì Lò Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp giải quyết một số khó khăn cho vấn đề xử lý ô
nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành lò công nghiệp của công
ty CP Bảo Trì Lò Việt Nam.
1.3.Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết được vấn đề trên, mục tiêu nghiên cứu em đặt ra là:
- Các lý luận về ô nhiễm môi trường: các dạng ô nhiễm môi trường,
nguyên nhân, sự ảnh hưởng tới cuộc sống, các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành
các lò công nghiệp của công ty CP Bảo Trì Lò Việt Nam.
6
- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và
vận hành lò công nghiệp của công ty CP Bảo Trì Lò Việt Nam.
1.4.Phạm vi nghiên cứu
Do hoạt động chính của công ty Bảo Trì Lò Việt Nam tập trung vào việc
xây dựng và bảo trì các lò quay cho các công ty sản xuất xi măng nên em cũng
xin nghiên cứu chủ yếu về thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình xây
dựng và vận hành các lò quay xi măng của công ty.
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi công ty Bảo Trì Lò Việt Nam và công
trình xây dựng lò quay xi măng do công ty thực hiện tại một số địa bàn quanh
Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường trong các khu vực
thi công lò công nghiệp tại địa điểm trên. Cụ thể:
- Thời gian: nghiên cứu quá trình hoạt động của công ty từ quý I năm
2007 đến hết quý I năm 2010.
- Không gian: Công ty CP Bảo Trì Lò Việt Nam, khu vực thi công lò quay
xi măng tại một số công ty xi măng như công ty xi măng Hạ Long
- Môi trường không khí, đất tại khu vực công ty xây dựng các lò công
nghiệp.
- Tiếng ồn trong quá trình vận hành lò
- Các loại chất thải rắn sau quá trình thi công lò công nghiệp.
1.5.Kết cấu luận văn tốt nghiệp

Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương II: Một số vấn đề lý luận chung về ô nhiễm môi trường
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng lò công nghiệp của công ty Cổ
Phần Bảo Trì Lò Việt Nam.
Chương IV: Kết luận và một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trong quá trình xây dựng và vận hành lò công nghiệp của công ty Cổ Phần Bảo
Trì Lò Việt Nam.
7
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1.Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về môi trường.
2.1.1.Môi trường
Khái niêm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật – ( Theo Khoản
1 điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2005 ).
Có thể hiểu môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con
người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do
môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm và
giá trị của nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải
của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các
tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các
chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy
thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức
năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người
vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi
trường.
Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi
trường khác nhau. Căn cứ theo thành phần tự nhiên, người ta chia ra các loại như

sau: môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, môi trường biển.
Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự
sống và phát triển của cơ thể sống.
2.1.2.Ô nhiễm môi trường
2.1.2.1.Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, làm ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
Ô nhiễm môi trường có thể được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường. Từ đó gây hại đến sức khỏe của con người và sự
phát triển của sinh vật.
8
2.1.2.2.Một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường
 Ô nhiễm môi trường do các khí thải:
Ô nhiễm môi trường do khí thải là sự thay đổi lớn trong thành phần của
không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự
tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và
sinh vật.
Các khí thải có thể làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm
môi trường không khí là quá trình thải các chất ô nhiễm vào môi trường làm cho
nồng độ của chúng trong môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng
tới sức khỏe con người, các động thực vật, cảnh quan và hệ sinh thái.
Thành phần của môi trường không khí gồm có không khí khô và nước.
Hơi nước thường được đánh giá theo độ ẩm (%). Còn không khí khô khi chưa bị
ô nhiễm có thành phần chủ yếu khoảng 78% nitơ, 21% oxy, 1% các khí ô nhiễm
khác như CO
2
, CO, NO…
Nhưng trên thực tế, thành phần của không khí đã bị thay đổi khá lớn do
tác động của con người thải ra nhiều loại khí thải khác nhau trong quá trình sản

xuất và sinh hoạt nên hàm lượng các chất ô nhiễm tăng lên đáng kể, ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của con người.
 Ô nhiễm môi trường do các chất thải rắn
Theo quan niệm chung, chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoath
động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…).
Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất
và hoạt động sống.
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn bao gồm:
- Từ các khu dân cư ( chất thải sinh hoạt ),
- Từ các trung tâm thương mại,
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng,
-Từ các dịch vụ đô thị, sân bay,
- Từ các hoạt động công nghiệp,
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị,
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước.
 Ô nhiễm do tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp
xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá
9
trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không
đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức
chịu đựng của con người.
Như vậy tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có
cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau.
2.1.3.Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường.

Kể từ ngày 01/01/2010 có nhiều tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được
thay thế bằng các Quy chuẩn môi trường tương ứng. Bộ tài nguyên môi trường
đã có thông tư hướng dẫn cụ thể. Bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được coi là
công cụ quản lý môi trường một cách rất hữu ích.
2.2.Nguồn gốc của một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường đến cuộc sống.
2.2.1.Nguồn gốc của một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường
2.2.1.1.Khí thải độc hại
Một số tác nhân khí thải gây ô nhiễm:
Các loại khí oxit: CO, CO
2
, SiO
2
, NOx
Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr
Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn
Các khí quang hóa: PAN, O
3
Các chất lơ lửng: sương mù, bụi ( Silic, amiang…)
Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ
Hiện nay sự ô nhiễm môi trường không khí có thể do nhiều nguyên nhân
khác nhau, chúng rất đa dạng và khó kiểm soát. Có thể kể đến một số nguồn gây
ô nhiễm môi trường không khí như sau:
Tự nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng
hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bổ tương
đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình
phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.
Công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá
trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo
ra: CO

2
, CO, SO
2
, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình
10
thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ các quá trình vận chuyển các hóa chất
bay hơi, bụi.
Nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong
một số không gian nhỏ. Tùy thuộc vào trình độ công nghệ, quy mô sản xuất và
nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. Sự ô
nhiễm này chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, mức độ xử lý chất thải
trước khi thải vào môi trường.
Giao thông vận tải: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc
biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là
quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO
2
, SO
2
, NOx,Pb, Các bụi đất đá cuốn
theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô
nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình,
đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
Sinh hoạt: Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động
đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia
đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi.
2.2.1.2.Các chất thải rắn
Các chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau. Theo bản chất
nguồn tạo thành, chất thải rắn gồm có các loại sau:
Chất thải rắn sinh hoạt: Các nguồn hình thành gồm:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả…

- Chất thải trực tiếp của động vật, chủ yếu là phân
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, các chất thải từ các khu sinh
hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác.
- Các chất thải rắn từ đường phố: lá cây, que, củi, nilon…
Chất thải rắn công nghiệp: Các nguồn hình thành gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xi
măng trong các nhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
11
Chất thải xây dựng: Các nguồn hình thành gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng: đất, cát,
gạch ngói, bê tông vỡ…
- Đất đá do việc đào móng xây dựng;
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
Chất thải công nghiệp:
Các chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động công nghiệp.
2.2.1.3.Tiếng ồn
Tiếng ồn giao thông:
Hiện nay phương tiện giáo thông cơ giới rất phổ biến, mỗi xe khi vận
chuyển trên đường sẽ gây ra tiếng ồn do động cơ hoạt động, tiếng còi, ống xả và
sự rung động của các bộ phận trên xe gây nên.
Tiếng ồn giao thông hiện nay chủ yếu là do mật độ xe trên đường phố lớn,
tập hợp nhiều xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nhau.
Tiếng ồn trong xây dựng:
Việc sử dụng phương tiện cơ giới ngày càng phổ biến, khi có một công
trình xây dựng được thực hiện thì tiếng ồn của các phương tiện này gây ra cho
con người cũng rất đáng kể.

Bảng2.1: Một số minh họa phương tiện gây ồn ( đo ở khoảng cách 15m):
Loại phương tiện Mức ồn Loại phương tiện Mức ồn
Máy trộn bê tông 75 dB Máy khoan 87 - 114 dB
Máy ủi 93 dB Máy nghiền xi măng 100 dB
Máy búa 1,5 tấn 80 dB Máy búa hơi 100 - 110 dB
Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất:
Công nghiệp sử dụng rất nhiều máy móc, khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn
đáng kể. Ở đây còn xuất hiện nhiều công nghệ gây ra tiếng ồn lớn và là nơi
thường xuyên va chạm giữa các vật thể rắn với nhau, sự chuyển động hỗn loạn
giữa các dòng khí và hơi.
12
Bảng 2.2: Một số minh họa mức ồn ( đo ở khoảng cách 15m ):
Loại phương tiện Mức ồn Loại phương tiện Mức ồn
Xưởng dệt 110 dB Xưởng rèn 100 - 120 dB
Xưởng gò 113 -114 dB Xưởng đúc 112 dB
Máy cưa 82 - 85 dB Máy dập 85 dB

Tiếng ồn trong sinh hoạt:
Trong sinh hoạt thường sử dụng nhiều thiết bị thu phát âm thanh, ngoài ra
nơi tâp trung đông người cũng gây ra tiếng ồn đáng kể. Những loại tiếng ồn kể
trên thường được lan truyền theo không khí rồi đến với con người, bên cạnh đó
những tiếng ồn do các hoạt động sửa chữa nhà cửa thì có thể lan truyền trong vật
thể rắn như sàn, trần, tường,… Tất cả những loại tiếng ồn này phụ thuộc chủ yếu
vào ý thức của con người.
2.2.2.Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới cuộc sống.
2.2.2.1.Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
- Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con
người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng
họng, đau ngực, tức thở.
- Khí CO thâm nhập vào cơ thể người theo đường hô hấp, chúng sẽ tách

oxi ra khỏi máu và gây ngạt. Triệu chứng của con người khi bị nhiễm bởi CO
thường bị nhức đầu, ù tai, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn. Nếu bị lâu sẽ có triệu
chứng đau đầu dai dẳng, chóng mặt, mệt mỏi, sút cân. Nếu bị nặng sẽ bị hôn mê,
co giật, mặt xanh tím, chân tay mền nhũn, phù phổi cấp.
- Khí SiO
2
kích thích tới cơ quan hô hấp, có thể gây ra chứng tức ngực,
đau đầu, nếu nồng độ cao có thể gây bệnh phổi silic và còn có thể dẫn tới tử
vong.
- Chì thâm nhập vào cơ thể người gây tác hại đến não, thận, huyết quản và
công năng tạo máu của cơ thể, thậm chí ảnh hưởng xấu đến cơ quan sinh dục và
khả năng sinh sản của con người.
- Bụi amiăng: các hạt bụi amiăng thường có dạng sợi, kích thước dài, nó
sẽ gây sơ hóa lá phổi và làm tổn thương trầm trọng hệ thống hô hấp. Ngoài ra nó
còn có khả năng gây bệnh bụi phổi amiang và ung thư phổi.
13
- Nơi tập trung rác thải sẽ tạo nên môi trường sống lý tưởng cho chuột, bọ
và các côn trùng, vi trùng gây bệnh phát triển mạnh, là nguyên nhân gây ra các
bệnh truyền nhiễm cho con người ( bệnh nhiễm trùng, dịch đau mắt, bệnh đường
ruột và ung thư). Đặc biệt là các loại rác thải độc hại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
con người qua hô hấp, nước uống và dây truyền thức ăn mà quá trình kiểm soát
rất khó khăn.
- Hiện nay đồng thời với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vấn đề
tiếng ồn càng trở nên nan giải, tiếng ồn đã vượt qua mức cho phép, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của con người:
+ Tiếng ồn 50dB: làm suy giảm hiệu suất làm việc nhất là đối với lao
động trí óc.
+ Tiếng ồn 70 dB: làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt
độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng
thú lao động.

+ Tiếng ồn 90 dB: gây mệt mỏi, mất ngủ, tồn thương chức năng thính
giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.
Có thể liệt kể ra những tác hại chính của tiếng ồn như sau:
Tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ: giấc ngủ thường bị đánh thức khi có
tiếng ồn bất ngờ gây nên, con người sẽ không có giấc ngủ ngon khi có nguồn ồn
thường xuyên gây nhiễu bên cạnh, lúc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và
công việc. Con người sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không tỉnh táo.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe: Nếu tiếp xúc nhiều với tiếng ồn sẽ tạo
ra tâm lý rất nặng nề cho cơ thể con người, ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác,
gây ra bệnh loãng tai, điếc nghề ngiệp; gây ra chứng nhức đầu dai dẳng, rối loạn
sinh lý, bệnh lý và suy nhược thần kinh, tim, mạch, nội tiết… Lúc này con người
thường mệt mỏi, sinh cáu kỉnh, giảm trí nhớ, run mi mắt và phản xạ xương khớp
giảm. Tiếng ồn càng mạnh ( từ 120 dB trở lên ) có thể gây chói tai, đau tai, thậm
chí thủng màng nhĩ.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả công việc: Nếu làm việc
trong môi trường tiếng ồn sẽ làm giảm một cách đáng kể khả năng tập trungcuar
người lao động, độ chính xác của công việc sẽ giảm, phát sinh hoặc tăng các tai
nạn lao động. Thực tế năng suất lao động sẽ giảm từ 20% - 40%.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến trao đổi thông tin: Thông tin thường bị tiếng ồn
gây nhiễu, che lấp, làm cho việc tiếp nhận thông tin sẽ khó khăn hơn, độ chính
xác của thông tin nhận được sẽ không cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của con người.
14
2.2.2.2.Ảnh hưởng tới hệ sinh thái
- Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH
của đất, chúng có thể làm thay đổi tính năng vật liệu, thay đổi màu sắc công
trình, ăn mòn kim loại, giảm độ bền sản phẩm đồ dung; thực vật khi tiếp xúc với
SO
2
sẽ bị vàng lá, rụng lá, giảm khả năng sinh trưởng và có thể bị chết.

- Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để
thực hiện quá trình quang hợp.
- Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy
hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
- Khí CO
2
sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng
hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch
tự nhiên mà nó sẵn có.
- Chất thải rắn khi tràn xuống các cống rãnh, ao hồ, kênh rạch sẽ gây ách
tác hệ thống thoát nước, là nguồn ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm.
- Việc thải rác ta môi trường sẽ gây láng phí một lượng lớn nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Đáng lẽ có một số loại rác sẽ quay trở lại làm đầu vào cho
một lĩnh vực sản xuất nhưng lại thải ra môi trường, tăng thêm chi phí thu gom
và xử lý chất thải rắn.
2.3.Tổng quan tình hình khách thể các nghiên cứu trước đó
Trước kia, tại trường Đại học Thương Mại chưa có công trình nào trực
tiếp nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và
vận hành lò công nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số đề tài luận văn tốt nghiệp
nghiên cứu về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí ví dụ như:
“ Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng từ hoạt động kinh
doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – TKV”;
Đề tài đề cập đến thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động nhập khẩu
than của công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – TKV và đề ra các giải pháp xử
lý. Với tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu là do bụi, khí thải, chất thải rắn. Ảnh
hưởng tới môi trường không khí, đất và nước.
Đề tài đã đề cập đến sự ảnh hưởng từ hoạt động của công ty tới môi
trường tuy nhiên lại chưa đề cập đến sự ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao
động cũng như của người dân sinh sống xung quanh đó. Mà hiện nay vấn đề sức
khỏe của người lao động luôn được toàn xã hội hết sức quan tâm.

“ Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại công ty cổ
phần cao su Hà Nội”;
15
Đề tài đề cập tới thực trạng ô nhiễm không khí tại công ty cổ phần cao su
Hà Nội. Với tác nhân gây ra ô nhiễm chủ yếu là bụi và khí thải, bên cạnh đó còn
có thêm tiếng ồn.
Đề tài cũng đã phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố trên tới môi
trường và sự ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và dân cư xung quanh. Từ
đó đưa ra những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Một số giải pháp được đưa ra như: thông gió, sử dụng cây xanh để bảo vệ
môi trường không khí, quy hoạch lại vị trí các nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị
công nghệ và cải tiến cơ sở hạ tầng…Một số đề xuất với ban lãnh đạo công ty
vẫn chưa cụ thể, chưa tạo cho cán bộ, nhân viên ý thức được việc tự bảo vệ sức
khỏe cho bản thân.
Do tính đặc thù trong hoạt động của từng nhà máy, những giải pháp trên
chỉ có thể lựa chọn phần nào để áp dụng cho hoạt động của công ty Cổ phần Bảo
Trì Lò Việt Nam, cụ thể là: đổi mới trang thiết bị công nghệ và cải tiến cơ sở hạ
tầng.
Nhìn chung, những đề tài trên nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường
trực tiếp tại khu vực của công ty và tùy từng lĩnh vực hoạt động sẽ phân tích kỹ
tác động của từng loại tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên do những đề
tài trên đi sâu nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường của công ty trong quá
trình sản xuất, tạo ra sản phẩm nên chưa thấy được hết sự ô nhiễm môi trường đã
có trong quá trình xây dựng ra những nhà máy sản xuất sản phẩm như thế.
Đề tài của em nghiên cứu hoạt động của công ty Bảo Trì Lò Việt Nam,
đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lò công nghiệp nên việc nghiên
cứu thực trạng ô nhiễm môi trường sẽ không tiến hành trực tiếp tại khu vực của
công ty mà tiến hành nghiên cứu ở một số công trình do công ty thi công, những
khu vực này cách xa trụ sở của công ty. Hơn nữa công ty chuyên xây dựng lò
công nghiệp sản xuất xi măng nên các nghiên cứu cũng tập trung vào thành phần

các chất hóa học có thể gây ô nhiễm trong nguyên vật liệu xây dựng. Mặt khác,
ngoài việc phân tích ảnh hưởng của các tác nhân quen thuộc có tác động xấu tới
sức khỏe con người là khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, em có đưa ra một tác nhân
mới mà ảnh hưởng của nó tới ô nhiễm môi trường là chưa cụ thể như các tác
nhân đã nêu mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào tiêu chí lợi nhuận của công ty, đó là
công nghệ mà công ty sử dụng để xây dựng lò công nghiệp. Nó không những là
tác nhân gây ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình xây dựng mà còn có thể
gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người sau khi lò hoàn thành
thi công đi vào vận hành. Ngoài ra các kết luận của nghiên cứu chủ yếu dựa trên
16
việc phân tích các kết quả thu được từ quá trình phỏng vấn trực tiếp các công
nhân thi công và cán bộ y tế, điều này cho ta cái nhìn sát thực hơn về ảnh hưởng
của các tác nhân tới sức khỏe người lao động.
2.4.Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu
2.4.1.Các vấn đề nội dung chính
- Trình bày và làm rõ thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình xây
dựng và vận hành các lò công nghiệp của công ty CP Bảo Trì Lò Việt Nam.
- Sự tác động từ việc sử dụng các vật liệu và công nghệ xây dựng tới sức
khỏe của cán bộ thi công và nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường sau khi lò đi
vào vận hành.
- Đề xuất một số giải pháp giải quyết một số khó khăn cho vấn đề xử lý ô
nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành lò công nghiệp của công
ty.
2.4.2.Giới thiệu một số tiêu chuẩn môi trường.
2.4.2.1.Tiêu chuẩn môi trường đối với việc bảo vệ môi trường không khí
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
( QCVN 05 : 2009/BTNMT )
A. Phạm vi áp dụng
- Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu

huỳnh đioxit (SO
2
), cacbon (CO), nitơ oxit (NO
x
), ôzôn (O
3
), bụi lơ lửng, bụi
PM10 (bụi ≤ 10μm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh.
- Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và
giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.
- Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong
phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.
B. Quy chuẩn kỹ thuật
Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được
quy định tại Bảng sau:
17
Bảng 2.3: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m
3
)
TT Thông số Trung bình
1 giờ
Trung bình
3 giờ
Trung bình
24 giờ
Trung bình
năm
1 SO
2

350 - 125 50
2 CO 30000 10000 5000 -
3 NO
x
200 - 100 40
4 O
3
180 120 80 -
5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140
6 Bụi ≤ 10 μm
(PM10)
- - 150 50
7 Pb - - 1,5 0,5
Ghi chú: Dấu (-) là không quy định
C. Tổ chức thực hiện
Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937:2005 –
Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh ban hành
kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương
pháp phân tích viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì
áp dụng theo văn bản mới.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÔNG KHÍ XUNG
QUANH
National technical regulation on hazardous substances in ambient air
( QCVN 06 : 2009/BTNMT )
A. Phạm vi áp dụng
- Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.

- Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và
giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.
- Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong
phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.
B. Quy chuẩn kỹ thuật
18
Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung
quanh quy định tại Bảng 2.
Bảng 2.4: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không
khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m
3
)
TT Thông số Công thức hóa
học
Thời gian trung
bình
Nồng độ cho
phép
Các chất vô cơ
1
Asen (hợp chất, tính theo
As)
As 1 giờ 0,03
Năm 0,005
2 Asen hydrua (Asin) AsH
3
1 giờ 0,3
Năm 0,05
3 Axit clohydric HCl 24 giờ 60

4 Axit nitric HNO
3
1 giờ 400
24 giờ 150
5 Axit sunfuric H
2
SO
4
1 giờ 300
24 giờ 50
Năm 3
6 Bụi có chứa ôxít silic >
50%
1 giờ 150
24 giờ - 50
7 Bụi chứa amiăng
Chrysotil
Mg
3
Si
2
O
3
(OH) - 1 sợi/m
3
8 Cadimi (khói gồm ôxit và
kim loại – theo Cd)
Cd 1 giờ 0,4
8 giờ 0,2
Năm 0,005

9 Clo Cl
2
1 giờ 100
24 giờ 30
10 Crom VI (hợp chất, tính
theo Cr)
Cr
+6
1 giờ 0,007
24 giờ 0,003
Năm 0,002
11 Hydroflorua HF 1 giờ 20
24 giờ 5
Năm 1
12 Hydrocyanua HCN 1 giờ 10
13 Mangan và hợp chất (tính
theo MnO
2
)
Mn/MnO
2
1 giờ 10
24 giờ 8
Năm 0,15
14 Niken (kim loại và hợp
chất, tính theo Ni)
Ni 24 giờ 1
15 Thủy ngân (kim loại và
hợp chất, tính theo Hg)
Hg 24 giờ 0,3

19
C. Phương pháp xác định
Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực
hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương
ứng của các tổ chức quốc tế:
- TCVN 5969:1995 Không khí xung quanh. Xác định chỉ số ô nhiễm
không khí bởi các khí axit. Phương pháp chuẩn độ phát hiện điểm cuối bằng chất
chỉ thị màu hoặc đo điện thế.
- TCVN 6502:1999 Không khí xung quanh. Xác định sợi amiăng. Phương
pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp.
Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc gia
hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu chuẩn phân tích tương
ứng của các tổ chức quốc tế.
D. Tổ chức thực hiện
Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5938:2005 –
Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong
không khí xung quanh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT
ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt
buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về phương pháp phân
tích viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng
theo văn bản mới.
20
2.4.2.2.Tiêu chuẩn môi trường về tiếng ồn
Bảng 2.5: TCVN 3985 – 1999. Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc
STT Vị trí làm việc Mức áp suất âm tương
đương không quá (dBA)
1 Tại vị trí làm việc, sản xuất trực tiếp. 85
2 Các phòng chức năng hành chính, kế toán,
kế hoạch, thống kê

65
3 Các phòng làm việc trí óc, nghiên cứu, thiết
kế, thống kê, máy tính.
55
Nguồn: Bộ tài nguyên môi trường.
Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mức ồn phát sinh trong quá trình
làm việc do các loại máy móc, thiết bị và phương tiện sản xuất phát ra tác động
đến người lao động.
21
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích
thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận
hành lò công nghiệp của công ty CP Bảo Trì Lò Việt Nam.
3.1.Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề được nghiên cứu với hệ thống nhiều phương pháp nhằm có được
cái nhìn khách quan nhất về thực trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình xây
dựng và vận hành lò công nghiệp của công ty. Cụ thể có các phương pháp sau:
-Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập thông tin sơ cấp từ những tài liệu
về ô nhiễm môi trường như sách, báo, tạp chí, internet; thu thập thông tin thứ cấp
từ những nghiên cứu khoa học trước đây và từ các báo cáo tình hình hoạt động
của công ty để xây dựng cơ sở luận cứ cho đề tài nghiên cứu.
-Phương pháp quan sát thực tế và phỏng vấn: Tiến hành quan sát thực tế
tại nơi thi công lò công nghiệp của công ty và phỏng vấn các công nhân thi công
về môi trường làm việc và tình hình sức khỏe của họ trong quá trình làm việc. Từ
đó tìm ra thực trạng ô nhiễm môi trường mà công nhân thi công lò công nghiệp
của công ty phải gánh chịu.
-Phương pháp so sánh, đối chiếu: Từ thực trạng môi trường làm việc và
tình hình sức khỏe của công nhân thi công, em so sánh, đối chiếu với các tiêu
chuần môi trường Việt Nam để rút ra kết luận về thực trạng ô nhiễm môi trường
trong quá trình thi công và vận hành lò công nghiệp của công ty.
-Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các thông tin thu

thập được, tiến hành thống kê, phân tích các số liệu và thông tin để đưa ra những
đánh giá về thực trạng ô nhiễm môi trường, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp giảm thiểu.
3.2.Tổng quan tình hình ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến việc nghiên
cứu thực trạng trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận
hành lò công nghiệp của công ty cổ phần bảo trì lò Việt Nam.
3.2.1.Tổng quan về công ty Cổ Phần Bảo Trì Lò Việt Nam
* Giới thiệu công ty.
Công ty cổ phần Bảo trì Lò Việt Nam được sáng lập và điều hành bởi các
chuyên gia đầu nghành có trên 20 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu, sản xuất,
sử dụng vật chịu lửa và bảo trì lò trong các nghành luyện kim, xi măng, nhiệt
điện, hóa chất…Sức mạnh nổi trội của công ty nằm trong sự phối kết hợp nhuần
22
nhuyễn giữa chiều sâu của tri thức khoa học công nghệ tích tụ được trong quá
trình nghiên cứu, triển khai chuyên nghành Vật liệu chịu lửa và Lò tại Việt Nam
cùng với bề dày kinh nghiệm về tổ chức sản xuất và thi công lò tại các cơ sở
công nghiệp quan trọng của đất nước như: Liên hợp Gang thép Thái Nguyên, các
nhà máy xi măng: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải Phòng…
Công ty có đội ngũ công nhân được đào tạo chuyên về thi công Lò công
nghiệp, có kinh nghiệm xây dựng và sửa chữa bảo trì hầu hết các loại lò trong
công nghiệp Luyện kim, Hóa chất, Nhiệt điện , Xi măng….
Công ty được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại dùng cho thi công
xây lót gạch chịu lửa, vật liệu bảo ôn – cách nhiệt, đúc, đổ bê tông chịu lửa, và
các dạng vật liệu chịu lửa đặc biệt khác như:
- Máy phun khô vật liệu chịu lửa ( dry gunning machine )
- Máy phun ướt bê tông chịu lửa theo công nghệ Shotcast.
- Máy trộn luyện cao tốc dùng cho vữa và bê tông chịu lửa.
- Các phương tiện định vị, nâng chuyển, gia công vật liệu cơ giới
hóa cao.
Dịch vụ và sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách hàng được áp dụng

theo mô hình tiên tiến tên thế giới hiện nay. Đó là giải pháp TRS (Total
Refractory Solution) – là một giải pháp trọn gói về Vật Liệu Chịu Lửa, bao gồm:
Đánh giá – Tư vấn - Thiết kế, lựa chọn vật liệu – Cung ứng vật tư – Thi công -
Bảo dưỡng.
Mục tiêu hoạt động của Công ty C.P Bảo trì lò Việt nam là tạo lập một
địa chỉ dịch vụ chuyên môn hóa cao nhằm đảm bảo cho các chủ sử dụng lò công
nghiệp đạt được sự ổn định, an toàn, tin cậy hiệu quả cao nhất cho mỗi mục đích
sử dụng của chính mình.Phương châm hoạt động của công ty là:Quan tâm –
chia sẻ - tận tụy – cùng phát triển.
+ Tên tiếng Anh: Viet nam Kiln Care Jont Stock Company.
+ Tên viết tắt: VN Kiln Care, JSC.
+ Trụ sở:
- Hà Nội: Phòng 312, Tòa nhà 34T, Đường Hoàng Đạo Thuý-
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà nội.
Tel:0422212984
Fax: 0422212985
Hotline:0906.156.165
- Hồ Chí Minh: Số 46 đường số 4 khu phố 2, Phường Bình Thọ,
Quận Thủ Đức, TPHCM.
Tel: 09837221822
23
Fax: 0837221822
+ Website: />+ Vốn điều lệ : 10.000.000.000Đ ( 10tỷ VNĐ).
+ Cơ cấu tổ chức của DN.
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Bảo Trì Lò Việt Nam
* Các lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chủ yếu.
- Chuyên nhập khẩu và cung ứng các loại vật liệu chịu lửa: bê tông chịu
lửa các loại, gạch chịu lửa, neo thép chịu nhiệt, sản phẩm bền hoá chất, vữa chịu
axít, gạch đường trượt cho lò cán…
- Chuyên cung cấp vật tư, sửa chữa bảo dưỡng các loại lò công nghiệp: lò

hơi, lò cao, lò cán, lò quay, lò đốt rác thải y tế, tháp chuyển hoá, tháp trao đổi
nhiệt,buồng làm lạnh cooler
- Cung ứng các phụ kiện cho lò nung: vòi đốt, can nhiệt, neo thép chịu
nhiệt các loại
- Chuyên Tư vấn thiết kế, thi công, sửa chữa, chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực lò công nghiệp, vật liệu chịu lửa.
* Các mặt hàng nhập khẩu và cung ứng.
Gạch Đường Trượt, Neo thép Y50, Gạch manhedi-crôm dùng trong lò
quay xi Măng, Gạch cao nhôm dùng trong lò quay Xi Măng, Bê tông chịu lửa ít
24
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
P
h
ò
n
g
T


c
h

c

h
à
n
h


c
h
í
n
h
P
h
ò
n
g
k
i
n
h

d
o
a
n
h
P
h
ò
n
g
K


t

h
u

t
P
h
ò
n
g
K
ế

t
o
á
n



t
à
i

c
h
í
n
h
B



p
h

n

q
u

n

l
ý

v
à

g
i
á
m

s
á
t

c
ô
n
g


t
r
ì
n
h
xi măng cho ngành công nghiệp xi măng, Bê tông chịu lửa siêu ít xi măng cho lò
luyện thép, Bê tông chịu lửa CR-15CL,CR-18CL, Bê tông chịu lửa cho lò hơi
nhiệt điện, Bê tông chịu lửa cách nhiệt, Gạch chịu lửa cách nhiệt, Gạch chịu lửa
cao nhôm, Hỗn hợp đặc biệt dùng cho sửa chữa lò công nghiệp…
3.2.2.Quy trình thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng lò quay xi
măng.
Công ty Bảo Trì Lò Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực lò công nghiệp,
trong đó chủ yếu là xây dựng các lò quay xi măng cho các nhà máy xi măng. Đây
cũng là hoạt động có nhiều ảnh hưởng từ môi trường tới sức khỏe cán bộ thi
công. Do đó em xin trình bày về quy trình thiết kế, xây dựng và vận hành lò quay
xi măng của công công ty. Việc xây dựng các lò công nghiệp khách cũng có quy
trình tương tự.
Hình 3.2: Quy trình thiết kế, xây dựng và vận hành lò quay xi măng của
công ty CP Bảo Trì Lò Việt Nam.
25

×