Luận văn tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Kinh tế luôn luôn là vấn đề nóng hổi của mọi khu vực và mọi thời đại,
trải qua một thời kỳ bao cấp kéo dài, hiện nay chúng ta đang xây dựng nền
kinh tế thị trường từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đi
đôi cùng với sự phát triển kinh tế là việc các doanh nghiệp, nhà máy, khu
công nghiệp đang mọc lên ngày càng nhiều, sản xuất với cơng suất tối đa, để
đạt được lợi ích cao nhất mà không hề chú ý đến môi trường đang từng ngày
bị đe dọa nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất
mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh, đóng vai trị quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân.Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng sản xuất qua từng năm
tỷ lệ thuận với ô nhiễm môi trường. Các vụ việc về ô nhiễm môi trường tại
các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy sản xuất được phát hiện gần
đây đã gióng một hồi chng cảnh báo cho các nhà quản lý mơi trường ở
Việt Nam, cần nhanh chóng ngăn chặn và hạn chế tác hại của ô nhiễm môi
trường, đặc biệt là ơ nhiễm cơng nghiệp. Ơ nhiễm mơi trường không chỉ gây
tác động đến khu vực trực tiếp sản xuất mà cịn có khả năng lan đi rất xa hoặc
gây ra những hậu quả nặng nề đối với người dân trên toàn thế giới.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, được sự quan tâm giúp đỡ của tập thể
cán bộ công nhân viên công ty TNHH Poongchin Vina, đặc biệt là sự chỉ dẫn
nhiệt tình của Th.s Nguyễn Quốc Tiến, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Những
giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường trong qui trình xử lý vải tại
công ty TNHH Poongchin Vina ’’.
Mặc dù bản thân đã cố gắng để hoàn thành bài luận văn một cách khoa
học, hợp lý, nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên bài viết của em khơng
thể tránh những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những đánh giá
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
1
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
nhận xét của các thầy cô, ban lãnh đạo, các cô chú trong Công ty TNHH
Poongchin Vina để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Quốc Tiến, ban lãnh đạo, các cô
chú, anh chị trong Công ty TNHH Poongchin Vina đã hết sức giúp đỡ, hướng
dẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn này.
Hà nội, ngày 01 tháng 05 năm 2009
Sinh viên:
Nguyễn Thị Thanh Mai
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
2
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài:
Mơi trường có vai trị đặc biệt đối với sự sống của con người. Con người
sống tồn tại và phát triển được là nhờ có bầu khơng khí, nguồn nước, mơi
trường đất và cảnh quan trong sạch, không bị ô nhiễn môi trường. Những yếu
tố tự nhiên đó phải trong sạch tươi đẹp, hài hồ thì mới đảm bảo chất lượng
khơng gian sống cho con người. Nếu do nguyên nhân nào đó, chất lượng
khơng gian sống giảm đi (hay nói cách khác là bị ơ nhiễm) thì sức khoẻ, sự
sống của con người trong mơi trường đó tất yếu cũng bị huỷ hoại.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, ô nhiễm
môi trường đã và đang trở thành một thách thức lớn và đòi hỏi sự quan tâm
sâu sắc của nhiều quốc gia , đặc biệt là những nước đang phát triển , trong đó
có Việt Nam. Các vụ việc về ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp,khu
chế xuất, các nhà máy sản xuất được phát hiện gần đây đã gióng một hồi
chng cảnh báo cho các nhà quản lý môi trường ở Việt Nam, cần nhanh
chóng ngăn chặn và hạn chế tác hại của ơ nhiễm mơi trường, đặc biệt là ơ
nhiễm cơng nghiệp. Vì ô nhiễm công nghiệp không chỉ dừng ở các khu vực
xung quanh, mà cịn có khả năng lan ra rất xa. Người dân tại các vùng bị ô
nhiễm cũng như công nhân sản xuất là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ ô nhiễm công nghiệp như thiếu nguồn nước, hứng chịu mùi hơi thối, hóa
chất , khói bụi gây ra hàng loạt bệnh tật như nhiễm độc benzen, nhiễm độc
nicotin, viêm da, viêm gan do virut, bệnh điếc nghề nghiệp hay nhiễm độc
cacbon…Khơng chỉ dừng ở đó, ơ nhiễm cơng nghiệp cịn gây ra những tác
động lớn đến mơi trường sống của người dân trên toàn thế giới như gây hiệu
ứng nhà kính, hay làm trái đất nóng lên.
Tại Việt Nam, dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất
mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh ,đóng vai trị quan trọng trong
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
3
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
nền kinh tế quốc dân.Nắm bắt được thời cơ,cơ hội đó , năm 2001 cơng ty
TNHH Poongchin Vina – cơng ty may mặc 100% vốn nước ngồi được thành
lập .Sau 7 năm hoạt động , công ty đã thu được nguồn lợi về kinh tế khá cao
và trở thành một trong những doanh nghiệp có chỗ đứng trong ngành dệt may
Việt Nam. Song việc sản xuất hàng dệt may hàng năm đã gây ra những tác
động tiêu cực đến môi trường sống của con người.
Cùng với sự gia tăng sản lượng sản xuất qua từng năm ,ô nhiễm môi
trường cũng trở thành một vấn đề được người dân và chính quyền khu Trung
Dương, Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội – nơi đặt nhà máy sản xuất của công ty
quan tâm nhiều hơn.Dễ nhận thấy sự ô nhiễm môi trường xảy ra nhiều nhất là
ở môi trường đất,môi trường nước, và mơi trường khơng khí. Ngồi những tác
động xấu đến môi trường xung quanh , việc sản xuất còn gây tác hại trực tiếp
đến người lao động trong nhà máy. Tỷ lệ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp ,
tai nạn lao động ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Vì vậy, bên cạnh phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cơng ty cần
tìm ra những biện pháp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc
sản xuất đến con người và môi trường xung quanh. Đặc biệt trong q trình
xử lý vải, các cơng đoạn tiêu thụ một lượng nước rất lớn và sử dụng rất nhiều
loại hóa chất, năng lượng khác nhau, mỗi bước đó đều sinh ra chất thải và các
chất thải này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến người lao động và mơi
trường xung quanh nhà máy. Vì vậy, em chọn đề tài “ Những giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trong qui trình xử lý vải tại cơng ty TNHH
Poongchin Vina ’’. Đề tài nhằm đưa ra những nhận định và những ý kiến
đóng góp thực tế của em về tình hình và giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường trong quy trình xử lý vải của cơng ty, hạn chế đến mức thấp nhất
những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh trước hết là sức khoẻ
của công nhân viên công ty và dân cư xung quanh, giúp cho việc sản xuất
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
4
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
đảm bảo đáp ứng được với các tiêu chuẩn chung về bảo vệ mơi trường cũng
như có thể áp dụng vào các bối cảnh tương tự tại các doanh nghiệp, các tổ
chức khác.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài :
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế và giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường , nhưng tình trạng ơ nhiễm tại các khu cơng nghiệp , khu chế
xuất , các nhà máy sản xuất vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Đây cũng là vấn đề
đang được quan tâm đối với các cấp , các ngành và người dân xung quanh
khu vực công ty TNHH Poongchin Vina. Thơng qua q trình thực tập và
điều tra phỏng vấn trực tiếp tại công ty, em cảm thấy những vấn đề cấp thiết
cần nghiên cứu là :
Trình bày và làm rõ thực trạng ô nhiễm môi
trường thông qua quy trình xử lý vải tại cơng ty TNHH Poongchin Vina .
Đề xuất một số giải pháp để giải quyết những khó
khăn và những vấn đề về ơ nhiễm mơi trường cịn tồn tại trong cơng ty . Từ
đó đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hạn chế và giảm thiểu mức độ ô
nhiễm môi trường tại công ty TNHH Poongchin Vina .
Từ những vấn đề cấp thiết đã nêu ở trên em đã chọn đề tài nghiên cứu là:
“Những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong qui trình xử
lý vải tại cơng ty TNHH Poongchin Vina ’’.
1.3.Các mục tiêu nghiên cứu:
Lý luận chung về ô nhiễm môi trường , các dạng ô nhiễm môi trường,
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
và các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam .
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
5
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
Thực trạng và những vấn đề cịn tồn tại về ơ nhiễm mơi trường tại
cơng ty TNHH Poongchin Vina .
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mơi trường trong q trình xử lý vải
dệt kim tại công ty TNHH Poongchin Vina .
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian : từ quý I năm 2006 đến hết năm 2008
- Phạm vi nghiên cứu về không gian :
- Môi trường đất , nước , khơng khí tại khu vực xung quanh cơng ty (xã
Trung Dương , Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội ).
- Các loại chất thải vào môi trường trong khu vực xử lý vải.
- Ô nhiễm tiếng ồn trong phân xưởng xử lý vải .
1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp :
Chương I : Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương II : Lý luận chung về ô nhiễm môi trường
Chương III : Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng
vấn đề nghiên cứu
Chương IV : Giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường trong q trình
xử lý vải dệt kim tại công ty TNHH Poongchin Vina .
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
6
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG II : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về ô nhiễm môi trường :
2.1.1 Môi trường :
Là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới con người và có tác động qua lại đến hoạt động sống của con người
như : khơng khí, nước , đất, sinh vật, xã hội lồi người…
Phân loại mơi trường : môi trường sống và môi trường sống của con
người là một phạm trù hẹp hơn của khái niệm môi trường. Theo chức năng
môi trường sống được chia làm ba loại :
* Môi trường tự nhiên :
Bao gồm các yếu tố thiên nhiên , vật lý , hóa học, sinh học, tồn tại khách
quan bao quanh con người . Mơi trường tự nhiên lại có thể được chia nhỏ hơn
theo các thành phần : môi trường sinh thái , mơi trường đất, mơi trường khơng
khí, địa chất
* Mơi trường xã hội :
Là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người , tạo nên sự thuận
lợi hoặc cản trở cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân
cư.
* Môi trường nhân tạo :
Là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và chịu sự
chi phối của con người .
2.1.2 Ơ nhiễm mơi trường :
Ơ nhiễm mơi trường là sự thay đổi các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường , làm ảnh hưởng đến con người và sinh
vật.
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
7
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
Nói cách khác ơ nhiễm mơi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào mơi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân gây ô nhiễm , bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí
thải ), lỏng ( nước thải ), rắn ( chất thải rắn ) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật
lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
2.1.3. Tiêu chuẩn môi trường :
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép , được
quy định dung làm cơ sở pháp lý để quản lý mơi truờng ( kiểm tra, kểm sốt
mơi trường, xử lý các vi phạm môi trường và đánh giá tác động môi trường…)
Các lọai tiêu chuẩn gồm : các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung
quanh,tiêu chuẩn thải nước , thải khí, chất thải rắn, các tiêu chuẩn dựa vào
cơng nghệ. Các tiêu chuẩn cũng có thể bao gồm các quy cách kỹ thuật và thiết
kế của các thiết bị hoặc phương tiện xử lý ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn
hóa các phương pháp lấy mẫu hoặc phân tích mơi trường.
2.2 Các dạng ơ nhiễm mơi trường và ngun nhân gây ơ nhiễm mơi
trường
2.2.1 Ơ nhiễm mơi trường nước :
Ô nhiễm nước là sự biến đổi thành phần và tính chất của nước, gây tác
động có hại đến cuộc sống của con người và sinh vật do sự có mặt của một
hay nhiều hóa chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật.
Theo nguồn gốc có thể phân chia ô nhiễm nước thành hai loại : ô nhiễm
nước có nguồn gốc tự nhiên và ô nhiễm nguồn nước tự nhiên do tác động của
con người
* Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên, nguyên nhân do :
- Mưa, núi lửa, động đất, những tác động ô nhiễm do mưa xảy ra thường
xuyên - Ô nhiễm do mặn : nước mặn theo thủy triều hoặc từ mỏ muối trong
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
8
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
long đất, khi có điều kiện hịa lẫn trong môi trường nước làm cho nước bị
nhiễm clo, natri.
- Ơ nhiễm do phèn : các q trình phèn hóa trong đất khi gặp nước sẽ
loang ra làm ơ nhiễm nguồn nước
* Ô nhiễm nguồn nước tự nhiên do tác động của con người :
- Ô nhiễm từ khu cơng nghiệp và chế biến :
Nước thải của các xí nghiệp ắcquy có nồng độ chì và axit cao.
Nước thải của cá nhà máy bột giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng,
phenol…
Nước thải của vùng nông – lâm – nghiệp có sử dụng thuốc trừ sâu ,
phân bón gây ơ nhiễm nước
Hiện tượng tràn dầu , dịch bệnh hay chiến tranh ( chiến tranh hóa học,
sinh học, chiến tranh hạt nhân ) , vận tải và sản xuất nông nghiệp, thuốc trừ
sâu…
- Ô nhiễm từ khu dân cư :
Nước thải từ khu dân cư là nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách
sạn , trường học , các cơ quan có chất thải trong q trình sinh hoạt …
2.2.2 Ơ nhiễm khơng khí :
Bất kỳ một chất nào được thải vào khơng khí với nồng độ vừa đủ gây ảnh
hưởng tới sức khỏe con người, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển,sinh trưởng
của động thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan đều gây ô nhiễm môi
trường ,đều gọi là chất ô nhiễm. Như vậy bụi, các chất hữu cơ bay hơi là chất
ô nhiễm, không khí chứa các chất ơ nhiễm gọi là khơng khí đã bị ơ nhiễm.
Ngun nhân gây ơ nhiễm khơng khí :
- Do các hoạt động tự nhiên gây ra như : núi lửa, cháy rừng. Các hoạt
động này xảy ra không nhiều và không thường xuyên nhưng tác hại mà nó gây
ra rất lớn.
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
9
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
- Hoạt động giao thông : Đây là nguồn gây ơ nhiễm lớn đối với khơng khí
đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các q trình tạo ra các khí gây ơ
nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx,Pb, Các bụi
đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.
- Hoạt động xây dựng và sửa chữa nhà cửa và hạ tầng đô thị không tuân
thủ các yêu cầu bảo vệ mơi trường.
- Khí thải cơng nghiệp đặc biệt là khí thải từ các xí nghiệp nằm xen kẽ
trong các khu dân cư
- Hoạt động hàng ngày của con người : Là nguồn gây ô nhiễm tương đối
nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây
ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh.
2.2.3 Ơ nhiễm tiếng ồn :
Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và khó chịu, đặc
biệt khi nó gây chấn thương sinh lý hoặc tâm thần.
Hầu hết tiếng ồn trong mơi trường có nguồn gốc nhân sinh như : hoạt
động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không…,
các hoạt động trong sinh hoạt và sản xuất của con người. Làm việc trong các
môi trường ồn ( ở các nhà máy, cơ khí, hầm mỏ..) sức khỏe bị ảnh hưởng,
phát sinh các bệnh nghề nghiệp hay ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh.
Tiếng ồn trong sản xuất sinh ra từ các động cơ máy nổ , máy nén, từ quá
trình va chạm , chấn động hoặc sự chuyển động , sự ma sát của các thiết bị .
Với mức ồn khoảng 50 dBA đã làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối
với lao động trí óc . Với mức ồn khoảng 70 dBA đã làm tăng nhịp đập và nhịp
thở của tim, làm tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp. Sống và làm việc
trong mơi trường có mức ồn khoảng 90 dBA sẽ bị mệt mỏi, mất ngủ, bị tổn
thương chức năng của thính giác, mất thăng bằng cơ thể.
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
10
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
2.2.4. Ô nhiễm chất thải rắn :
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong
các họat động kinh tế - xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, các
hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …) trong đó quan trọng
nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động
sống.
Chất thải rắn được chia làm 3 loại chính như sau :
•
Chất thải rắn sinh hoạt :
Chất thải rắn sinh hoạt, còn gọi là rác, là các chất bị loại bỏ trong quá
trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Chất thải
rắn phát sinh từ khu vực đô thị được gọi là chất thải rắn đơ thị, trong đó rác
thải chiếm tỷ lệ cao nhất.
•
Chất thải rắn cơng nghiệp :
Chất thải rắn công nghiệp là phần dư của sản phẩm công nghiệp được bỏ
đi. Chất thải công nghiệp được phân chia thành hai loại : nguy hại và không
nguy hại. Chất thải rắn cơng nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác
thải sinh hoạt.
•
Chất thải rắn nguy hại :
Chất nguy hại là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể hoặc tiềm ẩn
đối với con người và các sinh vật khác do : không phân hủy sinh học hay tồn
tại lâu bền trong tự nhiên, gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm sốt , liều
lượng tích lũy đến một mức độ nào đó sẽ gây tử vong hoặc gây ra tác động
tiêu cực
Các tác nhân gây ô nhiễm chất thải rắn :
Lá cây, que củi rụng xuống đường …
Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như quá trình chuẩn bị, dự trữ
thức ăn bị dư thừa, phân người và phân động vật …
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
11
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
Chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp
Phế thải như đất, đá, gạch ngói bê tơng vỡ do các hoạt động phá vỡ,
xây dựng cơng trình ,vật liệu xây dựng trong q trình bỏ dỡ cơng trình xây
dựng, đất đá do việc đào móng trong xây dựng…
Chất thải rắn phát sinh từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy
xử lý chất thải công nghiệp .
Chất thải y tế như các loại bông, băng gạc, các chi thể cắt bỏ, mô cắt
bỏ, chất thải sinh họat từ các bệnh nhân, các chất thải phóng xạ trong bệnh
viện …
2.4. Tổng quan tình hình khách thể những cơng trình nghiên cứu
năm trước
Trước kia, tại trường Đại học Thương Mại chưa có cơng trình nào trực
tiếp nghiên cứu về thực trạng ơ nhiễm mơi trường trong q trình xử lý vải,
tuy nhiên đã có đề tài nghiên cứu về thực trạng ơ nhiễm nước trong các phân
xưởng nhuộm tại công ty dệt may Hà Nội . Đó là đề tài : “Một số giải pháp
nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước thải trong các phân xưởng nhuộm tại công
ty Dệt May Hà Nội”.
Bài luận văn trên được chia làm 3 phần chính bao gồm :
Chương I: Các khái niệm chung về ô nhiễm, ô nhiễm nước trong các khu
công nghiệp.
Chương II: Thực trạng ô nhiễm nước trong công đoạn nhuộm vải tại công
ty dệt may Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
Đề tài này nghiên cứu ô nhiễm nguồn nước thải, do đó các vấn đề được
đề cập trong bài cũng đi sâu vào thực trạng ô nhiễm nước thải trong phân
xưởng nhuộm tại công ty dệt may Hà Nội. Có thể thấy, các chất gây ra ơ
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
12
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
nhiễm nguồn nước tại các phân xưởng nhuộm tại cơng ty dệt may Hà Nội
cũng có rất nhiều điểm giống như tại các phân xưởng xử lý vải ở cơng ty
TNHH Poongchin Vina, đó là :
- Xút dùng làm bóng và dùng “giảm trọng“ (polyeste) thải ra với nồng độ
cao, không được thu hồi sử dụng lại.
- Natri hipoclorit (NaOCl), còn gọi là nước javen dùng tẩy trắng vải, sợi
bơng và “ giặt mài” quần áo bị (denim, jeans), natri clorit (NaCLO 2) để tẩy
trắng vải dệt kim bơng
- Formanddehit có trong các chất cầm màu, xử lý chống nhàu, trong in
pigment (độc ở giai đoạn đầu, sau phân giả độc )
- Các chất hồ sợi dọc polyeste và sợi pha như rượu polivinyl, PVA làm
mềm.
Do đó, từ các giải pháp đưa ra nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tại
quy trình nhuộm ở cơng ty dệt may Hà Nội có thể lựa chọn để áp dụng tại
công ty TNHH Poongchin Vina như :
- Hạn chế sử dụng các hố chất trợ ở dạng độc hay khó phân huỷ sinh
học. Nên sử dụng các hoá chất, thuốc ít ảnh hưởng với môi trường, thành phần
kim loại trong thuốc ,hóa chất nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép không
gây độc hại cho môi trường, sử dụng các loại thuốc có được mua bởi các nhà
sản xuất có tên tuổi và có bảng cam kết rõ ràng với khách hàng hóa chất của
họ có mức độ tác động gây ô nhiễm môi trường trong giới hạn tiêu chuẩn cho
phép đã được qui định .
- Đầu tư các thiết bị mới có hiệu suất cao, giảm tiêu hao năng lượng,
nhiên liệu, giảm phát thải ra môi trường.
- Lấy mẫu nước kiểm tra định kỳ
- Tăng cường kiểm tra quy trình thực hiện của cơng nhân , thực hiện liên
tục, đều đặn công tác tuyên truyền, giáo dục công nhân.
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
13
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
- Xây dựng lại quy trình vệ sinh máy hợp lý để có thể giảm số lần vệ sinh
mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm .
Tuy nhiên, do đề tài trên chỉ đi sâu nghiên cứu về ơ nhiễm mơi trường
nước, do đó chưa thấy hết được tồn cảnh mức độ ơ nhiễm trong quy trình
nhuộm gây ra.Vì vậy, đề tài của em cần mở rộng hơn, không chỉ đề cập đến ô
nhiễm môi trường nước mà cịn có ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm tiếng ồn và ơ
nhiễm chất thải rắn trong cả q trình xử lý vải, trong đó có khâu nhuộm vải.
2.5 Phân định nội dung, vấn đề nghiên cứu của đề tài :
2.5.1. Các vấn đề, nội dung chính
- Trình bày và làm rõ thực trạng ô nhiễm môi trường thông qua quy trình
xử lý vải tại cơng ty TNHH Poongchin Vina . Trong phần này, em phải đi tìm
hiểu kỹ về quy trình xử lý vải, thu thập các số liệu về lượng hoá chất sử dụng
đầu vào và lượng chất thải đầu ra, để từ đó có những đánh gi, nhận xét về thực
trạng ô nhiễm môi trường tại đây.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp để giải quyết những khó khăn và những
vấn đề về ơ nhiễm mơi trường cịn tồn tại trong cơng ty, đưa ra một số ý kiến
đóng góp nhằm hạn chế và giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường tại công ty
TNHH Poongchin Vina .
2.5.2. Giới thiệu chung về các tiêu chuẩn môi trường:
2.5.2.1 Tiêu chuẩn môi trường đối với việc bảo vệ môi trường nước:
Tiêu chuẩn Việt nam về nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải
(TCVN 5945 – 1995 )
* Phạm vi áp dụng :
- Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các
chất thành phần trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh,
dịch vụ,…( gọi chung là nước thải công nghiệp ).
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
14
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
- Tiêu chuẩn này được dùng để kiểm sóat chất lượng nước thải cơng
nghiệp trước khi đổ vào các khu vực nước .
* Giá trị giới hạn :
- Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần của nước
thải công nghiệp khi đổ vào các vực nước phải phù hợp với quy định trong
bảng.
- Đối với nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù, giá trị các
thông số và nồng độ các chất thành phần được quy định trong các tiêu chuẩn
riêng.
- Nước thải cơng nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành
phần bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các vực
nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt.
- Nước thải cơng nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành
phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B chỉ được đổ vào các vực
nước dùng cho các mục đích giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thủy sản,
trồng trọt...
- Nước thải cơng nghiệp có giá trị các thơng số và nồng độ các chất thành
phần lớn hơn giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy
định trong cột C chỉ được phép đổ vào các nơi được quy định.
- Nước thải công nghiệp có giá trị các thơng số và nồng độ các chất thành
phần lớn hơn giá trị quy định trong cột C thì khơng được phép thải ra mơi
trường
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính tốn, xác định từng thơng số và
nồng độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
15
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.1 : Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm nước thải
công nghiệp (Theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam – cục Bảo vệ môi trường)
TT
Thông số
Giá trị giới hạn
Đơn vị
A
B
C
1
Nhiệt độ
oC
40
40
45
2
pH
mg/l
6-9
5,5-9
5-9
3
BOD5 (20oC)
mg/l
20
50
100
4
COD
mg/l
50
100
400
5
Chất rắn lơ lửng
mg/l
50
100
200
6
Asen
mg/l
0,05
0,1
0,5
7
Cadmi
mg/l
0,01
0,02
0,5
8
Chì mg/l
mg/l
0,1
0,5
1
9
Clo dư
mg/l
1
2
2
10
Crom (VI)
mg/l
0,05
0,1
0,5
11
Crom (III)
mg/l
0,2
1
2
12
Dầu mỡ khoáng
mg/l
KPHĐ
1
5
13
Dầu động thực vật
mg/l
5
10
30
14
Đồng
mg/l
0,2
1
5
15
Kẽm
mg/l
1
2
5
16
Mangan
mg/l
0,2
1
5
17
Niken
mg/l
0,2
1
2
18
Phot pho hữu cơ
mg/l
0,2
0,5
1
19
Phot pho tổng số
mg/l
4
6
8
20
Sắt
mg/l
1
5
10
21
Tetracloetylen
mg/l
0,02
0,1
0,1
22
Thiếc
mg/l
0,2
1
5
23
Thủy ngân
mg/l
0,005
0,005
0,01
24
Tổng nitơ
mg/l
30
60
60
25
Tricloetylen
mg/l
0,05
0,3
0,3
26
Amoniac (tính theo N)
mg/l
0,1
1
10
27
Florua
mg/l
1
2
5
28
Phenola
mg/l
0,001
0,05
1
29
Sulfua
mg/l
0,2
0,5
1
30
Xianua
MPN/100ml
0,05
0,1
0,2
31
Coliform
Bg/l
5.000
10.000
-
32
Tổng hoạt động phá xạ
Bq/l
0,1
0,1
-
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
16
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
2.5.2.2. Tiêu chuẩn môi trường đối với việc bảo vệ mơi trường khơng khí:
* Phạm vi áp dụng :
Tiêu chuẩn này quy định giá trị nồng độ tối đa của bụi và các chất vơ cơ
trong khí thải cơng nghiệp khi thải vào khơng khí xung quanh.
Tiêu chuẩn
này áp dụng để kiểm soát nồng độ bụi và các chất vơ cơ trong khí thải cơng
nghiệp khi thải vào khơng khí xung quanh.
* Giá trị giới hạn :
Danh mục và giá trị giới hạn, nồng độ của các chất vơ cơ và bụi trong
khí thải cơng nghiệp khi thải vào khơng khí xung quanh được quy định trong
bảng dưới. Giá trị giới hạn quy định ở cột A áp dụng cho các nhà máy, cơ sở
đang hoạt động. Giá trị giới hạn quy định ở cột B áp dụng cho các nhà máy,
cơ sở xây dựng mới.
Bảng 2.2 : Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vơ cơ trong khí
thải cơng nghiệp ( Nguồn : Theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam – Cục bảo vệ
mơi trường )
Đơn vị: miligam trên mét khối khí thải chuẩn* (mg/Nm3)
TT
Thơng số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Bụi khói
Bụi chứa silic
Amoniac và các hợp chất amoni
Antimon và hợp chất, tính theo Sb
Asen và hợp chất, tính theo As
Cadmi và hợp chất, tính theo Cd
Chì và hợp chất, tính theo Pb
CO
Clo
Đồng và hợp chất, tính theo Cu
Kẽm và hợp chất, tính theo Zn
HCl
Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo,
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
17
Giá trị giới hạn
A
B
400
200
50
50
76
50
20
10
20
10
20
5
10
5
1000
1000
32
10
20
10
30
30
200
50
50
20
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
14
15
16
17
18
19
20
tính theo HF
H2S
SO2
NOx, tính theo NO2
NOx (cơ sở sản xuất axit), tính theo NO2
Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3
Hơi HNO3 (cơ sở sản xuất axit), tính theo
NO2
Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2
7,5
1500
1000
2000
100
7,5
500
580
1000
50
2000
1000
1000
500
CHÚ THÍCH:
(*) Mét khối khí thải chuẩn nói trong tiêu chuẩn này là một mét khối khí
thải ở nhiệt độ 0oC và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
2.5.2.3. Tiêu chuẩn môi trường về tiếng ồn trong khu công cộng và dân
cư – mức ồn tối đa cho phép ( TCVN 5949 – 1998 ) :
* Phạm vi và lĩnh vực áp dụng:
Tiêu chuẩn này qui định mức ồn tối đa cho phép tại các khu cơng cộng
và dân cư.Tiếng ồn nói trong tiêu chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con
người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn.
Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mọi hoạt động có thể gây ồn trong
khu cơng cộng và dân cư.
Tiêu chuẩn này không qui định mức ồn bên trong các cơ sở sản xuất, cơ
sở kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
* Giá trị giới hạn:
Mọi loại nguồn ồn do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt... không được gây ra cho khu vực công cộng và dân cư mức ồn vượt quá
giá trị qui định trong bảng sau :
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
18
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 2.3 : Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân
cư( theo mức âm tương đương)
(Nguồn : Theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam – Cục bảo vệ môi trường)
Đơn vị : dB(A)
TT
Thời gian
Khu vực ( * )
6h -18h
18h -22h 22h-6h
Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Bệnh
1
2
3
viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ,
trường học, nhà thờ, chùa chiền.
Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ
quan hành chính.
Khu dân cư xen kẽ trong khu vực
thương mại, dịch vụ, sản xuất.
50
45
40
60
55
50
75
70
50
CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯÚ VÀ CÁC
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG Ơ NHIỄM MƠI
TRƯỜNG TẠI PHÂN XƯỞNG XỬ LÝ VẢI CÔNG TY
TNHH POONGCHIN VINA
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề :
Luận văn được nghiên cứu với phương pháp tư duy chung nhất là duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hệ thống phương pháp cụ thể đã được vận
dụng trong quá trình thực hiện luận văn. Các phương pháp cụ thể bao gồm :
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
19
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
- Thu thập, nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp như sách, báo, tạp chí, báo
cáo tổng kết của doanh nghiệp về những tài liệu liên quan đến ơ nhiễm mơi
trường. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tìm và số liệu rõ ràng, chính xác.
- Phương pháp thống kê :
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê thích hợp để phục vụ cho
q trình phân tích thực trạng ơ nhiễm mơi trường tại phân xưởng xử lý vải
của công ty TNHH Poongchin Vina.
- Phương pháp phân tích tổng hợp :
Trên cơ sở phân tích các số liệu thu thập được, em đi phân tích để đưa ra
những nhận xét tổng quát nhất để đưa ra những đánh giá chung có tính khái
qt về thực trạng ô nhiễm môi trường tại phân xưởng xử lý vải của công ty
TNHH Poongchin Vina
- Phương pháp so sánh đối chiếu cũng được sử dụng trong quá trình làm
luận văn để tìm nguyên nhân và để xuất các giải pháp. Từ những số liệu thu
thập được, em đi so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn Việt Nam để từ đó đưa
ra những kết luận về ơ nhiễm mơi trường, để có những giải pháp thích hợp xử
lý thực trạng ô nhiễm môi trường tại phân xưởng xử lý vải cơng ty TNHH
Poongchin Vina.
3.2. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường
đến việc nghiên cưú thực trạng ô nhiễm môi trường tại phân xưởng xử lý
vải công ty TNHH Poongchin Vina:
3.2.1 Tổng quan về công ty TNHH Poongchin Vina:
Giới thiệu về công ty TNHH Poongchin Vina :
Tên công ty : Công ty TNHH Poongchin Vina
Địa chỉ : Trung Dương, ấp Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
Điện thoại : ( 84-4 ) 3678 - 2945
Fax : ( 84-4 ) 3678 – 3726
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
20
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
Công ty TNHH Poongchin vina là Công ty 100% vốn nước ngoài được
thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư số :193/GP-HN cấp ngày
22/08/2003,do công ty Poongchin Product Hàn Quốc có 40 năm kinh nghiệm
sản xuất mặt hàng truyền thống về sợi, vải, các nguyên phụ liệu may mặc.
Công ty nằm tại xã Trung Dương, ấp Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Công ty TNHH Poongchin Vina có tổng diện tích mặt bằng trên 5000
m2, với 350 cơng nhân và tổng thiết bị hiện có là 428 máy các loại .
Ngành nghề kinh doanh chính của Công Ty bao gồm sản xuất kinh
doanh công nghiệp sợi, dệt, nhuộm, may; kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên
phụ liệu,vật liệu cho ngành may mặc.Ngồi việc tạo lập lịng tin của khách
hàng ở thị trường trong nước, thì thị trường xuất khẩu chính của cơng ty là
Hàn Quốc.
Hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp,
các nhà máy, các khu chế xuất cũng mọc lên ngày càng nhiều. Tỷ lệ thuận với
sự phát triển nhanh chóng đó là thực trạng ơ nhiễm mơi trường tại các nhà
máy, các phân xưởng diễn ra ngày càng nhiều. Trong số các ngành cơng
nghiệp gây ơ nhiễm thì ngành cơng nghiệp dệt may ln có tên trong danh
sách những ngành có tác động lớn nhất đến mơi trường.
Khơng nằm ngồi thực trạng đó,hoạt động sản xuất của cơng ty TNHH
Poongchin Vina đã và đang có những ảnh hưởng lớn đến môi trường, đặc biệt
khâu xử lý vải. Ta có quy trình xử lý vải như sau:
Quy trình xử lý vải :
Để có thể xem xét và đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm môi trường tại
phân xưởng xử lý vải trước tiên chúng ta đi tìm hiểu quy trình xử lý vải . Quy
trình đó bao gồm các bước như sau :
Bảng 3.1 : Quy trình xử lý vải
Vải thơ
Tiền xử lý
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
Nhuộm/in hoa
21
Hồn tất
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
Quá trình tiền xử lý được tiến hành để chuẩn bị vật liệu vải cho các
công đoạn xử lý tiếp sau bao gồm nhuộm, in hoa và hồn tất. Các thao tác
chính bao gồm:
Giũ hồ
Trong bước trình này, thành phần hồ được loại bỏ khỏi vải mộc bằng
cách hoà tan.
Nấu kiềm (nấu chuội)
Khâu xử lý này được thực hiện trong môi trường kiềm (với natri hyđoxit)
dưới áp suất và nhiệt độ cao (trên 100 OC) và với công thức là NaOH 30g/l ,tác
nhân làm ướt 2g/l , thời gian 12 tiếng .
Tẩy trắng
Các hoá chất khác nhau như hypochlorite, hydrogen peroxit, v.v.. được
sử dụng làm tác nhân tẩy trắng. Điều kiện để tẩy trắng bằng hypoclorite là 1,5
– 2g clo hoạt tính/ l; 1,2g Na2CO3/l ; thời gian 2 tiếng . Các chất ô nhiễm tạo
ra trong quá trình tẩy trắng là các hợp chất của clo và oxit clo.
Làm bóng
Kiềm làm cho sợi vải nở ra, làm tăng độ ngấm thấm thuốc nhuộm ở
công đoạn sau. Kiềm dư thông thường được thu gom để tái sử dụng hoặc cho
khâu nấu kiềm hoặc các bước làm bóng khác.
Điều kiện làm bóng : 20-30% NaOH, 1-2g tác nhân làm ướt phi ion/l,
nhiệt độ 18OC, thời gian (20-40 giây)
Nhuộm được thực hiện để gắn màu lên vải theo yêu cầu của khách
hàng
Nguyên liệu đầu vào gồm : hóa chất nhuộm, các chất trợ nhuộm và nước
( thuốc nhuộm sử dụng là thuốc nhuộm hoạt tính )
Bảng 3.2: Hố chất nhuộm và chất trợ nhuộm được sử dụng
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
22
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
Hoá chất nhuộm, chất trợ nhuộm và nước
Molan 129
Chemlubri BS
Remazol Yellow 3RS
Remazol Red RR
Na2SO4
Na2CO3
Tên (theo công dụng)
Chất đều mầu
Chất bôi trơn
Thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm
Chất trợ nhuộm
Chất tạo môi trường
kiềm
Dung mơi
Nước
In hoa
In hoa là q trình tạo nên các hoa văn màu trên vải. Màu sắc được in
trên vải và sau đó được xử lý bằng hơi, nhiệt hoặc hoá chất để cố định màu.
Các kỹ thuật in hoa thường đước sử dụng là:
In bằng chất màu: Thường được sử dụng cho tất cả các loại vải.
In ướt: Sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính với vải cotton và thường tạo
ra cảm giác mềm mại hơn so với vải được in bằng chất màu.
In bóc màu: Tạo hoa văn bằng cách trước tiên là áp màu lên vải và
sau đó bóc màu ở những vùng đã chọn.
Bước giặt vải cuối cùng được thực hiện để loại bỏ hồ in cịn dư và lưu lại
màu sắc đồng đều.
Lượng hóa chất in được sử dụng tổng cộng là 100 kg, chất ô nhiễm tạo ra
sau khi in là : Hydrocacbon, amôniac
Hoàn tất
Quá trình này bao gồm các thao tác cuối cùng cần thiết để làm cho sản
phẩm dệt có sức hấp dẫn và có thể đem trưng bày với khách hàng. Q trình
hồn tất đem lại cho vải các đặc tính về mỹ quan, hoá học và cơ học cuối
cùng để phục vụ các yêu cầu sử dụng. Các thao tác hoàn tất bao gồm:
Sấy
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
23
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
Sấy nhằm loại bỏ lượng ẩm ra khỏi vải và được thực hiện trên máy sấy.
Quá trình sấy sinh ra từ lò ở nhiệt độ cao sinh ra chất thải là các hợp chất hữu
cơ dễ bay hơi .
Tạo ra sự ổn định về kích thước
Đây là một trong số các thao tác hoàn tất quan trọng nhất. Vải trong điều
kiện bị vặn vẹo được xử lý để đạt chiều rộng và chiều dài yêu cầu.
Cán láng
Bề mặt bóng láng của vải được tạo thành nhờ quá trình cán láng. Vải ẩm
được ép chặt trên bề mặt kim loại nóng và bóng cho đến khi khơ đi.
Làm mềm vải
Sau khâu cán láng, vải trở nên hơi cứng. Việc phá độ cứng này được gọi
là làm mềm vải. Vải được dẫn qua thiết bị làm mềm sao cho vải tiếp xúc với
các trục cuốn và kéo chúng xung quanh. Bằng cách này, bề mặt của vải được
xáo trộn nhẹ và làm cho vải trở nên mềm mại hơn nhiều.
Các bước trên được thực hiện theo một quy trình liên tục, với khối lượng
nguyên liệu đầu vào được tóm tắt trong bảng sau :
Bảng 3.3 : Bảng nguyên liệu đầu vào
Cơng đoạn
Giũ hồ
Tẩy trắng
Làm bóng
Nhuộm
Hóa chất sử dụng
25 kg PVA ( chất kết dính )
12 kg keo hồ
14 kg Hypoclorit, hợp chất chứa clo, H2O2
200 m3 nước
20 kg NaOH, tạp chất
Nước
10 kg Molan 129
10 kg Chemlubri BS
12 kg Remazol Yellow 3RS
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
24
Lớp: K41E1
Luận văn tốt nghiệp
10 kg Remazol Red RR
In
Hoàn tất
25 kg Na2CO3
25 kg bột màu hữu cơ
Nước
Than đá
Nước
3.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài :
- Các quy định của nhà nước về ô nhiễm môi trường: các quy định của
nhà nước là khung pháp lý để quản lý mức độ gây ô nhiễm môi trường của
các công ty.
- Sự hợp tác của người dân và chính quyền xung quanh khu vực nhà
máy.
3.2.3. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong:
- Ý thức chấp hành các quy định về môi trường của các công ty. Hầu hết
các công ty tại Việt Nam hiện nay đều không quan tâm đến vấn đề môi
trường,chỉ tập trung vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận. Chỉ đến khi các cơ
quan chức năng vào cuộc thì những vấn đề về mơi trường mới được phát hiện
- Khả năng tài chính của các cơng ty: Khả năng tài chính của các cơng ty
cũng có ảnh hưởng to lớn đến vấn đề môi trường. Khi doanh nghiệp có nguồn
tài chính dồi dào sẽ tập trung đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiêu hao
ít năng lượng và vì đó chất thải ra là ít hơn, tiếng ồn cũng giảm.
3.3.Kết quả phân tích - Các tác động từ quy trình xử lý vải tại cơng
ty TNHH Poongchin Vina tới môi trường và con người :
3.3.1 Tác động tích cực :
Việc sản xuất và kinh doanh của cơng ty đã góp phần tạo cơng ăn việc
làm cho người dân Trung Dương và các vùng lân cận, giảm bớt tỷ lệ thất
nghiệp.
SV: Nguyễn Thị Thanh Mai
25
Lớp: K41E1