Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

QUY HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.39 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGUYỄN VĂN LỰC - CIO K02
QUY HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
1.1.SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH 3
1.2.CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH 3
1.3.MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH 5
1.4.PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH 6
1.5.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG 9
2.1.HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 17
2.2.HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 39
2.3.ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 40
3.1.QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 45
3.2.MỤC TIÊU 46
3.3.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 51
3.4.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2025 80
3.5.KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 85
4.1.GIẢI PHÁP 89
4.2.TỔ CHỨC THỰC HIỆN 96
PHỤ LỤC 1: SUẤT ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
(PHƯƠNG ÁN 2) GIAI ĐOẠN 2013-2020 101
PHỤ LỤC 2: GIẢI TRÌNH TÍNH KINH PHÍ KHÁI TOÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2013-2020 104
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 2
CHƯƠNG I.
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH


TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đã
và đang tác động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt trong đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tạo ra cơ hội cho những biến đổi cơ bản và
những thành công to lớn. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông
tin, Chính Phủ đã quan tâm chỉ đạo và đầu tư đáng kể cho việc ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế xã hội.
Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
trong thời gian qua đã được sự quan tâm của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh,
hệ thống hạ tầng và ứng dụng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp tỉnh đã
được cơ bản hoàn thiện và có đóng góp bước đầu trong công cuộc cải cách hành
chính, trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của các cấp, các ngành. Nhưng do gặp
nhiều khó khăn về kinh phí và công tác phối hợp thực hiện nên vẫn chưa đạt
được kết quả toàn diện, chưa trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho công cuộc
đổi mới và phát triển, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Nông.
Xây dựng Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn
2013 - 2020 và định hướng đến năm 2025, sử dụng phương pháp tiếp cận phù
hợp với những thay đổi của kinh tế, xã hội là việc làm cần thiết để đáp ứng tốt
hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH
1.2.1. Các văn bản của Trung ương
Quyết định 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam
đến năm 2012 và định hướng đến năm 2025.
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 3

Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt
Nam đến năm 2012 và tầm nhìn đến năm 2020;
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội;
Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 3/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về Ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm
và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về Quản lý đầu tư ứng
dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng chính phủ
về việc Phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009-2012;
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025;
Quyết định số 63/2012/QĐ-TTg ngày 13/01/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến
năm 2020;
Quyết định số 1073/2012/QĐ-TTg ngày 12/07/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn
2011-2015;
Quyết định số 1605/2012/QĐ-TTg ngày 27/08/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;

Quyết định số 1755/2012/QĐ-TTg ngày 22/09/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công
nghệ thông tin và truyền thông;
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 4
Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về
việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử
hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
1.2.2. Các văn bản của địa phương
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X;
Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk
Nông đến năm 2020;
Quyết định số 119/QĐ-UBND, ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan
nhà nước tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011-2015;
Quyết định số 1759/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2012 về việc ban
hành kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử tỉnh Đắk Nông giai đoạn
2011-2015.
Các dự án quy hoạch phát triển ngành và địa phương của tỉnh Đắk Nông
có liên quan đã được phê duyệt.
1.3. MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH
Quy hoạch xác định rõ định hướng phát triển ngành công nghệ thông tin
trên địa bàn tỉnh.
Quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh, nhằm phát triển và
hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh đã đề ra.
Phát triển công nghệ thông tin thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng trong các cơ quan, đoàn thể, Sở,
Ban, Ngành trong tỉnh.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng, Nhà nước,
các đơn vị sự nghiệp, các thành phần kinh tế, ngành y tế, giáo dục… nhất là

trong hoạt động quản lý và điều hành tác nghiệp.
Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng là yếu
tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin phải đảm bảo chất
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 5
lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ
nguồn nhân lực có trình độ cao.
Phổ cập sử dụng máy tính và Internet cho người dân nhằm thu hẹp khoảng
cách số giữa các khu vực trong tỉnh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY
HOẠCH
1.4.1. Phương pháp tiếp cận
Mô hình Công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay được đặc trưng bởi bốn
thành phần cơ bản:
Ứng dụng công nghệ thông tin.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Công nghiệp công nghệ thông tin.
Bốn thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau và tạo
nên sức mạnh công nghệ thông tin của quốc gia.
Công nghệ thông tin được phát triển và thúc đẩy bởi ba chủ thể quan trọng
là Chính phủ, doanh nghiệp và người sử dụng, trong đó:
Chính phủ đóng vai trò tạo môi trường pháp lý, thể chế, chính sách,
tổ chức, quản lý, điều phối, đào tạo, hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ
cho công nghệ thông tin phát triển.
Các doanh nghiệp công nghệ thông tin tham gia đầu tư, cung cấp
sản phẩm, dịch vụ, phát triển thị trường và cùng tham gia với Chính phủ
trong các hoạt động đào tạo, phổ biến kiến thức, kỹ thuật, công nghệ xây
dựng và thực hiện chính sách phát triển công nghệ thông tin.
Người sử dụng là các tổ chức, nhân dân, cán bộ nhà nước – với tư

cách là đơn vị, cá nhân sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông
tin. Người sử dụng gián tiếp đầu tư vào công nghệ thông tin thông qua thị
trường và cùng với các doanh nghiệp, tham gia cùng với Chính phủ trong
hoạt động xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển công nghệ
thông tin.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 6
Ba chủ thể này luôn gắn bó, phối hợp chặt chẽ với nhau, có quan hệ hữu
cơ trong môi trường phát triển thống nhất bao gồm: hệ thống pháp lý, chính sách
về công nghệ thông tin, môi trường đầu tư cho công nghệ thông tin và thị trường
công nghệ thông tin.
Mô hình “Bốn thành phần – ba chủ thể” của công nghệ thông tin Việt
Nam đã được Bộ Thông tin Truyền thông sử dụng làm cơ sở để xây dựng Chiến
lược phát triển công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010
và định hướng đến 2020.
Mô hình “Bốn thành phần, ba chủ thể”
1.4.2. ISP và BPR
ISP (Information Strategy Planning): Các dự án lớn trong nội dung quy
hoạch phát triển công nghệ thông tin cần đảm bảo nguyên tắc phải hoạch định
chiến lược thông tin trước khi lên phương án và phối hợp thực hiện nhằm mục
đích đạt hiệu quả phát triển cao nhất, không chồng chéo trong quy trình quản lý
và thực hiện.
BPR (Business Process Re-engineering): cần Xác định rõ mục tiêu quy
hoạch; Khảo sát sâu các quy trình nghiệp vụ, quản lý điều hành, trao đổi thông
tin của các chủ thể trong mô hình trên; Hiểu rõ đường lối chủ trương phát triển
ngành của địa phương và cả nước; Nắm được xu hướng phát triển CNTT để xây
dựng những phương án, kế hoạch phát triển phù hợp nhất và có tính khả thi cao.
1.4.3. Một số phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp điều tra mẫu
Thu thập số liệu thông qua điều tra mẫu:
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 7

Thu thập các báo cáo về ứng dụng công nghệ thông tin tại một số cơ quan
đơn vị tiêu biểu về: phần cứng, phần mềm, các cơ sở dữ liệu, các dịch vụ công…
Phương pháp điều tra khảo sát
Thông qua điều tra khảo sát bằng phiếu: Sử dụng các phiếu điều tra cung
cấp cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm thu thập những thông tin cần
thiết phục vụ cho quy hoạch.
Thông qua điều tra khảo sát trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp các các bộ
chuyên trách về công nghệ thông tin, các cán bộ sử dụng phần mềm tác nghiệp
về công nghệ thông tin để thu thập số liệu, các nhu cầu ứng dụng và phát triển
CNTT; hạ tầng công nghệ thông tin của đơn vị trong thời gian tới.
Thu thập các yêu cầu kiến nghị của các đơn vị trong quá trình ứng dụng
công nghệ thông tin.
Phương pháp thống kê
Thống kê các số liệu tổng hợp từ các nguồn khác nhau trên các trang
thông tin, cổng thông tin của các cơ quan nhà nước có tính đúng đắn cao.
Tổng hợp số liệu từ các văn bản báo cáo của các đơn vị, tổ chức của
Thành phố về hạ tầng, ứng dụng, nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Tổng hợp các yêu cầu kiến nghị có chọn lọc của cơ quan đơn vị để đưa
vào quy hoạch cho phù hợp và có tính khả thi.
Phương pháp nội suy
Dựa vào các số liệu khảo sát không đầy đủ tiến hành nội suy tuyến tính
các số liệu trong lĩnh vực tương ứng ở các bộ phận khác nhau, ở các đơn vị khác
nhau.
Phương pháp chuyên gia
Về thực chất, phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo mà kết quả
là các thông số do các chuyên gia đưa ra. Nhiệm vụ của chuyên gia là đưa ra
những dự đoán khách quan về tương lai phát triển của công nghệ thông tin dựa
trên trình độ và kinh nghiệm của chuyên gia. Sau khi đã thu thập ý kiến của các
chuyên gia, cần xử lý các thông tin theo phương pháp xác suất thống kê. Thực tế
phương pháp chuyên gia hoàn toàn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào nhận

thức của từng cá nhân, nhưng khi đã được xử lý theo phương pháp xác suất
thống kê thì tính chủ quan sẽ được khách quan hoá bởi các mô hình toán học và
vì vậy có thể nâng cao độ tin cậy của dự báo.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 8
1.5. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẮK
NÔNG
1.5.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Nông là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, được
thành lập năm 2004 theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng
11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk thành 2 tỉnh mới là
Đắk Nông và Đăk Lăk. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và
Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp
Campuchia với hơn 130 km đường biên giới. Có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên
tuyến đường Hồ Chí Minh nối liền Bắc - Nam, và các tỉnh thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam; có cửa khẩu ĐăkPer và Bu Prăng tạo điều kiện thuận lợi
cho giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh với các tỉnh, thành phố trong cả
nước và nước ngoài.
Toàn tỉnh có 08 đơn vị hành chính (01 thị xã và 07 huyện) với diện tích tự
nhiên là 6.514,38 km2. Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm kinh tế - chính trị - văn
hoá của tỉnh.
1.5.2. Đặc điểm tự nhiên
Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa
hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Có bình nguyên rộng lớn với nhiều
đồng cỏ trải dài về phía Đông. Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía
Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ.
Có 2 hệ thống sông chính: Sông Đồng Nai và sông Serepôk và một số
sông suối nhỏ khác, nhiều thác nước cao, thuỷ năng lớn.
Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới
ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập

trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm 22-230C, tháng nóng nhất
và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 50C.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 9
1.5.3. Dân số và lao động
1.5.3.1 Dân số
Năm 2011, dân số trung bình toàn tỉnh khoảng trên 516.300 người, trong
đó dân số đô thị chiếm khoảng 15%, dân số nông thôn khoảng 85%. Tỉ lệ tăng
dân số tự nhiên là 4,5%.
Mật độ dân số bình quân 78,39 người/km2. Dân cư phân bố không đều
trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở trung tâm thị xã,
ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số
xã của huyện Đắk G’long, Tuy Đức.
Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm 40 dân tộc cùng sinh sống.
Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê,
Nùng Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác
chiếm tỉ lệ nhỏ.
1.5.3.2 Lao động
Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 275.738 người (89,80%);
số người trong độ tuổi lao động đang đi học là 21.971 người (7,16%); Số người
trong độ tuổi lao động có khả năng làm nội trợ là 5.134 người (1,67%); người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không làm việc hoặc chưa có việc
là 4.220 người (1,37%).
Giải quyết việc làm đạt 16.630 lao động (kế hoạch 16.500 lao động); đào
tạo nghề đạt 6.560 người (kế hoạch 4.000 người).
1.5.3.3 Văn hóa truyền thống
Đắk Nông có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm
nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền
miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến
trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.

Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào
của cả vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người
M'Nông, bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm
về trước, đànT'rưng, đàn K'lông pút, đàn nước, kèn, sáo Đắk Nông có những
lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian, trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay
nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 10
1.5.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hạ tầng giao thông: mạng lưới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là
đường bộ, chưa có đường sắt và đường hàng không. Quốc lộ có 3 tuyến với tổng
chiều dài là 310 km; tỉnh lộ có 6 tuyến với tổng chiều dài 318 km; đường huyện
có tổng chiều dài khoảng 497 km; đường xã có tổng chiều dài khoảng 2.173km.
Hạ tầng điện lực: nguồn điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh
Đắk Nông chủ yếu từ lưới điện quốc gia, đã đầu tư xây dựng và vận hành trạm
110KV-16MVA, hệ thống điện đã được phát triển rộng khắp.
Hạ tầng thủy lợi: Tỉnh đã đầu tư xây mới 74 công trình thủy lợi, nâng cấp
9 thuỷ lợi, 2 trạm bơm. Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch trong sinh hoạt cả tỉnh đạt
70%.
Hạ tầng bưu chính viễn thông: Đến nay, toàn tỉnh có 10 bưu cục, 43 điểm
bưu điện văn hóa xã, 107 đại lý bưu điện đa dịch vụ; bình quân 3,037người/
điểm phục vụ, bán kính bình quân một điểm phục vụ 3,6 km. Cơ sở hạ tầng
mạng lưới viễn thông được đầu tư rộng khắp từ trung tâm tỉnh đến các huyện,
thị và các xã trên toàn địa bàn tỉnh. Hệ thống mạng cáp quang có chiều dài là
2.314 km, hệ thống mạng cáp đồng có chiều dài là 319 km. Tổng số thuê bao
điện thoại cố định là 82.131 thuê bao, mật độ điện thoại cố định là 18,7 máy/100
dân. Dịch vụ điện thoại di động được cung cấp bởi 6 doanh nghiệp gồm
VinaPhone, MobiFone, Viettel, Sfone, EVN Telecom, Vietnamobile. Tổng số
trạm BTS là 592 trạm; tổng số thuê bao di động trả sau là 30.612 thuê bao.
1.5.5. Phát triển đô thị
Hầu hết toàn tỉnh chưa có xã nào có quy hoạch xây dựng; hệ thống dân cư

nông thôn tỉnh phân bố không đều, đặc biệt có các điểm dân cư mang bản sắc
riêng; các bản làng dân tộc, thường được phân bố ở đồi cao hoặc các khu vực
hẻo lánh, gần nơi nguồn nước và nơi có khả năng canh tác, các bản làng này
mang tính đặc thù theo từng dân tộc.
Do điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông cấp cơ sở còn quá kém, các điểm
dân cư thuộc loại này phát triển kéo quá dài theo các trục giao thông và về cả 2
phía, gây ảnh hưởng lớn đến giao thông trên tuyến. Các điểm dân cư nông
thôn tại các huyện vùng sâu, điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật rất
nghèo nàn. Tình trạng du canh, du cư và hiện tượng phá rừng làm rẫy vẫn còn
diễn ra ở nhiều nơi.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 11
Theo định hướng phát triển đô thị của Đắk Nông đến năm 2025 dự kiến:
Từ năm 2015 đến năm 2020: có 13 đô thị gồm: thị xã Gia Nghĩa, thị xã
Đức Lập, thị xã Ea T’linh, thị xã Kiến Đức; các thị trấn: Đắk Mil mới, Đắk
Mâm, Quảng Khê, Đắk Buk So, Quảng phú (Đức xuyên ), Đức An, Đạo
Nghĩa, Nam Dong, Nhân Cơ.
Từ năm 2020 đến năm 2025: có 15 đô thị, bao gồm 4 đô thị hạt nhân lớn
của tỉnh là thành phố Gia Nghĩa, đô thị loại III là đô thị trung tâm cấp tỉnh; thị
xã Đức Lập là đô thị hạt nhân cấp khu vực phía Bắc của tỉnh, thị xã Kiến Đức là
đô thị hạt nhân khu vực phía Nam của tỉnh, thị xã Ea T’linh là thị xã hạt nhân
phía Đông chuyên ngành công nghiệp, dịch vụ. Có 11 thị trấn thuộc huyện bao
gồm: (thị trấn của huyện Đắk Mil tạm gọi Đắk Goun sau khi Thị trấn hiện nay
lên thị xã), Đạo Nghĩa, Quảng Khê, Tuy Đức, Quảng Phú (vùng Đức Xuyên),
Nhân Cơ, Nam Dong, Đắk Mâm, Đức An, Đắk Ru, Đắk Hòa: Trong đó có 2 thị
trấn chuyên ngành công nghiệp là thị trấn Nhân Cơ và Đắk Ru.
1.5.6. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2008-
2013
Hạ tầng kinh tế xã hội:
Bình quân 5 năm 2008-2012, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,19%. Tuy
không đạt mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đề ra (kế hoạch là

15,5 - 16%), nhưng tốc độ tăng bình quân cao hơn nhiều so với kế hoạch 5 năm
trước (giai đoạn 2003-2008 đạt 9,3%). Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành chưa đạt được so với kế hoạchđề ra nhưng tỷ trọng các ngành phi nông
nghiệp tăng lên; bước đầu tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế, hình thành được số
lĩnh vực quan trọng, tạo động lực cho phát triển, có ý nghĩa lớn trong việc huy
động tiềm năng của các thành phần kinh tế như chế biến nông, lâm sản, thuỷ
điện, khai khoáng. Trong 5 năm 2008-2012, tỉnh đã huy động được một khối
lượng khá lớn các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế. Tổng vốn
đầu tư phát triển được huy động vào nền kinh tế trong 5 năm 2008-2012 ước đạt
18.179 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách 5 năm đạt trên 2.337 tỷ đồng, tăng bình
quân 31,8%/năm, vượt cao so với kế hoạch đề ra (kế hoạch trên 22%), đáp ứng
được 25,2% tổng chi ngân sách của tỉnh; tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt
8% (bình quân chung cả nước là 20-21% GDP).
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 12
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt năm 2012 đạt 15,19% tăng gấp 2
lần so với năm 2005; tuy nhiên đến tháng 11 năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh
tế (GDP) theo giá cố định ước đạt 12,13% (kế hoạch là 15,22%).
Năm 2012 cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, công
nghiệp và xây dựng tăng từ 17,87% năm 2005 lên 25,13%, đến tháng 11/2011 là
26,66%. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 59,59% năm 2005 xuống còn
52,67%, đến tháng 11/2011 là 50,21%.
Năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 15,18 triệu đồng
tăng gấp 2 lần so với năm 2005, đến tháng 11/2011 đạt 18,96 triệu đồng.
Đến tháng 11/2011 sản lượng lương thực có hạt ước đạt 317,2 nghìn tấn,
đạt 99,87% kế hoạch. Giá trị kim ngạch xuất khẩu ước 370 triệu USD, đạt
132,14% kế hoạch, trong đó, xuất khẩu trực tiếp ở địa phương 106 triệu USD;
nhập khẩu ước 20 triệu USD, đạt 100% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ trên địa bàn ước 6.500 tỷ đồng, đạt 85,97% kế hoạch. Huy động vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội 7.780 tỷ đồng, đạt 95,7% kế hoạch.
Ước thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn cả năm 2011 là 965,28 tỷ đồng,

tăng 13,6% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 28,7% so với
năm 2012. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện cả năm 2011 được
3.478 tỷ đồng, đạt 111,5% kế hoạch, tăng 26,3% so năm 2012.
Phát triển cơ sở hạ tầng: Nhựa hóa 88% đường tỉnh (kế hoạch 90%); 67%
đường huyện (kế hoạch 70%); 55% số bon, buôn có 1-2 km đường nhựa, đạt
100% kế hoạch; đảm bảo nguồn nước tưới cho 50% diện tích cây trồng có nhu
cầu tưới, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ số thôn, bon, buôn có điện lưới Quốc gia
98,45% (kế hoạch 100%); hộ được sử dụng điện 91%, đạt 100% kế hoạch.
Văn hóa - xã hội:
Hoàn thành chỉ tiêu phổ cập trung học cơ sở xã, phường, thị trấn; tỷ lệ
trường ở các cấp học được công nhận đạt chuẩn quốc gia 17,28%, đạt 96% kế
hoạch; tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo 95%, đạt 100% kế hoạch;
Mức giảm tỷ lệ sinh 01%o, đạt 100% kế hoạch, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
còn 1,55% (kế hoạch 1,63%);
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có trạm y tế đạt 74,6% kế hoạch, còn 18 trạm y
tế chưa có trụ sở, phải thuê nhà dân để làm việc hoặc đã xuống cấp, tạm bợ; số
giường bệnh trên một vạn dân được 15,83 giường, đạt 91,7% kế hoạch; số bác
sỹ trên một vạn dân là 4,91 bác sỹ, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 13
suy dinh dưỡng là 25,2%; Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em là hơn 90%, đạt
94,7% kế hoạch; tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (tiêu chí mới) là 36,6%;
Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) còn 22,52% (26.070/115.789 hộ), giảm
6,73% so với năm trước, đạt 168% kế hoạch; số hộ nghèo là đồng bào dân tộc
thiểu số tại chỗ dự kiến còn < 60% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số tại chỗ,
giảm 5% so với năm 2012, đạt 100% kế hoạch.
Số lao động được giải quyết việc làm 17.000 người, đạt 100% kế hoạch;
đào tạo nghề đạt 9.480 người, đạt 100% kế hoạch;
Tỷ lệ xã có đài truyền thanh ước đạt 95,8% kế hoạch; phủ sóng truyền
hình bon/buôn ước đạt 100% kế hoạch;
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn văn hoá là 10%, đạt 142% kế hoạch; tỷ lệ

bon/buôn tổ dân phố văn hoá là 56%, đạt 91,8% kế hoạch; tỷ lệ hộ gia đình đạt
danh hiệu văn hóa là 71%, đạt 87,7% kế hoạch; cơ quan văn hóa là 77%, đạt
84,6% kế hoạch.
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh là 74%, đạt 100% kế hoạch;

1.5.7. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2015
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP theo giá so sánh 94) bình quân hàng
năm giai đoạn 2011 - 2015 tăng trên 15,49%, trong đó công nghiệp - xây dựng
tăng trên 25,77%, nông, lâm nghiệp tăng trên 5,39%, dịch vụ tăng 18,03%. Năm
2015, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp 40,08%, nông nghiệp 33,61%, dịch
vụ 26,31%. Quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp hơn 2 lần so với năm 2012.
Quy mô GDP theo giá hiện hành đến năm 2015 đạt khoảng 18.381 tỷ
đồng; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 27,43 triệu đồng/người/năm, gấp
1,81 lần so với năm 2012, bằng 75,7% so với mức bình quân chung của cả nước.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 73 ngàn tỷ
đồng, tăng bình quân hàng năm 30%. Tăng thu ngân sách bình quân hàng năm
trên 23,33%, đến năm 2015 đạt khoảng 1.883 tỷ đồng.
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến năm 2015: nhựa hóa 100% đường
tỉnh, 100% đường huyện, 100% số bon, buôn có 1-2 km đường nhựa; đảm bảo
nguồn nước cho 80% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới; 100% bon, buôn, thôn
có điện lưới quốc gia; 95 số hộ được dùng điện.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 14
Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 550 triệu USD, tăng bình quân
giai đoạn 2011-2015 là 16,17%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,3% và dân số của tỉnh là 670 ngàn người
vào năm 2015.
Đào tạo nghề cho 24.000 người; giải quyết việc làm cho 88.500 lượt lao
động. Phấn đấu giảm số hộ nghèo hàng năm trên 3% so với tổng số hộ nghèo
toàn tỉnh.
Y tế: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn dưới 20%;

90% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; có 6,2 bác sỹ và trên 20 giường
bệnh/vạn dân.
Giáo dục: Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; mỗi năm có
trên 7 trường ở các cấp học được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Văn hóa: Có 85% gia đình; 65% thôn, buôn; 95% cơ quan, đơn vị và 20%
xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hoá.
Quốc phòng an ninh: Hoàn chỉnh hệ thống phòng thủ, tiếp tục xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, đảm bảo trật tự an
toàn xã hội và đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đầu tư hệ thống giao thông ra
biên giới.
1.5.8. Đánh giá tác động của kinh tế xã hội đến sự phát triển công nghệ
thông tin
1.5.8.1 Thuận lợi
Đắk Nông là một tỉnh mới được thành lập, được Nhà nước, các Bộ, Ban
ngành quan tâm tập trung hỗ trợ đầu tư nên tạo điều kiện thực hiện các dự án
đồng bộ.
Đắk Nông tiếp giáp với các vùng kinh tế trọng điểm, có cửa khầu quốc tế,
ngoài ra Đắk Nông đang trên đà phát triển đô thị hóa mạnh, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch nhanh sang công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp,
Doanh nghiệp phát triển nhanh, lợi thế phát triển thương mại điện tử.
Đồng thời, Đắk Nông cũng là một tỉnh nhỏ, có 08 đơn vị huyện/thị và 71
xã/phường, thị trấn với hơn 492 nghìn người tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đến các cơ quan đơn vị và người
dân trên địa bàn tỉnh.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 15
1.5.8.2 Khó khăn
Địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt mạnh, kết cấu hạ tầng còn thiếu thốn,
lạc hậu gặp nhiều khó khăn và tốn kém trong việc phát triển cơ sở hạ tầng.
Đời sống dân cư nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn, không đồng đều, nhu cầu sử dụng các dịch

vụ công nghệ thông tin tại các khu vực cũng rất khác nhau, dẫn đến không thu
hút được sự quan tâm đầu tư khai thác dịch vụ của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Dân cư phân bố phân tán, trình độ dân trí thấp, chưa nhận thức được vai
trò, tác dụng của thông tin và chưa đủ trình độ để tiếp cận với các dịch vụ công
nghệ thông tin. Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, trình độ lao động còn thấp, tỷ
lệ lao động được đào tạo ngành nghề, chuyên môn kỹ thuật còn ít.
Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, cơ
cấu kinh tế với tỷ trọng nông, lâm nghiệp cao.
Sự quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin của lãnh đạo các sở, ngành,
địa phương chưa đồng đều; Tỉnh chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ nhân lực
công nghệ thông tin làm việc trong lĩnh vực Nhà nước.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 16
CHƯƠNG II.
CHƯƠNG II.
HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ


THÔNG TIN
THÔNG TIN
2.1. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
2.1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin
2.1.1.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng
Việc trao đổi thư điện tử trên mạng diện rộng của Tỉnh ủy ngày càng
thường xuyên hơn, các ban Đảng của Tỉnh ủy đã tích cực cập nhật công văn đi,
công văn đến, văn kiện Đảng bộ tỉnh Đắk Nông, Mục lục Hồ sơ lưu trữ, Thông
tin phục vụ lãnh đạo, chương trình công tác Thường trực Tỉnh ủy phục vụ ngày
càng tốt hơn cho công tác khai thác, sử dụng thông tin, góp phần nâng cao công
tác tham mưu, tổng hợp.

Các phần mềm chuyên ngành của các ban Đảng như cơ sở dữ liệu Đảng
viên, cơ sở dữ liệu Hồ sơ kiểm tra Đảng đã có cố gắng trong việc cập nhật, khai
thác thông tin, đến năm 2012 đã cập nhật được 11.762 hồ sơ đạt 84% so với
tổng số đảng viên của toàn tỉnh, số cơ sở dữ liệu Hồ sơ kiểm tra Đảng cấp tỉnh
đã cập nhật là 135 bộ.
Website Tỉnh ủy Đắk Nông (www.dno.dcs.vn) đã được xây dựng và đi
vào hoạt động.
Tại các cơ quan Đảng cấp tỉnh: Đã có 8/9 (89%) đơn vị sử dụng phần
mềm quản lý, điều hành, văn bản Lotus Notes, tuy nhiên phần mêm này đã lạc
hậu và khó nâng cấp hoặc tích hợp với các hệ thống khác. Đã có 200 cán bộ
được cấp địa chỉ thư điện tử. 100% đơn vị sử dụng phần mềm kế toán Imas.
Chưa có đơn vị nào trang bị hệ thống quản lý nhân sự, và hội nghị trực tuyến.
5/9 (56%) đơn vị sử dụng các phần mềm và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công
tác Đảng.
Tỉnh đã ban hành “Quy trình về gửi nhận thông tin trên mạng và đảm bảo
an toàn an ninh thông tin” và 7/9 (89%) đơn vị áp dụng quy trình ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động.
Tại các cơ quan đoàn thể: hầu hết các đơn vị đã được trang bị máy tính
kết nối mạng và các phần mềm quản lý, điều hành và phần mềm kế toán Imas,
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 17
chưa đơn vị nào trang bị hệ thống quản lý nhân sự. Các cán bộ hầu hết đều đang
dùng hòm thư điên tử miễn phí để tác nghiệp và trao đổi tin tức.
Tại các cơ quan Đảng cấp huyện: Đã có 7/8 (88%) đơn vị sử dụng phần
mềm quản lý, điều hành, văn bản Lotus Notes. Đã có 210 cán bộ được cấp địa
chỉ hòm thư điện tử. 100% đơn vị sử dụng phần mềm kế toán Imas. 5/8 (63%)
đơn vị sử dụng các phần mềm và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác Đảng.
Tỉnh đã ban hành “Quy trình về gửi nhận thông tin trên mạng và đảm bảo
an toàn an ninh thông tin” và đã có 7/8 (88%) đơn vị áp dụng quy trình ứng
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động.
Tại các cơ quan Đảng cấp xã/phường: Đã có 53/71 (75%) đơn vị sử dụng

phần mềm quản lý, điều hành, văn bản Lotus Notes. Đã có 53 cán bộ được cấp
địa chỉ hòm thư điện tử. Chưa có đơn vị nào sử dụng phần mềm kế toán, quản lý
nhân sự. 6/71 (8%) đơn vị sử dụng các phần mềm và quản lý cơ sở dữ liệu phục
vụ công tác Đảng.
Chưa có quy trình ứng dụng công nghệ thông tin nào được xây dựng và áp
dụng cho các đơn vị cơ quan Nhà nước cấp xã.
Đánh giá chung:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng của tỉnh Đắk Nông
còn yếu, các hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu điện tử còn thiếu, triển khai rời
rạc trong các cơ quan Đảng cấp tỉnh và cấp huyện. Các cơ quan Đảng cấp xã hầu
như chưa triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các công tác chuyên môn.
Bảng 1: Số liệu tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ
quan Đảng tỉnh Đắk Nông năm 2012
Cơ quan
Đảng
Tổng số đơn vị có:
Số đơn vị
Phần
mềm
Quản lý
văn bản
Phần
mềm kế
toán
Cơ sở dữ liệu
Đảng
Hệ
thống
hội nghị
trực

tuyến
Website
Ban hành
quy định
sử dụng
phần
mềm
Cấp tỉnh 9 8 9
công văn, văn
kiện Đảng bộ,
Mục lục Hồ sơ
lưu trữ
- 1 -
Cấp
huyện
8 7 8
công văn, văn
kiện Đảng bộ,
Mục lục Hồ sơ
lưu trữ
- - 7
Cấp xã 71 53 - - - -
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 18
2.1.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước
Tính đến hết năm 2012, các cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp huyện/thị
đã bước đầu xây dựng và hoàn thành cơ bản về sử dụng phần mềm ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan Nhà nước, nhưng vẫn còn nhiều
hạn chế.
Hệ thống hội nghị trực tuyến: Mới triển khai được 1 điểm cầu duy nhất
đặt tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để phục vụ cho các cuộc họp giữa Ủy

ban nhân dân tỉnh với Chính phủ và các Bộ, ngành. Chưa xây dựng hệ thống
giao ban trực tuyến phục vụ cho các Sở, ngành, huyện/thị.
Hệ thống thư điện tử của tỉnh đang trong quá trình xây dựng, trung tâm
tích hợp dữ liệu cũng đang nâng cấp, vì vậy việc sử dụng thư điện tử trong nội
bộ cơ quan Nhà nước hoàn toàn sử dụng các hệ thống email miễn phí như
yahoo, gmail
Cổng thông tin điện tử của tỉnh được xây dựng và đưa vào vận hành trên
Internet phục vụ cán bộ, người dân và doanh nghiệp.
Tại cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, Sở ban ngành:
Ngoài các phần mềm văn phòng (Office và các ứng dụng tiện ích), Ủy ban
nhân dân tỉnh và các đơn vị Sở Ban ngành đã triển khai các phần mềm, chương
trình ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành, công tác nghiệp vụ bao
gồm:
Phần mềm văn phòng điện tử eOffice: 10/21 đơn vị được trang bị và triển
khai (chiếm 47,6282%), nhưng vẫn chỉ triển khai nội bộ, chưa liên thông các
đơn vị với nhau. Chưa triển khai sử dụng ứng dụng trong việc thực hiện công tác
giao việc, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc chuyên môn của cán bộ công
chức, các đơn vị trực thuộc.
Phần mềm kế toán Misa: 100% Sở, ban, ngành được trang bị sử dụng.
Cơ sở dữ liệu: Ngoài các hệ thống cơ sở dữ liệu của phần mềm eOffice
mới chỉ có 4/21 đơn vị có cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành (chiếm 19,05%).
3/21 (đạt 14,3%) sở ngành đang triển khai xây dựng hệ thống cổng thông
tin điện tử thành viên chuẩn bị đi vào hoạt động là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra các đơn vị khác như
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Báo Đắk Nông đã hoàn thành được trang thông tin điện tử phục vụ tốt hoạt động
đơn vị và cung cấp thông tin cho người dân.
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 19
Tại Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại 98 phòng ban của 08 huyện,

thị xã trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế.
Hiện chưa có đơn vị nào triển khai các phần mềm quản lý văn bản và điều
hành công việc; trang bị hệ thống ứng dụng phục vụ công tác quản lý và công
tác chuyên môn.
Chỉ có 63/98 phòng ban trang bị phần mềm kế toán Misa (chiếm 64%).
Mới chỉ có Ủy ban nhân dân thị xã Gia Nghĩa (chiếm 12,5%) đang triển
khai xây dựng cổng thông tin điện tử thành viên với tên miền là
www.gianghia.gov.vn để cung cấp thông tin phục vụ người dân và doanh
nghiệp.
Tại Ủy ban nhân dân các xã: Hầu hết chưa có xã nào ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động.
Đánh giá chung:
Theo Đánh giá trang/cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng công
nghệ thông tin năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho thấy mức độ
ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh còn rất yếu, xếp hạng 63/63 tỉnh/thành
phố. Nguyên nhân là do tỉnh chưa xây dựng được cổng thông tin điện tử; các hệ
thống ứng dụng thiếu nhiều, một số hệ thống có trang bị nhưng triển khai không
đồng bộ, chưa liên thông được các đơn vị trong quá trình hoạt động; hệ thống
hội nghị trực tuyến, hệ thống thư điện tử chưa được triển khai đến các cơ quan
Sở ngành, huyện/thị; cơ sở dữ liệu điện tử và quy trình ứng dụng công nghệ
thông tin trong các hoạt động của các đơn vị hầu như chưa được xây dựng. Đặc
biệt ở cấp xã, hầu như chưa đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hoạt
động chuyên môn.
Bảng 2: Xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin năm 2012
Tây Nguyên
Xếp hạng tổng thể mức độ ứng
dụng công nghệ thông tin
Xếp hạng theo mức độ ứng
dụng phục vụ công tác quản lý
điều hành (ứng dụng nội bộ)

Xếp hạng so
với khu vực
Xếp hạng so
với cả nước
Xếp hạng so
với khu vực
Xếp hạng so
với cả nước
Kon Tum 1 29 3 50
Lâm Đồng 2 37 1 23
Gia Lai 3 45 4 53
Đắk Lắk 4 48 2 48
Đắk Nông 5 63 5 59
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 20
Nguồn: Đánh giá xếp hạng Website/Portal và Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin năm
2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông
2.1.1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
Hiện tại, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng và hoàn thiện Cổng Thông tin điện
tử của tỉnh: và website
www.thutuchanhchinh.daknong.gov.vn với 1.507 thủ tục hành chính công mức
độ 2. Trong đó, có 1.050 thủ tục hành chính cấp tỉnh, 276 thủ tục hành chính cấp
huyện và 181 thủ tục hành chính cấp xã. Hầu hết đều ở mức 1 và mức 2 với các
quy trình, mẫu biểu hướng dẫn làm thủ tục hành chính, chưa có dịch vụ công
mức 3 (có thể điền và gửi trực tuyến hồ sơ) phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng xây dựng website
www.daknongdpi.gov.vn phục vụ dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến cho
doanh nghiệp và người dân.
Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các bộ phận một cửa
chỉ dừng lại ở việc đầu tư máy tính phục vụ công việc soạn thảo, lưu trữ hồ sơ,
chỉ UBND huyện Đăk Rlấp chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng và triển khai mô

hình “một cửa điện tử”, “một cửa liên thông” phục vụ người dân và doanh
nghiệp.
2.1.1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục
Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý Giáo dục:
Đã triển khai hệ thống thư điện tử trong toàn ngành. Hiện nay việc phổ
biến công văn (theo quy định) của Sở đã được gửi theo tất cả các địa chỉ email
của đơn vị, hiện nay sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông đang sử dụng dịch
vụ email @moet.edu.vn.
Hiện tại Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh - có Trang thông tin điện tử
(www.sogiaoducdaknong.gov.vn) cung cấp các thông tin về trường học, dạy và
học cho giáo viên, học sinh. Đã triển khai một số phần mềm quản lý trong
trường học: PMIS, EMIS, xếp thời khóa biểu, kế toán, quản lý học sinh, hệ
thống email thống nhất.
Thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng điện tử, kết nối
thông tin và điều hành bằng văn bản điện tử giữa Sở và các trường, giữa Sở và
Bộ đạt được tính hiệu quả, tránh lãng phí. Hiện nay tất cả các văn bản của Sở
đều được đưa lên mạng và chuyển đến các đơn vị qua email.
Khai thác, sử dụng và dạy học bằng mã nguồn mở:
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 21
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn về các phần mềm phục vụ
dạy học cho giáo viên các cấp học về sử dụng công nghệ thông tin: phần mềm
Adobe Presenter, bảng tương tác thông minh, hướng dẫn sử dụng email và khai
thác tài nguyên trên mạng với 120 người tham gia và đưa lên hop.edu.vn để các
cơ sở có thể theo dõi, tham gia.
Danh sách các phần mềm, các công cụ được giáo viên sử dụng phổ biến
trong các cơ sở Giáo dục và Đào tạo địa phương: MS Office, Open Office,
Adobe Presenter…
Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy - học và triển
khai chương trình công nghệ giáo dục:
Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên

triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin
vào quá trình dạy các môn học của mình. Giáo viên đã tích hợp tham gia giới
thiệu các hoạt động giới thiệu và tích hợp các bài giảng điện tử vào các môn học
trên website Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sở đã chỉ đạo các trường tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tham
gia các hoạt động: Soạn giáo án, bài trình chiếu và bài giảng điện tử, tham gia
xây dựng các nguồn tài nguyên giáo dục, các thư viện điện tử để chia sẻ dùng
chung qua website của Bộ, của Sở, tích cực áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy
học, phần mềm thí nghiệm ảo.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở tiếp tục triển khai có
hiệu quả việc giảng dạy môn tin học như sau:
Đối với trường mầm non: Ứng dụng chương trình Kidsmart, Nutrikid,
Hapykid.
Đối với bậc tiểu học: Triển khai từ năm 2007 - 2008, tin học là môn học
khuyến khích.
Đối với bậc trung học: Các trường trung học phổ thông thực hiện chương
trình chính khóa theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các khối trung học
cơ sở triển khai dạy tin học bắt buộc từ năm 2007-2008.
Đánh giá chung:
Đắk Nông đã tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý giáo dục và giảng dạy. Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều
hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích các giáo viên trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy, tuy nhiên hiệu quả còn thấp, số
tiết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tương đối ít. Đa số các ứng
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 22
dụng công nghệ thông tin chỉ mới triển khai ở các phòng giáo dục và các trường
trung học phổ thông, các trường trung học cơ sở; các trường tiểu học hầu như
chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy.
2.1.1.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị Y tế
Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị y tế của tỉnh

Đắk Nông rất yếu, hầu như chưa có gì.
Tại các bệnh viện: Chỉ có 1/8 bệnh viện sử dụng phần mềm quản lý bệnh
án (chiếm 13%). Hầu hết các bệnh viện chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý và điều trị.
Tại các Trung tâm y tế và trạm y tế xã phường: Chưa có đơn vị nào ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều trị, chỉ có 41% các đơn
vị kết nối internet để khai thác thông tin.
Đánh giá chung:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị y tế của tỉnh Đắk Nông rất
yếu. Hầu hết các bệnh viện, các trung tâm y tế và các trạm y tế xã/phường đều
chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và điều trị.
2.1.1.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội
Năm 2012, số các hộ gia đình sử dụng công nghệ thông tin còn rất ít, khả
năng đầu tư trang bị máy tính của các hộ gia đình rất hạn chế. Mới chỉ có
8.991/447.464 hộ gia đình có máy tính (chiếm 2,01%, rất thấp so với trung cả
nước - 19,1%), trong đó có 4.242 hộ kết nối Internet (chiếm 47,18%), chủ yếu là
các hộ gia đình tập trung ở thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk Mil, huyện Cư Jút và
huyện Đắk R’Lấp. Nhìn chung, việc trang bị máy tính của các hộ gia đình chủ
yếu phục vụ cho nhu cầu học tập, giải trí.
Bảng 3: Tình hình trang bị máy tính của các hộ gia đình trong
vùng Tây Nguyên năm 2012
Tây Nguyên
Tỷ lệ trung bình hộ gia
đình có máy tính (%)
Tỷ lệ trung bình hộ gia
đình có kết nối Internet
băng rộng (%)
Lâm Đồng 13,10 7,40
Đắk Lắk 10,60 2,70
Đắk Nông 2,01 0,94

Kon Tum 2,00 0,70
Gia Lai 8,20 0,00
Cả nước 19,10 9,30
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 23
Nguồn: “Báo cáo Việt Nam ICT Index 2012”
2.1.1.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Nông
vẫn còn rất yếu. Hầu hết các doanh nghiệp chưa ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động quản lý, điều hành, quản lý bán hành, quản lý khách hàng, quản
lý sản xuất…
Thương mại điện tử của tỉnh cũng chưa phát triển, chưa xây dựng được
sàn giao dịch điện tử hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt đông kinh
doanh.
Hầu hết các doanh nghiệp chưa có website có khả năng bán hàng qua
mạng, chỉ một số ít doanh nghiệp xây dựng website quảng cáo sản phẩm.
2.1.2. Hạ tầng công nghệ thông tin
2.1.2.1. Hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng
Năm 2012, tổng số máy tính trong các cơ quan Đảng từ cấp tỉnh đến cấp
xã phường có 497 máy. Trung bình có khoảng 69,9% cán bộ công chức có máy
tính sử dụng trong công việc. 18,18% cơ quan, đơn vị kết nối mạng cục bộ
(LAN); trừ huyện ủy Tuy Đức, hầu hết các huyện, thị ủy đều kết nối mạng
WAN đến văn phòng tỉnh ủy; 50% cơ quan, đơn vị kết nối Internet; 18,18% cơ
quan, đơn vị có trang bị máy chủ. Cụ thể như sau:
Bảng 4: Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng năm 2012
TT Các đơn vị
Tỷ lệ máy
tính/cán bộ
(%)
Tỷ lệ cơ
quan

kết nối
mạng
cục bộ
(%)
Tỷ lệ cơ
quan
kết nối
mạng
diện
rộng
(%)
Tỷ lệ cơ
quan kết
nối
Internet
(%)
Tỷ lệ cơ
quan có
trang bị
máy
chủ (%)
I Cấp Tỉnh ủy (9 đơn vị) 100,00 100,00 88,89 88,89 88,89
II
Cấp Huyện/thị uỷ (8
đơn vị)
67,86 87,50 87,50 75,00 100,00
II
Cấp Đảng ủy
xã/phường (71 đơn vị)
50,00 0,00 71,83 42,25 0,00

Tổng 69,90 18,18 75,00 50,00 18,18
Nguồn: Số liệu khảo sát hạ tầng CNTT trong cơ quan Đảng của tỉnh Đắk Nông năm 2012
Nhìn chung, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng
cấp tỉnh và huyện/thị đã được xây dựng phù hợp với mục tiêu của Đề án 47, Đề
án 06 của tỉnh, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc tin học hóa hoạt động
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 24
của các cơ quan Đảng. Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan
Đảng cấp xã/phường vẫn còn yếu và cần được đầu tư, trang bị thêm trong giai
đoạn tới mới có thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động, công tác chuyên môn.
2.1.2.2. Hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan Nhà nước
Theo số liệu khảo sát năm 2012, tại các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến
cấp xã/phường có tổng số 1.095 máy tính, trung bình có khoảng 44% cán bộ
công chức có máy tính sử dụng trong công việc, cao hơn so với trung bình cả
nước (31% - theo Báo cáo ICT Index 2012). 26% cơ quan, đơn vị kết nối mạng
cục bộ (LAN); 51% cơ quan, đơn vị kết nối Internet; 16,7% cơ quan, đơn vị có
trang bị máy chủ; chưa có cơ quan, đơn vị kết nối mạng WAN.
Trong đó: Tại các cơ quan, đơn vị Sở ban ngành có khoảng 75,9% cán bộ
công chức có máy tính sử dụng trong công việc. 82,3% cơ quan, đơn vị có trang
bị máy chủ; 100% cơ quan, đơn vị kết nối mạng LAN và kết nối Internet. Số cơ
quan có máy chủ cao thuận lợi cho việc triển khai các phần mềm dùng chung
trong đơn vị.
Tại các cơ quan đơn vị cấp huyện/thị, trung bình có khoảng 64,3% cán bộ
có máy tính sử dụng trong công việc. 25% cơ quan, đơn vị có trang bị máy chủ;
100% các cơ quan, đơn vị kết nối mạng LAN và kết nối Internet.
Tại các cơ quan đơn vị cấp xã/phường, trung bình có khoảng 16,8% cán
bộ có máy tính sử dụng trong công việc. 33,8% cơ quan đơn vị kết nối Internet;
chưa có cơ quan, đơn vị nào kết nối mạng LAN và trang bị máy chủ.
Về công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong nội bộ cơ quan Nhà
nước trên địa bàn tỉnh hiện chưa được chú trọng: các đơn vị có kết nối mạng
LAN chỉ dừng lại ở việc cài đặt phần mềm diệt virut, chưa quan tâm đến việc

đầu tư trang thiết bị để đảm bảo an toàn, bảo mật. An ninh thông tin cho các
website phụ thuộc vào giải pháp và phương thức bảo mật của các doanh nghiệp.
Bảng 5: Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước
năm 2012
TT Các đơn vị
Tỷ lệ máy
tính/cán bộ
(%)
Tỷ lệ cơ
quan
kết nối
mạng
cục bộ
(%)
Tỷ lệ cơ
quan
kết nối
mạng
diện
rộng
(%)
Tỷ lệ cơ
quan kết
nối
Internet
(%)
Tỷ lệ cơ
quan có
trang bị
máy

chủ
(%)
I Cấp Tỉnh (17 đơn vị) 75,93 100,00 0,00 100,00 82,35
Quy hoạch công nghệ thông tin tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2013 - 2020 25

×