Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 130 trang )



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
o0o













QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2008 - 2015
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020



























Kon Tum, 12/2008


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
o0o












QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2008 - 2015
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020








CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
KON TUM
ĐƠN VỊ TƯ V
ẤN
VIỆN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

















Kon Tum, 12/2008
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 1

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 3
DANH MỤC CÁC HÌNH 4
PHẦN I. TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH 5
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH 5
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH 6
III. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 8
3.1. Tình hình và xu thế phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên thế giới 8
3.2. Xu hướng phát triển thị trường công nghệ thông tin và truyền thông 9
3.3. Xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam 11
3.4. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử ở Việt Nam 14
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 17
TỈNH KON TUM 17
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 17
1.1. Vị trí địa lý 17
1.2. Địa hình 17
1.3. Khí hậu 17
1.4. Sông ngòi 17
II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH 18

2.1. Dân số 18
2.2. Nguồn nhân lực 18
III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 18
3.1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2007 18
3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 20
3.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Kon Tum đến năm 2010 21
3.4. Định hướng phát triển của tỉnh 22
3.5. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội 24
IV. TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN 25
4.1. Thuận lợi 25
4.2. Khó khăn 25
PHẦN III. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
27
I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 27
1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng và Nhà nước 27
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ 28
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống văn hoá xã hội 29
II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 30
2.1. Phát triển mạng và dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh 30
2.2. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và nhà nước 30
2.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các trường học và cơ sở y tế 32
2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp 32
III. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 33
3.1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước 33
3.2. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị giáo dục đào tạo và y tế 34
3.3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp 36
IV. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 36
V. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 37
5.1. Đường lối chủ chương phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Kon Tum 37

5.2. Công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý công nghệ thông tin của Tỉnh Kon Tum 37
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 2
5.3. Công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, dự án công nghệ thông tin
của Tỉnh Kon Tum 38
VI. CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CHO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 38
VII. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN38
7.1. Điểm mạnh 38
7.2. Điểm yếu 39
7.3. Nguyên nhân 41
7.4. Vị trí công nghệ thông tin của tỉnh 42
PHẦN IV. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH KON TUM 43
I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ BÁO
43
1.1. Xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam trong thời gian
tới 43
1.2. Các chỉ tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam 48
1.3. Dự báo tác động công nghệ thông tin đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội
của tỉnh 49
II. DỰ BÁO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA KON TUM 51
2.1. Dự báo Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước 51
2.2. Dự báo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp 53
2.3. Dự báo phát triển Thương mại điện tử 54
2.4. Dự báo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống xã hội 54
III. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA KON
TUM 56
3.1. Dự báo phát triển mạng chuyên dụng và LAN của tỉnh 56
3.2. Dự báo phát triển thuê bao Internet 56
3.3. Dự báo cơ sở hạ tầng Chính phủ điện tử 57
IV. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA

KON TUM 57
V. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA KON
TUM 58
PHẦN V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH KON TUM
ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 59
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 59
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN công nghệ thông tin 59
2.1. Mục tiêu tổng quát đến 2015 59
2.2. Mục tiêu tổng quát đến 2020 60
2.3. Mục tiêu cụ thể 60
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2015 61
3.1. Quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 61
3.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kĩ thuật công nghệ thông tin 74
3.3. Quy hoạch phát triển Nguồn nhân lực công nghệ thông tin 82
3.4. Quy hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin 91
IV. PHÂN KỲ THỰC HIỆN 91
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2020 94
5.1. Định hướng ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đến năm 2020 94
5.2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đến năm 2020 97
5.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2020 97
5.4. Định hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020 98
PHẦN VI. NHÓM GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 99
I. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHÍNH 99
1.1. Nhóm giải pháp về tạo lập và huy động vốn đầu tư 99
1.2. Nhóm giải pháp nguồn nhân lực công nghệ thông tin 100
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 3
1.3. Các giải pháp khác 100
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 106
2.1. Vai trò nhà nước, doanh nghiệp và người dân 106

2.2. Phân công trách nhiệm 107
III. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM 111
KẾT LUẬN 112
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN 2009-2015 113
PHỤ LỤC 2: KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 117
PHỤ LỤC 3: SƠ ĐỒ MẠNG LAN CỦA KON TUM 120
PHỤ LỤC 4: Nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển công nghệ thông tin Việt Nam
đến 2010 và định hướng đến 2020 123
1. Quan điểm phát triển 123
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2010 123
3. Định hướng phát triển đến năm 2020 của Việt Nam 124
4. Các chương trình hành động triển khai chiến lược 124
PHỤ LỤC 5: DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 127

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển dịch vụ và mạng lưới đến năm 2010 của Việt Nam 11
Bảng 2: Chỉ tiêu phổ cập Internet và công nghệ thông tin đến năm 2010 của VN 12
Bảng 3: Chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2010 13
Bảng 4: Chỉ tiêu xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010 15
Bảng 5: Tình hình phát triển Internet Việt Nam 29
Bảng 6: Số liệu về Internet của tỉnh Kon Tum 30
Bảng 7: Hạ tầng phần cứng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng 31
Bảng 8: Hạ tầng phần cứng công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lý nhà nước 32
Bảng 9: Hạ tầng phần cứng tại một số các doanh nghiệp 33
Bảng 10: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ sở giáo dục đào tạo 35
Bảng 11: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ sở y tế 35
Bảng 12: Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại một số các doanh nghiệp 36
Bảng 13: Xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin 42
Bảng 14: Khoảng cách số của Kon Tum so với cả nước 49
Bảng 15: 3 Hệ thống dịch vụ công trọng điểm 63

Bảng 16: 3 cơ sở dữ liệu trọng điểm 64
Bảng 17: 6 Hệ thống Dịch vụ công giai đoạn 2011-2015 64
Bảng 18: Các hệ thống cơ sở dữ liệu cần được triển khai giai đoạn 2011-2015 64
Bảng 19: Nhu cầu bố trí nhân lực công nghệ thông tin trong các đơn vị 82
Bảng 20: Nhu cầu bố trí nhân lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp 82
Bảng 21: Nhu cầu nguồn nhân lực tại các đơn vị 82
Bảng 22: Nhu cầu nguồn nhân lực CIO 83
Bảng 23: Khái toán kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và
Chính quyền 117
Bảng 24: Khái toán kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp phục vụ
sản xuất kinh doanh 117
Bảng 25: Khái toán kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đời sống xã hội 117
Bảng 26: Khái toán kinh phí phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh 118
Bảng 27: Khái toán phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin 118
Bảng 28: Tổng hợp phân kì kinh phí và nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2009-2015 119
Bảng 29: Chỉ tiêu phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm 2010 124
Bảng 30: Chỉ tiêu phát triển CN công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn
2020 126
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 4
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Các giai đoạn của Chính phủ điện tử theo mô hình của Gartner 46
Hình 2: Mô hình tổng quát một Chính phủ điện tử trong tương lai 48
Hình 3: Sơ đồ cấu trúc tổng quan mạng chuyên dụng của tỉnh Kon Tum 77
Hình 4: Mô hình Trung tâm công nghệ thông tin 91
Hình 5: Mô hình mạng máy tính của một số Sở Ban Ngành 120
Hình 6: Mô hình mạng của các huyện/thị 121
Hình 7: Mô hình cấu trúc mạng LAN không dây cấp huyện/ thị 122

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 5
PHẦN I. TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Công nghệ thông tin ngày nay đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực, góp phần vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm
thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập, làm việc của con người. Rất nhiều nước
đã coi sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông là hướng ưu tiên
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thế giới dưới những tác động của
công nghệ thông tin và truyền thông, đang đi vào nền kinh tế tri thức, trong đó
công nghệ thông tin có một vai trò quyết định.
Sự phát triển công nghệ thông tin có hai tác động cơ bản. Thứ nhất là tác
động lên việc hình thành ngành công nghiệp công nghệ cao: Công nghiệp
phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung. Thứ hai, công
nghệ thông tin có tác động tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất, hiệu quả,
thúc đẩy hội nhập của quá trình kinh doanh, quản lý điều hành.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin của Kon Tum trong thời gian qua đã
nhận được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, của Uỷ ban nhân dân và của các Sở Ban
Ngành. So với cả nước, tỉnh Kon Tum đã đạt được kết quả tương đối tốt trong
các Đề án 112 và Đề án 47. Tuy nhiên, việc ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tự khẳng định được
vị trí mũi nhọn, phương tiện "đi tắt đón đầu" phục vụ đắc lực cho công cuộc
đổi mới và phát triển, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh. Có
nhiều nguyên nhân, nhưng một nguyên nhân quan trọng là chưa tập trung
được thông tin thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội (kinh tế xã hội), hay
nói cách khác là chưa có Quy hoạch công nghệ thông tin để định hướng và tập
trung chỉ đạo, lãnh đạo và đầu tư phát triển lĩnh vực này.
Theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự hướng dẫn của
Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng “Quy
hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và định

hướng đến năm 2020”. Để phù hợp với các nội dung theo Quyết định số
246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt
Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến 2020, bản quy hoạch này sẽ chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 2009-2015 làm chi tiết, giai đoạn sau: Từ 2016 đến năm 2020 xác
định định hướng. Cách làm như vậy vừa đảm bảo đủ chi tiết trong giai đoạn
trước mắt để thực hiện, mặt khác đủ tầm nhìn cho các giai đoạn xa hơn, điều
này phù hợp với công nghệ thông tin là một ngành có tốc độ phát triển nhanh
và công nghệ thay đổi nhanh.
Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Kon Tum đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020 nhằm mục đích:

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 6
 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin.
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh, phục vụ cải cách hành chính
Nhà nước, nâng cao hiệu quả của chính quyền, từng bước xây dựng
chính quyền điện tử, cung cấp các dịch vụ công.
 Làm cơ sở để các doanh nghiệp đầu tư đúng định hướng của Nhà
nước trong từng giai đoạn, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định,
tránh bớt rủi ro.

Góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống xã hội, từng bước
hình thành xã hội thông tin.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH
Căn cứ xây dựng Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Kon
Tum đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, dựa trên các văn bản của
Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến Tỉnh, bao gồm:

Chỉ đạo của Đảng và căn cứ pháp lý Nhà nước đối với sự phát triển
công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam:
 Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII)
về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
 Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/05/2001 của Thủ tướng
Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số
58-CT TW.
 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 06/04/2004 của Thủ tướng Chính
phủ, phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ
thông tin từ nay đến 2020.
 Luật Công nghệ thông tin (luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước
Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 29/6/2006).
Căn cứ pháp lý liên quan đến chỉ đạo của Chính phủ về quy hoạch ngành
công nghệ thông tin:
 Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính
phủ, phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai
đoạn 2006-2010.
 Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
 Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/9/2006 về
Thương mại điện tử.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 7
 Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định
về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ
quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
 Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê

duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và
dịch vụ chứng thực chữ ký số.
 Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng
Chính phủ, phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp phần mềm
Việt Nam đến năm 2010.
 Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng
Chính phủ, phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp điện
tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
 Nghị định 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ hướng dẫn
Luật công nghệ thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực công nghệ thông tin.
 Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ hướng dẫn
Luật công nghệ thông tin về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan Nhà nước.
Căn cứ pháp lý của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ
chức triển khai thực hiện phát triển công nghệ thông tin:
 Công văn số 2488/UBND – XD, ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phúc đáp tờ trình số 196/TT-
SBCVT và 197/TT-SBCVT ngày 6/11/2006 của Sở Bưu chính viễn
thông về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch phát triển Công nghệ
thông tin tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
 Quyết định số 37/QĐ-SBCVT ngày 01/03/2007 của Sở Bưu chính
viễn thông tỉnh Kon Tum về việc chỉ định Viện Chiến lược Bưu chính
Viễn thông và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Thông tin và truyền
thông là đơn vị tư vấn lập Quy hoạch hoạch phát triển Công nghệ
thông tin tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
 Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII;
 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn

2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020;
 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Kon
Tum;
 Quyết định thành lập Sở Bưu chính Viễn thông tỉnh Kon Tum (nay là
Sở Thông tin và Truyền thông);

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 8
III. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
3.1. Tình hình và xu thế phát triển công nghệ thông tin và truyền thông
trên thế giới
3.1.1. Công nghệ thông tin phục vụ phát triển
Công nghệ thông tin hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi
lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động,
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình hội nhập.
Công nghệ thông tin mang lại cả cơ hội và thách thức lớn cho các nền
kinh tế mới phát triển và đang phát triển. Nếu nắm bắt được các tiềm năng
của công nghệ thông tin, có thể hướng tới khả năng vượt qua các rào cản lạc
hậu về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, để nâng cao hiệu quả trong việc
thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện y tế, giáo dục
đào tạo, cũng như tăng nhanh mức tăng trưởng kinh tế.
3.1.2. Sự phát triển hội tụ mạng viễn thông và mạng Internet
Sự phát triển của các công nghệ mới đã cho phép thiết kế và xây dựng
các mạng thông tin thế hệ sau (NGN - Next-Generation Network) nhằm triển
khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa
thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Quá trình hội tụ mạng viễn thông về
NGN là một cuộc cách mạng thực sự trong ngành viễn thông. Cuộc cách
mạng công nghệ này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chuyển mạch, truy
cập và dịch vụ.

3.1.3. Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở (PMNM)
Các nhà hoạch định chính sách và nhiều chuyên gia công nghệ thông tin
đã nhìn nhận: Phát triển PMNM sẽ giúp giảm sự lệ thuộc vào các hãng phần
mềm quốc tế, tiết kiệm ngân sách cho chính phủ, tạo thêm sự lựa chọn cho
người sử dụng và đồng thời cũng tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh
nghiệp phần mềm, nâng cao khả năng phát triển của ngành công nghiệp bản
địa và có thể là một "lối thoát" cho các quốc gia trước sức ép bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ.
Phần mềm nguồn mở có tiềm năng giúp hiểu rõ và nhanh chóng nắm bắt
được công nghệ, rút ngắn được thời gian đào tạo kiến thức về công nghệ
thông tin, nhanh chóng xã hội hoá hoạt động nghiên cứu, phát triển phần
mềm.
3.1.4. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây
Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế hiện đại, bên
cạnh các loại hình kết nối mạng truyền thống dùng dây cáp. Chất lượng tin
cậy, hoạt động ổn định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là những
yếu tố đặc trưng, chứng tỏ kết nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu
cầu trao đổi thông tin khác nhau, từ sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí.
Động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng này là những công nghệ thế hệ mới
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 9
Wifi, Wimax đem tới thông lượng cao hơn, phạm vi kết nối xa hơn và công
suất mạnh hơn.
3.1.5. Xu thế phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ công nghệ
thông tin - viễn thông - phát thanh và truyền hình
Xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền thông quảng bá,
đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, hình thành những loại hình dịch
vụ mới, khả năng mới, cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Truyền thanh, truyền hình ngày càng được số hóa mạnh mẽ hơn và sử dụng
ngày càng nhiều công nghệ mới nhất của công nghệ thông tin. Internet đang

từng bước trở thành phương tiện truyền tải chương trình phát thanh, truyền
hình đến người sử dụng ở mọi nơi trên thế giới. Sự hội tụ của công nghệ
thông tin - viễn thông – phát thanh và truyền hình đang tạo ra một thị trường
rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin.
3.2. Xu hướng phát triển thị trường công nghệ thông tin và truyền thông
3.2.1 Toàn cầu hóa, hội nhập
Công nghệ thông tin, nhất là mạng Internet làm cho khoảng cách trên thế
giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa
hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang
tính toàn cầu.
Mối quan hệ kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước,
các doanh nghiệp ngày càng được tăng cường nhưng đồng thời tính cạnh
tranh cũng trở nên mạnh mẽ. Cạnh tranh tiến hành trên phạm vi toàn cầu,
không chỉ có các công ty xuyên quốc gia mà ngay cả các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
3.2.2. Chuyển dịch sản xuất đến các quốc gia có giá lao động thấp
Do áp lực cạnh tranh lớn, giá nhân công cao, nhiều công ty ở các nước
phát triển buộc phải chuyển cơ sở sản xuất sang những nước có nguồn lao
động rẻ, cơ chế thuận lợi, và có tiềm năng thị trường.
Về công nghiệp phần mềm, xu hướng mà các công ty Mỹ đang áp dụng
là thuê các lập trình viên có kỹ năng cao nhưng chi phí thấp ở những nước
đang phát triển, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ
thông tin của Ấn Độ để phát triển hoặc viết các chương trình phần mềm. Khi
chi phí cho người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin Ấn Độ ngày
một tăng lên thì việc thuê các lập trình viên phần mềm sẽ được chuyển sang
các nước khác như Trung Quốc, Việt Nam,
Về công nghiệp phần cứng, nhiều công ty lớn có nhu cầu thuê gia công
lắp ráp phần cứng tại những quốc gia đang phát triển. Điểm đến của các công
ty này là các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ. Việt Nam sẽ có khả năng
chiếm một thị phần nhỏ trong lắp ráp điện tử.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 10
3.2.3. Chuyển giao công nghệ
Một vấn đề đang được các công ty công nghệ thông tin quan tâm là vấn
đề sở hữu trí tuệ. Trước đây chủ yếu các công ty phần mềm lớn chú trọng đến
sở hữu trí tuệ, nhưng ngày nay còn có ngành công nghiệp nội dung. Các quốc
gia đang rất chú trọng đến vấn đề này, đặc biệt là qua các Hiệp định thương
mại như WTO để củng cố và áp dụng các quy chế về sở hữu trí tuệ của họ.
Khi mà tốc độ truyền thông băng rộng và tốc độ xử lý của máy tính không
ngừng tăng lên thì ngành công nghiệp nội dung sẽ càng bị đe dọa nhiều hơn
bởi nạn vi phạm bản quyền. Đối với các nước đang phát triển nền công
nghiệp phần mềm và nội dung thông tin thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
lại càng trở nên cấp thiết.
3.2.4. Thương mại điện tử
Sự phát triển thị trường công nghệ thông tin còn được đánh dấu bởi sự
phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử (thương mại điện tử) là
hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu.
Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới.
Tuy nhiên, sự khác biệt trong ứng dụng thương mại điện tử giữa các nước
phát triển và đang phát triển rất lớn. Thương mại điện tử giúp giảm chi phí
sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng, bán hàng và tiếp thị. thương mại điện
tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho
phát triển kinh tế tri thức.
3.2.5. Chính phủ điện tử
Một ứng dụng tác động lớn tới thị trường công nghệ thông tin là các
nước đang nhanh chóng triển khai xây dựng Chính phủ điện tử. “Chính phủ
điện tử là Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hoạt
động hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn”.
Chính phủ điện tử ứng dụng công nghệ thông tin, cùng với quá trình đổi
mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, làm cho Chính phủ

hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân và doanh
nghiệp tốt hơn và phát huy dân chủ mạnh mẽ hơn. Chính phủ điện tử đang trở
thành mô hình phổ biến đối với nhiều quốc gia, cung cấp dịch vụ, thông tin
trực tuyến cho mọi người dân, doanh nghiệp một cách nhanh chóng, tiết kiệm,
thuận lợi hơn ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
3.2.6. Xu hướng hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin
Nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tế mới - thời đại của nền kinh
tế tri thức, thời đại của xã hội thông tin trong đó thông tin, trí tuệ trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Khác với loại hình kinh tế trước đây lấy công nghiệp
truyền thống làm nền tảng sản xuất, lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu
thốn và ít ỏi làm chỗ dựa để phát triển sản xuất, kinh tế thông tin lấy công
nghệ cao làm lực lượng sản xuất, lấy trí lực - nguồn tài nguyên vô tận làm chỗ
dựa chủ yếu, lấy công nghệ thông tin làm nền tảng để phát triển. Trong nền
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 11
kinh tế thông tin năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực thu
thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin.
Để có thể tận dụng được mọi cơ hội do công nghệ thông tin đem lại và để
đảm bảo việc đầu tư vào phát triển chính phủ điện tử và thương mại điện tử có
hiệu quả, người dân phải có nhận thức đầy đủ về các khả năng của công nghệ
thông tin và có thể sử dụng được các tiện ích do công nghệ thông tin cung
cấp. Tại nhiều nước phát triển, Chính phủ đã cố gắng đảm bảo cho mọi người
dân đều có cơ hội học tập và có được sự hiểu biết cơ bản về sử dụng công
nghệ thông tin. Ở một số nước phát triển khác, khóa đào tạo đầu tiên cho
những người thất nghiệp là khoá đào tạo về công nghệ thông tin miễn phí bởi
vì Chính phủ nhận rõ được tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với cơ
hội tìm việc làm cho những người này.
3.3. Xu hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam
3.3.1. Phát triển hạ tầng viễn thông và Internet
Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ

hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm
bảo an toàn thông tin, giá cước thấp. Trong Quyết định số 32/2006 ngày
17/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn
thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 đã nêu rõ một số chỉ tiêu.
Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển dịch vụ và mạng lưới đến năm 2010 của Việt
Nam
Một số chỉ tiêu
Số máy/
100 dân
Tỷ lệ sử dụng
(%)
Toàn quốc 32 - 42
(trong đó điện thoại cố định) 14 - 16
100
- Toàn quốc 8 - 12
(trong đó thuê bao băng rộng 30%) 2,4 - 3,6
25 - 35
Nguồn: Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 (trang 2, 3)
- Người dân trong nước sử dụng Internet
Mật độ điện thoại
Số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng
Thuê bao Internet
Sử dụng Internet

3.3.2 Hình thành và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác
quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ thông tin lớn. Việt Nam trở thành
một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông và máy tính,
sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện, và thiết kế chế tạo thiết bị mới.
Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan

trọng, có tốc độ tăng trưởng trung bình 20-25% một năm, đạt tổng doanh thu
khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2010. Máy tính cá nhân, điện thoại di động và
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 12
phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong
nước, và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD. Việt Nam sẽ phát triển công
nghiệp phần mềm, tiến tới xuất khẩu phần mềm. Công nghiệp nội dung sẽ
từng bước phát triển.
3.3.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trong tất
cả các ngành nhằm xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân
điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại
điện tử,…. Trên 50% người lao động, 80% thanh niên biết sử dụng các ứng
dụng của công nghệ thông tin. 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá và trung
tâm giáo dục cộng đồng có kết nối Internet. 80% dịch vụ hành chính công cơ
bản được cung cấp trực tuyến. Trên 50% các loại dịch vụ công cơ bản được
cung cấp thông tin và giao dịch trực tuyến. 90-100% doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và phát triển nguồn lực, quảng bá
thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường. 50-60% doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ thông tin vào cải tiến, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế,
kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. 25-30% tổng số giao dịch của các
ngành thực hiện qua giao dịch điện tử.
3.3.4. Phổ cập Internet và công nghệ thông tin
Đẩy mạnh việc phổ cập điện thoại cố định và Internet đến tất cả các xã
trong cả nước. Đến năm 2010 đảm bảo 100% số xã có điểm truy nhập dịch vụ
điện thoại công cộng, 70% số xã có điểm truy nhập Internet công cộng (ngoài
bưu điện văn hoá xã và trung tâm giáo dục cộng đồng), 100% số huyện và
hầu hết các xã trong các vùng kinh tế trọng điểm được cung cấp dịch vụ
Internet băng rộng.
3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin của đất nước. Đào tạo về công nghệ thông tin
tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong
ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ. Sau đây là một số
chỉ tiêu của Việt Nam đến năm 2010:
Bảng 2: Chỉ tiêu phổ cập Internet và công nghệ thông tin đến năm 2010
của VN
Chỉ tiêu của Việt Nam đến 2010 Tỷ lệ (%)
Số xã có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng 100

Số xã có điểm truy cập dịch vụ Interner công cộng 70

S
ố huyện có Internet băng rộng (ADSL)

100

S
ố điểm b
ưu đi
ện văn hoá x
ã
đư
ợc kết nối Internet

100

S
ố trung tâm giáo dục cộng đồng đ
ư

ợc kết nối Internet

100

S
ố Viện nghi
ên c
ứu, tr
ư
ờng đại học, cao đẳng,
Trung h
ọc chuy
ên nghi

p,
Trung học phổ thông có truy nhập Internet tốc độ cao (ADSL)
100

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 13
S
ố tr
ư
ờng Trung học c
ơ s
ở v
à b
ệnh viện đ
ư
ợc kết nối Internet


90

S
ố sinh vi
ên t
ốt nghiệp đại học, cao đẳng,
Trung h
ọc

chuyên nghi
ệp có đủ
kỹ năng sử dụng máy tính và Internet vào công việc
100

Số trường Đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Sở Giáo dục đào
tạo có trang thông tin điện tử (Website)
100

Nguồn: Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 (trang 3)
Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam (trang 5, 6)

Bảng 3: Chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam đến năm
2010
Chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam đến 2010 Tỷ lệ (%)
Thanh niên ở thành phố, thị xã, thị trấn biết sử dụng các ứng dụng công
nghệ thông tin truyền thông và khai thác Internet
> 80

Số bệnh viện phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử 80


Số cán bộ y tế được phổ cập sử dụng tin học 70

Số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành,
quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hoá
các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá sản phẩm …
50-70

Số doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực
hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế. Đăng ký và cấp phép kinh doanh qua
mạng
> 50

Số doanh nghiệp khai báo đăng ký và cấp phép hải quan qua mạng > 40

T
ổng số giao dịch của các ng
ành kinh t
ế đ
ư
ợc thực hiện thông qua h

thống giao dịch và thương mại điện tử
25
-
30

Ngu
ồn: Chiến l
ư

ợc phát triển
công ngh
ệ thông tin

và truy
ền thông

Vi
ệt Nam đến năm
2010 (trang 3, 4)
Đến năm 2015, ở bậc đại học, cao đẳng đảm bảo tỷ lệ 15 sinh viên có 1
giảng viên công nghệ thông tin; 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng
viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên, trên 50% giảng viên đại học và ít
nhất 10% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ. Đến năm 2020, trên 90%
giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên,
trên 75% giảng viên đại học và ít nhất 20% giảng viên cao đẳng có trình độ
tiến sĩ.
Tạo được chuyển biến đột phá về chất lượng đào tạo. Phấn đấu đến năm
2015 đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông ở bậc đại học đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực ASEAN; 80% sinh viên công nghệ thông tin, điện
tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học trong nước có đủ khả năng
chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. Đến năm
2020 đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông tại nhiều trường đại học
đạt trình độ quốc tế; 90% sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông
tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để
tham gia thị trường lao động quốc tế.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin
học cho các cơ sở giáo dục phổ thông. Đến năm 2015, toàn bộ học sinh các
trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và 80% học sinh các trường
tiểu học được học tin học. Đảm bảo dạy tin học cho 100% học sinh trong các

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 14
cơ sở giáo dục phổ thông vào năm 2020. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục và đào tạo. Đến năm 2015, 100% giáo viên các cấp
có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho giảng dạy.
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Từ nay đến năm
2015, cung cấp cho các doanh nghiệp này 250.000 người có chuyên môn về
công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Trong số đó, 50% có trình độ cao
đẳng, đại học và 5% có trình độ Thạc sỹ trở lên.
Không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng công
nghệ thông tin cho toàn xã hội. Đến năm 2015, tất cả cán bộ, công chức, viên
chức các cấp, 100% cán bộ y tế, 80% lao động trong các doanh nghiệp và trên
50% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Các Bộ, ngành,
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có giám đốc công nghệ thông tin, được
đào tạo theo quy định của Nhà nước. Đến năm 2020, 90% lao động trong các
doanh nghiệp và trên 70% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ
thông tin.
3.4. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử ở Việt
Nam
3.4.1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Đảng và
Nhà nước tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử là chính phủ hiện đại, minh bạch và hiệu quả. Xây
dựng chính phủ điện tử nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành của chính
phủ đáp ứng với yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập. Mục đích của xây
dựng chính phủ điện tử:
1. Xây dựng Chính phủ điện tử nhằm thực hiện một Chính phủ hoạt động
hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn.
2. Xây dựng Chính phủ điện tử phải được tiến hành đồng bộ, gắn bó chặt
chẽ với quá trình cải cách hành chính nhà nước. Các phương thức quản lý,

quy trình làm việc, các thủ tục hành chính cần được rà soát, đổi mới, tổ chức
lại đảm bảo rõ ràng, minh bạch, và áp dụng công nghệ thông tin có hiệu quả.
3. Xây dựng Chính phủ điện tử là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới,
nâng cao năng lực và chất lượng sống cho người dân, nâng cao năng lực cạnh
tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển
kinh tế góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
4. Xây dựng Chính phủ điện tử phải được thực hiện từ tất cả các cấp
chính quyền, có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng.
Để xây dựng chính phủ điện tử, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64 để
chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở các cấp.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 15
3.4.2. Cải cách hành chính, quy trình công tác
Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp
thời từ Trung ương đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đảm bảo trên 50% các văn bản được lưu chuyển trên mạng, giảm thiểu
việc sử dụng giấy, 100% các cán bộ, công chức Nhà nước có điều kiện sử
dụng thư điện tử và khai thác thông tin trong công việc.
Hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng, và hải quan đạt trình độ tương
đương với các nước tiên tiến trong khu vực.
Hệ thống thông tin công dân, cán bộ công chức, địa lý, và thống kê có
thông tin cơ bản được cập nhật đầy đủ và cung cấp thường xuyên.
3.4.3. Cung cấp các dịch vụ công
Theo Nghị định 64 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà
nước, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã nêu rõ các chỉ tiêu cung cấp
các dịch vụ công của Chính phủ điện tử đối với các cơ quan Chính phủ từ
Trung ương đến địa phương.
Bảng 4: Chỉ tiêu xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010

Chỉ tiêu đến năm 2010 của Việt Nam Mức độ

ợng văn bản l
ưu chuy
ển tr
ên m
ạng

> 50%

Cán bộ công chức Nhà nước sử dụng thư điện tử, ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ cho công việc
100%
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thực hiện trao đổi văn bản trên môi trường
mạng nhằm giảm giấy tờ
100%
Các B
ộ, c
ơ quan ngang B
ộ, c
ơ quan thu
ộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân
các tỉnh có Cổng thông tin điện tử với đầy đủ thông tin
100%

Số cổng thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh cung cấp dịch vụ hành chính công
mức độ 2 cho người dân và doanh nghiệp
70%

Các tỉnh cung cấp được tối thiểu 3 dịch vụ hành chính công trực tuyến
mức độ 3 phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính
100%
Nguồn: Nội dung cơ bản của Nghị định 64 và hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng
công nghệ thông tin
3.4.4. Đầu tư để phát triển thương mại điện tử
Việt Nam quyết tâm xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho thương
mại điện tử. Quốc hội đã ban hành Luật giao dịch điện tử, là cơ sở pháp lý
đầu tiên và quan trọng cho các ứng dụng thương mại điện tử.
Sáu chính sách lớn của Kế hoạch phát triển thương mại điện tử là cơ sở
để triển khai nhiều chương trình, dự án cụ thể.
 Triển khai mạnh mẽ và liên tục hoạt động phổ biến, tuyên truyền,
đào tạo về thương mại điện tử.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 16
 Nhanh chóng tạo lập môi trường thuận lợi cho thương mại điện tử
với việc ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan tới thương mại điện tử.
 Các cơ quan Nhà nước ở mọi cấp cần phải đi tiên phong trong việc
hỗ trợ và ứng dụng thương mại điện tử.
 Phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thương mại điện tử trên cơ sở
chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.
 Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới thương mại
điện tử một cách cương quyết, kịp thời.
 Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về thương mại
điện tử.
Có thể dự đoán các doanh nghiệp có quan hệ đối tác mạnh với nước
ngoài sẽ là lực lượng đi tiên phong ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam,
đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn cần sự hỗ trợ của Nhà nước để có
thể tiếp thu những ứng dụng tiên tiến của thương mại điện tử một cách hiệu

quả. Loại hình giao dịch thương mại bán lẻ trực tuyến kết hợp với kênh phân
phối truyền thống (B2B) sẽ dần dần chiếm ưu thế.
Doanh nghiệp là động lực cho phát triển thương mại điện tử. Chính mỗi
doanh nghiệp sẽ tự quyết định có tham gia thương mại điện tử hay không,
tham gia như thế nào, vào thời điểm nào, sẽ đầu tư nhân lực và nguồn lực ra
sao, v.v Nói cách khác, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt đối với việc ứng
dụng và phát triển thương mại điện tử.
Nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ cho thương mại
điện tử như hải quan điện tử, thuế điện tử, đăng ký đầu tư điện tử, cấp phép
nhập khẩu điện tử, v.v Nếu nhà nước không hoàn thành tốt nhiệm vụ cung
cấp các dịch vụ công này thì thương mại điện tử cũng rất khó phát triển một
cách toàn diện và mạnh mẽ.
Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh
cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, đặc biệt trong lĩnh vực bán lại dịch
vụ, cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị và Internet.
Các doanh nghiệp viễn thông và Internet Việt Nam khai thác có hiệu quả
thị trường trong nước, tiến tới mở rộng kinh doanh và đầu tư ra thị trường
nước ngoài.
Sự phát triển của thương mại điện tử gắn chặt với sự phát triển của công
nghệ thông tin và Chính phủ điện tử. Trong những năm qua công nghệ thông
tin ở nước ta đã phát triển khá nhanh. Chiến lược phát triển công nghệ thông
tin và truyền thông đặt thương mại điện tử như một trong những trụ cột chính
của phát triển công nghệ thông tin trong những năm tới.
Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử cần phù hợp với Chiến
lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cũng như Kế hoạch tổng
thể phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam tới 2010.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 17
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH KON TUM



I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý
Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao, biên giới ở phía bắc Tây
Nguyên. Nằm ở ngã ba Đông Dương có cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Ngọc Hồi.
Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam,
phía Tây giáp với hai nước Lào và Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Gia
Lai. Vì vậy, tỉnh Kon Tum có vị trí rất quan trọng về phát triển kinh tế xã hội,
bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng đối với Vùng Tây Nguyên, Miền
Trung và cả nước. Kon Tum có diện tích 9.661,7 km
2
bao gồm 8 huyện và 1
thị xã.
1.2. Địa hình
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình đa
dạng và thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, bao gồm: Đồi núi,
cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp. Độ cao trung bình ở
phía Bắc từ 800-1.200m, phía Nam độ cao từ 500 - 550m. Phần lớn diện tích
tự nhiên của Tỉnh nằm khuất bên sườn phía tây của dãy Trường Sơn Nam.
1.3. Khí hậu
Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt
độ trung bình phổ biến các nơi đạt 22 – 23
0
C. Độ ẩm bình quân hàng năm 78-
87%. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.730 - 1.880 mm, có sự phân hóa
theo thời gian và không gian. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa chủ yếu
bắt đầu từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11, tập trung đến 85 - 90% lượng mưa
hàng năm. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, nhất là vào các
tháng mùa khô.

1.4. Sông ngòi
Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông suối bắt nguồn từ phía bắc của tỉnh
Kon Tum thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết bao gồm các hệ
thống:
Hệ thống thông đầu nguồn sông Ba: Bắt nguồn từ vùng núi Konklang
(huyện Konplong), qua tỉnh Gia Lai, tỉnh Phú Yên và đổ ra biển Đông.
Hệ thống sông Sê San: Hệ thống này bao gồm các con sông: Sông Đak
Bla, Sông Đak Psi, Sông Pôkô.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và
trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100.000 m
3
/ngày, nhất là từ độ sâu 60m –
300m có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra ở huyện Đăk Tô, Konplong phát
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 18
hiện được 9 điểm có nước khoáng nóng có khả năng khai thác, sử dụng làm
nước giải khát và chữa bệnh.
II. NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH
2.1. Dân số
Dân số tỉnh Kon Tum năm 2007 là 389.745 người. Dân cư trong tỉnh
phân bổ không đồng đều. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 40 người/km
2
.
Trong đó khu vực thành thị 136.113 người (chiếm 34,92%). Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên năm 2007 là 1,963%.
Toàn tỉnh có 21 dân tộc. Trong đó, dân tộc kinh chiếm gần 47%, dân tộc
Xơ Đăng 24%, dân tộc Bana chiếm 11,6%, dân tộc Giẻ Triêng 7,56%, dân tộc
Gia Rai 5%, các dân tộc còn lại 4,84%.
2.2. Nguồn nhân lực
Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân 199.045 người, trong

đó lao động nông lâm nghiệp là 143.935 người, chiếm khoảng 72,31%.
Đa số là lao động phổ thông, chưa được đào tạo cơ bản qua các trường
cũng như các cơ sở sản xuất. Nguồn nhân lực là đồng bào ít người có trình độ
dân trí còn khá thấp, chưa đủ sức và đáp ứng được cho phát triển kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Thành tựu phát triển kinh tế xã hội năm 2007
3.1.1. Kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2007 là 15,24%. Trong đó:
Nông, lâm, thuỷ sản tăng 7,97%, Công nghiệp – xây dựng tăng 35,85% và
Dịch vụ tăng 13,26%. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,46 triệu đồng
(tương đương 461USD), đạt 106,5% so với kế hoạch, tăng 90 USD so với
năm 2006.
Diện tích trồng lúa cả năm đạt 96,68% so với kế hoạch; diện tích cao su
tăng 2.504 ha; diện tích cây sắn tăng so với năm 2006 là 2.405 ha; bệnh lở
mồm long móng đã xẩy ra làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển đàn gia súc
của tỉnh. Tuy nhiên, đến 30/06/2007 dịch bệnh đã được khống chế và dập tắt;
diện tích trồng rừng tăng cao.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt khá (738,8 tỷ đồng) tăng
25,3% so với năm 2006. Một số sản phẩm tăng cao như: Sản phẩm từ sắn và
tinh bột sắn, đường, gỗ xẻ, hàng mộc dân dụng xuất khẩu.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2007 là 1.532 tỷ
đồng; Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 34,3 triệu USD, tăng hơn 2 lần so
với năm 2006.
Công tác xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đạt
khá, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 100 nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 19
tư, khảo sát và lập dự án đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực: Thuỷ điện,
trồng rừng, trồng cao su, đầu tư vào Khu du lịch sinh thái Măng Đen…

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 378,3 tỷ đồng, tăng
17,21% so với thực hiện năm 2006. Trong đó: Thu nội địa (chưa tính thu xổ
số kiến thiết) là 322,747 tỷ đồng; Thu xổ số kiến thiết quản lý qua ngân sách
là 28 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách địa phương là 1.816 tỷ đồng. Trong đó: Chi ngân
sách địa phương là 1.086 tỷ đồng; chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung
ương là 730 tỷ đồng.
Chỉ số giá tiêu dùng tính đến hết tháng 11 năm 2007 là 109,62%.
Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn: 2.536,82 tỷ đồng, trong
đó đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách là 871,17 tỷ đồng. Ngoài vốn cho đầu
tư phát triển đã được bố trí từ đầu năm, số vốn được các Bộ, ngành bổ sung
trong năm là 165 tỷ đồng.
3.1.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng
Về giáo dục - đào tạo: Tiếp tục củng cố, nâng cao kết quả chống mù
chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; loại hình bán trú dân nuôi xã, liên xã được
quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả; Thực hiện cuộc vận động nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Đặc biệt
trong năm đã phối hợp với Đại học Đà Nẵng củng cố trường lớp, ổn định cho
khoá học đầu tiên và thực hiện rà soát quy hoạch, cử 100 cán bộ các xã,
phường, thị trấn để đào tạo tại Phân hiệu này.
Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe: Được chú trọng quan tâm, tuy
trong năm vẫn có một số địa phương xảy ra dịch sốt xuất huyết, nhưng không
có trường hợp nào tử vong; Công tác phòng chống dịch bệnh tại các xã,
phường, cơ sở hạ tầng y tế được củng cố, kiện toàn; tiếp tục triển khai cuộc
vận động tăng cường bác sỹ về công tác tuyến xã; tiếp tục thực hiện đào tạo,
nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sỹ. Tuy nhiên, chất lượng
khám, chữa bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu. Mạng lưới y tế thôn bản đã
được hình thành nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động còn hạn chế.
Văn hoá: Đã tổ chức nhiều hoạt động về văn hoá, thể thao mừng các
ngày kỷ niệm của đất nước, của tỉnh; Đẩy mạnh tuyên truyền bầu cử Quốc hội

khoá XII. Đến cuối năm 2007, tổng số hộ nghèo ước giảm còn khoảng 22.520
hộ, chiếm tỷ lệ 26,5% (giảm 4,88% so với năm 2006).
An ninh quốc phòng: Đã duy trì, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc
phòng và an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn
kịp thời các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; an toàn giao thông
đã đạt được tiến bộ đáng kể, tuy nhiên chưa vững chắc, tai nạn giao thông
nghiêm trọng vẫn xẩy ra. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân
được xử lý có hiệu quả. Tổ chức thành công diễn tập PT07.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 20
3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008
3.2.1. Kinh tế:
Tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 636 tỷ đồng (giá 1994), tăng 14,42% cùng
kỳ năm trước (gần bằng mức tăng của năm 2007). Trong đó, Nông – Lâm -
Thuỷ sản tăng 9,59%, Công nghiệp – Xây dựng tăng 23,01%, Thương mại -
dịch vụ tăng 11,97%. Trong điều kiện khó khăn do lạm phát, giá cả tăng cao,
Chính phủ siết chặt chi tiêu và đầu tư công, nhưng tỉnh vẫn duy trì được tốc
độ tăng trưởng kinh tế.
Sản lượng lương thực có hạt tăng 2,85%. Toàn tỉnh có 211 nghìn con gia
súc, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2007. Tình hình dịch, bệnh trên cây trồng và
vật nuôi được kiểm soát tốt. Sản lượng gỗ khai thác (tận thu) trên địa bàn đạt
17.000m
3
, giảm 7,7% cùng kỳ năm trước.
Công nghiệp đạt kết quả khá, giá trị sản xuất đạt trên 298 tỷ đồng, tăng
10,61% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 1.014 tỷ
đồng, tăng 40% cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 15 triệu USD, bằng 43%
kế hoạch, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,2 triệu USD, bằng 32,6% kế hoạch.
Thu ngân sách Nhà nước tại địa bàn 6 tháng đầu năm là 273.830 triệu
đồng (chưa tính thu xổ số kiến thiết quản lý qua ngân sách là 18.000 triệu

đồng), đạt 65,2% dự toán và tăng 57,4% so thực hiện cùng kỳ năm trước. Chi
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương ước thực
hiện 6 tháng 101.000 triệu đồng, tăng 77,8% so cùng kỳ năm trước; chi đầu tư
từ Trung ương bổ sung có mục tiêu ước thực hiện 6 tháng 203.000 triệu đồng,
đạt 38,6% kế hoạch. Chi thường xuyên ước 394.500 triệu đồng, đạt 47,5% dự
toán và tăng 18,8% so thực hiện cùng kỳ năm trước.
Việc mở rộng đô thị và phát triển kinh tế đô thị được quan tâm đầu tư,
xây dựng. Đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang tiến hành đầu tư các công
trình cơ sở hạ tầng thiết yếu của các khu, cụm công nghiệp Hoà Bình, Sao
Mai, Đăk La; một số hạng mục khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã đưa vào
sử dụng, bước đầu phát huy hiệu quả; đang xúc tiến kêu gọi đầu tư khu đô thị
phía Nam cầu Đăk Bla. Thị xã Kon Tum được đầu tư phát triển và đã được
công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại III (miền núi). Nhiều thị trấn huyện lỵ
được quy hoạch, chỉnh trang, xây dựng mới, góp phần làm thay đổi đáng kể
diện mạo chung của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 89/97 xã, phường, thị trấn có
đường giao thông, ô tô có thể đến trung tâm xã và một số thôn. Hệ thống quốc
lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường đô thị đã và đang được đầu tư nâng cấp.
Mạng lưới điện đã đến 100% số xã với 90% số hộ được sử dụng điện.
3.2.2. Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng
Hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, quan tâm giải quyết khá đồng
bộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội và chăm lo đời sống
nhân dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 21
Về giáo dục - đào tạo: Công tác dạy và học được duy trì có nề nếp; chất
lượng giáo dục có bước chuyển biến tốt. Tuy nhiên, số học sinh bỏ học đến
31/3/2008 là 2.904 em (trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 75,55%). Kỳ
thi tốt nghiệp trung học phổ thông lần 1 năm 2008 được tổ chức nghiêm túc,
an toàn và đạt kết quả khá (tỷ lệ giáo dục trung học phổ thông đỗ tốt nghiệp
75,96%, tăng 20,34%; tỷ lệ giáo dục thường xuyên đỗ tốt nghiệp 20,8%, tăng

14,38% so với lần 1 năm 2007).
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe:
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng
cường; đưa vào sử dụng hệ thống chụp cắt lớp CT Scanner; triển khai thực
hiện Đề án khám chữa bệnh theo yêu cầu. Trên địa bàn tỉnh không có dịch,
không có ngộ độc thực phẩm xẩy ra trên diện rộng, chưa phát hiện trường hợp
mắc cúm A (H
5
N
1
). Trong 6 tháng đầu năm, tinh thần và thái độ phục vụ của
y, bác sỹ có bước cải thiện.
Văn hoá:
Giải quyết cơ bản tốt các chế độ đối với đối tượng chính sách, người có
công với cách mạng. Công tác cứu đói, cứu rét, trợ giúp đồng bào khó khăn
được thực hiện kịp thời. Do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả tăng cao nên đời
sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức, người làm công ăn lương và nhân dân lao động
nghèo.
Số hộ nghèo giảm trong 6 tháng khoảng 1.100 hộ, đạt 36,7% kế hoạch,
đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến 30/6/2008 xuống còn 23,37%.
Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao ở cơ sở được đẩy mạnh.
An ninh quốc phòng: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục
được giữ vững. Công tác phân giới, cắm mốc biên giới đạt kết quả khá.
3.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Kon Tum đến năm 2010
- Mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 15%, tổng giá trị sản
phẩm (GDP) đến năm 2010 tăng 2 lần so với năm 2005.
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Nông lâm nghiệp thuỷ sản: 37-38%;
Công nghiệp và xây dựng: 25-26%; Thương mại và dịch vụ: 36-37%
trong GDP.

- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 9,3 triệu đồng (trên 550
USD).
- Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 11-12%/ năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 23-24% năm.
- Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 15-16%/
năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 30 triệu USD.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 22
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2010 đạt 600 tỷ đồng
- 100% số xã có đường ô tô đến được trung tâm xã cả hai mùa, có chợ
hoặc cửa hàng thương mại.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 1,83%/ năm (năm 2010 còn dưới
1,65%).
- Số lao động được đào tạo đạt trên 35%.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 18%.
- Đến năm 2010, có trên 35% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; tỉnh
được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở, 90%
giáo viên đạt chuẩn.
- 100% số xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, có
bác sỹ.
- Có trên 85% dân số được sử dụng nước sạch. 98 - 100% hộ dân được
cấp điện sinh hoạt.
3.4. Định hướng phát triển của tỉnh
Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND đã xác định phân chia tỉnh Kon Tum
thành 3 vùng động lực kinh tế:
- Thị xã Kon Tum gắn với các Khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai và
các khu đô thị mới - Vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh.
- Vùng phía Đông với Trung tâm thị trấn huyện lỵ Kon Plông gắn với
Khu Du lịch sinh thái Măng Đen.

- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y là khu kinh tế động lực, trung tâm
trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam, Lào và Cam Pu Chia,
được xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng
bộ; phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới gắn kết với hành lang
Đông - Tây của khu vực, nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện về
địa lý - chính trị - kinh tế - xã hội; có vị trí quan trọng về an ninh,
quốc phòng.
Đồng thời với 3 vùng kinh tế động lực nêu trên việc khai thác hiệu quả
các tuyến đường giao thông và phát huy vai trò của các trung tâm thị trấn
huyện lỵ sẽ được quan tâm với góc độ là giải pháp quan trọng để góp phần
thúc đẩy các vùng kinh tế động lực chính phát triển nhanh và bền vững,
không tạo khoảng cách chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh Kon Tum.
Nông nghiệp:
Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
trên cơ sở phát huy tốt nhất các tiềm năng về rừng, đất đai và tài nguyên
nước. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có thể gắn với chế biến và tiêu
thụ sản phẩm: Mở rộng đất trồng lúa nước 2 vụ ổn định khoảng 9.000 ha, diện
tích ngô khoảng 15.000 ha (ngô lai 12.000 ha) đảm bảo giải quyết vững chắc
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum
Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Kon Tum 23
an ninh lương thực. Xác định cây Cao su, sâm Ngọc Linh, chăn nuôi bò thịt.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng trên cơ sở tiếp tục mở rộng diện tích cây
cao su thêm từ 42.000 – 45.000 ha, phát triển trồng mới cà phê chè 1.000 –
2.000 ha, phát triển trồng cây bời lời ở các xã vùng sâu, vùng xa góp phần
thúc đẩy sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập. Phấn đấu đến năm 2010 toàn
tỉnh có 128.000 – 130.000 con bò. Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu là
hệ thống giao thông nông thôn để việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được
thuận lợi và đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các công trình thuỷ lợi để mở
rộng diện tích đất trồng lúa nước 2 vụ, đảm bảo nước tưới cho đầu tư thâm
canh cây công nghiệp.

Công nghiệp:
Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng ở khu, cụm công nghiệp để thu hút các
nhà đầu tư; hoàn thành quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết về phát triển
thuỷ điện vừa và nhỏ làm cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư;
Phát triển các làng nghề thủ công, truyền thống trên địa bàn; Kiện toàn và
phát triển mạng lưới cơ khí trên địa bàn phục vụ nông nghiệp nông thôn;
Tăng cường công tác khuyến công, đẩy nhanh phát triển công nghiệp nông
thôn.
Du lịch và dịch vụ
Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ qua cửa khẩu Bờ Y. Đẩy
nhanh việc xây dựng, hình thành hệ thống chợ nông thôn; phát triển mạng
lưới thương mại dịch vụ ở các trung tâm cụm xã, xã. Tập trung đầu tư khai
thác có hiệu quả các tuyến, điểm, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá,
lịch sử. Xây dựng và phát triển huyện lỵ Kon Plông trở thành trung tâm du
lịch, nghỉ dưỡng theo hướng hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc tỉnh Kon Tum
và dần trở thành khu du lịch lớn của khu vực Bắc Tây Nguyên (với khu du
lịch sinh thái Măng Đen). Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư khai thác khu
du lịch Măng Đen, rừng Đăk Uy, hồ thuỷ điện Ya Ly, khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế Bờ Y, đường Hồ Chí Minh và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và phát triển đô thị
Tiếp tục đầu tư, phát triển mạnh Thị xã Kon Tum theo hướng mở rộng,
phát triển thêm các khu đô thị mới, tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật
đô thị (giao thông, cấp thoát nước,…), phát triển công nghiệp, thương mại,
dịch vụ, các điểm du lịch theo quy hoạch; xây dựng các khu công nghiệp Sao
Mai, Hoà Bình,… Phấn đấu thị xã Kon Tum được công nhận là thành phố vào
cuối năm 2008.
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trở thành trung tâm tăng
trưởng và liên kết kinh tế của tam giác phát triển 3 nước Việt Nam, Lào và
Campuchia; phát triển huyện Ngọc Hồi thành đô thị loại IV miền núi vào năm

2010.

×