Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 48 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
1. HỌ: POACEAE
CỎ MẦN TRẦU : ELEUSINE INDICA (L.) Gaertn

TÊN VIỆT : CỎ MẦN TRẦU, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo, màng trầu, co nhả hút (Thái), hang ma
(Tày), hìa xú xan (Dao).
TÊN KHOA HỌC: ELEUSINE INDICA (L.) Gaertn.
HỌ: POACEAE
MÔ TẢ:
Cây cỏ sống hàng năm, cao 30-60cm, mọc thẳng đứng hoặc mọc bò thành cụm. Lá hình dải, xếp thành
hai dãy. Phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có lông. Cụm hoa mọc trên một cán ở ngọn thân, gồm 5-7 bông xếp
hình phóng xạ và 1-2 bông khác mọc thấp hơn. Mỗi bông lại mang nhiều bông nhỏ. Quả thuôn dài, gần
như 3 cạnh.
MÙA HOA QUẢ:
Tháng 5-7.
PHÂN BỔ:
Cây mọc trên đất ẩm, khắp các vùng.
BỘ PHẬN DÙNG:
Toàn cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Toàn cây chứa muối nitrat.
CÔNG DỤNG:
Cỏ mần trầu là một vị thuốc trong toa căn bản, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, nhuận gan, giải độc,
kích thích tiêu hoá; chữa cảm sốt, huyết áp cao, tiểu tiện không thông, đái ít. Ngày 60-100g dưới dạng
thuốc sắc.

TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
1
Cỏ mần trầu
1. Cây mang lá, hoa;
2. Hoa; 3. Quả


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC

CÂY Ý DĨ
Ý DĨ:
(Coix lachryma - jobi), cây thảo, họ Lúa (Poaceae). Thân
phân nhánh, nhẵn xốp, cao 1 - 2 m. Lá phẳng, thuôn dài, đầu
nhọn, gân giữa lớn, bẹ lá nhẵn. Hoa đơn tính cùng gốc hợp
thành bông thẳng đứng, có cuống. Ra hoa tháng 7 - 12. Quả
hình cầu hay bầu dục, có vỏ cứng dày. Cây mọc dại ven rừng,
nơi ẩm thấp và được gây trồng làm thức ăn chăn nuôi (lấy hạt
làm thức ăn tinh, thân lá làm thức ăn xanh cho gia cầm, gia
súc) và làm thuốc. Cây có khả năng tái sinh mạnh, mỗi năm
cắt được 3 - 5 lứa (cắt trước khi ra hoa). Trồng bằng hạt, có
thể đạt 60 - 70 t/ha thân lá mỗi năm. Do rễ ăn sâu và lá nhiều
nên YD có tác dụng phủ xanh và cải tạo đất. Hạt có 69,9%
gluxit, 12,4% protein, 5,4% lipit, 0,8% xenlulozơ; giá trị dinh
dưỡng của 1 kg hạt tương đương 1,9 kg thóc.
Đông y dùng nhân hạt làm thuốc bổ, chữa tê thấp, phù
thũng.



BẠCH MAO CĂN - CỎ TRÁNH
( Rhizoma Imperatae Cylindricae)
Bạch mao căn là rễ cỏ tranh, còn gọi là Mao căn, Mao thảo căn là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh
hay cỏ tranh Imperata cylindrica (L) Beauv. var. major (Nees) c.E.Hubb. thuộc họ Lúa Poaceae
( Gramineae) mọc hoang khắp noiư ở nước ta> Rễ tranh dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản
kinh.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt tính hàn. Qui kinh Phế, Vị, Bàng quang.

Theo các sách cổ:
• Sách Bản kinh: Vị ngọt hàn.
• Sách Danh y biệt lục: không độc.
• Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ thiếu âm, túc thái âm, dương minh.
• Sách Đắc phối bản thảo: nhập thủ thiếu âm, thái âm, túc thái âm, dương minh kinh.
• Sách Bản thảo cầu chân: nhập Vị Can.
Thành phần chủ yếu:
Cylindrin, Arundoin, Fermenol, Potassium, Calcium, Glucose, Fructose, Oxalic acid.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt lợi tiểu, thanh phế vị nhiệt. Chủ trị các chứng nục
huyết, khái huyết, thổ huyết, niệu huyết, nhiệt lâm, tiểu tiện khó, phù, hoàng đản, thấp nhiệt, bệnh nhiệt
phiền khát, vị nhiệt nôn ọe, phế nhiệt khái thấu.
Trích đoạn Y văn cổ:
• Sách Bản kinh: " Trị lao thương gầy yếu, bổ trung ích khí trừ ứ huyết, huyết bế, hàn nhiệt, lợi tiểu
tiện."
• Sách Danh y biệt lục: " Hạ ngũ lâm, trừ khách nhiệt tại trường vị, chỉ khát kiện căn, phụ nữ băng
huyết. Uống lâu có lợi."
• Sách Bản thảo cương mục: " Bạch mao căn ngọt, năng trừ phục nhiệt, lợi tiểu tiện, năng chỉ
huyết, trừ uế nghịch, suyễn tức, tiêu khát, trị Hoàng đản, thủy thũng."
• Sách Bản thảo cầu chân: " Giải độc rượu, trị ung thư dùng giã đắp hoặc sắc nước đắp."
• Sách Y học trung trung thâm tây lục: " Ruột rỗng có đốt, tối thiện thấu phát tạng phủ uất nhiệt,
giải độc đậu chẩn, thiện lợi tiểu tiện, giảm đau của chứng lâm, tiểu tiện ít do nhiệt , thân phù
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
2
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
bụng trướng, thuốc còn nhập phế, thanh phế nhiệt chỉ khái định suyễn, dùng tươi nhai có nhiều
dịch nên nhập vị tư âm sinh tân chỉ khát, còn trị phế vị nhiệt, khái huyết, thổ huyết, nục huyết, tiểu
tiện có huyết, dùng tươi có tác dụng tốt hơn."
• Sách Bản thảo chính nghĩa: " Bạch mao căn hàn lương mà vị rất ngọt, có thể thanh nhiệt tại phần

huyết mà không gây táo, cũng không nê trệ nên lương huyết mà không sợ tích ứ. Chủ trị thổ huyết,
nục huyết, tả giáng hỏa nghịch rất tốt, còn chủ trị vị hỏa uế nghịch ẩu thổ, phế nhiệt khí nghịch
suyễn mãn. Thuốc còn trị chứng tiêu sinh táo khát. Còn trị tiểu ra máu, trị phụ nữ huyết nhiệt
lộng hành sinh băng đới, thuốc có tác dụng thông lợi, tả nhiệt kết gây phù, trị hoàng đản do uất
nhiệt. Thuốc có sở trừơng thanh tả phế vị nhiệt nên dùng làm thuốc hổ trợ trị các chứng đau răng,
sưng nướu, nha cam, mồm lưỡi lở, họng đau lóet, rất hay."
B.Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Tác dụng làm đông máu nhanh: Bột Mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục canxi của huyết tương thỏ
thực nghiệm.
2.Tác dụng lợi niệu: dùng thuốc sắc hoặc nước ngâm kiệt thụt dạ dày thỏ bình thường có tác dụng lợi
niệu, nhiều nhất là sau 5 ngày đến 10 ngày. Tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc có
nhiều muối kali.
3.Tác dụng ức chế vi khuẩn: thuốc sắc còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lî Flexner và Sonnei, nhưng đối
với trực khuẩn Shigella thì không có tác dụng.
4.Ảnh hưởng của thuốc đối với cơ tim hấp thu lượng 86 Mao căn chiết xuất với nước và rượu hỗn hợp,
với nồng độ 2:1 ; 0,2ml/10g chích ổ bụng làm cho lượng hấp thu Rb của cơ tim chuột nhắt thí nghiệm
tăng lên 47,4%.
5.Mao căn không có tác dụng giải nhiệt.
6.Độc tính: Dùng nước sắc thuốc bơm nuôi thỏ nhà với liều 25g/kg, 36 giờ sau, hoạt động của thỏ bị ức
chế, vận động chậm, hô hấp tăng nhanh nhưng hồi phục lại bình thường không lâu. Trường hợp chích tĩnh
mạch với liều 10 - 15g/kg thì xuất hiện thở nhanh, vận động giảm 1 giờ sau hồi phục dần, nếu chích với
liều 25g/kg, 6 giờ sau thỏ chết.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị sốt xuất huyết: Dùng Mao căn 50 - 100g, Đơn sâm 20 - 30g, Lô căn 30 - 40g, Hoàng bá, Đơn bì
đều 10 - 15g, Bội lan 15 - 30g, tùy chứng gia vị, đã trị 60 ca xuất huyết, mỗi ngày 1 - 3 thang sắc chia
nhiều lần uống. Có kết hợp dùng sinh tố C 2 - 3g/ mỗi ngày, truyền dịch và cho thuốc tây cầm máu lúc
chảy máu nhiều, chỉ có 2 ca tử vong còn hồi phục tốt so với tổ đơn thuần dùng thuốc tây tốt hơn và sự
khác biệt có ý nghĩa thông kê ( Báo cáo của Hạ viễn Lục, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986.6(4):212).
2.Trị chảy máu cam: Chi tử 18g, Mao căn tươi 120g (hoặc Mao căn khô 36g) sắc uống nóng sau ăn hoặc
trước lúc ngủ, có kết quả đối với chảy máu cam thể phế vị thực nhiệt, tâm hỏa bốc, uống 1 - 3 thang có

kết quả.
3.Trị viêm thận cấp: Bạch mao căn khô 250g, nước 500ml sắc nước chia 2 - 3 lần uống, trị viêm thận cấp
trẻ em, có 11 ca, 9 ca khỏi, 2 ca tốt, trung bình mỗi bệnh nhân uống 42 thang, so với tổ đối chiếu tỷ lệ
khỏi cao hơn 21% ( Báo cáo của Lưu Tuấn Quảng đông y học 1965, 3:28).
4.Dùng thanh nhiệt giáng hỏa: Trong các trường hợp nội nhiệt phiền khát, phế nhiệt khó thở, vị nhiệt
nôn ói.
• Mao căn tươi 40g sắc uống, lúc thuốc ấm sau khi ăn. Trị chứng phế nhiệt khó thở.
• Mao cát thang: Mao căn 12g, Cát căn 12g, sắc nước uống trị chứng nấc cụt do nhiệt.
5.Dùng lương huyết chỉ huyết: Trị chứng nhiệt thịnh gây nôn ra máu, chảy máu cam.
• Tam tiên ẩm: Tiên mao căn 40g, Tiên tiểu kế 20g, Tiên ngẫu tiết 40g, sắc uống trị chứng hư lao
trong đờm có máu ( có thể dùng cho bệnh lao, giãn phế quản ho ra máu).
• Mao căn 40g, Đại kế căn 20g sắc uống trị tiểu ra máu.
6.Dùng lợi tiểu tiêu phù: Trong các trường hợp viêm cầu thận cấp, phù, nước tiểu ít, thấp nhiệt hoàng
đản.
• Bạch mao căn tươi ( cạo sạch vỏ) 80 - 160g, Bạch anh tươi 80g, Thịt nạc heo 160g nấu ăn. Trị
viêm gan hoàng đản tiểu tiện ít.
• Bạch mao căn tươi, Tây qua bì đều 40g, Ngọc mễ tu 12g, Xích tiểu đậu 16g, sắc uống . Trị viêm
cầu thận cấp.
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
3
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
• Trà lợi tiểu: Râu ngô 40g, Xa tiền 25g, Rễ cỏ tranh 30g, Hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ trộn đều. Mỗi
lần cân 50g pha thành 0,75lít, chia uống trong ngày vòa lúc khát.
7.Dùng phòng ngừa ho gà: Bạch mao căn 20g, Cam thảo 8g, Bắc sa sâm 12g, sắc uống ngày 1 thang.
Liều dùng và chú ý:
• uống và cho vào thang thuốc: 15 - 30g. Dùng tươi lượng gấp đôi, dùng nhiều có thể tới 250g đến
500g. Dùng tươi có thể giã lấy nước uống. Sao cháy chỉ để dùng cầm máu.
Cây sả
CÂY SẢ
Sả, Sả chanh có tên khoa học Cymbopogon Citratus (DC) Stapf, thuộc

họ lúa – Poaceae. Ngoài ra, còn có Sả Java hay Sả xoè (Cymbopogon
Winterianus Jowitt) hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng
1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng
hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa
gồm nhiều bông nhỏ không cuống.
Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ
làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa
ăn… Lá Sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây
sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol.
Sả có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hoá,
khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu đờm Thường được chỉ định
dùng điều trị:
1. Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy
2. Có thể nấu phối hợp với Hương nhu, Húng chanh, Bưởi để xông
giải cảm, sốt.
3. Trị bệnh thấp khớp, xoa bóp các vết bầm dưới da, cầm máu; kinh nguyệt không đều, phù sau khi sinh.
4. Lá Sả dùng pha nước uống giải nhiệt và thông tiểu, tiêu thực. Nõn Sả muối dưa ăn phòng ngừa sơn lam
chướng khí, sốt rét ngã nước.
5. Củ Sả non, thái nhỏ, phơi khô tán bột làm tiêu hoá (phối hợp với mạch nha), tẩy uế răng miệng, hội
nách (phối hợp với phèn phi). Củ sả nấu nướng uống thông tiểu làm ra mồ hôi. Dùng ngoài, giã nát chữa
chàm mặt trẻ em. Dùng củ sả (2 nắm), cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề (mỗi thứ một nắm) để trị phù
nề hai chân….
6. Tinh dầu sả được dùng phun muỗi và trừ hôi thối, dùng xoa ngoài chữa cúm, phòng bệnh truyền
nhiễm. Pha vào nước nóng uống mỗi lần 10-15 giọt chữa cảm cúm hay cảm mưa uớt, sốt gai rét mà không
ra mồ hôi. Với liều thấp hơn (6-8 giọt) uống vài ba lần chữa nôn, đầy bụng, ỉa chảy.
V.T (st)

2. HỌ: ZINGIBERACEAE
GỪNG
Theo Nam dược thần hiệu: Gừng tươi (sinh khương) vị cay,

tính ấm, thông được khí, khởi được thần, mở được 9 khiếu,
trừ tà khí, hồi phục chính khí. Gừng khô (can khương) vị cay,
tính ấm, chữa được chứng hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các
chứng thất huyết
Cách dùng gừng trong các chứng cảm
- Nếu phải dầm mưa dãi gió nhiều, bị hạ đường huyết, bủn
rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững chỉ cần một
nhánh gừng nhỏ đập giập vào cốc nước đường uống ấm.
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
4
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
- Người ăn khó tiêu hoặc chán ăn chỉ cần một nhánh gừng băm nhỏ với 2 – 3 củ sả, 1 quả ớt (chín hoặc
xanh đều được) gia vị vừa đủ đánh lẫn với trứng gà, vịt, tráng hoặc hấp cơm, nếu vừa lội nước nhiều giờ
ăn sẽ ấm lên. Nếu người biếng ăn, ăn liên tục 2 – 3 ngày.
- Nếu vừa ngâm mình dưới nước lâu, lạnh rét, nhấm một miếng gừng nhai rồi chiêu với một cốc nước
nóng, người sẽ ấm lên.
- Lội nước bị cảm lạnh, lấy một nhánh gừng giã với tóc rối, trộn với rượu bọc vào miếng vải thưa, đánh
gió. Khi đánh gió nhớ đánh xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết (mang tai, nách, háng, bên
trong khuỷu tay, kheo chân) sẽ nhanh chóng được giải cảm.
Nếu có đồng tiền bạc cổ hoặc trang sức bằng bạc gói lẫn vào thì càng tốt. Bạc sẽ thu liễm các axít độc ra
khỏi cơ thể (đồng tiền bạc bị chuyển màu đen) người sẽ càng nhanh khỏi
Các chứng cảm
Bị cảm lạnh, bất tỉnh nhân sự, miệng sùi bọt mép, chân tay không co duỗi được: Nước cốt gừng (khương
trấp) 1 chén nhỏ, nước vòi măng tre (trúc lịch) 2 chén nhỏ. Hòa cùng nhau uống (Nam dược thần hiệu).
Nếu cảm mà mình nóng, muốn nôn oẹ: Gạo nếp (1/3 bát) sao vàng, gừng 1 củ đập giập. Nấu cháo ăn
nóng bất kể giờ giấc.
Bị cảm, miệng lập cập, tay run rẩy không cầm nắm gì được: Gừng khô (can khương) 1 phần (khoảng 3g),
nhục quế (cạo bỏ vỏ) 2 phần, thạch hộc 6 phần, ngưu tất 8 phần, ngũ gia bì 10 phần. Đun với 2 bát nước
lấy 1 bát (8 phân). Nếu có đồng bạc ngâm sẵn trong dầu vừng bỏ vào sắc chung uống bất kỳ lúc nào thì
càng tốt. Người ấm lên ngay, hết run, nói được.

Nếu mình nóng, ớn lạnh, đau đầu, nghẹt mũi, ho và sốt (bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính – ta gọi là
cảm cúm) thì dùng ngay bài thuốc sau: gừng tươi 3 lát, trần bì (vỏ quýt) 5g, thanh bì (vỏ quýt non) 5g, chỉ
xác (quả trấp, bỏ ruột) 5g, cát cánh 8g, tô diệp (lá tía tô) 9g, ma hoàng 8g, hương phụ (củ cỏ gấu) 12g,
cam thảo 3g.
Nếu ho nhiều gia thêm tang bạch bì 8g (vỏ rễ cây dâu cạo bỏ vỏ đỏ ở ngoài) hoặc mạch môn đông 8g sắc
với 3 bát nước, lấy 1 bát uống ấm, nếu có chua me đất hoa vàng thì gia thêm 1 nắm, nếu có nước tre non
(nướng lên rồi đập, giã, ép lấy nước) uống cùng thì sẽ hạ sốt nhanh. Nên uống trước bữa ăn, sau đó ăn
cháo hành thì càng tốt, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
Người không ra được mồ hôi, rét trong, nóng ngoài: Gừng sống 1 củ, hành tăm cả rễ 7 nhánh, hạt đào cả
vỏ giã nát 7 hạt, chè tươi 1 nắm. Sắc uống ấm (đổ hai bát nước lấy 2/3 bát thuốc).
Hoặc làm như sau: Gừng sống 1 củ, hành cả rễ 3 củ, đậu sị 1 thìa. Cả 3 thứ giã nhỏ, gói vào vải mỏng
buộc vào rốn cho ra mồ hôi là khỏi.
Ngâm mình lâu trong nước trúng cảm, tay chân quyết lạnh, nấc cụt: gừng sống 1 nhánh, vỏ quýt 1 nhúm,
tai quả hồng 3 – 5 cái. Sắc với nước uống nóng.
Các chứng đường tiêu hóa
Thình lình đau bụng: Gừng sống 7 lát (1 nhánh vừa), muối sao vàng 5g, nước 1 bát. Sắc uống khi còn ấm.
Tiêu chảy liên tục do bị lạnh: Gừng tươi 1 củ rửa sạch vỏ, đập giập, búp ổi 1 nắm to. Nếu có búp ổi tàu
(loại ổi cảnh có bán ở chợ cây cảnh, lá nhỏ bằng đầu đũa, quả bằng ngón tay thì càng tốt). Đun với 3 bát
nước lấy một bát uống ngay, uống liên tục nhiều lần trong ngày sẽ ngừng.
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
5
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
Lỵ ra máu: Gừng tươi đập dập 1 nhánh, cành lá phèn đen 1 nắm, tô mộc (gỗ vang) chẻ nhỏ 1 nắm. Sắc
uống ấm.
Hoặc: Gừng tươi 1 nhánh, rễ cỏ tranh 1 nắm, phèn đen 1 nắm, cỏ seo gà 1 nắm, mơ lông (mơ trắng, mơ
hôi) 1 nắm.
Tất cả sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống ấm; hoặc như bài 2 nhưng thay vì búp ổi để tươi (chữa tiêu chảy)
thì nay sao vàng hạ thổ chữa kiết lỵ.
Đau bụng (miệng nôn trôn tháo): Gạo nếp 1 vốc, gừng sống 1 nhánh, cũng giã nát, hòa đều với nước, bỏ
bã uống nước.

Hoặc: Gừng sống 1 nhánh nhỏ, lá tre 20 lá (loại bánh tẻ không già quá), cát căn 10g (nếu xa hiệu thuốc thì
lấy bột sắn dây hoặc 1 khúc sắn dây). Cơm gạo tẻ sao vàng (một chút bằng quả quýt). Tất cả cùng đem
sắc uống (3 phần nước lấy 1 phần thuốc).
Đau bụng toát mồ hôi, muốn thổ không thổ được, muốn tả không tả được: Gừng sống sao vàng 7 miếng,
muối trắng khoảng 50g, nước đái trẻ em (đồng tiện) bỏ phần đầu và phần cuối lấy 2 bát sắc còn một nửa,
uống lúc ấm.
Hoặc: Gừng sống 1 lạng, rễ lau (lô căn) 1 lạng, vỏ quýt (trần bì) 20g, nước 1 bát, sắc còn một nửa, chia
đôi uống.
Dạ dày đầy cứng, ăn uống không ngon, cồn cào (phiên vị) oẹ mửa: Gừng khô (can khương), giềng ấm
(lương khương). Hai thứ bằng nhau, sắc uống. Nếu có điều kiện, tán bột, khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô
uống dần, lần đầu 15 viên, lần sau 20 viên.
Chạm thương
Trong khi phòng chống bão lụt rất dễ chạm thương, chảy máu thì dùng 1 củ gừng tươi (tùy theo vết
thương to, nhỏ) rửa sạch, giã nát băng vào vết thương, vừa chống nhiễm khuẩn, nhanh lên da non và
không để lại sẹo lồi, lõm.
Lương y Nguyễn Minh Đức
Theo Sức khoẻ & Đời sống
RIỀNG: ĐOẠN THIÊN
(Alpinia officinarum; cg. riềng núi, cao lương khương), cây thảo, họ Gừng (Zingiberaceae), cao 0,70 -
1,20 m. Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, đường kính tới 2 cm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vảy, chia thành
nhiều đốt không đều nhau, ruột màu vàng nhạt. Lá không cuống, có bẹ, hình mác dài, nhẵn bóng, dài tới
40 cm, rộng hơn 2 cm. Cụm hoa hình chuỳ, mọc ở đầu cành, có lông mềm, dài khoảng 10 cm, hoa mọc sít
nhau, cánh môi màu trắng, có rạch màu đỏ rượu vang, hình trái xoan. Quả hình cầu, có lông; hạt có áo hạt.
Ra hoa từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm gia
vị và làm thuốc kích thích tiêu hoá, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt nóng, cảm lạnh, nôn mửa. Củ
R có tinh dầu và chất dầu cay galangol, ba dẫn xuất của flavon (alpinin, galangin, koempferin). Trong chi
Alpinia còn gặp các loài R nếp (A. galanga), R tàu (A. chinensis), R ấm (A. speciosa), R lưỡi ngắn (A.
brevigula).
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
6

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC

Riềng
1. Đoạn thân mang hoa; 2. Hoa; 3. Củ
Cây nghệ
Còn gọi là nghệ vàng, thuộc họ gừng.
Nghệ thuộc cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ phát triển phình to thành củ cải, có nhiều rễ. Lá mọc so le, có
bẹ. Hoa nghệ màu vàng, xếp thành bông hình trụ ở ngọn thân. Lá màu lục, ở chóp của một số lá có màu
trắng lục pha hồng. Quả nang, hình cầu, có 3 ô. Bộ phận dùng làm thuốc là củ.
Cây nghệ thường được nhân dân nhiều vùng trồng để lấy củ làm thuốc và làm gia vị. Các chất có màu
vàng trong củ nghệ gọi là curcumin. Chất này có tác dụng làm thông mật, làm tăng sự bài tiết mật của tế
bào gan, giảm cholesterol trong máu. Nghệ thường được sử dụng để chữa một số bệnh cho phụ nữ như: ứ
huyết đau bụng sau khi sinh, điều trị vết trầy, rách âm đạo sau khi sinh ở một số sản phụ. Nghệ còn có tác
dụng chữa viêm tử cung, lở cổ tử cung. Ngoài ra, dùng nghệ để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, thổ huyết,
chảy máu cam, nôn ra máu, rất hiệu quả.
SA NHÂN :
(Amomum xanthioides), loài cây thảo, họ Gừng (Zingiberaceae). Cây có thể cao đến 2 - 3 m. Thân rễ
hình củ. Lá xanh thẫm, nhẵn bóng. Hoa mọc thành chùm ở gốc sát mặt đất. Hoa màu trắng đốm tía. Quả
nang 3 ngăn hình trứng, chín vào tháng 7 - 8, mặt ngoài có gai đều. Hạt hơi vàng có chấm đen, vị cay
nồng. Bộ phận dùng làm thuốc là quả gần chín, bóc vỏ, phơi khô, chứa 1,7 - 3% tinh dầu. Tinh dầu có
thành phần chủ yếu là d-campho, d-bocneol, bocnylaxetat, linalol, nerilidol. Cây mọc hoang và được
trồng ở nhiều tỉnh Miền Bắc, Miền Trung Việt Nam. Quả dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, làm gia vị
và chế rượu mùi. Ngoài loài A. xanthioides, ở Việt Nam còn gặp SN thầu dầu (A. echinosphaerum = A.
villosum) và SN trúc sa (A. repens). SN cũng thường gặp ở Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Ấn Độ.

TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
7
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
3. HỌ HOA MÔI: Lamiaceae
BẠC HÀ

Tên khoa học : Mentha arvenis Họ Lamiaceae – hoa môi
Mô tả : Cỏ cao 40-70cm thân vuông,lá có hình trứng,mép có răng
cưa,mọc đối chữ thập.Hoa môi màu tím ở kẽ lá.Toàn cây có lông và
mùi thơm.
Thành phần hoá học : Tinh dầu(mentola,mentone)
Bộ phận dùng : thân,lá
Tác dụng dược lý : giảm đau,gây tê tại chỗ,liều nhỏ gây hưng
phấn,bài tiết mồ hôi,liều cao kích thích tuỷ sống,làm tê liệt phản xạ
Công dụng : Chữa viêm họng,cảm cúm,đau bụng,nhức đầu,ăn không tiêu,giảm sưng đau,trúng nắng.
Liều dùng : 10-12g/ngày dạng hãm nước sôi hoặc dùng tươi.Phơi trong mát để tránh tinh dầu bay hơi.
HOẮC HƯƠNG

Xuất xứ:
Gia Hựu Bản Thảo.
Tên Gọi:
Lá đậu gọi là Hoắc, lá cây này giống lá Đậu mà có khí thơm nên gọi là Hoắc hương (Trung Quốc Dược
Học Đại Từ Điển).
Tên khác:
Hợp hương, Tô hợp hương, Hoắc khử bệnh, Linh lung hoắc khử bệnh (Hòa Hán Dược Khảo), Đầu lâu bà
hương (Lăng Nghiêm Kinh) Đa ma la bạt hương (Pháp Hoa Kinh) Bát đát la hương (Kim Quang Minh
Kinh), Gia toán hương (Niết Bàn Kinh), Quảng hoắc hương, Quảng hoắc ngạnh, Tiên hoắc hương, Thổ
hoắc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Thổ Hoắc hương(Trấn Nam Bản Thảo), Thanh kinh
Bạc hà (Qủang Tây Bản Thảo Tuyển Biên), Miêu vĩ ba hương, Miêu ba hổ (Liễu Ninh Thảo Dược), Lục
hà hà (Phúc Kiến Dược Vật Chí), Ngư hương, Kê tô, Thủy ma diệp (Tứ Xuyên Trung Dược),
Tên khoa học:
Pogos cablin (Blanco) Benth.
Họ khoa học:
Họ Hoa Môi (Lamiaceae).
Mô tả:
Cây nhỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phân nhánh, cao chừng 30-60, thân có

lông. Lá mọc đối có cuống ngắn, vỏ có mùi thơm. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, hai mặt đều
mang lông, mặt dưới nhiều lông hơn, lá dài 5-10cm, rộng 2,5-7cm. Cụm hoa mọc thành xim co, ở kẽ lá
hay ngọn cành, hoa màu tím nhạt. Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm.
Địa lý:
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
8
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
Cây được trồng bằng hạt hoặc bằng cành dâm cành vào mùa xuân. Thu hái quanh năm trước khi ra hoa,
rửa sạch, phơi khô.
Thu hái, sơ chế:
Thường thu hái vào tháng 4-6, phơi trong râm cho khô, hoặc sấy nhẹ cho tới khi khô.
Phần dùng làm thuốc:
Lá khô hoặc phần nằm trên mặt đất (Herba Pogostemi). Lựa thứ nguyên vẹn, lá dùng mềm, mùi thơm
nồng là tốt.
Mô tả dược liệu:
Lá có cuống, mọc đối, phiến lá mầu lục tro hoặc lục vàng, thường bị vụn nát, nhăn nheo. Lá nguyên vẹn
đủ thì hình tròn trứng, dài 6,6 - 10câm, mép có răng cưa, hai mặt đều mọc nhiều lông nhung, chất mềm
mà dầy. Mùi thơm, vị hơi đắng, cay
Bào chế:
+ Lá khô đem thái nhỏ dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ để làm hoàn tán (Trung Quốc Dược Học
Đại Từ Điển).
+ Phun nước cho ngấm đều, thái phiến, phơi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản:
Đậy kín, để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học:
+ Methylchavicol, Anethole, Anisaldehyde, Limonene, p-Methoxinnamaldehyde, Pinene, 3-Octanone, 1-
Octen-3-ol, Linalool, 1-Caryphyllene, b-Emelene, b-Humulene, b-Farnenene, a-Ylangene, g-Cardinene,
Calamenene, Cis-b-, g-Hexenal (Dương Xuất Cơ, Nhiệt Đới Tác Vật Dịch Báo 1985, (3): 15).
+ Acacetin, Tilianin, Linarin, Agastachoside, Isoagastachoside, Agastachin (Zakharova O I và cộng sự,
Khim Prir Soedin 1979 (5): 642).

+ Maslinic acid, Crategolic acid, Oleanolic acid, 3-O-Acetyloleanolic aldehyde, Daucostool, b-Sitosterol,
Dehydroagastol (Châu ? Mai, Dược Học Học Báo 1991, 26 (906).
+ Methylchavicol, Anethole, Anisaldehyde, d-Limonene, p-Methoxycinamaldehyde, a-Pinene, 3-
Octanone, 3-Octanol, p-Cymene, 1-Octen-3-ol, Linalool, b-Humulene, a-Ylangene, b-Farnesene (Chinese
Hebral Medicine).
Tác dụng dược lý:
+ Quảng Hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng. Nước sắc Hoắc hương có tác dụng ức chế các loại
nấm gây bệnh: Leptospirosis, Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, Etero coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu
khuẩn tán huyết type A, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus. Thuốc còn có tác dụng chống thối (Trung Dược
Học).
+ Tinh dầu Hoắc hương có khả năng làm tăng tiết dịch dạ dầy, tăng chức năng tiêu hóa (Trung Dược
Học).
+ Cho uống nước sắc Hoắc hương rồi dùng X. Quang theo dõi túi mật, thấy Hoắc hương có tác dụng làm
co túi mật (Trung Dược Đại Từ Điển).
Tính vị:
+ Tính hơi ôn (Biệt Lục).
+ Vị ngọt đắng (Trân Châu Nang).
+ Vị cay, tính hơi ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị cay, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc thái âm Tỳ (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Tâm, Can, Phế (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào 3 kinh, Phế, Tỳ, Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng:
+ Khứ ác khí, liệu hoắc loạn, liệu phong thủy độc thủng, chỉ thống (Biệt Lục).
+ Bổ vệ khí, ích Vị khí, tiến ẩm thực (Trân Châu Nang).
+ Ôn trung, khoái khí (Thang Dịch Bản Thảo).
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio

9
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
+ Thăng thanh, giáng trọc, tránh uế, chỉ ẩu, hòa khí, hóa thấp, tỉnh tỳ, hoà vị (Trung Quốc Dược Học Đại
Từ Điển).
+ Sơ tà, giải biểu, hành khí, hóa thấp, tiêu thực, hòa Vị, tránh uế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
+ Là thuốc chủ yếu trị nôn nghịch do Tỳ Vị bệnh (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị thấp ở biểu, muốn nôn, nôn mửa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
+ Trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đàu đau, ngực đầy, bụng đầy, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, miệng hôi (Trung
Dược Đại Từ Điển).
Liều lượng: 8 – 12g.
Kiêng kỵ:
+ Hoắc hương vị thơm, tính táo, dễ làm tổn âm, hao khí, âm hư không có thấp và vị hư gây nên nôn: kỵ
dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Âm hư, không có thấp, Vị có uất nhiệt: khong dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị nội thương sinh lạnh và ngoại cảm thương hàn trong mùa hè, xuất hiện đau đầu sốt lạnh, tức ngực,
bụng đầy, tiêu chảy: Hoắc hương 12g, Đại phúc bì 12g, Bạch chỉ 8g, Phục linh 12g, Tử tô 8g, Trần bì 6g,
Hậu phác 8g, Cát cánh 8g, Khương bán hạ 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 12g. Sắc uống
(Hoắc Hương Chính Khí Tán – Hòa Tễ Cục phương)
+ Làm cho khí lên xuống cho đều: Hoắc hương 40g, Hương phụ (sao) 20g. Tán bột, mỗi lần uống 4g với
nước (Kinh Hiệu Tế Thế phương).
+ Trị hoắc loạn thổ tả gần chết, uống vào thì có thể sống lại: Hoắc hương diệp, Trần bì, mỗi vị 20g, cho
vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát uống lúc nóng (Bách Nhất Tuyển phương).
+ Trị cảm nắng, thổ tả: Hoạt thạch (sao) 80g, Hoắc hương 8g, Định hương 2g. Tán bột, mỗi lần uống 8g
với nước vo gạo (Vũ Giảng Sư, Kinh Nghiệm phương).
+ Trị thai động không yên, khí không lên xuống, nôn ra nước chua: Hương phụ, Hoắc hương, Cam thảo
mỗi vị 8g, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, thêm ít muối vào, uống với nước sôi (Thánh Huệ phương).
+ Trị miệng hôi: sắc lấy nước Hoắc hương súc miệng thường xuyên (Trích Huyền phương).
+ Trị xông pha nơi có nhiều sương mù, sinh ra lở loét: Hoắc hương, Tế trà, hai vị bằng nhau, đốt thành

tro, trộn với dầu, để trên lá, đắp vào nơi đau (Ứng Hiệu phương).
+ Trị hoắc loạn: Hoắc hương, Súc sa mật, Sao diêm [muối rang] (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị hoắc loạn, thổ tả, vọp bẻ: Hoắc hương, Nhân sâm, Quật bì, Mộc qua, Phục linh, Súc sa mật (Trung
Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị trúng phải khí ác, đau bụng như thắt: Hoắc hương, Mộc hương, Trầm thủy hương, Nhũ hương, Súc
sa mật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tự nhiên trúng phải hàn tà, nôn nghịch liên tục: Hoắc hương, Mộc hương, Đinh hương, Tử tô diệp,
Nhân sâm, Sinh khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị thương thử vào mùa hè thu, ngực tức, chóng mặt, muốn nôn, trong miệng nhớt dẻo, không muốn ăn
uống: Hoắc hương, Bội lan, mỗi thứ 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ho, hàn thấp trở trệ bên trong, vị khí mất chức năng giáng xuống, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa:
Hoắc hương diệp 12g, Bán hạ (chế) 12g, Đinh hương 2g, Trần bì 12g, sắc uống (Hoắc Hương Bán Hạ
Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị viêm trường vị cấp tính thuộc hàn thấp: Hoắc hương, Bán hạ (chế), mỗi thứ 12g, Thương truật,
Trần bì, mỗi thứ 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đầy tức bụng và vùng vị quản, nôn mửa không muốn ăn: Hoắc hương diệp 12g, Trần bì 6g, Đảng
sâm 12g, Bán hạ 6g, Xích phục linh 12g, Thương truật 12g, Hậu phác 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 3
lát. Sắc uống nóng (Hoắc Hương Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tỳ vị khí trệ, bụng đầy, vùng trung quản đầy: Hoắc hương 12g, Sa nhân 6g, Hậu phác 12g, Trần bì
4g, Thanh mộc hương 12g, Chỉ thực 12g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị mũi viêm mạn tính: dùng Hoắc hương 160g, tán bột, trộn mật heo làm viên. Mỗi lần uống 4g với
nước, ngày 2 lần, liên tục 2-4 tuần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
+ Hoắc hương có mùi thơm giúp tỳ vị, nên chữa được bệnh ẩu nghịch, làm cho ăn uống thêm lên (Dụng
Dược Pháp Tượng).
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
10
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
+ Sách “Quảng Chí” ghi rằng Hoắc hương cành vuông có từng mắt, trong rỗng, lá hơi giống lá cà, Khiết
cổ, Đông Viên chỉ dùng lá, nay họ dùng cả cành nữa. Sách sử đời nhà Đường ghi:” Xứ Đốn Tổn thổ sản

Hoắc hương, trồng cành cũng sống được, như lá Đô lương”. Sách ‘Giao Châu Ký’ của Lưu Huân có chép:
“Hoắc hương giống Tô hợp hương, đó là nói về mùi thơm, chứ không phải nói về hình dạng” (Bản Thảo
Cương Mục).
+ Hoắc hương vào kinh Phế, vì thế ngày xưa dùng để chữa bệnh tỵ uyên (mũi viêm dị ứng), nghĩa là hay
dẫn khí thanh dương đi lên tới đỉnh đầu (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư).
+ Hoắc hương tuy không táo nhiệt lắm, nhưng nói cho đúng cốt dùng tại mùi thơm, bệnh mà trong miệng
có mùi hôi, uống vào rất hay, nếu lưỡi ráo, tân dịch thông nhuận thì không nên dùng. Phàm những vị
thuốc có mùi thơm đều một lối như thể cả, chẳng những Hoắc hương mà thôi (Y Học Nhất Đắc).
+ Quảng Hoắc hương mùi thơm tương dối đậm, tính táo, vì vậy nó thiên về tán thấp. Tiên Hoắc hương có
mùi thơm nhẹ hơn, không táo, thiên về hóa thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Hoắc hương và Tô tử có tính vị và công dụng cách chung là giống nhau. Tuy nhiên, Tử tô mầu tía,
thường đi vào phần huyết. Hoắc hương thơm hơn Tử tô, có tác dụng lý khí hay hơn, nhưng sức hành
huyết thì không bằng Tử tô. Tử tô có tác dụng tuyên thông Phế khí mà phát hãn, giải biểu mạnh, hiệu lực
của Hoắc hương là kích thích Vị khí, tránh uếu khí mạnh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Phân biệt:
1- Phân biệt với cây Thổ hoắc hương hoặc Xuyên hoắc hương có tên khoa học Agastacherugosa (fisch
etmey) O. Ktze, thuộc họ Lamiaceae là một thứ cây thảo sống hàng năm, cao chừng 0,4-1m. Lá hình gần
như tam giác, răng cưa nhỏ và mau hơn, dài 2-8cm, rộng 1-5cm đầu lá nhọn, gốc lá hơi hình tim. Cuống
dài 1-4cm. Hoa mọc thành vòng quanh thân, ở ngọn cành hay kẽ lá, cánh hoa màu tím hay màu trắng.
Quả cứng nhỏ hình trứng ngược. Cây có mọc ở Sapa, Hoàng Liên Sơn, thường ngươøi ta thu hái toàn cây
vào mùa hè, phơi âm can hoặc dùng tươi, có vị cay tính hơi ấm. Thường sắc 1-12g hoặc làm thang tể để
trị đau đầu do trúng nắng, đầy tức ngực bụng, nôi mửa ỉa chảy, đàm thấp tích trệ, ăn uống kém.
2- Xem thêm cây Hoắc hương núi còn gọi là Tiá tô dại, có tên khoa học Hyptis suaveolens (l.) Poir.
3- Xem thêm cây Hoắc hương núi còn gọi là chè nội, có tên khoa học adenosma caeruleum R. Br, thuộc
họ Scrophulariaceae [Xem Nhân trần] (Danh Từ Dược Học Đông Y)
CÂY RÂU MÈO
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
11
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
CÂY HƯƠNG NHU

Hương nhu: (Ocimum gratissimum L.)
có chứa tinh dầu hương nhu 0,6-0,8%
trong đó chủ yếu là Eugenol, ete metylic
của eugenol
Theo Đông y, hương nhu có tác dụng
thông khiếu, làm ra mồ hôi, làm thông
thoáng da đầu, giúp tăng lưu thông khí
huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới.
Kinh nghiệm dân gian vẫn dùng hương
nhu chữa trẻ em chậm mọc tóc.

4. HỌ CÚC; ASTERACEAE
Ngải Cứu
Tên khoa học: Artemisia vulgaris.
Thuốc ngải cứu
Uống trong: Đã được một số công ty
bào chế thành thuocó chữa điều kinh
có công thức: ích mẫu, hương phụ,
ngải cứu với hàm lượng khác nhau, ở
các dạng hoàn, cao lỏng, cao đặc, viên
nang.
Sách Đông y có nhiều cổ phương có
ngải cứu, chủ yếu để chữa bệnh phụ
nữ do rối loạn kinh nguyệt (sớm, muộn,
bế kinh, thống kinh ) về thai sản (động
thai, sẩy thai) bồi dưỡng sau sinh
thiên về thể hàn, khí trệ.
Dùng ngoài: ngã tức ngực ngất xỉu. Lấy
ngay ngải cứu tươi giã nhuyễn lấy
nước hoà cùng một lít rượu để uống,

bã xoa đắp ngoài.
Trẻ em bị sốt cao cũng làm như trên
nhưng chỉ để xoa khắp mình, trừ đầu mặt không xoa, không uống.
Đau lưng lấy lá ngải cứu xào dấm đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên
ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp chườm ngải cứu lên vùng thắt lưng.
Trị mụn ở mặt: Dùng lá non làm mặt nạ 20 phút sau đó rửa sạch. Dùng toàn thân thì sắc lấy
nước cho vào bồn tắm, chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mỏi mệt.
Đau họng: giã ngải cứu lấy nước cốt uống từ từ, ít một, bã với ít dấm đắp bên ngoài cổ, phía
trước.
Cấm kỵ
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
12
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
Không nên dùng dài ngày. Người nhiệt âm hư không dùng, người cao huyết áp do âm hư hoả
vượng, không có hàn thấp, thai sản bình thường không dùng.
CỎ MỰC –CỎ NHỌ NỒI
TÊN VIỆT NAM: NHỌ NỒI, cỏ mực, hạn liên thảo, nhả cha chát (Thái), phong trường, mạy mỏ
lắc nà (Tày).
TÊN KHOA HỌC: ECLIPTA ALBA (L.) Hassk.
HỌ: ASTERACEAE (Cúc)
MÔ TẢ:
Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40cm. Thân màu lục hoặc đỏ
tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng
rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái
ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt.
MÙA HOA QUẢ:
Tháng 2-8.
PHÂN BỔ:
Cây mọc trên đất ẩm, từ miền núi đến đồng bằng.
BỘ PHẬN DÙNG:

Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC:
Trong cây chứa alcaloid : ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton
CÔNG DỤNG:
Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện
ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng,
nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20g cây khô sắc hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống.
Nguồn: Viện Dược Liệu
BỒ CÔNG ANH
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
13
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC

Có hai loại bồ công anh: bồ công anh Việt Nam (tên khoa học là lactuca indica L- còn gọi
là rau bồ cóc, diếp dại, mót mét, lưỡi cày) có mặt ở khắp mọi nơi nên được nhiều người
biết đến. Bồ công anh Trung Quốc (tên khoa học: taraxacum officinal wigg- còn gọi là
hoàng địa đinh, nãi chấp thảo) chỉ mọc ở Đà Lạt và Sa Pa. Cả hai loại có tác dụng hạ sốt,
chống viêm, giải độc, lợi sữa, lợi tiểu, nhuận gan, điều trị viêm đường tiết niệu, mụn
nhọt Không nên nhầm với cỏ chỉ thiên (tên khoa học là éléphantopus scaber L.), tuy
cũng có một số tác dụng tương tự như bồ công anh.
Để điều trị viêm tuyến vú, tắc tia sữa, mụn nhọt: dùng 50 gr bồ công anh giã nhỏ, vắt lấy nước
uống, bã đắp vào vùng sưng đau; mỗi ngày uống 2 lần, sau 2-3 ngày sẽ thấy tác dụng. Đối với
người bị viêm gan, xơ gan, thiểu năng gan, ăn khó tiêu, viêm đường tiết niệu (đái tắc, buốt, ra
máu) thì sử dụng bồ công anh tươi 50 gr giã nhỏ, vắt lấy nước uống như trên. Riêng người bị
các bệnh về gan có thể kết hợp với một số loại thuốc để cho kết quả tốt: bồ công anh 20 gr,
nhân trần 12 gr, chi tử 8 gr sắc với 200 ml nước, còn 100 ml, chia làm hai lần uống trong vòng
15- 20 ngày (có thể sử dụng lâu dài). Với người bị viêm đường tiết niệu: bồ công anh 20 gr, cỏ
mực khô 20 gr, kim ngân hoa 8 gr sắc với 200 ml nước, còn lại 100 ml, uống 2 lần trong ngày,
kéo dài
5-7 ngày sẽ có tác dụng.

Đối với rau bồ công anh Trung Quốc có thể làm rau ăn rất tốt (ăn sống hoặc nấu canh- vì bồ
công anh Việt Nam có gai, khó ăn). Đây là loại rau được một số nước như Trung Quốc, Pháp,
Mỹ rất ưa chuộng vì kích thích sự thèm ăn, có tác dụng lọc máu, lợi mật (như actisô); phòng
một số bệnh về gan, mật.
Bồ công anh Việt Nam có ở mọi nơi nên rất dễ tìm. Riêng bồ công anh Trung Quốc trồng ở Đà
Lạt và Sa Pa cũng rất dễ. Có thể trồng trong nền đất mùn, hoặc trong chậu cảnh vì hoa của bồ
công anh rất đẹp (khi hoa tàn để lại một chùm quả, giống như bông ngoáy tai của thợ cắt tóc).
Lưu ý, không nên dùng các loại phân hóa học để chăm bón, chỉ cần dùng đất mùn và tưới bằng
nước sạch hoặc nước vo gạo là được.
Mọi nhà có thể xem bồ công anh là một loại rau ăn và nên sử dụng hằng ngày, nhất là những
người tiêu hóa kém, thiểu năng gan.
CÚC HOA


TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
14
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên Hán Việt khác:
Tiết hoa (Bản Kinh), Nữ tiết, Nữ hoa, Nữ hành, Nhật tinh, Cảnh sinh, Truyền duyên niên, Âm
thành, Chu doanh (Biệt Lục), Trị tưởng (Nhĩ Nhã), Kim nhị, Mẫu cúc (Bản Thảo Cương Mục),
Nữ hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Kim nhụy (Bản Thảo Cương Mục), Dược cúc (Hà Bắc Dược
Tài), Cam cúc hoa (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ), Bạch cúc hoa (Dược Liệu Việt Nam).
Tên khoa học:
Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine).
Họ khoa học:
Họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả:
Bạch cúc là cây sống dai, hay sống một năm. Thân đứng nhẵn, có rãnh. Lá mặt dưới có lông và

trắng hơn mặt trên có 3-5 thùy trái xoan tròn đầu hay hơi nhọn, có răng ở mép. Cuống lá có tai
ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan.
Trong đầu có 1-2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống nhiều, màu vàng
nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy. Nhị 6, bao phấn ở tai ngắn. Bầu
nhẵn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thường hay ướp trà, rất hiếm.
Thu hái:
Cuối mùa thu, đầu mùa đông, khoảng tháng 9 – 11, khi hoa nở. Cắt cả cây, phơi khô trong chỗ
râm mát rồi ngắt lấy hoa. Hoặc chỉ hái lấy hoa, phơi hoặc sấy khô là được.
Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa khô (Flos Chrysanthemi). Loại hoa đóa nguyên vẹn, mầu tươi
sáng, thơm, không có cành, cuống, lá, là loại tốt.
Mô tả dược liệu:
Bên ngoài có mấy lớp cánh hoa như hình lưỡi, cánh dẹt, ở giữa có nhiều hoa hình ống tụ lại.
Bên dưới có tổng bao do 3 – 4 lớp phiến bao chắp lại. Mùi thơm mát, vị ngọt, hơi đắng (Dược
Tài Học).
Bào chế:
+ Lúc hoa mới chớm nở, hái về, phơi nắng nhẹ hoặc phơi trong râm, dùng tươi tốt hơn.
+ Muốn để được lâu thì xông hơi Lưu hoàng 2-3 giờ, thấy hoa chín mềm là được, rồi đem nén
độ một đêm, thấy nước đen chảy ra, phơi khô cất dùng.
Bảo quản:
Dễ mốc, sâu mọt. Để nơi khô ráo, xông Diêm sinh định kỳ. Không nên phơi nắng nhiều vì mất
hương vị và nát cánh hoa, biến mầu, không được sấy quá nóng. Chỉ nên hong gió cho khô, dễ
bị ẩm.
Thành phần hóa học:
+ Borneol, Camphor, Chrysanthenone, Lutein-7-Rhamnoglucoside, Cosmoiin, Apigenin-7-O-
Glucoside (Giang Tô Tân Y Học Viện, Trung Dược Đại Từ Điển (Q. Hạ, Thượng Hải Nhân Dân
Xuất Bản 1977: 2009).
+ Acacetin-7-O-Rhamnoglucoside, Apigenin, Apigenin-7-O-Rhamnoglucoside, Quercetin 3-O-
galactoside, Quercetrin, Isorhamnetin-3-O-galactoside, Luteolin-7-O-Rhamnoglucoside (Kaneta
M và cộng sự, Agric Biol Chem, 1978, 42 (2): 475 (C A 1978, 88: 186096f).
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio

15
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
+ Lyteolin, b-Elemene, Thymol, Heneicosane, Tricosane, Hexacosane (Takashi M và cộng sự,
Tohoku Yakka Daigaku Kenkyu Nempo, 1978, 25: 29 (C A 1979, 91: 137156d).
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cúc hoa, trong thí nghiệm, có tác dụng ức chế tụ cầu trùng
vàng, Liên cầu trùng dung huyết Bêta, Lỵ trực trùng Sonnei, trực trùng thương hàn (Trung
Dược Học).
+ Điều trị huyết áp cao: Nước sắc Cúc hoa cho 46 người bệnh huyết áp cao hoặc bệnh xơ mỡ
động mạch. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ các chứng đầu đau, chóng mặt, mất ngủ có cải thiện, 35
người trở lại huyết áp bình thường. Trên 10-30 ngày sau những triệu chứng còn lại tiến triển tốt
(Chinese Hebral Medicine).
+ Bạch cúc hoa có tác dụng ức chế phần nào các loại nấm ngoài da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung
Dược).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vị ngọt, đắng, tính bình, hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách
Quy kinh:
+ Vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Phế, Can, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Vào kinh Phế, Can, Thận (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tác dụng:
+ Dưỡng huyết mục (Trân Châu Nang).
+ Khứ ế mạc, minh mục (Dụng Dược Tâm Pháp).
+ Sơ phong, thanh nhiệt, minh mục, giải độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thanh tán phong nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc (Đông Dược Học Thiết
Yếu).

Chủ trị:
+ Trị chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt các chứng du phong do phong nhiệt ở Can gây nên,
nặng một bên đầu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Bạch truật, rễ Câu kỷ, Tang căn bạch bì làm sứ cho Cúc hoa ((Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Khí hư, Vị hàn, ăn ít, tiêu chảy: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Dương hư hoặc đầu đau mà sợ lạnh: kiêng dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ Vị hư hàn: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 6 – 20g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị chóng mặt, uống lâu làm nhan sắc đẹp, không gìa: Bạch cúc chọn vào ngày 9-9 (âm
lịch), lấy hoa 2 cân, Phục linh một cân, tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu nóng, ngày 3 lần
(Thái Thanh Kinh Bảo phương).
+ Trị đàn ông, đàn bà bị chứng đầu phong lâu ngày không bớt, choáng váng, tóc khô tóc rụng,
đàm nghẹt trong ngực, mỗi lần lên cơn là chóng mặt, hoa mắt, lảo đảo muốn té, lên cơn khi
thay đồi thơi tiết: Trước hết, cứu 2 huyệt Phong trì 14 tráng, đồng thời uống 'Bạch Cúc Hoa
Tửu’. Chế rượu bằng cách vào lúc cuối xuân, đầu hè dùng ngọn, thân, hoa Cúc mềm, phơi âm
can, tán bột. Mỗi lần uống 1 muỗng lúc đói vớ'i rượu ngày vài lần, theo đó mà tăng thêm. Nếu
không uống rượu được thì trộn nước cháo uống. Cũng trị như trên, vào tháng 8, mùa thu, hái
hoa, phơi trong râm cho khô, dùng 3 cân gói trong lụa, bỏ vào ngâm với 3 đấu rượu, ngâm 7
ngày, Mỗi ngày uống 3 lần, uống hơi say là được (Bạch Cúc Hoa Tửu - Thiên Bảo Đơn
phương).
+ Trị đầu đau do phong nhiệt: Cúc hoa, thạch cao, Xuyên khung, đều 12g. tán bột. Mỗi lần uống
6g với nước trà (Giản Tiện Đơn phương).
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
16
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
+ Trị thái âm phong ôn, ho, sốt, hơi khát: Hạnh nhân 8g, Liên kiều 6g, Bạc hà 3,2g, Tang diệp
10g, Cúc hoa 4g, Cát cánh 8g, Cam thảo 3,2g, Vi căn 8g. sắc với 2 chén nước, còn 1 chén.
Chia làm 3 lần uống (Tang Cúc Ẩm – Ôn Bệnh Điều Biện).

+ Trị phong thấp đau nhức ở gối, chân: Cúc hoa, Ngải diệp lâu năm, tán bột, trộn với hồ đắp lên
trên gối, lâu ngày sẽ khỏi (Phù Thọ phương).
+ Trị ban đậu chạy vào mắt sinh ra màng mộng: Bạch cúc hoa, Cốc tinh thảo, Vỏ đậu xanh,
lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, lấy 1 quả Thị, 1 chén cơm nếp, nấu cho đến khi
cơm cạn thì ăn hết, ngày ăn 3 trái. Bệnh nhẹ ăn chừng 5 - 7 ngày, bệnh nặng dùng chừng nửa
tháng (Nhân Trai Trực Chỉ Phương Luận).
+ Trị mắt có màng mộng sau khi bị bệnh: Bạch Cúc hoa, Thuyền thoái, 2 vị bằng nhau, tán
bột. Mỗi lần dùng 2-12g trộn với một ít mật, sắc uống (Cấp Cứu phương)
+ Trị âm hộ sưng đau: Cúc hoa ngọn non, gĩa nát, sắc lấy nước xông, còn nước dùng để rửa
(Thế Y Đắc Hiệu phương)
+ Trị say rượu không tỉnh: lấy Cúc hoa tán bột, uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị hoa mắt, chóng mặt: Cam cúc hoa 1 cân, Hồng tiêu (bỏ mắt) 240g, tán bột, trộn với nước
Địa hoàng, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước trước khi đi
ngủ (Song Mỹ Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương)
+ Trị đinh nhọt sưng đau: rễ Cúc hoa 1 nắm, gĩa nát, vắt lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học
Đại Từ Điển).
+ Cam cúc hoa là thuốc chính trong việc khu phong, phong mộc thông với can, can khai khiếu
ở mắt, vậy nó là thuốc chủ yếu trị sáng mắt, thường dùng với Địa hoàng, Hoàng Bá, Câu kỷ tử,
Bạch tật lê, Ngũ vị tử, Sơn thù du, Đương quy, Linh dương giác, Gan dê (Trung Quốc Dược
Học Đại Từ Điển).
+ Trị Can Thận đều hư, mắt đau, thêm Quyết minh tử, Mộc tặc thảo, Cốc tinh thảo, Sài hồ, có
thể khử màng mộng ở mắt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị mắt đau do phong nhiệt: Cúc hoa, Hoàng liên, Hoàng cầm, Cam thảo, Sinh địa hoàng,
Kinh giới tuệ, Quyết minh tử, Liên kiều, Cát cánh, Sài hồ, Xuyên khung, Khương hoạt, Đồng
tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Tri nhức đầu do huyết hư: Cúc hoa, Xuyên khung, Tế tân, Cảo bản, Đương quy, Sinh địa,
Thục địa hoàng, Thiên môn, Mạch môn, Bạch thược dược, Cam thảo, Đồng tiện (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
+ Cúc hoa cùng với Câu kỷ tử, 2 vị bằng nhau, trộn với mật làm viên uống thì phòng được bệnh
mắt, trúng phong và đinh nhọt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị đinh nhọt: Cam cúc để nguyên cả rễ, dùng sống, Tử hoa đia đinh, Ích mẫu thảo, Kim ngân
hoa, Bán chi liên, Bối mẫu, Lên kiều, Sinh địa hoàng, Qua lâu căn, Bạch chỉ, Bạch cập, Thương
nhĩ tử, Hạ khô thảo. Nếu bệnh nặng quá thì dùng ‘Thiềm Tô Hoàn’ để phát hãn. Nếu táo bón
sau khi ra mồ hôi: dùng ‘Ngọc Xu Đơn’ để uống cho hạ, nếu không có Ngọc Xu Đơn, lấy Đại
kích thêm Tảo hưu, Táo nhục làm viên, uống 12g sẽ xổ ngay. Kiêng Cam thảo (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị phong ôn giai đoạn đầu, hơi lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mắt đau: Cúc hoa
12g, Tang diệp 8g, Câu đằng 8g, Liên kiều 4g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Xa tiền thảo 12g.
Sắc uống (Tang Cúc Câu Liên Hợp Tễ Gia Giảm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
+ Trị phong nhiệt do Can kinh, mắt đỏ, mắt sưng đau: Cúc hoa 12g, Bạch tật lê 12g, Khương
hoạt 2g, Mộc tặc 12g, Thuyền thoái 3,2g. Sắc uống (Cúc Hoa Tán - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị Can Thận đều hư, nhìn kém: Thục địa 20g, Sơn dược 16g, Phục linh, Trạch tả, Đơn bì,
Sơn thù du, Cúc hoa, Câu kỷ mỗi thứ 12g, tán bột, trộn mật làm viên uống (Kỷ Cúc Địa Hoàng
Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đinh nhọt, mụn nhọt có mủ: Bạch cúc hoa 160g, Cam thảo 20g, sắc uống (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo:
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
17
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
+ Cúc hoa cho lá gọi là Cúc diệp, có tác dụng thanh phong, khử nhiệt, làm khỏi nóng nảy, tính
giống Cúc hoa, nhưng khác vị đắng, có sức hạ giáng mạnh hơn và thanh phần bất cập, Can
Đởm hỏa vượng, có thể bỏ chung vào thuốc sắc. Tác dụng tiết giáng đ được phong hỏa ẩn ở
bên trong thì mạnh hơn Cúc hoa, dùng từ 4 – 12g. Có thể dù ng các loại hoa Cúc, nhưng lá
Cúc dại thì đắng, có thể gĩa nát đắp vào những nơi đinh nhọt, nhiệt độc, không nên sắc uống
(Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Cúc hoa chữa được bệnh ở đầu, mặt, tai, mắt, chóng mặt, váng đầu, phong nhiệt, mắt đau,
nhức trong đầu, phong chạy quanh, thông lợi huyết mạch, khi dùng không kiêng cữ gì cả (Dược

Tính Bản Thảo).
+ Cúc hoa cho vào trong bao làm gối thì làm cho sáng mắt; phòng bệnh mắt, lá dùng tốt, sống
chín đều được (Chư Gia Bản Thảo).
+ Cúc hoa nuôi huyết, làm sáng mắt, có thể đánh tan mộng thịt ở mắt (Trân Châu Nang).
+ Cúc hoa là vị thuốc cốt yếu về khư phong thanh nhiệt. Vị đắng có thể tiết được nhiệt độc. Vị
ngọt ích được cho huyết. Vả lại, vị ngọt cũng có thể giải được độc. Vì khí bình lại kèm cả cay
nên tiêu được kết. Vị đắng nên nó nhập và Tâm và Tiểu trường, vị ngọt nhập vào Tỳ Vị. Bì nh,
cay vào Can Đởm và Phế, Đại trường. Uống lâu ngày thì nhẹ người, sống lâu. Vì những gì
chứa được lâu thì sức nó chuyên hơn . Một khi sức đã chuyên thì làm cho khí phận tiêu hóa,
khi khí đã tiêu hóa thì sự biến chuyển không ngừng. Một bằng chứng cụ thể là ai đã cất rượu
Cúc để dùng thì khỏe mạnh và sống lâu, nếu trộn th uốc uống làm cho nhan sắc xinh tươi.
Nhưng những cái hay đó phải tự chuyên chú về khí hóa thì mới đạt được kết quả. Vì thế, trong
sách Tiên kinh cũng ghi lại những công hiệu của Cúc hoa, nhưng thực ra bao gồm ý cho rằng
đó là một vị thuốc của thần tiên nữa (Bản Thảo Đơn Phương).
+ Cúc hoa, Cam cúc hoa có vị ngọt, tính bình, vào kinh Phế, Thận, làm thanh sảng được đầu
và mắt cảm phải khí phong nhiệt. Nó trị được chóng mặt, xoay xẫm, thông huyết mạch, yên
trường vị, tươi nhan sắc, khỏi đau mắt, đau lưng, mộng thịt ở mắt, chảy nước mắt sống. Đó là
một loại thuốc quý vậy (Bản Thảo Đồ Giải).
+ Hoa cúc hình tròn, nâng cao phẩm giá ngụ ý đạo đức của trời cao sang, quý hóa. Hoa cúc
màu vàng theo sắc thái của đất (tỳ thổ). Hoa cúc trồng sớm mà nở chậm, đại biểu cho đức của
người quân tử. Nở vào giữa mùa sương tuyết hiểm nguy, có ý tượng trưng cho đức kiên trinh.
Vị hòa mà thể nhẹ, tượng trưng phảng phất thực phẩm của thần tiên. Vì tính hơ'i ngọt nên công
dụng dồi dào, vì vị đắng nên chữa đinh nhọt, vì màu trắng nên được khí phận, có màu hồng
nên vào được huyết phần. Ôi, Cúc hoa kiêng lửa khi dùng nhặt bỏ núm bỏ đế đi, đạp cho ra
nước, phơi khô mà dùng. Nếu muốn thành bột thì chờ lúc khô tán sẽ dễ dàng (Bản Thảo Thông
Nguyên).
+ Cúc hoa bẩm thụ khí mùa thu khá trong sáng, chờ đúng thời kỳ mới nở nhụy khai hoa vì thế
nó chịu được chính khí của hành Kim. Cúc hoa có tính bình hòa, là vị thuốc thanh. Trong ‘Nội
Kinh' nói rằng khi chữa bệnh ôn, nên dùng những vị thanh. Khi những bệnh nhiệt đã lui rồi,
chính khí vẫn còn ấm thì nên dùng Cúc hoa và Tang căn bạch bì để chữa nhức đầu và trừ

những chỗ tà nhiệt còn sót lại, rồi lại mượn sức của Hoàng kỳ để chữa chứng váng đầu, tan
màng mộng mắt. Nếu kết hợp Sa sâm thì chữa được hạ huyết, kết hợp với Thạch hộc, Biển
đậu có tác dụng làm sáng mắt, thính tai, nó có thể điều hành đi suốt khắp tay chân. Những
người bị đau đầu, choáng váng, hắt hơi, nghẹt mũi do nhiệt, những chứng ngoài da nổi ban,
ngứa tay chân, vai đau do phế nhiệt gây ra, nên dùng Cúc hoa để thanh nhuận tâm phế thì mới
ổn. Khi đã thanh nhuận được tâm phế thì can mộc tự nhiên như đă có gì chế ngực thì nhiệt
phải rút lui. Khi dùng Cúc hoa để chữa chứng đau mắt đỏ, sưng đau, chói, cộm, nước mắt sống
chảy, nên dùng Cúc hoa để thanh phế mà chế được can mộc, đây là điều rất huyền diệu (Biện
Dược Chỉ Nam).
+ Theo Vương Tử Kiều, dùng Cam cúc lâu ngày giúp tăng tuổi thọ: Cam cúc chọn hái mầm
non vào ngày Thượng dần tháng 3 gọi là ‘Ngọc anh’. Chọn lá vào ngàỵ Thượng dần tháng 6 gọi
là ‘Dung thành’, chọn hoa vào ngày Thượng dần tháng 9 gọi là ‘Kim tinh", hái thân rễ vào ngày
Thượng dần tháng chạp gọi là ‘Trường sinh’. Bốn loại đó đều phơi âm can 5 ngày, rồi lấy mỗi
thứ bằng nhau làm thành một chỗ, gĩa nát, tán bột. Mỗi ngày uống 4g với rượu hoặc dùng mật
chế thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 7 viên với rượu, ngày 3 lần, uống liên tục
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
18
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
100 ngày rất tốt . Theo ‘Thực Liệu Bản Thảo’ thì chọn lá vào tháng giêng, chọn thân vào mồng
5-5, chọn hoa vào mồng 9 - 9 (Ngọc Hàm Phương).
+ Cúc hoa cho rượu cất gọi là Cúc hoa tửu, dùng hoa sắõc lấy nước cốt, dùng nước đó thổi
cơm nếp, ủ men làm rượu uống, có thể thêm Địa hoàng, Đương quy, Câu kỷ rất tốt. Rượu này
chữa được chứng đầu phong, sáng mắt, phòng bệnh, yếu gân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ
Điển).
+ Cúc hoa nói chung thiên về thanh nhiệt, bình Can. Dã cúc hoa thiên về tiết nhiệt, giải độc
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phòng phong trừ được phong ở các khớp xương, thiên về phong hàn. Cúc hoa trừ được
chứng du phong trên người, thiên về phong nhiệt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
19

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
5. HỌ TRÚC ĐÀO: APOCYNACEAE
CÂY TRÚC ĐÀO
Cây Trúc đào

Độc tính của trúc đào
Trúc đào còn gọi là đào lê, giáp trúc đào, laurier rose. Tên khoa học Nerium oleander L.
(Nerium laurifolium Lamk), thuộc họ Apcynacea, thân cây giống trúc nhưng hoa lại giống hoa
đào nên có tên là trúc đào. Là loại cây đẹp thường được trồng trên đường phố nhưng trúc
đào còn là loại cây rất độc.
Độc tính của lá trúc đào đã được biết từ lâu. Lính vùng đảo Corse (thuộc miền Nam nước
Pháp) đã bị ngộ độc và tử vong do ăn thịt xiên vào cành cây trúc đào để nướng. Có những
người bị ngộ độc nặng do uống nước đựng trong chai nút bằng cây trúc đào, hay do uống
nước suối có cây trúc đào mọc ở gần.
Tất cả các bộ phận của cây đều độc, từ gỗ, vỏ, lá và hoa (hoa khô để 7 năm vẫn còn độc). Vỏ
và lá trúc đào là các bộ phận độc nhất chứa 3 hoạt chất oleandrosid, nériosid, nérianthosid
đều là các heterosid gây độc lên tim giống như loại dược thảo digitalis, tiêm lên tĩnh mạch
thú vật để thử nghiệm sẽ gây tử vong tức khắc. Với người, chỉ cần ăn một lá trúc đào nhỏ
cũng có thể chết. Kể cả uống nước suối gần nơi có rễ trúc đào cũng dễ bị ngộ độc.
Dược tính
Tại Châu Á, trúc đào được ghi trong cuốn Y học nhập môn của Lý Duyên như sau: Chữa những
người tự nhiên mặt đỏ bừng (bạo xích), có nước tích tụ trong ngũ tạng làm bụng to, lợi tiểu
tiện.
Trong y học, trúc đào được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1866 sau khi được nhà dược lý
học người Nga E. B. Pelikan nghiên cứu, nhưng sau đó nó bị lãng quên. Đến năm 1936, Viện
Cây thuốc và tinh dầu ở Liên Xô cũ đã nghiên cứu lại; và hoạt chất của trúc đào là neriolin
được ghi làm vị thuốc chính thức trong Dược điển Liên Xô in lần thứ 9 (1961). Theo đó,
neriolin có tác dụng rất mạnh, có thể thay được digitalin và strophantin để chữa các bệnh về
tim. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cũng đã khẳng định tác dụng chữa bệnh tim của neriolin.
Hiện nay người ta chỉ dùng lá cây trúc đào để làm nguyên liệu chế neriolin làm thuốc chữa

tim, dùng dưới hình thức dung dịch rượu và thuốc viên. Nó được xếp vào bảng thuốc độc.
Tác động sinh lý lên cơ thể
Độc chất của trúc đào tác động trực tiếp lên cơ tim làm chậm nhịp tim, gia tăng biên độ co
thắt, làm giảm tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh. Liều gây tử vong là 2mg cho mỗi ký cân
nặng. Chúng còn gây sự kích thích tại chỗ và làm tiêu hủy máu.
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
20
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
Thử nghiệm độc tính trên chó, người ta thấy chỉ vài phút thì xuất hiện rối loạn tiêu hóa rất
mạnh, nôn ói không kìm được và kéo dài đến vài giờ, tiêu chảy ra máu, đau bụng dữ dội, tiếp
đến là các rối loạn thần kinh, rối loạn tim, co giật, mất tri thức rồi hôn mê.
Cấp cứu ngộ độc
Việc đầu tiên là loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách làm nôn ói và rửa ruột. Tiếp đến là
điều trị các rối loạn tiêu hóa bằng các chất hút độc như than hoạt tính, chống co thắt và giữ
thăng bằng các chất điện giải, chống lại các tác dụng lên tim bằng sulfat atropin tiêm truyền
hay tiêm bắp lặp lại 2-6 lần mỗi ngày…
Khi phát hiện triệu chứng ngộ độc, cần đưa ngay nạn nhân đi cấp cứu. Trong khi chờ chuyển
nạn nhân đi, có thể tạm thời xử lý:
-Nếu do cắn nhầm lá hay thân trúc đào, phải lấy ngay các mảnh vụn còn sót lại trong miệng
nạn nhân, cho uống thật nhiều nước để làm nôn ói.
-Nếu bị ngộ độc trên da: Rửa bằng nước sạch nơi bị nhiễm độc ít nhất 15 phút, không nên
thoa kem lên những vùng bị nhiễm độc.
-Theo dõi nhịp thở, nhịp tim và sự tỉnh táo.
Share this
THÔNG THIÊN
Cascabella thevetia (Thevetia peruviana) : Thông thiên
Cây nhỡ, hoa đẹp trồng làm kiểng. Hạt có alcaloid tác động vào tim
.
8. Catharantus roseus : Bông Dừa, Hải đằng
Cây thảo, hoa có nhiều màu sắc được trồng khắp nơi. Loài cây này hay bị tấn công bởi một loại sâu lớn

bằng ngón tay cái trông rất ghê!
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
21
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
Đặc điểm của cây và vùng phân bố: Cây Dừa cạn, còn có tên là Trường xuân hoa, Ten khoa học là
Catharanthus Roseus là cây thảo sống lâu năm, hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá gần ngọn. Ở Việt
Nam, Dừa cạn là cây hoang dại, có vùng phân bố tự nhiên tương đối đặc trưng từ tỉnh Quảng Ninh đến
Kiên Giang dọc theo vùng ven biển, tương đối tập trung ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An,
Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Bình Ðịnh và Phú Yên.
Ở những vùng phân bố tự nhiên ven biển, Dừa cạn có khi mọc gần như thuần loại trên các bãi cát dưới
rừng phi lao, trảng cỏ cây bụi thấp, có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn của vùng cát ven
biển. Dừa cạn còn được trồng khắp nơi trong nước để làm cảnh và làm thuốc.
Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc, có nơi dùng thân và lá phơi khô sắc uống để
thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ, ít và làm thuốc điều kinh. Ở nam châu Phi, người dân dùng trị bệnh
đái tháo đường. Có nơi dùng chữa tiêu hóa kém và lỵ.
Tác dụng dược lý
Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất từ cây Dừa cạn hai alkaloid Vinblastin và Vincristin, là những
chất ức chế mạnh sự phân bào. Các alkaloid này liên kết đặc hiệu với Tubulin, là protein ống vi thể ở thoi
phân bào, phong bế sự tạo thành các vi ống này và gây ngừng phân chia tế bào ở pha giữa. Ở nồng độ
cao, thuốc diệt được tế bào, còn ở nồng độ thấp làm ngừng phân chia tế bào. Ngoài ra, cao Dừa cạn còn
có tác dụng hạ huyết áp, ngăn cản sự phát triển của thai trên động vật mang thai và kháng một số chủng
nấm gây bệnh.
Công dụng trị ung thư của Alkaloid dừa cạn
1. Vinblastin sulfat: Là thuốc dùng trong liệu pháp phối hợp, được lựa chọn hàng đầu để điều
trị ung thư biểu mô tinh hoàn và được lựa chọn hàng thứ hai trong liệu pháp trị bệnh
Hodgkin, ung thư nhau, ung thư biểu mô da đầu và ung thư biểu mô thận. Lựa chọn hàng
thứ ba để điều trị u nguyên bào thần kinh, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư dạng
nấm da. Nó cũng được dùng chữa bệnh sarcom lympho, sarcom chảy máu Kaposi và
sarcom tế bào lưới.
2. Các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, nhức đầu và dị cảm xảy ra sau

khoảng 4 - 6 giờ và kéo dài 2 - 3 giờ. Hiện tượng tiêu chảy, táo bón, tắc ruột, liệt, chán ăn
và viêm miệng cũng có thể xảy ra và thường báo trước những tác dụng độc hại thần kinh.
Tổn thương hệ thần kinh đôi khi có tính lâu dài khi dùng liều quá cao; đã xảy ra mù và tử
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
22
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
vong. Chứng rụng tóc có tính hồi phục đã xảy ra ở khoảng 30 - 60% người dùng thuốc. Sự
ức chế nhẹ tủy xương với giảm bạch cầu xảy ra ở tỷ lệ cao bệnh nhân, buộc phải ngưng
dùng thuốc.
Thuốc có tác dụng độc hại tại chỗ. Cần tránh sự tràn thuốc ra ngoài khi tiêm tĩnh mạch, vì
có thể gây viêm tĩnh mạch ở nơi tiêm. Vinblastin có thể gây độc cho thai, nên chỉ dùng ở
thời kỳ mang thai nếu tình trạng bệnh đe dọa tính mạng hoặc bệnh nặng mà các thuốc an
toàn hơn không có hiệu lực.
2. Vincristin sulfat: Là một trong những thuốc chống ung thư được dùng rộng rãi nhất, đặc
biệt có ích đối với các bệnh ung thư máu, thường được dùng để làm thuyên giảm bệnh
bạch cầu lympho cấp. Nó được dùng trong liệu pháp phối hợp thuốc, là lựa chọn hàng đầu
để điều trị bệnh Hodgkin, u bạch huyết không - Hodgkin, ung thư biểu mô phổi, u Wilm,
bạch cầu tủy bào mạn (đợt cấp tính), sarcom Ewing và sarcom cơ vân. Phối hợp thuốc
chứa Vincristin là lựa chọn hàng thứ hai cho ung thư biểu mô vú, ung thư cổ tử cung, u
nguyên bào thần kinh và bệnh bạch cầu lympho mạn tính.
Một số chuyên gia ưa dùng Vincristin chỉ để làm thuyên giảm và không dùng trong điều trị
duy trì vì việc sử dụng kéo dài sẽ gây độc hại thần kinh. Sự kháng Vincristin có thể phát
triển trong quá trình điều trị. Vincristin gây giảm bạch cầu nên phải đếm số lượng bạch cầu
trước mỗi liều. Những tác dụng phụ thường bắt đầu với buồn nôn, nôn, táo bón, co cứng
cơ bụng, sút cân và phục hồi nhanh. Thuốc cũng có thể gây những phản ứng chậm phục
hồi như rụng tóc và bệnh thần kinh ngoại biên.
Những tai biến nặng về thần kinh có thể xảy ra như mất những phản xạ gân sâu, viêm đau
thần kinh, tê các chi, nhức đầu, mất điều hòa. Những khuyết tật thị giác, liệt nhẹ hoặc bại
liệt và teo một số cơ duỗi có thể xảy ra chậm. Liệt những dây thần kinh sọ 2, 3, 6 và 7
cũng có thể xảy ra. Các tai biến thần kinh có thể kéo dài trong nhiều tháng. Thuốc gây độc

tại chỗ, cần tránh sự tràn thuốc ra ngoài, tốt nhất nên cho dùng thuốc bằng cách tiêm
truyền tĩnh mạch. Phần lớn thuốc được thải trừ trong mật và một phần ít hơn trong nước
tiểu. Trong bệnh vàng da tắc mật, độc tính của Vincristin lớn hơn và cần phải giảm liều.
Vincristin thải trừ chậm nên có nguy cơ tích lũy, do đó ít nhất một tuần mới được dùng
một lần.
Lưu ý: Vincristin gây độc hại cho thai. Ðối với phụ nữ còn khả năng sinh đẻ, cần dùng các
biện pháp tránh thai. Phụ nữ đang điều trị với Vinblastin hoặc Vincristin không được cho
con bú.
GS. ÐOÀN THỊ NHU - ykhoanet.com
CÂY SỪNG DÊ
SỪNG DÊ:
(Strophanthus divaricatus), cây bụi nhỏ mọc hoang, họ Trúc đào
(Apocynaceae). Lá mọc đối. Hoa tự hình xim ở đầu cành, vàng. Quả
đại, dính từng đôi giống hai sừng. Hạt có chùm lông. Toàn cây có nhựa
trắng. Hạt là nguyên liệu chế glycozit trợ tim (đivaricozit, zinozit,
caudozit, vv.). Cây độc. Gây ngộ độc, dẫn tới rối loạn thị giác và ngừng
tim, có thể chết sau 48 giờ. Chữa ngộ độc: rửa ruột, tiêm long não,
cafein, tiêm truyền huyết thanh mặn; nằm yên tĩnh; không được tiêm
ađrenalin.
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
23
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
Sừng dê
1. Cành mang lá, quả; 2. Hoa; 3. Quả; 4. Hạt
6. HỌ ĐẬU: FABACEAE
Vông nem
Vông nem, Cây lá vông -
Erythrina variegata
L., thuộc họ Ðậu -
Fabaceae

.
Mô tả: Cây to cao tới 10m, vỏ xanh rồi nâu, có nhiều gai ngắn. Lá mọc so le, có 3 lá chét hình
tam giác. Vào tháng 3-5, sau khi lá rụng, cây ra hoa. Chùm hoa dày gồm nhiều hoa màu đỏ
chói. Quả đậu không lông, có eo giữa các hạt. Hạt hình thận, màu nâu.
Bộ phận dùng: Vỏ và lá -
Cortex et Folium Erythrinae Variegatae
. Vỏ vông nem thường được
gọi là Hải đồng bì.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố rộng từ Ðông Á châu tới Phi châu nhiệt đới. Ở Á châu, loài
này phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia,
Philippin. Thường gặp trong các bụi dọc bờ biển, lân cận với các rừng ngập mặn và trong rừng
thưa, nhiều nơi ở nước ta. Cũng thường được trồng làm cây bóng mát dọc đường ở các khu
dân cư. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ
cây quanh năm.
Thành phần hóa học: Trong lá và thân có một alcaloid là erythrin, có độc. Chất này có tác
dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
24
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT – THỰC HÀNH THỰC VẬT DƯỢC
hưởng đến sự kích thích vận động và sự co bóp của cơ. Còn có chất saponin gọi là migarin làm
dãn đồng tử. Trong hạt có alcaloid gọi là hypophorin có tác dụng tăng phản xạ kích thích đưa
đến sự co giật, uốn ván.
Tính vị, tác dụng: Lá Vông nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ
thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ. Ðông y cho
là nó còn có tác dụng sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp. Vỏ cây có tác dụng khư phong thông
lạc, sát trùng, làm tê liệt, trấn tĩnh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa tim hay hồi hộp, ít ngủ hoặc mất ngủ,
trẻ em cam tích, viêm ruột ỉa chảy, kiết lỵ, viêm da, lở chảy nước, phong thấp, chân tê phù,
ung độc. Ngày dùng 4-6g dạng thuốc sắc.
Cách dùng: Ðể làm thuốc an thần, có thể phối hợp với Lạc tiên, lá Dâu, tâm Sen. Ðể chữa

bệnh trĩ, dùng lá tươi xào với trứng gà ăn, rồi dùng lá già giã ra, nướng nóng đắp vào hậu môn.
Ðể chữa vết thương, dùng lá tươi nấu nước rửa và lá khô tán bột rắc.
Ðơn thuốc:
1. Phong thấp: Vỏ vông nem, cỏ Chân chim, Kê huyết đằng, Phòng kỷ, Ý dĩ sao, ngưu tất mỗi vị
15g, sắc uống.
2. Sau khi sinh, máu xấu đưa lên choáng đầu, mờ mắt: Vỏ cây Vông nem già, lá Mần tưới, Cỏ
màn chầu, Ngưu tất, mỗi vị 10-15g, sắc uống.
Hòe
Hòe -
Sophora japonica
L. f. thuộc họ Đậu -
Fabaceae

Mô tả: Cây nhỡ cao 5-6m, thân cành nhẵn, màu lục nhạt, có những chấm trắng. Lá
kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 11-17 lá chét mọc đối, hình bầu dục thuôn, dài 30-
45mm, rộng 12-20mm, mặt dưới hơi có lông, hoa nhỏ, màu trắng hay vằn lục nhạt,
mọc thành chùm ở đầu cành. Quả đậu thắt eo ở khoảng giữa các hạt thành một chuỗi
lúc khô thì nhăn nheo, màu đen nâu, chia 2-5 đốt chứa 2-5 hạt hình bầu dục, hơi dẹt,
màu đen bóng.
Mùa hoa tháng 5-8, mùa quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng: Nụ hoa -
Flos Sophorae lmmaturus
,
thường gọi là Hoè mễ: Hoa hoè -
Flos Sophorae
, hay
Hoè hoa; và quả Hoè -
Fructus Sophorae
, hay Hoè
giác.

Nơi sống và thu hái: Hoè được trồng từ lâu đời làm
cây cảnh và cây thuốc ở nước ta, ở Nhật Bản, Trung
Quốc (Hải Nam) và một số nơi khác ở Đông Nam Á.
Ở nước ta, Hoè được phát triển trồng nhiều ở Thái
Bình, Hà Bắc, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ
An và gần đây ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Người ta trồng Hoè bằng hạt hoặc giâm cành vào
mùa xuân. Sau 3-4 năm bắt đầu thu hoạch, cây càng
sống lâu càng cho nhiều hoa. Hái hoa lúc còn nụ,
phơi hay sấy khô; dùng sống hay sao hơi vàng để
pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa, sao
cháy tồn tính (80%) để cầm máu. Quả hái vào tháng
9-11, rửa sạch, đồ mềm, phơi hay sấy khô; dùng sống hay có thể sao qua. Khi dùng giã
giập.
Thành phần hóa học: Nụ hoa Hoè chứa rutin, có thể đạt tới 34%. Còn có bertulin,
sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C. Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn
phần và một số dẫn xuất như genistein, sophoricosid, sophorabiosid, kaempferol,
glucosid C, rutin 4,3%. Hạt Hoè chứa 1,75% flavonoid trong đó có rutin 0,5%, một số
TH.S NGUYỄN VINH HIỂN 2009 – ĐH THỦ DẦU MỘT - www.violet.vn\vinhhienbio
25

×