Bài tiểu luận THỰC VẬT – DƯC LIỆU
TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY BẮC
KHOA DƯC
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CÁC CÂY THUỐC
TẠI THỊ TRẤN, NHÀ MÌNH Ở
GVHD: NGUYỄN VINH HIỂN
LỚP: DS03B2
HỌ VÀ TÊN: BÙI DIỄM TIÊN
Trường Trung cấp Tây Bắc - 1 -
Bài tiểu luận THỰC VẬT – DƯC LIỆU
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Xung quanh khu vực chúng ta sinh sống có rất nhiều các loại cây cỏ, có
những cây được người dân trồng và có cả những cây hoang dại tự mộc lên đôi
khi chúng ta không để ý hay vô tình chặt phá đi mà những cây đó có thể làm
nên những vò thuốc có thể chữa bệnh cho con người. Ví dụ như những loại cây
ăn quả được nhiều người dân trồng như là ổi, mận, vú sữa,… Những loại cây
được người nông thôn dùng để trang trí quanh nhà hoặc là để làm hàng rào
như móng tay ,dâm bụt…. Một số loại khác mọc hoang dại như cây cỏ, các
loại dây leo,…hoặc những loại rau sống chúng ta ăn hằng ngày.
Và sau đây em sẽ trình bày trong bài tiểu luận của mình một số cây
được làm thuốc ở quanh nhà và đòa phương em.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHÍNH
NHỌ NỒI
Cây nhọ nồi còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên
thảo
Tên khoa học Eclipta alba Hassk. (Eclipta
erecta Lamk.)
Trường Trung cấp Tây Bắc - 2 -
Bài tiểu luận THỰC VẬT – DƯC LIỆU
Thuộc học Cúc (Compositae)
Mô tả: Cỏ nhọ nồi là loài cỏ mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có
lông cứng. Lá mọc đối có lông ở hai mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15cm. Hoa tự hình đầu
màu trắng ở kẻ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm, cũng có lông. Quả bế 3
cạnh hoặc dẹt, có cánh dài 3mm, rộng 1.5mm, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi ở
nước ta.
Ta dùng toàn bộ cây Nhọ nồi (Herba Ecliptae) tươi hoặc khô.
Nhọ nồi có tác dụng cầm máu, làm tăng trương lực của tử cung cô lập
Công dụng và liều dùng :
Tính vò theo tài liệu cổ: vò ngọt, chua, tính lương vào hai kim can và thận, tác
dụng bổ thận âm, chỉ huyết lỵ. Dùng chữa can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu,
làm đen râu tóc.
Nhân dân vẫn dùng cây nhọ nồi giã vắt nước uống, để cầm máu trong rong
kinh, tró ra máu và vết thương chảy máu. Còn dùng chữa ho, hen, ho lao,
viêm cổ họng. Ngày dùng 6-12g dưới dạng sắc uống hay làm thành viên mà
uống. Những người thợ nề thường dùng cỏ nhọ nồi xoa tay chữa bệnh bỏng
rát do vôi. Có người dùng chữa bệnh nấm ở ngoài da: làm thuốc mọc tóc
(sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc, bôi lên những chỗ
trổ ở da thòt để có màu tím đen.
Ô MÔI
Còn gọi là bọ cạp nước, bồ cạp
nước, cây cốt khí, cây quả canhkina, sac
phlê, krêête, rich chpoeu (Campuchia),
brao xiêm, may khoum (Viênchăn).
Tên khoa học Cassia grandis L.
Thuộc họ Vang (Caesalpiniaeae)
Mô tả: cây to cao 7-15m. Vỏ thân
nhẵn, cành mọc ngang, cành non có lông
màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá có kích thước lớn, kép lông chim gôm 5-16
đôi lá chét hình hơi quả trám, dài 7-12cm, rông 4-8cm có phủ lông mòn.cụm hoa
mọc thành chùm thưa, thõng, dài 20-60cm, rộng 2-3cm, cuống ngắn, không mở,
Trường Trung cấp Tây Bắc - 3 -
Bài tiểu luận THỰC VẬT – DƯC LIỆU
đầu có mõm nhọn. Quả phân chia thành 50-60 ngăn nhỏ phân cách nhau bởi những
màn mỏng màu trắng nhạt, trong chứa một thứ cơm mềm, đặc sền sệt, màu nâu đỏ
hay nâu đen, vò ngọt, lúc trước tươi hơi có vò chua, khi khô có màu sẫm. Trong mỗi
ngăn có chứa một hạt dẹt cứng màu vàng. Khi chín khô long ra, lúc lắc quả có
tiếng kêu đặc biệt. Mùa hoa quả tháng 5-10.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây Ô môi mọc hoang ở miền Nam nước ta. Được trồng nhiều ở một số
nơi miền Bắc nước ta
Gần đây, ở miền Bắc thường hái một số quả chín về sùng với tên quả
“canhkina”, có lẻ vì ngâm quả này thấy màu đỏ như màu rượu canhkina.
Mùa quả vào thu đông. Hái về bỏ vỏ, bỏ nhân, chỉ lấy cùi ngâm rượu
Ngoài ra còn dùng lá, vỏ thân và vỏ rễ.
Công dụng và liều dùng:
Quả dùng sống chữa táo bón, với liều 4-6g, (nhuận) hoặc 10-20g (tẩy).
Ngâm rượu uống làm thuốc tiêu, bổ giúp ăn ngon cơm, đỡ đau lưng, đau
người.
Nếu nấu cơm và hat (1kg) với 1 lít nước rồi lọc và cô cách thuỷ đến thành
cao thì dùng để làm thuốc chữa đau lưng, đau người, nhuận tràng hay tẩy
hoặc chữa lỵ, ỉa chảy với liều 5-15g
Là tươi giã nát vắt lây nước xát vào nơi hăùc lào, có thể sắc uống chữa
đau lưng nhuận tràng. Ngày uống 15-20g lá.
Vỏ thân được người dân Campuchia đắp lên nơi rắn và bọ cạp cắn.
RAU MỒNG TƠI
Còn gọi là mồng tơi đỏ, mồng tơi tía,
lạc quỳ, phak pang (Lào).
Tên koa học Basella rubra L. (Basella
alba L.).
Thuộc họ mồng tơi (Basellaceae).
Trường Trung cấp Tây Bắc - 4 -
Bài tiểu luận THỰC VẬT – DƯC LIỆU
Mô tả cây: mồng tơi là một dây leo, sống hằng năm hay hai năm. Thân mọc
cuốn, dài 1.5-2m. Thân có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt. Lá mọc so
le, đơn, nguyên, mẫn, có cuống; phiến lá hình trứng, đầu nhọn bằng, phía cuống
bằng hay hơi hẹp, dài 3-12cm, rộng 2-6cm. Hoa tự hình bông mọc ở kẽ lá, nhỏ,
màu trắng hay tím đỏ nhạt. Những bông ở phía trên dài và gần hơn. Quả mọng nhỏ
hình cầu hanh hình trứng, dài chừng 5-6mm, màu tím đen khi chín.
Phân bố, thu hái và chế biến: cây này nguồn gốc ở các nước nhiệt đới của
châu á và châu phi. Tại Việt Nam, cây này mọc hoang và được trồng cho leo bằng
rào để lấy rau ăn. Người ta hái thân và lá vào màu hạ hay thu.
Công dụng và liều dùng:
Trong nhân dân, thường chỉ dùng rau mồng tơi nấu canh ăn cho mát. Ít
dùng làm thuốc.
Nhưng trong sách cổ (Bản thảo cương mục của Lý Thời Trần) có ghi là
rau mồng tơi có vò chua, hàn, hoạt, không độc, chủ trò hoạt trung, tán nhiệt,
lợi đại tiểu trường.
Nhân dân Indonexia dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bò táo bón,
phụ nữ đẻ khó, nước ép quả dùng là nhỏ mắt chữa đau mắt.
Người ta còn dùng để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm
hơn, nhưng không nên cho nhiều quá.
Tại Trung Quốc người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt,
giải độc.
DÂM BỤT
Còn gọi là bụp (miền Nam),
xuyên cận bì.
Tên khoa học Hibiscus roso-
sinesis L.
Thuộc họ bông (Malvaceae).
Trường Trung cấp Tây Bắc - 5 -