Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
MỤC LỤC
I. Mở đầu…………………………………………………………………… 2
II. Nội dung………………………………………………………………………….3
1. Khái niệm và thước đo phát triển con người……………………………………3
1.1. Khái niệm ………………………………………… …………………… 3
1.2. Thước đo phát triển con người…………………………………………… 4
1.2.1. Thước đo từng khía cạnh ………………………………………………4
1.2.2. Thước đo tổng hợp…………………………………………………… 5
2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển con người………………………….9
2.1. Những phương pháp khảo sát mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển
con người….………………………………………………… 9
2.2. Các chủ trương và chính sách nhằm thực hiện phát triển con người
…………………………………………………………………………….11
2.3. Thực trạng phát triển con người của Việt Nam………………………… 13
2.4. Giải pháp để nâng cao chỉ số phát triển con người ở Việt Nam………….33
III. Kết
luận……………………………………………………………… 37
1
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
I. MỞ ĐẦU
Chúng ta đã biết, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao mục tiêu quan trọng
đối với hầu hết các quốc gia. Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số cơ
bản để đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế và thành tựu xóa đói giảm nghèo
của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nhưng, tăng trưởng kinh
tế mới chỉ là điều kiện cần cho phát triển, nhằn hướng tới mục tiêu cuối cùng
là đảm bảo tiến bộ xã hội.Tuy nhiên trong thực tiễn, tốc độ tăng trưởng GDP
cao không luôn đồng nghĩa với phát triển kinh tế nhanh, bền vững mà thậm chí
đôi lúc còn phát sinh những bất công trong xã hội, dẫn đến chất lượng cuộc
sống của người dân bị suy giảm. Đây cũng chính là một mục tiêu lớn, phức tạp
đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển.Tăng trưởng kinh tế
phải phục vụ cho con người,phải vì mục tiêu phát triển con người,trong đó các
chính sách về giáo dục,giải quyết việc làm và tạo cơ hội cho mỗi cá nhân tự
phát triển là nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết
Do đó thuật ngữ “phát triển con người” đã xuất hiện vào những năm đầu
của thập niên 80 của thế kỷ trước nhằm hạn chế sự chỉ trích ngày càng tăng
đối với các mục đích và phương pháp phát triển kinh tế đang thịnh hành.Giải
quyết tốt vấn đề giáo dục và đào tạo là cơ sở để nâng cao nhận thức, nâng cao
chất lượng cuộc sống của con người và tạo đà cho tăng trưởng kinh tế.
Trong gần ba thập kỷ qua, Nhà nước đã ban hành hệ thống chính sách vĩ
mô về phát triển kinh tế - xã hội, tạo hành lang pháp lý cho phát triển con
người. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong xu hướng phát triển
bền vững vì mục tiêu phát triển con người.Từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới
vào nửa cuối những năm 1980, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh
tế rất ấn tượng, có vai trò quan trọng đưa đất nước gia nhập hàng ngũ các quốc
gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010 và đóng góp làm giảm nghèo
nhanh chóng. Kết quả này thể hiện qua GDP bình quân tính theo đầu người
tăng khoảng 15 lần trong giai đoạn sau Đổi mới đến nay. Tăng trưởng năng
suất này có được từ hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tăng lên và khi lao
động di chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp năng suất thấp sang các công việc phi
nông nghiệp (công nghiệp hay dịch vụ) có năng suất cao hơn.
Ta thấy được môi quan hệ điều kiện-kết quả giữa tăng trưởng kinh tế cũng
như với phát triển con người. Và bài tìm hiểu dưới đây sẽ hìm hiểu rõ hơn về
mối quan hệ đó trong thực trạng tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
của Việt Nam.
2
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
II. NỘI DUNG
1.Khái niệm và thước đo phát triển con người
1.1. Khái niệm
Con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển xã hội. Theo nghĩa
rộng, kháiniệm phát triển con người bao trùm tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của
mọi cá nhân,từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị. Báo cáo Phát
triển con người năm 1990 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã nhấn
mạnh "Phát triển con người là mục đích cuối cùng, tăng trưởng kinh tế là phương tiện";
đồng thời chỉ rõ “Mục tiêu căn bản của phát triển là tạo ra một môi truờng khuyến khích
con người được hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và sáng tạo” và định nghĩa phát
triển con người như là “một quá trình mở rộng phạm vi lựa chọn của người dân”.Phát
triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện
để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất là
được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no.
Phát triển con người chính là, và phải là, sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là
sự phát triển vì con người, của con người và do con người.Quan điểm phát triển con
người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ
thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất là được
sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no.
Năm đặc trưng của quan điểm phát triển con người là:
1. Con người là trung tâm của sự phát triển.
2. Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển.
3. Việc nâng cao vị thế của người dân(bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến).
4. Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân
tộc, giới tính, quốc tịch
5. Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa
1.2.Thước đo phát triển con người:
1.2.1: Thước đo từng khía cạnh phát triển con người
Các khía cạnh phát triển con người thường là tiêu chí phản ánh việc hình thành năng
lực phát triển con người và phản ánh khả năng sử dụng năng lực mình tích lũy được. Xét
3
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
tới các chỉ tiêu hình thành năng lực phát triểnn con người thì nó bao gốm các tiêu chí
liên quan đến ba nhu cầu cơ bản của con người là sống lâu và khỏe hơn, có nhiều tri thức
hơn, đời sống vật chất được nâng cao hơn. Đi kèm với mỗi mục tiêu chúng ta có hệ
thống phản ánh cụ thể.
Từ cách hiểu phát triển con người là quá trình mở rộng khả năng lựa chọn của dân
chúng, ta có thể đánh giá từng khía cạnh cụ thể bao gồm các tiêu chí phản ánh năng lực
phát triển con người và tiêu chí tổng quát phản ánh năng lực đã được tích lũy của con
người. Đối với các nước đang phát triển, nó được thể hiện cụ thể bao gồm:
- Thước đo năng lực tài chính, phản ánh việc bảo đảm nhu cầu cơ bản về mức
sống vật chất cho con người.
Nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ calori tối thiểu
bình quân trên một ngày đêm của con người để đảm bảo khả năng sống và làm việc
bình thường,có xét tới cơ cấu nam nữ,trọng lượng cơ thể cũng như điều kiện khí hậu,
môi trường. Để đảm bảo nhu cầu hấp thụ calori tối thiểu, con người cần một khoản thu
nhập để chi tiêu cho lương thực,thực phẩm.Chỉ số GNI/người thể hiện điều đó.GNI/
người càng cao chứng tỏ khả năng lớn để nâng cao mức sống vật chất cho con người.
- Thước đo năng lực trí lực, phản ánh nhu cầu cơ bản về trình độ giáo dục và
dân trí.
UNDP đã nhấn mạnh đến những chỉ số đánh giá việc xã hội bảo đảm
những nhu cầu cơ bản về giáo dục như; Tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ người đến trường
đứng độ tuổi, tỷ lệ đến trường kỳ vọng. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác như : tỉ lệ
nhập học các cấp, số năm đi học trung bình,tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so với tổng
chi ngân sách hoặc so với mức GDP.
Ở Việt Nam đến năm 2013 tỉ lệ người biết chữ đạt 98,25% trong đó: Số
người biết chữ trong độ tuổi 15-35 chiếm tỷ lệ 99,12% (tăng 0,08%); số người biết
chữ trong độ tuổi từ 36-60 chiếm tỷ lệ 97,34% (tăng 0,22%).
TổngchingânsáchNhànướcchogiáodụcvàđàotạotrongnămlà 194,4 nghìntỷđồng, tăng
14,1% so vớinăm 2012, trongđóchithườngxuyênchogiáodụcvàđàotạolà 164,4
nghìntỷđồng, tăng 17,3%.
- Thước đo năng lực thể lực, phản ánh xã hội bảo đảm nhu cầu chăm sóc sức
khỏe.
4
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
Liên quan đến khía cạnh này, UNDP đã nhấn mạnh đến các chỉ số: Tuổi thọ
bình quân tính từ thời điểm mới sinh, tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính cho
những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc trong thời gian 5 năm. Tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng. Tỷ lệ các bà mẹ tử
vong do sinh sản được tính bằng số bà mẹ chết trong thời gian mang thai hoặc
sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống. Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng
dịch.
- Thước đo việc xã hội sử dụng năng lực con người:
Về vấn đề này , UNDP nhấn mạnh đến các chỉ số dân số và việc làm,
như tỉ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, nhu cầu
việc làm mới tăng lên, tốc độ tăng trưởng dân số, mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng
lao động với tốc độ tăng trưởng việc làm. Các nước đang phát triển thường có tốc độ
tăng trưởng dân số cao hơn so với mức trung bình trên thế giới vì vậy tốc độ tăng dân
số cao hơn tốc độ tăng việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao và trở thành vấn đề
cấp thiết của xã hội.
1.1.2. Thước đo tổng hợp phát triển con người
a) Khái quát
- Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh,
định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các
quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của
một quốc gia, xem xét điều kiện trung bình của tất cả mọi người trong một quốc gia.
Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq và
nhà kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen vào năm 1990.
- Theo quy định của HDRO, chỉ số phát triển con người là chỉ số tổng hợp (bình quân
giản đơn) phản ánh ba khía cạnh thuộc về năng lực phát triển của con người, đó là:
sức khỏe, giáo dục và thu nhập.
+ Sức khỏe: tính bằng tuổi thọ bình quân.
5
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
+ Giáo dục: tính theo hai tiêu chí là tỷ lệ người lớn biết chữ và số năm đi học trung
bình.
+ Thu nhập: tính bằng GNI/người theo PPP.
b) Phương pháp tính
- Vì đơn vị đo của mỗi chỉ tiêu không giống nhau nên điều kiện quan trọng là phải
tìm ra một đơn vị đo lường chung cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. HDI thiết lập
một giới hạn cận trên và cận dưới cho từng khía cạnh và chỉ ra vị trí hiện tại của từng
quốc gia trong các giới hạn đó. Phương pháp chỉ số chính là cách thức để quy đổi các
đơn vị đo lường của các tiêu chí bộ phận thành chung. Dưới đây là cách tính HDI
được giới thiệu trong Báo cáo phát triển con người năm 2010.
Bước 1: Tính chỉ số thành phần:
- Công thức tổng quát:
Chỉ số =
- Vì là chỉ số tổng hợp, không được ảnh hưởng đến việc so sánh tương đối giữa các
quốc gia (hoặc giữa các giai đoạn khác nhau) nên Giá trị lớn nhất được thiết lập tuân
theo giá trị lớn nhất thực tế của chỉ số từ các Quốc gia (giai đoạn 1980-2010) và giá
trị nhỏ nhất sẽ ảnh hưởng đến kết quả so sánh nên được lấy xấp xỉ với giá trị mức
vừa đủ hoặc những giá trị tự nhiên thấp nhất.
Bảng 1: Các chỉ số thành phần HDI
Chỉ số Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất
Tuổi thọ 83.2 (Nhật Bản -
2010)
20
Số năm tới trường thực tế 13.2 (USA - 2000) 0
Số năm kỳ vọng tới trường 20.6 (Úc - 2002) 0
Tổng hợp chỉ số giáo dục 0.951 (Newzealand -
2010)
0
Thu nhập bình quân (PPP) 108211 (United Arab
Emirates - 1980)
163 (Zimbabwe -
2008)
Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2010, Liên Hợp Quốc
- Ta có công thức cụ thể như sau:
6
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
Chỉ số tuổi thọ =
Chỉ số số năm đến trường
= = A
Chỉ số số năm kỳ vọng xem xét đến trường
= = B
Chỉ số giáo dục =
Chỉ số thu nhập =
Bước 2: Tổng hợp các chỉ số thành phần để tính HDI
HDI =
- HDI được tính theo phương pháp chỉ số và được xác định bằng những con số trong
khoảng từ 0 đến 1 nên HDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. HDI càng gần giá
trị của 1 chứng tỏ trình độ phát triển con người càng cao và ngược lại. Theo Báo cáo
phát triển con người năm 2010, trình độ HDI trên thế giới được chia thành 4 nhóm:
+ Nhóm nước có HDI thấp: HDI nhận giá trị từ 0.3 đến 0.47
+ Nhóm nước có HDI trung bình: HDI nhận giá trị từ 0.488 đến 0.669
+ Nhóm nước có HDI cao: HDI nhận giá trị từ 0.677 đến 0.784
+ Nhóm nước có HDI rất cao: HDI nhận giá trị từ 0.788 đến 0.938
Theo số liệu công bố năm 2011, ta có:
Bảng Phân loại các nước theo HDI (năm 2011)
Phân loại HDI Số nước
7
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
Các nước có HDI rất cao 0.793 – 0.943 47
Các nước có HDI cao 0.698 – 0.783 47
Các nước có HDI trung bình 0.522 – 0.698 47
Các nước có HDI thấp 0.286 – 0.510 46
Nguồn: UNDP, Báo cáo phát triển con người 2011
Theo công bố này, 10 quốc gia có HDI cao nhất năm 2011 là:
Na Uy (0,943)
Úc (0,929)
Hà Lan (0,910)
Mỹ (0,910)
New Zealand (0,908)
Canada (0,908)
Ireland (0,908)
Liechtenstein (0,905)
Đức (0,905)
Thụy Điển (0,904)
- Tính đến năm 2011, Việt Nam xếp thứ 128 trên tổng số 187 quốc gia, với HDI nhận
giá trị 0.593, thuộc nhóm nước có HDI trung bình.
c) Lưu ý
- Kể từ khi xuất hiện chỉ số HDI lần đầu tiên cho đến nay, đã có ba lần thay đổi các
bộ phận cấu thành trong từng chỉ số bộ phận cũng như cách tính toán HDI, với mục
đích làm tăng thêm độ chính xác của chỉ số HDI trong việc đánh giá trình độ phát
triển con người cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau. Điều này
cho phép chúng ta có thể nghĩ tới việc cần phải thường xuyên cải thiện các bộ phận
cấu thành cũng như cách tính toán HDI và mỗi nước cũng có thể bổ sung thêm để có
HDI đặc thù của mình.
- HDI đặc thù phản ánh được các ưu tiên mà mỗi quốc gia đang hướng tới, từ đó, các
quốc gia có cơ sở sát thực để thay đổi chính sách cho phù hợp với quốc gia mình.
2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
2.1 Những phương pháp để khảo sát mối quan hệ giữa tăng trưởng với phát triển
con người
I.1.1 So sánh thứ hạng HDI và GNI/người
8
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
Đây là phương pháp so sánh theo không gian giữa thứ hạng GNI/ người và thứ
hạng HDI của nước đó trên thế giới. Nếu nước này có
thứ hạng GNI/người - thứ hạng HDI > 0
phản ánh sự phát triển kinh tế đã lan tỏa đến sự phát triển con người, đã chú trọng
thành quả của tăng trưởng kinh tế để cải thiện đới sống, nâng cao mức phúc lợi
cho người dân và ngược lại. Mức độ lan tỏa hay hiệu quả lan tỏa của thu nhập
hay tăng trưởng kinh tế còn tùy thuộc vào mức chênh lệch.
Nguồn : Báo cáo phát triển con người, UNDP 2010
So sánh GNI/người và HDi còn có 1 ý nghĩa nữa là phản ánh mối liên hệ
mật thiết giữa tăng thu nhập và phát triển con người. Hàn Quốc và Xingapo là 2
nước có sự chênh lệch về thứ hạng GNI/người và HDI là cao nhất với giá trị là 16
và -19. Tuy nhiên 2 nước này đều đạt nược GNI và HDI ở mức rất cao so với thế
giới. Còn các nước khác thì sự chênh lệch này thường là không cao. Nước nào có
thu nhập càng cao thì sự phát triển con người cũng ở mức cao. Nước có thu nhập
thấp thì sự phát triển con người cũng ở mức thấp theo tương ứng.
So sánh này được dùng làm cơ sở để điều chỉnh chính sách nhằm tạo khả năng tái
định hướng nhuông nhân lực mhaw,f phục vụ cho phát triển con người.
I.1.2 Hệ số tăng trưởng vì con người (GHR) và tăng trưởng kinh tế
Hệ số này đo độ co giãn của thành tựu phát triển con người với tăng trưởng kinh
tế.
Công thức : GHR=(y làGNI/người )
Trong đó % : Tốc độ thay đổi chỉ số phát triển con người
% Tốc độ thay đổi thu nhập bình quân đầu người
Bảng chỉ số GHR 1990 - 2013
9
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
Nguồn Wikipedia & UNPD
Hệ số GHR cho thấy một đơn vị phần trăm tăng thu nhập bình quân đầu
người sẽ cải thiện được bao nhiêu phần trăm về thành tựu phát triển con người.
Nếu hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả tăng trưởng vì mục tiêu phts triển con
người được đánh giá cang cao.Nếu GHR là số dương chứng tỏ tăng trưởng đã lan
tỏa tích cực đến phát triển con người và ngược lại.
Ông John Hendra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, nhận định: “Một
phát hiện quan trọng trong các Báo cáo phát triển con người là thành tựu phát
triển không chỉ được đo bằng mức độ thu nhập đơn thuần. Bản thân tăng trưởng
kinh tế không tự động cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân”.Do đó từ số
liệu các năm có thể thấy sự đóng góp của tăng thu nhập vào phát triển con người
ở Việt Nam là không đồng đều. Điều này có thể do nhiều yếu tố khách quan như
chỉ số HDI chỉ có giới hạn là 1 trong khi tăng thu nhập thì không có giới hạn và
yếu tố chủ quan là sự đóng góp vào phát triển con người còn do tác động của y tế
và giáo dục chứ không chỉ riêng tăng trưởng kinh tế.
So sánh 2 cách tiếp cận trên: cách tiếp cận theo chỉ số tăng trưởng vì con người
cho kết quả chính xác hơn, nó đo sự nhạy cảm hay định lượng được tộc độ tăng
trưởng kinh tế ảnh hưởng như thế nào, cụ thể là bao nhiêu tới tốc độ phát triển của
HDI.
I.1.3 Đường vành đai phát triển con người
Vành đai phát triển con người là tập hợp tất cả các điểm, mà ở mỗi điểm đó chỉ số
HDI cao nhất ứng với mỗi mức thu nhập. Nói một cách khác, cũng tại điểm đó ,
tăng trưởng thu nhập đạt được mức hiệu quả nhất trong việc chuyển hóa các thành
tựu phát triển con người. Như vậy, đường vành đai phát triển con người là đường
cơ sở để định vị trình độ phát triển con người của từng quốc gia. Nếu chỉ số phát
10
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
triển con người của 1 quốc gia càng gần đường vành đai thì chứng tỏ quốc gia có
trình độ phát triển con người càng sát với mức phát triển cao nhất hiện có tương
ứng với mức thu nhập đạt được. Trong trường hợp 1 quốc gia nào đó có chỉ số
HDI nằm trên đường vành đai thì chính quốc gia đó đã mở rộng đường vành đai
phát triển con người, là nước vạch ra vành đai mới cho thế giới.
2.2 Các chủ trương và chính sách tăng trưởng nhằm thực hiện phát triển con người
2.2.1. Chủ trương, quan điểm mới về việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội do Đại hội XI đề ra cho
giai đoạn 2011 - 2020
Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng, tình hình đã qua, các văn
kiện Đại hội XI của Đảng đã chú trọng kế thừa, đồng thời bổ sung, phát triển nhiều chủ
trương, quan điểm mới để tiếp tục thực hiện tốt hơn việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh
tế với phát triển văn hóa, xã hội trong giai đoạn 2011 - 2020.
Những chủ trương, quan điểm và chính sách mới chủ yếu đó là:
1 - Kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hòa
đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành
viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất, gắn
nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và
cộng đồng xã hội.
2 - Đẩy mạnh xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát
triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội,
trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển kinh
tế - xã hội.
3 - Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội.
Coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, quản lý
giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao
động lành nghề. Tăng cường xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi
công dân được học tập suốt đời.
4 - Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng,
11
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước;
nâng cao tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào quá trình tăng trưởng trong
mô hình phát triển theo chiều sâu.
5 - Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu lao động xã hội, tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao
động, đặc biệt là cho nông dân. Có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực
để phát triển; điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi
đôi với xóa nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng,
miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội.
6 - Chú ý nhiều hơn công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Củng cố và
hoàn thiện mạng lưới y tế từ cơ sở, huyện, tỉnh đến Trung ương. Tăng đầu tư nhà nước
đồng thời với đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế. Phát triển mạnh công nghiệp
dược; quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh. Bảo đảm cho người có bảo hiểm y tế
được khám, chữa bệnh thuận lợi; mọi công dân khi có nhu cầu và khả năng đều được
đáp ứng dịch vụ y tế chất lượng cao.
2.2.2. Cụ thể về các chính sách năm 2014
-Về y tế :
Luật Bảo hiểm y tế, hiện nay mua thẻ bảo hiểm với mệnh giá 100% mua cho người
nghèo, trước kia đồng chi trả là 5%, nhưng trong luật lần này đã thống nhất người nghèo
không phải đồng chi trả. Đối với người cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70%. Theo luật
cũ, người bệnh là hộ cận nghèo phải đồng chi trả 20%, nhưng đối với luật sửa đổi lần
này họ chỉ đồng chi trả 5%. Đối với người nghèo, người cận nghèo ở vùng khó khăn thì
có thể được khám chữa bệnh vượt tuyến trong vi phạm tuyến tỉnh vẫn được thanh toán
100%. Đối với các hộ diêm sinh, học sinh, sinh viên thì Nhà nước hỗ trợ 30-50%. Với
chính sách này cần xã hội hóa, các doanh nghiệp đã giúp các vùng này,thiết thực nhất là
mua bảo hiểm y tế cho những hộ cận nghèo bổ sung 30%. Thực ra nhiều tỉnh đã rất
quyết liệt thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị và Đề án bảo hiểm y tế toàn dân của
Chính phủ đã bỏ kinh phí ngân sách địa phương, rất nhiều địa phương đã mua nốt 30%
cho hộ cận nghèo để tăng tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân. Chính sách này của Đảng và Nhà
nước ta được quốc tế đánh giá rất cao, nhất là đối với một nước mới thoát nghèo như
nước ta thì đây là những chính sách rất tốt, bảo đảm an sinh xã hội.
-Về giáo dục : Nghị định 20/2014/NĐ-CP về việc phổ cập giáo dục xóa mù chữ
12
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
Nghị định này quy định về điều kiện bảo đảm, trách nhiệm của các cơ quan; tiêu chuẩn,
thẩm quyền và hồ sơ công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi,
phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở (sau đây gọi chung là phổ
cập giáo dục) và xóa mù chữ. Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam, đang
sống tại Việt Nam, các tổ chức và cá nhân liên quan. Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo điều
kiện cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ phổ
cập giáo dục, xóa mù chữ; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ ở Việt Nam theo quy định của pháp luậ. Nhà nước thực hiện chính
sách hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi
tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định. Cá nhân tham
gia tổ chức, quản lý, dạy học và các công việc khác để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước.
-Về phát triển nông nghiệp- nông thôn :
Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về
chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Theo đó, từ ngày 01/01/2014, các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân là đối
tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản,
thủy sản; dịch vụ cơ giới nông nghiệp và các doanh nghiệp có ký kết thực hiện hợp đồng
liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc
nông dân khi mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp sẽ được hỗ trợ
100% lãi suất vốn vay trong 02 năm đầu và 50% trong năm thứ ba; mức vay tối đa bằng
100% giá trị hàng hóa.
Nhóm danh mục máy, thiết bị được hỗ trợ lãi suất vốn vay bao gồm: Các loại máy làm
đất, san phẳng đồng ruộng, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, ngô, cà phê, chè,
mía; máy sấy nông sản, thủy sản; máy, thiết bị sản xuất muối sạch; máy, thiết bị sử dụng
trong chăn nuôi; hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp; máy,
thiết bị sử dụng sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch thủy sản; máy, thiết bị chế biến
sản phẩm từ phế và phụ phẩm nông nghiệp, thủy sản; các loại máy kéo, động cơ diezen
sử dụng trong nông nghiệp, khai thác đánh bắt thủy sản; kho, thiết bị sử dụng chứa, bảo
quản thóc, ngô quy mô hộ gia đình
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014
-Về nâng cao tuổi thọ (tăng chỉ số HDI)
13
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
+Luật Người cao tuổi và Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn
2012-2020 đã được triển khai từ lâu nay
+Cần xây dựng và thúc đẩy nhanh các chính sách nhằm hướng đến mục đích giảm tỷ lệ
tàn tật và ốm đau NCT xuống thấp; các hoạt động của NCT được phát huy và NCT được
tham gia các hoạt động xã hội Theo đó, cần sớm xây dựng hệ thống lão khoa trên toàn
quốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn của NCT; mở rộng, phát triển
các hệ thống chăm sóc NCT dựa vào gia đình và cộng đồng; cải cách hệ thống bảo trợ xã
hội, mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm hưu trí, BHYT; khuyến khích các đơn vị sử dụng
lao động tạo việc làm và môi trường việc làm phù hợp năng lực, sức khỏe NCT…
2.3 Thực trạng chỉ số phát triển con người ở Việt Nam
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Với nhận thức vừa là mục tiêu,vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội, của
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thì mục tiêu cao cả nhất của Đảng và Nhà nước ta là
nâng cao đời sống mọi mặt vì sự phát triển toàn diện của con người.Với sự tham gia đầy
đủ, có hiệu quả vào chương trình Phát triển Liên hợp quốc,trong thời gian qua chúng ta
đã đạt được một số thành tựu về phát triển con người như sau:
Chỉ số phát triển con người ngày càng được nâng cao
Dưới sự lãnh đạo của Đảng,với những chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo
dục…cũng như quá trình chỉ đạo thực hiện,trong những năm vừa qua đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước đáng kể.
Theo số liệu của UNDP chỉ số phát triển con người được nâng một bước đáng
kể,phát triển đều đặn theo thời gian.
14
Tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
(Nguồn : số liệu UNDP)
Năm 1990 ,chỉ số HDI là: 0,439
Năm 1995, chỉ số HDI là: 0,565
Năm 2000, chỉ số HDI là : 0,534
Năm 2005, chỉ số HDI là : 0,573
Năm 2010, chỉ số HDI là : 0,611
Năm 2011, chỉ số HDI là : 0,614
Năm 2012, chỉ số HDI là : 0,617
15
Từ biểu đồ trên có thể thấy HDI của Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên,
một số thông tin liên quan còn cho thấy, trong 10 nước ở khu vực Đông Nam Á, HDI
của Việt Nam đứng thứ 7. Trong số 187 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (có số liệu
so sánh về HDI, được chia thành 4 nhóm rất cao, cao, trung bình, thấp), Việt Nam thuộc
nhóm có HDI trung bình (từ 0,522 đến dưới 0,698), trong khi nhóm có HDI rất cao đạt
tới 0,793 trở lên (năm 2013, Na Uy là nước có HDI cao nhất, đạt 0,955)
Ở nước ta, nếu so với thứ bậc xếp hạng GDP bình quân đầu người thì thứ bậc xếp
hạng HDI luôn luôn cao hơn,ví dụ :
Năm 1997 : Chỉ số HDI đứng hàng thứ 110/174 nước có thống kê, trong khi đó
thu nhập quốc dân GDP tính theo bình quân đầu người đứng vị trí thứ 133, tức là chỉ số
HDI vượt lên 23 bậc so với GDP thu nhập bình quân tính theo đầu người.
Năm 2002 : chỉ số HDI đứng hàng thứ 112/117 nưdớc có thống kê,trong khi đó,
thu nhập quốc dân GDP tính bình quân đầu người đứng vị trí thứ 124, tức là chỉ số HDI
vượt lên 12 bậc so với GDP bình quân tính theo đầu người.
Năm 2003, theo ‘‘Báo cáo phát triển con người 2005”, chỉ số HDI đứng hàng thứ
108/177 nước có thống kê,trong khi đó, thu nhập quốc dân GDP tính theo bình quân đầu
người đứng vị trí thứ 124, tức là chỉ số HDI vượt lên 16 bậc so với GDP bình quân tính
theo đầu người. Chỉ số giáo dục và sức khỏe tăng hơn chỉ số thu nhập.
Năm 2008,theo ”Báo cáo phát triển con người 2008”, chỉ số HDI của Việt Nam là
0.733 xếp hạng 105/177 nước thống kế, tăng lên 4 bậc so với năm 2007 (109/177) trong
khi đó thu nhập quốc dân GDP tính theo bình quân đầu người đứng thứ 128/207 nước
thống kê
Thực tế có rất ít nước trên thế giới có sự chênh lệch dương (giữa chỉ số HDI so
với GDP bình quân đầu người) vè chỉ số phát triển con người như ở nước ta. Nhiều nước
trên thế giới có sự chênh lệch âm, kể cả các nước có chỉ số HDI ở trình độ cao như
Luxemborg (chênh lệch -14), Mỹ (chênh lệch -4)…… và các nước chậm phát triển có
chỉ số HDI thấp thì sự chên lệch này lại cang trầm trọng hơn như Guinea (chênh lệch
-30), Angola (chênh lệch -38). Điều này khẳng định có nhiều quốc gia mặc dù có nền
kinh tế phát triển cao song chưa chắc con người đã có điều kiện phát triển. Và trên đây ta
cũng có thể kết luận rằng thu nhập hay tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã lan tỏa tới phát
triển con người. Tuy nhiên, số liệu gần đây nhất
Năm 2013 theo UNDP, chỉ số HDI đứng thứ 121/187 nước thống kê , trong khi đó
thu nhập quốc dân Việt Nam chỉ nằm trong nhóm 91-120/187. Điều này cho thấy, dấu
hiệu lan tỏa từ tăng trưởng kinh tế tới phát triển con người đã không còn.
So sánh đối chiếu thực tế con số trên đây ta thấy,thành tựu lớn nhất ở nước ta là với
một quốc gia có thu nhập trung bình, song sự phát triển con người đã đạt được nhiều
thành tựu đáng nổi trội, với mức tăng ngày càng cao của chỉ số giáo dục và sức khỏe,thể
hiện nét đặc thù ở Việt Nam với những tiến bộ rõ rệt trong phát triển con người. Đạt
được những kết quả như vậy là nhờ Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến các chính
sách kinh tế về kinh tế - xã hội đối với con người,thể hiện cụ thể như : giải quyết tốt mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ; thực hiện quá
trình chuyển đổi từ phân phối bình quân trong thời kì bao cấp sang phân phối theo kết
quả lao động là chủ yếu. Thực hiện công bằng xã hội là cơ sở để nhân dân phát huy được
sức mạnh các tầng lớp nhân dân đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vào
việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chính của nhân dân. Quan tâm tới giáo dục,
y tế, văn hóa, xã hội…cho toàn thể nhân dân, thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta, định hướng đúng mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà Đảng
và nhân dân ta xây dựng.
Xét chỉ số tăng trưởng vì con người
Bảng chỉ số GHR 1990 - 2013
Dựa vào bảng trên ta có thể kết luận rằng giai đoạn từ 1990-2010, tăng trưởng kinh tế
Việt Nam có lan tỏa đến phát triển con người và mức độ lan tỏa ngày càng tăng nhưng tứ
2011 trở lại đây mức đọ lan tỏa này càng giảm xuống.
Xét trong khu vực Đông Nam Á ta có bảng số liệu:
Quốc gia GDP bình quân HDI GHR
2009 2010 % 2009 2010 %
Thailand 7917 8382 5.19 0.648 0.654 0.93 0.18
Philipine
s
3518 3601 2.36 0.635 0.638 0.47 0.20
Indonesia 4171 4394 5.35 0.593 0.600 1.18 0.22
Viet Nam 2935 3097 5.52 0.566 0.572 1.06 0.19
Myanmar 1536 1596 3.91 0.444 0.451 1.58 0.40
Malaysia 13900 14410 3.67 0.739 0.744 0.68 0.18
China 6536 7206 10.25 0.655 0.663 1.22 0.12
Nguồn: Theo báo cáo phát triển con người 2010 của UNUP
Từ bảng trên ta thấy GHR của Việt Nam tương đối thấp, chưa có sự lan tỏa mạnh
mẽ từ tăng trưởng kinh tế sang phát triển con người. So sánh với một nước có GDP bình
quân thấp hơn là Myanmar, tốc độ tăng bình quân thấp hơn nhưng Myanmar lan tỏa từ
tăng trưởng kinh tế sang phát triển tốt hơn, là nước có sự lan tỏa mạnh mẽ nhất trong
nhóm các nước trên. Đây một hạn cũng là một hạn chế còn tồn tại của Việt Nam.
Về thu nhập bình quân đầu người
Theo thống kê trong “báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20
năm đổi mới(1986-2006) ’’, nếu từ năm 1986 đến năm 1996, chúng ta từng bước khắc
phục sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, thì từ năm 1996 đến nay đã đạt được nhịp độ tăng
trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990 – 2000)
đạt 7,5% ; năm 2000 so với năm 1990, GDP tăng hai lần.
Trong giai đoạn từ 1999-2012, thu nhập bình quân đầu người đóng góp 60,9%
vào HDI, trong khi đó tuổi thọ trung bình đóng góp 26,3% và giáo dục đóng góp 12,8%.
Như vậy ta thấy được vai trò quan trọng và đóng góp tích cực của thu nhập bình quân
đầu người vào việc phát triển con người.
Toàn quốc gia
2012
2008
2004
1999
Thay đổi
1999-2012
(%)
Đóng
góp các
chỉ số
vào thay
đổi (%)
Đóng góp
các chỉ số
thành phần
vào HDI
Tuổi thọ trung bình 0,801 0,794 0,782 0,721 11,1% 4,1% 26,3%
Chỉ số
giáo dục
0,841 0,830 0,826 0,803 4,8% 2,0% 12,8%
Chỉ số thu nhập 0,615 0,559 0,496 0,430 42,0% 9,4% 60,9%
Chỉ số HDI 0,752 0,728 0,701 0,651 15,5% 15,5% 100%
Nguồn: Tính toán của Trung tâm phân tích dự báo VASS trình bày tại Hội thảo
Tăng trưởng kinh tế vì tăng trưởng bao trùm, Hà Nội, tháng 5, 2001
Đối với phát triển con người, thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng. Thu
nhập bình quân đầu người càng thấp thì khả năng đáp ứng các nhu cầu phát triển của
người dân trong cuộc sống lại càng kém. Thu nhập tăng dẫn đến chất lượng sống của
dân cư được cải thiện. Tăng thu nhập trung bình góp phần giúp cơ cấu tiêu dùng có xu
hướng thay đổi tích cực, trong đó giảm tỉ trọng chi cho ăn uống và tăng tỉ trọng chi cho
ngoài ăn uống,người dân được tăng thêm cơ hội hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ
xã hội có chất lượng. Cơ cấu phân tầng xã hội về mức sống thay đổi theo hướng tích
cực.
Trong giai đoạn 2001-2008 GDP bình quân đã tăng gần 7,56%. Thu nhập bình
quân đầu người năm 1900 là 200USD tăng lên khoảng 1168 USD vào năm 2010. Sự
tăng trưởng này đã đóng góp to lớn vào việc đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa…nâng
cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Ta có số liệu qua một số năm :
Năm GDP bình quân
(USD/người)
GDP bình quân đầu người theo
sức mua (PPPUSD)
2000 319 1168
2001 413 1860
2002 440 1996
2003 495 2070
2004 552 2300
2005 636 2490
2006 723 2745
2007 835 3071
2008 1024 3331
2009 1060 3445
2010 1168 3841
Theo Tổng cục thống kê, xếp hạng GDP bình quân đầu người tính bằng USD
Năm 2000 : nước ta đạt 319 USD, đứng thứ 10 khu vực, thứ 44 chấu Á, thứ 177/187.
Năm 2003 : nước ta đạt 492 USD tương ứng thứ 7 khu vực, thứ 30 châu Á và thứ
142 trên thế giới.
Năm 2008 nước ta đã từ nước nghèo sang nước có thu nhập trung bình với GDP bình
quân đầu người từ 936 đến 3075 USD.
Về giáo dục, đào tạo
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế là sự phát triển của giáo dục, đào tạo con người. Có
thể nói trong 20 năm đổi mới vừa qua và đặc biệt trong những năm gần đây,với sự nhận
thức về vị trí, vai trò của giáo dục – đào tạo trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đã có những bước tiến bộ đáng kể. Coi giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư, ưu tiên cho
giáo dục – đào tạo. Kết quả của những việc làm đó : đã đưa nước ta trở thành nước có
chỉ số phát triển giáo dục khá cao trong khu vực. Cụ thể :
Năm 1997 là 0,82 (xếp thứ 53/174 nước), cao hơn mức trung bình trong khối các
nước có chỉ số HDI trung bình là 0,1(mức trung bình của khối là 0,72).
Năm 2002 là 0,82 (xếp thứ 97/177 nước), cao hơn mức trung bình trong khối các
nước có chỉ số HDI trung bình là 0,07 (mức trung bình của khối là 0,75).
Năm 2003 là 0,82 (xếp thứ 101/177 nước), trong khi đó, mức trung bình trong khối
các nước có chỉ số HDI trung bình là 0,75 (cao hơn mức trung bình của khối là 0,07).
Đây là chỉ số khá cao, được xếp vào hạng khối các nước phát triển cao về giáo dục.
( Theo ‘‘Báo cáo Phát triển con người’’ năm 2001, 2004 và 2005)
Trong 20 năm đổi mới, ‘‘Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa
dạng về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học’’. Cụ thể,theo
‘‘Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006)’’
thì năm 2000 cả nước đã đạt được chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học, đến giữa năm 2004, đã có tới trên 20 tỉnh thành đạt tới trình độ phổ cập giáo
dục ở bậc trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi đạt 90% và trong những năm
gần đây, tỷ lệ này có xu hướng ngày càng tăng, năm học 2003 – 2004 đạt 94,4%. Đến
nay, tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ đạt tới 95%, đây là kết quả khá cao trong
khu vực và trên thế giới.
Đạt được những thành tựu đó là do Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu. Thể hiện, Nhà nước cũng đã ban hành nhiêu cơ chế, chính sách nhàm
thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, huy
động tiềm năng của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào
tạo theo hướng xã hội hóa, đầu tư cao cho giáo dục ; đồng thời, thực hiện công bằng
trong giáo dục cũng là một động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng cho giáo dục.
Về lĩnh vực công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Đến nay, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ, thể hiện, tỷ lệ
tử vong ở trẻ sơ sinh được hạ thấp, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi ngày càng giảm.
Cụ thể, năm 1990 trẻ suy dinh dưỡng là 50%, dến năm 2002 giảm xuống còn 30% ( ‘‘
Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới(1986-2006’’ ).
Việc Nhà nước miễn phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi là một thành tựu quan
trọng trong việc đầu tư vào thế hệ trẻ. Các bệnh viện đã có nhiều cố gắng, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân dân trong khám chữa bệnh.
Số cơ sở khám chữa bệnh công lập đến năm 2013 có 13.120; số giường bệnh
(không kể trạm y tế) năm 2013 đạt 283.000; bình quân 1 vạn dân đạt 25,5 giường; số bác
sỹ đạt 75.000 người; bình quân 1 vạn dân đạt 8,4 bác sỹ…
Tỷ suất sinh đã giảm nhanh từ 19,9‰, năm 1999 xuống còn 17,0‰, năm 2013;
tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 36,7‰ năm 1999 xuống còn 15,3‰ năm
2013; tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sỹ, có nhân viên hộ sinh hoặc y sỹ sản
nhi, đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại
vaccine đã tăng lên.
Có một nét đẹp đáng khích lệ là những người từ 80 tuổi trở lên từ nhiều năm nay
đã được trợ cấp hàng tháng, tuy chưa nhiều, nhưng điều đó thể hiện sự quan tâm của
Nhà nước, của cộng đồng đối với người cao tuổi.
Tuổi thọ của người dân Việt Nam cũng đã được nâng lên đáng kể, đó cũng là một
thành tựu quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện con người của Đảng và Nhà
nước ta. Nhờ những cố gắng trong công tác y tế mà đến nay tuổi thọ trung bình của
người Việt Nam đã tăng lên khá nhanh. Theo Báo cáo Phỏng đoán Dân số Thế giới
của Liên Hiệp Quốc cho năm 2005-2010, nước ta xếp thứ 65/195 với tuổi thọ trung bình
là 74,2 tuổi trong khi trung bình chung cả thế giơid là 67,2 và cao nhất là nước Nhật với
82,6 tuổi. Năm 1990, tuổi thọ trung bình là 63 tuổi đến nay tăng lên khoảng 71,3
tuổi(năm 2005). Tuổi thọ bình quân ở nước ta đạt mức cao nhất và có tầm quan trọng
hàng đầu trong 3 chỉ số (thu nhập, tuổi thọ, giáo dục), quyết định thứ bậc về HDI. Cụ
thể, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam năm 2013 đạt 73,1 (cao hơn mức 69,3 tuổi
của nhóm nước có HDI trung bình, cao hơn cả mức 72,6 tuổi của nhóm có HDI cao).
Cũng giống như chỉ số phát triển giáo dục, chỉ số tuổi thọ ở nước ta được xếp vào
hạng cao trong kối các nước có chỉ số HDI trung bình.
Chẳng hạn, năm 1997, chỉ số tuổi thọ nước ta là : 0,71 xếp ở vị trí thứ 106/174
nước, dù chỉ số HDI ở vị trí thứ 110, cao hơn mức trung bình của khối là 0,02 (trung
bình của khối các nước có chỉ số HDI trung bình là 0,69).
Năm 2002, chỉ số tuổi thọ nước ta là : 0,73 xếp ở vị trí thứ 98/177 nước, dù chỉ số
HDI ở vị trí thứ 112, cao hơn mức trung bình của khối là 0,03 (trung bình của khối các
nươc có chỉ số HDI trung bình là 0,7).
Năm 2003, chỉ số tuổi thọ nước ta là : 0,76 xếp ở vị trí thứ 97/177 nước, dù chỉ số
HDI ở vị trí thứ 108, cao hơn mức trung bình của khối là 0,06 (mức trung bình của khối
các nước có chỉ số HDI trung bình là 0,7).
Sự tăng nhanh về chỉ số tuổi thọ phản ánh mức độ tác động của yếu tố y tế trong
việc nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đạt được những thàn tựu đó là do Đảng và Nhà
nước đã có đường lối chính sách đúng cũng như việc đầu tư cho lĩnh vực súc khỏe và y
tế cho con người, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có
trình độ học thức cao, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước
trong thời kì mới.
2.3.2 Những hạn chế về phát triển con người ở nước ta
Mặc dù trong những năm vừa qua, nước ta đã đạt được những thành tựu khá cao về
phát triển con người. Tuy nhiên, cho đến nay, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
con người còn có một số hạn chế sau đây :
Chí số phát triển con người tăng với tốc độ chậm
“Báo cáo Phát triển con người của Việt Nam năm 2011” cho thấy, chỉ số phát triển
con người (HDI) của Việt Nam năm nay đứng trong nhóm các nước có mức phát triển
con người trung bình.
Đến nay, nước ta nước ta đứng ở nhóm các nước có chỉ số HDI trung bình, nhìn
vào vị trí xếp hạng ta thấy, chỉ số phát triển con người ở nước ta là chưa có sự tăng
trưởng nhanh. Năm 1990 nước ta đứng ở vị trí 112 trong bảng xếp hạng chỉ số HDI, đến
năm 2003, chúng ta mới vươn lên đứng ở vị trí thứ 108. Tức là trong 13 năm chúng ta
mới vươn lên 2 bậc.
Nếu chia trung bình về chỉ số của nhóm các nước phát triển trung bình về HDI thì
đến nay Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình của nhóm này. Ví dụ, năm 2002, chỉ số
HDI trung bình của 86 nước trong nhóm là 0,695, trong khi đó chỉ số HDI của Việt Nam
là 0,691, đứng ở vị trí 67/86 nước trong nhóm ; năm 2003, chỉ số HDI trung bình của 88
nước trong nhóm là 0,718, trong khi đó chỉ số HDI của Việt Nam là 0,704, đứng ở vị trí
51/88 trong nhóm. Từ năm 2002 đến năm 2003, mức tăng trung bình của các nước trong
khối là 0,023, trong khi đó Việt Nam chỉ tăng 0,013, thấp hơn mức trung bình trong
nhóm là 0,01. Năm 2002 thấp hơn mức trung bình trong nhóm là 0,004, thì đến năm
2003 thấp hơn rất nhiều : 0,014. Con số này phản ánh trình độ phát triển con người của
Việt Nam trong nhóm là còn thấp.
Năm 2011, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đứng thứ 128/187 nước và
không tăng hạng so với năm 2010. Trên Việt Nam có Tajikistan, Kyzgyzstan, Vanuatu,
Indonesia, ngay sát dưới Việt Nam là Nicaragua, Morocco, Guatemala, Iraq.
Việt Nam không có bất kỳ cải thiện nào về Chỉ số phát triển con người (HDI) trong
báo cáo do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố ngày 11/9 tại Hà
Nội. Cụ thể:
Báo cáo HDI 2014 cho biết, Việt Nam xếp hạng 121 trong năm 2013, thứ hạng như
năm 2012 ( k tăng hạng sau 1 năm).
Chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm chậm từ khoảng 1,7 trước năm 2000 xuống còn
khoảng 0,96 trong những năm năm 2013.
Trong khi đó, các quốc gia khác cũng không ghi nhận sự tiến bộ nào đáng kể trong
năm qua, so với năm trước đó.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ở châu Á đều có thứ hạng cao hơn của Việt Nam,
như Trung Quốc thứ 91, Thái Lan 89, Indonesia 108, Phillipines 117, Malaysia 62, và
Hàn Quốc 15 trong khi Việt Nam là 121.
Về thu nhập bình quân đầu người
Mặc dù 2008 nước ta thoát khỏi tình trạng là nước nghèo, trở thành nước thu nhập
trung bình nhưng đến nay chúng ta vẫn chỉ là nước thu nhập trung bình thấp. Theo xếp