Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI THỰC VẬT – DƢỢC LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.99 KB, 12 trang )


TRƢỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT TÂY BẮC
0o0

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI
THỰC VẬT – DƢỢC LIỆU


Giáo viên hƣớng dẫn: GV. TS Nguyễn Vinh Hiển
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lƣu (DS 03 B2) MSSV: 611







Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010
BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611
1

TRƢỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT TÂY BẮC
0o0

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI
THỰC VẬT – DƢỢC LIỆU




Giáo viên hƣớng dẫn: GV. TS Nguyễn Vinh Hiển
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lƣu (DS 03 B2) MSSV: 611







Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010
BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611
2

MỤC LỤC

PHÂN I: LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN II: NỘI DUNG 4
1. Củ Gấu 4
2. Húng Chanh 4
3. Lá Lốt 5
4. Mơ tam thể 6
5. Ngải cứu 7
6. Rau sam 9
Phần III: PHẦN KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611

3

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày một văn minh, con người ngày càng phát triển. Đi đôi với điều đó là bệnh tật
cũng ngày càng gia tăng. Các nhà khoa học đã phải mất rất nhiều công sức để tìm ra các
phương thuốc để chống lại bệnh tật. Nhưng không đâu xa lạ đó chính lại là những thực vật ở
xung quanh chúng ta, mà ta cứ ngỡ đó chỉ là những thực vật hoang dại vô dụng. Đi tìm hiểu
sâu về chúng ta mới biết chúng có rất nhiều công dụng làm thuốc chữa bệnh. Sau đây em xin
trình bày một số thực vật dùng để làm thuốc.



















BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611

4

PHẦN II: NỘI DUNG
1. CỦ GẤU
Tên khác: Cỏ cú.
Tên khoa học: Cyperas rotundus L.
Họ: Cối (Cyperaceae).
1.1 Mô tả
Củ gấu mọc hoang dại khắp nơi. Thân rễ phát triển thành củ, màu nâu sẫm. Lá nhỏ hẹp, phần
dưới ôm láy thân.
1.2 Bộ phận dùng
Củ.
1.3 Tính chất, tác dụng, ứng dụng, điều trị và liều uống
Tính chất: vị cay đắng, mùi thơm, tính bình.
Tác dụng: điều khí, giải uất, điều kinh.
Ứng dụng điều trị: kinh nguyệt không điều do khí trệ, khí uất,suy nhược thần kinh do tiền mãn
kinh, đau bụng do tỳ vị hư.
Liều dùng: 6-12g/ngày.
2. HÚNG CHANH
Tên khác: rau tần, rau tần dày lá.
Tên khoa học: Coleus aromaticcus Benth.
Họ: Haomôi (Lamiaceae).
2.1 Mô tả
Lọai cỏ cao dưới 1mét, thân mọc đứng, có nhiều lông. Lá mọc đối, bình bầu dục, dày như
mọng nước, mang nhiều lông, mép khía tai bèo. Hoa màu tía, có mùi thơm, vị cay nhẹ.
BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611
5

2.2 Bộ phận dùng

Lá cả cây.
2.3 Điều kiện sống
Được trồng làm gia vị và làm thuốc ở khắp nơi. Ưa đất xốp, màu mỡ, ẩm mát, kém chịu hạn
và rét.
2.4 Kỹ thuật trồng
a) Thời vụ: có thể trồng tháng 2-3 hoặc tháng 8-9
b) Làm đất bón phân: cày bừa, đất kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống cao 20cm rộng 30cm. Bón
lót 15-20 tấn phân chuồng 1 hécta.
c) Cách trồng: trồng bằng cành. Cắt càng già ở góc dài 10-15cm, trồng 2 hàng trên mặt
luống mật độ 25 x 25 chéo nanh sấu. Trồng xong nén chặt đất, tưới đẫm.
d) Chăm sóc:
Tưới nước: một tuần sau khi trồng ngày nào cũng phải tưới. Khi cây đã ra rễ,
chồi xanh, tưới ít hơn. Mùa mưa không để úng nước.
Làm cỏ mỗi tháng một lần. Khi cây kín luống, nhổ cỏ vun luống nhẹ nhàng
vì thân lá mềm dễ bị tổn thương.
Bón thúc: Bằng phân đạm mỗi tháng một lần. Dùng 50kg Amoni Sunfat, pha
nước tưới vào gốc cho 1 hécta mỗi lần bón thúc.
Chú ý: Cần che khi có sương muối để giữ giống qua mùa đông.
e) Phòng trừ sâu bệnh: có sâu xám và sâu cuốn lá phá họai, dùng wofatex sữa pha 1/1000
phun lên lá mỗi hécta phun 600 lít thuốc đã pha.
3. LÁ LỐT
Tên khoa học: Piper lolot G.DC.
3.1 Mô tả
BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611
6

Cây mềm yếu cao khỏang 1 mét trở xuống. Lá hình
trứng. Hoa mọc thàng bông. Có mùi thơm, vị cay.
3.2 Bộ phận dùng

Cả cây.
3.3 Tính chất, tác dụng, ứng dụng, điều trị
và liều dùng
Tác dụng: trừ phong thấp, ấm lưng chân, ấm bụng tiêu thực.
Ứng dụng điều trị : thấp khớp mạn, đau nhức các khớp, trị nôn mửa, đầy hơi chướng bụng, ỉa
chảy giá lạnh, chữa đau đầu nhức răng.
Liều dùng: 8-12g/ngày.
4. MƠ TAM THỂ
Tên khoa học: Paederia tomentosa L.
Họ: cà phê (Rubiaceae)
4.1 Mô tả
Lọai cây leo: lá mọc đối, hình trứng có nhiều lông tơ,
mặt dưới màu tím ( khác với mơ lông). Hoa tím nhạt. Tòan cây có mùi khó chịu.
4.2 Bộ phận dùng
Lá (kể cả mơ lông cũng được dùng như mơ tam thể).
4.3 Điều kiện sống
Mọc hoang và được trồng khắp nơi, ở bờ bụi, hàng rào, để làm gia vị và làm thuốc. Mơ tam
thể thích hợp với mọi vùng khí hậu của nước ta, cây ưa nơi nước ẩm sinh trưởng cả năm
không tàn lụi.
4.4 Kỹ thuật trồng
a) Thời vụ: có thể trồng quanh năm, tốt nhất là mùa xuân.
BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611
7

b) Làm đất: tận dụng đất bờ rào, bờ ao, dưới tán cây. Nếu nhu cầu lớn thì trồng ra ruộng.
Cuốc hố đường kính 30cm sâu 30cm. Bón lót nhiều phân mục, phân rác tận dụng.
c) Các trồng: cắt đọan dây mơ tam thể dài chừng 50cm khoanh tròn hoặc cắt đọan 20cm.
Đặt khoanh xuống hố hoặc trồng hom như trồng khoai lang. Phủ đất ấn chặt và tưới
nước.

d) Chăm sóc: nữa tháng cây đâm chồi, dây mọc dài thi làm cọc cho dây leo lên hàng rào
hoặc leo và cây to. Dây càng nhiều càng cho lá nhiều. Thỉnh thoảng tưới nước vào hố
cho đủ ẩm, tận dụng nước tiểu, nước phân chuồng pha lõang để tưới thêm vào.
e) Sâu bệnh: thường có sâu cuốn lá, sâu róm co thể bắt hoặc phun 66615% pha 1/200 vài
lần là hết.
4.5 Thu hái và chế biến
Trồng tự túc, trong vườn chỉ có một khóm là đủ dùng quanh năm vừa làm gia vị vừa để chữa
bệnh tại nhà. Khi nào dùng mới hái, thường hái lá tươi, lá bánh tẻ. Cuối năm tỉa bớt cành bón
thúc phân cho cây ra lá mới hoặc có thể trồng khóm khác sẽ được nhiều lá hơn.
4.6 Tính chất, tác dụng, ứng dụng, điều trị và liều dùng
Tính chất: vị đắng, chua chát, tính mát.
Tác dụng: nhuận gan, giải thực mạnh tỳ vị, tiêu thực sát khuẩn.
Ứng dụng điều trị: Chữa chứng sôi bụng, ăn không tiêu ỉa chảy kiết lỵ.
Liều dùng: 12-20g/ngày.
5. NGÃI CỨU
Tên khác : thuốc cứu.
Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.
Họ: Cúc (Asteraeeae).
5.1 Mô tả
BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611
8

Lọai cỏ cao độ nửa mét, sống lâu năm, thân có rãnh dọc.
Lá xẻ thùy, mọc so le, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới
màu trắng tro do có nhiều lông nhung trắng. Hoa mọc
đầu cành và kẻ lá. Tòan cây có mùi thơm dịu.
5.2 Bộ phần dùng
Cả cây, lá (kể cả ngãi cứu dại – Tên khoa học: Artemisia
vulgaris L. varindiea).

5.3 Điều kiện sống
Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi. Ngãi cứu ưa nơi ẩm mát, ở bìa rừng,
dưới tán cây thưa. Trồng trên ruộng, đủ ẩm, ngãi cứu mọc rất tốt.
5.4 Kỹ thuật trồng
a) Thời vụ: có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là mùa xuân.
b) Làm đất bón phân: tận dụng mọi nơi đất thừa trong vườn nhà, cạnh hàng rào rệ mương,
ao v.v…Cuốc đất đập thật nhỏ, tận dụng các lọai phân để bón lót, lên luống cao 20
cm, rộng 80 cm.
c) Trồng: cắt các thân ngầm, cành, ngọn bánh tẻ để trồng. Bổ hốc trên mặt xuống mật độ
20cm x 30cm bón phân lót trộn đều, trồng vào các hốc, nén chặt đất, tưới nước ngay
khi trồng.
d) Chăm sóc:
Tưới nước: khi mới trồng hàng ngày phải tưới cho đủ ẩm. Khi cây mọc, có thể
tưới ít hơn. Mùa mưa không để đọng nước trong ruộng.
Làm cỏ bón thúc: mỗi tháng 2 lần làm cỏ, xới xáo phá váng, vun luống kết hợp
bón thúc bằng nước phân đạm, hoặc nước tiểu, nước phân chuồng pha lõang.
Dặm cây: hốc nào không mọc trồng dặm kịp thời. Ngãi cứu không có sâu bệnh
gì tác hại nghiêm trọng.
BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611
9

5.5 Thu hái chế biến
Khi cây cao 30 - 40 cm cành lá phủ kín luống, cắt càng đem về phơi nắng nhẹ hoặc sấy để
dùng dần. Bảo quản nơi khô ráo nếu chớm mốc phải phơi lại ngay.
5.6 Tính chất, tác dụng, ứng dụng, điều trị và liều dùng
Tính chất: vị đắng, mùi thơm, tính ấm.
Tác dụng bổ huyết, điều kinh an thai, giảm đau, cầm máu sát khuẩn.
Ứng dụng điều trị: kinh nguyệt không điều, thống kinh, động thai ra máu, rong huyết, làm ngãi
để cứu trên các huyệt.

Liều dùng: 4 – 8 g/ngày.
6. RAU SAM
Tên khoa học: Portulaca oleracea L.
Họ: Rau sam (Portulacoceae).
6.1 Mô tả
Loại cỏ, sống hàng năm, có nhiều thân, cành, mầm màu đỏ
nhạt. Lá hình bầu dục, giống răng ngựa. Hoa mọc đầu
cành, màu vàng.
6.2 Bộ phận dùng
Cả cây
6.3 Tính chất, tác dụng, ứng dụng, điều trị và liều dùng
Tính chất: vị chua, tính mát lanh
Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn.
Công dụng điều trị: chữa lỵ ra máu.
Liều dùng: 16 – 20 g/ngày.
BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611
10

PHẦN III: KẾT LUẬN
Ở nước ta trước khi có nền y tế Xã Hội Chủ Nghĩa, các thuốc được dùng thường phải nhập
khẩu từ nước ngoài. Hiện nay ta đã tìm thấy theo khoa học và đã xác định được nhiều cây
thuốc trong nước. Một số vị thuốc do điều kiện đất đai, thổ nhưỡng chưa di thực dudược, cần
phải nhập.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều vị thuốc mà nhân dân ta nhất là đồng bào miền núi sử dụng rất có
giá trị, chưa được xác định phân loại thực vật và thực nghiệm khoa học. Vì vậy chúng ta cũng
cần phẩi tìm hiểu và bảo vệ các thực vật để tự biết chăm sóc cho bản thân cũng như những
người xung quanh chúng ta để có một đất nước khỏe mạnh văn minh.
BÀI TIỂU LUẬN Thực vật – Dược liệu GVHD: TS.Nguyễn Vinh Hiển
SV: Nguyễn Thị Lưu DS 03 B2. MSSV: 611

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dược liệu học, của DS. Bùi Đức Dũng
Giáo trình Phân loại Thực vật, của cô Phạm Thị Thanh Mai






×