Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.67 KB, 46 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
A. PHẦN VIỆT NAM
Câu 2: Những nét khái quát về tiến trình lịch sử nhà nước và pháp luật
Việt nam
- Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc:
+ kiểu nhà nước sơ khai.
+ Pháp luật sơ khai, hầu hết là tục lệ pháp
- Thời kì Bắc Thuộc:
+ Chịu sự đô hộ của phương Bắc trong suốt 1000 năm. Người Trung
Quốc thi hành những chính sách nhằm đồng hóa Việt Nam trở thành nội
địa của chúng nhưng không thành.
+ Nhà nước và pháp luật lệ thuộc vào nền văn minh Trung Hoa
- Ngô – Đinh – Tiền Lê:
+ Bắt đầu thời kì độc lập tự chủ
+ vẫn chịu sự ảnh hưởng lớn của Trung Quốc trong tổ chức bộ máy nhà
nước cũng như pháp luật.
- Lý – Trần – Hồ:
+ Củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền
lực tập trung vào tay nhà Vua
+ Hình thư của nhà Lý, Hình thư của nhà Trần, Đại Ngu quan chế hình
luật của nhà Hồ là những bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử nước
nhà.
- Lê – Nguyễn:
+ Tiếp tục củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Quyền lực tập trung vào tay nhà Vua
+ Bộ máy nhà nước được tổ chức hiệu quả và chặt chẽ hơn những triều
đại phong kiến trước
+ 2 bộ luật Hồng Đức và Gia Long là đỉnh cao trong lịch sử pháp lý của
Việt Nam thời kì Phong kiến
- Thời Pháp thuộc:
+ Với chính sách chia để trị, chúng chia nước ta thành 3 Kì (Bắc Kì, Nam


Kì, Trung Kì). Mỗi Kì chúng lai tổ chức bộ máy nhà nước và đặt hệ
thống pháp luật khác nhau
+ Hệ thống pháp luật mà Pháp ban hành ở Việt Nam nhằm mục đích cai
trị, bóc lột, khai thác thuộc địa. Nó là sự cấu kết chặt chẽ giữa hai yếu tố:
thực dân đế quốc và phong kiến phản động.
- Năm 1945 – 1954:
+ Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đánh dấu mốc to lớn
trong lịch sử Việt Nam. Lần đầu người dân có thể tự mình làm chủ vận
mệnh của chính mình.
+ Bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam ra đời năm 1946. Đây được xem
như bản hiến pháp tiến bộ nhất trong lịch sử lập hiến của nước ta.
- Năm 1954 – 1975:
+ Nhà nước dân chủ nhân dân đã phát triển cả về tổ chức cũng như năng
lực lãnh đạo và quản lý. Hoàn thành nhiệm vụ thống nhất Đất nước.
+ thời kì này, bản hiến pháp năm 1959 được ban hành, cùng với những
bộ luật, pháp lệnh đã chứng tỏ sự phát triển không ngừng của pháp luật
VN.
- Năm 1975 đến nay:
+ Nhà nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục con đường trở
thành nhà nước Pháp quyền, nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân
+ Việc sửa đổi bổ sung những bộ luật cơ bản như BLDS 2005, BLHS
1999,… đã thể hiện những bước tiến mới pháp luật Việt Nam nhằm phù
hợp với vai trò, nhiệm vụ của pháp luật cũng như phù hợp với những
điều ước quốc tế.
+ Thời kì này nước ta đã ban hành 2 bản hiến pháp: 1980 và 1992. Sắp
tới là bản hiến pháp 2013.
Câu 3: Những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước các triều Ngô – Đinh –
tiền Lê ( 939 – 1009 ).
- Nhà Ngô:
+ Nhà vua đứng đầu

+ đặt ra các chức quan văn võ
+ quy định các nghi lễ trong triều và màu sắc y phục quan lại các cấp
- Nhà Đinh:
+ Hoàng Đế đứng đầu
+ đứng đầu Tăng Quan (sư ra làm quan) là Đại Sư có tầm ảnh hưởng rất
lớn
+ Chia nhà nước thành 10 đạo, chia quân đội thành 10 đạo
 Đây là bộ máy chính quyền kết hợp chặt chẽ giữa hành chính và quân
sự. Mỗi đơn vị hành chính là một đơn vị quân sự.
- Nhà Tiền Lê:
+ tổ chức các đơn vị hành chính thành Lộ, Phủ, Châu. Các cấp giáp và xã
vẫn giữ nguyên.
+ Bộ máy chính quyền trung ương phỏng theo quan chế thời Đường
Tống
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nn
Ngô Đinh Tiền Lê
Lộ Đạo Lộ
Phủ Phủ
Châu Châu
Giáp Giáp Hương

Câu 4: Những đặc trưng cơ bản về pháp luật các triều Ngô – Đinh – tiền Lê.
- Đến thời nhà Tiền Lê đã bắt đầu có luật thành văn
- Phổ biến nhất, đóng vai trò quan trọng nhất vẫn là pháp luật dưới hình
thức tục lệ. Đặc biệt là trong những lĩnh vực hôn nhân gia đình, dân sự.
- Tính chất đàn áp khắc nghiệt (pháp trị). Với những hình phạt như bỏ vạc
dầu sôi, lăng trì, Thủy lao
Câu 5: Những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước các triều Lý – Trần – Hồ
( 1010 – 1407
- Nhà Lý:

+ Vua thay trời cai trị người dân
+ Chức quan nắm quyền lực lớn nhất là Tướng Công. Quan chia ra làm 2
ngạch quan văn và ngạch quan võ. Nhìn chung, tổ chức bộ máy quan lại
có nét tương đồng với thể chế nhà Tống.
+ chia đất nước thành 24 Lộ
+ từ năm 1075, nhà Lý bắt đầu mở khoa thi tuyển chọn quan lại
- Nhà Trần:
+ Vua đứng đầu nhà nước
+ đổi 14 lộ của thời Lý thành 12 lộ.
+ Tướng quốc là chức quan cao nhất. Bên cạnh đó còn có Tam Tư (Tư
Đồ, Tư Mã, Tư không)
+ nhìn chung tổ chức bộ máy thời Trần giống với thời Lý nhưng chặt chẽ
hơn
+ Nhà Trần mở các kì thi tuyển viên lại
- Nhà Hồ:
+ Hồ Quý Ly cải cách tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tăng cương uy lực
của nhà nước trung ương tập quyền.
+ Chú trọng chế độ thi cử, coi trọng chữ Nôm
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nn:
Lý Trần Hồ
Lộ Lộ Lộ
Phủ Châu Châu
Hương, giáp, thôn Xã Xã, giáp
Câu 6: Những đặc trưng cơ bản về pháp luật các triều Lý – Trần – Hồ
- Lý:
+ năm 1042 Lý Nhân Tông sai người pháp điển hóa nên bộ luạt Hình thư.
Bộ luật hình thư gồm 3 quyển. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của
nước ta
+ sau bộ luật Hình Thư, các triều vua Lý tiếp tục ban hành và bổ sung
những luật lệ về hành chính, hình sự và dân sự

- Trần:
+ 1341, Trần Dụ Tông cho người pháp điển hóa làm thanh bộ Hình Thư.
+ Cơ quan tư Pháp và thủ tục tố tụng đã được quy định. Các cơ quan
Thẩm Hình Viện, Tam Ti Viện lập ra để trông coi việc pháp luật
- Hồ:
+ 1401, Hồ Hán Thương định ra Đại Ngu quan chế Hình luật.
+ Nhà Hồ nghiêm trị những kẻ làm tiền giả, mê tín dị đoan, đánh bạc
 Nhìn chung, pháp luật thời kì này có những đặc điểm sau:
a. Pháp luật bảo vệ sự bất bình đẳng trong xã hội
b. Nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể được áp dụng trong 1 số
trường hợp
c. Chế độ hình phạt hà khắc
d. Pháp luật trước hết bảo vệ quyền lợi của vua quan giai cấp phong kiến
e. Mang nặng tinh thần Nho giáo
f. Pháp luật thừa nhận và bảo vệ chế độ tư hữu.
Câu 7: những đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước và nội dung cải cách
hành chính triều vua Lê Thánh Tông , giá trị kê thừa
a) đặc trưng cơ bản về tổ chức nhà nước
b)nội dung cải cách hành chính triều vua Lê Thánh Tông
năm 1471 vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính tên phạm vi cả nước
trước hết : ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và các bộ phận
thừa hành như : Thượng thu sánh , trung thu sánh , đại hành khiển…Nếu khi cần
có người thay vua chỉ đạo mọi việc thì phải là các quan đại thần nhưu thái sư , thái
phó,thái úy…
sau đó vua Lê Thái Tông tách 6 bộ : Lại, Lễ, Hộ, Công Hình , Binh ra khỏi Thượng
thư sảnh, lập ra 6 cơ quan riêng, phụ trách các hoạt động khác nhau của nhà
nước .Đứng đầu các bộ là các thượng thư , hàm nhị phẩm , chịu trách nhiệm trực
tiếp trước vua
Sự cải cách dễ nhận ra nhất à ở bộ Lại: một bộ chịu trách nhiệm tuyển bổ, thăng
giáng , bãi nhiễm chức quan từ tam phẩm trở xuống . Không như các triều đại

trước bộ Lại không được toàn quyền hành động
Đề cao công tác thanh tra , giám sát quan lại, Ngoài Ngự sử đài có từ thời Trần,
ông cho đặt sáu khoa chuyên theo dõi, giám sát quan lại ở sáu bộ
Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý đến kiến thức thật sự của những người lãnh đạo.
Ông bỏ chế độ bổ dụng vương hầu, quý tộc vào các trọng trách của triều đình mà
lấy thước đo học vấn làm tiêu chuẩn dùng người, không phân biệt thành phần xuất
thân. Các thân vương, công hầu, tuy vẫn được ban bổng lộc nhưng nếu không đỗ
đạt thì không được đứng trong bộ máy nhà nước.
Bên cạnh bộ máy nhà nước ở trung ương, hệ thống hành chính địa phương cũng có
ý nghĩa rất quan trọng với địa vị thống trị của một triều đại. Bởi vì phần đông dân
cư tập hợp ở những nơi này. Nếu có một chế độ phù hợp với họ, triều đại sẽ bền
vững vì có sự bảo vệ của chính những người dân ấy.
Năm 1466, cùng với việc thành lập các bộ, các tự, Lê Thánh Tông sáng suốt chia
lại cả nước thành 12 đạo thừa tuyên và một phủ Trung đô (khu vực kinh thành).
Năm 1471, ông cho lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. ở cách phân
chia mới, mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ty ngang quyền nhau cai quản: Đô tổng
binh sứ ty (Đô ty), Thừa tuyên sứ ty (Thừa ty) và Hiến sát sứ ty (Hiến ty). Đô ty và
Thừa ty trông coi về quân sự và dân sự. Hiến ty chịu trách nhiệm thanh tra, giám
sát các quan chức địa phương; luôn đi sâu, tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của
nhân dân. Ngoài ra, để giúp Hiến ty làm nhiệm vụ, ở Ngự sử đài, Lê Thánh Tông
đặt thêm 13 cai đạo giám sát ngự sử chuyên giám sát, giúp đỡ các Hiến ty. Dưới
đạo Thừa tuyên, Lê Thánh Tông cho thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ,
huyện, châu, xã.
câu 8: những đặc điểm cơ bản về quan chế triều vua Lê Thánh Tông, giá trị
đương đại
a) Quan chế thời Vua Lê Thánh Tông
− Quan chế được hiểu l xây dựng chính quyền lấy quan lại làm trọng, có bộ
máy quan lại chuyên nghiệp, hệ thống pháp luật đầy đủ , việc xử lý vi phạm
được thực hiện nghiêm minh
− Quan chế thời vua Lê Thánh Tông:

• Ở trung ương, đứng đầu là vua, là người có quyền lực tối cao theo đúng lí
thuyết chính thể quân chủ tuyệt đối
• Dưới vua là quan đại thần rồi đến các chức ra, hữu tướng quốc kiêm hiệu
Bình chương quân quốc trọng sự, Tam thái, Tam thiếu, Tam tư, và các chức
quan dành riêng cho tôn thất và các công thần
• Dưới là các quan văn và quan võ
• Quan văn gồm : Đại hành khiển - đứng đầu hàng quan văn ,các bộ - đứng
đầu là chức Thượng thu. Bên cạnh là các quan chuyên trách : Nội mật viên,
Ngũ hình viện, Ngự sử đài…
• Quan võ do Đại tổng quản hoặc Đại đô đốc, Đô tổng quản đứng đầu.
• Năm 1460 : áp dụng mô hình lục bộ , củng cố triều đình trung ương ,
• đặt thành 6 bộ, 6 khoa, ngoài hai bộ Lại và Lễ còn đạt thêm 4 bộ : Hình ,
Binh, Công ,Hộ.
• Dưới 6 bộ là khoa : Trung, Hải, Đông , Tây ,Nam, Bắc
 Mục đích chính của việc thành lập lục khoa là nhằm giám sát công việc của
việc và có quyền đặc tấu
 Về cơ bản , công cuộc cải tổ của Lê Thánh Tông là nhằm tập trung quyền
lực tuyệt đối vào tay nha vua, tăng cường sức mạnh của bộ máy quan liêu
Vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ 1 số chức quan , cơ quan và cấp chính quyền trung
gian ,thành lập các cơ quan giám sát kiểm tra lẫn nhau để loại trừ sự làm quyền ,
không tập trung quyền hành vào 1 cơ quan nào mà giao cho nhiều cơ quan để ngăn
chặn nguy cơ tiềm tàng
b) giá trị đương đại :
Bộ máy quan lại chặt chẽ giúp cho việc điều hành đất nước ổn định, lại phân thành
các cơ quan giám sát như vậy sẽ giúp cho việc quản lí các cơ quan tốt hơn
Không tập trung quyền lực ở 1 cơ quan nào trách sự lạm quyền, tham ô, mưu
phản…
câu 9:những đặc trưng cơ bản về quản lý làng xã triều vua Lê Thánh Tông, ý
nghĩa lịch sử và đương đại
− Tiến hành phân định lại các xã

• Đa số đặt xã theo làng, thôn xóm
• Xã được xắp xếp , thay đổi khá linh hoạt
• Xu hướng quy gọn các đơn vị hành chính cơ sở
− Xã trưởng là người đứng đầu cai quản xã, có xã phó và các nhân viên giúp
việc khác
• Có sự phân bố xã trưởng ứng với số hộ dân trong xã
• Có tiêu chuẩn đối với xã trưởng
 Nhận xét về quản lý :
• mụcđích nhằm tăng cường hiệu lực quản lý chính quyền cơ sở
• Nhằm hạn chế đa tỉnh tự trị của làng mình
• Biến làng xã trở thành 1 đơn vị phụ thuộc nhà nước
• Quan lại cơ sở trở thành bộ phận làm công cho vua
b) giá trị lịch sử : ( các bạn tự bịa, Cò đếu chém được :v)
c) giá trị đương đại : ( như trên :3)
câu 10 :tổ chức bộ máy nhà nước triều vua Lê Thánh Tông, và giá trị kế Thừa
a) tổ chức bộ máy nhà nước triều vua Lê Thánh Tông :
Trung ương :
VUA
Quan đại thần Cơ Quan văn
phòng
Lục bộ Lục thư Lục khoa Ngũ Sử
đài,các c.q
chuyên môn
Tam Thái
Tam Thiếu
Thái Uý
Thiếu Uý
Hàn Lâm Viện
Đông Bắc Viện
Trung thư giám

Hoàng môn
tỉnh
Bí thư giám
Bộ lễ
Bộ lại
Bộ hình
Bộ công
Bộ binh
Bộ hộ
Đại

Quang lộc
Hình lộc
Thường bào
thư
Trung Thư
Hải,Đông ,
tây, Nam ,
bắc khoa
Thống chính
ty
Viện
Thái y…
Địa phương:
Đứng đầu
Đạo -Xứ Thừa ty, đô lý, hiểu

Phủ Tri phủ
Huyện, Châu Tri huyện , tri châu
Xã Xã trưởng


(các cấp được xếp từ trên xuống dưới )
b) giá trị thừa kế ( lại tự bịa nhé)
câu 11: khái quát về hệ thống pháp luật, triết lí cơ bản trong xây dựng áp
dụng pháp luật và các đinh chế phi quan phương (các thiết chế xã hội , định
chế - quy tắc điều chỉnh xã hội ) triều vua Lê Thánh Tông, ý nghĩa lịch sử và
đương đại
Do nhu cầu phát triển của nhà nước phong kiến trunng ương tập quyền , các hoạt
động lập pháp được đẩy mạnh và thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống và xã
hội
Một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số điều luật nghiêm cấm hối lộ ,
hoạt động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm
Ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất , quy định
nguyên tắc xét xử những hành vi xâm phạm đến quyền tư hữu đó.
Triều đình ban bố nhiều quy định về việc trấn áp các hành vi chống đối , làm nguy
hại đến nên an ninh quốc gia và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến, về việc
bảo vệ tôn ty, trật tự đạo đức phong kiến
ở Thời vua Lê Thánh Tông phải kể đến bộ Quốc Triều Hình Luật ( bộ luật Hồng
Đức) gồm 13 chương và 722 điều
Tóm lại pháp luật thời vua Lê Thánh Tông dựa trên cơ sở những chế tài dứt khoát,
có tính chất răn đe, bảo vệ quyền và lơi ích của giai cấp phong kiến bảo vệ một số
lợi ích của nhân dân….
Câu 12:Quốc Triều Hình Luật ( bộ luật Hồng Đức ) tính chất , phạm vi điều
chỉnh , cơ sở tư tưởng, nguyên tắc cơ bản
a) tính chất :
là bộ luật tổng hợp bởi phạm vi và những vấn đề mà nó điều chỉnh và đề cập tới rất
rộng, phong phú và phức tạp. bộ luật là một phức hợp của nhiều những quy phạm
thuộc nhiều ngành luật khoa học pháp lý
b) phạm vi điều chỉnh
Hình Sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng…và 1 số lĩnh vực khác

c) cơ sở tư tưởng :
luật Hồng Đức là bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo
d) nguyên tắc cơ bản
Tập trung bảo vệ quyền thống trị độc tôn của giai cấp địa chủ phong kiến mà người
đại diện cao nhất là vua,
Những đặc quyền đặc lợi của vua và hoàng tộc, của quan lại và giai cấp thống trị
Đặc biệt trong một trừng mực nhất định bộ luật cũng chú ý đến quyền lợi của phụ
nữ, đến các dân tộc thiểu số
Phản ánh truyền thống nhân đạo, tư tưởng lấy dân làm gốc, lấy làng xã làm nền
tảng
Câu 13:Khái quát về các chế định cơ bản ( các lĩnh vực điều chỉnh cơ bản ) của
QTHL
* Dân sự:
Sở hữu và hợp đồng
Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong
kiến là: sở hữu nhà nước (ruộng công/ công điền/công thổ) và sở hữu tư nhân
(ruộng tư/tư điền/tư thổ).
Thừa kế
- Khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và
duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ.
- Các quan hệ thừa kế theo di chúc (các điều 354, 388) và thừa kế không di chúc
(thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388.
Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang
bằng với người con trai
- Bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng
của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng.
1. Trách nhiệm dân sự
Luật Hồng Đức cũng quy định trách nhiệm dân sự của các bên tham gia quan hệ,
với những nội dung khá chặt chẽ, cụ thể.
* Các quy định hình sự

1.Các nguyên tắc chủ đạo
Hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo, bao trùm toàn bộ nội dung
của bộ luật. Các nguyên tắc hình sự chủ yếu của nó là:
• Vô luật bất thành hình
• Chiếu
• Chuộc tội bằng tiền
• Trách nhiệm hình sự : trong đó đề cập tới quy định về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay cho người khác.
• Miễn, giảm trách nhiệm hình sự
• Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu
2.Tội phạm
• Phân loại theo hình phạt (ngũ hình và các hình phạt khác)
• Theo sự vô ý hay cố ý phạm tội
• Theo âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội
• Tính chất đồng phạm
+ Các nhóm tội cụ thể
• Thập ác: Là 10 trọng tội nguy hiểm nhất như:
o Các tội liên quan đến vương quyền: mưu phản, mưu đại nghịch (điều
2, 411), mưu bạn (phản bội tổ quốc-điều 412), đại bất kính (430, 431).
o Các tội liên quan đến quan hệ hôn nhân-gia đình: ác nghịch (điều
416), bất hiếu (nhiều điều, chẳng hạn điều 475), bất mục, bất nghĩa,
nội loạn.
o Tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo: bất đạo
(420 và 421).
• Các nhóm tội phạm khác: bao gồm các tội liên quan đến sự an toàn thân thể
của vua, nghi lễ cung đình, xâm phạm trật tự công cộng, quản lý hành chính,
thể thức nghi lễ triều đình, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm con người, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,
các tội phạm quân sự, xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất, xâm phạm chế độ
hôn nhân-gia đình, các tội tình dục, các tội xâm phạm chế độ tư pháp v.v

3.Hình phạt
Quan niệm về hình phạt trong bộ luật khá chi tiết nhưng cứng nhắc với khung hình
phạt thường là cố định, tuy rằng có tính đến các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ
(điều 41).
Các hình phạt cụ thể có ngũ hình và các hình phạt khác.
*Ngũ hình
Ngũ hình được quy định tại điều 1 và bao gồm: xuy (đánh bằng roi), trượng(đánh
bằng gậy), đồ, lưu (lưu đày đi nơi xa), tử (giết chết).
*Các hình phạt khác
Ngoài ngũ hình, luật Hồng Đức còn áp dụng các hình phạt khác như:
• Biếm tư (điều 27, 46) bao gồm các bậc từ 1 đến 5 tư nhưng có quy định cho
chuộc tội biếm bằng tiền theo điều 22. Biếm tư có thể được hiểu như một
hình thức làm hạ thấp tư cách của người bị phạt. Ngoài ra người bị phạt
biếm tư còn phải chịu hình phạt đánh roi (xuy hoặc trượng).
• Phạt tiền (điều 26) có 3 bậc: 300-500 quan, 60-200 quan và 5-50 quan.
Ngoài ra còn có quy định về tiền bồi thường tang vật (điều 28), tiền đền
mạng (điều 29).
• Tịch thu tài sản có 2 bậc là tịch thu toàn bộ gia sản (nặng theo điều 426, 430)
và tịch thu một phần tài sản (nhẹ, các điều 88, 523)
• Thích chữ vào cổ hoặc mặt: Được áp dụng như là hình phạt phụ đối với các
tội lưu, đồ, trượng, xuy.
• Xung vợ con làm nô tỳ. Chỉ áp dụng đối với các tội mưu phản, mưu đại
nghịch, mưu bạn trong thập ác (điều 411, 412).
*Các quy định trong hôn nhân-gia đình
Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: hôn nhân không tự
do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Nó thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật
tự xã hội-gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn có một số điểm tiến bộ.
1.Hôn nhân
Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứt
hôn nhân (do chết hoặc ly hôn).

2.Kết hôn
Trong quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là:
- có sự đồng ý của cha mẹ (điều 314)
- không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319)
- cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317)
- cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội (điều 318)
- cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của thày (điều 324)
- với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339.
Tuy nhiên, luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn. Luật Hồng Đức cũng quy
định về hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314, 315,
322), cho thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn.
3.Chấm dứt hôn nhân
Luật Hồng Đức quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân là: một trong người
đã chết, ly hôn.
Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:
1. Buộc phải ly hôn (các điều 317, 318, 323, 324, 334) do hôn nhân đã vi phạm
các quy định cấm kết hôn.
2. Ly hôn do lỗi của người vợ: Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi
người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng)
như: không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm
đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp.
3. Ly hôn do lỗi của người chồng: Điều 308 qui định: "Phàm chồng đã bỏ lửng
vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm
chứng ) thì mất vợ".
4.Quan hệ gia đình
Trong lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan hệ
nhân thân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân thuộc khác (vợ
cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹ-con nuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng
họ).
* Các quy định tố tụng

Mặc dù không được tách bạch ra thành các chương riêng rẽ, nhưng luật Hồng Đức
đã thể hiện một số khái niệm của luật tố tụng hiện đại như:
• Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền
• Thủ tục tố tụng như đơn kiện- đơn tố cáo , thủ tục tra khảo, thủ tục xử án,
phương pháp xử án, thủ tục bắt, một tình huống cụ thể. Điều này khiến qui
phạm trở nên rõ ràng với người dân.
Bộ luật Hồng Đức có cách qui định chế tài dưới dạng chế tài cố định. Với mỗi
một vi phạm cụ thể thì có một hình phạt cụ thể tương ứng; mức độ tăng nặng hay
giảm nhẹ cũng được quy định ngay sau đó một cách cụ thể, rõ ràng.
Câu 14 :Sự thể hiện các quan điểm cơ bản của nho giáo trong QTHL
Các vua nhà Lê, kể từ vua Lê Thái Tổ (1428-1433) sau khi lên ngôi đều đề cao
Nho học. Thời Lê đặc biệt là dưới thời cai trị của vua Lê Thánh Tông được đánh
giá là thời kỳ hưng thịnh nhất trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam vì thoả mãn 3
yếu tố: có một vị minh quân; hệ thống quan lại có tài và có đức; và có một hệ
thống pháp luật nghiêm minh. Đây là một thời kỳ dài nhà nước rất mạnh, về lợi ích
dân tộc duy trì một khoảng thời gian rất dài vắng bóng xâm lược, từ năm 1427 -
1789 không có chiến tranh, đủ sức để mở rộng cương vực về phía Nam.
- Quốc Triều Hình Luật đã thể chế quan điểm chính danh của Nho giáo nhằm
buộc quan lại thực hiện đúng chức năng chỉ là tư vấn, phụ tá và thực thi quyền lực
của nhà vua theo đúng cương vị của mình. Về lĩnh vực hành chính, những điều
khoản về chế độ công vụ, quản lý hộ khẩu, đất đai được tập trung chủ yếu trong
chương Vi chế, chương Hộ hôn, chương Điền sản, chương Tạp luật. Điều 103 qui
định quan lại có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với nhà vua ở cương vị bề tôi như:
nghĩa vụ tôn kính nhà vua (Điều 102, 125, 126 ); Nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh
của nhà vua một cách nhanh chóng, cẩn trọng (Điều 119, 122, 123); Nghĩa vụ phải
làm tròn bổn phận ở cương vị được giao và không vượt quá chức phận (Điều 121,
124, 174, 326, 521).
- Quốc Triều Hình Luật qui định nghiêm ngặt các nghi thức tế lễ trong triều ở
Điều 104, 105, 106, 108, 109 và trừng phạt những hành vi bất kính với nhà vua ở
Điều 118, 125, 126, 136; trừng phạt những hành vi tiếm lễ xâm hại đến đặc quyền

chỉ thuộc về nhà vua ở Điều 114, 135 nhằm bảo vệ và đề cao lễ vua tôi.
- Vượt lên những hạn chế về tính giai cấp, căn cứ vào hiệu quả thực tế của việc
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lúc bấy giờ cho thấy nhà Lê, đặc biệt
dưới thời vua Lê Thánh Tông đã xây dựng được một bộ máy hoàn bị nhất trong
lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, phát huy được sức mạnh tập thể - một bộ máy
mà trên dưới đồng lòng, vua ra vua – bề tôi ra bề tôi.
Câu 15:Tính dân tộc của QTHL
- Phong tục tập quán là nguồn luật rất quan trọng của QTHL: Các hương ước
là phong tục tập quán được Nhà nước thừa nhận và ghi nhận trong pháp luật thành
văn. Các nhà làm luật triều Lê đã tiếp thu các giá trị văn hoá của dân tộc thông qua
các phong tục tập quán vốn có từ lâu đời và đang được thực hiện trong cuộc sống
của quần chúng nhân dân, đưa chúng vào hệ thống PL của triều đình. Việc áp dụng
các phong tục tập quán như vậy đã làm cho các điều khoản của bộ luật phù hợp, sát
với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện do đó có tính khả thi cao.
- QTHL là pháp luật hướng Nho nhưng có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với
hoàn cảnh của nước ta: triều đình đã nhận thức rõ sức mạnh của quần chúng nhân
dân đối với sự vững mạnh của xã tắc, sự thịnh suy của triều đình. Việc áp dụng các
phong tục tập quán trong nhiều trường hợp là có lợi cho sự vững mạnh của triềi
đình. Mặt khác, đối với các phong tục truyền thống liên quan đến kinh tế, sở hữu,
thừa kế thì sự thay đổi không hề đơn giản. Những nhân tố đó ảnh hưởng, chi phối
đời sống hằng ngày của dân chúng và gắn vó chặt chẽ với các phong tục tập quán
khác như hôn nhân, thờ cúng tổ tiên. Việc thay đổi các phong tục đó có thể vấp
phải sự chống đối mạnh mẽ từ các tầng lớp nhân dân và đó là điều không có lợi
cho sự vững mạnh của triều đình. Phong tục tập quán được áp dụng trong nhiều
trường hợp.
- QTHL còn tiếp thu truyền thống tôn trọng người phụ nữ của dân tộc ta:
QTHL thừa nhận quyền ly hôn của người vợ trong một số trường hợp nhất định,
thừa nhận quyền có tài sản riêng của người phụ nữ, QTHL còn có quy định về tam
bất khứ…
- QTHL còn tiếp thu truyền thống con cháu được quyền ra ở riêng khi cha mẹ

còn sống. Theo PL TQ đây là tội đại bất hiếu. Tuy nhiên, PL triều Lê chấp nhận
điều đó.Do sự kết hợp các phong tục tập quán lâu đời của VN với đạo đức Nho
giáo, hoà nhập chúng vào hệ thống pháp luật của triều đình mà mối quan hệ cha
mẹ và con cái trong QTHL không có tính chất tuyệt đối phục tùng, tuyệt đối định
đoạt như Nho Giáo.
CÂU 16: . Đặc trưng cơ bản về quan chế trong QTHL, ( tập trung ở trách
nhiệm pháp lý, đạo đức – chính trị ), giá trị kế thừa
Trả lời:
Đặc trưng về quan chế
- Bộ luật có nhiều quy định nhằm hạn chế và xử phạtnhững hành vi tham
nhũng của quan lại và gián tiếp bảo vệ quyền lợi của một số người dân.
- Bộ luật có tới 107 điều quy định và điều chỉnh những hành vi không được
phép đối với quan lại:
Ví dụ:
Điều 24(chương VI) tội gian dối, Điều 42 (chương VI) tội ăn hối lộ, Điều 43
(chương VI) tội lạm quyền
- Quan hệ giữa Vua tôi rất được chú trọng. Quan lại luôn phải phục tùng, giữ
phép tắc với Vua
Ví dụ: Điều 29, 30,40
Gía trị kế thừa
- Quy định chặt chẽ, xử lý nghiêm minh đối với tình trạng qua tham những,
lộng quyền, ăn hối lộ. Đặc biệt trong hiện trạng của Việt Nam hiện nay ^^
CÂU 17: Bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong QTHL
- Các nhóm yếu thế trong xã hội là: người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật
- Đối với những nhóm người này Bộ luật có những quy định mang tính nhân
văn:bảo vệ người già, trẻ em, giúp đỡ người tàn tật. Đối với những người
này mức phạt lúc nào ucng thấp hơn hoặc không phải chịu hình phạt.
+Điều 16: quy định những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống
cùng những người bị phế tật từ tội lưu trở xuống cho chuộc tội bằng tiền
+ Điều 17: phạm tội khi chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới

phát giác thì xử tội theo luật già cả tàn tật Khi còn bé nhỏ phạm tội mà
khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật khi còn nhỏ.
- Đối vơi những người phụ nữ: mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo
trọng nam khinh nữ, tuy nhiên bộ luật Hồng Đức đã có một phần nào chú ý
đến quyền lợi và thân phận của người phụ nữ.
+Ví dụ: trong hôn nhân pháp luật nghiêm cấm và có nhưngc hình phạt đối
với hành vi lừa gạt để kết hôn, nhưng hình phạt của nhà trai nặng hơn nhà
gái. Hoặc nếu người chồng bỏ lửng vợ nửa thàng không qua lại thì mất vợ
 Mang tính nhân đạo, tiến bộ. Tuy nhiên thân phận ngừoi phụ nữ vẫn chưa
thật sự được coi trọng và chưa được bảo vệ đúng mức.
+ Vẫn bảo vệ chế độ gia tộc phụ qyền, hôn nhân không tự do. Một người đàn
ông có thể năm thê bảy thiếp nhưng gái chính chuyên thì chỉ có 1 chồng.
CÂU 18: Vấn đề nữ quyền trong QTHL (trong câu 17).
Câu 19: sự thể hiện chính sách ruộng đất , nông nghiệp , nông thôn trong
Quốc Triều Hình luật ( QTHL)
- Ruộng đất
+ Bộ luật Hồng Đức ra đời trong thời kỳ chế độ phong kiến ở thời kỳ phát triển ,
do vậy phần quan trọng của lĩnh vực dân sự là những quy định về chế độ tư hữu
ruộng đất
+ trong điều 342, 382, 383, 384 luật đã quy định và điều chỉnh các quan hệ trong
việc mua bán cầm cố và thừa kế ruộng đất . việc mua bán được thể hiện khi 2 bên
tự nguyện và cùng ký kết vào một bản hợp đồng .
+ các điều luật nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho ruộng đất phát triển ( ví dụ : cấm
hành vi chiếm đoạt và tranh giành ruộng đất )
- Nông nghiệp
+ có quy định đã tập trung bảo vệ tư liệu sản xuất hay slđ trong sản xuất nông
nghiệp , khiến khích phát triển kinh tế
VD: trừng phạt nặng hành vi phá hoại đê điều ( Đ 596) chặt phá cây cối và lúa má
của người khác ( Đ601) tự tiện giết trâu ngựa ( đ 586) thả trâu ngựa phá hoại hoa
màu của nông dân (Đ 581)

- Nông dân
+ bảo vệ quyền lọi của nông dân
+ hạn chế sự ức hiếp của quan lại với nông dân
VD: Ức hiếp mua ruộng đất của người khác ( đ 357) chặt phá cây cối lúa má của
người khác (đ 601)
Câu 20: đặc trưng cơ bản của chế định dân sự trong QTHL , giá trị tham
khảo , thừa kế
a. giá tị tham khảo
* Đặc trưng cơ bản của chế định dân sự của QTHL
+ ít khoản hơn so với luật hình sự
+ quy định về chế độ tư hữu ruộng đất ; điều chỉnh quan hệ trong mua bán , cầm cố
và kế thừa ruộng đất ( cấm hành vi chiếm đoạt và tranh giành ruộng đất )
+ Quy định về tài sản khi vay nợ phải có văn tự nếu vay quá hạn không trả thì bị
phạt trượng và bắt bồi thường gấp đôi , cấm chiếm đoạt của công
+ Quy định về thừa kế -> có 2 hình thức : theo di chúc và theo luật , theo luật ; cha
mẹ, vợ chồng , con cái đều có quyền thừa kế tùy theo quan hệ mà được chia theo
mức độ khác nhau . Đối với ruộng hương hỏa quyền thừa kế trước hết thuộc người
con trai trưởng của vợ cả , nếu không có con trai thì chia cho con gái trưởng ( Đ
389, 391 )
-> phản ánh sự phát triển của quan hệ sản xuất Phong kiến cũng như chế độ tư hữu
đương thời những quy định về hợp đồng , về thừa kế vừa phù hợp với sự phát triển
thực tế của xh lúc đó , vừa mang tính tiến bộ và nhân ái ( như việc bảo vệ quyền lợi
của phụ nữ )
* giá trị kế thừa
Câu 21: đặc trưng cơ bản về chế định hôn nhân và gia đình trong QTHL giá
trị kế thừa
+ tập trung bảo vệ chế độ gia tộc phụ quyền , chế độ hôn nhân tự do , nhiều vợ.
+ xuất phát từ những quan niệm của tư tưởng nho giáo nên các điều khoản trong bộ
luật đều đề coa vai trò của người đàn ông , người cha , người chồng , người vợ cả
và con trưởng .

+ quan niệm hôn nhân không tự do được thể hiện trong những quy định về việc kết
hôn .Theo quy định ở điều 314 , việc kết hôn chỉ được coi là hợp pháp khi có sự
đồng ý của hai bên cha mẹ , có việc trao đồ sính lễ trước sự chứng kiến của họ
hàng hai bên.
+ Không có điều khoản nào đè cập tới và chỉ một phần , quyền tự do quyết định
của hai người - đối tượng tạo nên cuộc hôn nhân.
+ việc hôn nhân k đc vi phạm điều cấm đoán tư tưởng đề cao chế độ gia tộc phụ
quyền đã được cụ thể hóa trong những quy định về quan hệ vợ chồng , quan hệ
giữa cha mẹ và con cái .
+ người cha , người chồng có quyền quyết định về quan hệ vợ chồng có quyền
quyết định các việc quan trọng của gia đình .
+ công nhận quyền nhiều vợ của đàn ông và xử phạt nặng nếu phụ nữ không chung
thủy với chồng
+ người phụ nữ nếu đánh chồng thì bị đày đến châu ngoai , đánh bị thương thì đày
đi châu xa điền sản phải trả lại cho chồng.
+ k quy định việc xử phạt nếu chồng đánh vợ bị thương người thường 3 bậc ( điều
482) . luật này còn quy định buộc ng đần ông phải bỏ vợ nếu ngươì vợ vi phạm vào
điều nghĩa tuyệt còn gọi là "thất xuất " k có con k thờ phụng cha mẹ chồng , dâm
đãng lắm lời , ghen tuông và ác tật ( điều 310)
+ công nhận chế đọ đa thê nên có thêm khoản phân biệt vị trí cao thấp , sang hèn
giữa vợ cả và với vợ lẽ và nàng hầu thê thiết
-> thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ giữa vợ và chồng .
* giá trị kết thừa mặc dù có những hạn chế khắt khe đối với ng phụ nữ trong một
số trường hop quen cuag phụ nữ duoctôn trọng và chú ý . đề coa quyền tín nghĩa
không cho phép sự bội ước sau khi đính hôn . điều 307 cho phép ng vợ có quyền
đệ trình và xin được bo chồng nếu ng chồng bỏ roi vơi trong năm tháng . điều này
ít nhiều góp phần ngăn chặn sự thiếu trách nhiệm của người chồng với ng vọ và
giúp vợ có thể giải phóng mình
+ về mặt kinh tế ng con gái dc hưởng quyền thừa kế gia tài.vs con trai ( đ 387 )
trường hơp k có con trai con gái trưởng dc giao đất hương hỏa để cúng bố mẹ , tổ

tiên (đ 390)
+ khi ly hôn pháp luật công nhận cho người vợ có quyền sở hữu đối với tài sản
riêng của mình và đc một số tài sản chung do hai vợ ck gây dungwjh ( điều 373,
374)
-> đó là những quy định phần nào gần gũi vs pl tiến bộ ngày nay . Đây là 1 trong
những điểm độc đáo và đặc sắc được đánh giá cao , bởi lẽ những điều khoản tiến
bộ và nhậ ái đó hầu hết chỉ có ở QTHL đến bộ luật Gia long quyền phụ nữ ít đc đề
cập tới.
Câu 22 : nêu nhận xét về những quy định tố tụng hình sự và về thủ tục pháp
lý nói chung trong QTHL.
- những quy định tố tụng hình sự
đưa ra được những quy định và hình phạt chặt chẽ nhằm bảo vệ lễ giáo phong kiến
cũng như những giá trị truyền thống của dân tộc như lòng hiếu thảo tình anh em ,
tình cảm vợ chồng .
* thủ tục pháp lý
-QTHL là bộ luật đầu tiên có những quy định tương đối chặt chẽ về thủ tục tố tụng
+ trước hết quy định cấp xét xử đối với từng loại việc .
+ thời hạn xét xử đối với từng loại việc được quy định rõ ràng
+ khi xét hỏi phải thấu tình đạt lý khi định tội phải theo đúng luật
+ việc khám xét phải do quan lại có trách nhiệm tiến hành
-> có thể thấy nội dungcacs quy định thủ tục mang tính chặt chẽ cụ thể mà thể hiện
được tính tiến bộ , nhân ái đối với con người
+ ngăn chặn sự tùy tiện và thiên tư trong xét xử , đè cao vai trò của pháp luật trong
hoạt đọng của n n cũng như trong viêc điều chỉnh các quan hệ xh phong phú đa
dạng .
Câu 23: kỹ thuật pháp lý trong QTHL
Bộ luật Hồng Đức ( QTHL) đã có kỹ thuật lập pháp hoàn thiện hơn so với các bộ
luật cùng thời và những đặc điểm tiệm cận gần gũi với các kỹ thuật pháp lý hiện
đại
- cách diễn đạt các quy phạm pl trong bộ luật HĐ rất độc đáo

+ đa phần các điều luật đc xd theo phương thức cả 3 bộ phận là giả dịnh , quy
định ,chế tài đồng thời xuất hiện trưc tiếp thậm chí ngay trong cùng một điều luật .
Trong khi đó pl hiện hành k xuất hiện trực tiếp cả 3 bộ phận giả định , quy định ,
chế tài .mà thường chỉ có 2 bộ phận là giả định và quy định hoặc quy định và chế
tài.
+ mô tả ngắn gọn lại một tình huống cụ thể giúp cho các quy phạm , trở nên dễ
thuộc , dẽ nhớ đồng thời khiến một tình huống pháp lý khá phúc tạp chuyển hóa
thành một tình huống đơn giản
+ trong Bô luật HĐ từ một sự kiện hay 1 vụ việc nhà làm luật đã khéo léo lường trc
các vấn đề pháp sinh xung quanh vụ việc đó .
- chủ yếu là các quy phạm pl theo hướng hính sự
+ sở dĩ có điều này vì BLHĐ đã tiếp thu quan điểm Lễ của Nho giáo nên các nhà
làm luật triều lê đã đưa ra những quy định hình phạt chặt chẽ nhằm bảo vệ lễ giáo
phong kiến cũng như những giá trị truyền thống của dân tộc như lòng hiếu thảo ,
tình anh em , tình cảm vợ chồng .
+ so với pháp luật hiện hành thì những văn bản pl ngày nay đã được phân chia theo
một cách chặt chẽ các quy định pl thành các ngành luật cụ thể theo tư duy pháp lý
hiện đại ,trong đó k chỉ chú ý trọng các quy phạm pl hình sự
- đư ra những chế tài dứt khoát
+ quy định các chế tài dưới dạng cố định nghĩa là với mỗi một vi phạm cụ thể thì
có một hình phạt cụ thể tương ứng vs mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ cũng được
quy định ngay sau đó một cách cụ thể rõ ràng -> điều này giúp đảm bảo tính chính
xác trong việc áp dụng luật của cơ quan nhà nước , tránh việc áp dụng luật tùy
tiện .
- Các chế tài có tính răn đe
+ hình phạt là các chế tài phổ biến đối vs hành vi vi phạm trong tất cả các lĩnh vực
hình sự , dân sự , hôn nhân gia đình Trong đó phải nói tới " ngũ hình " đc quy
định ngay điều 1 BLHĐ là 5 hình phạt đc sắp xếp theo thứ tự nặng dần bnaop gồm
những hình thức vô cùng là hà khắc : xuy , trượng , đồ , lưu và tử .
- BLHĐ có mức điều chỉnh cụ thể chi tiết vụn vặt -> giúp ng dân dễ hiểu dễ nắm

bắt và dễ thực hiện và hạn chế lạm quyền . Tuy nhiên , chi tiết quá mức dẫn đến
khả năng thích ứng kém với thực tiễn luôn thay đổi.
+ điểm tiên bộ : là nó có một bước tiến hóa căn bản trong việc cải thiện địa vị ng
phụ nữ trong XHPK .Vai trò ng phụ nữ dc đề cao rất nhiều so vs các bboj luật
đương thời trong các khu vực . Nó cho thấy ng vợ có quyền quản lý tải sản của gia
đình ( chị chồng chết ) và họ có quyền thừa kế như nam giới .
+ hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam
+ nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê . bộ luật trừng phạt rất nặng các
tội phá hoại đê điều ( điều 596) chặt phá cây cối , lúa má người khác , tự tiện giết
trâu ngựa .
+ thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường trong bộ luật có nhiều điều trừng phạt
nghiêm khắc những quyền quý ức hiếp thường dân ( 294,300,302 )
So vs luật Gia Long luật HĐ chưa có tính khái quát và phân nganhg rõ như HVLL
Câu 24: Những đặc điểm cơ bản về tổ chức nhà nước triều Nguyễn
Đặc điểm cơ bản :
- sự kế thừa
+ giữ lại các lục bộ lục hoa, lục tư và các cơ quan chuyên môn khác .
+ giữ lại sự phân cấp hành chính
+ Dựa trên nền tảng Nho Giaó
+ bảo lưu những giá trị phong tục tập quán người Việt
- Bản sắc riêng :
sự tập trung háo cao độ quyền lực vào tay hoàng đế thể hiện ở việc lập ra chế độ
"tứ bất "
+ k lập tể tướng
+ k lập hoàng hậu
+ k lập trạng nguyên
+ k phong vương trừ những ng có công trong hoàng tộc
- các chế định về giám sát và tư pháp
Trong thời kỳ phong kiến k có các chức danh chuyên về tư pháp nhưng triều
Nguyễn đã thiết lập 1 số cơ quan có chức năng giám sát và tư pháp thể hiện ở hai

thiết chế : độ sát viện và kinh lược sử .Đây là " tai mắt " của vua từ TW -> địa
phương trong đó đô sát viện thay mặt , nhân nhà vua còn kinh lược sử là chế độ
thanh tra đặc biệt với các địa phương thông qua các phán đoán chế định về giám
sát , và tư pháp của triều Nguyễn chính là sự biểu hiện sơ khai của nguyên tắc làm
thế đối trọng .
- chế độ quản lý làng xã : vừa tôn trọng chế độ quản lý xã dân gian , vừa có sự can
thiệt của triều đình để hạn chế tính tự trị cảu làng xã .
+ hội đồng kỳ mục : gồm các thân hào danh tiếng , uy tín trong xã , chỉ chịu trách
nhiệm trước dân địa phương chứ không chịu trách nhiệm trc cơ quan hành chính
cấp trên.
+ lý trưởng xã trưởng do dân bầu ra cơ quan hành chính chấp hành .
Tư pháp.
Ghi nhận hình thức " pháp đinh xa " giải quyết theo các nguần:
+ lệ làng
+ thỏa thuận của các bên
- phân quyền và tài sản
Bối cảnh
Làng thổ Đại Việt rộng lớn nên cần áp dụng những biện pháp linh hoạt tạm thời để
quản lý hành chính nhà nước
Biểu hiện :
+ miền bắc và miền nam đặt thêm hai địa vị : Bắc thành và Gia Định Thành giao
cho hai quan võ làm tổng trấn . đây là cấp trung gian giữa triều đình và phủ trấn
+ miền trung k có cấp trung gian
+ xd một bộ máy tương đối hoàn thiện cho cấp thành . Tổng trấn -> 3 tào ( binh,
tư , pháp - sản xuất -dân sự , hành chính ) -> các công ty -> 6 phòng ứng vs 6 bộ
+ hoàng đé vẫn kiểm soát các thành
+ tản quyền : TƯ cử ng về nắm vương làm tai mắt của vua , giám sát lại các địa
phương ( kinh lược sử )
Nhận Xét
+ chế độ tập - phân - tản quyền .

+ chế độ quản lý quan lại rất được coi trọng và được quy định chặt chẽ cụ thể trong
HVLL
+ tôn trọng pháp lý địa phương
+ tiếp tục khảng định học thuyết Nho gióa kết hợp giữa đức trị và pháp trị
Câu 25: những điểm cơ bản về pháp luật triều Nguyễn
Đê củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế, nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến
việc xây dựng pháp luật. Sản phẩm tiêu biểu của hoạt động lập pháp là bộ Hoàng
triều luật lệ ban hành năm 1815 , thường được gọi là Bộ Luật Gia Long
Năm 1811, Gia Long sai đình thần soạn định luật luật lệ, khỏa xét những pháp lệnh
, điều lệ của triều tham luật với điều luật đời Hồng Đức và Đại Thanh, lấy bổ cân
nhắc mà làm thành sách
Năm 1815 bộ luật Gia Long được ban bố, tuy nhiên bộ luật này chủ yếu mô phỏng
theo bộ luật của nhà Thanh
Câu 26: Bộ HOàng Việt luật Lệ ( luật Gia Long ) tính chất, phạm vi điều chỉnh so
với Quốc Triều Hình Luật về phương diện nhân văn, kỹ luật pháp lý
Luật Gia Long gồm 398 điều , chia làm 22 quyển. Các điều khoản của Bộ luật
được chia làm 6 loại tương đương do 6 bộ phụ trách
a) kỹ thuật lập pháp
” Quốc triều Hình Luật là một thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật
Việt Nam. Nó không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các
triều đại trước đó, mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào đầu thé kỷ XIX :
Hoàng Việt Luật Lệ do Gia Long ban hành năm 1813
Trong khi đó, bộ Hoàng Việt Luật Lệ thì lại bị kết luận là sao chép luật nhà Thanh,
vì thế nó có một vai trò rất mờ nhạt. Người khẳng định điều đó cũng là tác giả Vũ
Văn Mẫu, ông đã viết trong cuốn “ Cổ luật VN và tư pháp sử ” như sau :
“ Về hình thức, bộ Hoàng Việt Luật Lệ so với bộ luật nhà Thanh chép gần đúng
toàn thể nguyên văn…”
“ Bộ Hoàng Việt luật lệ đã chép nguyên văn của bộ luật nhà Thanh nên mất hết cá
tính đặc thù của nền pháp luật Việt Nam. Bao nhiêu những sự tân kỳ mới lạ trong
bộ luật triều Lê, không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong luật nhà Nguyễn ”

b) phương diện nhân văn
- Nói đến bộ luật Hồng Đức là nói đến niềm tự hào dân tộc: bởi lẽ nó mang tính
nhân văn sâu sắc. Chúng ta có thể thấy ngay từ thế kỉ thứ XV dưới thời đại phong
kiến vậy mà bộ luật Hồng Đức ra đời mang theo những giá trị sau sắc: bộ luật
mang tính chất nhân đạo cao, chú ý đến bộ người già , trẻ em phụ nữ, bình đẳng xã
hội, những quyền lợi về kinh tế, chú ý đến bảo vệ lợi ích cho nhân dân
- Bộ luật Gia Long là bộ luật ra đời sau ( đầu thế kỉ XĨX ) tuy vậy bộ luật này với
giá trị nhân văn kém hơn hẳn so với bộ Luật Hồng Đức. Nó được xem là bản sao
luật bộ luật nhà Thanh vì thế nó gần như đã đi tính chất nhân đạo, với những hình
phạt hà khắc, ghê rợn. Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu sử học đánh giá thì
mặc dù sao chép bộ luật nhà Thanh xong bộ luật này đã bỏ bớt một số hình phạt
khắc nghiệt, vẫn có một giá trị nhân văn nhất định
c) về phạm vi điều chỉnh
Bộ luật Gia Long được xem là bản sao chép của bộ luật Hồng Đức Và bộ luật nhà
Thanh vì vậy phạm vi điều chỉnh của bộ luật cũng đầy đủ trên các lĩnh vực : Hính
sự , dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng…
Câu 27: những đặc điểm cơ bản về tổ chức nhà nước thời Pháp thuộc
Sau khi Pháp hoàn thành xong việc xâm lược Việt Nam chúng chia nước ta ra làm
3 miền
Bắc Kỳ, Trung Kỳ , và Nam Kỳ , thực hiện chính sách “ chia để trị “
a) Bắc kỳ chia 5 đơn vị hành chính
cấp trung ương,
cấp tỉnh
cấp thành phố
đạo quan binh
cấp xã
b) Trung kỳ có 2 hệ thống chính quyền song song : một của nhà Nguyễn , hai là
của Pháp
Chính quyền nhà Nguyễn:
tứ trụ triều đình và Hội đồng phụ chính

Viện cơ mật
Các bộ
viện đo sát
phủ tôn nhân
Hệ thống chính quyền của TD Pháp
+ cấp trung ương
+ cấp tỉnh
+ cấp thành phố
+ cấp xã
c) Nam Kỳ
cấp trung ương
cấp tỉnh , thành phố
cấp tổng
cấp xã
câu 28 : những đặc điểm cơ bản về pháp luật thời kỳ thuộc Pháp
để phục vụ cho quá trình xâm lược, bình định và mục đích khái thác thuộc địa, đi
đôi với việc thiết lập củng cố bộ máy chính quyền thuộc địa, thực dân Pháp đã thi
hành và áp dụng ơ Việt Nam một “ hệ thống pháp luật hà khắc cùng với một hệ
thống tòa án nhà tù dày đặc”
chúng dùng chính sách “ chia để trị” trong việc tổ chức chính quyền mà còn áp
dùng cả trong việc thi hành pháp luật 3 miền
sử dụng bộ luật Gia Long, lập thêm vô số các điều luật ở tất cả các ngành luật với
những hình phạt khắc nghiệt,
mở thêm nhiều nhà tù, tòa án….
Câu 29: Ảnh Hưởng của nền văn hóa pháp luật Pháp tới nền văn hóa pháp luật
Việt Nam
Khi Pháp sang đô hộ nước ta, hộ đã mang theo những luồng tư tưởng khác nhau
đến Việt Nam, từ văn hóa, tôn giáo và cả pháp luật. Có thể nói nền văn hóa pháp
luật Việt Nam chịu ảnh hưởng sau sắc từ nền văn hóa pháp luật Pháp, đặc biệt từ
bộ luật Napoleon,và La Mã

Bộ luật dân sự giản yếu của Nam kỳ ban hành 1884, bộ luật này có kết cấu chặt
chẽ với bộ luật Napoleon,thậm chí có nhiều thiên chép y nguyên.

×