Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH BA DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.5 KB, 44 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BA DOANH NGHIỆP
NGÀNH THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG
Giảng viên hướng dẫn
Các thành viên
TS Nguyễn Thu Thủy
Phạm Đức Hùng
Phạm Thị Hoài
Vũ Thị Yến Hoa
Đỗ Thị Thanh Huyền
Đõ Thùy Linh
Đào Khánh Linh
Lớp Anh1-kế toán-k46
LỜI MỞ ĐẦU
Hiếm khi nào mà kinh tế thế giới lại chịu qua nhiều thăng trầm chỉ
trong một giai đoạn ngắn như 2006-2008. Nếu như bức tranh kinh tế thế
giới năm 2006 và 2007 đã có những gam màu rất sáng, thì tới 2008, khủng
hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ
đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán
khuynh đảo.
Việt Nam, một nền kinh tế đang mở cửa và hội nhập ngày càng sâu
rộng với thế giới, tất nhiên không thể nào nằm ngoài diễn tiến ấy. Năm
2006, Việt nam tăng trưởng 8,17% , đúng thứ 2 khu vực sau Trung Quốc. Cuối 2006, rất nhiều dự báo
lac quan về triển vọng kinh tế Việt nam, rằng con hổ mới của châu Á này sẽ còn tiến xa hơn trong những
năm sắp tới.
Thế nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ "hàng trăm năm mới có


một lần" đã ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Đầu năm lạm phát, cuối
năm suy thoái, xuất khẩu sụt giảm… không chỉ làm các cơ quan chính phủ
đau đầu, mà còn làm cho các doanh nghiệp vất vả chèo lái vượt khủng
hoảng.
Trong bối cảnh chung ấy, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nói
chung, và sản xuất thực phẩm đồ uống nói riêng, cũng đã có được những
“trải nghiệm” quý giá. Tuy trong khủng hoảng, thị trường hàng thực phẩm
và đồ uống Việt Nam đã không có sự sụt giảm nhiều so với thời kỳ tăng tốc
trước đó, vì rất nhiều loại hàng hóa đối với người dân hiện nay đã trở
thành thiết yếu, nhưng việc thắt chặt chi tiêu của dân chúng cũng đã ảnh
hưởng ít nhiều tới các doanh nghiệp hàng tiêu dùng Việt Nam.
Để xem xét đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh
nghiệp ngành hàng thực phẩm và đồ uống Việt nam trong thời kì nhạy cảm
2006-2008, trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng tôi xin đưa ra phân
tích báo cáo tài chính của 3 doanh nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống
tiêu biểu: Công ty cổ phần sữa Việt nam Vinamilk, Công ty cổ phần Vang
Thăng Long và công ty cổ phần Bibica. Qua đó, chúng ta có thể so sánh
các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính của 3 doanh nghiệp nói trên
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
để xem xét khả năng chi trả cổ tức, khả năng chi trả nợ vay cũng như nhiều
chỉ tiêu quan trọng khác.
Việc phân tích so sánh tình hình tài chính của ba công ty trong vòng
ba năm không phải là một điều dễ dàng đối với các sinh viên đang ngồi
trên ghế nhà trường, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế nhất định trong quá trình thu thập số liệu cũng như tổng hợp và
phân tích đề tài. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của giảng viên bộ môn để bản phân tích này được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn Quản trị tài
chính, cô Nguyễn Thu Thủy đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình
hoàn thành đề tài này.

Hà Nội, tháng 2/2010
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
MỤC LỤC 4
A. KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
I.Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 2006-2008 5
1.Kinh tế thế giới 5
2.Kinh tế Việt Nam 5
II.Giới thiệu về ngành hàng thực phẩm và đồ uống và 3 công ty đại diện: Vinamilk, Vang Thăng
long và Bibica 6
1.Khái niệm ngành hàng thực phẩm và đồ uống 6
2.Đặc điểm ngành hàng thực phẩm và đồ uống 6
3.Giới thiệu khái quát 3 công ty: Vinamilk, Vang Thăng Long, Bibica 7
III.Cơ sở lý luận của phân tích báo cáo tài chính 8
1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính 8
2.Mục đích của phân tích báo cáo tài chính 8
3. Các báo cáo tài chính 8
4. Phân tích tỷ số tài chính 9
B. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11
I.Bảng cân đối kế toán: 11
1.Công ty cổ phần Bibica: 11
2.Công ty cổ phần VangThăng Long 13
3.Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 15
II.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 18
1.Công ty Cổ phần Bibica 18
2.Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 19
3.Công ty Cổ phần Vang Thăng Long 20
III.Báo cáo kết quả kinh doanh 25
1.Công ty Cổ phần Bibica 25

2.Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
27
3.Công ty Công ty Cổ phần Vang Thăng Long 28
IV.Phân tích tỷ số tài chính 30
1.Tỷ số thanh khoản 30
2.Tỷ số quản lí hiệu quả hoạt động 32
3.Tỷ số quản lý nợ 36
4.Tỷ số khả năng sinh lời 39
PHỤ LỤC 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
A. KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 2006-2008
1. Kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới năm 2006-2007 vẽ lên một khung cảnh hết sức lạc quan, bất chấp
những nếu tố bất ổn về an ninh, chính trị ở một số khu vực trên thế giới, giá xăng dầu liên
tục lên xuống thất thường, thiên tai, dịch cúm gia cầm… Sự tăng trưởng kinh tế diễn ra ở
hầu hết các châu lục, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hai nền kinh tế Trung
Quốc và ấn Độ có những bước phát triển đột phá. Điều này cho thấy có sự thay đổi cán cân
sức mạnh kinh tế.
Đây cũng là những năm mà các hoạt động kinh tế song phương diễn ra sôi động, mặc
dù vòng đàm phán Doha vẫn đang bế tắc. Những thủ tục kinh doanh được nới lỏng hơn rất
nhiều, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn cầu, thúc
đẩy đầu tư quốc tế và tạo nhiều công ăn việc làm.
Nhưng 2008 làm cục diện thay đổi tất cả. Người ta nhắc tới năm 2008 như một năm
bi tráng của nền kinh tế thế giới. Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các
nền kinh tế để chống chọi với "bão".
Bắt đầu từ khủng hoảng nhà đất Mỹ, rồi từ đó là hàng loạt các tín hiệu đen ttối khác:
các cơn sốt dầu, lương thực, và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu.
Tình trạng còn tồi tệ hơn khi càng ngày, nền tài chính và kinh tế của nhiều quốc gia bị

đe dọa nghiêm trọng.
Tất cả bao trùm một bóng đen khổng lồ nên kinh tế toàn thế giới.
2. Kinh tế Việt Nam.
Trong xu thế tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới, 2006-2007 cũng là một năm
thành công của kinh tế Việt Nam. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tổ
chức thành công năm APEC 2006 mà đỉnh cao là tuần lễ cấp cao APEC 14 tại Hà Nội, Việt
Nam đã tạo nên một dấu ấn quan trọng với cộng đồng quốc tế. Trong tình hình các nước
láng giềng trong khu vực có nhiều yếu tố bất ổn về mặt chính trị thì với nền chính trị ổn
định, tốc độ kinh tế tăng trưởng cao và liên tục, cùng với đường lối chính sách ngày càng
rộng mở, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
2007, Thị trường chứng khoán có cả một năm thăng hoa với chỉ số Vn-Index thường
xuyên ở trên ngưỡng 1.000 điểm kể từ nửa cuối tháng 1-2007 cho đến giữa tháng 11-2007,
xen giữa là giai đoạn giảm nhẹ trong tháng 8 và 9-2007. Đến cuối 2007, Vn-Index vẫn đạt
trên 900 điểm.
Tâm lý chung là lạc quan và phấn khởi. Bởi vậy, mức nhập siêu tăng gấp gần 2,5 lần
so với năm 2006 và chỉ số lạm phát lần đầu trở lại với 2 con số sau hơn một thập kỷ kể từ
1995 đã không thực sự khiến nhiều nhà kinh tế và giới kinh doanh lo âu.
2008, Việt Nam bắt đầu chịu bão: lạm phát tăng cao vào đầu năm, liền kề đó là suy
thoái vào cuối năm, lãi suất ngân hàng cũng vì thế mà trồi sụt thất thường, khó khăn trong
thanh toán và tín dụng, tình hình sản xuất trì trệ, xuất khẩu giảm, người dân thắt chặt chi
tiêu, nhập siêu tăng mạnh, chứng khoán sụt giảm….
Trong bối cảnh đó, cùng với các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, doanh nghiệp hàng
thực phẩm và đồ uống cũng đã phải vất vả chóng chọi với khủng hoảng .
II. Giới thiệu về ngành hàng thực phẩm và đồ uống và 3 công ty đại diện: Vinamilk,
Vang Thăng long và Bibica
1. Khái niệm ngành hàng thực phẩm và đồ uống
Ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống là các hoạt động xử lý các sản phẩm của
ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản thành thực phẩm và đồ uống phục
vụ cho con người và động vật. Nó còn bao gồm sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung

gian khác nhau mà không phải là thực phẩm trực tiếp.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng tôi xin phân tích tình hình tài chính của công
ty cổ phần sữa Việt nam vinamilk, công ty cổ phần Vang Thăng Long và công ty cổ phần
bibica
2. Đặc điểm ngành hàng thực phẩm và đồ uống
Cũng giống như những ngành lớn và lâu đời, lĩnh vực này tăng trưởng một cách chậm
chạp: thị trường ngành thông thường tăng trưởng không nhanh hơn tốc độ GDP, thậm chí
còn chậm hơn. Tuy vậy, cổ phiếu của những công ty trong ngành thường có khuynh hướng
đem lại lợi nhuận vững chắc và khá ổn định, trở thành khoản mục đầu tư dài hạn trong danh
mục của nhà đầu tư.
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
Chính bởi tính không được linh hoạt cho lắm với thị trường, nên trong khủng hoảng,
ngành hàng thực phẩm và đồ uống cũng không bị suy giảm nhiều. Bởi một mặt, ngành hàng
này cung cấp rất nhiều những mặt hàng thiết yếu cho người dân. Mặt khác, nhu cầu tiêu
dùng luôn luôn tăng, đặc biệt tại thành thị, người dân vẫn sẵn lòng chi tiền để mua được
những hàng hóa có chất lượng tốt.
Từ những phân tích trên đây, nhìn chung, đây là ngành hàng phát triển khá ổn định
trong nền kinh tế.
3. Giới thiệu khái quát 3 công ty: Vinamilk, Vang Thăng Long, Bibica
a. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company)
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản
phẩm từ sữa. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện
chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam.
Các sản phẩm: Sữa đặc (Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam), sữa bột (Dielac),
Ridielac dành cho trẻ em, bà mẹ và người lớn tuổi, sữa tươi, kem…
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM.
b. Công ty Cổ phần Vang Thăng Long
Công ty Cổ phần Vang Thăng Long là Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về sản xuất -
kinh doanh vang quả nhiệt đới.

Sản phẩm chủ chốt và truyền thống của công ty là Vang Thăng Long - sản phẩm lên
men từ các loại trái cây nhiệt đới sẵn có ở Việt nam, như quả Dâu, quả Mơ, ….và các loại
thảo mộc nhiệt đới khác, bổ dưỡng; có độ rượu nhẹ
Mã giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội là VTL.
c. Công ty Cổ Phần Bibica
Công ty Cổ Phần Bibica được người tiêu dùng bình chọn là doanh nghiệp nằm trong
danh sách năm Công ty hàng đầu của ngành bánh kẹo Việt Nam.
Các sản phẩm: bánh quy, bánh cookies, bánh layer cake, chocolate, kẹo…
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là BBC.
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
III. Cơ sở lý luận của phân tích báo cáo tài chính
1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và
giải thích các báo cáo tài chính nhằm mục đích phục vụ cho việc ra quyết định. Dù cho đó là
nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích
tham mưu của một công ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là
cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần,
nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển
sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính
có chất lượng.
2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính
Có hai mục đích hoặc mục tiêu trung gian trong phân tích báo cáo tài chính, đồng thời
là mối quan tâm cho mọi nhà phân tích thông minh.
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu
được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài
chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy,
người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ
có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết
định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương

lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố
gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân
tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của
những sự cố kinh tế trong tương lai.
3. Các báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm
nhất định. Nó là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài
sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định.
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: hay còn gọi là báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân
bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: bao gồm số dư tiền mặt đầu kỳ, tình hình các dòng tiền
vào, chi ra, và tình hình số dư tiền mặt cuối kỳ của công ty.
4. Phân tích tỷ số tài chính
Phân tích tỷ số là một công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài
chính. Việc sử dụng các tỷ số cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống
kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét.
Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ số được sử dụng theo hai phương pháp chính.
Thứ nhất, các tỷ số cho tổ chức đang xét sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn của
ngành. Cụ thể trong đề tài chúng em lựa chọn các chỉ số cá thể của mỗi công ty được so
sánh với chỉ số chung của ngành hàng thực phẩm và đồ uống.
Công dụng lớn thứ hai của các tỷ số là để so sánh xu thế theo thời gian đối với mỗi
công ty riêng lẻ. Trong đề tài này, chúng em lựa chọn phân tích xu thế biến động của các
chỉ số tài chính trong giai đoạn kinh tế 2006-2008, qua đó đánh giá được khả năng hoạt động
vững vàng của các công ty về mặt tài chính trong thời kỳ sa cơ lỡ vận về kinh tế.
Biết tính toán và sử dụng các tỷ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích
tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp
và các chủ nợ…Các tỷ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các
báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để
xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…

Tỷ số tài chính giúp nhà phân tích có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh
nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của
doanh nghiệp.
Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng:
- Tỷ số thanh khoản: Về cơ bản, các tỷ số về khả năng thanh toán thử nghiệm
mức độ thanh toán của một công ty . Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường khả năng của
một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ nần ngắn hạn khi đến hạn.:
- Tỷ số hiệu quả hoạt động: Các tỷ số hiệu quả hoạt động cho ta số đo về mối
liên hệ giữa số doanh thu và số đầu tư hàng năm trong các loại tài khoản tài sản khác nhau.
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
Nó đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty để kiếm được lợi
nhuận.
- Tỷ số quản lý nợ: Đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các
khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ phần.
- Tỷ số khả năng sinh lợi: được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và mức
sinh lợi của công ty. Đây là các tỷ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để
xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả
nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
B. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. Bảng cân đối kế toán:
1. Công ty cổ phần Bibica:
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền

Tỷ
trọng
TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn 156,306,589,247 64.33 179,079,163,900 47.23 410,325,459,685 66.80
Tiền và các khoản
tương đương tiền
22,569,254,239 9.29 44,423,027,953 11.72 30,533,213,380 4.97
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
35,000,000,000 14.40 14,055,000,000 3.71 196,055,000,000 31.92
Các khoản phải thu
ngắn hạn
33,166,654,300 13.65 30,318,114,546 8.00 88,974,345,553 14.49
Hàng tồn kho 63,822,664,865 26.27 86,850,781,794 22.91 86,639,874,166 14.11
Tài sản ngắn hạn
khác
1,748,015,843 0.72 3,432,239,607 0.91 8,123,026,586 1.32
Tài sản dài hạn 86,670,014,998 35.67 200,093,292,261 52.77 203,898,542,811 33.20
Các khoản phải thu
dài hạn
0.00 - 0.00 - 0.00
Tài sản cố định 64,626,860,632 26.60 149,434,543,395 39.41 173,675,688,764 28.28
Bất động sản đầu tư 0.00 - 0.00 - 0.00
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
9,753,219,388 4.01 38,499,423,011 10.15 18,207,958,400 2.96
Tài sản dài hạn khác 12,289,934,978 5.06 12,159,325,855 3.21 12,014,915,647 1.96
TỔNG CỘNG TÀI
SẢN
242,976,604,245 100 379,172,456,161 100 614,224,002,496 100

NGUỒN VỐN
Nợ phải trả 59,617,754,851 24.54 172,176,511,837 45.41 119,794,655,954 19.50
Nợ ngắn hạn 56,438,880,320 23.23 141,006,182,097 37.19 109,178,724,108 17.78
Nợ dài hạn 3,178,874,531 1.31 31,170,329,740 8.22 10,615,931,846 1.73
Nguồn vốn chủ sở
hữu
183,358,849,394 75.46 206,995,944,324 54.59 494,429,346,542 80.50
Vốn chủ sở hữu 182,493,104,011 75.11 205,372,248,941 54.16 491,682,668,359 80.05
Nguồn kinh phí và
quỹ khác
865,745,383 0.36 1,623,695,383 0.43 2,746,678,183 0.45
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN
242,976,604,245 100 379,172,456,161 100 614,224,002,496 100
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
Với phuơng pháp phân tích cơ cấu, ta có thể phân tích theo chiều dọc dựa trên các số
liệu về tỷ trọng ở bàng trên:
- Về biến động tài sản: do sự biến động của các loại tài sản là khác nhau nên tỷ trọng
từng loại tài sản trong tổng tài sản đều có biến động. Trước hết, ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn
hạn trong năm 2007 đã giảm 17. 1% so với năm 2006 rồi tăng 19.57% trong năm 2008,
nguợc lại là tỷ trọng tài sản dài hạn tăng lên trong năm 2007 và giảm đi vào năm 2008.
 Cụ thể, sự biến động này một phần lớn là do thay đổi về các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, giảm vào năm 2007 nhưng tăng lên rất mạnh vào năm 2008 (tỷ trọng tăng
28.21%), do trong năm này, công ty đã có đầu tư lớn vào thị trường chứng khoán. Đây cũng
là yếu tố chính khiến cho quy mô tài sản nguồn vốn của công ty đã có thay đổi rõ rệt từ năm
2007 sang năm 2008, tăng lên gần gấp đôi.
 Khoản mục tiền mặt tuy có tăng về tỷ trọng vào năm 2007, nhưng lại giảm vào
năm 2008, chứng tỏ khả năng thanh khoản của công ty vẫn còn thấp.
 Các khoản phải thu ngắn hạn giảm vào năm 2007 và tăng 6.49% tỷ trọng trong
năm 2008 cho thấy công ty vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro tài chính trong quan hệ với khách

hàng.
 Tỷ trọng tài sản dài hạn thay đổi là do sự giảm sút về tỷ trọng tài sản cố định
và giảm mạnh mẽ của các khoản đầu tư tài chính dài hạn (7.19%).
- Về biến động nguồn vốn: tương đuơng với tài sản, quy mô nguồn vốn của công ty đã
tăng gần gấp đôi vào năm 2008:
 Nợ phải trả trong năm 2007 đã tăng mạnh: 20.87% về tỷ trọng, nhưng cũng
giảm mạnh đến 25.91% tỷ trọng vảo năm 2008. Tuơng ứng với sự biến động như hình sin
này là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó, nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu. Tuy năm 2007 có
tăng, nhưng sự giảm mạnh nợ phải trả vào năm 2008 đuợc giải thích bởi nỗ lực rất lớn của
doanh nghiệp trong việc đảm bảo các khoản phải thanh toán của mình.
 Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu biến động ngược lại so với nợ phải trả. Doanh
nghiệp có NVCSH giảm 20.87% tỷ trọng năm 2007 nhưng tăng lên 26.34% năm 2008. Điều
này chứng tỏ tuy có giảm vào năm 2007 nhưng doanh nghiệp đã nâng cao đuợc uy tín của
mình với các nhà đầu tư trong việc giảm sự phụ thuộc tài chính.
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
Như vậy, cho đến cuối năm 2008 ta thấy doanh nghiệp không phải phụ thuộc vào bên
ngoài do tỷ trọng VCSH lớn. Ngoài ra, nợ phải trả (120000 triệu đ) lớn hơn nợ phải thu
(90000 triệu đ) thể hiện Bibica đang chiếm dụng vốn chứ không phải bị chiếm dụng.
2. Công ty cổ phần VangThăng Long
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền (triệu
đồng)
Tỷ trọng
%
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
%
Số tiền
(triệu

đồng)
Tỷ trọng %
TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn 60,581 66.16 39,653 56.60 57,751 67.93
Tiền và các khoản tương
đương tiền
16,896 18.45 7,792 11.12 11,123 13.08
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
0 0.00 0 0.00 0 0.00
Các khoản phải thu ngắn
hạn
16,428 17.94 3,793 5.41 14,320 16.84
Hàng tồn kho 26,948 29.43 27,367 39.07 31,751 37.35
Tài sản ngắn hạn khác 309 0.34 701 1.00 555 0.65
Tài sản dài hạn 30,982 33.84 30,403 43.40 27,265 32.07
Các khoản phải thu dài
hạn
2,790 3.05 1,050 1.50 173 0.20
Tài sản cố định 27,856 30.42 26,030 37.16 23,687 27.86
Bất động sản đầu tư 0 0.00 0 0.00 0 0.00
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
0 0.00 3,086 4.41 3,086 3.63
Tài sản dài hạn khác 336 0.37 236 0.34 319 0.38
TỔNG CỘNG TÀI
SẢN
91,563 100.00 70,055 100.00 85,016 100.00
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả 67,232 73.43 38,768 55.34 53,680 63.14

Nợ ngắn hạn 53,403 58.32 26,445 37.75 45,635 53.68
Nợ dài hạn 13,829 15.10 12,323 17.59 8,045 9.46
Vốn chủ sở hữu 24,331 26.57 31,287 44.66 31,335 36.86
Nguồn kinh phí và quỹ
khác
229 0.25 584 0.83 216 0.25
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN
91,563 100.00 70,055 100.00 85,016 100.00
-
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
- Về biến động tài sản: Toàn cảnh, công ty Thăng Long có sự giảm sút gần một nửa về
số tuyệt đối của tài sản ngắn hạn vào năm 2007 rồi tăng lên gần bằng mức cũ vào năm 2008,
nhưng số tỷ trọng thì chỉ giảm 9.56% năm 2007. Điều này là do biến động của khoản mục
tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, và quyết định của doanh nghiệp đầu tư dài hạn. Tương
ứng thì tỷ trọng tài sản dài hạn tăng vào năm 2007 và giảm năm 2008.
 Mục tiền và các khoản tưong đuơng tiền giảm tỷ trọng 7.33% năm 2007 và
tăng 1.96% trong năm 2008, thể hiện tính thanh khoản của công ty giảm mạnh và dần phục
hồi vào năm 2008.
 Theo xu hướng chung, các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm tỷ trọng
12.53% năm 2007 và tăng 11.43% năm 2008. Còn tỷ trọng hàng tồn kho thay đổi một chút,
nhưng vẫn lớn so với toàn bộ tài sản (37.35% vào năm 2008), không có đầu tư ngắn hạn
chứng tỏ doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính và đây cũng là
nhiệm vụ chính của đơn vị. Hàng tồn kho, các khoản phải thu tăng thể hiện khả năng chiếm
lĩnh thị trường của doanh nghiệp có sự tăng lên. Tuy vậy, cần phải xem trong hàng tồn kho
có khoản kém, mất phẩm chất hoặc lỗi thời hay không, khả năng trả nợ của khách hàng như
thế nào.
- Về biến động nguồn vốn:
 Nợ phải trả giảm 18.09 tỷ trọng vào năm 2007 và tăng lên 7.8% vào năm 2008,
trong đó, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, sự biến động của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là

đối lập nhau trong 3 năm này. Nợ ngắn hạn thì giảm xuống vào năm 2007 và tăng lên trong
năm 2008. Do hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều, doanh nghiệp có số nợ phải trả rất lớn,
lớn hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu, chứng tỏ doanh nghiệp đang bị phụ thuộc vào bên
ngoài. Vì vậy cần phải xem báo cáo kết quả kinh doanh để biết doanh nghiệp làm ăn hiệu
quả hay không.
 Vốn chủ sở hữu tăng 18.09% về tỷ trọng vào năm 2007 và giảm 7.8% vào năm
2008, chứng tỏ nguồn lực thực tế của doanh nghiệp vẫn chưa đủ để đảm bảo cho mức độ
phụ thuộc về tài chính.
Như vậy khó khăn tài chính của doanh nghiệp vẫn còn đấy. Ngoài ra, nợ phải trả lớn hơn nợ
phải thu rất nhiều, chứng tỏ doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài.
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
3. Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền (triệu
đồng)
Tỷ trọng
%
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
%
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
%

TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn 1,996,391 55.31 3,172,434 58.48 3,187,605 53.42
Tiền và các khoản
tương đương tiền 156,895 4.35 117,819 2.17 338,654 5.68
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 306,730 8.50 654,485 12.06 374,002 6.27
Các khoản phải thu
ngắn hạn 511,623 14.17 654,720 12.07 646,385 10.83
Hàng tồn kho 965,826 26.76 1,669,871 30.78 1,775,342 29.75
Tài sản ngắn hạn khác 55,317 1.53 75,539 1.39 53,222 0.89
Tài sản dài hạn 1,613,012 44.69 2,252,683 41.52 2,779,354 46.58
Các khoản phải thu dài
hạn 860 0.02 762 0.01 475 0.01
Tài sản cố định 1,071,980 29.70 1,646,962 30.36 1,936,923 32.46
Bất động sản đầu tư 0 0.00 0 0.00 27,489 0.46
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 422,771 11.71 401,018 7.39 570,657 9.56
Tài sản dài hạn khác 117,401 3.25 203,941 3.76 243,810 4.09
TỔNG CỘNG TÀI
SẢN 3,609,403 100.00 5,425,117 100.00 5,966,959 100.00
NGUỒN VỐN
Nợ phải trả 874,665 24.23 1,073,230 19.78 1,154,432 19.35
Nợ ngắn hạn 785,525 21.76 933,357 17.20 972,502 16.30
Nợ dài hạn 89,140 2.47 139,873 2.58 181,930 3.05
Nguồn vốn chủ sở
hữu 2,734,738 75.77 4,351,887 80.22 4,761,913 79.80
Vốn chủ sở hữu 2,669,912 73.97 4,224,315 77.87 4,665,715 78.19
Nguồn kinh phí và quỹ
khác 64,826 1.80 91,622 1.69 96,198 1.61
TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN 3,609,403 100.00 5,425,117 100.00 5,966,959 100.00
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
- Về biến động tài sản: Xét chung, quy mô tài sản của Vinamilk đã tăng nhiều trong
năm 2007 và tăng một chút trong năm 2008. Tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn đều tăng
theo xu hướng đó.
 Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tuy có giảm vào năm 2007( về
tỷ trọng là 2.18%) nhưng đã tăng lên khá mạnh vào năm 2008 (tỷ trọng 3.51%) chứng tỏ số
tiền lưu động của doanh nghiệp tăng, tính thanh khoản được phục hồi và nâng cao.
 Năm 2007, Vinamilk đầu tư tài chính ngắn hạn nhiều, tỷ trọng tăng 3.56%,
nhưng đến năm 2008, Vinamilk quyết định giảm đầu tư ngắn hạn mà cụ thể là đầu tư chứng
khoán, khiến cho khoản này chỉ còn chiếm 6.27%, giảm 5.79%. Có lẽ lý do là lo sợ sự bấp
bênh của thị trường chứng khoán năm 2008. Đây cũng là một phần lý do khiến khoản tiền
của doanh nghiệp tăng lên.
 Hàng tồn kho tuy tỷ trọng năm 2008 có giảm 1.03% so với năm 2007 nhưng số
đó không nhiều, hơn nữa số tuyệt đối của khoản mục hàng tồn kho vẫn tăng đều qua các
năm, chứng tỏ Vinamilk vẫn tập trung vào hoạt động sản xuất thực phẩm chính của mình.
 Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng và phải thu dài hạn cũng giảm
dần qua 3 năm. Đây là một đặc điểm tốt, cho thấy công ty có quan hệ tốt với khách hàng và
có khả năng quản lý tài sản tốt. Rủi ro về tài chính của công ty có giảm.
- Về biến động nguồn vốn: Cũng như tài sản, quy mô nguồn vốn của Vinamilk cũng
tăng lên trong 3 năm này.
 Tỷ trọng nợ phải trả đã giảm dần qua các năm, năm 2007 giảm 4.45% và năm
2008 giảm 0.43%, trong đó nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu và cũng giảm dần. Vinamilk đã thể
hiện được khả năng thanh toán của mình và gây uy tín với các nhà đầu tư.
 Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng dần lên. Tuy tỷ trọng năm 2008 (79.8%) có
giảm chút ít so với năm 2007 (80.22%), nhưng con số tuyệt đối vẫn tăng lên. NVCSH tăng
dần và chiếm tỷ trọng lớn như vậy chứng tỏ doanh nghiệp có ít rủi ro về tài chính, không bị
phụ thuộc vào bên ngoài.
Như vậy, Vinamilk vẫn đứng vững cho dù nền kinh tế có nhiều biến động, gây khó khăn. Số
nợ phải thu nhỏ hơn nợ phải trả chứng tỏ Vinamilk đang đi chiếm dụng vốn.

P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
Kết luận: Từ bảng CDKT của 3 công ty cùng ngành Bibica, Thăng Long và Vinamilk,
ta thấy được tình hình tài chính của 3 công ty đó như thế nào. Cần chú ý là so với 2 công ty
còn lại, Vinamilk có quy mô lớn hơn rất nhiều, vì vậy mà áp dụng phương pháp phân tích cơ
cấu ở đây là hợp lý.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của 3 công ty này là thực phẩm đồ uống, nhưng
có vẻ như Bibica tập trung cũng khá nhiều cho đầu tư tài chính ngắn hạn như ta thấy trên
bảng. Đơn cử trong năm 2008, tỷ trọng khoản mục này của Bibica là 31.92%, trong khi
Thăng Long không đầu tư và Vinamilk là 6.27%. Hàng tồn kho thể hiện hoạt động sản xuất
chính của công ty thì tỷ trọng chỉ chiếm 14.11% của Bibica, còn Thăng Long là 37.35% và
Vinamilk là 29.75%.
- Theo phân tích trên thì khả năng thanh khoản của Vinamilk là tốt nhất, trong khi
Bibica còn thấp. Vang Thăng Long tuy trong năm 2008 có tăng nhưng vẫn thấp so với mặt
bằng chung.
- Vì cùng ngành nên tỷ trọng tài sản cố định của 3 công ty xấp xỉ như nhau. Bibica là
28.28%, Vang Thăng long là 27.86% và Vinamilk là 32.46%. Quy mô của Vinamilk lớn
hơn, phần tỷ trọng này cũng lớn hơn một chút.
- Rủi ro tài chính thể hiện ở các khoản phải thu ngắn hạn thể hiện khả năng quản lý tài
sản của doanh nghiệp. Như trên đã nói, Vinamilk có được thuận lợi này nhờ các khoản phải
thu đã giảm dần qua các năm, thể hiện khả năng quản lý tài sản tốt.
- Tỷ trọng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của Vang Thăng Long đối lập với 2
công ty còn lại. Nếu như Bibica và Vinamilk không bị phụ thuộc tài chính vào bên ngoài
nhờ tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu lớn, nợ phải trả nhỏ thì nợ phải trả của công ty Vang
Thăng Long chiếm đến 63.14% năm 2008, tăng hơn so với năm 2007. Thăng Long sẽ gặp
nhiều khó khăn về tài chính, đầu tư, nếu như số nợ phải trả vẫn tiếp tục tăng lên trong các
năm tiếp.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, Vinamilk là công ty hoạt động tốt nhất với khả năng quản
lý tài sản tốt và sử dụng vốn hiệu quả. Cho dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế,
Vinamilk với chiến lược kinh doanh, quảng cáo tốt vẫn phát triển, nổi tiếng nhất với hình
ảnh sản phẩm sữa chua Vinamilk.

P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
II. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1. Công ty Cổ phần Bibica
Bảng xu hướng lưu chuyển tiền tệ của Bibica trong vòng 3 năm từ 2006-2008
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 1.010.699.684 52.883.511.668 -47.710.161.074
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT -41.330.210.465 -82.896.308.398 -200.663.050.791
Lưu chuyển tiền thuần HĐTC 51.729.792.541 51.866.570.444 234.403.835.772
Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán của cty Bibica 2006, 2007, 2008
Bảng tỷ trọng các dòng tiền trong lưu chuyển của Bibica từ 2006-2008:
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 1% 28,18% -9,88%
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT -44% -44,17% -41,56%
LC tiền thuần từ HĐTC 55% 27,65% 48,56%
Dòng tiền từ HĐKD: Trong cả 3 năm nhận thấy dòng tiền từ HĐKD luôn mang tỷ
trọng tương đối nhỏ trong tổng lượng tiền lưu chuyển. Năm 2006, dòng tiền từ HĐKD mang
dấu dương nhưng chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ có 1%trong tổng lượng tiền lưu chuyển.
Nguyên nhân là do bên cạnh các khoản thuế TNDN, cổ tức lãi chia trả, tiền thực chi trong
quỹ khen thưởng phúc lợi và các khoản dự phòng cần thiết, công ty đã trích 1 phần lớn tiền
cho khấu hao TSCĐ, giảm các khoản phải trả, ngoài ra công ty còn tăng thêm khoản phải
thu của khách hàng và chịu 1 phần lỗ do thanh lý tài sản. Nhận thấy năm tài chính 2007 của
Bibica, dòng tiền lưu chuyển từ HĐKD mang dấu dương và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3
năm. Có được điều này là do doanh thu thuần của Bibica trong năm 2007 đã tăng trưởng
vượt bậc (đây cũng là năm Bibica tung ra 11,4 triệu cổ phần trong đó 30% thuộc về công ty
bánh kẹo Lotte Hàn quốc) trong khi khoản thuế TNDN chưa ghi nhận đồng thời giảm lỗ khi
hoạt động đầu tư, chênh lệch tỷ giá và thanh lý tài sản, tăng chi phí lãi vay, tăng các khoản
phải trả và giảm các khoản phải thu. Năm tài chính 2008, dòng tiền từ HĐKD của Bibica
mang dấu âm do công ty trích lượng tiền lớn cho khấu hao tài sản và dự phòng rủi ro, đồng
thời công ty còn phải chịu 1 khoản lỗ lớn từ hoạt động đầu tư, giảm các khoản phải thu, lãi
vay đã trả, giữa năm 2008 còn là thời điểm thanh toán cổ tức lãi chia trả cho các cổ đông.

P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
Dòng tiền từ HĐĐT: mang dấu – và chiếm tỷ trọng trong tổng lượng tiền lưu chuyển
khá đồng đều trong cả 3 năm, nguyên nhân là trong vòng 3 năm công ty Bibica đều đặn đầu
tư mở rộng, liên kết với các cơ sở nhà máy, tiêu biểu như dự án: Nhà máy Bibica Bình
Dương, Nhà máy Biên Hòa Hưng Yên, dự án KCN Mỹ Phước…những dự án này đều mang
tầm dài hạn và đòi hỏi phải có thời gian thu hồi vốn, bên cạnh đó, Bibica còn đầu tư góp vốn,
mua cổ phiếu của các đơn vị khác. Vì vậy những dòng tiền này mang dấu âm nhưng cũng là
một dấu hiệu tốt của công ty báo hiệu khả năng thanh khoản tiền trong tương lai.
Dòng tiền từ hoạt động TC : trong 3 năm đều mang dấu dương và chiếm tỷ trọng lớn, 2
năm 06 và 08 đều đạt tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng tiền lưu chuyển do trong 2 năm này
công ty đều nhận được lượng tiền từ phát hành cổ phiếu và vốn góp của chủ sở hữu rất lớn,
tăng đáng kể các khoản vay trong khi luồng tiền ra lại nhỏ. Riêng năm 2007, luồng tiền vào
chủ yếu là các khoản vay ngắn và dài hạn, vốn góp chủ sở hữu trong năm này ít hơn nhiều so
với 2 năm còn lại.
2. Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Bảng xu hướng lưu chuyển tiền tệ của Vinamilk giai đoạn 06-08
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 499.471.000.000 313.478.000.000 1.269.759.000.000
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT -589.403.000.000 -1.015.978.000.000 -531.785.000.000
Lưu chuyển tiền thuần HĐTC -253.420.000.000 663.413.000.000 -517.149.000.000
Bảng tỷ trọng lưu chuyển tiền tệ của Vinamilk giai đoạn 06-08
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 37,21% 15,73% 54,76%
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT -43,91% -50,98% -22,93%
Lưu chuyển tiền thuần HĐTC -18,88% 33,29% -22,31%
Dòng tiền từ hoạt động KD: luôn mang dấu dương và có tỷ trọng khá lớn, đặc biệt là
trong năm 2008 dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tới 54,76% trong tổng lưu
lượng tiền của Vinamilk. Bắt đầu từ năm 2006 và trong năm 2007 Vinamilk bắt đầu bắt tay
vào xây dựng và tái cấu trúc thương hiệu và mở chiến dịch marketing quảng cáo mạnh mẽ trị
giá nhiều trăm tỷ đồng, mạnh dạn cắt bỏ một số nhãn hiệu nhỏ, tập trung vào nhóm sản

phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc đi đúng hướng đã tạo doanh thu lớn cho Vinamilk, đặc
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
biệt trong một năm kinh tế khắc nghiệt như 2008, khi đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc
trên thị trường Vinamilk bắt đầu thu hẹp chiến dịch quảng cáo, vươn lên đạt doanh thu cao
nhất.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: mang dấu (-) trong cả 3 năm và chiếm tỷ trọng khá lớn.
Nguyên nhân là công ty chi khá nhiều tiền cho các khoản xây dựng TSCĐ và hoạt động đầu
tư CK trong khi tiền thu lãi do hoạt động đầu tư lại không nhiều.
Dòng tiền từ hoạt động TC: Trong 3 năm chỉ duy nhất có năm 2007 là dòng tiền từ hoạt
động TC của Vinamilk mang dấu dương do chỉ có năm này Vinamilk nhận được số tiền thu
được từ phát hành cổ phiếu lên tới hơn một nghìn tỷ đồng.
3. Công ty Cổ phần Vang Thăng Long
Bảng xu hướng lưu chuyển tiền tệ của công ty CP Vang Thăng Long giai đoạn 06-08
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 25.117.171.384 42.284.706.853 -1.329.918.549
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT 10.239.197.114 -2.903.921.172 -1.686.924.230
Lưu chuyển tiền thuần HĐTC -25.880.856.850 -48.484.646.608 6.348.426.957
Bảng tỷ trọng lưu chuyển tiền tệ của CTCP Vang Thăng Long giai đoạn 06-08
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 41% 45,14% -14,2%
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT 16,72% -3,1% -18%
Lưu chuyển tiền thuần HĐTC -42,27% -51,76% 67,8%

Dòng tiền từ HĐKD: tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động KD của 2 năm 06 và 07 lớn
và đều mang dấu dương trong khi năm 08 tỷ trọng này lại khá thấp và mang dấu (-). Nguyên
nhân là do doanh thu thuần của công ty trong cả 3 năm đều cao nhưng lượng tiền phải trả cho
nhà cung cấp, phân phối và tiền lương cho người lao động năm 06,07 nhỏ hơn năm 08 nhiều
lần. Một điều nữa ảnh hưởng đến lợi nhuận của VTL là mức thuế suất đánh vào sản phẩm của
công ty này ngoài thuế GTGT tăng như các sp khác còn bị đánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt
của các mặt hàng rượu.

Dòng tiền từ hoạt động ĐT: duy nhất có năm 2006 lượng tiền này mang dấu dương do
dòng tiền vào được từ các khoản đầu tư tài chính, lãi cho vay gần gấp đôi lượng tiền chi cho
hoạt động đầu tư vào TSDH, trong khi đó tình hình này lại ngược chiều ở năm 2007 và 2008.
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
Dòng tiền từ hoạt động TC: Tỷ trọng trong cả 3 năm đều cao nhất trong tổng lượng tiền
lưu chuyển. Trong cả 3 năm dòng tiền vào của công ty thông qua hoạt động TC chỉ gồm tiền
vay ngắn và dài hạn, trong khi dòng tiền ra bao gồm tiền chi trả nợ gốc vay, cổ tức lợi nhuận
chia trả. Trước tình hình chung của 3 năm, lượng tiền lưu chuyển của năm 06,07 đều mang
dấu (-), riêng năm 08 do lượng tiền chi trả nợ gốc vay và cổ tức chia trả nhỏ hơn lượng tiền
vay nên mang dấu (+).
Vậy, từ các bảng xu hướng và tỷ trọng lưu chuyển tiền của 3 công ty trong 3 năm và
những phân tích đánh giá sơ bộ, sau đây chúng tôi xin có những so sánh về hoạt động lưu
chuyển tiền tệ của 3 công ty:
a. Lưu chuyển tiền từ hoạt động KD
Lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh của cả 3 công ty trong năm 2006, 2007
đều mang dấu dương đánh dấu mức hoạt động kinh doanh hiệu quả, tuy nhiên tỷ trọng lượng
tiền của mỗi công ty lại khác nhau. Năm 2006, tỷ trọng tiền lưu chuyển từ hoạt động KD chỉ
chiếm có 1% bởi tại thời điểm đó Bibica đang tập trung lượng tiền cho các dự án đầu tư mở
rộng trên toàn quốc và các hoạt động tài chính, năm 2007 tỷ trọng dòng tiền HĐKD đã tăng
lên do đã giảm lỗ từ các hoạt động đầu tư, tăng lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận kinh doanh
trước những thay đổi của vốn lưu động. Đối với Vinamilk và Vang TL, năm 2006 phần tỷ
trọng này tương đối cao trong tổng lượng tiền lưu chuyển và điều này còn tiếp diễn với Vang
TL trong năm 2007 khi tỷ trọng hoạt động KD lên tới 45,14%, còn Vinamilk đã hạ xuống còn
15,73%. Do Công ty Vang Thăng Long chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động KD, lượng tiền
lưu chuyển ở hoạt động đầu tư và TC không nhiều, trong 3 năm cũng không có đợt phát hành
thêm cổ phần hoặc tăng vốn điều lệ của công ty, bởi vậy lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động
KD chiếm tỷ trọng lớn. Trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng năm 2008, theo tình hình chung
của các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của Bibica và Vang TL sụt giảm đáng kể và
mang dấu (-). Tuy nhiên, tỷ trọng của hoạt động KD trong năm này chiếm phần nhỏ trong
tổng lượng tiền lưu chuyển. Riêng với Vinamilk, do là một tập đoàn đa ngành với các loại

hình kinh doanh đa dạng, từ thực phẩm đồ uống dinh dưỡng tới các ngành công nghệ, bất
động sản, sản xuất, dịch vụ y tế…Vì vậy, trong giai đoạn khủng hoảng, Vinamilk vẫn tranh
thủ cơ hội và tạo được doanh thu lạc quan, thêm vào đó là những đầu tư đúng hướng từ 2
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
năm trước tạo đà doanh thu hiệu quả cho công ty này, nên tỷ trọng của dòng tiền từ hoạt động
KD của Vinamilk đạt dương và chiếm 54,76%.
b. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
Tỷ trọng của dòng tiền từ hoạt động đầu tư cho biết hướng quan tâm của DN cho hoạt
động này. Đối với Bibica và Vinamilk, dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động ĐT mang dấu (-)
chiếm phần tỷ trọng khá lớn và đồng đều qua các năm. Nguyên nhân là do 2 công ty này đều
tập trung vào hướng đầu tư mở rộng sản xuất, mua lại hoặc liên kết với các hãng sản xuất
khác nên chủ yếu là dòng tiền ra mang dấu (-).
Bibica có rất nhiều dự án đầu tư dài hạn như dự án KCN Mỹ Phước, dự án dây chuyền
kẹo Deposit, dự án nhà máy Chocopie Bình Dương…, dự án đầu tư liên kết với công ty CP
công nghiệp thực phẩm Huế INFOCO, các dự án đầu tư vào cổ phiếu các công ty như: NH
TMCP Sài Gòn Thương Tín, CTCP Cơ điện lạnh SG…Do những dự án này đều mang tầm
dài hạn và đòi hỏi rải vốn đều theo từng năm, nên lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động đầu tư
của Bibica trong cả 3 năm 06-08 đều đặn chiếm tỷ trọng khá lớn và mang dấu (-).
Tương tự như Bibica, Vinamilk cũng có tỷ trọng lưu chuyển tiền từ HĐ ĐT khá lớn do
các dự án đầu tư vào các công ty liên doanh lớn như cty liên doanh SABMILLER Vietnam,
cty liên doanh Campina, các dự án BĐS khác…Vinamilk là một tập đoàn lớn với các ngành
đầu tư đa dạng hơn Bibica nên dòng tiền đầu tư chiếm một phần đáng kể. Riêng trong năm
2008, tỷ trọng đầu tư giảm xuống phân nửa từ 50,98% năm 07 xuống còn 22,93% do nền
kinh tế gặp khủng hoảng, nên Vinamilk thu hẹp dòng tiền đầu tư, tăng lượng tiền gửi có kỳ
hạn tại NH, giảm lượng tiền xây dựng TSCĐ, không chi thêm tiền cho đầu tư chứng khoán và
tập trung các dự án đầu tư vào các cty con của Tập đoàn như cty TNHH một thành viên Bò
sữa Vn, cty CP Sữa Lam Sơn, Cty TNHH một thành viên Đầu tư BĐS quốc tế và các cty liên
doanh có dự án trước đó. Một điều cũng cần lưu ý trong năm 2007 là tỷ trọng từ lưu chuyển
tiền đầu tư cao một phần là do có hơn 60 tỷ đồng chứng khoán công ty đã chuyển nhượng
cho một bên thứ ba nhưng thủ tục chưa hoàn tất nên công ty vẫn còn ghi nhận số chứng

khoán này.
Khác với 2 công ty trên, Công ty CP Vang Thăng Long lại có tỷ trọng lưu chuyển tiền
từ hoạt động ĐT thấp nhất trong tổng lượng tiền lưu chuyển. Riêng năm 2006, lượng tiền lưu
chuyển từ hoạt động ĐT là dòng tiền vào mang dấu dương do số tiền công ty thu được từ cho
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
vay, bán lại nợ của đơn vị khác lớn hơn nhiều lượng tiền chi thêm để mua sắm xây dựng
TSCĐ trong khi công ty cũng không có thêm dự án lớn nào đáng kể. Trong 2 năm 2007, 2008
lượng tiền từ đầu tư của công ty mang dấu (-) như 2 công ty trên nhưng tỷ trọng thấp hơn
nhiều. Lượng tiền đầu tư năm 2008 của Vang TL chủ yếu là vào công ty cổ phần Rượu Hapro
và phần còn lại là đầu tư vào công trình nhà máy nho Ninh thuận và nhà máy bao bì carton.
Lý giải cho hiện tượng này là do cơ cấu hoạt động của VTL khác với 2 công ty trên và quy
mô sản xuất của Vang TL nhỏ hơn Vinamilk và Bibia.
c. Lưu chuyển tiền từ hoạt động TC
Xét chung cả 3 công ty thì Bibica là công ty có tỷ trọng lưu chuyển tiền từ HĐTC lớn
nhất, xét riêng trong tổng lượng tiền lưu chuyển của Bibica thì lượng tiền lưu chuyển từ
HĐTC cũng chiếm phần lớn nhất, ngoại trừ năm 2006. Nguyên nhân là do cả 2 năm 2006 và
2008 Bibica đều có đợt bổ sung vốn điều lệ lớn hơn rất nhiều lần so với vốn góp chủ sở hữu
năm 2007 (năm 2006, Bibica tăng vốn điều lệ từ 56 tỷ đồng lên 89,9 tỷ đồng còn vào năm
2008 lượng tiền thu từ phát hành cổ phiếu, vón góp chủ sở hữu của công ty này lên tới 279 tỷ
đồng trong khi con số này ở năm 2007 chỉ là 17,8 tỷ ), thêm vào đó là lượng tiền vay nhận
được cho các dự án cũng rất lớn. Dòng tiền vào lớn trong khi dòng tiền ra bao gồm tiền chi
trả nợ gốc vay, cổ tức lợi nhuận chia trả lại nhỏ khiến cho tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt
động TC của Bibica đều đạt dương và lớn nhất trong tổng lượng tiền lưu chuyển. Trái ngược
với Bibica, lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động TC của Vinamilk trong 2 năm 06 va 08 đều
mang dấu âm do lượng tiền lưu chuyển trong 2 năm này từ hoạt động TC chủ yếu là tiền vay
ngắn, dài hạn nhận được, dùng để chi trả nợ gốc vay, cũng như chia trả cổ tức, lợi nhuận cho
chủ sở hữu. Trong tổng lượng tiền lưu chuyển, Vinamilk tập trung lượng lớn tiền cho đầu tư
nên tỷ trọng tiền lưu chuyển từ hoạt động TC của Vinamilk không nhiều. Riêng năm 2007,
Vinamilk đón nhận hơn 1200 tỷ đồng tiền vốn góp từ phát hành cổ phiếu, cũng cuối năm này,
dù thị trường CK đang trong thời kỳ thoái trào nhưng VNM vẫn là 1 trong 6 DN có giá trị

vốn hóa hơn 1 tỷ USD (29.095 tỷ VND). Do vậy năm 2007 là năm duy nhất Vinamilk có
lượng lưu chuyển tiền từ hoạt động TC mang dấu dương và chiếm tỷ trọng tới 33%. Khác với
2 công ty trên tập trung lượng tiền vào hoạt động ĐT, công ty CP Vang Thăng Long lại có tỷ
trọng tiền lưu chuyển từ hoạt động TC luôn ở mức cao nhất trong tổng lượng tiền lưu chuyển
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
mặc dù nếu xét theo quy mô thì lượng tiền lưu chuyển của Vang Thăng Long nhỏ hơn rất
nhiều so với Bibica và Vinamilk.
d. Nhận xét
Từ sự so sánh bảng tỷ trọng lưu chuyển tiền tệ của cả 3 công ty trong 3 năm ta có thể
thây sự khác nhau về cơ cấu hoạt động của chúng. Bibica và Vinamilk trong cả 3 năm đều
tập trung vào các dự án đầu tư dài hạn mở rộng quy mô theo hướng đa dạng ngành kinh
doanh sản xuất. Tuy nhiên, dòng tiền tài trợ cho hoạt động đầu tư của Bibica chủ yếu là dòng
tiền từ hoạt động tài chính trong khi đối với Vinamilk là dòng tiền từ hoạt động KD. Do quy
mô vốn nhỏ hơn nên Vang Thăng Long cũng có cơ cấu hoạt động khác hẳn với 2 công ty
trên. Lượng tiền lưu chuyển của Vang Thăng Long tập trung chủ yếu vào hoạt động kinh
doanh, dòng tiền này tài trợ cho lượng lưu chuyển từ hoạt động TC còn đầu tư chiếm tỷ trọng
rất nhỏ trong tổng lượng tiền lưu chuyển của VTL. Cũng do quy mô nhỏ và mặt hàng kinh
doanh lại đặc biệt, nên VTL có sự đảo chiều mạnh mẽ trong tỷ trọng năm 2008, khi lượng
tiền lưu chuyển từ hoạt động KD suy giảm mạnh mẽ nhường chỗ cho hoạt động TC.
Nhận thấy xu hướng hoạt động của cả 3 công ty đều mang tầm dài hạn, với tỷ trọng khá
đồng đều trong cả 3 năm nên chúng tôi dự đoán các năm sau cũng sẽ không có nhiều thay
đổi. Các dự án của Bibica, Vinamilk vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nên vẫn đòi hỏi
lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động đầu tư lớn. Còn với Vang Thăng Long, ngoại trừ năm
2008 do tác động khách quan thì các năm sau công ty này vẫn sẽ có lượng tiền tập trung vào
hoạt động kinh doanh.
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44
III. Báo cáo kết quả kinh doanh
1. Công ty Cổ phần Bibica
Chỉ têu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền
( VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
( VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Mức
tăng
(%)
Số tiền
( VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
Mức
tăng
(%)
DT ròng 341.330.650.078 100 453.975.498.496 100 133 544.419.275.651 100 119
Tổng DT 352.072.524.545 103 471.040.014.992 104 144 576.724.169.804 106 122
DT từ bán
hàng,cung cấp
DV
343.061.150.267 101 456.850.115.543 101 133 545.207.629.935 101 119
DT từ hoạt
động tài chính
9.011.374.278 2,6 14.189.899.449 3,1 157 31.516.539.869 5,8 222


Các khoản giảm
trừ DT
-1.730.500.189 -0,5 -2.874.617.047 -0,6 166 -788.354.284 -0,1 27
Tổng chi phí
332.319.778.283 97,4 444.945.057.940 98 144 558.805.946.292 102 125
Chi phí GVHB
254.908.885.176 74,7 335.662.124.255 73,9 132 420.513.522.279 77,2 125
Chi phí bán
hàng
51.307.969.400 15 74.254.015.306 16,4 145 76.054.625.460 14 102
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
16.092.048.926 4,7 21.060.872.607 4,6 131 28.102.098.904 5,2 133
Chi phí tài
chính
3.323.504.266 1 4.426.820.713 1 133 32.508.511.144 6 734
Chi phí thuế thu
nhập DN hiện
hành
6.149.268.168 1,8 8.881.794.431 2 144 1.073.999.859 0,2 12
Chi phí khác
538.102.347 0,2 659.430.628 0,1 123 553.188.646 0,1 83,9
Lợi nhuận gộp
về bán hàng
cung cấp DV
86.421.764.902 25,3 118.313.374.241 26,1 137 123.905.753.372 22,8 104,
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động KD
24.709.616.588 7,2 32.761.565.064 7,2 133 18.757.057.733 3,4 57,3

Lợi nhuận khác
622.165.152 0,2 563.533.905 0,1 91 3.168.305.521 0,6 562,
Lợi nhuận
trước thuế
25.331.781.740 7,4 33.325.098.969 7,3 132 21.925.363.254 4 65,8
Lợi nhuận sau
thuế
19.182.513.572 5,6 24.443.304.538 5,4 128 20.851.363.395 3,8 85,3
P h â n t í c h b á o c á o t à i c h í n h 44

×