Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bộ đề thi và đáp án tham khảo kiểm tra học kỳ II môn ngữ văn lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.84 KB, 19 trang )

Bộ đề thi và đáp án tham khảo kiểm tra học kỳ II mơn ngữ văn lớp 9
PHỊNG GIÁO DỤC GỊ VẤP
TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN CHIÊU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014-2015
Môn thi: NGỮ VĂN 9
Ngày kiểm tra:
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI
PHẦN I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế
giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất
có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên
cạnh cái mạnh đó cũng cịn tồn tại khơng ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến
thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “ thời thượng”, nhất là khả
năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Khơng
nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thơng minh vốn có
và khơng thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy trí thức cơ bản và biến
đổi không ngừng .
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1 đ)
Câu 2: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu nội dung chính của
văn bản ? (1đ)
Câu 3: Chỉ ra hai phép liên kết có trong đoạn trích? (1đ)
Câu 4: Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một văn bản nghị luận
ngắn trình bày suy nghĩ về một điểm mạnh và một điểm yếu của chính bản thân
em. (3 đ)
PHẦN II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Mọc giữa dịng sơng xanh
Bỗng nhận ra hương ổi
Một bơng hoa tím biếc


Phả vào trong gió se
Ơi con chim chiền chiện
Sương chùng chình qua ngõ
Hót chi mà vang trời
Hình như thu đã về
Từ giọt long lanh rơi
(Sang Thu- Hữu Thỉnh)
Tơi đưa tay tơi hứng.
(Mùa Xn Nho Nhỏ-Thanh
Hải)
Trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên qua hai khổ thơ trên.


PHÒNG GIÁO DỤC GÒ VẤP
TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN CHIÊU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014-2015
Mơn thi: NGỮ VĂN 9
Ngày kiểm tra:
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN
PHẦN I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm)
Câu 1: Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (0,5đ). Tác giả: Vũ Khoan
(0,5đ)
Câu 2: Học sinh nêu được phương thức biểu đạt nghị luận (0,25 đ) Nêu nội dung
chính: Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam (0,75 đ).
Câu 3: Học sinh chỉ ra đúng hai phép liên kết. Mỗi phép liên kết đúng (0.5đ)
Gợi ý:
- (2)-(1): bản chất trời phú ý (thế đồng nghĩa)
- (3)- (2): Nhưng (phép nối)

- (4)- (3): Ấy là (phép nối)
- (5)- (4): lỗ hổng (phép lặp từ ngữ)
- (5)- (1): thông minh (phép lặp từ ngữ)
Câu 4: Học sinh viết đoạn văn ngắn trình bày nhiều cách, nhưng đảm bảo ý cơ bản
sau:
- Giải thích 1 đểm mạnh và 1 điểm yếu
- Học sinh có thể lựa chọn 1 điểm mạnh như: thơng minh, nhạy bén, đồn kết,
nhân ái, tốt bụng…
- Nêu biểu hiện của điểm mạnh. Ý nghĩa của nó đối với bản thân, gia đình, xã
hội.
- Điểm yếu học sinh có thể lựa chọn như: đố kị, thiếu nghị lực vượt khó, sùng
ngoại hoặc bài ngoại,…
- Nêu biểu hiện của điểm yếu. Tác hại của nó đối với bản thân, gia đình, xã
hội.
- Nhận thức và biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
PHẦN II: Tạo lập văn bản
Trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên qua hai khổ thơ trên.
Yêu cầu :
- HS biết vận dụng phương pháp làm bài nghị luận văn học (phân tích thơ) vào
một bài làm cụ thể.
- Hs thể hiện năng lực cảm thụ văn học qua việc nhận xét, đánh giá cái hay- cái
đẹp ẩn chứa trong đoạn thơ, biết phân tích tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật
(ngơn từ gợi tả - gợi cảm, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các biện pháp tu từ,…)


- Bố cục rõ ràng, cân đối. Diễn đạt gợi cảm, trong sáng. Lí lẽ phân tích sâu sắc, có
tính thuyết phục cao.
Một số gợi ý
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ và nêu nhận xét, đánh giá của mình.
2. Trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung nghệ thuật của đoạn thơ.

 Mùa xuân nho nhỏ
- Phép đảo ngữ “mọc” -> vừa đột ngột, vừa làm trỗi dậy một sức sống mạnh mẽ.
- Sự phối hợp hai gam màu: xanh và tím biếc là biểu tượng của sự đằm thắm, dịu
dàng, thanh nhã.
- Từ cảm thán rất Huế “Ơi, chi mà” -> vừa tạo âm điệu ngọt ngào vừa diễn tả nỗi
vui sướng của thi nhân khi thưởng thức âm thanh tiếng chim.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “giọt long lanh” ->Tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết,
say sưa, ngất ngây với vẻ đẹp của tiếng chim.
- “Hứng” -> một thái độ trân trọng, nâng niu biết bao đối với giọt âm thanh tiếng
chim, giọt sự sống.
=> Nhân vật trữ tình “tơi” hạnh phúc khi được yêu thương, gắn bó với đất trời, với
thiên nhiên vào xuân.
 Sang thu
- Cảm nhận hương thu bằng hương ổi.
- Từ “bỗng” -> cảm giác ngỡ ngàng, hứng thú.
- Từ “phả” được dùng rất chọn lọc, tinh tế -> biểu đạt độ sánh, độ ngọt của hương
thơm.
- Từ láy kết hợp với nhân hóa “sương chùng chình” ->cố ý chậm bước lại, nửa
muốn đi nhưng nửa muốn dùng dằng ở lại.
- Hình ảnh “ngõ" -> vừa lả ngõ thực của làng xóm thơn q vừa trở thành hình ảnh
ẩn dụ cho cửa ngõ thời gian thông giữa hai mùa.
- “Hình như” -> cảm xúc ngỡ ngàng của con người trước tiết trời giao mùa.
=> Sự thành công của khổ thơ không chỉ nghệ thuật tả lập thu mà cịn là tình u
thiên nhiên của nhà thơ.
3. Nhận xét, đánh giá về thiên nhiên và cảm xúc của hai tác giả
4. Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ


TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 9
NGÀY KIỂM TRA :……………………
THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 phút
ĐỀ BÀI
PHẦN I (3 điểm): Đọc – hiểu văn bản
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“… Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con…”.
Câu 1 (1 điểm): Cho biết tên bài thơ và tên tác giả.
Câu 2 (1 điểm): Bài thơ trên được sáng tác trong giai đoạn nào của đất nước? Hãy
kể tên 2 bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cùng được sáng tác trong giai đoạn
này.
Câu 3 (1 điểm): Cụm từ “ chẳng mấy ai nhỏ bé” trong câu thơ: “ Chẳng mấy ai
nhỏ bé đâu con” mang hàm ý gì?
PHẦN II (7 điểm) : Tạo lập văn bản
Câu 1 (3 điểm): Từ lời dặn dò của người cha trong đoạn trích thơ trên, em hãy
trình bày suy nghĩ về vai trị của gia đình và liên hệ bản thân bằng một văn bản
ngắn khoảng một mặt giấy thi.
Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận của em về đoạn trích thơ.


ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
PHẦN I:
Câu 1:

- Tên bài thơ : Nói với con – đạt 0,5 điểm.
- Tên tác giả: Y Phương – đạt 0,5 điểm.
Câu 2:
- Giai đoạn sáng tác của bài thơ: Hịa bình thống nhất đất nước – đạt 0,5 điểm.
- Kể tên các bài thơ sáng tác cùng giai đoạn : kể đúng 1 tên bài thơ đạt 0,25
điểm; kể sai tên 1 bài thơ trừ 0,25 điểm (Ví dụ : Mùa xuân nho nhỏ; Viếng
lăng Bác; Sang thu; Ánh trăng).
Câu 3:
Cụm từ “Chẳng mấy ai nhỏ bé” mang hàm ý khẳng định tâm hồn, tính cách của
người đồng mình với những phẩm chất, khát vọng, hoài bão lớn lao, đẹp đẽ… đạt 1
điểm.
PHẦN II:
Câu Phần
Yêu cầu
Điểm
1
Mở bài
Giới thiệu vắn đề nghị luận
0.5
Thân bài - Giải thích từ ngữ gia đình, vai trị gia đình 0.5
- Phân tích, đánh giá ý nghĩa quan trọng 1
của gia đình. Đưa ra dẫn chứng
- Phê phán những kẻ khơng biết coi trọng 0.5
gia đình
0.5
Kết bài
Liên hệ bản thân. Rút ra bài học.
Khẳng định vai trị của gia đình.
2


Mở bài

Giới thiệu các ý sau đây:
0.5
- Tác giả Y Phương
- Bài thơ Nói với con
- Vị trí đoạn thơ
Thân bài (Cần phân tích các ý cơ bản sau đây)
1. Niềm tin, niềm tự hào về truyền
thống của dân tộc :
1.5
- Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q
hương
Cịn q hương thì làm phong tục.


Âm điệu thơ nhẹ nhàng tha thiết như lời
tâm tình...
 Cách gọi thân mật, gần gũi “người đồng
mình” thể hiện sự gắn bó thiêng liêng giữa
mỗi con người đối với quê hương, dân tộc
mình.
- Hai câu thơ đối ý nhau :
Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
 Hình ảnh cụ thể “thơ sơ da thịt” diễn tả
sự giản dị, bình thường trong các nhu cầu
vật chất. Người cha gián tiếp nhắn nhủ con

hãy sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, gian
khổ, thiếu thốn của quê hương, dân tộc.
 Giọng thơ khẳng định thể hiện niềm tự
hào về lẽ sống cao đẹp và tâm hồn phong
phú, rộng lớn của dân tộc : “người đồng
mình” khơng ai cam chịu số phận hẩm hiu,
không ai muốn tự bó mình trong cuộc đời
nhỏ hẹp tầm thường, mà ngược lại mỗi
người đều có ước mơ, hồi bão sống cuộc
đời rộng lớn, ai cũng mang trong tim khát
vọng vươn lên trong cuộc sống...
- Cơ cở của sự khẳng định trên chính là
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc :
Người đồng mình tự đục đá kê cao q
hương
Cịn q hương thì làm phong tục.
 Cách nói bằng hình ảnh thật mộc mạc, cụ
thể “tự đục đá kê cao quê hương” mà ý thơ
sâu sắc. “Người đồng mình” cần cù, chịu
thương chịu khó, ln sống gắn bó với q
hương, ln ý thức đóng góp cơng sức của
bản thân để “kê cao q hương”, ln ước
muốn góp phần xây dựng q hương ngày
càng giàu đẹp, ngày càng phát triển.
“Cịn q hương thì làm phong tục”.
Quê hương càng phát triển cao càng đem
đến cho mỗi người những thay đổi lớn lao,
kì diệu, cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần
...
2. Lời nhắn nhủ ân tình:

1.5
Con ơi tuy thơ sơ da thịt
Lên đường


Kết bài

Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe
con.
 Nhịp thơ chậm rãi hơn, giọng thơ tha
thiết hơn…
 Điệp ngữ “thô sơ da thịt…Không bao giờ
nhỏ bé”, ý thơ được lặp lại một lần nữa. Lời
nhắn nhủ của người cha càng trở nên thiết
tha: Khi “lên đường”, khi bắt đầu bước vào
hành trình cuộc đời, con hãy ln sống đúng
với phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc. Phải biết
trân trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của
quê hương, dân tộc và tự tin vững bước vào
đời. Luôn ngẩng cao đầu, dũng cảm vượt
qua mọi chông gai thử thách trên đường đời.
Qua đoạn thơ, mượn lời người cha, nhà thơ
cũng muốn nhắn nhủ mỗi chúng ta hãy biết
ơn quê hương, dân tộc về những bài học làm
người sâu sắc.
- Kết thúc bài thơ chỉ có hai tiếng: “Nghe
con”. Câu thơ thật chắc gọn như một mệnh
lệnh. Hãy ln trân trọng, giữ gìn và phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong

suốt cuộc đời mỗi người. Lời thơ còn gián
tiếp thể hiện niềm tin tưởng, sự kì vọng của
người cha đối với bước đường tương lai của
đứa con yêu quý. Thế hệ tiếp nối sẽ kế tục
xứng đáng sự nghiệp của thế hệ cha anh đi
trước…
- Khái quát về nghệ thuật và nội dung ý 0.5
nghĩa đoạn thơ.
- Cảm nghĩ riêng của bản thân (về tình cha
con, về sự gắn bó giữa con người và quê
hương, về lẽ sống…).


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014 - 2015
Mơn thi: NGỮ VĂN 9
Ngày kiểm tra:…/4/2015
Thời gian làm bài: 90 phút
(Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)

PHÒNG GD VÀ ĐT GỊ VẤP

THCS QUANG TRUNG
ĐỀ THAM KHẢO
(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ BÀI: (Gồm 2 phần)
Phần I: Đọc- Hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây:
Đoạn 1:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Đoạn 2:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Câu 1: (0,5 điểm) Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác
giả?
Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”,
“cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”?
Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các
hình ảnh ấy?
Câu 3: (0,5 điểm) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà
thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu
(phép lặp từ ngữ) trong văn bản khơng? Vì sao?
Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một
câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2
đoạn thơ trên.
Câu 5: (3 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi
người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy
viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống
của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
Phần II: Tạo lập văn bản ( 4 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Người đồng mình thơ sơ da thịt



Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Nói với con- Y Phương, 1980)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: NGỮ VĂN 9
Phần I: Đọc hiểu văn bản:
Câu 1: (0,5 điểm) Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác
giả?
 Đoạn 1: Viếng lăng Bác- Viễn Phương (0,25đ)
 Đoạn 2: Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải (0,25đ)
Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”,
“cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”?
Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các
hình ảnh ấy?
 Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân
vào những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất
một cách khiêm nhường, tự nguyện…(0,5đ)
 Ý nghĩa sâu xa của các hình ảnh thơ được sáng tạo bằng nghệ thuật ẩn dụ
đặc sắc… (HS có thể chọn 1 hoặc nhiều hình ảnh để nêu ngắn gọn cách
hiểu, miễn đúng: (0,5đ)
Câu 3: (0,5 điểm) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà
thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu
(phép lặp từ ngữ) trong văn bản khơng? Vì sao?
- Đây khơng phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản.

- Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ.
Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một
câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2
đoạn thơ trên:
(HS có thể chọn một từ cảm thán, cách ngăn với câu bằng dấu phẩy. Vị trí trước
hoặc sau TP chính của câu)
VD:
- Chao ơi, các nhà thơ có ước mơ thật tuyệt vời!
- Hai khổ thơ chứa đựng ước nguyện chân thành, tuyệt quá!
- Ôi, thơ hay quá!


- vv--Câu 5: (3 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi
người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy
viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống
của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
HS có thể tạo một VB NLXH gồm 1 số ý cơ bản:
- Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn được
sống có ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước
mơ từ việc học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng…)
- Lý tưởng và lẽ sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc
đời, và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để
chung tay xây đắp quê hương…Niềm hạnh phúc khi sống có ích, góp
phần làm đẹp cuộc đời từ những việc nhỏ ( Nêu biểu hiện, ý nghĩa…)
- Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, khơng hồi bão, ước
mơ hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội…
- Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ
VN (trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…)
GV cân nhắc trong việc chấm phần tự luận ngắn. Có thể bài văn được chấm như
sau : 0,5đ mở bài ; 0,5đ kết bài, còn đủ các ý chính, diễn đạt trơi chảy, mạch lạc,

cho từ 1,5-2đ thân bài.
Phần II: Tạo lập văn bản ( 4 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ…
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh biết vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ đã
học, kết hợp với các yếu tố biểu cảm, phân tích, tổng hợp nét đặc sắc về nghệt
thuật và nội dung mà tác giả đã gửi gắm vào đoạn thơ...để hoàn thành bài viết
hoàn chỉnh.
- Bố cục bài làm chặt chẽ, cân đối.
- Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, gợi cảm.
- Không sai quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, miễn sao đáp ứng đúng yêu
cầu nội dung và phương thức biểu đạt của đề bài.
- Khi chấm, GV cần tơn trọng những bài viết có phát hiện mới mẻ, có tính sáng
tạo, độc đáo của HS
+ GV cần đánh giá cả hai mặt: Nội dung và hình thức ( Kĩ năng diễn đạt, lời văn
…) của từng bài.
3. Dàn bài:


A/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, đoạn thơ trong tác phẩm nào? Nội dung cơ bản?
Thời điểm sáng tác. Nhận xét những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật; Trích dẫn
đoạn thơ cần phân tích…
B/ Thân bài: Phân tích các ý cơ bản:
+ Niềm tự hào của người cha về mảnh đất quê hương với những phong tục
tập qn và phẩm chất tốt đẹp thơng qua các hình ảnh mộc mạc, gợi tả, đối lập, ẩn
dụ, cách nói giàu hình ảnh đậm phong cách miền núi: “Thơ sơ da thịt”- “Chẳng
nhỏ bé”, “Đục đá kê cao quê hương”…
+ Lời khuyên con chân thành, tha thiết chứa chan kì vọng của người cha về

bước đường trưởng thành của con, mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt
đẹp của quê hương…Với lời thơ giản dị, mộc mạc và những hình ảnh thơ đẹp, giàu
chất tạo hình: “Thơ sơ da thịt”- “Không bao giờ nhỏ bé”, lời cha căn dặn và “Nói
với con” vang lên như một mệnh lệnh, thực sự mở ra một chân trời ước mơ bay
bổng cho thế hệ trẻ mọi thời đại (Hãy tiếp bước cha anh, thủy chung với quê
hương, đất nước, không quay lưng, phản bội quê hương, trọn vẹn thủy chung, giàu
ý chí để xây đắp quê hương…)
C/ Kết bài:
Tổng hợp các ý chính đã phân tích (đánh giá nét đặc sắc của nội dung và nghệ
thuật của đoạn thơ), nhận xét về cách viết của tác giả. Liên hệ nhẹ nhàng bài học
cho bản thân (về việc giữ gìn truyền thống dân tộc, tiếp bước các thế hệ cha anh…)


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014 – 2015
Mơn thi: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
(Khơng tính thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI: (Gồm 4 câu)
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
...Được tin con tập đi
Cha mừng khơng ngủ được.
Cha nằm đếm thầm thì
Từng tiếng chân con bước.
… (Huy Cận)
Câu 1: (1 điểm)
Đoạn thơ trên của Huy Cận đã diễn tả niềm vui và xúc động của người cha khi
được tin con mình tập đi. Tâm tình đó cũng giống với tâm tình của người cha
trong một bài thơ mà em đã học ở lớp 9. Hãy nêu tên bài thơ, tên tác giả của bài

thơ ấy và nét nổi bật trong phong cách thơ của tác giả này.
Câu 2: (1 điểm)
Hãy chọn trong bài thơ mà em vừa nêu 4 câu thơ có nội dung tương tự với
đoạn thơ ở đề bài và viết lại nguyên văn.
Câu 3: (1điểm)
Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong 4 dòng thơ nêu trên của Huy Cận.
Câu 4: (3 điểm)
Từ tâm tình của người cha trong 4 câu thơ của Huy Cận và 4 câu thơ mà em
vừa viết ở câu 2, hãy viết một văn bản nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) trình
bày suy nghĩ của em về tình phụ tử.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN:
Câu 5: (4 điểm)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
….
Vẫn cịn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
PHỊNG GD VÀ ĐT GỊ VẤP
TRƯỜNG TÂY SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề chỉ có một trang)


Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
Hết


PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP
TRƯỜNG TÂY SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐÁP ÁN

ĐIỂM

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
Câu
1

Câu
2
Câu
3

-Nêu đúng tên bài thơ: Nói với con
0.25
-Tên tác giả: Y Phương
0,25
-Nét nổi bật về phong cách thơ: Thơ ông thể hiện tâm hồn

chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh 0,5
của con người miền núi.
HS chọn và viết đúng 4 câu thơ đầu trong bài “Nói với con”
1,0
của Y Phương.
(Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25đ ; thiếu, thừa hoặc sai một từ trừ
0,25đ)
-Phép lặp: cha, con
-Phép liên tưởng: chân, bước, đi
a.
-

Câu
4

Yêu cầu về kỹ năng:
Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
Bố cục và hệ thống ý sáng rõ
Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải
thích, chứng minh, bình luận,..)
- Lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết
phục.
-Khơng mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp ; trình bày
bài sạch đẹp.

0,5
0,5


b. Yêu cầu về kiến thức:

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: tình phụ tử thiêng
liêng.

0.5

-Giải thích hiểu thế nào về tình phụ tử.

0.25

-Ý nghĩa của tình cảm thiêng liêng đó đối với cuộc đời
của mỗi con người.

0,75

-Nêu biểu hiện của tình phụ tử thiêng liêng mà em đã
cảm nhận được hoặc đã từng xúc động khi chứng kiến.

0,75

-Phê phán những kẻ bất hiếu làm cha mình buồn lịng
(có dẫn chứng cụ thể)
-Khẳng định giá trị của tình phụ tử. Nêu nhận thức và
hành động của bản thân.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN:
*Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học
(nghị luận về một đoạn thơ)
- Bố cục và hệ thống luận điểm sáng rõ, có tính logic.
- Biệt vận dụng kết hợp nhiều thao tác nghị luận: phân
tích, giải thích, chứng minh, so sánh, mở rộng, bình luận,..

Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích các
đặc sắc nghệ thuật (tu từ, hình ảnh, giọng điệu, kết cấu…)
và nợi dung (ý thơ, cảm xúc của nhà thơ, các lớp
nghĩa…).
- Lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết
phục.
- Khơng mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; trình
bày bài sạch đẹp.
*Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài : +Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.
+ Khái quát nội dung cảm xúc của hai khổ thơ.
b. Thân bài :
Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội
dung, nghệ thuật của hai khổ thơ :
1/ Khổ đầu : Cảm xúc của tác giả trước sự biến chuyển
của thiên nhiên lúc sang thu:
Học sinh cần nêu cảm nhận về:
- Những tín hiệu chuyển mùa trong thiên nhiên: hương

0.25
0,5

0.5


ổi, gió se, sương chùng chình.
- Nghệ thuật dùng từ ngữ để biểu hiện cảm xúc rất tinh
tế của tác giả: bỗng, phả, hình như…
 Sự quan sát tinh tế và tâm hồn nhaỵ cảm của tác giả.
2/ Khổ cuối : Những suy ngẫm mang tính triết lý về

cuộc đời và con người trước cảnh chuyển mùa:
- Những từ: vẫn còn, đã vơi, cũng bớt diễn tả mức độ
giảm dần, lắng dần của nắng, mưa, của sấm chớp…rất phù
hợp khi tả cảnh giao mùa.
- Hai câu thơ cuối vừa có nghĩa tả thực lại vừa kín đáo
gửi gắm những suy ngẫm mang tính triết lý của nhà thơ:
+Nghĩa tả thực: thiên nhiên từ cuối hạ sang đầu thu
có nhiều chuyển biến. Mưa giảm dần nên sấm cũng khơng
cịn vang động dữ dội. Và hàng cây sau những tháng ngày
chịu đựng mưa giơng thì trưởng thành và vững vàng hơn.
+Nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là biểu tượng cho những biến
cố bất ngờ tác động đến con người. “Hàng cây đứng tuổi”
là biểu tượng cho con người từng trải đã đi qua những thử
thách khó khăn trở nên chín chắn, vững vàng, sẵn sàng đón
nhận những biến cố bằng thái độ chủ động, tự tin…
c. KB: +Khái quát giá trị của 2 khổ thơ.
+Cảm nghĩ của bản thân.

3,0

0,5

Lưu ý khi chấm Phần II Tạo lập văn bản :
Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau, trình
bày cảm nhận nhiều cách khác nhau: cảm nhận về nội dung rồi đến cảm nhận
về nghệ thuật hoặc phân tích nghệ thuật để làm rõ nội dung… Giám khảo cần
đánh giá mức điểm dựa trên kỹ năng diễn đạt toàn bài. Điểm của từng phần chỉ
có tính chất gợi ý và định hướng giúp giám khảo dễ nắm yêu cầu cơ bản của
nội dung bài nghị luận chứ không phải là cơ sở để giám khảo đếm ý cho điểm
một cách máy móc.



PHỊNG GD VÀ ĐT GỊ VẤP
TRƯỜNG THCS TRƯỜNG SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài: 90 phút)
(Khơng tính thời gian phát đề)

ĐỀ BÀI:
PHẦN I: Đọc - hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh…”
(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 1: Đoạn thơ trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã học trong chương trình?
Nêu tên tác giả? Nêu hồn cảnh sáng tác? (1.0 điểm)
Câu 2: Hãy cho biết ngôi kể trong tác phẩm em vừa nêu? Tác dụng của việc lựa
chọn ngôi kể ấy? (1.0 điểm)
Câu 3: Kể tên các thành phần biệt lập? Chỉ ra 1 thành phần biệt lập có trong đoạn
thơ trên? (1.0 điểm)
Câu 4: Từ việc hiểu nội dung của tác phẩm trên, hãy viết một văn bản ngắn

(khoảng 1 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ
trong giai đoạn hiện nay? (3.0 điểm)
PHẦN II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh để thấy được sự vận động của mạch
cảm xúc trong bài thơ.
HẾT
(Học sinh làm bài trên giấy thi – Giám thị khơng giải thích gì thêm)


HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I: Đọc - hiểu văn bản (6 điểm)
Câu 1:
- Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (0.25 điểm)
- Tác giả Lê Minh Khuê (0.25 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác: vào năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra
ác liệt. (0.5 điểm)
Câu 2:
- Ngôi kể thứ nhất hoặc qua lời kể của nhân vật Phương Định (nhân vật
chính trong truyện) (0.5 điểm)
- Tác dụng: chủ động thể hiện, tư tưởng, tình cảm qua cách nhìn, cách cảm
của cô thanh niên xung phong Phương Định. (0.5 điểm)
Câu 3:
- Kể tên 4 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi đáp (mỗi
thành phần kể đúng 0.25 điểm)
- Chỉ ra: (0.5 điểm) (Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ) - Thành phần phụ
chú
Câu 4: (3 điểm) Học sinh viết văn bản ngắn trình bày nhiều cách nhưng đảm bảo ý
cơ bản sau:
Lòng yêu nước là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lịng u
nước ln được thể hiện mạnh mẽ qua mọi thời đại .

Lòng yêu nước ban đầu là u những gì thân thuộc nhất… u làng xóm , yêu quê
hương, rộng ra là yêu Tổ quốc. Từ xưa , khi đất nước bị giặc ngoại bang xâm
chiếm, ông cha ta đã chiến đấu, viết nên những trang sử vẻ vang qua các thời đại:
bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… Điều đó đã chứng tỏ tinh thần yêu
nước của nhân dân ta. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ với lòng yêu
nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, các chiến sĩ đã dũng cảm chiến đấu để
giành lấy độc lập, tự do cho đất nước. Ngày nay, tinh thần yêu nước cịn được mọi
người thể hiện qua việc lao động, góp phần vào việc xây dựng quê hương.
Thế nhưng trong xã hội hiện nay vẫn cịn một số ít những người khơng ni dưỡng
được tình cảm này. Họ là những kẻ bán nước, phản bội lại quê hương, chỉ nghĩ đến
lợi ích của bản thân mà quên đi lợi ích của quốc gia, của cộng đồng, của dân tộc.
Họ còn là những kẻ sống mà khơng có lý tưởng đúng đắn. Những kẻ ấy đáng bị xã
hội lên án.


Lịng u nước khơng phải là lời nói sng mà được thể hiện qua những việc làm
cụ thể, thiết thực. Yêu nước là phải có ý thức góp phần xây dựng, làm giàu đẹp cho
Tổ quốc, làm cho đất nước ngày càng phát triển và phồn vinh.
Lòng yêu nước là một trong những yếu tố hình thành nên những con người có ích
cho xã hội, góp phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước. Vì vậy, mỗi học sinh
chúng ta cần ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, xây dựng mục đích, lý tưởng sống
cao đẹp để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
PHẦN II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết viết một bài văn nghị luận văn học kết hợp nhiều thao tác lập luận.
- Bố cục rõ ràng, kết cấu bài viết chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong
sáng và giàu sức biểu cảm.
- Học sinh có thể phân tích từng khổ thơ, sau đó nêu lên sự phát triển của mạch
cảm xúc qua các khổ thơ ấy. Hoặc có thể phân tích cả bài thơ, cuối cùng mới nêu
lên sự vận động, phát triển của mạch cảm xúc từ đầu đến cuối bài thơ.

2. Yêu cầu về kiến thức:
- Để thực hiện yêu cầu của đề bài, học sinh khơng chỉ phân tích bài thơ mà còn
phải thấy được sự vận động của mạch cảm xúc qua từng khổ thơ.
a.Khổ 1:
- Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận qua mùi hương trong
không gian: hương ổi phả vào trong gió se.
- Dấu hiệu sang thu được cảm nhận qua hình ảnh: sương chùng chình. Cảm nhận
từ khứu giác chuyển sang thị giác.
- Tâm trạng bâng khuâng, ngỡ ngàng của tác giả được thể hiện qua các từ: “bỗng”,
“hình như”.
b.Khổ 2:
- Dấu hiệu mùa thu dường như rõ rệt hơn qua các hình ảnh: “dịng sơng”, “cánh
chim”, “mây mùa hạ” đang dần chuyển mình sang thu. Cái oi bức của mùa hạ cũng
sắp qua và cái dịu êm của mùa thu cũng đã đến.
- Các từ láy “dềnh dàng”, “vội vã” có giá trị gợi tả .
- Cụm từ “vắt nửa mình” nhân hóa đám mây khá độc đáo, thú vị và có sức gợi
cảm.
* Sự vận động của mạch cảm xúc từ khổ thơ 1 sang khổ thơ 2 :
- Cảm nhận của nhà thơ được mở rộng theo chiều rộng của không gian từ gần đến
xa, không chỉ là những hình ảnh thiên nhiên nơi đầu thơn ngõ xóm mà giờ đây, thu
đã lan toả trong cả đất trời.
- Bức tranh mùa thu đã hiện ra khá rõ nét chứ khơng cịn mơ hồ như ở khổ thơ đầu.
- Từ cảm giác ngỡ ngàng bâng khuâng đến sự nuối tiếc nhẹ nhàng của lòng người
vào khoảnh khắc giao mùa.
c. Khổ 3:
- Không gian thu đến đây được tác giả cảm nhận qua các hình ảnh của thiên nhiên,
vũ trụ: nắng, mưa, sấm.
- Đất trời đang làm một cuộc chuyển giao kì diệu, tất cả điều đó được tác giả cảm
nhận bằng một tâm hồn rung động tinh tế, giàu tình yêu thiên nhiên.



- Các từ ngữ “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “cũng bớt bất ngờ” đã gợi tả rất hay cảm
giác về sự hiện hữu của sự vật trong thời gian và khơng gian ấy.
- Những hình ảnh: “nắng”, “mưa”, “sấm” vừa có ý nghĩa tả thực vừa mang nghĩa
ẩn dụ. “Sấm” tượng trưng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của
cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” tượng trưng cho những con người từng trải, được
tôi luyện trong những tháng năm gian khổ (có thể là người lính cách mạng từng đi
qua chiến tranh). Với những hình ảnh này, nhà thơ muốn gởi gắm suy ngẫm: khi
con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường
của ngoại cảnh, của cuộc đời.
* Sự vận động của mạch cảm xúc từ khổ thơ 1, 2 sang khổ thơ 3 :
- Thu đã lan tỏa vào cả đất trời và đã trở nên rõ nét hơn (vận động cả về thời gian
và không gian).
- Từ chỗ hướng ngoại, tứ thơ đã chuyển sang hướng nội, chính điều này đã làm cho
bài thơ kết thúc để lại những ấn tượng lắng đọng trong lòng người .
- Từ những cảm nhận về thiên nhiên, nhà thơ đã chuyển sang những suy ngẫm về
con người và cuộc đời.



×