Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tổng quan về KIT nutiny SDK m051 của nuvoton

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.97 KB, 17 trang )

1. KIT NuTiny-SDK-M051 là cái gì?
- KIT Nutiny-SDK-M051 là sản phẩm của tập đoàn điện
tử NUVOTON dùng để phát triển và thử nghiệm cho
dòng chíp M051 series ( gồm có
M052/M054/M058/M0516)
- Các MCU ở đây thuộc dòng ARM cortex M0
o Tần số hoạt động của MCU lên tới 50MHz (hơn một
chút so với hàng của ST)
o ROM 8/16/32/64kB
o Timer 32bit
o Watchdog
o PWM
o UART, SPI,I2C
o ADC
o EBI có khả năng kết nối với bộ nhớ ra bên ngoài nêu
như cần mở rộng cái này thì mình thấy ở 8051 có mà
sao ở ST cortex M0 lại không thấy nhỉ?
o Điện áp hoạt động ở 2,5V-5,5V
2. KIT như thế nào và ta có thể làm gì với nó?
- Mạch KIT có thể chia thành 2 thành phần. Một là phần
MCU (M052_TNY-EVB_V00) được nắp sẵn nhưng yếu
tố cần thiết để mạch có thể hoạt động được như nguồn,
reset, dao động, connector chân nạp và kèm theo 1
LED để ta có thể xuất tín hiệu xem code của ta có hoạt
động được hay không. Hai là Nu-Link-Me, phần mạch
giao tiếp giữa KIT với máy tính phục vụ cho quá trình
nạp cũng như debug các thiết kế của ta. Giữa 2 phần
không được nối với nhau, nên ta cần dùng dây để kết
nối hai phần này với nhau như vậy với mạch KIT này ta
cũng có thể dùng để nạp cho các MCU thiết kế của ta
được hỗ trợ. Vì được tách riêng nên nguồn cho mạch


KIT có thế sử dụng nguồn ngoài để chạy mạch.

- Bộ KIT này không được gắn các thiết bị ngoại vi lên
trên KIT nên hãng đã thiết kế đưa các chân MCU ra
thành các Connector JP1/5/6/7. Do các chân được tích
hợp một vài chức năng nên việc đưa ra conector sẽ
giúp người sử dụng linh hoạt hơn trong việc tùy biến
linh hoạt việc sử dụng các chân PIN phù hợp với thiết
kế sản phẩm của mình. Như vậy, để có thể thực hành
thì ta cần thiết kế các mạch ngoại vi rồi dùng dây link
chúng lại với nhau
- Với những khả năng của MCU được nêu trên thì ta
thiết kế các sản phẩm phổ biến trong giới sinh viên như:
o Mạch đo và hiển thị nhiệt độ
o Mạch đo và hiện thị điện cảm
o Mạch điều khiển động cơ
o Mạch có giao tiếp truyền thông với máy tính
o Mạch đèn LED huyền thoại ^^
3. Có nên sử dụng cái KIT này không?
- Có: nếu như bạn là người không ngại động chân động
tay. Vì để làm chủ được MCU này thì bạn cần thiết kế
các mạch ngoại vi nên ngoài khả năng code thì bạn
cũng rèn luyện được khả năng thiết kế phần cứng của
mình và các việc sử dụng KIT sẽ hướng đến sản phẩm
cụ thể nào đó.
- Không: Nếu như bạn chỉ muốn dừng lại ở việc code
cũng như dành thời gian cho việc giấy bút cũng với các
thuật toán tối ưu vì mạch này không có ngoại vi nào
trên KIT ngoài con LED xinh đẹp ra. Cái này là không
tính tới bác nào pro rồi viết là chạy nhé! Hì

4. Làm sao ta có thể làm chủ được KIT cũng như
dòng ARM này
- Thứ nhất: Bạn cần có trong tay một KIT NuTiny-SDK-
M051
- Thứ hai : Bạn cần chương trình biên dịch cho cái MCU
này, có lẽ là C thôi nhỉ? Chứ 32bit mà dùng ASM
thì…….Với biên dịch C thì ta có Keil , IAR, CooCox và
Rowley, cái nào cũng được lên Google search hoặc vào
trang chủ của Novoton tìm là thấy
1 này

2 này

3 này: tại đây sẽ chọn một bừa một cái về dùng

Với mình thì mình dùng Keil
- Thứ ba: ta cần có thư viện của hãng cũng vào trang
chủ

Sau khi vào phần này thì ta có thể tìm được tại
o Board Support Package : Thư viện lập trình các
dòng
o Programmer Software Tools Package: Phần mềm
nạp chương trình
o Nu-Link Driver river hỗ trợ lập trình trên Keil và
IAR

- Thứ tư: Ta cần có schematic của KIT để biết chân
cẳng thế nào mà làm việc
Vào trang chủ rồi vào phần NuMicro Devolopment

Tool. Tại đây có thể tìm được sơ đồ KIT của mình.

- Thứ năm là code thôi

×