Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Sự biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 220 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM






Nguyễn Thị Nguyệt






SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIA ĐÌNH Ở VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ
HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH








LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


















Hà Nội - 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM







Nguyễn Thị Nguyệt






SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIA ĐÌNH Ở VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ
HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH




Chuyên ngành : Văn hóa học
Mã số : 62.31.06.40




LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC









Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐỨC NGÔN






Hà Nội - 2015


1








LỜI CAM ĐOAN







Tác giả



Nguyễn Thị Nguyệt














Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có
xuất xứ rõ ràng, những phát hiện được nêu trong luận án là kết
quả nghiên cứu của cá nhân tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

2




MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan 1
Mục lục 2
Danh mục các chữ viết tắt 3
Danh mục các bảng thống kê 4
Mở đầu 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ VÀ VĂN
HOÁ GIA ĐÌNH CỦA CƯ DÂN HUYỆN KỲ ANH TRƯỚC TÁI ĐỊNH CƯ… 11
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa gia đình và biến đổi văn hóa 11
1.2. Tổng quan về vùng tái định cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 34
1.3. Văn hóa gia đình của cư dân trước khi tái định cư 38
Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ Ở
HUYỆN KỲ ANH ………………………………………………………………56

2.1. Biến đổi trong quan niệm hôn nhân - gia đình 57
2.2. Biến đổi trong ứng xử gia đình 70
2.3. Biến đổi trong giáo dục gia đình 87
2.4. Biến đổi trong nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng 99
Chương 3: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP
CHO VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH Ở VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ
HUYỆN KỲ ANH 108
3.1. Những nhân tố tác động đến biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư
huyện Kỳ Anh 108
3.2. Xu hướng biến đổi văn hóa gia đình ở vùng TĐC huyện Kỳ Anh 112
3.3. Những giải pháp cho việc xây dựng văn hóa gia đình ở vùng tái định cư
huyện Kỳ Anh 118
KẾT LUẬN 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
PHỤ LỤC 150

3




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. ADB: Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển châu Á)
2. BLGĐ: Bạo lực gia đình
3. CNH: Công nghiệp hóa
4. CT-HCQG: Chính trị - hành chính quốc gia
5. CTQG: Chính trị quốc gia
6. ĐHQG: Đại học quốc gia

7. HĐH: Hiện đại hóa
8. KHXH: Khoa học xã hội
9. KKT: Khu kinh tế
10. KT-XH: Kinh tế - xã hội
11. LHPN: Liên hiệp phụ nữ
12. LHQ: Liên Hợp Quốc
13. NCS: Nghiên cứu sinh
14. Nxb: Nhà xuất bản
15. QHTD: Quan hệ tình dục
16. SP: Số phiếu
17. STT: Số thứ tự
18. PL: Phụ lục
19. TĐC: Tái định cư
20. TL: Tỷ lệ
21. tr: Trang
22. UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc)
23. VHDT: Văn hóa dân tộc
24. VHGĐ: Văn hóa gia đình
25. VHNT: Văn học nghệ thuật
26. VHTT: Văn hóa thông tin
27. XHH: Xã hội học
4




DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ

Bảng 2.1: Cơ sở lựa chọn hôn nhân 57

Bảng 2.2: Các kiểu lựa chọn gia đình và con cái 58
Bảng 2.3: Người quyết định hôn nhân trong gia đình 60
Bảng 2.4: Quan điểm (thái độ) về các kiểu gia đình 65
Bảng 2.5: Nguyên nhân của ly hôn 68
Bảng 2.6: Tình hình việc làm của cư dân trước và sau khi lên khu TĐC 71
Bảng 2.7: Sự khác biệt thu nhập giữa vợ/chồng trước và sau khi lên TĐC 72
Bảng 2.8: Vai trò của người làm chủ gia đình 72
Bảng 2.9: Người đứng tên giấy tờ sở hữu tài sản có giá trị của gia đình 74
Bảng 2.10: Tỷ lệ xuất hiện các hình thức bạo lực gia đình 77
Bảng 2.11: Con cái được hỏi ý kiến vào các công việc trong gia đình 79
Bảng 2.12: Tỷ lệ con cái mắc lỗi trong gia đình 80
Bảng 2.13: Tỷ lệ các thành viên trong gia đình có mặt trong bữa cơm 81
Bảng 2.14: Quan hệ tình cảm của anh, chị, em trong gia đình 83
Bảng 2.15: Mức độ quan tâm của những người họ hàng 85
Bảng 2.16: Các hoạt động cộng đồng mà gia đình tham gia 86
Bảng 2.17: Tỷ lệ cha mẹ trao đổi với con cái trên từng lĩnh vực 90
Bảng 2.18: Ứng xử của cha mẹ khi con cái đạt kết quả học tập tốt 93
Bảng 2.19: Cách thức hướng dẫn con cái về ứng xử trong gia đình 94
Bảng 2.20: Thái độ tiếp nhận việc giáo dục của con cái 94
Bảng 2.21: Tỷ lệ các thành viên trong gia đình tham gia giáo dục con cái 96
Bảng 2.22: Những khó khăn cha mẹ gặp phải trong giáo dục con cái 96
Bảng 2.23: Cha mẹ liên lạc với nhà trường về tình hình học tập của con 97
Bảng 2.24: Các nghi lễ trong gia đình 99
Bảng 2.25: Thái độ của gia đình đối với các tập tục 102
Bảng 2.26: Người thực hiện các nghi lễ trong gia đình 104

5





MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, gia đình có một vị trí và vai trò đặc biệt.
Từ gia đình, con người được sinh ra và trưởng thành cả về thể chất và nhân cách.
Chính gia đình là mảnh đất gieo mầm, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn nhân lực cho
đất nước. Với hai chức năng cơ bản: tái sinh con người để duy trì nòi giống và xã
hội hoá cá nhân để hình thành nhân cách, gia đình sẽ tồn tại mãi trong đời sống của
nhân loại. Sức mạnh trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, xã hội phụ thuộc rất
nhiều vào sự tồn tại, phát triển của gia đình và văn hoá gia đình.
Gia đình Việt Nam phát triển qua nhiều thế hệ và đã tạo dựng nên những
chuẩn mực giá trị tốt đẹp như lòng yêu nước, hiếu nghĩa, ham học, thuỷ chung, cần
cù và sáng tạo trong lao động, kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách. Sau
gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của các gia
đình Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhờ những thành tựu của phát triển kinh
tế, văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, và các lĩnh vực khác. Chính những
thành tựu này đã góp phần quan trọng làm cho niềm tin, trách nhiệm của từng cá
nhân và toàn xã hội đối với gia đình được nâng lên.
Nghiên cứu VHGĐ không phải là chủ đề nghiên cứu mới nhưng luôn mang
tính thời sự, là chủ đề luôn được sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước,
trên thế giới và ngày càng có sự quan tâm hơn trên nhiều khía cạnh và góc độ khác
nhau, hiện tại đã có rất nhiều công trình khoa học bàn về vấn đề này. Các công trình
nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề lý luận về tầm quan trọng của gia đình trong
xã hội và phát triển xã hội. Đã có những công trình nghiên cứu về gia đình và
VHGĐ theo hướng thực nghiệm. Những công trình này, thường tập trung ở các đề
tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, các luận văn, luận án. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về di cư - định cư. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sự
biến đổi VHGĐ ở vùng TĐC. Do vậy, nghiên cứu sự biến đổi VHGĐ ở vùng TĐC
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, vẫn được xem là vấn đề còn bỏ ngỏ.

6




Gia đình và VHGĐ luôn khác biệt theo những khác biệt địa lý nhân văn, văn
hóa tộc người và luôn biến đổi để thích nghi với những biến đổi của môi trường tự
nhiên cũng như biến đổi KT-XH. Nói cách khác, nghiên cứu gia đình và VHGĐ
trong diện mạo đương đại và cụ thể của từng địa phương, từng bối cảnh kinh tế, văn
hóa, xã hội luôn là những đề tài mới và hữu ích.
VHGĐ ở Hà Tĩnh là một bộ phận hữu cơ của VHGĐ Việt Nam. Nhưng do
những đặc điểm về tự nhiên và lịch sử, VHGĐ ở Hà Tĩnh cũng có những nét đặc
thù. Ngay cả những nét đã được định hình trong truyền thống cũng đang có những
biến đổi. Thực sự đây là một vấn đề nghiên cứu có tính hữu ích cả về mặt khoa học
lẫn thực tiễn.
1.2. Lý do thực tiễn
Quá trình CNH, HĐH đất nước tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện phát triển mới
đối với các gia đình, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều
khó khăn, thách thức. Nếu không chủ động phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế
những yếu tố tiêu cực thì gia đình Việt Nam sẽ không thể ổn định để trở thành nền
tảng vững chắc cho sự phát triển đất nước.
Công nghiệp hóa là quá trình thiết lập vị trí thống trị của công nghiệp trong
đời sống KT-XH để đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững. Về phương diện này,
CNH sẽ làm biến đổi cấu trúc, chức năng kinh tế gia đình truyền thống và chuyển
thành gia đình hiện đại. Công nghiệp hóa cũng sẽ thay đổi các giá trị, chuẩn mực
của gia đình để hình thành hệ thống giá trị chuẩn mực mới.
Bên cạnh CNH, là quá trình hội nhập của đất nước, của tỉnh Hà Tĩnh trên mọi
phương diện mang tính toàn cầu cũng đã có những tác động lớn đến gia đình và
VHGĐ. Dưới tác động của toàn cầu hóa, điều kiện sống của gia đình có sự phân hóa
sâu sắc, có sự phân phối không đều các cơ hội và nguồn lợi đối với sự phát triển

kinh tế gia đình. Một bộ phận các gia đình có điều kiện sẽ phát triển kinh tế một
cách nhanh chóng. Ngược lại, một bộ phận gia đình không có khả năng thích ứng
với những cơ hội do quá trình hội nhập mang lại, họ trở thành những người thua
cuộc ngay chính trên mảnh đất của quê hương mình. Sự biến đổi VHGĐ ở Khu
7




TĐC huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những minh chứng cụ thể cho điều
đó.
Ảnh hưởng bởi dự án Formosa, nhân dân một số vùng các xã Kỳ Lợi, Kỳ
Liên, Kỳ Long, Kỳ Phương, Kỳ Thịnh đều phải di dời TĐC. Tại nơi ở mới, công
trình hạ tầng xã hội như điện, nước, giao thông; các công trình văn hóa, giáo dục,
hành chính như: trường học, trụ sở xã, hội quán thôn, đài tưởng niệm liệt sỹ… đều
được đầu tư xây dựng mới khang trang, hiện đại. Nơi ở cũ hàng bao đời nay của
một vùng quê nghèo đã được giải phóng hoàn toàn để phát triển công nghiệp, cuộc
sống mới theo hướng đô thị đã và đang được hình thành.
Các gia đình nơi đây phải từ bỏ miền quê đã gắn bó bao đời để đến lập nghiệp
ở một vùng đất mới đầy bỡ ngỡ. Bộ mặt KT-XH có nhiều khởi sắc, nhưng trong
lòng nó, vấn đề VHGĐ, phương thức sản xuất, thói quen, nếp nghĩ, cách làm của
người dân từ miền biển lên núi, từ đồng bằng phì nhiêu lên canh tác ở sườn đồi tất
yếu có sự thay đổi. Như một quy luật của quá trình phát triển, khi có sự thay đổi về
môi trường sống, thay đổi về phương thức sản xuất, thay đổi về các mối quan hệ
văn hóa cộng đồng thì tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi của VHGĐ.
Với một đối tượng và một phạm vi nghiên cứu được giới hạn như vậy, NCS
hy vọng vấn đề sẽ được phân tích và lý giải sâu sắc hơn, qua đó, những vấn đề lý
luận về VHGĐ, biến đổi VHGĐ sẽ được làm sáng tỏ, góp phần mang lại cơ sở khoa
học cho chính sách TĐC trong mối quan hệ với phát triển bền vững của địa phương
huyện Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, NCS chọn đề tài Sự biến đổi
văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh làm đề tài luận
án Tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Nhận diện sự biến đổi của VHGĐ cư dân vùng TĐC huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh trên một số chiều cạnh chủ yếu.
2.2. Đề xuất một số giải pháp để góp phần xây dựng VHGĐ của cư dân vùng
TĐC huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với điều kiện mới.
8




3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHGĐ ở vùng TĐC huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh, bao gồm VHGĐ trước khi TĐC và những biến đổi của nó sau TĐC.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các hộ gia đình ở năm vùng TĐC thuộc các xã Kỳ Phương, Kỳ Liên, Kỳ
Long, Kỳ Lợi, Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời gian: Nghiên cứu sự biến đổi VHGĐ của đồng bào TĐC ở huyện Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ 2008 đến nay. Đối với văn hóa gia đình trước khi TĐC, những
tư liệu khảo sát hồi cố chúng tôi lấy trong khoảng từ 10 đến 15 năm trước khi TĐC.
- Căn cứ vào thực tiễn quá trình TĐC của cư dân nằm trong vùng dự án thuộc
phạm vi phải di dời của 5 xã trên, đề tài đi sâu vào tìm hiểu sự biến đổi VHGĐ của
cư dân, trên các phương diện: quan niệm về hôn nhân gia đình; ứng xử trong gia
đình, giáo dục gia đình; những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng trong gia đình.
Phạm vi nghiên cứu còn được mở rộng ra tùy theo yêu cầu của từng chương
mục, ví dụ: nghiên cứu một số gia đình ở các xã ngoài khu TĐC (xã Kỳ Ninh) để có
sự so sánh đối chiếu, nghiên cứu chính sách TĐC của tỉnh, nghiên cứu lịch sử văn

hoá của huyện Kỳ Anh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động TĐC ở KKT Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh có ảnh
hưởng và sẽ làm biến đổi VHGĐ của đồng bào TĐC theo chiều hướng gia đình hiện
đại đan xen cả những mặt tích cực và tiêu cực. Toàn bộ kết quả khảo sát trong luận
án chứng minh cho giả thuyết khoa học này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tổng hợp, hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về gia đình, VHGĐ, biến
đổi VHGĐ.
5.2. Phân tích thực trạng biến đổi VHGĐ ở vùng TĐC huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh với mong muốn giữ gìn và phát huy những giá trị VHGĐ truyền thống; xây
9




dựng những giá trị mới, tích cực cho gia đình hiện đại. Đồng thời, đề xuất một số
giải pháp hạn chế những biến đổi của VHGĐ theo chiều hướng tiêu cực.
5.3. Cung cấp bức tranh toàn cảnh về sự biến đổi VHGĐ ở vùng TĐC, góp
phần giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, những cơ sở khoa học, có
kinh nghiệm trong việc di dân TĐC ở các dự án khác trên địa bàn toàn tỉnh, đồng
thời làm tư liệu tham khảo có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu và học tập.
5.4. Đề xuất những giải pháp khắc phục một số hạn chế trong chính sách TĐC
ở Hà Tĩnh nói chung và các khu TĐC ở Kỳ Anh nói riêng.
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận án là sự biến đổi văn hóa gia đình
vùng tái định cư, NCS lựa chọn phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa học với
mong muốn đây là phương pháp tiếp cận hữu hiệu cho đề tài luận án.
Sau đây là một số phương pháp cụ thể được sử dụng thường xuyên trong quá
trình thực hiện đề tài:

6.1. Điều tra xã hội học
Điều tra qua bảng hỏi (Để phục vụ cho luận án, NCS chuẩn bị 360 bảng hỏi
trên các đối tượng nông dân, công nhân, lao động tự do, kinh doanh buôn bán, cán
bộ công chức, học sinh, hưu trí; tuổi từ 18 - 60 tuổi). Tổng số gồm 6 mẫu thiết kế,
mẫu 1 có 6 đơn vị thông tin, mẫu 2 có 11 đơn vị thông tin, mẫu 3 có 15 đơn vị
thông tin, mẫu 4 có 22 đơn vị thông tin, mẫu 5 có 8 đơn vị thông tin, mẫu 6 có 6
đơn vị thông tin.
Phỏng vấn sâu 55 người, thuộc các đối tượng nông dân, công nhân, lao động
tự do, kinh doanh buôn bán, cán bộ công chức, học sinh, hưu trí; tuổi từ 18-60 tuổi.
6.2. Phương pháp so sánh
So sánh vùng TĐC với vùng lân cận để làm rõ sự khác biệt.
So sánh vùng TĐC Kỳ Anh với một số vùng TĐC khác trong tỉnh để làm rõ
những điểm tương đồng và khác biệt.
6.3. Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê trong
việc thu thập những cứ liệu cụ thể nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận án.
10




7. Những đóng góp mới của luận án
7.1. Về mặt lý luận
Trên cơ sở tổng kết tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về gia đình, văn
hoá gia đình, biến đổi văn hóa gia đình, NCS hệ thống hóa thành một số vấn đề lý
thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu,
NCS đã phát hiện những khoảng trống khoa học liên quan đến vấn đề biến đổi
VHGĐ hiện nay. Từ đó, đề xuất những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên
sâu trong thời gian tới.
7.2. Về kết quả nghiên cứu cụ thể
Mô tả bức tranh gia đình ở vùng TĐC huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay,

trên cơ sở đó phân tích sự biến đổi VHGĐ của cư dân trong mối quan hệ biện chứng
giữa trước và sau khi TĐC.
Làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến VHGĐ ở vùng TĐC huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh.
Chỉ ra những bất cập của VHGĐ vùng TĐC trước xu thế hội nhập và phát
triển của quê hương, đất nước.
Đề xuất được các giải pháp để gìn giữ và phát huy những nét đẹp của VHGĐ
truyền thống, hạn chế những biến đổi mang tính tiêu cực, góp phần xây dựng những
giá trị mới cho gia đình hiện đại.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (6 tr), kết luận (4 tr), danh mục tài liệu tham khảo (8 tr) và
phụ lục (83 tr), nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, tổng quan về vùng tái định cư và văn hoá gia đình
của cư dân huyện Kỳ Anh trước tái định cư (45 tr).
Chương 2: Thực trạng văn hoá gia đình sau tái định cư ở huyện Kỳ Anh (52
tr).
Chương 3: Nhân tố tác động, xu hướng biến đổi và giải pháp cho việc xây
dựng văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh (28 tr).
11




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN VỀ VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ VÀ
VĂN HOÁ GIA ĐÌNH CỦA CƯ DÂN HUYỆN KỲ ANH
TRƯỚC TÁI ĐỊNH CƯ


1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa gia đình và biến đổi văn hóa

1.1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa gia đình
1.1.1.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra, bắt đầu một cuộc
sống. Đúng như quan niệm của nhà nghiên cứu Lê Minh: “Trong suốt cuộc đời cho
đến khi kết thúc, gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm, là cái nôi của
sự yên bình trong ấm êm” [56, tr.11].
Khái niệm gia đình thường được dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình
thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn
nhân. Ngày nay, quan niệm của một số người về gia đình không chỉ đóng khung
trong những mối liên quan về huyết thống, hôn nhân mà còn mở ra trên một phạm
vi rộng lớn hơn, đó là những người có tình yêu thương, tương trợ lẫn nhau.
Từ lâu, chủ đề gia đình được nhiều ngành khoa học nghiên cứu dưới các góc
độ khác nhau và do vậy cũng có nhiều định nghĩa về gia đình. Tuy nhiên, nó cũng
gây ra không ít những vấn đề tranh cãi bởi rất khó khăn khi đưa ra một định nghĩa
về gia đình có tính toàn diện và thuyết phục. Nguyên nhân trước hết vì gia đình là
một thuật ngữ hết sức thân thuộc với tất cả mọi người. Gia đình lại là một nhóm xã
hội đặc thù. Khác với các nhóm xã hội khác, gia đình hội tụ trong nó tất cả các yếu
tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế. Sự phức tạp trong chính đặc điểm của gia đình
khiến việc định nghĩa trở nên khó khăn. Mặt khác, gia đình luôn biến đổi cùng với
sự biến đổi của xã hội, của nền văn hóa mà gia đình tồn tại. Vì vậy, không dễ dàng
gì để xác định một khái niệm gia đình đúng với tất cả các dạng gia đình khác nhau
về mặt văn hóa, lịch sử.
K.Marx khi luận chứng về những điều kiện tiền đề cho sự tồn tại của con
người đã đưa ra nhận xét: “Hằng ngày khi tái tạo ra đời sống của bản thân mình,
12




con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng

và vợ, cha mẹ con cái, đó là gia đình” [20, tr.38]. Như vậy, K.Marx đã khẳng định
tầm quan trọng đặc biệt của nó trong duy trì nòi giống, nhấn mạnh mối quan hệ hôn
nhân và quan hệ huyết thống.
Tuy nhiên, vấn đề gia đình không chỉ được các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Marx nghiên cứu. Tổ chức LHQ khi bàn về các quyền của con người và gia đình đã
xác định: gia đình là yếu tố tự nhiên và cơ bản của xã hội và có quyền hưởng sự bảo
vệ của xã hội và của Nhà nước. Quan điểm này thể hiện rõ sự gắn kết mật thiết giữa
gia đình và xã hội, khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội.
Ở Việt Nam, vấn đề gia đình đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn
khoa học khác nhau, thuộc nhiều chuyên ngành và vì thế định nghĩa gia đình cũng
rất phong phú.
Theo phương pháp chiết tự từ, nhà khoa học Hoàng Tiến khi nghiên cứu về
gia đình đã chỉ ra: chiết tự chữ gia theo nghĩa Hán gồm bộ miên, mang ý nghĩa mái
lợp trùm nhà ngoài nối nhà trong. Dưới có chữ thỉ, nghĩa là lợn. Chữ gia mang ngữ
nghĩa nhà ở, chắc chắn phải xuất hiện từ thời loài người đã biết chăn nuôi. Chiết tự
chữ đình, gồm bộ nghiễm tức mái nhà (cũng đọc là yêm), dưới là đình với ý nghĩa là
nơi phát chính lệnh cho cả nước theo (như triều đình). Với phương pháp này, nghĩa
xa xưa của gia đình hẳn là một đơn vị kinh tế nhỏ, chung sống dưới mái nhà trong
cộng đồng xã hội. Định nghĩa này đã khái quát được một số dấu hiệu đặc trưng của
gia đình (chung sống cùng mái nhà, là đơn vị kinh tế), nhưng chưa khái quát được
cơ sở hình thành gia đình cùng với một số chức năng quan trọng khác của gia đình.
Từ góc nhìn XHH, tác giả Lê Như Hoa trong công trình khoa học của mình
cho biết: “Một số nhà XHH quan niệm gia đình là một nhóm người” [31, tr.24]. Tác
giả đã trích dẫn các quan điểm tiêu biểu của các nhà XHH phương Tây
E.W.Burgess và H.J.Cocker: Gia đình là một nhóm người được thống nhất với nhau
bởi những mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nhận con nuôi; tạo thành một
hộ duy nhất, tác động qua lại và giao tiếp với nhau theo vai trò xã hội riêng của từng
người trong số họ: là chồng vợ, là mẹ cha, anh trai và em gái, tạo thành một nền văn
13





hoá chung. Theo Kingley Davis gia đình: “Là một nhóm người mà quan hệ của họ
với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi và do đó họ là họ hàng thân thích của nhau” [31,
tr.24].
Các định nghĩa nói trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh của gia đình nhưng còn
khá chung chung, không rõ bản chất, chức năng và sự tác động của gia đình với xã
hội và ngược lại.
Nhà nghiên cứu Lê Thi trong tác phẩm Vai trò của gia đình trong việc xây
dựng nhân cách con người Việt Nam [78] cho rằng: Khái niệm gia đình được sử
dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ
huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái,
ông bà); đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được nuôi dưỡng,
tuy không có quan hệ huyết thống nhưng các thành viên gia đình gắn bó với nhau
về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm), giữa họ thường có những
điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ
trong luật hôn nhân gia đình của nước ta). Đồng thời, trong gia đình có những quy
định rõ ràng về quyền được phép và cấm đoán QHTD giữa các thành viên.
Đây là khái niệm đề cập tới nhiều nét đặc trưng, bản chất cơ bản của gia đình
nhưng nặng nề về trình bày, phân tích, chưa khái quát cô đọng. Tóm lại, dưới góc
độ XHH, định nghĩa gia đình còn cần được bổ sung và khái quát cô đọng hơn.
Dưới góc độ tâm lý học, tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng “Gia đình là một
nhóm nhỏ xã hội có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có
chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định”
[98, tr.36]. Tác giả Nguyễn Đình Xuân lại quan niệm: “Gia đình là nhóm nhỏ được
liên kết vợ chồng (hôn nhân) theo quy luật xã hội trước tiên, sau đó mới là quy luật
tính dục tự nhiên” [98, tr.36]. Các định nghĩa đó đã đề cập tới nhiều nét bản chất
của gia đình nhưng vai trò và quan hệ tác động của gia đình đối với xã hội chưa
được khái quát. Điều này đòi hỏi các nhà nghiên cứu về gia đình phải có sự bổ sung

phát triển.
14




Gần đây, UNESCO cũng đưa ra quan niệm: “gia đình là một nhóm người có
quan hệ họ hàng cùng chung sống và có ngân sách chung” [44, tr.33]. Ở định nghĩa
này, tiêu chí để nhận diện gia đình không chỉ là quan hệ hôn nhân, huyết thống mà
còn thêm tiêu chí cùng chung sống và có ngân sách chung. Tuy nhiên, các định
nghĩa này cũng có những đóng góp và những hạn chế tương tự như quan niệm gia
đình của Tâm lý học, XHH.
Qua phân tích, chúng tôi thấy rằng, cần phải kế thừa các quan điểm tiêu biểu
trên, khái quát lại và bổ sung để có định nghĩa gia đình vừa đảm bảo tính khái quát,
tính hệ thống, tính lôgíc và toàn diện về những nét bản chất đặc trưng của gia đình.
Đây là vấn đề không đơn giản, đặc biệt trong xã hội hiện đại, cùng với sự vận động,
biến đổi của xã hội thì các hình thức, kiểu loại gia đình cũng biến đổi hết sức phức
tạp, đa dạng. Trong thực tế, có những gia đình không có con cái, có gia đình nhiều
“chủng loại” con cái, gia đình đơn thân, gia đình khuyết thiếu Nhìn chung trong
các kiểu, loại gia đình thì gia đình hạt nhân vẫn chiếm đa phần (ở Việt Nam, theo
điều tra, có từ 60 đến hơn 70%). Chính vì vậy, có thể lấy gia đình hạt nhân làm đối
tượng để đưa ra một định nghĩa về gia đình.
Qua một số định nghĩa đã đề cập ở trên, chúng tôi nhận thấy, gia đình được
xác định dựa trên 5 tiêu chí: là một nhóm người (có từ hai người trở lên); có quan
hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng; có đặc trưng giới
tính qua quan hệ hôn nhân; cùng chung sống; có ngân sách chung. Trong 5 tiêu chí
này, quan hệ hôn nhân và huyết thống là tiêu chí cơ bản nhất để nhận diện gia đình.
Trên cơ sở thừa nhận sự đa dạng trong quan niệm về gia đình, có thể rút ra
định nghĩa chung nhất như sau:
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn

nhân, quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng,
gắn bó với nhau về tình cảm, kinh tế, trách nhiệm và quyền lợi, chịu sự ràng buộc
có tính pháp lý được xã hội, nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
1.1.1.2. Khái niệm văn hoá gia đình
15




Để tìm hiểu về văn hoá gia đình, trước tiên phải đề cập đến khái niệm văn hoá.
Đã có rất nhiều ý kiến và định nghĩa về văn hoá, chúng tôi xin lựa chọn một định
nghĩa được cho là thỏa đáng, đó là ý kiến của tổ chức UNESCO: “Văn hoá là tổng
thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân, cộng đồng) trong quá khứ
và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy hình thành hệ thống giá trị, các
truyền thống và thị hiếu - những đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [90, tr.23].
Đứng trước sự tiến công mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá, vấn đề giữ gìn, bảo
vệ và phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc đang gặp phải những thách thức to
lớn đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, UNESCO đưa ra định nghĩa về
văn hoá trên cơ sở nhấn mạnh đến nội dung nhằm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế trong việc chống xu thế nhất thể hoá văn hoá, hướng tới tôn
trọng và bảo vệ những giá trị văn hoá độc đáo của các quốc gia, dân tộc.
Có thể hiểu văn hoá gia đình từ những góc độ khác nhau.Từ các cấp độ của
văn hoá cộng đồng (chủ thể): văn hoá nhân loại, văn hoá dân tộc, văn hoá giai cấp,
văn hoá gia đình, văn hoá cá nhân.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, văn hoá gia đình chính là gia phong (nếp
nhà). Biểu hiện đặc trưng của văn hoá gia đình truyền thống là: thuần phong, mỹ
tục, nếp sống, tác phong của các thành viên trong gia đình; là sự ứng dụng những tri
thức khoa học (như y học, giáo dục học, tâm lý học, thẩm mỹ học) để tổ chức cuộc
sống gia đình, giáo dục con người, nhất là về mặt tinh thần; sự hiếu thuận đối với
cha mẹ, sự tôn kính tổ tiên ông bà; tấm gương sáng về nhân cách văn hoá trong gia

đình; truyền thống văn hóa của gia đình, dòng họ.
Từ góc độ XHH, người ta chia văn hoá thành hai dạng cơ bản: văn hoá cá
nhân và văn hoá cộng đồng. Văn hoá cá nhân là văn hoá của mỗi cá nhân, nó là toàn
bộ tri thức, kinh nghiệm, phương thức ứng xử mà mỗi cá nhân đã học tập, đã tích
luỹ được trong quá trình tham gia vào hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội của đời
sống cộng đồng. Văn hoá cộng đồng là văn hoá của một đơn vị dân cư hay nhóm xã
hội. Nó là toàn bộ hệ giá trị, chuẩn mực, thị hiếu, những đặc tính riêng của mỗi
16




cộng đồng. Cộng đồng tập hợp theo quan hệ hôn nhân và huyết thống được gọi là
gia đình. Vì vậy, có gia đình thì tất yếu phải có VHGĐ.
Chúng ta đã biết, gia đình là một hiện tượng văn hoá của loài người, gia đình
chỉ xuất hiện trong xã hội loài người. Ở những động vật khác, dù là động vật cấp
cao như loài khỉ, chỉ có sự kết hợp sinh học mà chưa thể có gia đình. Cái mà một số
người gọi là gia đình ở động vật này chỉ là những gắn bó tính dục và bản năng.
Bước nhảy từ sự kết hợp tính dục và bản năng của động vật sang gia đình của con
người mang tính văn hóa rõ rệt. Văn hóa ở đây hiểu theo nghĩa là những gì con
người sáng tạo nên ngoài những gì tự nhiên dành sẵn cho con người.
Gia đình của con người là tâm điểm để tạo ra những quan hệ rộng lớn theo
chiều dọc và chiều ngang. Từ một đôi vợ chồng, sẽ tạo nên các thế hệ và các quan
hệ của nó với các thế hệ đó: ông bà - bố mẹ - con - cháu - chắt được gọi là quan
hệ dọc. Cùng với các quan hệ dọc là quan hệ ngang họ hàng nội ngoại, bên chồng,
bên vợ Ý thức được và ứng xử được với các quan hệ đó là một đặc trưng văn hoá
của con người, không có trong đời sống bầy đàn của động vật. Từ đó có thể khẳng
định: gia đình của con người là một hiện tượng văn hoá hoàn toàn khác về chất so
với hình thức kết đôi, sinh con của động vật. Nó không chỉ bị quy định bởi nhu cầu
sinh học mà còn được biến đổi về chất do nhu cầu xã hội (nhu cầu người) để trở

thành hiện tượng văn hoá.
Gia đình là một giá trị văn hoá khi nó đáp ứng nhu cầu tồn tại và các nhu cầu
đặc biệt thiêng liêng không vụ lợi của con người. Đó là tình thương yêu, hạnh phúc,
trách nhiệm, nghĩa vụ mang tính người của con người. Gia đình là vành nôi yêu
thương, che chở từ khi con người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành cho đến khi
tuổi già và mất đi. Tất cả những sự kiện đó đều mang theo những nội dung văn hóa
nhất định. Chúng đụng tới những nhận thức và tình cảm sâu sắc và thiêng liêng nhất
của con người. Con người nhận thức được về địa vị và thân phận xã hội của cá nhân
mình thông qua nhận thức về địa vị và thân phận của gia đình mình. Những tình
cảm mạnh mẽ nhất của con người cũng biểu hiện trước hết trong các quan hệ gia
đình: tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình anh chị em,
17




tình họ hàng, sự tôn kính tổ tiên. Tình yêu trai gái xét đến cùng là khát khao hướng
tới một gia đình, hướng tới hạnh phúc ấm êm, đó cũng là một giá trị văn hoá. Do
vậy gia đình là một giá trị văn hoá thiêng liêng có thể so sánh với các giá trị cao cả
khác.
Giá trị văn hoá gia đình thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, lý tưởng sống của
con người. “Gia đình được coi là giá trị tinh thần vô cùng quý báu của nhân loại,
cần được giữ gìn và phát huy” [80, tr.14]. Gia đình là một hiện tượng văn hoá và là
một giá trị văn hoá, tất cả các quan hệ và hoạt động sống của gia đình đều biểu hiện
đặc trưng văn hoá của con người.
Hệ thống giá trị văn hoá của gia đình khi đã hình thành có vai trò chi phối,
điều tiết các quan hệ của gia đình, chi phối các phương thức ứng xử của các thành
viên gia đình. Giá trị VHGĐ được thể hiện qua gia đạo, gia huấn, gia lễ và bằng
pháp luật của nhà nước, bằng dư luận xã hội. Hệ thống giá trị đó là cơ sở tồn tại của
gia đình, giữ cho đời sống gia đình bền vững, hạnh phúc.

Như vậy, gia đình không chỉ là một nhóm xã hội đặc thù mà còn là một thực
thể sinh học - văn hoá, một thiết chế xã hội - văn hoá: “Gia đình ngay từ đầu là một
tồn tại văn hoá, một thực thể văn hoá tất nhiên trong mối liên hệ khăng khít với
những yếu tố sinh học và giới tính. Ở những trình độ phát triển thấp của con người,
đã là như thế, ở trình độ phát triển cao hơn, lại càng như thế” [56, tr.23].
Từ sự phân tích trên, có thể định nghĩa VHGĐ như sau:
Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã
hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, tộc
người, dân tộc và khu vực khác nhau được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu
dài của đời sống gia đình, gắn liền với các điều kiện phát triển kinh tế, môi trường
tự nhiên và xã hội nhất định.
1.1.1.3. Cấu trúc của văn hoá gia đình
Văn hoá gia đình là một dạng đặc thù của văn hoá cộng đồng, trong đó các hệ
giá trị, chuẩn mực trở thành định hướng mà mỗi thành viên trong gia đình chấp
18




nhận, tuân theo và có nghĩa vụ thực hiện. Mỗi gia đình được tồn tại và phát triển
thông qua sự vận hành của các thành tố: cấu trúc gia đình, chức năng của gia đình,
mối quan hệ nội tại và môi trường sống của gia đình.
Trong đời sống xã hội, văn hoá tích luỹ vào mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, vì
vậy mới hình thành nên văn hoá cá nhân và văn hoá cộng đồng. Với văn hoá cộng
đồng nói chung, người ta căn cứ vào hai dạng hoạt động sản xuất vật chất và sản
xuất tinh thần để phân chia cấu trúc văn hoá thành hai lĩnh vực: văn hoá vật chất và
văn hoá tinh thần. Nhưng với văn hoá gia đình, cấu trúc phức tạp hơn, bởi gia đình
còn thêm một lĩnh vực sản xuất đặc thù đó là sản xuất con người, tái tạo nòi giống.
K. Marx đã chỉ rõ:

Tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử, hàng ngày tái tạo
ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người
khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con
cái, gia đình Như vậy là sự sản xuất ra đời sống, ra đời của bản thân
mình bằng lao động, cũng như đời sống của người khác bằng việc sinh
con đẻ cái - biểu hiện ngay là một quan hệ song trùng: một mặt là quan
hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệ xã hội [51, tr.41- 42].
Trong văn hoá gia đình giá trị cấu trúc là giá trị tồn tại bên trong gia đình thể
hiện ở sự gắn bó giữa các thành viên của cộng đồng đặc biệt này. Đó là các giá trị
được biểu hiện trong các quan hệ cơ bản của gia đình: quan hệ giữa vợ và chồng,
quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa các anh chị em.
Nghiên cứu về cấu trúc văn hoá gia đình, có thể có nhiều hình thức khác nhau
nhưng cơ bản nhất, theo các nhà nghiên cứu, có 2 dạng: dạng hoạt động cơ bản của
gia đình và dạng hệ giá trị của gia đình. Vấn đề này trong công trình nghiên cứu
Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị [25] của nhóm tác giả Lê Quý Đức và
Nguyễn Thị Huệ cũng đã trình bày rất cụ thể, khoa học.
Trước hết, tìm hiểu cấu trúc văn hoá gia đình theo các dạng hoạt động cơ bản
của gia đình, bao gồm:
Văn hoá sản sinh và nuôi dạy con người
19




Văn hoá gia đình đã tích luỹ hàng loạt những tri thức, kinh nghiệm, cách thức
thái độ, các thể chế cho việc sinh nở và nuôi dạy con người. Từ những hiểu biết về
quan hệ tính giao đến việc chăm sóc giáo dục thai nhi (thai giáo) từ khi đang ở trong
bụng mẹ đến khi trưởng thành, từ những kinh nghiệm đó đến kỹ năng sống, phương
thức ứng xử trong gia đình và xã hội giúp cho gia đình tạo ra giá trị riêng, đó là văn
hoá sản sinh và nuôi dạy con người.

Văn hoá sản xuất vật chất và tiêu dùng sản phẩm vật chất
Để đáp ứng mọi nhu cầu về “ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng” [55,
tr.431], con người đã chiếm lĩnh tự nhiên, trực tiếp sản xuất để tạo ra các sản phẩm
của cuộc sống. Từ những khái niệm, hiểu biết, kỹ năng, bí quyết trong sản xuất sản
phẩm tiêu dùng đến cách thức kỹ thuật công nghệ chế tác công cụ sản xuất, các
phương tiện sử dụng, vũ khí chiến đấu từ cách thức tiêu dùng, phân phối, hưởng
thụ, trao đổi, dâng hiến các sản phẩm vật chất đến thể chế phân chia tài sản, thừa kế
gia sản đã tạo nên văn hoá vật chất của gia đình.
Văn hoá tinh thần và hưởng thụ các sản phẩm tinh thần
Văn hoá tinh thần của gia đình chính là toàn bộ những giá trị đạo đức, tín
ngưỡng, tâm linh, phong tục, tập quán, thị hiếu thẩm mỹ Chúng được kết lại thành
hệ giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu văn hoá của gia đình. Hệ giá trị văn hoá gia đình
là yếu tố cốt lõi làm nên đặc điểm riêng của mỗi loại hình gia đình và có sức mạnh
chi phối đời sống tâm lý, tâm linh, hành vi ứng xử của các thành viên trong gia
đình.
Tìm hiểu cấu trúc của văn hoá gia đình bao gồm hệ giá trị gia đình. Theo các
nhà nghiên cứu, đặc biệt là tác giả Lê Minh trong đề tài khoa học Văn hoá gia đình
Việt Nam và sự phát triển xã hội [56] cho rằng có 3 loại giá trị:
Thứ nhất: Các giá trị cấu trúc, đó là các giá trị gắn với các quan hệ bên trong
của gia đình. Chúng thể hiện thái độ lựa chọn cơ cấu gia đình và phương thức ứng
xử của con người trong các quan hệ gia đình ở mỗi thời đại và mỗi nền văn hoá.
Thứ hai: Các giá trị chức năng, khẳng định vai trò, vị trí của gia đình đối với
sự phát triển của xã hội, với bốn chức năng cơ bản: chức năng tái sản xuất ra con
20




người; chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình; chức năng giáo dục; chức
năng thoả mãn các nhu cầu tâm lý, tình cảm của gia đình.

Thứ ba: Các giá trị tâm linh, đây là hạt nhân bất biến của văn hoá gia đình.
Con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do nó có đời sống tâm
linh, có nghĩa là tuân theo, tôn thờ những giá trị không vụ lợi, những giá trị bắt
nguồn từ cái thiêng liêng và cái bí ẩn. Nếu những giá trị ấy mất đi thì con người
không tồn tại như con người.
Tuy nhiên, sự chia tách trên đây cũng chỉ là tương đối. Nghiên cứu một vấn đề
thực tiễn của VHGĐ không phải là việc dễ dàng, bởi nội hàm khái niệm VHGĐ
rộng, phức tạp, luôn có sự biến đổi cùng với sự biến đổi của văn hóa và KT-XH.
Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Văn cũng đã từng khẳng định:
Khi nghiên cứu cấu trúc VHGĐ, người ta thường chú ý đến các mối quan
hệ tiền hôn nhân, quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa các thế hệ, quan hệ
thân tộc Trong quan hệ tiền hôn nhân, người ta chú ý đến vấn đề lựa
chọn bạn đời, động cơ kết hôn, quyền quyết định hôn nhân, nghi thức
pháp lý và phong tục cưới xin. Trong quan hệ vợ chồng, người ta chú ý
đến việc phân công lao động giữa vợ và chồng, quyền quyết định các vấn
đề quan trọng trong gia đình, sở hữu tài sản giữa vợ chồng và chồng,
quan hệ tình dục, bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân Trong quan hệ giữa
các thế hệ, chú ý đến quan hệ giữa cha mẹ và con cái, con cháu với ông
bà, tổ tiên. Vai trò trách nhiệm của cha mẹ đối với việc nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trách nhiệm của con cái đối với việc phụng
dưỡng cha mẹ. Những mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ. Có thể
khẳng định rằng, không có cấu trúc thuần nhất cho mọi gia đình trong xã
hội [93, tr32-33].
Vì vậy, trong phạm vi luận án của mình, trên cơ sở kế thừa và phát huy các mô
hình cấu trúc của các nhà nghiên cứu đi trước, NCS mạnh dạn đi vào tìm hiểu văn
hoá gia đình vùng TĐC huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trên bốn phương diện. Cụ thể:
quan niệm về hôn nhân và gia đình, ứng xử trong gia đình, giáo dục gia đình, các
21





nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng trong gia đình. Đây là những biểu hiện nổi trội về biến
đổi VHGĐ của vùng TĐC.
Đối với quan niệm về hôn nhân và gia đình: Quan niệm này không phải thời
kỳ nào cũng giống nhau, nó có những biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội. Liên
quan đến vấn đề này, NCS đi vào tìm hiểu các nội dung: quyền quyết định hôn
nhân, tiêu chuẩn kết hôn, cư trú và quyền lợi sau hôn nhân, quan niệm về tình dục
và trinh tiết, vấn đề ly hôn. Đây là những nội dung cần được tìm hiểu và lý giải một
cách sâu sắc, để thấy được sự biến đổi của cư dân trước và sau khi TĐC.
Về ứng xử trong gia đình: luận án đi sâu vào mối quan hệ ứng xử vợ - chồng,
cha mẹ - con cái, anh (chị) - em, ứng xử gia đình với cộng đồng. Trong đó, nổi lên
vị trí quan trọng nhất là ứng xử trong mối quan hệ vợ, chồng. Cùng với sự biến đổi
của lịch sử xã hội và tuỳ theo điều kiện cụ thể về KT-XH, phong tục tập quán của
địa phương, ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái có những sắc thái
khác nhau.
Nội dung giáo dục trong gia đình: đó là những chuẩn mực, khuôn phép của gia
đình. Cụ thể là vấn đề giáo dục con cái trong gia đình, quan tâm đến vấn đề nề nếp,
gia giáo (sống thuận hoà, biết kính trên nhường dưới, con cháu học hành thành đạt,
nên người…). Trong mỗi giai đoạn lịch sử, vấn đề giáo dục gia đình luôn có sự thay
đổi để thích ứng với tình hình KT-XH. NCS tìm hiểu sự thay đổi đó trên ba phương
diện: nội dung giáo dục, hình thức giáo dục và vai trò của các thành viên trong gia
đình đối với việc giáo dục con cái.
Vấn đề các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng trong gia đình: đây là yếu tố quan
trọng tạo ra nét văn hoá riêng của mỗi gia đình. Trong đời sống con người, nếu mặt
hiện hữu có thể nhận thức qua những tiêu chuẩn sờ mó được, thì mặt tâm linh bao
giờ cũng gắn với những cái trừu tượng mông lung nhưng không thể thiếu. Con
người sở dĩ trở thành người, một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh. Để tìm
hiểu vấn đề này một cách sâu sắc, cặn kẽ, thực sự là một điều không dễ. NCS đã cố
gắng tìm hiểu các hình thức nghi lễ, vai trò của các thành viên trong gia đình đối

22




với nghi lễ để thấy được đời sống tâm linh phong phú, đa dạng của cư dân vùng
TĐC.
1.1.1.4. Vai trò của văn hoá gia đình
Văn hóa gia đình có vai trò to lớn đối với sự hình thành nhân cách mỗi cá
nhân, sự phát triển bền vững của xã hội và đối với việc giữ gìn bản sắc VHDT. Gia
đình trong ý thức mỗi cá nhân vẫn là một tổ ấm không thể thay thế, vẫn là nơi chốn
đi về để mỗi cá nhân có thể thư giãn, sống thật là mình nhất. Gia đình là bệ phóng
bình yên, an toàn nhất, hội đủ mọi yếu tố nhất để mỗi cá nhân có thể đạt tới đích
khát khao, tới chân trời mơ ước của mình. Và trên hết, gia đình là một tế bào nhỏ
nhất cấu thành nên xã hội.
Trên thế giới, theo quan điểm duy vật lịch sử, sự sản xuất và tái sản xuất ra tư
liệu sản xuất và con người là nhân tố nền tảng có tính quyết định của xã hội. Sự
phát triển của gia đình cũng gắn với sự phát triển của sản xuất, tái sản xuất vật chất
và tinh thần cũng như tái sản xuất ra con người. Trong Nguồn gốc của gia đình, của
sở hữu tư nhân và của nhà nước, Ăngghen đã làm rõ:
Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, suy đến cùng,
là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản
xuất đó lại có hai loại. Một loại là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức
ăn, quần áo và nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ
đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống.
Những thiết chế xã hội trong đó những con người của một thời đại lịch
sử nhất định, và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản
xuất đó quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động, và
mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình [52, tr.44].
Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ [81], cũng đã khẳng định:

rất quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là
gia đình.
23




Đảng ta cũng đã nhận rõ vai trò quan trọng của gia đình, qua mỗi kỳ Đại hội,
vấn đề gia đình luôn được quan tâm đúng mức. Ngày 4/5/2001 Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 72/QĐ-TTg về ngày gia đình Việt Nam, Quyết định
nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày gia đình Việt Nam.
Trong mỗi gia đình, cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên chăm sóc, nuôi nấng,
dạy dỗ con cái biết yêu thương, nhân ái, bao dung, yêu quê hương, đất nước; đồng
thời dạy con tri thức, vốn sống, vốn văn hoá, cách đối nhân xử thế giữa người với
người, giữa con người với thiên nhiên tạo vật, với xã hội rộng lớn. Chính VHGĐ là
nơi ươm mầm nuôi dưỡng, giáo dục cho con người về trí tuệ, nhân cách sống để đáp
ứng tốt nhu cầu phát triển chung của xã hội. Gia đình tạo điều kiện để mỗi cá nhân
hoàn thiện mình một cách toàn diện, vững vàng, tự tin, đĩnh đạc bước vào đời bằng
chính đôi chân và trí tuệ của riêng mình. Gia đình giúp các cá nhân có niềm tin và
hy vọng vào cuộc đời, khát khao thành người có ích cho cộng đồng và người thân.
Chính vì thế, đối với mỗi cá nhân, gia đình thực sự có vị trí, ý nghĩa hết sức
quan trọng. Gia đình không chỉ là hạt nhân tốt của xã hội mà còn là chiếc cầu nối
ngắn nhất nhưng đẹp đẽ nhất, thuận lợi nhất giữa cá nhân với xã hội.
Gia đình là sản phẩm của lịch sử. Trình độ phát triển KT-XH quyết định quy
mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình. Tuy nhiên với tư cách là
“tế bào của xã hội”, gia đình đã tác động to lớn đến tiến trình phát triển xã hội. Cho
nên, với hàng triệu tế bào tốt thì ắt hẳn sẽ xây dựng một xã hội tốt. Ngược lại, nó sẽ
là tác nhân gây nên sự suy đồi, làm đảo lộn đời sống xã hội. Lịch sử phát triển của
nhân loại trải qua nhiều triều đại hưng suy, nhiều nền văn minh bị đổ vỡ nhưng

VHGĐ vẫn là “chiếc phao” che chở, dẫn dắt mỗi cá nhân vượt qua mọi khốn khó.
Chính “chiếc phao” ấy đã, đang và sẽ truyền dẫn nền văn minh lại cho mỗi thế hệ
khi bước vào giai đoạn lịch sử mới.
Tính đa chức năng của gia đình đã tạo nên sự bền chặt, quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau rất sâu sắc của các thành viên trong gia đình. Trước sự xuất hiện của xu hướng
đề cao cá nhân, tính chất đa chức năng và chú trọng quan hệ chiều dọc của gia đình
truyền thống đang có xu hướng dần dần bị thay thế.

×