Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vài cách tiếp nhận bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.31 KB, 14 trang )

VÀI CÁCH TIẾP NHẬN BÀI THƠ "MÀU TÍM HOA SIM" CỦA
HỮU LOAN
Nghệ thuật là một hoạt động tinh thần phong phú nhưng nó không phải là một sản phẩm tự nhiên
tùy thích và việc thưởng thức tiếp nhận cũng không phải là chuyện hoàn toàn đơn giản tự nhiên. Thật vậy,
sáng tạo nghệ thuật là trách nhiệm nặng nề và cao quý của người nghệ sĩ, tác phẩm đó phải có những giá
trị nghệ thuật đích thực, phỉa hàn chỉnh, thống nhất ở cả hai mặt là nội dung và hình thức. Đó là sản phẩm
tinh thần độc đáo thể hiện tài năng, cái riêng biệt của mỗi người cầm bút. Sáng tạo nó, nhà văn nhà thơ
gửi gắm vào đấy bao nỗi niềm, kí thác bao tâm tư tình cảm, tác phẩm. Khi đến tay người đọc, tác phẩm ấy
được thưởng thức, soi chiếu, đánh giá, tiếp nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau. Và nếu có giá trị đích thực
thì dù trải bao tháng năm tác phẩm vẫn tỏa sáng, chiếm vị trí đặc biệt trong lòng người đọc. Màu tím hoa
sim của Hữu Loan là một trong những trường hợp như thế.
1. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
1.1. Tác giả
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2.4.1916 tại thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh,
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Xuất thân nhà nghèo, ông được một cụ đồ trong làng ưu ái dạy chữ nho
rất tận tâm. Từ đó, ông lên học quốc ngữ trường huyện, học Collège Thanh Hoá. Ở đấy, ông vừa học vừa
làm gia sư cho nhà ông Lê Đỗ Kỳ - Tổng Thanh tra Nông lâm Đông Dương (sau đó là Đại biểu Quốc hội
khoá I Việt Nam Dân chủ Cộng hoà). Thầy “Tú Loan” không chỉ được vợ chồng ông Kỳ quý mến, mà các
con cũng đều kính trọng. Năm 1941, Hữu Loan thi đỗ tú tài ở Hà Nội, đậu thư ký văn phòng toàn quyền,
song ghét Tây nên không đi làm. Ông về Nga Sơn tham gia Việt Minh. Sau đó, ông lên làm Uỷ viên văn
hoá trong Uỷ ban Hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hoá, tổ chức “Tuần lễ vàng” tại đây hết sức thành
công. Khoảng năm 1947 Hữu Loan làm chủ bút báo “Chiến sỹ” đóng ở miền Trung. Đến 1949 ông kết
hôn với con gái ông Lê Đỗ Kỳ tên là Lê Đỗ Thị Ninh (kém thầy 16 tuổi). Hơn ba tháng sau ngày cưới,
ông bàng hoàng nhận được tin vợ mất khi đang dự chỉnh huấn ở Nghệ An. Do vụ “Nhân văn giai phẩm”
nên đang công tác ở Hà Nội, Hữu Loan bỏ về quê như trút bỏ mọi phiền muộn để làm công việc nặng nề
nhưng thanh thản của một người thồ đá. Sau này ông kết duyên và sống trọn đời với người vợ thứ hai là
bà Phạm Thị Nhu. Ông từ trần hồi 19h30 ngày 18/3/2011 tại nhà riêng ở Thanh Hóa, thọ 95 tuổi. Tang lễ
được Hội nhà văn Việt Nam phối hợp với gia đình tổ chức ngày 19/3. Một nhà thơ chiến sĩ, một thi nhân
chở đá xây đời đã yên nghỉ trong bóng chiều ngả vàng nơi chân núi Vân Hoàn, Nga Sơn.
* Sự nghiệp sáng tác
Hữu Loan viết cả truyện và ký nhưng ông nổi tiếng nhất ở lĩnh vực thơ ca. Bạn đọc biết đến ông qua


một số bài thơ nổi tiếng như Đèo Cả, Yên mô, Hoa lúa, Những làng ta đi qua, Tình Thủ đô… đặc biệt
1
nhất là bài Màu tím hoa sim. Thơ Hữu Loan thường làm theo thể tự do, có âm điệu giàu nhạc tính để
chuyển tải tâm sự vì thế những bài thơ hiếm hoi đã được phổ biến của ông đều sống trong lòng độc giả.
Năm 1988, khi có việc “xoá án” cho những Hữu Loan, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng
Quán , thơ Hữu Loan đã được giới thiệu trở lại trên tờ “Thanh Niên” và sau đó, năm 1990, tập thơ “Màu
tím hoa sim” đã được ấn hành tại NXB Hội Nhà văn.
1.2. Tác phẩm “Màu tím hoa sim”
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Màu tím hoa sim là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan, được sáng tác năm 1949 tại
Thanh Hoá vào thời điểm được cho là sau khi người vợ đầu tiên của tác giả qua đời. Ông viết liền một
mạch, xong trong vòng hai tiếng đồng hồ, gần như hoàn chỉnh luôn, sau này ông chỉ sửa thêm rất ít. Bài
thơ xuất hiện đầu tiên trên tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính năm 1956. Trong bản in của bài thơ có thêm
phần đóng dấu trong ngoặc đơn: "Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh".
1.2.2. Văn bản
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về

Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
2
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ

Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
3
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa

Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
4
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu
1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh.
2. Một số ý kiến xoay quanh bài thơ “Màu tím hoa sim” (Hữu Loan)
Nhắc đến Hữu Loan là người ta nhớ đến Màu tím hoa sim. Bài thơ là một cảm xúc rất thật trong
cuộc đời nhà thơ viết về nỗi đau sâu thẳm khi vợ mình vắn số. Đó chính là tiếng khóc đứt đoạn và nghẹn
tắc của người lính trước sự mất mát khôn cùng, trước sự ra đi quá đột ngột của người vợ trẻ và trước hạnh
phúc gia đình quá ngắn ngủi. Bi kịch đớn đau của chính người trong cuộc đã từng làm lay động bao trái
tim người đọc, từng làm thao thức bâng khuâng những ai thưởng thức nó. Cũng chính vì lẽ đó mà Màu
tím hoa sim xưa nay đã nhận được khá nhiều ý kiến tiếp nhận. Có người thì nói một cách khái quát về giá
trị bài thơ, có người bàn sâu và cụ thể hơn, tựu trung có những ý kiến đáng lưu ý sau:
* Nói về số phận bài thơ: khi mới ra đời, bài thơ Màu tím hoa sim và tác giả Hữu Loan cũng chịu
nhiều thăng trầm, vất vả. Sau khi được công bố, bài thơ càng được đón nhận, yêu mến bao nhiêu thì tác
giả càng vướng vào bấy nhiêu hệ lụy. Trong vụ án Nhân văn giai phẩm, nó bị coi là thứ văn chương ủy
mị, mang tư tưởng tiểu tư sản, và là một trong những bằng chứng để bộ văn hóa đương thời kết tội tác giả
của nó (). Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng nói rõ: Ông nổi tiếng với bài
thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành
rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh
hưởng tiêu cực đến tâm lí quân dân nên ông bị giải ngũ. Lê Thọ Bình trong bài Thi sĩ Hữu Loan và mối
tình bất hủ cũng đã nhìn nhận điều này: Trong sự nghiệp sáng tác của mình Hữu Loan viết không nhiều.
Trong số khoảng trăm bài thơ của ông mà tôi biết, thực tình mà nói, tôi vẫn coi Đèo cả là một tuyệt tác
của ông. Tuy nhiên bài thơ mà nhiều người biết đến nhất và ông nổi tiếng vì nó lại là bài Màu tím hoa sim.
Và gần như cuộc đời thăng trầm của ông cũng gắn với bài thơ này.(…) Hữu Loan tuy đã ở ẩn mà vẫn còn
chịu nhiều thị phi” ( />* Về nội dung bài thơ:
- Trên trang có nhận xét về Màu tím hoa sim như sau: Lần đầu tiên trong dòng

thơ kháng chiến, khi tất cả văn học nghệ thuật đang theo dòng chảy ca ngợi động viên cái chất hào hùng
anh dũng để phục vụ nhiệm vụ kháng chiến cứu quốc thì Màu tím hoa sim lại nói đến cái bi kịch của chiến
tranh. Dù là chiến tranh phi nghĩa hay chính nghĩa thì mặt sau của nó luôn đi cùng cái bi tráng, là những
khổ đau mất mát của những phận người đơn lẻ. Ông có lẽ là thi sĩ cách mạng đầu tiên với bài thơ khóc vợ
của riêng mình đã rọi một luồng ánh sáng vào góc còn khuất đó với tư cách một nhà thơ. Tên tuổi Hữu
Loan sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng người đọc, trên thi đàn Việt Nam sẽ gắn mãi với Màu
5
tím hoa sim, gắn mãi những câu thơ tình rớm máu, gắn với nỗi đau thương bi tráng của một mối tình vợ
chồng dang dở vì bi kịch chiến tranh. Trên BBC News ngày 10.11.2002, trong bài viết Chiến tranh đã tạo
nên cảm xúc cho các nhà thơ trên thế giới như thế nào?, tác giả L.Pollard đã chọn Màu tím hoa sim là một
trong ba bài thơ tiêu biểu viết về đề tài chiến tranh. Đó là một bài thơ đầy tâm trạng của người lính Vệ
quốc quân hay tin người vợ trẻ vừa mất ở quê nhà.
- Đỗ Hoàng trong bài suy nghĩ về Màu tím hoa sim viết ngày 12-8-2005 cũng đã đánh giá rất cao
về giá trị nội dung bài thơ: Từ bé tôi đã nghe danh nhà thơ Màu tím hoa sim. Khi nhập ngũ, xung phong
tham gia cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, tôi càng thấm thía cái bất tử của thi phẩm. Dù
phải qua bao thăng trầm vì sự hiểu biết hạn hẹp của con người nhưng những giá trị nhân văn đích thực thì
dân tộc nâng niu và chấp nhận. Tôi đồng cảm và hiểu được lòng nhân đạo, nhân ái vượt qua nhận thức
thời đại của nhà thơ! Tất cả anh em chúng tôi lúc đó chưa ai thành danh mà sau này có chút tên tuổi văn
chương thì làm sao so được với Màu tím hoa sim. Trên trang web và
khi nói về bài Màu tím hoa sim đã có nhận xét: Chỉ cần một bài thơ duy nhất mà ai
cũng biết đến tên ông. Xưa nay làm nghệ thuật không phải cứ viết nhiều, in lắm là trở thành nổi tiếng,
thành nghệ sĩ lớn. Cả một đời thơ, đôi khi chỉ cần lưu lại cho hậu thế đôi bài, thậm chí vài câu bất hủ thế
cũng đã là rất đáng tự hào rồi. Và Hữu Loan đã làm được như vậy. Mỗi lần đọc Màu tím hoa sim ta thấy
lòng mình như dao cứa là nhờ Hữu Loan đã xuất thần góp một khúc ca đoạn trường cho nền thơ ca dân
tộc. Quả thật bài thơ đã làm nên tên tuổi Hữu Loan và Màu tím hoa sim đã được xem là một trong những
bài thơ tình hay nhất của thế kỷ hai mươi. (Báo Thanh niên 14/12/2004)
- Bài thơ “Màu tím hoa sim” cũng đã được một công ty truyền thông ở Sài Gòn mua bản quyền với giá
100 triệu đồng, cho đến nay vẫn giữ kỷ lục. Lê Văn Chính, giám đốc Công ty Vitek VTB nhận xét về giá
trị đích thực của bài thơ rằng: Trong thế kỷ trước, dấu ấn đậm nhất của thế giới về VN là chiến tranh cách
mạng. Có rất nhiều bài thơ viết về chiến tranh, nhưng theo chúng tôi, Màu tím hoa sim là bài thơ nhiều giá

trị. Chiến tranh luôn kéo theo mất mát, đau khổ. Trong những năm 1950 người ta cần nhiều bài thơ hô
hào, những tiếng xung phong. Nhưng khi chiến tranh đã đi qua, người ta cần nhìn về nó với cái nhìn nhân
bản hơn. Nỗi khổ mà chiến ranh gây ra không phải là nỗi khổ của người lính ra chiến trận mà là sự chờ
đợi của những người phụ nữ ở nhà, không biết khi nào chồng, cha, anh, em mình mới trở về. Một khi bài
thơ này dịch ra tiếng Anh và đem ra với thế giới, người nước ngoài sẽ có một ấn tượng khác hơn về một
Việt Nam trong chiến tranh - thổn thức và lắng đọng hơn. Bài thơ là tiếng thở dài, tiếng khóc của một
người lính khóc vợ. Người vợ của anh chết trẻ, do lỗi gián tiếp thuộc về chiến tranh.
6
* Về hình thức nghệ thuật, có nhiều nhà phê bình và cả những bạn đọc yêu thơ đánh giá cao lối viết độc
đáo của Hữu Loan cũng như khẳng định đóng góp của tác giả vào nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Chẳng
hạn:
- Theo Phạm Xuân Nguyên, với hai bài thơ Đèo cả (1947) và Màu tím hoa sim (1949), Hữu Loan chính
thức ghi tên mình vào làng thơ đương đại. Đèo cả ra đời giữa mạch thơ chung ca ngợi kháng chiến, nhưng
có nét hào hùng riêng. Nhà thơ trẻ Lê Thiếu Nhơn cho rằng: “Hữu Loan là người cách tân từ khi bắt đầu
viết”. Trong khi đó, Màu tím hoa sim là tiếng thơ về bi kịch cá nhân vang lên giữa những giọng thơ về cái
ta, cái chung. Phạm Xuân Nguyên cũng từng nhận định, Hữu Loan chính là người cách tân sớm nhất của
thơ ca Việt Nam hiện đại. (Theo Báo Đất Việt)
- Một bài viết của Lê Thọ Bình trên trang web có nhận xét như thế này:
Màu tím hoa sim là một phần của cuộc đời Hữu Loan, mà có thể lại là phần đẹp và buồn nhất, nên cho dù
ông viết rất thật, rất mộc mạc, nói như Vũ Bằng là “không có gọt rũa, không có văn chương gì cả”, hay
như Vũ Cao “không có chữ nghĩa gì cả”, nhưng lại có sức lay động tột cùng và có sức sống mãnh liệt
ngay cả trong những giai đoạn mà tác giả và tác phẩm không được thừa nhận. Cùng ý kiến trên ta có nhận
xét sau: Tráng sĩ Hữu Loan khóc vợ bằng Màu tím hoa sim làm xúc động bạn đọc nhiều thế hệ. Bài thơ
Màu tím hoa sim là một bài thơ có cấu trúc tiết tấu nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm chất trữ tình và buồn man
mác (viết bởi @20:33, 2010 -03-24).
- Đặc biệt có nhiều ý kiến tiếp nhận bài thơ ở phương diện ngôn từ, cấu trúc, phương diện thẩm
mỹ. Nguyễn Thị Mỹ Châu trong bài viết Kĩ thuật ngôn từ trong “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan có
nhận xét: Trong “Màu tím hoa sim” ta thấy Hữu Loan đã có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn từ để
tạo nên tác phẩm. Bài thơ sử dụng khá nhiều vần vang ngân như: ang, ương, anh, im, inh, iên, ong, ông
tạo cảm giác buồn mênh mang. Xen lẫn với các vần: i, ai, ê, uê gợi một nỗi buồn chôn chặt, lắng đọng

trong cả bài thơ và có lẽ đó cũng là nỗi buồn sâu thẳm nơi tâm hồn nhà thơ. Kết thúc bài thơ là một nỗi
đau dai dẳng được nhà thơ khắc họa qua các vần: ong ("vọng") và một trạng thái u buồn: âu ("về đâu").
Về nhịp thơ tác giả nhận xét thì rất chậm rãi, có khi dàn trải có khi lại đứt đoạn, nghẹn ngào. Nó khái quát
nên nỗi đau chất chứa, dai dẳng. Ở đây, nhịp thơ cũng có nghĩa là nhịp lòng, nhịp đập của một trái tim
rớm máu. Còn về mặt từ ngữ, đặc biệt là ở việc sử dụng cặp từ xưng hô được nhà thơ thay đổi rất linh
hoạt và uyển chuyển. Bài thơ còn sử dụng rất nhiều các từ tượng hình và từ tượng thanh tạo nên sự mông
lung, vừa thực vừa ảo, vừa gần vừa xa, cái cảm giác đầy ám ảnh, nhòe mờ giữa hiện tại khổ đau và ký ức
tươi non: mái tóc xanh xanh, nụ cười xinh xinh, dáng hình bé bỏng, người đi biền biệt, người ở lại buồn
da diết, một trạng thái hụt hẫng đến ngỡ ngàng, một tâm hồn hoang lạnh rờn rợn. Ngôn ngữ tâm trạng
nhiều lần lấn lướt ngôn ngữ miêu tả; nỗi đau xé lòng khiến cho cảm xúc như vừa bùng lên như vừa lắng
7
lại; nhân vật trữ tình không kêu than, không oán trách mà là đồng cảm, tiếc thương. Như vậy trong Màu
tím hoa sim Hữu Loan đã tạo riêng cho mình một kĩ thuật xây dựng ngôn từ hết sức độc đáo. Độc đáo từ
vần thơ, nhịp điệu, lối xưng hô cho đến kết cấu đối lập tương đồng…Tất cả những điều đó được hợp lại
để tạo nên một sức hấp dẫn độc đáo cho cả bài thơ.
- Sức hấp dẫn của Màu tím hoa sim không chỉ là do hoàn cảnh nó ra đời mà còn xuất phát từ trong hệ
thống nghệ thuật của bài thơ. Nguyễn Thanh Tuấn cũng đồng nhất với ý kiến này trong bài viết Phương
thức tạo khoái cảm thẩm mỹ bằng nghệ thuật ngôn từ trong bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan,
tác giả cho rằng: Đọc bài thơ, người đọc thấy rõ quá trình diễn tiến của các chuỗi sự kiện như một câu
chuyện kể có thực của ai đó nhưng sao gần gũi, quen thuộc lạ thường. Hiệu quả này được tạo ra từ hệ
thống ngôn từ mà tác giả đã khéo léo tuyển lựa (Tuyển lựa những từ ngữ gần gũi, quen thuộc nhất) và sử
dụng một cách hiệu quả, phát huy được hết công dụng của nó. Tác giả đã sử dụng tới hơn 20 đại từ dùng
để xưng hô như: “anh”, “em”, “tôi”, “nàng”… Cách dùng từ và cách diễn đạt tự nhiên, mộc mạc, gần gũi
như chính bản chất của cuộc sống vậy. Không cầu kỳ hóa, không lạ hóa, không sử dụng các hình ảnh
tượng trưng, không sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ khó hiểu. Khi đọc “Màu tím hoa sim” cái ấn
tượng đầu tiên và mạnh mẽ nhất của người đọc là sự giản dị, gần gũi, quen thuộc của ngôn ngữ đời
thường và cách diễn đạt hồn nhiên, giọng điệu chậm rãi. Điều này giúp tác giả truyền tải cảm xúc đến trái
tim người đọc một cách trực tiếp nhất và hoàn toàn tự nhiên. Người đọc thấm thía nỗi đớn đau mất mát
này như chính của bản thân mình, chính mình là người phải gánh chịu. Cảm xúc của tác giả được biểu
hiện bằng ngôn từ, hay ngôn từ thể hiện cảm xúc? Thật khó mà phân biệt được vì cả hai đã hòa quyện vào

nhau, tan chảy trong nhau thành một, thành “Màu tím hoa sim”. Thế mới thấy, nếu xét trên phương diện
tổng quan nhất thì nghệ thuật ngôn từ trong bài thơ đã đạt đến trình độ điêu luyện, điêu luyện đến mức
như chính bản thân nó đã như thế từ xa xưa.
Nếu khảo sát nghệ thuật ngôn từ ở những phương diện cụ thể, ta còn phát hiện nhiều khoái cảm ngôn mỹ
mới lạ, tinh vi. Tác giả khéo léo sử dụng các nguyên âm /a/, /o/, /e/ và các bán nguyên âm -i- , -u- để tạo
vần ở cuối mỗi đoạn ngữ âm (Không thể khẳng định đó là câu): “Tóc nàng xanh xanh/ ngắn chưa đầy búi/
Em ơi ! giây phút cuối/ không được nghe nhau nói/ Không được trông nhau một lần”. “Nhưng không
chết/ người trai khói lửa/ mà chết người / gái nhỏ hậu phương\ Tôi về không gặp nàng/ má tôi ngồi bên
mộ con/ đầy bóng tối\ chiếc bình hoa ngày cưới/ thành bình hương tàn lạnh/ vây quanh”. Kỹ thuật ngôn từ
độc đáo còn được thể hiện ở nhịp thơ. Cách ngắt nhịp của bài thơ tạo nhiều bất ngờ và đột biến khiến cho
tâm thức của người nghe bị gõ mạnh và liên tục đều, gây ấn tượng sâu sắc. Đặc điểm này góp phần tạo
nên nét độc đáo của bài thơ. Hệ thống từ ngữ trong thơ là những từ ngữ quen thuộc trong giao tiếp hằng
ngày, những từ ngữ quen thuộc ấy được sử dụng một cách tinh tế nên đã phát huy hết khả năng của nó và
8
tạo nên những bất ngờ thú vị đến lạ thường. Bài thơ còn sử dụng một hệ thống từ loại phong phú: từ
tượng thanh, từ tượng hình, từ láy, danh từ, lượng từ…làm cho hình ảnh thơ trở nên sống động, cụ thể.
Đặc biệt là các danh từ “hoa sim” và tính từ “tím” rồi các danh từ “đoàn binh” xuất hiện càng dày đặc khi
càng về cuối bài thơ. Có phải chăng nó là màu của tình yêu chung thủy, màu của son sắt, yêu thương,
nhưng cũng là màu của chia ly, chờ đợi, mất mát và thử thách? Vì không có chia ly, khắc khoải đợi chờ và
mất mát sao biết lòng thủy chung. Càng về cuối các danh từ “sim”, “hoa sim”, “đồi sim” xuất hiện càng
nhiều, tất cả là 6 lần. Riêng tính từ “tím” xuất hiện tới 7 lần càng nhấn mạnh đến bản chất thủy chung
thắm thiết của tình yêu.
- Hải Hà, một bạn đọc yêu văn trong bài viết cảm nhận về Màu tím hoa sim đã tâm sự: Tôi đã đến nhiều
đồi hoa sim vắng và đồi sim nào cũng làm cho tôi nhớ đến bài thơ, nhớ người mình yêu thương đến nao
lòng. Chỉ đến khi ấy, tôi mới hiểu được chữ biền biệt trong bài thơ có trong tâm trí của bao nhiêu người
này. Dẫu các nhà thơ, nhà phê bình văn học có cách hiểu khác, hay không để ý đến từ láy đặc biệt này, tôi
– một người yêu thơ ca – vẫn cho rằng từ láy này chính là linh hồn của cả bài thơ dù bài thơ có nhiều hình
ảnh gây xúc động rất mạnh như “chiếc bình hoa” thành “bình hương”.
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim

Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Viết được từ biền biệt ấy, chắc hẳn thi sĩ, tráng sĩ Hữu Loan – như cách gọi của Hà Đình Cẩn- đã phải dồn
nén nỗi nhớ thương đến cực điểm, đã phải đau đớn đến xé lòng. Tất cả những cảm xúc ấy dồn nén vào
một từ láy biền biệt – cuộc chia ly của những người yêu thương không bao giờ có ngày gặp lại. Để rồi từ
đó, niềm thương nhớ cứ thế trào dâng lên mãi.
- Màu tím hoa sim đã có sức ảnh hưởng lớn lao, từ thơ ca đã đi vào âm nhạc. Bài thơ đã được nhiều nhạc
sĩ phổ thành ca khúc như: Áo anh sứt chỉ đường tà (Phạm Duy), Màu tím hoa sim (Duy Khánh), Những
đồi hoa sim (Dzũng Chinh), Chuyện hoa sim (Anh Bằng), Tím cả chiều hoang (Nguyễn Đặng Mừng), Tím
cả rừng chiều (Thu Hồ), Chuyện người con gái hái sim (?) Trong đó phổ biến nhất là các bài hát của
Dzũng Chinh và của Phạm Duy. Điều này chứng minh tầm ảnh hưởng và sức phổ biến của bài thơ là rất
lớn.
3. Góp thêm vài ý kiến về vấn đề tiếp nhận bài thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan.
9
Xem xét những ý kiến tiếp nhận xoay quanh tác phẩm Màu tím hoa sim, chúng tôi nhận thấy những
đánh giá thành công về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật bài thơ là hoàn toàn phù hợp. Bài thơ là
sự hài hòa tuyệt đối về cả hai mặt trong chỉnh thể tác phẩm, mang đến sự rung cảm sâu xa cho nhiều thế
hệ yêu thơ. Bài thơ hay từ cái thực, cái riêng của nhà thơ để rồi biến thành nghệ thuật, thành thi ca. Từng
câu thơ dồn nén những cảm xúc của nhà thơ để từ đó lật lên những cảm xúc của người đọc, từ trái tim đi
đến trái tim. Sức sống lâu bền của Màu tím hoa sim trong lòng độc giả cho đến ngày hôm nay đã chứng
minh được cái hay, độc đáo, sâu sắc và thấm thía về bài thơ tình bất hủ.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ta bắt gặp bài thơ Núi đôi (Vũ Cao) và Quê hương (Giang
Nam) đều viết về tình cảm và nỗi đau xót khi người yêu mình mất đi. Mỗi bài một nét riêng nhưng cả hai
bài thơ đặt ra vấn đề tình yêu gắn bó với tình đồng chí, hòa quyện với lòng căm thù và tình yêu tổ quốc:
Nhớ nhau anh gọi em: đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng
(Núi đôi – Vũ Cao)
Nay yêu quê hương vì trong từng tấc đất

Có một phần xương thịt của em tôi
(Quê hương- Giang Nam)
Còn ở Màu tím hoa sim, Hữu Loan không đặt vấn đề về Tổ quốc, về tình đồng chí hay lòng căm
thù mà tác giả muốn ngợi ca hạnh phúc con người, thể hiện nỗi đau khôn cùng khi người vợ trẻ đoản
mạng và nói đến bi kịch chua xót khi hạnh phúc với người yêu thương không còn bên cạnh:
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu
(….)
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu
Vì vậy, chúng tôi cho rằng Màu tím hoa sim không phải là tráng ca mà là tình ca. Bài thơ không viết về
chiến tranh mà chủ yếu nói đến thân phận và nỗi đau con người. Giá trị nhân văn trong Màu tím hoa sim
là điều không thể phủ nhận.
Trong khoảng một thời gian khá dài, dễ chừng cũng trên dưới ba mươi năm, ở miền Bắc, “Màu tím
hoa sim” không được phổ biến nếu như không muốn nói là cấm in, cấm đọc. Tác giả bài thơ gần như
10
không được nhắc đến. Lý do không phổ biến bài thơ vì nói đến sự mất mát cá nhân, thơ buồn và không có
lợi cho cuộc kháng chiến dân tộc. Quả thật âm hưởng chung của Màu tím hoa sim là buồn, có những câu
thơ đọc lên man mác một nỗi nghẹn ngào:
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê

Về phương diện chính trị, trong tình hình đất nước đang quên mình chiến đấu với kẻ thù, người
người sẵn sàng gạt tình riêng vì nợ nước thì những vần thơ trên của Hữu Loan ít nhiều cũng gợi đến một
nỗi ái ngại, một sự chùng bước chồn chân trong lòng người ra trận. Tính chất khốc liệt của chiến tranh với
tiếng đạn bom đinh tai, với lời hiệu triệu và tiếng thét xung phong sang sảng hào hùng thì những thổn
thức riêng tư khó được chấp nhận cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng Màu tím hoa sim không bị lãng quên
mà vẫn có một chỗ đứng khá đặc biệt trong lòng người đọc chính bởi gần gũi với tình cảm con người. Trải
qua thời gian bị ngăn cấm, Màu tím hoa sim đã được nhìn nhận, vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng tỏa
sáng. Nhận được những che chở, yêu thương, Màu tím hoa sim của Hữu Loan vững bền theo thời gian là
do nhiều yếu tố, song cái trọng yếu nhất chính là sự hòa quyện hết sức sâu sắc giữa hình thức và nội dung
tác phẩm. Điều đặc biệt đáng lưu ý là nhà thơ dường như không hề dụng công trong hình thức nghệ thuật,
ấy thế mà với nỗi đau khôn tả chất ngất trong lòng cùng những kỉ niệm ùa về, Hữu Loan đã tạo ra chỉnh
thể nghệ thuật rất hài hòa. Chính điều đó góp phần làm nên tính độc đáo và sức hấp dẫn của bài thơ, khiến
người đọc phải bâng khuâng, ngậm ngùi, chua xót.
Ấn tượng sâu sắc khi ta đọc bài thơ là giọng kể của Hữu Loan. Bằng trái tim của một người trong
cuộc, bằng nỗi đau rất thật, bài thơ thể hiện tâm tư của chính tác giả qua giọng kể tự nhiên, thống thiết.
Mở đầu là kể về gia cảnh, rồi sau đó kỉ niệm như cơn thác đến nhanh được Hữu Loan kể ra bằng giọng
thổn thức nghe như tiếng nấc nghẹn ngào: nào là hạnh phúc ngày hợp hôn thật khó quên, nào là sự nuối
tiếc ngậm ngùi khi thời gian hạnh phúc đôi vợ chồng trẻ quá ngắn ngủi, nào là nỗi mong nhớ, lo sợ cho
tình cảnh người vợ trẻ quê nhà vì chiến tranh lắm điều bất ngờ xảy ra. Đặc biệt giọng kể nhà thơ đau đớn
hơn bao giờ hết trước cảnh trớ trêu của cuộc đời, bởi đó là điều nhân vật tôi không thể nào ngờ đến nhất:
Nhưng không chết
11
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương
Sự đau đớn vô bờ thật sự thấm vào những lời kể đầy uất nghẹn khi tác giả hình dung vợ trẻ mình
tóc xanh ngắn chưa đầy búi mà đã vĩnh viễn lìa cõi hồng trần. Người mẹ già như chết lịm trước mộ con
đầy bóng tối vì cảnh đầu bạc khóc đầu xanh. Những dòng hồi tưởng xiết bao thương mến được tác giả kể
lại một cách chân thật về những kỉ niệm khôn nguôi khi vợ mình còn sống càng làm đau xé tâm can người
ở lại. Kể về nỗi đau người thân trước sự ra đi đột ngột của nàng bằng giọng kể day dứt, kể về những

chuyến hành quân xa bằng giọng đau xót bởi nỗi nhớ người vợ bé nhỏ càng bùng lên mạnh mẽ khi anh bắt
gặp loài hoa sim tím thân thương. Màu hoa vẫn còn đây, anh vẫn nhìn thấy nó khi hành quân mà người vợ
hiền đã vĩnh viễn ra đi và nỗi đau ấy là sâu thẳm. Cảm xúc này nối tiếp cảm xúc kia, kể rất tự nhiên mà
chắt lọc, liền mạch, đan quyện niềm thương nỗi nhớ, có diễn biến cao trào, nỗi đau càng tăng tiến.
- Chúng tôi tiếp nhận bài thơ ở sự đặc sắc của màu tím hoa sim. Để nhấn mạnh sự thương nhớ của
nhân vật tôi, Hữu Loan nhắc nhiều đến màu tím của hoa sim. Đó là màu tím ân tình, màu tím man mác
nỗi buồn vô tận. Màu tím của loài hoa sim nho nhỏ mà người vợ luôn quý yêu, màu tím ấy sẽ luôn da diết
và bát ngát trong lòng người chồng đơn độc trên cõi thế:
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Giống như màu quan san của biệt li, màu tím chiều hoang biền biệt làm day dứt, thẫn thờ và đau
đáu trong cõi lòng những ai đã, đang và sẽ đọc Màu tím hoa sim. Và màu tím đó còn là màu của sự chia
phôi, của nước mắt và sự biệt li ai oán:
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
12
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu
- Những nghịch lí trong bài thơ được tạo nên bằng nghệ thuật đối lập rất độc đáo, tài tình, có sức gợi
mạnh mẽ. Nói về bàng hoàng của nhân vật tôi khi nhận được tin cái chết oan nghiệt của người vợ trẻ, tác
giả đưa ra hình ảnh đối lập: không chết người trai khói lửa mà chết người gái nhỏ hậu phương. Điều mà
người lính lo sợ là lỡ mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê thì không xảy ra mà

chính là điều ngược lại. Một nghịch cảnh phi lí, cái ngang trái cuộc đời giáng xuống lứa đôi và giáng
xuống hạnh phúc con người thật quá đỗi kinh hoàng và chua xót. Bẽ bàng hơn khi nàng không chết vì lẽ
thường trong thời chiến bởi bom đạn quân thù mà chết vì lẽ thường của cuộc đời vì cái đột ngột không ai
lường trước được. Nỗi đau ấy và những câu thơ ngắn ngủi ấy đã thức gợi một ý nghĩa nhân văn vô cùng to
lớn. Nói về sự trớ trêu cuộc đời qua hình ảnh chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây
quanh. Càng không thể nào quên nỗi đau của anh trai nàng: được tin em gái mất trước tin em lấy chồng
(niềm đau được báo trước niềm vui hạnh phúc cả đời của em gái nhỏ). Nghịch lí ấy khiến ai cũng phải
ngỡ ngàng và đau đớn gấp bội.
- Nói đến nỗi đau mất mát, nhà thơ còn nhấn mạnh hình ảnh chiếc áo: nàng vá cho chồng tấm áo ngày
xưa – nhìn áo rách vai tôi hát trong màu hoa- áo anh nát chỉ dù lâu. Đặc biệt hai câu thơ: Áo anh sứt chỉ
đường tà/ Vợ anh mất sớm mẹ già chưa khâu lấy từ ý hai câu ca dao quen thuộc Áo anh sứt chhoàn cảnh
đơnỉ đường tà/ Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu đã từng làm người đọc đau xót, ngậm ngùi cho hoàn
cảnh của nhân vật. Đó là sự đớn đau tột độ trong hoàn cảnh trớ trêu của cuộc đời mà nhà thơ phải gánh
chịu: vợ anh mất sớm- thụ hưởng niềm hạnh phúc lứa đôi không bao lâu, giờ đây niềm hạnh phúc và mối
tình nồng thắm ấy đã ra đi đột ngột.
4. Kết luận chung.
Suốt mấy chục năm qua, từ thuở đất nước ngập tràn khói lửa chiến chinh cho đến hôm nay đã trải
bao thăng trầm năm tháng nhưng hỏi mấy ai không nhớ đến những vần thơ tình rơi lệ của Hữu Loan?
Màu tím hoa sim thực sự là một bài thơ hay và để lại nhiều dư vị khó quên trong lòng người đọc. Lúc đầu
do hoàn cảnh thời đại nên bài thơ Màu tím hoa sim ra đời không được phổ biến (dù vậy nó vẫn lưu hành
trong lòng độc giả cả hai miền Nam Bắc). Sau này bài thơ được nhìn nhận, ấn hành rộng rãi và đông đảo
bạn đọc tiếp nhận ở nhiều góc nhìn khác nhau. Dù có nhiều ý kiến bàn luận, song có thể nhận thấy rằng:
đa số những ý kiến đánh giá về tác phẩm đều khẳng định sự thành công về mặt nội dung và hình thức của
Màu tím hoa sim, đặc biệt là nhấn mạnh cảm xúc chân thực về nỗi đau thương của anh Vệ quốc quân khi
vợ qua đời. Cho đến hôm nay, tác phẩm vẫn được người yêu thơ mến mộ và dành tặng những lời ngợi
khen. Thi nhân đã đi xa, về với đồi sim tím ngát của chiều hoang xưa biền biệt nhưng đứa con tinh thần
13
còn để lại cho đời – bài Màu tím hoa sim ấy đã đi vào thi ca Việt Nam như một trong những bài tình ca
hay nhất thế kỉ.
14

×