Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.47 KB, 16 trang )

Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ

:

Bộ luật lao động

HĐLĐ

:

Hợp đồng lao động

NLĐ

:

Người lao động

NSDLĐ

:

Người sử dụng lao động

TCLĐ

:


Tranh chấp lao động

TƯLĐ

:

Thỏa ước lao động

Page 1


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
CÂU HỎI SỐ 7
1 Nêu mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập
thể.
2 Tình huống
T thường trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy là kỹ sư kỹ thuật giao kết
hợp đồng lao động không xác định thời hạn với ngân hàng ACB, làm việc tại chi
nhánh Trung yên quận thanh xuân, Hà Nội. Trước khi thực hiện hợp đồng lao
động, T có thời gian thử việc là 2 tháng. Trong thời gian thử việc, T được cử đi
Singapo học lớp huấn luyện nghiệp vụ vận hành và bảo trì máy rút tiền ATM
trong thời gian 2 tuần với chi phí do ngân hàng đảm bảo. Sau 3 tháng thực hiện
hợp đồng chính thức, T trúng tuyển khóa đào tạo sau đại học tại Singgapo với
học bổng 100% theo hợp đồng hợp tác đào tạo giữa Singgapo và ngân hàng, thời
gian đào tạo là 2 năm, bắt đầu từ ngày 1/6/2004. T được cử đi học với cam kết
sau khi học xong sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng ít nhất là 5 năm, nếu khơng sẽ
bồi thường tồn bộ chi phí đào tạo và khoản tiền tương ứng với tiền lương,
thưởng đã hưởng từ ngân hàng từ khi bắt đầu làm việc. Hết thời gian học, T làm
đơn xin tạm hoãn hợp đồng thêm 1 tháng nữa để giải quyết một số công việc cá
nhân, ngân hàng không chấp nhận và yêu cầu T phải có mặt làm việc vào ngày

10/6/2006. Ngày 17/6/2006, T vẫn khơng có mặt tại nơi làm việc nên ngân hàng
ra quyết định sa thải và buộc T bồi thường theo cam kết lên đến 205. 000. 000đ.
Ngày 10/7/2006 T về nước và không đồng ý với quyết định sa thải với lý do về
muộn vì bị ốm.
Hỏi:a Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu T có yêu cầu. (1,5 điểm)
b Nhận xét về quyết định sa thải T?( 2 điểm)
c Giải quyết quyền lợi cho T theo quy định pháp luật hiện hành? (1,5 điểm)
d Giả sử nếu do vi phạm mà phải bồi thường, T phải bồi thường những
khoản nào?Vì sao? (2 điểm).

Page 2


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Nêu mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động
tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và
NSDLĐ về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ lao động ( Điều 44 LLĐ).
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc
làm, tiền lương, thu nhập và các điều khoản lao động khác, về thực hiện hợp
động lao động, thỏa ước tập thể và trong quá trình học nghề (Khoản 1Điều 157
LLĐ).
Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp xảy ra giữa tập thể lao động với
NSDLL.
TƯLĐTT và TCLĐ tập thể có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau.
a Những TCLĐ tập thể có thể phát sinh từ TƯLĐ tập thể.
Thoả ước lao động tập thể bao gồm 7 nội dung sau: Việc làm và bảo đảm việc
làm; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp

lương; Định mức lao động; An toàn lao động, vệ sinh lao động; Bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế; Những nội dung thỏa thuận khác: về phúc lợi tập thể; ăn giữa ca;
trợ cấp hiếu, hỷ; phương thức giải quyết tranh chấp lao động phát sinh trong
quan hệ lao động…
TCLĐ tập thể xảy ra có thể từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể là những nguyên
nhân từ kinh tế, xã hội những vi phạm các nội dung đã quy định trong TƯLĐ tập
thể. Tranh chấp về thỏa ước bao giờ cũng được xác định là tranh chấp lao động
Page 3


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
tập thể. Điều này được thể hiện ở việc tranh chấp ln có sự tham gia đơng đảo
của những NLĐ trong doanh nghiệp. Nội dung của tranh chấp luôn liên quan đến
quyền, lợi ích chung của tập thể lao động. Do đó, tranh chấp về thỏa ước bao giờ
cũng thỏa mãn các dấu hiệu của tranh chấp lao động tập thể.
Thực tế đã chứng minh Từ năm 1995 - 2010, cả nước xảy ra 3.620 cuộc ngừng
việc tập thể, đình cơng tự phát của người lao động (NLĐ). Chỉ tính riêng năm
2010 đã có 424 cuộc và 3 tháng đầu năm 2011 đã có 220 cuộc đình cơng.
Ngun nhân chủ yếu xuất phát từ vi phạm pháp luật và chính sách về tiền
lương, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… trong các doanh nghiệp FDI.
Mặt khác, sự tác động của giá cả sinh hoạt tăng, làm giá trị thực tế của tiền lương
bị tụt giảm, thu nhập NLĐ không đảm bảo cuộc sống cũng là nguy cơ dẫn tới các
cuộc tranh chấp lao động ngày càng tăng.
b Giải quyết những TCLĐ tập thể phát sinh từ vi phạmTƯLĐ thường nhằm khôi
phục những quyền lợi đã được quy định trong thỏa ước.
Giải quyết các TCLĐ tập thể phát sinh từ vi phạm TƯLĐ tập thể không những
nhằm khôi phục những quyền lợi đã được ký kết trong thỏa ước mà cịn nhằm
duy trì và củng cố, đảm bảo sự hồ bình và ổn định trong quan hệ lao động, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động , qua đó tạo
điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc nhiều hơn, kết quả lao động tốt

hơn, động viên khuyến khích sản xuất phát triển.
c TƯLĐTT là công cụ pháp lý quan trọng để hạn chế, giải quyết các tranh chấp
lao động và đình cơng.
TƯLĐTT góp phần hạn chế những cạnh tranh không cần thiết, ngăn ngừa, hạn
chế những mâu thuẫn và điều hòa quyền lợi của hai bên.
Page 4


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
Bằng cách chia sẻ quyền lực của các bên tại nơi làm việc, TCLĐ có thể được
ngăn chặn. Điều đó có thể thực hiện bằng cách NSLĐ và NLĐ dành thời gian
cho quá trình thương lương lao động tập thể để bàn bạc, lắng nghe, hỏi đáp, chia
sẻ thông tin với nhau. Điều này có tác dụng giúp cho các bên bày tỏ ý kiến của
mình một cách cụ thể, từ đó có thể làm rõ các quan điểm của các bên và loại bỏ
những hiểu lầm, mâu thuẫn.
Việc ký kết TƯLĐTT giúp cho NSDLĐ và NLĐ thể hiện rõ ràng và cụ thể sự
đồng thuận của hai bên về việc phân định trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ giữa các
bên bằng văn bẳn, góp phần tránh được những hiểu lầm hoặc những cách diễn
giãi khác nhau vốn được xem như là một trong những nguyên nhân chính của
các tranh chấp lao động.
Trong cuộc đấu tranh về lợi ích giữa lợi nhuận của NSDLĐ và sức lao động của
NLĐ, TƯLĐTT đã tạo ra một cơ sở hòa hợp, dung hòa lợi ích, tạo điều kiện để
NSLĐ và đại diện NLĐ- công đồn có dịp gặp gỡ, trao đổi và hiểu nhau hơn, từ
đó làm cho mối quan hệ lao động được ổn định, diễn ra hài hòa, giúp cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phát triển.
TƯLĐTT là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động tập thể hầu hết là những tranh chấp liên quan đến TƯLĐTT
như: Tranh chấp về việc các bên không thực hiện đúng các nội dung đã thỏa
thuận trong thỏa ước, những nội dung đã khơng cịn phù hợp với điều kiện thực
tế tại thời điểm phát sinh tranh chấp… Đương nhiên, TƯLĐTT phải là cơ sở

pháp lý quan trọng nhất để giải quyết tranh chấp này. Khi có tranh chấp, kể cả đó
là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể thì TƯLĐTT ln
là một cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức có thầm quyền căn cứ
vào đó để xem xét, giải quyết tranh chấp.
Page 5


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
d TCLĐ tập thể được giải quyết thì nhằm hồn thiện những quy định trong
TƯLĐ tập thể.
Những TCLĐ tập thể mà xuất phát từ vi phạm các nội dung đã được quy định
trong thỏa ước đa số là các vấn đề có sự xung đột giữa NSDLĐ và NLD về các
quyền, nghĩa vụ. Những vấn đề nêu trong thỏa ước có thể khơng cịn phù hợp với
thực tế, hoặc gây bất lợi cho NSDLĐ, thậm chí là với NLĐ. Do đó nếu những
TCLĐ tập thể được giải quyết thì sẽ hồn thiện được các quy định của TƯLĐ
tập thể, góp phần khắc phục những thiếu sót, bất cập cịn tồn tại trong TƯTĐ tập
thể. Giải quyết tranh chấp lao động cịn góp phần hồn thiện pháp luật , nhằm
đảm bảo các quy phạm pháp luật được áp dụng một cách thống nhất và đúng
đắn.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu T có yêu cầu.
Theo quy định tại Điều 157 BLLĐ thì:
“1. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến
việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp
đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề.
2. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao
động với người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thể lao động với
người sử dụng lao động”.
Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa nguời sử dụng lao động với cá
nhân người lao động (hoặc một nhóm nhỏ người lao động ) đó. Loại tranh chấp

này thường phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật lao động hoặc thực hiện,
thay đổi, chấm dứt các hợp đồng lao động cá nhân.Trong quá trình giải quyết
tranh chấp cá nhân, cơng đồn thường chỉ tham gia với tư cách là người bảo vệ
Page 6


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
quyền và lợi ích của người lao động chứ khơng với tư cách là người đại diện cho
một bên tranh chấp. Như vậy tranh chấp cá nhân thường mang tính đơn lẻ, riêng
rẽ, khơng có tính tổ chức chặt chẽ. Tranh chấp lao động cá nhân hầu như không
ảnh hưởng đến những quan hệ lao động khác và giải quyết các tranh chấp này
chủ yếu nhằm thừa nhận, khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ lao động.
Trong tình huống trên, tranh chấp giữa T và ngân hàng ACB là tranh chấp lao
động cá nhân.
Tại Điều 166 BLLĐ quy định rõ:
1- Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội
đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hồ giải viên lao động hồ giải khơng thành,
khi có đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp.
2- Những tranh chấp lao động cá nhân sau đây có thể yêu cầu Toà án nhân dân
cấp huyện giải quyết, khơng nhất thiết phải qua hồ giải tại cơ sở:
a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường
hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
3- Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền
lương, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật.
Do đó trong trường hợp T có yêu cầu giải quyết tranh chấp giữa T và ngân hàng
ACB thì T có thể khởi kiện đến Tịa án Nhân dân quận, huyện nơi Ngân hàng có

Page 7


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
trụ sở chính, u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp giữa T và Ngân hàng mà
không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở.
2 Nhận xét về quyết định sa thải T?
Xét tình huống trên ta thấy, T là kỹ sư kỹ thuật giao kết hợp đồng lao động
không xác định thời hạn với ngân hàng ACB, Trước khi thực hiện hợp đồng lao
động, T có thời gian thử việc là 2 tháng. Trong thời gian thử việc, T được cử đi
Singapo học lớp huấn luyện nghiệp vụ vận hành và bảo trì máy rút tiền ATM
trong thời gian 2 tuần với chi phí do ngân hàng đảm bảo. Sau 3 tháng thực hiện
hợp đồng chính thức, T trúng tuyển khóa đào tạo sau đại học tại Singgapo với
học bổng 100% theo hợp đồng hợp tác đào tạo giữa Singgapo và ngân hàng, thời
gian đào tạo là 2 năm, bắt đầu từ ngày 1/6/2004. T được cử đi học với cam kết
sau khi học xong sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng ít nhất là 5 năm, nếu khơng sẽ
bồi thường tồn bộ chi phí đào tạo và khoản tiền tương ứng với tiền lương,
thưởng đã hưởng từ ngân hàng từ khi bắt đầu làm việc. Hết thời gian học, T làm
đơn xin tạm hoãn hợp đồng thêm 1 tháng nữa để giải quyết một số công việc cá
nhân, ngân hàng không chấp nhận và yêu cầu T phải có mặt làm việc vào ngày
10/6/2006.
Căn cứ khoản 1 điều 35 Bộ luật lao động quy định: “Hợp đồng lao động được
tạm hoãn thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do
pháp luật quy định;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam;
c) Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận”.

Page 8



Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
Theo quy định nêu trên, xét thấy T không thuộc trường hợp được xin tạm hoãn
thực hiện hợp đồng. Nếu T muốn xin tạm hoãn hợp đồng H phải được sự đồng ý
của Ngân hàng.
Ngày 17/6/2006, T vẫn khơng có mặt tại nơi làm việc nên ngân hàng ra quyết
định sa thải và buộc T bồi thường theo cam kết lên đến 205. 000. 000đ. Ngày
10/7/2006 T về nước và không đồng ý với quyết định sa thải với lý do về muộn
vì bị ốm.
Căn cứ khoản 1 điều 85 Bộ luật lao động đã được sửa đổi bổ sung các năm 2002,
2006 và năm 2007 quy định “Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng
trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ơ, tiết lộ bí mật cơng nghệ, kinh
doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của
doanh nghiệp;
b) Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công
việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách
chức mà tái phạm;
c) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày
cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.”
Theo Điểm 2 điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của
Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao
động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, thì “Hình thức sa thải được áp
dụng đối với người lao động vi phạm một trong những trường hợp quy định tại

Page 9


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam

khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động và đã cụ thể hoá trong nội quy lao động
được quy định như sau:
a) Người lao động vi phạm một trong những các trường hợp quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động, nếu hành vi vi phạm đó chưa có đầy đủ
hoặc khó xác định chứng cứ thì u cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác
minh, kết luận để làm căn cứ xử lý kỷ luật.
b) Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày
cộng dồn trong một năm mà khơng có lý do chính đáng được tính trong tháng
dương lịch, năm dương lịch.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: bị thiên tai, hoả hoạn,
bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp,
các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xử lý kỷ luật lao động bằng hình
thức “sa thải” trước hết phải căn cứ vào mức độ lỗi của người vi phạm. Đây là
điều kiện về nội dung. Tiếp theo là điều kiện về thủ tục: việc xử lý phải bảo đảm
đúng thủ tục để bảo đảm quyền tự bảo chữa của người vi phạm, tức là họ có
quyền có mặt trong buổi họp xét kỷ luật với tư cách đương sự. Hai điều kiện này
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo căn cứ cho việc xét xử lý kỷ luật được chặt
chẽ, khách quan và cơng minh. Song, có thể nói, điều kiện quan trọng, có ý nghĩa
quyết định hình thức kỷ luật thế nào vẫn phải là vấn đề lỗi của người vi phạm.
Nhận xét đối với quyết định sa thải T của Ngân hàng ta phải xem xét hai trường
hợp sau:
Trường hợp 1: Ngân hàng có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đúng đối với
T nếu chứng minh được T tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng, 20
Page 10


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
ngày cộng dồn trong một năm mà khơng có lý do chính đáng. T khơng có hồ sơ,
tài liệu chứng minh nghỉ việc có lý do chính đáng như bị thiên tai, hỏa hoạn, bản

thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ quan y tế được thành lập hợp
pháp. Ngồi ra, trình tự thủ tục ra quyết định sa thải của Ngân hàng cũng đã tuân
thủ đúng các quy định theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định
33/2003/NĐ-CP.
Trường hợp 2: Quyết định sa thải của ngân hàng là sai trong trường hợp T xuất
trình được hồ sơ chứng minh mình nghỉ việc có lý do chính đáng, ngồi ra xét
trình tự thủ tục ra Quyết định sa thải của Ngân hàng không đúng theo quy định
của điều 10, điều 11 Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ
như người ký quyết định có đúng thẩm quyền hay không; việc xem xét, xử lý vi
phạm kỷ luật lao động có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành Cơng đồn cơ
sở, có báo bằng văn bản cho người bị kỷ luật khơng…
Từ phân tích trên, ta thấy rằng để xem xét một quyết định sa thải đúng luật hay
không? Không chỉ căn cứ vào nội dung mà còn căn cứ vào thủ tục giải quyết có
đúng khơng. Do đó sa thải hợp pháp phải được hiểu là sa thải đúng quy định của
pháp luật: đúng lý do, đúng thủ tục.
3 Giải quyết quyền lợi cho T theo quy định pháp luật hiện hành?
Như vậy, nếu T và Ngân hàng ACB có cam kết bằng văn bản về việc phải bồi
thường chi phí đào tạo và H đã tự ý bỏ việc khơng có lý do chính đáng- Quyết
định sa thải của ngân hàng đúng thì T bị sa thải và phải bồi thường chi phí đào
tạo cho Ngân hàng. Chi phí đào tạo bao gồm: Các khoản chi phí cho người dạy,
tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí
khác hỗ trợ cho người học….

Page 11


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
Việc Ngân hàng yêu cầu T hoàn trả lại khoản tiền tương ứng với tiền lương,
thưởng đã hưởng từ Ngân hàng từ khi bắt đầu làm việc là trái với quy định của
pháp luật. T sẽ nhận được trợ cấp thôi việc hoặc tiền bảo hiểm thất nghiệp tùy

thuộc thời gian T tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, chốt sổ bảo hiểm được
nhận lại sổ bảo hiểm xã hội, nhận sổ lao động. Khi nhận lại sổ lao động, T có
quyền kiểm tra lại nội dung ghi trong sổ nếu thấy có điều gì khơng đúng hoặc
thiếu thì có quyền yêu cầu người sử dụng lao động sửa đổi hoặc bổ sung cho
chính xác và đầy đủ. T cũng được thanh tốn hết các khoản nợ (nếu có). Đồng
thời T còn được nhận các khoản tiền khác như: Tiền những ngày nghỉ phép hàng
năm (nếu còn) mà trong thời gian làm việc chưa nghỉ; các khoản trợ giúp hoặc
các quyền lợi vật chất khác quy định tại Thỏa ước lao động tập thể của doanh
nghiệp (nếu có).
Trong trường hợp quyết định sa thải của Ngân hàng là trái luật thì T khơng bị sa
thải và khơng phải bồi thường chi phí đào tạo cho Ngân hàng. T có thể khởi kiện
đến Tòa án Nhân dân quận, huyện nơi Ngân hàng có trụ sở chính u cầu Tịa án
hủy quyết định sa thải của Ngân hàng với lý do không đủ điều kiện để sa thải,
trình tự thủ tục sa thải khơng đúng…, đồng thời T có thể u cầu Tịa án buộc
Ngân hàng phải xin lỗi cơng khai, khơi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất
cho T(Điều 94 LLĐ), khôi phục các quyền lợi vật chất( khoản 1- điều 41 LLĐ)

4 Giả sử nếu do vi phạm mà phải bồi thường, T phải bồi thường những
khoản nào?Vì sao?
Theo khoản 3 Điều 41 Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006,
2007 quy định: “Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của
Chính phủ”.
Page 12


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
Căn cứ mục 4 phần III Thông tư 21/2003/TT-BL ĐTBXH ngày 22/9/2003 của
Bộ Lao động Thương binh Xã hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động

“Việc bồi thường chi phí đào tạo theo Điều 13 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP
được thực hiện như sau:
a. Người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc ngoài nước từ kinh phí của
người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngồi tài trợ cho người sử
dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một
thời gian do hai bên thoả thuận.
b. Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động,
trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động, khi chưa học xong
hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã
thoả thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí
cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành
và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự
thoả thuận của người lao động.
Thoả thuận nêu ở điểm a và điểm b đây phải bằng văn bản có chữ ký của người
sử dụng lao động và người lao động”.
Trước hết ta xét mối quan hệ giữa ngân hàng ACB và anh T. Đây là quan hệ học
nghề gắn với tuyển dụng vào doanh nghiệp để làm việc cho cơng ty đó. Đây là
trường hợp NSDLĐ tổ chức đào tạo nghề nhằm tạo nguồn lao động cho mình.
Do đó khi tuyển NLĐ vào học nghề để sử dụng, doanh nghiệp khơng được thu
học phí của người học nghề và người học nghề phải cam kết làm việc cho doanh
nghiệp một thời hạn nhất định cho doanh nghiệp sau khi học xong.

Page 13


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
Nếu T và Ngân hàng có cam kết bằng văn bản về việc phải bồi thường chi phí
đào tạo và T đã tự ý bỏ việc khơng có lý do chính đáng, thì T bị sa thải và phải
bồi thường chi phí đào tạo cho Ngân hàng. Chi phí đào tạo bao gồm: Các khoản
chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu

thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học …. Việc Ngân hàng yêu cầu
H hoàn trả lại khoản tiền tương ứng với tiền lương, thưởng đã hưởng từ Ngân
hàng từ khi bắt đầu làm việc là trái với quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm
thanh tốn đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của các bên. Ngân hàng
ACB có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho T, trả sổ lao động, sổ bảo hiểm xã
hội, thanh toán các khoản nợ (nếu có). T có trách nhiệm bồi thường chi phí đào
tạo cho cơng ty Y, có trách nhiệm bàn giao công việc, tài sản của công ty, thanh
toản các khoản nợ với Ngân hàng ACB (nếu có).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật lao động, Nxb, CAND, Hà
Nội, 2009.
Page 14


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
2 Bộ Luật lao động năm 1994, sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và năm
2007.
3 Nghị định của Chính Phủ số 133/2007 NĐ-CP ngày 8/8/2007 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ Luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động.
4 Thông tư 21/2003/TT-BL ĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động
Thương binh Xã hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.
5 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.
6 Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về kỷ luật lao động
và trách nhiệm vật chất

7 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ
quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về
kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
Các Website:
8

9
10
11 Tap Chi Khoa Hoc Phap Ly - DH.Luat TP.HCM

MỤC LỤC
1 Nêu mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao Trang
động tập thể……………………………………………………………

3

Giải quyết tình huống
1 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu T có yêu cầu….

6
Page 15


Bài tập học kỳ _ Môn Luật Lao động Việt Nam
2 Nhận xét về quyết định sa thải T?........................................................ 8
3 Giải quyết quyền lợi cho T theo quy định pháp luật hiện hành? …….
11
4 Giả sử nếu do vi phạm mà phải bồi thường, T phải bồi thường những
khoản nào?Vì sao?....................................................................................


12

Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………….
15

Page 16



×