Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

về sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN trong quá trình thu NSNN VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.22 KB, 13 trang )

Câu 1: Liên hệ thực tiễn VN về sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng
tới thu NSNN trong quá trình thu NSNN VN:
1.Khái niệm NSNN và thu NSNN:
- NSNN : Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông
qua năm 1996 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản
thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có
thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.
- Thu NSNN: Thu NSNN là việc Nhà Nước dùng quyền lực của mình
để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN
nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà Nước.
2.Nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN:
a. Thu nhập GDP bình quân đầu người.
- chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một
quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm ,tiêu dùng và đầu tư của một
đất nước.
b. Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế.
- chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế. Đây là
nhân tố quyết định tỷ suất thu NSNN.
c. Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên.
d. Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà Nước.
- trong điều kiện các khoản tài trợ khác cho chi phí nhà nước không có
khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của nhà nước sẽ dẫn đến
tỷ suất thu NSNN tăng lên.
e. Tổ chức bộ máy thu nộp.
- tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, hiệu quả cao, chống được thất thu do
trốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà
vẫn đáp ứng nhu cầu chi tiêu cua NSNN.
3.Liên hệ thực tiễn VN:
NSNN là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, có vai trò rất
quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng và


đối ngoại của đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của NSNN đã thay đổi một cách căn
bản với phạm vi rộng hơn. Thời kỳ này, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ
mô đối với toàn bộ nền kinh tế- xã hội. Thu NSNN là một trong những công
cụ chủ yếu của Nhà nước trong quá trình quản lý đất nước, và những nhân tố
ảnh hưởng tới thu NSNN cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của một
quốc gia.
 Nhân tố thứ nhất là: thu nhập GDP bình quân đầu người. Đây là
nhân tố quyết định tới mức động viên của NSNN.
GDP phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia,
vì nguồn thu NSNN chủ yếu là từ nền kinh tế của đất nước cho nên GDP
ảnh hưởng trực tiếp tới lượng thu NSNN. GDP càng cao thì thu NSNN càng
cao.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Tài chính thì ước thu ngân sách nhà nước cả
năm 2009 đạt 390.650 tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750 tỷ đồng), đạt
tỷ lệ động viên 23,3% GDP. trong đó, từ thuế và phí đạt 21,5%GDP. Theo
dự toán, thu NSNN năm 2010 phải xây dựng tích cực, vững chắc, có tính
khả thi cao với mức động viên phấn đấu đạt trên 21% GDP, trong đó thu
thuế và phí đạt trên 20% GDP.
 Nhân tố thứ 2: tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế. Đây là nhân tố
quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN. Suất doanh lợi trong nền
kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế, tỷ suất doanh lợi
càng lớn, nguồn tài chính càng lớn và thu NSNN càng cao. Tuy nhiên hiện
nay, tỉ suất lợi nhuận trong nền kinh tế nước ta đạt được còn thấp, trong khi
chi phí tiền lương ngày càng tăng nên tỷ suất thu NSNN không cao được.
 Nhân tố thứ 3: tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên. VN là
nước đang phát triển với nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh mà mục
tiêu là phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, vì vậy nguồn tài
nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số thu NSNN. Thực tế cho thấy
trong các nguồn thu NSNN thì thu từ hoạt động xuất khẩu dầu thô chiếm

hơn 16% tổng thu năm 2009, bên cạnh đó thu từ hoạt động xuất khẩu
khoáng sản cũng rất đáng kể. Tuy nhiên năm 2009 nguồn thu từ dầu thô
giảm do trong năm này giá dầu thô thấp hơn dự toán 70USD và chỉ còn
60USD.
 Nhân tố thứ 4: mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà Nước.
Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí NN không có khả năng
tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của NN sẽ dẫn đến tỷ suất thu NSNN
tăng lên. Cụ thể NSNN năm 2009 đã tập trung nguồn lực để tăng chi đầu tư
phát triển (22.700 tỷ đồng), tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh
xã hội, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh (26.705 tỷ đồng). Góp
phần quan trọng ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo đà phục hồi tăng trưởng
trong năm 2010. Điều này thể hiện sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng một
chính sách kinh tế-xã hội cụ thể, khoa học và thận trọng, từ đó xác lập một
chính sách chi NSNN có hiệu quả và đúng mực,giúp cho nền kinh tế tăng
trưởng một cách chắc chắn và giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa thu và chi
NSNN.
 Nhân tố thứ 5: tổ chức bộ máy thu nộp. Tổ chức bộ máy thu nộp gọn
nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích
cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
NSNN. Trên thực tế, tổ chức bộ máy thu NSNN của nước ta vẫn chưa đạt
được hiệu quả như mong muốn, Thu ngân sách hiện còn thất thu ở nhiều
khâu, nhiều lĩnh vực, trên nhiều sắc thuế, do tình trạng buôn lậu, gian lận
thương mại, hạch toán không đúng chi phí thu nhập... diễn ra khá phổ biến
và nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn tình trạng
một số tỉnh vẫn còn nợ NSNN qua các năm do không làm tốt công tác vận
động, thu nộp NSNN ngay từ đầu.
Trên đây là 5 nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp tới thu NSNN của
VN nói riêng. Tuy nhiên NSNN là một vấn đề mang tính quốc gia, có vai trò
hết sức to lớn đối với sự phát triển của đất nước, bởi vậy NSNN nói chung
và chính sách thu NSNN nói riêng cần phải được nghiên cứu, xem xét trên

dầy đủ các khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 2: Liên hệ thực tiễn VN về thị trường tiền tệ.
1. Tổng quan về thị trường tiền tệ:
- Khái niệm: Thị trường tiền tệ là một bộ phận trong cấu trúc của thị trường
tài chính, là thị trường mà trong đó chỉ có những công cụ ngắn hạn được mua
bán với kì hạn thanh toán từ 1 ngày đến 1 năm.
- đối tượng của thị trường tiền tệ: là quyền sử dụng các nguồn tài chính có
thời hạn sử dụng ngắn.
- công cụ của thị trường tiền tệ: tín phiếu kho bạc; chứng chỉ tiền gửi; thương
phiếu; hối phiếu được ngân hàng chấp nhận; hợp đồng mua lại; vốn dự trữ bắt
buộc; trái phiếu ngắn hạn của các công ty; tín phiếu ngân hàng
- các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ: ngân hàng TW; các ngân hàng
thương mại; kho bạc nhà nước; người đầu tư; người môi giới và người kinh
doanh
- các bộ phận chủ yếu của thị trường tiền tệ: thị trường cho vay ngắn hạn trực
tiếp; thị trường hối đoái giao dịch các ngoại tệ; thị trường liên ngân hàng; thị
trường chứng khoán ngắn hạn.
2.Liên hệ với thực tiễn VN:
Cũng như một số nước đang phát triển khác, ở Việt Nam thị trường tài
chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng vẫn chưa thật sự phát triển.
Việc đưa vào hoạt động 2 thị trường chứng khoán TP HCM ( 28/7/2000) và
trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (8/3/2005) đã phần nào tác động tích
cực tới thị trường tài chính VN nhưng do còn non trẻ nên thị trường chứng
khoán luôn biến động không ngừng và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh
tế.
Hiện tại tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 Ngân
hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng
thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty
bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư... Tuy nhiên tham gia là thành viên của

thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị
trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM
NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài, một số công ty bảo hiểm...
Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể hiện tập
trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng
Trung ương.
Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, với cơ chế điều hành
chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp
với thông lệ quốc tế cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.
Tuy nhiên Do sự bất ổn định trên thị trường tiền tệ thế giới vào cuối năm 2007
và đầu năm 2008 mà cụ thể nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ, đi
kèm với nó là giá dầu thô và vàng liên tục tăng cao kỉ lục đã làm cho lạm phát
tăng cao trên toàn thế giới.Mặt khác trong thế giới ngày nay sự đan xen và phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là không tránh khỏi đã gây nên những xáo trộn
trên thị trường hối đoái của các nước trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán nước ta ra đời chưa lâu, lại phải chịu tác
động của nhiều cuộc khủng hoảng (khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 và
khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2007 đầu năm 2008) nên vẫn chưa thật
sự phát triển mạnh. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiền tệ bởi 2 thị
trường này có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau. Hơn nữa, trong thị
trường tiền tệ, vai trò của NHTW chưa thật sự phát huy được hiệu quả như mong
muốn dẫn đến thị trường tiền tệ VN vẫn chưa thật sự phát triển.
Dù vậy, việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới WTO vào 11/1/2007 đã trở thành một yếu tố khuyến khích VN
nhận được luồng vốn lớn chảy vào từ các nhà đầu tư lên đến hơn 20 tỉ USD,
những công ty niêm yết mới trên thị trường chứng khoán, quá trình cổ phần
hoá được đẩy nhanh hơn, tạo điều kiện mở rộng thị trường cả về chất và
lượng, thị trường vốn trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho phát
triển kinh tế. Không nằm ngoài xu thế này, thị trường ngân hàng cũng phát

triển vượt bậc. Hiện tại cả nước mới chỉ có khoảng hơn 8 triệu tài khoản ngân
hàng, đồng nghĩa với việc còn rất nhiều “đất” để phát triển ở thị trường này,
nhất là khi nền kinh tế VN ngày càng hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Để giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng ở thị trường tài chính nói
chung và thị trường tiền tệ nói riêng thì trước mắt cần tháo gỡ một số vướng
mắc về mặt pháp lý để tạo thuận lợi cho giao dịch trên thị trường, đề nghị
NHTW bổ sung, sửa đổi một số quy định để tăng thêm tính thông thoáng cho
thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân tham gia giao dịch trên

×