Mục lục:
1. Khái niệm, bản chất và nội dung của giao dịch nông sản và phương thức giao
dịch nông sản
1.1. Khái niệm thị trường và thị trường nông sản
1.2. Khái niệm giao dịch và giao dịch nông sản
1.3. Phân loại phương thức giao dịch nông sản
2. Các loại hình phương thức giao dịch nông sản
2.1. phương thức giao dịch giao ngay nông sản
2.2. phương thức giao dịch sản xuất theo hợp đồng trong tiêu thụ nông sản
3. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp tác động đến sự phát triển các hình thức giao
dịch và phương thức giao dịch nông sản
3.1. Sản phẩm nông nghiệp chịu tác động của điều kiện tự nhiên và có chu kỳ sản
xuất dài
3.2. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng và không đồng nhất chất lượng, kích cỡ
3.3. Sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào tính thời vụ
3.4. Sản xuất nông nghiệp là ngành phân tán
4. Kinh nghiệm phát triển phương thức giao dịch nông sản một số nước và bài
học cho Việt Nam
4.1. Kinh nghiệm phát triển phương thức giao dịch nông sản một số nước
4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.1. Khái niệm thị trường và thị trường nông sản
Thị trường được hiểu là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người
cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa vật
phẩm hay dịch vụ. Với nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán
một thứ hàng hóa nhất định nào đó như thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường
chứng khoán, thị trường vốn. Cũng có một nghĩa hẹp khác, thị trường là một nơi xác
định nào đó, diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa vật phẩm hay dịch vụ như chợ,
siêu thị, trung tâm thương mại hoặc thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, thị trường Hà
Nội.
Trong kinh tế học cổ điển và tân cổ điển, khái niệm thị trường được hiểu rộng hơn là
tập hợp các thỏa thuận mà người mua và người bán trao đổi được các hàng hóa vật
phẩm hoặc dịch vụ cho nhau. Các thỏa thuận bao gồm giá cả, số lượng, chất lượng
hàng hóa vật phẩm hay dịch vụ, phương thức thanh toán và giao hàng. Thị trường ra
đời gắn liền với sự ra đời và phát triển sản xuất hàng hóa. Đầu tiên là sự trao đổi hiện
vật, sau này, khi tiền tệ ra đời, tiền tệ giữ chức năng định giá cho mọi hàng hóa vật
phẩm hay dịch vụ trao đổi trên thị trường. Kết thúc mỗi cuộc trao đổi dù bằng hiện vật
hoặc bằng tiền tệ đều là chuyển giao quyền sở hữu từ người chủ này sang người chủ
khác với một giá nhất định.
Nông sản, theo cách hiểu hiện nay, là những sản phẩm trực tiếp do sản xuất nông
nghiệp tạo ra có thể nằm dưới dạng thô chưa qua bất kỳ công đoạn chế biến nào như
rau quả, hoặc chỉ mới qua sơ chế mà tính chất bên trong của sản phẩm chưa thay đổi
như lúa được chế biến thành gạo.
Tóm lại, thị trường nông sản là tập hợp các thỏa thuận, dựa vào đó người mua và
người bán trao đổi được các hàng hóa nông sản.
1.2. Khái niệm giao dịch và giao dịch nông sản
Theo Hoàng Đức Thân (2006) và theo nhóm em, bản chất của giao dịch nông sản được
khái quát như sau:
Thứ nhất, chủ thể là các nhà kinh doanh nông sản. Theo Điều 4, Luật doanh nghiệp
năm 2005, “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi”. Do đó, chủ thể kinh doanh bao gồm nông dân mang
nông sản hàng hóa bán ra thị trường, các nhà buôn bán nông sản, người cung ứng
dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh nông sản và nhà sản xuất – chế biến nông
sản.
Thứ hai, giao dịch nông sản là một quá trình thương lượng chuyển giao quyền sở hữu
nông sản hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác. Quyền sở hữu được hiểu theo
Bộ Luật dân sự ngày 14/6/2005: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”. Các
thành tố trong quá trình thương lượng bao gồm giá cả, lượng, chất lượng nông sản,
thời điểm và địa điểm thương lượng, thời điểm và địa điểm giao nhận hàng hóa, thời
điểm và điều kiện thanh toán, thương lượng trực tiếp hay qua trung gian, các điều kiện
đảm bảo việc thực hiện hợp đồng.
Thứ ba, giao dịch nông sản phụ thuộc vào điều kiện môi trường nhất định. Môi trường
kinh doanh khác nhau sẽ tác động đến quá trình thương lượng giữa các chủ thể kinh
doanh. Ví dụ, nông dân sản xuất hàng hóa lớn thì thường có xu hướng thực hiện
thương lượng trực tiếp với nhà chế biến mà không cần thiết thương lượng với người
mua buôn.
Như vậy, giao dịch nông sản là quá trình thương lượng giữa các chủ thể kinh
doanh để chuyển giao quyền sở hữu đối với nông sản trong điều kiện nhất định
nhằm thỏa mãn nhu cầu của bên giao và bên nhận quyền sở hữu.
Xuất phát từ khái niệm này, người ta có nhiều cách phân loại các hình thức giao dịch
nông sản khác nhau. tiểu luận tập trung vào phân tích các hoạt động giao dịch nông
sản giữa người sản xuất với người mua. Hay nói theo quan điểm của quản trị chiến
lược là cơ chế điều phối theo ngành dọc của người sản xuất với người mua. Đây là
cách phân loại dựa trên bản chất kinh tế - xã hội của hoạt động giao dịch nông sản. Do
đó, tiểu luận chia các hình thức giao dịch nông sản như sau: giao dịch giao ngay, giao
dịch sản xuất theo hợp đồng và giao dịch giao sau.
1.3. phân loại phương thức giao dịch nông sản.
Có nhiều tiêu thức phân loại phương thức khác nhau như đã được trình bày ở phần
trên. Tuy vậy, nhóm em không sử dụng các tiêu thức phân loại phương thức này để
phân loại phương thức giao dịch nông sản. Trong phần khái niệm về giao dịch nông
sản, tiểu luận đã phân loại hình thức giao dịch nông sản theo bản chất kinh tế - xã hội
của hoạt động giao dịch. Tương ứng với mỗi hình thức giao dịch có một phương thức
giao dịch với tính cách là những quy định của Nhà nước hay của cộng đồng về hoạt
động giao dịch. Do vậy, nhóm em sẽ phân loại phương thức giao dịch nông sản như
sau:
Thứ nhất, phương thức “giao dịch giao ngay”;
Thứ hai, phương thức giao dịch “sản xuất theo hợp đồng”;
Sau đây tiểu luận sẽ phân tích sâu hơn các hình thức giao dịch và phương thức giao
dịch nông sản. Phần trình bày sau đây sẽ theo thứ tự hình thức và phương thức nào
hình thành trước, phản ảnh trình độ sản xuất thấp hơn, quy mô nhỏ hơn sẽ trình bày
trước.
2. Các loại hình phương thức giao dịch nông sản
2.1. phương thức giao dịch giao ngay nông sản
2.1.1. Khái niệm và bản chất của giao dịch giao ngay và phương thức giao dịch
giao ngay nông sản
Giao dịch giao ngay là “thỏa thuận mua hay bán hàng hóa theo giá cả của thị trường
tại thời điểm thỏa thuận và việc giao nhận hàng, thanh toán ngay lập tức hay tại một
thời điểm nào đó trong tương lai”. Thuật ngữ “giao ngay” chưa phản ánh rõ bản chất
của giao dịch này vì “giao ngay” nhưng hàng hóa mà người bán giao cho người mua có
thể sau vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng. Bản chất của giao dịch này là quá trình
thương lượng trực tiếp giữa người bán và người mua hoặc qua trung gian nhưng các
bên tham gia giao dịch đều có thông tin tương đối đầy đủ về các nội dung liên quan đến
hoạt động giao dịch như số lượng, chất lượng nông sản, giá cả. Điều này có nghĩa hai
bên trực tiếp thương lượng căn cứ vào tình hình thực tế diễn ra ở hiện tại, người mua
và người bán đều được xác định và sự tách biệt về thời gian, không gian của hoạt
động giao dịch không lớn. Trong giao dịch giao ngay, giá cả được hình thành dựa trên
cung cầu của thị trường hiện tại. Ở đây, người sản xuất nông sản kiểm soát và quyết
định toàn bộ quá trình sản xuất như sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu như thế nào,
cũng như họ phải tự bỏ vốn đầu tư cho hoạt động của mình. Sau khi thu hoạch thì
người sản xuất nông sản phải tự tìm kiếm thị trường và thương lượng với người mua
để bán nông sản do mình sản xuất ra. Trong trường hợp này nếu giá cả thị trường tại
thời điểm giao dịch cao hơn chi phí mà người sản xuất nông sản bỏ ra để sản xuất thì
họ có lời và ngược lại thì họ thua lỗ. Các thỏa thuận giữa người mua và người bán
trong giao dịch giao ngay hình thành nên hợp đồng giao ngay. Tập hợp các giao dịch
giao ngay hình thành nên thị trường giao ngay.
phương thức giao dịch giao ngay có thể khái quát như sau:
- Thứ nhất, xét về khía cạnh cấu trúc tổ chức của giao dịch giao ngay, phương thức
giao dịch giao ngay là khuôn khổ trật tự xác lập mối quan hệ giữa người mua và người
bán. Giao dịch giao ngay xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức có
cấu trúc tổ chức khác nhau.
- Thứ hai, xét về khía cạnh cơ chế vận hành, giao dịch giao ngay được tổ chức dưới
nhiều hình thức khác nhau và có cơ chế vận hành khác nhau. Cơ chế vận hành của
giao dịch này là người bán có hàng mới chào bán, người mua tiếp cận trực tiếp với
hàng hóa hoặc bản mô tả cụ thể hàng hóa định mua, thỏa thuận xong là giao nhận
hàng và thanh toán. Cơ chế hình thành giá hoàn toàn do cung cầu của thị trường quyết
định.
- Thứ ba, xét về khía cạnh cơ sở vật chất và điều kiện phát triển, giao dịch giao ngay
có thể phát triển trong điều kiện trình độ sản xuất từ thấp đến cao, với quy mô thị
trường nông sản từ nhỏ đến lớn, với điều kiện trang thiết bị từ thô sơ đến hiện đại.
Như vậy, phương thức giao dịch giao ngay là những quy định về cấu trúc tổ
chức, cơ chế vận hành của các hình thức giao dịch giao ngay phù hợp với những
cơ sở vật chất và điều kiện nhất định.
2.1.2. Các hình thức và phương thức của các hình thức giao dịch giao ngay nông
sản
Cấu trúc của hình thức giao dịch giao ngay:
Nếu xét theo chủ thể tham gia giao dịch thì cấu trúc của thị trường nông sản được mô
phỏng như sau:
Người sản xuất nông sản Người tiêu thụ Người thu gom Bán buôn Bán lẻ Bán trực tiếp
Thứ nhất, người sản xuất nông sản giao dịch trực tiếp với người tiêu thụ. Người sản
xuất nông sản bao gồm nông dân, chủ trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp trực
tiếp sản xuất nông sản. Người tiêu thụ nông sản bao gồm thể nhân và tổ chức mua để
tiêu dùng hoặc chế biến, bán ở thị trường trong và ngoài nước.
Thứ hai, người sản xuất nông sản giao dịch với người bán lẻ. Người bán lẻ là tổ chức,
cá nhân mua hàng từ người sản xuất nông sản và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Người bán lẻ bao gồm thương nhân bán lẻ, hợp tác xã có tham gia bán lẻ, các siêu thị,
quầy hàng, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại. Đặc điểm của giao dịch này là
người bán lẻ nắm được nhu cầu của người tiêu dùng và hệ thống doanh nghiệp kinh
doanh siêu thị.
Thứ ba, người sản xuất nông sản giao dịch với người bán buôn. Vai trò của người bán
buôn là mua một lượng lớn hàng hóa với nhiều chủng loại khác nhau và bán lại cho
người bán lẻ hoặc nhà chế biến nông sản. Người bán buôn là người cung cấp dịch vụ
cho người tiêu thụ và người bán lẻ. Hiện nay, nhiều người bán buôn nông sản thực
hiện tất cả các chức năng phân phối như sơ chế, đóng gói, lưu kho, giao hàng, kiểm tra
chất lượng, dịch vụ môi giới cho người mua và người bán và tổ chức đấu giá nông sản.
Đấu giá là hình thức mua bán giao ngay quan trọng. Ở Úc hầu hết bò thịt được mua
bán thông qua đấu giá. Ở Hoa Kỳ 51% (1982) tổng lượng bò thịt được bán thông qua
đấu giá.
Thứ tư, người sản xuất nông sản giao dịch với người mua gom. Người mua gom là
những người mua hàng trực tiếp từ người sản xuất nông sản. Người mua gom thường
là người sống trên địa bàn người sản xuất nông sản. Ở Việt Nam, người mua gom
được gọi với nhiều tên khác nhau như hàng xáo, thương lái, tư thương, lái buôn, lái
vườn. tiểu luận này không sử dụng từ “tư thương, thương lái, lái buôn, lái vườn” vì các
từ này có ý nghĩa xấu. Người mua gom đóng vai trò quan trọng gắn kết nông dân sản
xuất nhỏ với thị trường. Ở Indonesia, 50% sản phẩm chăn nuôi của nông dân do người
mua gom tiêu thụ. Nếu xét trên hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại thì cấu trúc tổ
chức của thị trường nông sản như sau: cận trực tiếp với hàng hóa hoặc bản mô tả cụ
thể hàng hóa định mua. Cơ chế hình thành giá hoàn toàn do cung cầu của thị trường
tại thời điểm giao dịch quyết định.
Trong trường hợp giao dịch phân tán, người mua và người bán trực tiếp giao dịch với
nhau để thỏa thuận giá cả, chất lượng, phương thức giao nhận và thanh toán. Nếu thị
trường cạnh tranh hoàn hảo thì giá cả phản ánh đúng quan hệ cung cầu và thị trường
có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế có thể xảy ra tình trạng độc quyền mua hoặc độc
quyền bán sẽ làm cho một bên lợi và một bên thiệt. Ngoài ra, giao dịch này dễ dẫn đến
chênh lệch giá giữa các vùng miền khác nhau do mất cân đối cung cầu cục bộ. Trong
trường hợp này, nhà nước điều tiết bằng luật cạnh tranh hoặc luật chống độc quyền.
Trong trường hợp giao dịch tập trung, nhiều người mua và nhiều người bán cùng tập
trung thỏa thuận giá cả, chất lượng, phương thức giao nhận và thanh toán. Cơ chế
hình thành giá thông qua đấu giá hoặc thỏa thuận giữa hai bên, nhưng do nhiều người
bán và nhiều người mua hình thành giá duy nhất cho một loại nông sản. Địa điểm tập
trung giao dịch như chợ, trung tâm nông sản,… là nơi để tổ chức và phối hợp các
tương tác xã hội như hành vi kinh doanh thương mại, của nhiều người từ nhiều nơi
khác nhau đến hoạt động chung. Địa điểm giao dịch tập trung cho phép người mua và
người bán có thể trao đổi thông tin và tạo cho họ cơ hội tốt để hoàn thành mục đích
mua bán nông sản. Người sản xuất nông sản Người tiêu thụ Chợ bán lẻ Chợ đầu mối
nông sản Hệ thống siêu thị, cửa hàng, quầy hàng, trung tâm thương mại
Cơ chế hoạt động của giao dịch giao ngay:
Nguyên tắc giao dịch này là người bán có hàng mới chào bán, người mua tiếp
cận trực tiếp với hàng hóa hoặc bản mô tả cụ thể hàng hóa định mua. Cơ chế hình
thành giá hoàn toàn do cung cầu của thị trường tại thời điểm giao dịch quyết định.
Trong trường hợp giao dịch phân tán, người mua và người bán trực tiếp giao
dịch với nhau để thỏa thuận giá cả, chất lượng, phương thức giao nhận và thanh
toán. Nếu thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì giá cả phản ánh đúng quan hệ cung cầu
và thị trường có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế có thể xảy ra tình trạng độc
quyền mua hoặc độc quyền bán sẽ làm cho một bên lợi và một bên thiệt. Ngoài ra,
giao dịch này dễ dẫn đến chênh lệch giá giữa các vùng miền khác nhau do mất cân
đối cung cầu cục bộ. Trong trường hợp này, nhà nước điều tiết bằng luật cạnh tranh
hoặc luật chống độc quyền.
Trong trường hợp giao dịch tập trung, nhiều người mua và nhiều người bán
cùng tập trung thỏa thuận giá cả, chất lượng, phương thức giao nhận và thanh toán.
Cơ chế hình thành giá thông qua đấu giá hoặc thỏa thuận giữa hai bên, nhưng do
nhiều người bán và nhiều người mua hình thành giá duy nhất cho
một loại nông sản. Địa điểm tập trung giao dịch như chợ, trung tâm nông
sản,… là nơi để tổ chức và phối hợp các tương tác xã hội như hành vi kinh doanh
thương mại, của nhiều người từ nhiều nơi khác nhau đến hoạt động chung. Địa điểm
giao dịch tập trung cho phép người mua và người bán có thể trao đổi thông tin và
tạo cho họ cơ hội tốt để hoàn thành mục đích mua bán nông sản.
2.2. phương thức giao dịch sản xuất theo hợp đồng trong tiêu thụ nông sản
2.2.1. Khái niệm và bản chất của sản xuất theo hợp đồng và phương thức giao
dịch sản xuất theo hợp đồng
phương thức sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp đưa ra những luật lệ cho việc
giao dịch nông sản qua việc phân bổ thật rõ ba yếu tố chính: lợi ích, rủi ro, và quyền
quyết định. Như vậy, bản chất của sản xuất theo hợp đồng là giá cả phản ánh lợi ích,
rủi ro và quyền quyết định của người mua và người bán. Điều này có nghĩa là, giá đã
được thỏa thuận phải đảm bảo người bán thu được lợi ích nhất định và người mua có
thể mua hàng với mức giá có thể chấp nhận được; cho dù vào thời điểm giao hàng, giá
thị trường có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá đã được thỏa thuận.
phương thức sản xuất theo hợp đồng có thể khái quát như sau:
- Thứ nhất, xét về khía cạnh cấu trúc tổ chức của sản xuất theo hợp đồng, phương
thức sản xuất theo hợp đồng là khuôn khổ trật tự xác lập mối quan hệ giữa người mua
và người bán. Sản xuất theo hợp đồng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi
hình thức có cấu trúc tổ chức khác nhau, do đó vai trò của các chủ thể tham gia cũng
khác nhau.
- Thứ hai, xét về khía cạnh cơ chế vận hành, sản xuất theo hợp đồng được thể hiện
dưới nhiều dạng mô hình cấu trúc khác nhau sẽ có cơ chế vận hành khác nhau. Cơ
chế vận hành của các hình thức sản xuất theo hợp đồng chính là cơ chế phân bổ lợi
ích, rủi ro và quyền quyết định giữa người mua và người bán. Về mặt lợi ích, người
mua và người bán cùng chia sẻ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Đó là người sản xuất
đảm bảo nông sản hàng hóa sản xuất ra có nơi tiêu thụ với một mức thu nhập kỳ vọng;
người mua đảm bảo mua được hàng với số lượng, chất lượng và giá cả biết trước. Về
mặt rủi ro, người mua (doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ) sẽ chịu rủi ro về thị trường và
người bán (nông dân) sẽ chịu rủi ro về sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp rủi ro bất
khả kháng của bất cứ bên nào cũng có một cơ chế chia sẻ để đảm bảo mối quan hệ
phát triển bền vững. Về quyền quyết định, sản xuất theo hợp đồng có nhiều dạng khác
nhau nên các chủ thể sẽ chia sẻ quyền quyết định tùy thuộc vào lợi ích và rủi ro được
phân bổ.
- Thứ ba, xét về khía cạnh cơ sở vật chất và điều kiện phát triển, sản xuất theo hợp
đồng chỉ phát triển dựa trên cơ sở vật chất và điều kiện nhất định. Các hình thức sản
xuất theo hợp đồng khác nhau thì cơ sở vật chất và điều kiện phát triển sẽ khác nhau.
Như vậy, phương thức sản xuất theo hợp đồng là những quy định về cấu trúc tổ
chức, cơ chế vận hành của các hình thức sản xuất theo hợp đồng phù hợp với
những cơ sở vật chất và điều kiện nhất định.
Có nhiều cách phân loại sản xuất theo hợp đồng, trong tiểu luận này nhóm em phân
loại theo cấu trúc tổ chức của hợp đồng. Cấu trúc tổ chức của sản xuất theo hợp đồng
phụ thuộc vào quy trình sản xuất sinh học của sản phẩm nông nghiệp, nguồn lực của
doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và tính chất của mối quan hệ giữa nông dân và doanh