Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Điều tra thu thập các giống lúa chịu nóng làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn giống lúa chịu nóng bằng chỉ thị phân tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.71 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
Đơn vị: khoa Nông học
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
1. TÊN ĐỀ TÀI: Điều tra thu thập các giống lúa chịu nóng
làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn giống lúa chịu
nóng bằng chỉ thị phân tử
2. MÃ SỐ:
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:
Tự Xã hội Giáo Kỹ Nông Y Môi
nhiên Nhân văn dục thuật Lâm-Ngư Dược trường
4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU:
Cơ bản Ứng dụng Triển khai

5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 12 tháng
(Từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013)
6. CƠ QUAN CHỦ QUẢN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
Đơn vị chủ trì: Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.8963340 - 8966780 Fax: 08.8960713 Email:
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: Trần Văn Lợt Học vị, chức danh KH: Chức vụ:
Địa chỉ CQ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ NR: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại CQ: 08.8961710 Điện thoại NR: 08.8996309 Điện thoại di động:0933951550
Fax: 08.8960713 E-mail:
8. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Họ và tên
Đơn vị công tác và
lĩnh vực chuyên môn
Nội dung nghiên cứu cụ thể


được giao
Chữ ký
Trương Quốc Ánh
Nguyễn Viết Cường
Bùi Phú Nam Anh,
Viện KTNN MN
Viện KTNN MN
Viện KTNN MN
Viện KTNN MN
Chọn dòng, khảo sát và đánh
giá kiểu hình chống chịu nóng
của vật liệu nghiên cứu (từ 80 –
100 dòng)
1
Trương Quốc Ánh
Nguyễn Viết Cường
Bùi Phú Nam Anh
Viện KTNN MN
Viện KTNN MN
- Đánh giá đa hình đa dạng
nguồn vật liệu bằng chỉ thị thăm
dò (từ 80 – 100 dòng)
Trương Quốc Ánh
Nguyễn Viết Cường
Bùi Phú Nam Anh
Viện KTNN MN
Viện KTNN MN
Viện KTNN MN
- Đánh giá đa dạng di truyền các
vật liệu nghiên cứu ứng dụng

marker SSR và chương trình
phần mền NTSYSpc.
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
trong và ngoài
nước
Nội dung phối hợp nghiên cứu Họ và tên người đại diện đơn vị
Viện KTNN MN
Viện lúa ĐGSCL
Đánh giá đa dạng di truyền các
vật liệu nghiên cứu ứng dụng
marker SSR và chương trình
phần mền NTSYSpc.
Đánh giá đa hình đa dạng nguồn
vật liệu bằng chỉ thị thăm dò(từ 80
– 100 dòng)
GS.TS. Bùi Chí Bửu
GS.TS.Nguyễn Thị Lang
2
10. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Những nghiên cứu hiện nay có xu hướng kết hợp phương pháp chọn giống truyền thống
với công nghệ sinh học, cụ thể là phân tích genomics hoặc chuyển nạp gen mục tiêu. Kết
quả cho thấy việc kiểm soát stress do nhiệt độ cao được điều khiển bởi nhiều gen (Foolad
2005). Các gen này thể hiện rất chuyên biệt ở từng giai đoạn sinh truởng và phát triển, trong
từng cơ quan của cây lúa, tại những thời điểm nhiệt độ tăng cao. Do đó, Meastri và ctv.
(2002) cho rằng phải kết hợp tuyển chọn các giống lúa có mức độ chịu nóng khác nhau,
phân tích vùng giả định nhằm xác định các QTL (quantitative trait loci) chống chịu stress do
nhiệt độ cao, tiến tới xác định gen ứng cử viên và chỉ thị liên kết với các gen như vậy, nhằm
mục đích giúp cho nhà chọn giống, chọn tạo ra giống mới bằng chỉ thị thị phân tử. Đồng quan

điểm trên, Foolad (2005) cho rằng việc sử dụng MAS (marker-assissted selection) sẽ hỗ trợ
việc chọn giống để tìm ra giống lúa có khả năng chịu nhiệt cao một cách hiệu quả, khắc phục
được những khó khăn mà chọn giống truyền thống đang gặp phải.
Hiện nay, có nhiều công trình công bố những chỉ thị phân tử định vị trên các nhiễm sắc thể
của cây lúa liên kết với các vùng QTL giả định điều khiển tính trạng chống chịu stress do
nhiệt độ cao, ở từng thời điểm khác nhau. Zhu và ctv. (2005) đã tiến hành nghiên cứu ở giai
đoạn làm đầy hạt (grain filling stage) trên cây lúa với quần thể BIL (backcross inbred lines) từ
tổ hợp lai Nipponbare / Kasalth. Kết quả cho thấy có 3 QTL nằm trên nhiễm sắc thể số 1, 4, 7
kiểm soát tính trạng chống chịu stress do nhiệt độ cao. Chuyên biệt hơn, QTL định vị tại
quãng giữa hai marker C1100-R1783 trên nhiễm sắc thể số 4 cho thấy: không bị sự tác động
của môi truờng (QTL x enviroment interaction) và không có tương tác không alen (epistatic
effect). Điều đó chứng tỏ QTL này biểu hiện được tính ổn định trong các môi truờng khác
nhau và nền tảng di truyền khác nhau (genetic background). Thực hiện fine mapping trong
quãng giữa hai marker này để xác định những chỉ thị phân tử mới giúp chọn giống lúa chống
chịu stress do nhiệt độ cao, ở giai đoạn làm đầy hạt.
Các QTL kiểm soát chống chịu stress do nhiệt độ cao, ở giai đoạn trổ bông của cây lúa
cũng đuợc nghiên cứu. Kết quả của Zhang và ctv. (2009) cho thấy các chỉ thị phân tử SSR
(simple sequence reapeat) như RM3735 trên nhiễm sắc thể số 4 và RM3586 trên nhiễm sắc
thể số 3 tương tác chặt chẽ với tính trạng chống chịu stress do nhiệt độ cao. Kết luận chỉ ra
thêm rằng 2 chỉ thị phân tử trên có thể sử dụng trong phuơng pháp MAS để lựa chọn giống
lúa có kiểu hình có khả năng chống chịu nhiệt độ cao của môi truờng. Tác giả khuyến cáo sử
dụng RM3735 trên nhiễm sắc thể số 4 được sử dụng để chọn dòng chịu lúa nóng trong
chương trình cải tiến giống lúa.
Timberial và ctv. (2008) đã nhấn mạnh đến chức năng của những protein có tên là HSPs
(heat shock protein) của tế bào cây lúa như một phản ứng tự vệ. Nhóm tác giả đi sâu nghiên
cứu những gen có chức năng mã hóa họ protein này, làm cơ sở cho các bước ứng dụng tiếp
theo.
Ko và ctv. (2007) phân lập gen kháng nóng (thermo-tolerance genes: TTOs) trong hạt
ngô, rồi tiến hành dòng hóa thành TTO6 (cDNA). Nó mã hóa một protein có kích thước phân
tử 11-kDa, có chuỗi trình tự amino acid tương đồng với protein của gen GASA4 trong cây mô

hình Arabidopsis. Họ lập kế hoạch chuyển gen này vào cây lúa để cải tiến tính chống chịu
nóng.
Wu và ctv. (2009) thành công trong thực hiện chuyển gen OsWRKY11 vào cây lúa, nó thể
hiện trên giai đoạn mạ, trong điều kiện promoter là HSP101, điều khiển được cả hai loại hình
stress do khô hạn và do nóng.
3
Yokotani và ctv. (2008) cũng thành công trong việc chuyển gen OsHsfA2e của cây mô
hình Arabidopsis vào cây lúa; thể hiện được gen ở mức độ RNA trong điều kiện bị stress do
nhiệt độ cao.
Jagadish và ctv. (2008) đánh giá kiểu hình của giống cho nguồn gen kháng CG14 (O.
glaberrima) có nguồn gốc Châu Phi, ở 2 điều kiện nhiệt độ 30
0
C và 38
0
C; vào lúa 1,5 giờ
trước lúa rạng sáng và 3 giờ sau khi đó, để khảo sát sự thụ phấn. Giống N22 (chuẩn kháng)
biểu thị tđiểm chống chịu cao nhất (64–86% tỷ lệ hữu thụ ở 38°C) và giống Azucena,
Moroberekan nhạy cảm nhất (tỷ lệ hữu thụ <8%). Jagadish và ctv. (2007) đã xây dựng các
tiêu chuẩn để đánh giá kiểu hình giống lúa chịu nóng ở các nghiệm thức nhiệt độ khác nhau.
Stress nhiệt và tác hại trên cây trồng
Stress do nhiệt độ cao trên cây trồng là sự gia tăng nhiệt độ vượt qua ngưỡng trong một
khoảng thời gian và gây ra những tác động có hại lên sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Stress do nhiệt độ cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng
(Hall 2001). Ở mức độ tế bào, các hoạt động trong tế bào sẽ bị rối loạn và cấu trúc tế bào có
thể phá hủy trong vài phút. (Schoffl và ctv. 1999). Những rối loạn trong trao đổi chất của tế
bào được thể hiện qua sự biến tính protein, bất hoạt các enzyme ở ty thể và chroloplast, ức
chế quá trình sinh tổng hợp protein (Howarth 2005) và cuối cùng là giảm thiểu năng suất sản
xuất của cây trồng (Song và ctv. 1998).
Những nghiên cứu về tác hại của stress do nhiệt độ cao trên cây lúa đã được thực hiện
nhiều năm qua. Ảnh hưởng của stress do nhiệt độ cao được thấy rõ nhất ở giai đoạn lúa ra

hoa khi nhiệt độ môi trường trên 35
0
C. Sư ra hoa, thụ phấn, và sự phát triển ổng phấn sẽ bị
kìm hãm dẫn đến việc gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của hạt (Morita và ctv. 2005;
Peng và ctv. 2004; Zhu và ctv. 2005). Nếu nhiệt độ môi trường liên tục cao hơn 35
0
C trong 5
ngày sẽ dẫn đến bất thụ ở hoa và không có hạt. Ngược lại, stress do nhiệt độ cao xảy ra ở
giai đoạn đầy hạt (grain filling period) sẽ dần đến thiệt hại về mặt kinh tế qua giảm sút sản
lượng và chất lượng hạt (Zhu và ctv. 2005). Chất lượng hạt giảm thể hiện qua cảm quan bên
ngoài của hạt trước và sau khi xay và nấu do cấu trúc amylopectin, độ đàn hồi và dẻo của
hạt bị biến đổi (Asaoka và ctv. 1985; Cheng và ctv. 2003). Giai đoạn chín của hạt thóc dưới
điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm cho hạt bị bạc bụng và trọng lượng hạt sẽ giảm. Điều này đã
được Bà Melissa Fritzland (IRRI) đã cảnh báo từ đầu năm 2007 trong hội thảo khoa học về
thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến phẩm chất gạo tại IRRI (Viện Lúa Quốc Tế).
Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Các nhà khoa học của Viện Công Nghệ Sinh Học Việt Nam đã tạo ra dòng lúa chịu
nóng và khô từ các tế bào phôi giống lúa CR203, rồi dùng phương pháp nuôi cấy tế bào,
nhân dòng lúa này tạo giống lúa mới được công nhận cấp quốc gia “DR2”, có năng suất và
độ thuần cao, chịu hạn và nhiệt độ cao. Giống lúa này đã được ứng dụng trong một số
chương trình lai tạo ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, chúng ta cần tiếp tục
nghiên cứu và cải tiến tính trạng chống chịu stress do nhiệt độ cao, đáp ứng với điều kiện
thay đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng cho sản xuất lúa.
Việt Nam là nước có lợi thế so sánh về nghề trồng lúa. Lúa gạo là nguồn thức ăn căn
bản của dân tộc Việt Nam, gắn liền với an ninh lương thực của đất nước. Cây lúa có thể sinh
sống và thích nghi trong nhiều điều kiện khác nhau: lúa rẩy, lúa nước trời, lúa nước sâu, lúa
nổi; với nhiều điều kiện đất đai khác nhau như phèn, mặn, phù sa; chịu được nóng, lạnh,
khô, hạn ở các vĩ độ, cao độ vô cùng thay đổi mà không phải loài cây lương thực nào cũng
có thể có những tính trạng vô cùng đa dạng như vậy.
4

Lúa gạo cung cấp nguồn lương thực cơ bản, tạo việc làm cho hàng triệu người, đóng vai
trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong lịch sử phát triển đât nước
Việt Nam. Lúa gạo cung cấp dinh dưỡng chính: tinh bột, vi lượng trong gạo lứt có nhiều
dạng protein cần thiết, chất béo, thiamin, robiflavin, niacin, α-tecopherol, các hoạt chất
cần cho bệnh nhân huyết áp cao, chống oxid hóa tế bào ngăn ngừa ung thư, v.v… Lúa
gạo cung cấp từ 35 đến 59% nguồn năng lượng cho hơn 3 tỷ người (Trần Văn Đạt
2002). Thách thức đặt ra trong điều kiện biến đổi khí hậu là khô hạn, nhiệt độ nóng, xâm
nhập mặn, nước tưới cho nông nghiệp giảm, nhưng phải tăng sản lượng lương thực gấp
đôi. Ở Việt Nam, dân số hiện nay đạt xấp xỉ 86 triệu người, với tốc độ tăng gần đây 1
triệu người / năm, an ninh lương thực trở nên khó khăn hơn. So với 2001, diện tích gieo
trồng lúa giảm trung bình 58.700 ha/năm; diện tích canh tác lúa giảm 325.000 ha (Cục
Trồng Trọt 2008). Sự thay đổi khí hậu sẽ còn diễn biến vô cùng phức tạp cho sản xuất
lúa gạo trong tương lai gần. Công nghệ sinh học trong nông nghiệp sẽ phải đáp ứng
được mục tiêu giảm nghèo và an toàn lương thực.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến
các vùng của Việt Nam: nhiệt độ trung bình năm có thể tăng 2,6
o
C ở Tây Bắc, 2,5
o
C ở
Đông Bắc, 2,4
o
C ở Đồng bằng Bắc bộ, 2,8
o
C ở Bắc Trung Bộ, 1,9
o
C ở Nam Trung bộ,
1,6
o
C ở Tây Nguyên và 2

o
C ở Nam bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Tại mỗi
vùng, nhiệt độ mùa Đông sẽ tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa Hè. Tổng lượng mưa năm và
lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó
lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm. Lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng
khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999.
Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh
phía Nam, bằng kết hợp phương pháp công nghệ sinh học (công nghệ đơn bội, chỉ thị
phân tử …) với phương pháp truyền thống“sẽ áp dụng các phương pháp đánh giá mới,
nhanh và tiện lợi nhờ vào kỹ thuật sinh học phân tử, thông qua phân tích QTL làm cơ sở
cho việc chọn tạo phát triển giống lúa chịu nóng phục vụ cho nhu cầu sản xuất hiện nay.
10.2. Danh mục các công trình liên quan (Họ và tên tác giả; Nhan đề bài báo. ấn phẩm;
Các yếu tố về xuất bản)
a) Của chủ nhiệm và những người tham gia thực hiện đề tài
b) Của những người khác
- NT Lang, BC Buu, NV Viet and AM Ismail. 2010. Strategies for Improving and
Stabilizing Rice Productivity in the Coastal Zones of the Mekong Delta, Vietnam. ©CAB
International 2010. Tropical Deltas and Coastal Zones: Food Production, Communities
and Environment at the Land–Water Interface (eds C.T. Hoanh et al.): 209-222.
- Bùi Chí Bửu, Phạm Thu Hà, Nguyễn Viết Cường, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Thị
Lang. 2010. Phân tích QTL điều khiển tính trạng chống chịu độ độc nhôm của cây lúa
(Oryza sativaL.) Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn 1:3-9
5
- Bùi Chí Bửu. 2009. Sản xuất lúa gạo Việt Nam. Festival Lúa Gạo Việt Nam. Tỉnh Hậu
Giang ngày 28-11 đến 1-2-2009. Nhà xuất bản Thông tấn (VNA Publishing House): 017-
032
- Nguyễn Thị Lang, Trịnh Thị Lũy, Bùi Thị Dương Khuyều, Nguyễn Hoàng Hân, Bùi
Chí Bửu. 2009. Phân tích QTL tính trạng chống chịu khô hạn trên cây lúa Oryza sativa
L. Tạp chí Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn 1:3-8
- Nguyen Thi Lang, Bui Chi Buu. 2008. Induction of salt tolerance in high yielding

traditional rice cultivars through mutagenesis and somaclonal variation. SABRAO Journal
of Breeding and Genetics 40(2):141-146
- Nguyen Thi Lang, Bui Chi Buu. 2006. Mapping for phosphorus deficiency tolerance in
rice (Oryza sativa L.). OMonRice 14:1-9
- Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu. 2006.Nghiên cứu di truyền liên quan đến tính chống
chịu thiếu lân trên cây lúa (Oryza sativa L.). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông
Thôn. Số 5:45-49
- Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang. 2004. Di Truyền Phân Tử. Tái bản lần thứ hai. Nhà
XB Nông Nghiệp, TP Hồ chí Minh. 615 trang.
- Bui Chi Buu, NguyenThi Lang. 2003. Application of molecular markers in rice
breeding in the Mekong Delta of Vietnam. In Advances in Rice Genetics. GS Khuch, DS
Brar, B. Hardy (Eds). IRRI, Philippines, 216-220
- Bui Chi Buu, Nguyen Thi Lang. 2004. Improving rice productivity under water
constraints in the Mekong Delta. Water and Agriculture. ACIAR Proceedings 116:196-
202
- Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang. 2003. Cơ sở di truyền tính chống chịu đối với thiệt
hại do môi trường của cây lúa. Nhà xuất bản nông nghiệp. 223 trang
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thay đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Khô
hạn, xâm nhập mặn, ngập úng và nhiệt độ nóng hơn trong khi lúa trỗ bông là những hiện
tượng ngày càng rõ nét, có ảnh hưởng nhất định với cây lúa.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, tình
hình khí tượng thủy văn trong mùa khô năm nay diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tháng
04 năm 2010. Nhiệt độ trung bình là 28,3
0
C, cao hơn trung bình năm 2009 là 0,7 - 1,3
0
C.
Nhiệt độ cao nhất trong bóng mát tại một số nơi vượt quá 38
0

C. Nam Bộ không mưa kéo
dài liên tục trong 25 ngày. Hầu hết Nam Bộ có lượng mưa xấp xỉ và ít hơn trung bình
năm 2009 10-20mm. Độ ẩm trung bình phổ biến từ 66-79%, độ ẩm trung bình lớn nhất là
82% ở Ba Tri, độ ẩm thấp nhất tại Phước Long là 65%. Tổng số giờ nắng từ 8-9 giờ
trong 1 ngày. Tóm lại, những số liệu trên cho thấy Việt Nam nói chung, miền Nam Việt
Nam nói riêng đang phải đối mặt với sự thay đổi khí hậu bất thường có chiều hướng làm
cây trồng bị stress do nhiệt độ cao.
Trong mùa hè, có những ngày nhiệt độ lên 37
0
C - 40
0
C (ngưỡng gây hại cho cây lúa
trong giai đoạn thụ phấn, thụ tinh). Do đó, việc nghiên cứu cơ chế di truyền của cây lúa
và phát triển những dòng lúa có khả năng chống chịu stress do nhiệt độ cao, vô cùng
bức thiết cho sản xuất lúa gạo tại miền Nam Việt Nam. Yêu cầu cải thiện giống lúa cao
sản, có khả năng chịu nóng và ít bị ảnh hưởng stress đến phẩm chất hạt được đặt ra
cho nhà chọn giống.
Việc lựa chọn các giống lúa có khả năng chống chịu các tác nhân sinh học cũng như
6
14. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
14.1. Nội dung nghiên cứu
14.2. Tiến độ thực hiện
Số
TT
Các nội dung, công việc thực
hiện chủ yếu
Sản phẩm
phải đạt
Thời gian
(bắt đầu - kết

thúc)
Người thực hiện
1
2
3

Chọn dòng, khảo sát và
đánh giá kiểu hình chống
chịu nóng của vật liệu
nghiên cứu (từ 80 – 100
dòng)
Đánh giá đa hình đa dạng
nguồn vật liệu bằng chỉ thị
thăm dò (từ 80 – 100 dòng
Đánh giá đa dạng di truyền
các vật liệu nghiên cứu ứng
dụng marker SSR và
chương trình phần mền
NTSYSpc.
Xácđịnh được 5
dòng cho gene
mục tiêu
5-7 dòng mẹ cao
sản (dòng tái tục)
Đa hình với
những chỉ thị
thăm dò.
Xác định được đa
dạng di truyền
của các vật liệu

nghiên cứu
Phân tích đa hình
với 20-25 SSRs
T1-6/2012
T6- 10/2012
T12 – 02/
2013
Trần Văn Lợt, Nguyễn
Viết Cường, Trương
Quốc Ánh, Bùi Phú
Nam Anh, Viện KHKT
NN Miền Nam,
Trần Văn Lợt,
Trương Quốc Ánh,
Nguyễn Viết Cường
Bùi Phú Nam
Anh,Viện KHKT NN
Miền Nam
Trần Văn Lợt,
Trương Quốc Ánh,
Nguyễn Viết Cường
Bùi Phú Nam Anh,
Viện KHKT NN Miền
Nam
7
15. SẢN PHẨM VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
• Loại sản phẩm
Mẫu  Vật liệu  Thiết bị máy móc  Dây chuyền công nghệ 
Giống cây trồng  Giống gia súc  Qui trình công nghệ  Phương pháp 
Tiêu chuẩn  Qui phạm  Sơ đồ  Báo cáo phân tích 

Tài liệu dự báo  Đề án  Luận chứng kinh tế  Chương trình máy tính 
Bản kiến nghị  Sản phẩm khác:
• Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm
Số TT Tên sản phẩm Số
lượng
Yêu cầu khoa học
1
Bài báo cáo tổng kết
01 Phải có giá trị làm cơ sở khoa
học chọn giống
• Số sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh được đào tạo:
• Số bài báo công bố: 01
• Địa chỉ có thể ứng dụng (tên địa phương, đơn vị ứng dụng
- Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam
- Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long
8
16. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Tổng kinh phí: 60.000.000 đồng
Trong đó:
Kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ: 60.000.000 động
Các nguồn kinh phí khác (cơ sở hỗ trợ, tài trợ của cá nhân, tổ chức…):
Nhu cầu kinh phí từng năm:
- Năm 2012: 60.000.000 đồng
Dự trù kinh phí theo các mục chi (Thuê khoán chuyên môn; Nguyên vật liệu, năng lượng; Thiết bị
máy móc; Chi khác):
Ngày 7 tháng 5 năm 2012 Ngày 7 tháng 5 năm 2012
Đơn vị chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(Ký tên, đóng dấu) (Họ và tên, ký)
TS. VÕ THÁI DÂN ThS. TRẦN VĂN LỢT
Ngày tháng năm 201

HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
9
DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI MÃ SỐ:
(Từ ngân sách sự nghiệp khoa học)
TT Nội dung các khoản chi
Thành tiền
(đồng) Tỷ lệ %
1
2
3
4
Thuê khoán chuyên môn
Nguyên vật liệu
Thiết bị và sữa chửa nhỏ
Chi khác
Tổng cộng: 100%
GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI
Khoản 1 – Thuê khoán chuyên môn
TT Nội dung thuê khoán Thành tiền (đồng)
1
2
3
4
Điều tra, chọn dòng, khảo sát và đánh giá kiểu
hình chống chịu nóng của vật liệu nghiên cứu
(từ 80 – 100 dòng)
công lao động ( chuẩn bị đất trồng, công gieo
sạ, công bón phân, công chăm sóc, thu hoạch,
phơi sấy)

70.000 đ *
Đánh giá đa hình đa dạng nguồn vật liệu bằng
chỉ thị thăm dò (từ 80 – 100 dòng
Công thu hoạch mẫu, công nghiền mẫu, công ly
trích DNA, công thiết kế Primer, công tinh sạch
DNA, công chạy điện di, công phân tích số liệu
70.000 đ *
Đánh giá đa dạng di truyền các vật liệu nghiên
cứu ứng dụng marker SSR và chương trình
phần mềm NTSYSpc.
Công thu hoạch mẫu, công nghiền mẫu, công ly
trích DNA, công thiết kế Primer, công tinh sạch
DNA, công chạy điện di, công phân tích số liệu
70.000 đ *
Chi phí cán bộ chuyên môn thực hiện các nội
dung đề tài
10.800.000
10
3người* 500.000 đồng/ tháng* 12 tháng
Cộng
Khoản 2 – Nguyên vật liệu
TT Nguyên vật liệu Thành tiền (đồng)
1
2
Nguyên vật liệu
Dụng cụ
8.000.000
7.000.000
Cộng
Khoản 3 – Thiết bị và sửa chữa nhỏ:

Khoản 4 - Chi khác:
Cộng các khoản (1, 2, 3, 4):60.000.000 đồng
HIỆU TRƯỞNG PHÒNG KH-TC PHÒNG QLNC Khoa học CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Trần Văn Lợt
11

×