Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

giáo trình phân tích báo cáo tài chính đại học đông á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 85 trang )

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(Financial statements analysis – Review)

1.1KHÁI NIỆM,MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG của PTBCTC
1.1.1Khai niệm
Phân tích báo cáo tài chính( financial statements analysis)là q trình sử dụng các
báo cáo tài chính nhằm phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ
sở ra những quyết định hợp lý.
Hay nói cách khác phân tích báo cáo tài chính là chỉ rõ những gì đang xảy ra đằng
sau những chỉ tiêu tài chính, khi “người sử dụng” phân tích các báo cáo tài chính.Phân tích
tài chính là một trong nhiều hoạt động phân tích khác của một cơng ty
Phân tích báo cáo tài chính là một bộ phận trong tiến trình phân tích hoạt động của
doanh nghiệp ( Phân tích tình hình và kết quả sản xuất của doanh nghiệp; phân tích các yếu
tố của q trình sản xuất; phân tích tình hình tiêu thụ; phân tích tình hình tài chính qua các
báo cáo tài chính)
1.1.2.Đối tượng và mục đích sử dụng thông tin từ BCTC
Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính


Bên ngồi DN:Nhà đầu tư,Chủ nợ,Nhà nước



Bên trong DN,Người quản lý,nhân viên

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 1



Phân tích báo cáo tài chính là đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng
quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính để phục vụ cho các mục đích của
mình. Tùy theo từng đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà đưa ra mục đích
phân tích báo cáo tài chính là khác nhau:
- Đối với nhà quản trị nhằm mục tiêu tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các
hoạt động kinh doanh của công ty trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính chính, khả năng
sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ và rủi ro tài chính của cơng ty. Định hướng
các quyết định của ban lãnh đạo công ty như quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết
định phân phối chính sách lợi nhuận…Phân tích báo cáo tài chính là cơ sở cho các dự báo
tài chính, kế hoạch đầu tư, lên kế hoạch ngân sách tiền mặt.. là cơng cụ để kiểm sốt các
hoạt động quản lý
Đối với chủ sở hữu thường quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của
tiền vốn mà cơng ty đã bỏ ra. Thơng qua phân tích báo cáo tài chính , giúp họ đánh giá hiệu
quả của q trình sản xuất kinh doanh của cơng ty, khả năng điều hành hoạt động của nhà
quản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị cũng như quyết định phân
phối kết quả kinh doanh.
Đối với chủ nợ như ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp mối quan tâm của họ
là hướng vào khả năng trả nợ của cơng ty. Do đó, họ cần chú ý đến tình hình và khả năng
thanh tốn của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để
đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay khơng khi quyết định cho vay, bán chịu sản
phẩm cho đơn vị.
Đối với nhà đầu tư trong tương lai điều mà họ quan tâm là sự an toàn của lượng vốn
đầu tư, kế đó là mực độ sinh lãi, thời gian hồn vốn. Vì vậy họ cần những thơng tin về tài
chính , tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của cơng
ty.Điền hình như quan tâm đến lợi nhuận hiện tại,lợi nhuận kỳ vọng cũng như sự ổn định
của lợi nhuậ theo thời gian Họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời
kỳ để quyết định đầu tư vào đơn vị hay khơng, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh
vực nào.


Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 2


Đối với cơ quan chức năng như thuế, thông qua báo cáo tài chính, xác định các
khoản nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích tình hình
hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê…. Qua phân tích tài chính, nhà phân tích sẽ biết
được khả năng sinh lời cũng như tiềm năng phát triển của công ty. Đối với các nhà chủ nợ
mối quan tâm chủ yếu là khả năng trả nợ vì thế họ muốn biết khả năng thanh tốn(cho vay
ngắn hạn) và khả năng sinh lợi của cơng ty.( cho vay dài hạn).
Đối với cơ quan nhà nước như cơ quan thế, thơng qua báo cáo tài chính cho thấy
thực trạng về tình hình tài chính của cơng ty. Trên cơ sở đó cơ quan thế sẽ tính chính xác
mức thuế mà cơng ty phải nộp, các cơ quan tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả, rõ
ràng và minh bạch hơn.
1.1.3 Tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính để biết được tình hình tài chính của cơng ty giữ một vai
trị cực kỳ quan trọng khơng thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phân
tích báo cáo tài chính cũng có các cơng cụ và kỹ thuật khác giúp nhà phân tích, nhà quản trị
cơng ty kiểm tra lại báo cáo tài chính đã qua và hiện hành để có định hướng phát triển hoạt
động kinh doanh trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính nhằm đạt được các mục đích
chủ yếu như sau:
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thơng tin về tài chính cho chử sở hữu,
người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty để họ có những quyết định đúng đắn trong
tương lai để đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về nguồn lực kinh tế. - Phải đánh
giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ , hiệu quả của việc
sử dụng vốn và tài sản hiện có, tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện
pháp phù hợp trong kỳ dự tốn để có chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục
tiêu mà công ty đã đặt ra.
- Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn, chính

sách vay nợ, mật độ sử dụng địn bẩy kinh doanh, địn bẩy tài chính với mục đích làm gia
tăng lợi nhuận trong tương lai.

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 3


Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau của nhiều đối
tượng sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính. Như vậy khi phân tích báo cáo tài chính của
cơng ty, nhà phân tích phải sử dụng một số lý thuyết và kỹ thuật về phân tích các báo cáo tài
chính của cơng ty. Thực tế, nhà phân tích đã thấy được các báo cáo tài chính trình bày về
tình hình tài chính của công ty ở một thời điểm như bảng cân đối kế toán hoặc qua một thời
kỳ như báo cáo kết quả kinh doanh hoặc cả hau như báo cáo lợi nhuận giữ lại và báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính này tự thân chúng chỉ cung cấp được dữ
liệu tài chính chứ chưa cung cấp nhiều thơng tin tài chính như sự mơng đợi từ những người
sử dụng thơng tinm muốn có được thơng tin, nhà phân tích cần đưa báo cáo tài chính này
vào phân tích. ở Việt nam, chủ yếu là phân tích bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh
doanh và có thể là báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Riêng thuyết minh báo cáo tài chính chủ yếu
để người sử dụng thơng tin hay những nhà phân tích báo cáo tài chính hiểu rõ hơn về tình
hình tài chính của cơng ty.
1.1.4 Các hoạt động kinh doanh của DN
Chúng ta nghiên cứu hoạt động kinh doanh ở mọi tổ chức doanh nghiệp, mọi tổ chức
doanh nghiệp đang cố gắng hoạt động kinh doanh với mục đích hướng đến là “ kiếm tiền”.
Vào bất kỳ một ngày nhất định nào, cho dù một doanh nghiệp mới bắt đầu hay đã thành lập
từ lâu, mọi doanh nghiệp đều cung cấp một số hàng hóa hoặc dịch vụ để bán. Doanh nghiệp
phải bỏ tiền ra để sản xuất hay để mua các hàng hóa dịch vụ đó, và doanh nghiệp phải có
sẵn một nguồn tài chính nhất định để làm điều đó. Các mục tiêu đầu tiên là mua hàng hóa
và dịch vụ để bán. Doanh nghiệp muốn cung cấp một số hàng hóa hoặc dịch vụ để bán
doanh nghiệp đó phải bỏ tiền ra để sản xuất hay để mua các loại hàng hóa dịch vụ đó, và

doanh nghiệp phải có sẵn một nguồn tài chính nhất định để làm điều đó. Các mục tiêu đầu
tiên là bán hàng hóa và dịch vụ với số tiền cao hơn chi phí bỏ ra để sản xuất hoặc mua
chúng để hưởng chênh lệch - lợi nhuận.

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 4


Hình 1: Sơ đồ mơ tả sơ lược về các q trình vận động chi phí của 1 doanh nghiệp
Hoạt động doanh nghiệp thể hiện qua 3 hoạt động chủ yếu : Hoạt động kinh doanh;
hoạt động đầu tư;hoạt động tài chính (huy động vốn)
1.2 NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KHI PHÂN TÍCH BCTC
1.2.1Nội dung phân tích
1.2.1.1 Phân tích khái qt tình hình tài chính
Trước tiên, nhà phân tích sẽ tiến hành Đọc hiểu khái quát về các nội dung cơ bản
trong các báo cáo tài chính. Phân tích khái qt các báo cáo tài chính của cơng ty để lấy một
số thông tin cơ bản: Muốn phân tích khái quát trước hết phải phân tích sự thay đổi của bảng
cân đối kế toán( sự biến động về tài sản và nguồn vốn). Sự thay đổi này nói lên sự thay đổi
về quy mô hoạt động của công ty.Cụ thể
- Phân tích nội dung bảng cân đối kế tốn , phân tích biến động về tài sản và nguồn
vốn theo chiều ngang và theo chiều dọc
- Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh - phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận
- Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ - dòng tiền thu vào và chi ra dựa trên 3 hoạt
động kinh doanh, đầu tư và hoạt động khác
Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 5



- Phân tích thuyết minh báo cáo tài chính
Từ đó đưa ra những thơng tin khái qt về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích các tỷ số chủ yếu về tình hình tài chính Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật
phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích các báo cáo tài chính. Phân tích các tỷ số
tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá
tình hình và hoạt động tài chính của cơng ty.
Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau. Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác
định, tỷ số tài chính có thể chia thành 3 loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối kế
tốn, tỷ số tài chính xác định từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tỷ số tài chính có
liên quan đến cả hai báo cáo vừa nêu.
Dựa vào mục tiêu phân tích, phân tích tài chính có thể chia thành: các tỷ số khả năng
sinh lợi các tỷ số thanh khoản, các tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, các tỷ số hiệu
quả hoạt động, và các tỷ số tăng trưởng .hầu hết các tỷ số tài chính đều có những cái tên mô
tả cho người sử dụng nhận biết được làm thế nào để tính tốn các tỷ số ấy hoặc làm thế nào
để có thể hiểu được lượng giá trị của nó.
Nội dung nghiên cứu của các nhóm tỷ số này như sau: Phân tích khái niệm, cơng
thức tính, ý nghĩa của các tỷ số, đánh giá các tỷ số theo bình quân ngàn hay qua các năm.
- Nhóm tỷ số sinh lợi( Profitability ratios): Biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản và
vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ( Net profit margin ratio) Tỷ suất sinh lợi
trên tổng tài sản ( Return on total assets ratio) - ROA Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (
Return on total Equity ratio) - ROE
- Nhóm tỷ số về khả năng thanh khoản (Liquidity ratio): đo lường khả năng thanh
tốn của cơng ty. Tỷ số thanh toán hiện hành - current ratio Tỷ số thanh tốn nhanh - Quick
ratio
- Nhóm tỷ số hoạt động ( Activity Ratios): đo lường mức độ hoạt động liên quan đến
tài sản của cơng ty Số vịng quay khoản phải thu Số vòng quay hàng tồn kho Hiệu suất sử
dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu


Trang 6


- Nhóm tỷ số địn bẩy hay quản lý nợ (financial leverage ratios): cho thấy việc sủ
dụng nợ của công ty có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Tỷ số nợ
trên tài sản Tỷ số nợ trên vốn cổ phần Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần Khả năng thanh
toán lãi vay
- Nhóm tỷ số tăng trưởng và giá trị thị trường: công ty được nhà đầu tư đánh giá như
thế nào ở hiện tại và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. + Tỷ số giá trị trường ( market
value ratio)
- Thu nhập trên mỗi cổ phần - Tỷ lệ chi trả cổ tức - Tỷ số giá trị thị trường trên thu
nhập - Tỷ suất cổ tức
1.2.1.2Tiến trình phân tích báo cáo tài chính
Những yêu cầu căn bản khi tiến hành phân tích BCTC
+ Cần tìm hiểu đối tượng phục vụ cho việc phân tích các tỷ số tài chính
- Đối tượng bên ngoài: chủ nợ ngắn hạn chú trọng các tỷ số thanh khoản, chủ nợ dài
hạn chú trọng các tỷ số cơ cấu tài chính, nhà đầu tư chú trọng khả năng sinh lời vàcác tỷ số
về doanh lợi, cơ quan chính quyền chú trọng kiểm sốt, năn ngừa rủi ro.
- Đối tượng bên trong: tổ chức quản trị, bộ phận kế hoạch, bộ phận kiểm sốt…nhằm
hồn trả nợ đến hạn và đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
+ Yêu cầu đối với bảng báo cáo tài chính được sử dụng khi phân tích tỷ số tài
chíTrung thực, đúng biểu mẫu, chính xác và thống nhất số liệu, đúng hạn định.
+ So sánh chỉ tiêu trung bình ngành: là những tiêu chuẩn được đánh giá là tốt cho
những doanh nghiệp cùng loại. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các tỷ số trung bình
ngành chưa được thống kê, thì khi phân tích các nhà phân tích tài chính có thể đưa ra những
tỷ số tài chính mẫu mà được đánh giá tốt hoặc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả
với tình hình tài chính lành mạnh, từ đó chọn tỷ số tài chính làm thước đo, tiêu chuẩn tiến
hành so sánh.
+ Để cung cấp thông tin từ việc phân tích tốt cần phải tiến hành nhiều phương pháp phân
tích so sánh khác nhau trong cùng 1 lúc như phân tích tỷ số tài chính theo thời gian.;phân

tích tỷ số so sánh với đối thủ cạnh tranh;phân tích mức độ biến động trong các bảng báo cáo
tài chính.
Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 7


Để dễ dàng hơn trong thực hành, tiến trình phân tích báo cáo tài chính có thể tiến
hành theo 10 bước sau đây
Bước 1: Đọc và hiểu BCTC, nghĩa là hiểu các chỉ tiêu đã được trình bày trên báo cáo
tài chính, nếu có thể nhà phân tích hiểu rõ hơn các khoản mục chính trên báo cáo tài chính
được hình thành như thế nào? Việc phản ảnh của kế tốn có tn thủ theo các ngun tắc và
chuẩn mực kế tốn theo quy định hay khơng?
Bước 2: Vận dụng kỹ thuật so sánh tuyệt đối và tương đối nhằm đánh giá và đưa ra
nhận xét tổng thể về tình hình tài chính và kinh doanh của cơng ty.
Bước 3: Xác định đúng công thức đo lường theo chỉ tiêu cần phân tích trên báo cáo
tài chính mà nhà phân tích muốn vận dụng để trên cơ sở các chỉ tiêu đã xác định, nhà phân
tích có thể đán giá được tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của cơng ty.
Bước 4: Xác định đúng số liệu từ các báo cáo tài chính để lắp vào cơng thức tính tốn
mà nhà phân tích đã chọn
Bước 5: Giải thích ý nghĩa của các tỷ số vừa tính tốn và vận dụng vào tình hình thực
tế của cơng ty để có phần nhận xét và đánh giá phù hợp với tình hình kinh doanh và sức
khỏe tài chính của cơng ty
Bước 6: Đánh giá tỷ số vừa tính toán ( cao, thấp hay phù hợp) so sánh giữa các kỳ
với nhau và với bình quân ngành để đưa ra những nhận định và đánh giá thực tế tình hình
kinh doanh cũng như tình hình tài chính của cơng ty.
Bước 7: Rút ra kết luận về tình hình tài chính của cơng ty sau khi đối chiếu so sánh
và đưa nhận định, tổng hợp các nhận định và đánh giá để đưa ra kết luận về tình hình kinh
doanh và tình hình tài chính của cơng ty.
Bước 8:Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số tài chính, nếu cần thiết phải tập

trung vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hoặc xem
xét các chỉ tiêu nào chiếm tỷ trọng cao cần thiết phải xem xét và tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng để xác định những nhân tố này tác động như thế nào đến tình hình tài chính của cơng
ty.

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 8


Bước 9: Đưa ra các khuyến nghị để khắc phục hoặc củng cố các tỷ số tài chính trên
cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính mà những chỉ
tiêu này sex tác động trực tiếp đến các tỷ số tài chính
Bước 10: Viết báo cáo tổng hợp sau khi hồn thành việc phân tích báo cáo tài chính
của cơng ty. Báo cáo tổng hợp phải chỉ ra được các nhận định hay nhận xét liên quan đến
phương pháp phân tích nào và thông số nào của chỉ tiêu nào? Các tỷ số biến động và ý nghĩa
của từng tỷ số thay đổi đó.
1.2.3 Phương Pháp phân tích
Để có thể tìm ra các tiêu chí tài chính quan trọng, trong phân tích người ta thường sử dụng
nhiều phương pháp như: Phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, phương pháp
thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp hồi quy, trong đó phương
pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất.Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét
một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánhvới một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu
gốc ).
- Phương pháp phân tích xu hướng biến động kết cấu:So sánh kì phân tích với kì
trước để thấy sự biến động và xu hướng thay đổi của tình hình tài chính,so sánh số liệu thực
tế với số liệu kế hoạch để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch,so sánh số liệu phân tích với số
liệu chuẩn của ngành để thấy tình trạng của doanh nghiệp trong nghành như thế nào. Phương pháp phân tích tỷ số nghĩa là so sánh các chỉ tiêu để tạo thành tỷ số có ý nghĩa.
Phân tích tỷ số tài chính là việc sử dụng những kỹ thuật khác nhau để phân tích các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp, qua đó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.

- Phương pháp Dupont : So sánh liên hoàn các chỉ tiêu. Mơ hình Dupont là kỹ thuật
có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản
lý hiệu quả truyền thống.
Mơ hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế
toán. Các tỷ số phân tích theo phương pháp so sánh được trình bày ở phần trên đều ở dạng
một phân số.
Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 9


Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố:
mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác các tỷ số tài chính cịn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay
nói cách khác một tỷ số tái chính lúc này được trình bày bằng một vài tỷ số tài chính khác.
1.3 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.3.1 Vai trò, Mục tiêu của BCTC trong 1 doanh nghiệp
Báo cáo tài chính(financial statements) (báo cáo kế tốn định kỳ) bao gồm những báo
cáo phản ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp nhằm
phục vụ yêu cầu quản lý đa dạng ở cấp độ vĩ mơ lẫn vi mơ. Báo cáo tài chính được Nhà
nước quy định thống nhất về danh mục hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp tính tốn và xác
lập từng chỉ tiêu cụ thể.
Mục tiêu của Báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp các thơng tin tài chính hữu ích
cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Tuy nhiên, khi các nguyên tắc, yêu cầu,
hướng dẫn lập và trình bày BCTC khơng rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hay khó áp
dụng, sẽ khơng đảm bảo được các tính chất (đáng tin cậy, có thể hiểu, so sánh được…),
BCTC vì thế trở nên kém hữu ích. Thơng tin tài chính hữu ích là đối tượng được quan tâm
đặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu, thực hành kế toán trên thế giới
trong nhiều năm qua, với nhiều giác độ tiếp cận khác nhau.
Lý do đơn giản và dễ thấy nhất là để biết trạng thái tài chính của một tổ chức (lợi
nhuận, phi lợi nhuận) nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Ví dụ, bạn định mua một ngơi

nhà chẳng hạn, bạn cần biết bạn hiện đang có bao nhiêu tiền (đã tiết kiệm đủ bao nhiêu tiền)
để mua ngơi nhà đó, thiếu bao nhiêu, phải đi vay bao nhiêu. Bạn chỉ biết được trạng thái tài
chính của bạn, nếu như bạn có một bản tổng hợp về tình hình tài chính của bạn, tại thời
điểm bạn định mua nhà, bản tổng hợp đó được gọi là báo cáo tài chính
Hàng năm DN phải cơng bố cơng khai báo cáo tài chính và các thơng tin về tình hình
và kết quả kinh doanh của DN đến các đối tượng sử dụng theo qui định cụ thể như sau :
Thông báo cho tập thể lao động trong DN biết được tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động
kinh doanh, mức thu nhập và các quyền lợi khác nhằm thực hiện quyền làm chủ và tham gia
giám sát bộ máy lãnh đạo của DN.

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 10


Thông báo cho cơ quan quản lý của Nhà nước có căn cứ đánh giá tình hình và hiệu
quả hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý DN. Cung cấp thông tin
để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu, quyết định đầu tư vào DN và giúp cho
các chủ nợ đánh giá đúng khả năng thanh toán nợ của DN
1.3.2 Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
Tất cả các DN thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo
cáo tài chính năm. Các cơng ty, tổng cơng ty có các đơn vị kế tốn trực thuộc, ngồi việc
phải lập báo cáo tài chính năm của cơng ty, tổng cơng ty cịn phải lập báo cáo tài chính tổng
hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế tốn năm dựa trên báo cáo tài chính của
các đơn vị kế tốn trực thộc công ty, tổng công ty.

NƠI NHẬN BÁO CÁO

CÁC LOẠI HÌNH
Kỳ


DN

lập

BC

1. DN Nhà nước

Thống kê

chính

X

Kinh doanh

Cơ quan

Tài
Thuế

Đăng ký

trên

Cơ quan

DOANH NGHIỆP


Cơ quan

Cấp

Cơ quan

X

X

X

X

X

X

X

X

2. DN có vốn đầu tư nước
ngồi

3. Các loại DN khác

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 11



- Đối với DNNN, các DN niêm yết trên thị trường chứng khốn cịn phải lập báo cáo
tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. - Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau
khi khóa sổ kế tốn. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình
bày nhất quán giữa các kỳ kế tốn. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng
vàngười đại diện theo pháp luật của đơn vị kế tốn ký, đóng dấu của đơn vị.
- Các DN phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ
kế tốn năm là 12 tháng trịn sau khi thơng báo cho cơ quan thuế. Kỳ lập báo cáo tài chính
giữa niên độ là mỗi q của năm tài chính (khơng bao gồm quý 4). Các DN có thể lập báo
cáo tài chính theo kỳ kế tốn khác (tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp luật,
của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
- Đối với DNNN, DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm
chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với tổng cơng ty nhà nước và
các đơn vị kế tốn khác chậm nhất là 90 ngày.
- Các đơn vị phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc
kỳ kế toán quý. Các đơn vị kế tốn trực thuộc nộp báo cáo tài chính (quý, năm) cho đơn vị
kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định. Nơi nhận báo cáo được
quy định như sau :
Tùy theo từng đối tượng và mục đích cụ thể mà DN lựa chọn hình thức cơng khai và
lựa chọn các chỉ tiêu cơng khai thích hợp.Tổ chức báo cáo cơng khai trước hội đồng cán bộ
công nhân viên chức của DN.Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí
hoặc các hình thức khác.
Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày lập và gửi báo cáo tài chính hàng năm theo qui định
hiện hành. Ban giám đốc hoặc Hội đồng quản trị của DN có trách nhiệm giải thích, làm sáng
tỏ những thắc mắc, chất vấn đối với các chỉ tiêu đã công bố công khai và phải hồn tịan
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của báo cáo tài chính hoặc các thơng tin
đã cơng khai. Trường hợp những DN có điều kiện đặc biệt, không được phép công bố công
khai rộng rãi các thơng tin tài chính thì phải có văn bản báo cáo Bộ tài chính và các cơ quan
quyết định thành lập DN.

1.3.3.Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính của 1 doanh nghiệp
Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 12


Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.
Báo cáo tài chính năm bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B 01 - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B 02 - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B 03 - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B 09 - DN)
*Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm :
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, bao gồm :
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) (mẫu số B 01a - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (mẫu số B 02a - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) (mẫu số B 03a - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu số B 09a - DN)
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, bao gồm :
- Bảng cân đối kế tốn giữa niên độ (dạng tóm lược) (mẫu số B 01b - DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (mẫu số B 02b - DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược) (mẫu số B 03b - DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (mẫu số B 09a - DN)
1.3.4 Báo cáo tài chính tóm tắt
Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TĨM TẮT

Giáo dục Hà Nội- EID


(Q 4 / năm 2009)

I.A. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Áp dụng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ)
Đơn vị: Đồng

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 13


Stt
Nội dung

I Tài sản ngắn hạn

Số dư đầu kỳ

Số dư cuối
kỳ

170.975.818.645 199.488.920.264

1 Tiền và các khoản tương đương tiền

44.248.704.128

23.336.150.924

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn


2.128.000.000

4.830.390.000

3 Các khoản phải thu ngắn hạn

52.914.443.213

34.871.539.467

4 Hàng tồn kho

67.309.209.842 129.417.299.520

5 Tài sản ngắn hạn khác

II

Tài sản dài hạn

4.375.461.462

7.033.540.353

3.404.748.632

3.047.608.031

2.308.655.708


2.154.859.607

2.308.655.708

2.154.859.607

1.096.092.924

892.748.424

1 Các khoản phải thu dài hạn
2 Tài sản cố định
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vơ hình
- Tài sản cố định thuê tài chính
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
3 Bất động sản đầu tư
4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
5 Tài sản dài hạn khác

III TỔNG CỘNG TÀI SẢN

174.380.567.277 202.536.528.295

IV Nợ phải trả

71.411.516.661

99.062.752.481


1 Nợ ngắn hạn

71.411.516.661

99.062.752.481

2 Nợ dài hạn

V

Vốn chủ sở hữu
1 Vốn chủ sở hữu

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

102.969.050.616 103.473.775.814
102.167.477.039 100.896.781.334
Trang 14


- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

80.000.000.000

80.000.000.000

8.728.379.584

13.696.781.334


13.439.097.455

7.200.000.000

2 Nguồn kinh phí và quỹ khác

801.573.577

2.576.994.480

- Quỹ khen thưởng phúc lợi

801.573.577

2.576.994.480

- Thặng dư vốn cổ phần
- Vốn khác của chủ sở hữu
- Cổ phiếu quỹ
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Các quỹ
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Nguồn vốn đầu tư XDCB

- Nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

VI TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN


174.380.567.277 202.536.528.295

II.A. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, dịch vụ)

ST

Chỉ tiêu

T

Kỳ báo cáo

Luỹ kế

16.832.345.297

205.723.841.417

7.863.192

1.924.689.592

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2


Các khoản giảm trừ doanh thu

3

Doanh thu thuần vê bán hàng và cung cấp dịch vụ

16.824.482.105

203.799.151.825

4

Giá vốn hàng bán

11.168.234.386

151.542.738.605

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 15


5

LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

5.656.247.719

52.256.413.220


6

Doanh thu hoạt động tài chính

1.220.503.974

1.914.291.350

7

Chi phí tài chính

956.915.991

2.895.863.093

8

Chi phí bán hàng

2.226.106.192

15.020.531.582

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

2.380.394.884


9.882.735.931

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

1.313.334.626

26.371.573.964

11

Thu nhập khác

12

Chi phí khác

13

Lợi nhuận khác

14

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

1.313.334.626

26.371.573.964


15

Thuế thu nhập doanh nghiệp

252.356.061

4.671.497.944

16

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

1.060.978.565

21.700.076.020

17

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

1.326

2.713

18

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

1.800


Bài đọc thêm :
Ngày 20/10/2010, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 162/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa
đổi, bổ sung Thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 về hướng dẫn kế tốn áp dụng đối
với Cơng ty chứng khốn.
Thơng tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính chỉ hướng dẫn sửa đổi kế
toán một số nghiệp vụ kinh tế, bổ sung kế toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh chưa
được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 16


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
( Financial statements analysis)
2.1PHÂN TÍCH BCĐKT
2.1.1Khái niệm & kết cấu bảng cân đối
Các báo cáo tài chính là cơng cụ để người quản lý đo lường và theo dõi sức khỏe của
doanh nghiệp. Việc đọc, hiểu và có khả năng phân tích các thơng tin trên báo cáo tài chính
sẽ giúp ích rất nhiều cho người làm công tác quản lý trong việc hoạch định và triển khai kế
hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng hiện trạng và dự báo tốt cho
tương lai.
Bảng cân đối kế toán là bảng tóm tắt tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
tại một thời điểm nào đó, thường là cuối năm hoặc cuối quý. Phản ánh số liệu tại một thời
điểm; Tài sản liệt kê theo thứ tự thanh khoản giảm dần; Nguồn vốn được xếp theo thứ tự
nghĩa vụ trả nợ từ ngắn hạn đến dài hạn
BCĐKT được chia thành 2 phần (có thể xếp dọc hoặc xếp ngang) theo mẫu đầy đủ

hoặc mẫu rút gọn theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành nên
tài sản. Do vậy, số tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau. BCĐKT phản ánh vốn và nguồn
vốn tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch tốn.
Bảng cân đối kế toán bị ảnh hưởng bởi từng giao dịch có tác động đến tài chính
doanh nghiệp. Mỗi giao dịch đều được ghi chép vào các khoản mục liên quan, nhưng
tổng tài sản vẫn cân bằng với tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; Đẳng thức kế toán và
bảng cân đối kế toán phải luôn cân bằng. Một bảng cân đối kế toán có thể được lập sau
mỗi giao dịch, nhưng làm như vậy sẽ rất khó khăn, nhiều việc và không hiện thực. Do
đó, bảng cân đối sẽ được lập định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng hoặc sau một giai đoạn cụ
thể nào đó, nhưng thường là 1 năm.
Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 17


2.1.2 Nội dung cần phân tích trong BCĐKT
2.1.2.1 Phần tài sản
Phần tài sản : thể hiện hoạt động đầu tư Tài sản - là những nguồn lực doanh nghiệp
đang sở hữu,có được từ giao dịch trong quá khứ, mà từ đó kỳ vọng sẽ gia tăng thêm hoặc
sẽ mang lại những dòng ngân lưu trong tương lai Phản ánh tổng qt tồn bộ tài sản hiện
có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo kết cấu của tài sản và bao gồm 2 loại
(A,B) mỗi loại gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản hiện có:
2.1.2.1.1Loại A : Tài sản ngắn hạn - là những tài sản có thể chuyển thành tiền trong vòng
thời gian 1 năm. Loại này phản ánh các khoản tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài
sản lưu động khác và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Tiền : tài khoản này phản ánh lượng tiền doanh nghiệp có trong quỹ hoặc gửi ở tài
khoản ngân hàng. Khi doanh nghiệp thực tế thực hiện một khoản thanh toán nợ, doanh
nghiệp phải lấy từ tài khoản tiền. Ngược lại khi doanh nghiệp được thanh tóan thì tiền sẽ
được nhập vào tài khoản tiền . các nguồn thu tiền có thể là tiền do khách hàng thanh tốn về
lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp, tiền vay ngân hàng hoặc tiền góp vốn vào

công ty. Các khoản phải thu: Khi doanh nghiệp bán hàng doanh nghiệp thường thu tiền
trong vòng 30 ngày. Khi thương vụ được thực hiện, doanh nghiệp chưa nhận được tiền.
Khoản tiền này được xem là khoản phải thu của người mua, cho đến khi người mua thanh
toán vào tài khoản tiền và lượng tiền tương đương được xóa bỏ khỏi tài khoản các khoản
phải thu.
Khoản phải thu: Các khoản phải thu: Khi doanh nghiệp bán hàng doanh nghiệp
thường thu tiền trong vòng 30 ngày. Khi thương vụ được thực hiện, doanh nghiệp chưa nhận
được tiền. Khoản tiền này được xem là khoản phải thu của người mua, cho đến khi người
mua thanh toán vào tài khoản tiền và lượng tiền tương đương được xóa bỏ khỏi tài khoản
các khoản phải thu.

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 18


Các khoản phải thu là một cách để hạch toán lại tài sản mà về mặt pháp lý đã thuộc
về công ty nhưng công ty chưa nhận được. Để các khoản phải thu được xếp vào loại tài sản
ngắn hạn, có một giới hạn về thời gian đối với tài sản được xem là các khoản phải thu.
Thông thường nếu khoản thanh tốn khơng nhận được trong vịng 90 ngày , tài sản phải
được xóa sổ khỏi các khoản phải thu và thường được đưa vào tài khoản dự phòng nợ khó
địi.
Tiền và các khoản phải thu là hai loại tài sản cố định dễ chuyển đổi nhất nên thường
được gọi là các thanh khoản, hay các tài sản có tính thanh khoản cao.
Hàng tồn kho:Hàng tồn kho: hàng tồn kho là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm hiện
có sẵn sàng để gởi cho khách hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp xuất có mua nguyên
liệu và chế tạo chúng thành thành phẩm thì thường có 3 loại tài khoản tồn kho: Nguyên liệu,
sản phẩm dỡ dang và thành phẩm.Tổng của ba loại tài khoản này cho thấy tổng giá trị tồn
kho của doanh nghiệp sản xuất. Tồn kho được theo dõi theo giá vồn, có một số phương pháp
xác định giá trị hàng tồn kho có ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Khi

một thương vụ được thực hiện, hàng tồn kho được gởi đi là giá trị của hàng tồn kho được trừ
khỏi tài khoản tồn kho. Trên bảng cân đối kế toán, thương vụ được thừa nhận bằng cách ghi
nhập vào tài khoản các khoản phải thu nếu hàng tồn kho được bán trả chậm, hoặc vào tài
khoản tiền mặt nếu người mua thanh tốn ngay.
Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí trả trước, các khoản dự phòng,…
Loại B : Tài sản dài hạn - loại này phản ánh toàn bộ tài sản cố định (hữu hình và vơ hình)
các khoản đầu tư tài chính và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
1.1.2.1.2Phần nguồn vốn
Phần nguồn vốn : thể hiện hoạt động tài chính ( hoạt động huy động vốn) Phản ánh
tồn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và nguồn vốn của chủ sở hữu và bao
gồm 2 loại (A,B). Loại A : Nợ phải trả - phản ánh tồn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ phải trả - nghóa vụ nợ của doanh nghiệp đối với bên ngoài hoặc các sản quyền
(claims) trên tài sản doanh nghiệp của các đối tượng bên ngoài
Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 19


Loại B : Nguồn vốn của chủ sở hữu - loại này phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh
doanh, các khoản chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, các quĩ và lãi chưa sử dụng. Vốn
chủ sở hữu - phần sản quyền còn lại sau khi trừ đi các nghóa vụ nợ phải tra
Ngồi ra, BCĐKT cịn có 7 chỉ tiêu ngồi bảng đó là : Tài sản th ngồi. Vật tư
hàng hố nhận giữ hộ. Hàng hố nhận bán hộ, nhận ký gửi. Nợ khó địi đã xử lý. Ngoại
tệ các loại. Hạn mức kinh phí cịn lại. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có
1.1.3 Phân tích khái qt về bảng cân đối kế tốn
1.1.3.1 Phân tích khái qt tình hình tài sản, nguồn vốn
Phân tích tài sản:Tài sản ngắn hạn: tiền,khoản phải thu,hàng tồn kho,Các tài sản ngắn hạn
khác
Đánh giá khái quát về vốn ( tài sản ) và nguồn vốn là căn cứ vào các số liệu phản

ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ
với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng sử
dụng vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng
giảm tổng tài sản và tổng nguồn vốn thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh
nghiệp được. Vì vậy can phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng can
đối kế toán.
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Theo quan điểm luân chuyển vốn thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm Tài
sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn của chủ sở hữu
doanh nghiệp. Quan hệ cân đối được thể hiẹn bằng công thức: TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN
VỐN CHỦ SỞ HỮU Nhưng quan hệ này chỉ mang tính lý thuyết, không thể nào nguồn
vốn chư sở hữu có nay đủ để trang trãi cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của
đơn vị khác. Trên thực tế, mối quan hệ này không thể xảy ra mà thường xảy ra các
trường hợp sau:
Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 20


TH1:Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu vốn để trang trãi tài sản, nên để
quá trình kinh doanh không bị bế tắt, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn các đơn vị
khác dưới hình thức mua trả chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán ( nhưng không
vượt quá thời hạn thanh toán ).
TH2:Trường hợp này vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị các
doanh nghiệp hoặc đối tưọng khác chiếm dụng vốn dưới hình thức bán chịu cho bên mua
thành phẩm, hàng hoá, diạch vụ… hoặc ứng trước tiền cho bên bán, tài sản sử dụng để
thế chấp, ký cược, ký quỹ…
TH3:Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là tổng số tiền phần tài sản luôn luôn
bằng tổng số tiền phần nguồn vốn. Nên quan hệ cân đối được viết một cách nay đủ như

sau : TSNH + ĐTNH + TSDH = NPT + VCSH.Neáu giả định tổng tài sản tăng lên, về
khái quát ta hiểu rằng nguồn vốn phải tăng lên một khoản tương ứng, đó có thể là một
khoản nợ đã tăng hoặc một khoản tăng trong vốn chủ sở hữu.
1.1.4 Một số khoản mục chính cần lưu ý
+ Tiền và các thứ liên quan đến tiền
+ Hàng tồn kho cũng là 1 yếu tố rất quan trọng, đặc biệt khi thị trường rơi vào khủng
hoảng. Những DN giải quyết đc hàng tồn kho sẽ là những DN có khả năng sống sót cao. Nó
cũng cho thấy khả năng tiêu thụ, quay vịng vốn của 1 DN.
+ Nợ ngắn hạn cho thấy khả năng quay vịng vốn của DN, nhưng nó cũng cho thấy quy mơ
SX, nó liên quan đến dịng tiền. Dịng tiền khơng đổi hoặc ít đi mà nợ ngắn hạn tăng lên thì
tức là có vấn đề. Cịn nếu 2 thằng cùng tăng thì fải xem xét, có thể DN mở rộng sx, họ fải
vay nhiều hơn để sx nhiều hàng hóa hơn. Khơng sao bởi nếu bán được hang thì lợi nhuận
cũng sẽ lớn hơn.
+ Các khoản dự phịng
+ Dự trữ: Đặc biệt quan trọng trong khủng hoảng. Nếu DN khơng có dự trữ đủ mạnh thì chỉ
cần 1 tác động nhỏ cũng có thể làm nó phá sản.

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 21


Thảo luận: 1. Tính thanh khoản So sánh tính thanh khoản của công ty đại chúng và công ty
chưa niêm yết? So sánh cơng ty có và khơng có tài sản để thanh lý ?
Thảo luận 2:Vốn lưu động (working capital) Vốn lưu động: Là vốn đáp ứng, duy trì các
hoạt động thường nhật (trong một chu kỳ kinh doanh) Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
tài sản lưu động của doanh nghiệp, thường gồm 2 bộ phận: Tài sản trong sản xuất và tài
sản lưu động trong lưu thông. Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn VLĐ =
(Tiền mặt và chứng khoán thanh khoản + Khoản phải thu + Hàng tồn kho) - Chi phí phải trả
VLĐ = (Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn - Tài sản dài hạn VLĐ = Vốn dài hạn - Tài sản dài

hạn
2.2PHÂN TÍCH BCKTKD
2.1.1 Khái niệm, kết cấu
2.1.1.1.Khái niệm
Báo cáo thu nhập, ở Việt Nam thường gọi là báo cáo kết quả kinh doanh, là báo cáo
tổng kết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua một thời kỳ nhất định, thường là
quý hoặc năm. Ở đây chúng ta sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Thông qua
số liệu về các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD để kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực
hiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hố đã tiêu thụ,
tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ
kế tốn.
Thơng qua số liệu trên BCKQHĐKD mà kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm,
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.
Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của doanh
nghiệp qua các kỳ khác nhau và trong tương lai.
2.1.1.2Nội dung
Phân tích khái quát về báo cáo kết quả kinh doanh
Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận
Lợi nhuận giữ lại - là phần vốn chủ sở hữu tăng thêm có được từ lợi nhuận Doanh
thu > chi phí: làm tăng vốn chủ sở hữu.
Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 22


Doanh thu < chi phí: làm giảm vốn chủ sở hữu. Ghi nhận doanh thu Xác định
doanh thu trong kỳ - một sự kiểm tra xem việc ghi nhận doanh thu có đúng vào kỳ kinh
doanh này hay không
2.1.1.3Các khoản mục chính cần lưu ý
*Chi phí gắn với thời gian trong BCKTKD

- Lãi vay được tính vào chi phí trong kỳ, cho dù công ty không thực chi tiền mặt
trong kỳ. Lãi vay làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận chịu thuế, do đó lãi vay cịn có tên là
“lá chắn thuế” (taxshield) -Khấu hao là quá trình phân bổ khoản chi phí đầu tư thành chi phí
hoạt động trong các kỳ. Khấu hao: phần giảm giá trị của tài sản cố định theo thời gian được
chuyển thành chi phí trong q trình tạo ra doanh thu.Khấu hao làm tăng chi phí và giảm lợi
nhuận chịu thuế, do đó cũng tạo ra “lá chắn thuế” (taxshield).Có thể có ba loại vòng đời
khác nhau: Vòng đời kinh tế;Thời gian khấu hao theo qui định kế toán;Thời gian khấu hao
theo qui định của cơ quan thuế
* BCKQKD sẽ bị sai lệch :
Lợi nhuận có thể bị bị bóp méo bởi các nguyên tắc và quan điểm kế toán Phương
pháp kế toán hàng tồn kho; Phương pháp tính khấu hao; Phương pháp phân bổ chi
phí;Ngun tắc kế tốn thực tế phát sinh; Tình trạng “lãi giả, lỗ thật” và “lỗ giả, lãi thật; Có
lãi nhưng khơng chắc có khả năng trả nợ tới hạn…
Thảo luận:Làm sao biết được trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đã chi mua sắm
(thu bán thanh lý) bao nhiêu đối với tài sản cố định? Làm sao biết được trong kỳ kinh
doanh, doanh nghiệp đã từng đi vay (trả nợ vay) bao nhiêu? BCKQKD được thiết lập theo
nguyên tắc kế tốn thực tế phát sinh (accrual), chứ khơng phải theo tiền mặt (cash). Tại sao
có lãi mà khơng có tiền, và ngược lại? Làm sao giải thích sự thay đổi (tăng, giảm) trong tồn
quỹ tiền mặt giữa cuối kỳ và đầu kỳ.
1.3 PHÂN TÍCH BCLCTT
1.3.1 Khái niệm,kết cấu
Bảng lưu chuyển tiền tệ có liên quan mật thiết với bảng CĐKT và báo cáo kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cần các dữ liệu từ:
Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 23


- Bảng CĐKT dùng để thu thập dòng tiền từ tất cả các hoạt động. Để quá trình này
được dễ dàng nên tính tốn thay đổi từ thời điểm đầu kì đến thời điểm cuối kì của mỗi

khoản.
- Một báo cáo kết quả hoạt động SXKD sử dụng ban đầu để thu thập các dòng tiền từ
hoạt động SXKD. - Các chi tiết phụ khác liên quan đến một số tài khoản phản ánh vài loại
giao dịch và vấn đề khác nhau. Việc nghiên cứu các tài khoản riêng biệt là cần thiết bởi
thường tổng số thay đổi của cân bằng TK trong năm không chỉ ra được bản chất thực của
dòng tiền.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành
và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh
trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thơng tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo
ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Cụ thể : Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền, các khoản
tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền. Đánh
giá, phân tích thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền. Đánh
giá ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp đối với tình
hình tài chính. Cung cấp thơng tin để đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu về
tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo.
Dòng lưu chuyển tiền tệ đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nó cho phép
doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động của mình, thay thế các tài sản cần thiết, tận dụng
các cơ hội của thị trường và chi trả cổ tức cho các cổ đông. Một số chuyên gia còn cho rằng
“dòng tiền là vua” (“cash flow is king”). Bảng lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng tạo tiền,
tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngồi vốn hiện thời, chi tiết các khoản
đầu tư vào tài sản sản suất và các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Nó cho phép cả
các nhà quản lí cũng như các nhà nghiên cứu trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan
đến tiền như:
• Liệu doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp
và những chủ nợ khác mà không phải đi vay khơng?
• Doanh nghiệp có thể quản lí được các tài khoản phải thu, bảng kiểm kê, ...
Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 24



• Doanh nghiệp có những khoản đầu tư hiệu quả cao khơng?
• Doanh nghiệp có thể tự tạo ra được dòng tiền tệ để tài trợ cho các khoản đầu tư cần
thiết mà không phụ thuộc vào vốn từ bên ngồi khơng?
• Doanh nghiệp có đang thay đổi cơ cấu nợ không? Bảng lưu chuyển tiền tệ (SCF)
cung cấp thông tin liên quan ba hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền là: hoạt động sản
xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần :
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
*Giải thích các điều chỉnh để đi từ lợi nhuận ròng đến dòng tiền theo PP lập gián itếp:
Các khoản cộng vào· Khấu hao là một chi phí khơng phải bằng tiền mặt. Khấu hao
làm giảm lợi nhuận ròng nhưng khơng làm giảm tiền mặt. Vì vậy khi điều chỉnh phải cộng
khấu hao. · Khoản phải trả, lương phải trả, thuế phải trả đều là những chi phí đã ghi nhận
trong báo cáo thu nhập và làm giảm lợi nhuận rịng nhưng thực tế tiền chưa chi ra. Vì vậy
khi điều chỉnh phải cộng thêm phần tăng lên của khoản phải trả. · Khoản ứng trước của
khách hàng không làm tăng thêm lợi nhuận ròng nhưng thực sự làm tăng thêm tiền mặt cơng
ty có, vì vậy khi điều chỉnh phải cộng thêm phần tăng khoản này.
Các khoản trừ ra· Khoản phải thu là doanh thu đã ghi nhận trong báo cáo thu nhập và
làm tăng lợi nhuận ròng, nhưng thực tế chưa có tiền thu vào. Vì vậy khi điều chỉnh phải trừ
đi phần tăng lên của khoản phải thu. · Hàng trong kho thể hiện tiền đã chi ra nhưng lại
khơng ảnh hưởng đến lợi nhuận rịng. Vì vậy khi điều chỉnh phải trừ đi phần tăng lên của
hàng trong kho. · Phần lãi do bán tài sản cố định: toàn bộ tiền bán tài sản cố định được ghi
vào hoạt động đầu tư, nhưng phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị sổ sách lại được ghi
nhận trong báo cáo thu nhập. Do vậy phần này phải được trừ ra trong quá trình điều chỉnh.
Phương pháp trực tiếp:
Báo cáo các dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được liệt kê theo từng khoản thu và
chi trả:

Bài giảng PTBCTC – GV Lữ Thị Lê Thu

Trang 25


×