Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Nghiên cứu và ứng dụng bêta cyclodextrin làm chất mang thuốc ketoprofen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.07 MB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TSKH Nguyễn Công Hào,
người Thầy luôn gắn bó với khoa học, trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài này. Thầy đã tận tình truyền đạt
những tri thức khoa học uyên bác, đồng thời đã luôn động viên và an ủi tôi để vượt
qua những khó khăn trở ngại trong suốt thời gian làm đề tài.
Cảm ơn các thầy cô Khoa Khoa học Tự nhiên – Trường Đại học Cần Thơ và các
thầy cô công tác tại Viện Công nghệ Hóa học – Viện Khoa học Công nghệ đã truyền
đạt những kiến thức quý báu và tận tình hướng dẫn tôi suốt khóa đào tạo vừa qua.
Tôi xin cảm ơn TS. Đặng Chí Hiền, ThS. Nguyễn Thành Danh đang công tác
tại Phòng Công Nghệ Hoá Dược – Viện Công nghệ Hóa học đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các đồng nghiệp công tác tại Trường
THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã giúp đỡ và chia sẻ công việc giúp tôi trong thời gian tôi
tham gia khóa học.
Cảm ơn các anh chị Cao học Hóa 15 – Trường Đại học Cần Thơ cùng các bạn
bè của tôi đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như làm luận văn.
Sau cùng, tôi vô cùng cảm ơn gia đình và người thân đã cổ vũ, động viên tôi,
luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt
khóa học.
Chân thành cảm ơn!
TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
1.1 KHÁI QUÁT VỀ β-CYCLODEXTRIN 3
1.1.1 Cấu trúc của β-cyclodextrin 3
1.1.2 Tính chất của β-cyclodextrin 4
1.1.2.1 Tính chất lý – hóa của β-cyclodextrin 4


1.1.2.2 Độc tính của β-cyclodextrin 5
1.1.2.3 Tính tạo phức 6
1.1.3 Ứng dụng của β-cyclodextrin 7
1.1.3.1 Trong công nghiệp dược phẩm 7
1.1.3.2 Dẫn truyền thuốc thông qua màng sinh học 7
1.1.3.3 Thực phẩm và hương liệu19,23,35 8
1.1.3.4 Mỹ phẩm, vệ sinh cá nhân và đồ dùng vệ sinh19 8
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHỨC CHẤT THÀNH PHẦN LỒNG NHAU 9
1.2.1 Định nghĩa phức chất thành phần lồng nhau 9
1.2.2 Phân loại phức chất thành phần lồng nhau 10
1.2.2.1 Phức chất thành phần lồng nhau đa phân tử84 10
1.2.2.2 Phức chất thành phần lồng nhau đơn phân tử84 10
1.2.2.3 Sản phẩm của phản ứng blue-iodine84 10
1.2.2.4 Phức chất thành phần lồng nhau đại phân tử84 11
1.2.3 Các tính chất của phức chất thành phần lồng nhau 11
1.2.4 Các phương pháp điều chế phức chất thành phần lồng nhau 11
1.2.4.1 Đồng kết tủa 11
1.2.4.2 Sự tạo phức huyền phù đặc 12
iii
1.2.4.3 Sự tạo phức dạng bột nhão19,77 12
1.2.4.4 Trộn ẩm và làm nóng 12
1.2.4.5 Sự ép trồi19 12
1.2.4.6 Trộn khô19,77 13
1.2.4.7 Phương pháp chiếu xạ lò vi sóng 13
1.3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẠT NANO 13
1.3.1 Khái niệm 13
1.3.2 Phân loại của hạt nano 14
1.3.2.1 Phân loại theo chiều của hệ thống nano 14
1.3.2.2 Phân loại theo hình thái học 15
1.3.3 Tính chất của hạt nano 16

1.3.4 Các phương pháp chế tạo hạt nano 17
1.3.4.1 Phân tán polymer hình thành trước 17
1.3.4.2 Phương pháp trùng hợp 18
1.3.4.3 Phương pháp giọt tụ hoặc gel hóa ion 18
1.3.4.4 Sản xuất hạt nano bằng cách sử dụng kỹ thuật chất lỏng siêu tới hạn . .18
1.3.5 Ứng dụng của hạt nano 19
1.4 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ PHỨC VÀ NANO TỪ
β-CYCLODEXTRIN 19
1.4.1 Phương pháp điều chế phức từ β-cyclodextrin 19
1.4.2 Phương pháp điều chế nano từ β-cyclodextrin 21
1.5. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ NANO TỪ ALGINATE23
2.1 THIẾT BỊ, DỤNG CỤ 24
2.1.1 Thiết bị 24
2.1.2 Dụng cụ 25
2.2 NGUYÊN LIỆU VÀ HÓA CHẤT 25
iv
2.2.1 Nguyên liệu và hóa chất 25
2.2.2 Giới thiệu sơ lược về đặc điểm và tính chất của một số nguyên liệu 26
2.2.2.1 Alginate1,9 26
2.2.2.2 Ketoprofen1,88,93 27
2.3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG 28
2.3.1 Kính hiển vi điện tử quét91 28
2.3.2 Kính hiển vi điện tử truyền qua1 29
2.3.3 Máy đông khô 29
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.4.1 Tổng hợp phức β-cyclodextrin/ketoprofen 29
2.4.1.1 Tổng hợp phức β-cyclodextrin/ketoprofen bằng phương pháp khuấy từ
29
2.4.1.2 Tổng hợp phức β-cyclodextrin/ketoprofen bằng phương pháp vi sóng.30
2.4.2 Tổng hợp các nano 30

2.4.2.1 Tổng hợp nano β-cyclodextrin–alginate 30
2.4.2.2 Tổng hợp nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen 30
2.4.3 Các phương pháp phân tích sản phẩm 30
3.1 PHỨC β-CYCLODEXTRIN/KETOPROFEN 32
3.1.1 Phương pháp khuấy từ 32
3.1.1.1 Khảo sát tỷ lệ giữa ketoprofen và β-cyclodextrin 32
3.1.1.2 Khảo sát thời gian phản ứng 34
3.1.1.3 Khảo sát nhiệt độ phản ứng 36
3.1.2 Phương pháp vi sóng 39
3.1.2.1 Khảo sát công suất 39
3.1.2.2 Khảo sát thời gian phản ứng 41
v
3.2 NANO β-CYCLODEXTRIN–ALGINATE 43
3.3 NANO β-CYCLODEXTRIN–ALGINATE–KETOPROFEN 46
3.3.1 Khảo sát tỷ lệ β-cyclodextrin:alginate 46
3.3.2 Khảo sát hàm lượng ketoprofen 49
3.4 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ HÌNH DẠNG CỦA PHỨC
β-CYCLODEXTRIN/KETOPROFEN 51
3.5 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ HÌNH DẠNG CỦA NANO 51
3.5.1 Chuẩn bị mẫu đo SEM và đo TEM 51
3.5.2 Đặc điểm cấu trúc và hình dạng của nano β-cyclodextrin–alginate 52
3.5.3 Đặc điểm cấu trúc và hình dạng của nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen. 52
3.6 CÁC PHỔ IR 53
3.6.1 Phổ IR của β-cyclodextrin, phức β-cyclodextrin/ketoprofen, ketoprofen 53
3.6.2 Phổ IR của alginate, β-cyclodextrin, nano β-cyclodextrin–alginate, nano β-
cyclodextrin–alginate–ketoprofen, ketoprofen 54
3.7 ĐỊNH TÍNH KETOPROFEN 55
3.7.1 Định tính ketoprofen trong mẫu phức β-cyclodextrin/ketoprofen 55
3.7.2 Định tính ketoprofen trong mẫu nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen 56
3.8 XÁC ĐỊNH NHIỆT CHUYỂN PHA 57

3.8.1 Phân tích nhiệt quét vi sai phức β-cyclodextrin/ketoprofen 57
3.8.1.1 Phương pháp nghiên cứu 57
3.8.1.2 Kết quả đo nhiệt quét vi sai 57
3.8.2 Phân tích nhiệt quét vi sai nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen 58
3.8.2.1 Phương pháp nghiên cứu 58
3.8.2.2 Kết quả đo nhiệt quét vi sai 58
3.9 ĐỊNH LƯỢNG KETOPROFEN 59
vi
3.10 KHẢ NĂNG PHÓNG THÍCH THUỐC45 64
4.1 QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM 66
4.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 67
4.2.1 Tổng hợp phức β-cyclodextrin/ketoprofen 67
4.2.1.1 Phương pháp khuấy từ 67
4.2.1.2 Phương pháp vi sóng 67
4.2.2 Tổng hợp các nano 68
4.2.2.1 Nano β-cyclodextrin–alginate 68
4.2.2.2 Nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen 68
4.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP 69
4.3.1 Tổng hợp phức β-cyclodextrin/ketoprofen bằng phương pháp khuấy từ 69
4.3.2 Tổng hợp phức β-cyclodextrin/ketoprofen bằng phương pháp vi sóng 72
4.3.3 Tổng hợp nano β-cyclodextrin–alginate 74
4.3.4 Tổng hợp nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen 77
KẾT LUẬN 83
KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
CaCl
2

Calcium chloride
CH
3
OH Methanol
DSC Differential Scanning Calorimetry
HPLC High Performance Liquid Chromatography
vii
IR Infrared spectroscopy
µm Micromet
nm Nanomet
RESS Rapid expansion of critical solution
SAS Supercritical anti-solvent
SC CO
2
Supercritical carbon dioxide
SEM Scanning Electron Microscope
TB Trung bình
TEM Transmission Electron Microscopy
TLC Thin Layer Chromatography
TPP Sodium tripolyphosphat
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Các tính chất của β-cyclodextrin19,84 5
16
Bảng 2 Danh mục nguyên liệu và hóa chất đã sử dụng 25
Bảng 3 Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ ketoprofen:β-cyclodextrin đến hiệu suất tạo phức
β-cyclodextrin/ketoprofen 32
Bảng 4 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất tạo phức
β-cyclodextrin/ketoprofen 34
Bảng 5 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất tạo phức

β-cyclodextrin/ketoprofen 36
Bảng 6 Khảo sát ảnh hưởng của công suất đến hiệu suất tạo phức
β-cyclodextrin/ketoprofen 39
Bảng 7 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất tạo phức
β-cyclodextrin/ketoprofen 41
Bảng 8 Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ β-cyclodextrin:alginate đến hiệu suất tổng hợp
nano β-cyclodextrin–alginate 43
Bảng 9 Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ β-cyclodextrin:alginate đến hiệu suất tổng hợp
nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen 46
Bảng 10 Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng ketoprofen đến hiệu suất tổng hợp nano
β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen 49
Bảng 11 Kết quả chạy HPLC của dung dịch ketoprofen chuẩn 60
Bảng 12 Kết quả chạy HPLC của dung dịch mẫu 62
Bảng 13 Kết quả đo độ phóng thích ketoprofen theo thời gian 65
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Quy trình tổng hợp phức β-cyclodextrin/ketoprofen bằng
phương pháp khuấy từ 70
Sơ đồ 2 Quy trình tổng hợp phức bằng phương pháp vi sóng 72
Sơ đồ 3 Quy trình tổng hợp nano β-cyclodextrin–alginate 75
Sơ đồ 4 Quy trình tổng hợp nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen 77
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phổ IR của alginate
Phụ lục 2 Phổ IR của β-cyclodextrin
Phụ lục 3 Phổ IR của phức β-cyclodextrin/ketoprofen (khuấy từ)
Phụ lục 4 Phổ IR của phức β-cyclodextrin/ketoprofen (vi sóng)
Phụ lục 5 Phổ IR của nano β-cyclodextrin–alginate

Phụ lục 6 Phổ IR của nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen
Phụ lục 7 Phổ IR của ketoprofen
Phụ lục 8 Phổ IR của β-cyclodextrin, phức β-cyclodextrin/ketoprofen, ketoprofen
Phụ lục 9 Phổ IR của alginate, β-cyclodextrin, nano β-cyclodextrin–alginate–
ketoprofen, ketoprofen
xii
MỘT SỐ TỪ TIẾNG ANH DÙNG
TRONG LUẬN VĂN
ANOVA Phân tích phương sai
Anova single factor Phân tích phương sai một yếu tố
Average Trung bình
Between groups Ngẫu nhiên
Coeff. Of variation Hệ số phương sai
Count Số lượng
Df: deviation Bậc tự do
F: Fisher Tiêu chuẩn Fischer thực nghiệm
F-crit: Fisher crit Tiêu chuẩn Fischer lý thuyết
Mean square Mức ý nghĩa
P-value Độ tin cậy
Range Dãy
Source Biến lượng
Variance Phương sai
Sum of squares Tổng bình phương
Standard deviation Độ lệch chuẩn
Stnd. Skewness Độ nghiêng chuẩn
Sum Tổng
Summary Tóm tắt
Total Tổng cộng
Within Tổng phương sai các yếu tố
xiii

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
MỞ ĐẦU

Theo thống kê ở Việt Nam số người mắc bệnh viêm xương khớp chiếm 2% dân
số, phụ nữ bị nhiều hơn nam gấp 2-3 lần. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên nhưng đôi
khi trẻ em cũng có thể mắc bệnh. Do đó, nhu cầu điều trị bằng ketoprofen là rất cao.
Ketoprofen là thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) thuộc nhóm propionic acid
có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, do ketoprofen có chứa nhóm acid nên khi
sử dụng ở liều lượng cao sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng chủ yếu đến niêm
mạc dạ dày, có hại cho gan và thận.
Phức β-cyclodextrin/ketoprofen là một cấu trúc trong đó ketoprofen tạo phức
với β-cyclodextrin, một oligosaccharide vòng. Phức này cho phép những phân tử đơn
ketoprofen được giải phóng một cách riêng biệt trong hệ tiêu hóa thay vì ở dạng tinh
thể. Điều đó làm cho ketoprofen đạt sinh khả dụng tối đa. Do thời gian tiếp xúc trực
tiếp với niêm mạc dạ dày giảm xuống nên nguy cơ gây viêm loét dạ dày cũng sẽ giảm.
Hạt nano là hệ thống ổn định thích hợp để cung cấp cho mục tiêu dẫn truyền
thuốc, làm tăng hiệu lực và sinh khả dụng của những thuốc hòa tan kém. Tuy nhiên,
khi được điều chế bằng phương pháp thông thường, lượng thuốc kết hợp với lượng
polymer thường bị giới hạn, đặc biệt là những thuốc có độ hòa tan kém. Điều này dẫn
đến việc phân phối thừa nguyên liệu polymer làm giới hạn độ an toàn và hiệu lực. Gần
đây, cyclodextrin đã được tìm thấy nhiều ứng dụng đầy hứa hẹn trong việc thiết kế hạt
nano, một trong số đó là làm tăng khả năng dẫn thuốc cho các hạt nano. Chẳng hạn,
năm 2006, A. Wongmekiat
4
đã tổng hợp hạt nano thuốc bằng cách đồng nghiền với
β-cyclodextrin. S. Swaminathan
63
(2007) đã tổng hợp nano bọt biển của cyclodextrin
liên kết ngang với nhóm carbonate cải thiện độ tan của itraconazole. Năm 2008, hạt
nano hình cầu đã được tổng hợp bởi E. Bilensoy

17
từ các cyclodextrin thay thế trên mặt
thứ hai với các ester béo C
6
bằng phương pháp kết tủa nano.
Chính vì những lý do trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
và ứng dụng
β
-cyclodextrin làm chất mang thuốc ketoprofen”. Trong đề tài này,
chúng tôi trình bày phương pháp mới tổng hợp nano β-cyclodextrin–alginate–
ketoprofen. Kết quả thu được là hoàn toàn mới so với các kết quả nghiên cứu khác
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
1
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
trong lĩnh vực nano và đồng thời cũng mở ra hướng đi mới trong việc tổng hợp nguyên
liệu nano từ β-cyclodextrin ứng dụng làm chất mang thuốc.
Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu tổng hợp phức β-cyclodextrin/ketoprofen có kích thước micromet
và nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen có kích thước nanomet để ứng dụng trong
y sinh học.
Chứng minh sự có mặt của ketoprofen trong phức β-cyclodextrin/ketoprofen và
nano β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen tổng hợp được.
Nội dung nghiên cứu
Tổng hợp phức β-cyclodextrin/ketoprofen có kích thước micromet ứng dụng
trong y học.
Tổng hợp nano β-cyclodextrin–alginate có kích thước nanomet làm chất mang
thuốc ketoprofen ứng dụng trong y sinh học.
Xác định đặc điểm hình dạng, kích thước của phức và các hạt nano tổng hợp
được bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) và kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).
Dùng các phương pháp phân tích phổ IR, sắc ký bản mỏng TLC để chứng minh

sự có mặt của ketoprofen trong phức β-cyclodextrin/ketoprofen và nano
β-cyclodextrin–alginate–ketoprofen thu được.
Dùng phương pháp phân tích nhiệt quét vi sai DSC để xác định sự hiện diện của
ketoprofen trong phức β-cyclodextrin/ketoprofen và nano β-cyclodextrin–alginate–
ketoprofen, đồng thời ghi nhận sự chuyển pha từ cấu trúc tinh thể sang vô định hình.
Xác định hàm lượng ketoprofen có trong mẫu nano β-cyclodextrin–alginate–
ketoprofen thu được bằng phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ứng dụng phương pháp mới trong tổng hợp nano từ β-cyclodextrin. Một hợp
chất nano mới β-cyclodextrin–alginate được sử dụng làm chất mang thuốc ketoprofen
đã được điều chế từ β-cyclodextrin và alginate. Đây là đề tài mới, góp phần làm cho
lĩnh vực công nghệ nano ứng dụng trong y sinh học ở trong nước ngày càng phát triển.
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
2
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1 KHÁI QUÁT VỀ β-CYCLODEXTRIN
1.1.1 Cấu trúc của β-cyclodextrin
β-Cyclodextrin là một trong những cyclodextrin thuộc họ oligosaccharide vòng
với lỗ hổng trung tâm ưa chất béo và bề mặt ngoài ưa nước.
49,69
Phân tử β-cyclodextrin
chứa số lượng hydro cho và nhận tương đối lớn.
49
β-Cyclodextrin được mô tả đầu tiên
bởi Villiers vào năm 1891.
67
Các tên khác thường sử dụng là cyclomylose, cyclomalto

oligisaccharide, cyclomaltose hoặc Schardinger dextrin.
84
Phân tử β-cyclodextrin chứa bảy đơn vị α-D-glucopyranose được liên kết bằng
liên kết α-1,4-glycoside.
28,51,54
Cấu trúc của phân tử β-cyclodextrin được trình bày
trong hình 1.
49
O
OH
HO
OH
O
O
HO
HO
OH
O
O
HO
OH
OH
O
O
HO
OH
HO
O
O
OH

OH
HO O
O
OH
HO
HO
O
O
OH
HO
HO
O

Hình 1 Cấu trúc hóa học của β-cyclodextrin
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
3
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
Do sự hình thành cấu tạo ghế của các đơn vị glucopyranose, phân tử
β-cyclodextrin có hình dạng giống như hình nón cụt.
49,69
Các nhóm chức hydroxyl định
hướng ở mặt ngoài hình nón, trong đó những nhóm hydroxyl bậc một ở rìa hẹp của
hình nón và những nhóm hydroxyl bậc hai ở rìa rộng hơn. Lỗ hổng trung tâm được
bọc bởi khung carbon và nguyên tử oxygen thuộc ether của đường.
69
Vị trí lỗ hổng hẹp
của β-cyclodextrin có các nhóm hydroxyl bậc một và được gọi là mặt thứ nhất. Ngược
lại, vị trí lỗ hổng rộng của β-cyclodextrin mang các nhóm hydroxyl bậc hai và được
gọi là mặt thứ hai. Sự khác nhau giữa các nhóm hydroxyl bậc một và bậc hai cho phép
hình thành chức năng chọn lọc trên rìa bậc một và bậc hai.

49,74,84
Đường kính mặt ngoài của phân tử β-cyclodextrin 1,54 nm, đường kính lỗ hổng
0,60 – 0,65 nm.
19,84

Hình 2 Kích thước và cấu trúc của β-cyclodextrin
1.1.2 Tính chất của β-cyclodextrin
1.1.2.1 Tính chất lý – hóa của
β
-cyclodextrin
β-Cyclodextrin ổn định về mặt hóa học trong các dung dịch kiềm, dễ bị thủy
phân trong điều kiện acid mạnh. Tuy nhiên, β-cyclodextrin có nhiều khả năng chịu được sự thủy phân được xúc tác với acid
hơn so với dextrin tuyến tính.
16
Sự thủy phân trong acid của β-cyclodextrin được nghiên cứu bởi
Schonberger et al. (1988). Liên kết glycoside trong β-cyclodextrin ổn định giống như
liên kết glycoside trong oligosaccharide tuyến tính.
84
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
4
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
β-Cyclodextrin có độ hòa tan trong nước thấp hơn nhiều so với dextrin tuyến tính hay nhánh và thấp hơn so với
saccharide không vòng.
5,16,49,69,84
Điều này là do sự liên kết tương đối mạnh của các
phân tử β-cyclodextrin ở trạng thái tinh thể (năng lượng mạng tinh thể tương đối cao). Hơn nữa, β-cyclodextrin hình thành liên kết hydro nội
phân tử giữa các nhóm hydroxyl bậc hai, chính điều này làm giảm số lượng các nhóm hydroxyl có khả năng hình thành các liên kết hydro với các
phân tử nước xung quanh.
15
Các lực tương tác này làm ổn định vòng lớn của β-cyclodextrin và là

nguyên nhân ngăn ngừa sự hydrate hóa của phân tử nước. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng
thì độ tan tăng nhanh. Sự thay thế bất kỳ liên kết hydro hình thành nhóm hydroxyl,
thậm chí bằng nhóm chức methoxy ưa chất béo, đưa đến kết quả là cải thiện độ tan
trong nước của chúng.
5,49,69

Bảng 1 Các tính chất của β-cyclodextrin
19,84
Các tính chất
β-cyclodextrin
Phân tử khối
Độ tan trong nước, 25°C (g/l)
Đường kính lỗ hổng (nm)
Thể tích lỗ hổng (nm
3
)
Sự kết tinh trong nước (%)
Hệ số khuếch tán (40°C) (m
2
/giây) (× 10
10
)
Nhiệt độ nóng chảy, (°C)
1135
18,5
0,60-0,65
0,262
13,2-14,5
3,2
290-305

Do độ tan trong nước giới hạn nên phức chất của β-cyclodextrin có độ tan giới
hạn, dẫn đến sự kết tủa của phức β-cyclodextrin rắn từ nước và những hệ thống có
nước khác. Khi hòa tan trong nước tinh khiết các lỗ hổng của β-cyclodextrin sẽ chứa
nước.
1.1.2.2 Độc tính của
β
-cyclodextrin
Các nghiên cứu độc tính đã chứng minh rằng β-cyclodextrin được phân phối
bằng đường uống thực tế là không độc hại.
19,50
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
5
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
β-Cyclodextrin ít làm rát hơn α-cyclodextrin sau khi tiêm bắp; kết hợp
cholesterol; lượng rất nhỏ (1-2%) hấp thu ở đường ruột trên sau khi uống, không có sự
trao đổi chất trong đường ruột trên; bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong đầu ruột cùng và
ruột kết; gần đây β-cyclodextrin được sử dụng phổ biến nhất trong các công thức dược
phẩm và do đó, có lẽ β-cyclodextrin được nghiên cứu tốt nhất ở người.
19
1.1.2.3 Tính tạo phức
Đặc trưng quan trọng nhất của β-cyclodextrin là có khả năng tạo thành phức chất thành phần lồng nhau ở trạng thái dung dịch và rắn
(loại chủ thể – khách thể) với một phạm vi rất rộng của các chất ưa chất béo dạng rắn, lỏng, khí bằng hiện tượng tạo phức phân tử.
16,19,56
β-Cyclodextrin có khả năng bao các phân tử khách vào trong lỗ hổng của nó.
Bởi vì các nhóm hydroxyl trên phân tử β-cyclodextrin ở cả hai mặt sắp xếp ở mặt
ngoài của lỗ hổng và mặt trong của lỗ hổng là môi trường rất nhỏ kỵ nước,
β-cyclodextrin có thể bắt lấy các phân tử khách kỵ nước thích hợp vào lỗ hổng kỵ
nước trong môi trường nước.
74
Trong các phức này, phân tử khách được giữ trong lỗ hổng của β-cyclodextrin. Sự hình thành phức

là sự phù hợp không gian giữa lỗ hổng của chủ thể và phân tử khách thể.
59
Lỗ hổng ưa chất béo của phân tử β-cyclodextrin cung cấp một môi trường
rất nhỏ nơi mà một phần ưa chất béo có thể đi vào để tạo thành phức chất thành phần lồng nhau.
70
Không có liên kết cộng hóa trị
bị phá vỡ hoặc được hình thành trong quá trình tạo phức.
21
Động lực chính đối với quá trình tạo
phức là sự thay thế của các phân tử nước giàu enthalpy chứa trong lỗ hổng với sự có mặt phân tử khách kỵ nước trong dung dịch để đạt sự kết hợp liên
hợp không cực – không cực và làm giảm sự căng vòng β-cyclodextrin đưa đến kết quả trạng thái năng lượng ổn định thấp hơn,
35
liên kết hydrogen,
tương tác Vander Waals, tương tác tĩnh điện, …. Liên kết của các phân tử khách với β-cyclodextrin chủ không phải là vĩnh viễn và được đặc trưng
bằng trạng thái cân bằng động, độ mạnh liên kết phụ thuộc vào phức chủ thể – khách thể phù hợp với nhau và trên các tương tác cục bộ đặc biệt giữa
các nguyên tử trên bề mặt. Phức có thể được hình thành cả trong dung dịch hoặc trong trạng thái tinh thể và nước là dung môi được lựa chọn. Trong
dung dịch nước, phức β-cyclodextrin/thuốc liên tục được hình thành và phá vỡ.
16,19,49,69
Thuốc bị đánh bẫy trong β-cyclodextrin dẫn đến sự thay đổi sâu sắc các tính
chất hóa, lý và sinh học của thuốc vì nó tạm thời bị khóa hoặc bị giữ trong lỗ hổng của
chủ thể, dẫn đến sự thay đổi có lợi cho các phân tử khách thể mà không thể đạt được
bằng cách khác.
25
Đặc biệt, các tính chất chịu ảnh hưởng nhiều hơn là tăng độ hòa tan
trong nước của các khách thể không hòa tan tốt, sự ổn định của các khách thể không
bền chống lại những tác động phân hủy của quá trình oxygen hóa, có thể nhìn thấy
hoặc ánh sáng và nhiệt tia cực tím (UV), kiểm soát tính dễ bay hơi và thăng hoa, phân
tách vật lý các hợp chất không tương thích, phân tách sắc ký, giảm mùi bằng cách giấu
mùi, vị khó chịu và kiểm soát độ phóng thích của thuốc và hương vị.
49,69


 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
6
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
1.1.3 Ứng dụng của β-cyclodextrin
β-Cyclodextrin được sử dụng trong nhiều nghiên cứu vì kích thước lỗ hổng của
nó (0,60-0,65 nm) lớn hơn và ít độc tính hơn so với các cyclodextrin tự nhiên khác.
19,49
β-Cyclodextrin làm tăng sự dẫn truyền thuốc cục bộ khi có mặt của nước.
15,71
Vì vậy,
β-cyclodextrin có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: thực phẩm,
44
dược phẩm,
49
mỹ phẩm,
37
bảo vệ môi trường,
40
chuyển hóa sinh học,
36
đóng gói và ngành công
nghiệp dệt.
48
1.1.3.1 Trong công nghiệp dược phẩm
Trong công nghiệp dược phẩm β-cyclodextrin được sử dụng như là tác nhân tạo
phức để làm tăng khả năng hòa tan trong nước của những thuốc có độ hòa tan kém,
làm tăng sinh khả dụng và khả năng ổn định của chúng. Hơn nữa, β-cyclodextrin có
thể được sử dụng để giảm sự rát của thuốc đối với dạ dày – ruột, làm biến đổi thuốc
lỏng thành bột vi tinh thể hoặc bột vô định hình và ngăn cản sự tương tác thuốc –

thuốc và thuốc – tá dược.
49
Bên cạnh đó, β-cyclodextrin còn được sử dụng như chất hòa tan, đôi khi là chất ổn định hoặc giảm kích ứng thuốc cục bộ.
66

1.1.3.2 Dẫn truyền thuốc thông qua màng sinh học
Nhờ vào khả năng hình thành phức với nhiều phân tử thuốc khác nhau mà
β-cyclodextrin và các dẫn xuất của nó được ứng dụng rộng rãi trong dẫn truyền thuốc.
Sự tương thích không gian của β-cyclodextrin làm cho nó có khả năng bao lấy các
phân tử lạ khác nhau tương thích với kích thước lỗ hổng của nó.
49,69
β-Cyclodextrin không dễ dàng thấm qua các màng sinh học do cấu trúc hóa học
của nó, trọng lượng phân tử và hệ số phân chia octanol/nước rất thấp. Chỉ có những
dạng thuốc tự do, ở trạng thái cân bằng với phức cyclodextrin/thuốc là có khả năng
thâm nhập màng ưa chất béo. β-Cyclodextrin không làm tăng khả năng thấm của các
thuốc hòa tan trong nước qua màng sinh học ưa chất béo. Các tính chất hóa – lý của
thuốc (ví dụ độ tan trong nước), các thành phần của công thức thuốc (có hoặc không
có nước) và thành phần sinh lý của các rào cản màng (như sự hiện diện của lớp khuếch
tán có nước) sẽ xác định xem β-cyclodextrin tăng cường hoặc cản trở dẫn truyền thuốc
thông qua màng sinh học.
71,72

 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
7
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
β-Cyclodextrin cũng có thể tăng cường sinh khả dụng của thuốc bằng cách ổn
định các phân tử thuốc ở bề mặt màng sinh học.
49,69
Ví dụ, cyclodextrin làm tăng sinh
khả dụng của insulin sau khi phân phối thuốc nhỏ mũi một phần là do hiệu quả ổn định

này.
64
Nói chung, độ ổn định của thuốc liên kết với phức β-cyclodextrin chỉ đóng một
vai trò rất nhỏ khi nói đến dẫn truyền thuốc qua màng sinh học. Đây là hiệu quả ổn
định mà thường liên quan để cải thiện tính dẫn truyền thuốc. Tuy nhiên, vì
β-cyclodextrin có thể nâng cao và cản trở sự dẫn truyền thuốc qua màng sinh học, điều
này vô cùng quan trọng để tối ưu hóa sự hình thành công thức β-cyclodextrin chứa
thuốc liên quan đến việc dẫn truyền thuốc từ các công thức.
71

β-Cyclodextrin làm tăng độ hòa tan của các thuốc ít tan và có khả năng làm
tăng sự hấp thu của thuốc tạo phức trong hệ thống in vivo.
55,68
Bên cạnh đó, việc cải
thiện sinh khả dụng của thuốc là do độ hòa tan thuốc tăng lên, cải thiện tỷ lệ và phạm
vi phân hủy, khả năng ổn định của thuốc ở vị trí hấp thu vùng dạ dày – ruột hoặc giảm
bớt sự kích thích do thuốc gây ra và giấu mùi.
52
1.1.3.3 Thực phẩm và hương liệu
19,23,35
β-Cyclodextrin được sử dụng trong công thức thực phẩm để bảo vệ hoặc dẫn
truyền hương vị. Chúng tạo thành phức chất thành phần lồng nhau với một loạt các
phân tử khác nhau bao gồm chất béo, hương vị và chất màu. Hầu hết hương vị tự
nhiên và nhân tạo là các loại dầu hoặc chất lỏng dễ bay hơi và tạo phức với β-
cyclodextrin cung cấp sự lựa chọn đầy hứa hẹn cho các kỹ thuật đóng gói thông
thường được sử dụng để bảo vệ hương vị.
Các ứng dụng khác là giảm vị đắng, mùi, hương vị khó chịu và ổn định mùi vị
khi lưu trữ lâu dài. Nhũ tương như sốt mayonnaise, bơ thực vật hoặc các loại kem bơ
có thể được ổn định với β-cyclodextrin. Việc sử dụng β-cyclodextrin có thể được loại
bỏ cholesterol từ sữa; để sản xuất các sản phẩm sữa ít cholesterol.

1.1.3.4 Mỹ phẩm, vệ sinh cá nhân và đồ dùng vệ sinh
19
Điều chế mỹ phẩm là một lĩnh vực khác đòi hỏi sử dụng β-cyclodextrin, chủ yếu là ngăn sự bay hơi
của nước hoa, nước xịt phòng và chất tẩy rửa bằng cách phóng thích có kiểm soát hương thơm từ các phức.
Các lợi ích của β-cyclodextrin trong lĩnh vực này là làm ổn định, kiểm soát mùi và cải tiến quy trình khi chuyển
đổi của một thành phần chất lỏng thành dạng rắn.
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
8
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
Ứng dụng bao gồm kem đánh răng, kem bôi da, chất làm mềm vải lỏng và rắn,
khăn giấy, giấy lụa.
Bột β-cyclodextrin khô có kích thước nhỏ hơn 12 mm được sử dụng để kiểm
soát mùi trong tã, khăn giấy, … và cũng được sử dụng trong các chế phẩm chăm sóc
tóc để giảm sự bay hơi của mercaptan.
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHỨC CHẤT THÀNH PHẦN
LỒNG NHAU
1.2.1 Định nghĩa phức chất thành phần lồng nhau
Phức chất thành phần lồng nhau là một phức chất hóa học, trong đó một phân
tử, gọi là phân tử khách, bị bao bọc trong một cấu trúc phân tử khác, gọi là phân tử
chủ.
32,84,87

Hình 3 Phức chất thành phần lồng nhau chứa p-xylylenediammonium bị giới hạn
trong cucurbituril
Trong quá trình tạo phức giữa các phân tử chủ và khách liên kết cộng hóa trị
hay ion là không cần thiết. Chỉ có lực Vander Waals yếu hoặc liên kết hydro có thể
đóng một vai trò nào đó. Các yêu cầu sau đây là quan trọng trong sự tạo thành phức
chất thành phần lồng nhau:
84
- Phân tử khách có khả năng hình thành không gian rỗng với kích thước phân tử

cố định;
- Phân tử khách phải vừa hoặc ít nhất vừa một phần với các không gian rỗng
đó;
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
9
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
- Cấu trúc lập thể và tính phân cực của phân tử khách và chủ thể là quan trọng.
Mặc dù phân tử khách không thay đổi về phương diện hóa học trong phức, nhưng các
tính chất lý – hóa sau khi tạo phức thường chịu ảnh hưởng của phân tử chủ.
Một số thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả phức chất thành phần lồng nhau
là hợp chất bao, phức đóng gói, phức chất, dạng mắt lưới – clathrate.
1.2.2 Phân loại phức chất thành phần lồng nhau
1.2.2.1 Phức chất thành phần lồng nhau đa phân tử
84
 Không gian giống như máng
Nhóm phân tử chủ này đặc trưng bởi sự thật là chúng hình thành máng trong
dãy của các phân tử thích hợp.
Nhóm chất được biết nhiều thuộc loại này là các hợp chất urea, thiourea và
selenurea.
87
Yếu tố quyết định có hay không phân tử có thể cung cấp như là phân tử
khách là khả năng của nó khớp với máng.
 Không gian giống như lồng
Trong loại phức này phân tử khách được bao quanh hoàn toàn bởi các phân tử
chủ. Ví dụ điển hình của nhóm này được gọi là hydrate khí, trong đó tinh thể nước
đánh bẫy các khí hoặc chất lỏng.
12
Trong các tinh thể này không có liên kết cộng hóa
trị giữa các phân tử khách và nước.
1.2.2.2 Phức chất thành phần lồng nhau đơn phân tử

84
Phức chất thành phần lồng nhau đơn phân tử là các chất trong đó mỗi phân tử
khách riêng lẻ được bao bởi một phân tử chủ. Tuy nhiên, các hợp chất bao gồm hai, ba
hoặc bốn phân tử chủ cho mỗi phân tử khách cũng được xem xét thuộc vào phức chất
thành phần lồng nhau loại này. Phức chất cyclodextrin là một trong số biểu diễn chính
của phức chất thành phần lồng nhau đơn phân tử. Calixarene
8
cũng thuộc loại này.
1.2.2.3 Sản phẩm của phản ứng blue-iodine
84
Iodine nổi tiếng hình thành các phức chất thành phần lồng nhau tuyến tính với
nhiều phân tử. Những phức này được đặc trưng bằng màu xanh đen của chúng.
Nguyên tử iodine bị polymer hóa vào khuôn tuyến tính xung quanh mà các phân tử
chủ đã sắp đặt. Hệ thống được ổn định bởi khả năng chứa electron của chủ, dẫn đến sự
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
10
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
hình thành các phức chuyển điện tử với iodine. Nhiều phân tử chủ có khả năng hình
thành phức chất thành phần lồng nhau loại này như là amylose, amylopectin, inulin,
flavone, barbituric acid, cortisone, coumarin và cholic acid.
1.2.2.4 Phức chất thành phần lồng nhau đại phân tử
84
Loại mới nhất này chứa các phân tử chủ có kích thước đại phân tử. Chúng hình
thành ba cấu trúc mạng không gian trong đó các lỗ hổng được hình thành. Dextran là
mạng đại phân tử của polysaccharide có khả năng hoạt động như là một rây phân tử.
Silica gel là mạng ba không gian không đều của nguyên tử silicon nối với nguyên tử
oxygen. Chúng là các rây phân tử với mức độ chọn lọc rất cao.
1.2.3 Các tính chất của phức chất thành phần lồng nhau
Phức chất thành phần lồng nhau rất đa dạng và bao gồm, chẳng hạn, lực tương
tác mạnh thông qua liên kết hóa học giữa các phân tử chủ và các phân tử khách, hoặc

các phân tử khách chứa trong không gian hình học của phân tử chủ bằng lực giữa các
phân tử yếu.
85

Phức chất thành phần lồng nhau có thể được cô lập như là các dạng khác nhau
về mặt hóa học, có các đồng phân cấu trúc và đồng phân vị trí (đồng phân đối quang
và đồng phân không đối quang).
85
1.2.4 Các phương pháp điều chế phức chất thành phần lồng nhau
Nhiều phương pháp đã được áp dụng để điều chế phức β-cyclodextrin/thuốc
như phương pháp hòa tan, phương pháp đồng kết tủa, phương pháp trung hòa, phương
pháp nhào, phương pháp huyền phù đặc, phương pháp nghiền.
15,19,21,22
1.2.4.1 Đồng kết tủa
Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong phòng thí nghiệm.
β-Cyclodextrin được hòa tan trong nước và phân tử thuốc được thêm vào trong khi
khuấy dung dịch β-cyclodextrin. Trong nhiều trường hợp, dung dịch của
β-cyclodextrin và phân tử thuốc phải được làm lạnh và khuấy trước khi kết tủa được
tạo thành.
19,53,77
Kết tủa được thu bằng cách gạn, ly tâm hoặc lọc. Kết tủa có thể được rửa với
một lượng nhỏ nước hoặc hỗn hợp nước và dung môi (như ethanol, methanol hoặc
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
11
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
acetone). Dung môi rửa có thể có hại với một số phức, vì vậy điều này cần được thử
nghiệm trước khi nhân rộng.
19
Nhược điểm của phương pháp này nằm trong việc nhân rộng. Do độ hòa tan
giới hạn của β-cyclodextrin nên phải sử dụng lượng lớn nước. Khả năng chứa, thời

gian và năng lượng để nung nóng và làm lạnh có thể trở thành yếu tố chi phí quan
trọng. Cách xử lý và sử dụng nước cái sau khi thu phức cũng có thể là một mối quan
tâm.
19,34,66
1.2.4.2 Sự tạo phức huyền phù đặc
Không cần thiết phải hòa tan hoàn toàn β-cyclodextrin để tạo thành phức. β-Cyclodextrin có thể được thêm vào nước cao tới
50-60% chất rắn và khuấy. Pha nước sẽ được bão hòa với β-cyclodextrin trong dung dịch. Phân tử khách sẽ tạo phức với β-cyclodextrin trong dung
dịch, bởi vì phức của β-cyclodextrin bão hoà trong pha nước, phức sẽ kết tinh hoặc kết tủa ra khỏi pha nước. Các tinh thể β-cyclodextrin sẽ hòa tan và
tiếp tục giai đoạn bão hòa trong pha nước để tạo thành phức và kết tủa hoặc kết tinh trong giai đoạn dịch nước. Phức này có thể được thu theo cách
thức tương tự như với phương pháp đồng kết tủa.
19

Ưu điểm chính của phương pháp này là giảm lượng nước cần thiết và kích
thước của lò phản ứng.
19,77
1.2.4.3 Sự tạo phức dạng bột nhão
19,77

Đây là một biến thể của phương pháp huyền phù đặc. Chỉ một lượng nhỏ nước được thêm vào để tạo thành bột
nhão, được pha trộn với β-cyclodextrin bằng cách sử dụng một cối giã và chày, hoặc trên một quy mô lớn bằng cách sử dụng một máy nhào bột.
Lượng thời gian cần thiết phụ thuộc vào phân tử khách. Phức tạo thành có thể được sấy khô trực tiếp hoặc rửa sạch với một lượng nhỏ nước và thu
được bằng cách lọc hoặc ly tâm. Bột nhão đôi khi sẽ khô tạo thành một khối cứng thay vì dạng bột mịn. Điều này phụ thuộc vào khách và số lượng
nước sử dụng trong bột nhão. Nói chung, các khối cứng có thể được sấy khô kỹ và nghiền nhỏ để có được một dạng bột của phức.
1.2.4.4 Trộn ẩm và làm nóng
Phương pháp này sử dụng ít nước hoặc không có nước được thêm vào. Lượng nước có thể là từ lượng nước hydrate
hóa của β-cyclodextrin và cho thêm khách thể đến 20-25% nước trên cơ sở khô. Lượng nước này thường được tìm thấy trong
miếng lọc từ phương pháp đồng kết tủa hoặc phương pháp huyền phù đặc. Khách thể và β-cyclodextrin được trộn kỹ và đặt trong một hộp kín. Các
hộp kín và phần chứa trong nó được nung nóng đến khoảng 100°C và sau đó phần chứa được loại và làm khô. Lượng nước được thêm vào, mức độ
trộn và thời gian nung nóng phải được tối ưu hóa cho từng khách thể.
19

1.2.4.5 Sự ép trồi
19
β-Cyclodextrin, khách thể và nước có thể được trộn trước hoặc trộn khi thêm vào máy đùn. Mức độ pha trộn, lượng nhiệt và thời gian có
thể được kiểm soát trong thùng máy đùn. Tùy theo lượng nước, phức ép trồi có thể được làm khô khi nó lạnh hoặc phức có thể được đặt
trong một tủ sấy để làm khô.
Sự ép trồi có lợi thế là một quá trình liên tục và sử dụng nước rất ít. Nhưng do sinh ra
nhiệt, một số khách không bền nhiệt bị phân hủy khi sử dụng phương pháp này.
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
12
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC - 2010
1.2.4.6 Trộn khô
19,77
Một số khách thể có thể tạo phức bằng cách thêm nó vào β-cyclodextrin và trộn
chúng với nhau. Phương pháp này là tốt đối với các khách thể ở dạng dầu hoặc dạng
lỏng. Lượng thời gian trộn cần thiết là biến và phụ thuộc vào khách thể. Nói chung,
phương pháp này được thực hiện ở nhiệt độ phòng và là một biến thể của phương pháp
bột nhão.
Ưu điểm chính của phương pháp này là không cần thêm nước vào, trừ giai đoạn
rửa được sử dụng.
Nhược điểm của nó là nguy cơ kết dính trên quy mô lớn, dẫn đến việc trộn
không được toàn diện dẫn đến việc tạo phức không đầy đủ và với nhiều khách độ dài
của thời gian là cần thiết.
1.2.4.7 Phương pháp chiếu xạ lò vi sóng
Ngoài các phương pháp cổ điển trên, ngày nay người ta còn sử dụng phương
pháp khác để tạo phức là phương pháp chiếu xạ bằng cách sử dụng lò vi sóng. Hỗn hợp thuốc
và β-cyclodextrin được cho phản ứng trong lò vi sóng để hình thành phức. Đây là một phương pháp mới được sử dụng
trong điều chế phức do lợi thế lớn về mặt thời gian phản ứng ngắn hơn.
19,62,77
1.3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HẠT NANO
1.3.1 Khái niệm

Trong công nghệ nano, hạt được định nghĩa là một đối tượng nhỏ thể hiện như
một đơn vị trọn vẹn về mặt vận chuyển và tính chất. Hạt được phân loại theo kích
thước: về đường kính, hạt mịn bao gồm khoảng từ 100-2500 nm, trong khi các hạt siêu
mịn có kích thước từ 1-100 nm. Tương tự như các hạt siêu mịn, các hạt nano là những
hạt phân tán hoặc các hạt rắn có kích thước trong khoảng từ 10-100 nm.
78
Các hạt nano
cũng có thể được định nghĩa là các hạt có đường kính nhỏ hơn 100 nm thể hiện các
tính chất mới hoặc các tính chất phụ thuộc vào kích thước so với các hạt lớn hơn của
cùng một vật liệu. Các hạt nano có thể hoặc không thể thể hiện các tính chất liên quan
đến kích thước mà khác nhau đáng kể so với những tính chất quan sát trong hạt mịn
hoặc nguyên liệu lượng lớn. Mặc dù kích thước của hầu hết các phân tử sẽ phù hợp với
các điều trên, các phân tử riêng biệt thường không được gọi là các hạt nano.
7
 TRẦN THỊ HỒNG NGÂN
13

×