Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) BẰNG KỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG VÀ KỸ THUẬT BIOFLOC Ở TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.93 KB, 8 trang )

1

ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT TRONG NUÔI TÔM THẺ 1
CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) BẰNG KỸ THUẬT TRUYỀN THỐNG 2
VÀ KỸ THUẬT BIOFLOC Ở TỈNH NINH THUẬN 3
Tạ Văn Phương
(1,2)
và Trần Văn Việt
(2*)
4
1)
Khoa Sinh học Ứng dụng, Đại học Tây Đô,
2)
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ 5
*Emai: 6
ABSTRACT 7
White leg shrimp culture in traditional and biofloc technologies was studied in 2013 in 8
Ninh Hai, Ninh Phuoc and Thuan Nam districts, Ninh Thuan province, 60 households 9
were surveyed in the study area, they included 30 households on applying traditional 10
and 30 households on biofloc technologies. The aim of study is to assess technical and 11
economic aspects of these two technologies. Results found that biofloc technology was 12
applied in Ninh Thuan province since 2011, area of ponds in biofloc and traditional 13
technologies was 0,27±0,06 ha/pond and 0,32±0,08 ha/pond, respectilvely and depth of 14
its was 1,23±0,1and 1,4±0,08 m, respectivlely. Duration of culture in biofloc technology 15
was shorter than in traditional technology, feed conversion ratio (FCR) of biofloc 16
technology was also lower than in traditonal technology. Whereas density stocking of 17
biofloc was higher than traditional technologies, there are possitive correlation between 18
yield and period of culture, yield with survival rate, and cost for feeding occupied over 19
50% of total expenditure in both of the technologies, ratio of household have profit in 20
biofloc and traditoonal technologies was 80% and 60%, respectively. The biofloc 21
technology has higher cost and profit than tranditional technology. 22


Keywords: biofloc technology, Ninh Thuan, traditional technology, white leg shrimp. 23
Title: Evaluation of technical and economic aspects in white leg shrimp (Litopenaeus 24
vannamei) by tranditonal and biofloc technologies in Ninh Thuan province. 25
TÓM TẮT 26
Tôm thẻ chân trắng nuôi theo kỹ thuật truyền thống (KTTT)và kỹ thuật biofloc (KTBF) 27
được nghiên cứu năm 2013 ở 3 huyện Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận Nam của ở tỉnh 28
Ninh Thuận. Nghiên cứu đã khảo sát 60 hộ nuôi, trong đó 30 hộ nuôi theo KTTT và 30 29
hộ nuôi theo KTBF. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá khía cạnh kỹ thuật và kinh tế 30
của 2 kỹ thuật nuôi này. Kết quả thấy rằng KTBF đã được áp dụng từ năm 2011, diện 31
tích ao nuôi theo KTTT và KTBF lần lượt là 0,32±0,08 ha/ao và 0,27±0,06 ha/ao, độ 32
sâu tương ứng là 1,23±0,1 và 1,4±0,08 m, thời gian nuôi của KTBF ngắn hơn và hệ số 33
chuyển hóa thức ăn và thấp hơn KTTT. Trong khi mật độ nuôi của KTBF cao hơn, có 34
sự tương quan thuận giữa năng suất tôm nuôi với thời gian nuôi và tỷ lệ sống của tôm 35
cho cả kỹ thuật này. Chi phí thức ăn chiếm trên 50% tổng chi phí chi cho cả 2 kỹ thuật 36
nuôi, ngoài ra, tỷ lệ hộ áp dụng KTBF có lãi chiếm 80% và hộ áp dụng KTTT là 60%, 37
chi phí đầu tư cao hơn và lợi nhuận của KTBF cao hơn KTTT. 38
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, Ninh Thuận, kỹ thuật biofloc, kỹ thuật truyền thống 39
1. GIỚI THIỆU 40
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) được nuôi phổ biến nhiều nơi trên thế giới, 41
chiếm 71,8% sản lượng tôm nuôi trên thế giới và chiếm 77,9% ở các nước ở Châu á 42
năm 2010 (FAO, 2012), loài này đã được nuôi đầu tiên ở Việt Nam năm 2001 (Bộ 43
NN&PTNT, 2010), lúc đầu diện tích nuôi kéo dài từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nơi 44
chiếm 87% sản lượng và 63,3% về diện tích năm 2004 (Briggs et al., 2005). Tổng diện 45
2

tích nuôi tôm thẻ chân trắng khu vực này tăng từ 4.227 ha năm 2008 lên 9.131 ha năm 46
2009 (VASEP, 2010), và 33.049 ha với sản lượng đạt 150.000 tấn năm 2011 (Tổng cục 47
Thủy sản, 2014), tôm được nuôi mật độ cao, vì vậy các vấn đề về ô nhiễm và dịch bệnh 48
là khó tránh khỏi (Jang et al., 2000). Hiện nay có nhiều biện pháp được áp dụng để cải 49
thiện môi trường ao nuôi như hóa học, sinh học và cơ học (Trần Xuân Điểm, 2013). 50

Trong đó biofloc được xem như là phương pháp sinh học mới (kết tủa sinh học) là tập 51
hợp các loại vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn, kết lại thành khối, với trung tâm 52
là hạt chất rắn lơ lửng trong nước (Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2014). Điều kiện để tạo 53
nên biofloc phải có sự hiện diện của các vi sinh vật có khả năng sinh ra polymer sinh 54
học, các polymer này có tác dụng kết dính các thành phần khác tạo thành biofloc lơ 55
lững trong nước, nhằm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong môi trường, thành phần biofloc 56
bao gồm hỗn hợp các vi sinh vật dị dưỡng và vi khuẩn sợi, mảnh vụn, keo, polymer sinh 57
học, nấm, động vật nguyên sinh và động vật phù du (Lục Minh Diệp, 2012). Do đó để 58
duy trì hoạt động của biofloc thì cần phải cung cấp nguồn năng lượng cho các vi khuẩn 59
này hoạt động, nguồn bổ sung này dưới dạng carbohydrate (Avnimelech et al., 2003), ở 60
Việt Nam các carbohydrate thường dưới dạng rỉ đường, bột mì hay bột gạo (Lục Minh 61
Diệp, 2012). Theo Avnimelech (2011) thì việc bổ sung carbohydrate có vai trò cải thiện 62
chất lượng nước giảm ô nhiễm môi trường nuôi và ít dịch bệnh. 63
Ninh Thuận là tỉnh ven biển nam trung bộ (Hình 1), diện tích tự nhiên là 3.358 km
2
gồm 64
6 huyện: Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam và Bác Ái và thành 65
phố Phan Rang Tháp Chàm. Tổng chiều dài bờ biển của tỉnh khoảng 105 km, vùng 66
đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích của tỉnh, nơi có 1.825 ha đất thích hợp nuôi 67
trồng thủy sản, diện tích tôm thẻ chân trắng trong tỉnh chiếm 81% so với 9% diện tích 68
nuôi tôm sú năm 2013 (Sở NN & PTNT Ninh Thuận, 2013). 69
Ở Ninh Thuận, kỹ thuật biofloc (KTBF) đã được áp dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng 70
bên cạnh kỹ thuật nuôi truyền thống (KTTT) như nuôi tôm sú công nghiệp trước đây 71
(
Pham Thi Anh và ctv, 2010). Tuy nhiên, chưa có đánh giá, so sánh về hiệu quả kinh tế 72
và KT của 2 mô hình này. 73
Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khía cạnh kinh tế và kỹ thuật trong nuôi 74
tôm thẻ chân trắng theo kỹ KTTT và KTBL ở Ninh Thuận. 75
Nội dung nghiên cứu bao gồm (i) đánh giá tình hình nuôi tôm chân trắng; (ii) phân tích 76
đánh khía cạnh kỹ thuật và (iii) hiệu quả kinh tế của KTTT và KTBF. 77

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 78
Địa điểm: Tại 3 huyện Ninh Hải, Ninh Phước và Thuận Nam. 79
Thời gian: Tháng 8 đến tháng 11 năm 2013. 80
Số liệu thứ cấp: Các tài liệu sẳn có của ngành quản lý thủy sản trong tỉnh: Sở Nông 81
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, qua các báo cáo tài liệu 82
trong và ngoài nước trên địa bàn nghiên cứu. 83
Số liệu sơ cấp: Khảo sát 60 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở 3 huyện (Hình1), trong đó 30 84
phiếu nuôi theo KTTT và 30 phiếu nuôi theo KTBF (có bổ sung carbohydrate). 85
Xử lý số liệu: t.test đã được sử dụng để kiểm định trong so sánh từng cặp biến của 2 kỹ 86
thuật nuôi khác nhau 87
88
3

89
90
Hình 1: Bản đồ địa điểm vùng nghiên cứu 91
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 92
3.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng 93
Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh có từ năm 2007 và được nuôi như nuôi tôm sú 94
thâm canh truyền thống trước đây. Trong khi quy trình biofloc có từ năm 2011 tập 95
trung ở huyện Ninh Phước và Thuận Nam với diện tích hiện tại khoảng 600 ha, trong số 96
các hộ nuôi áp dụng KTBF thì có lót bạt toàn bộ ao hoặc quanh thành ao (Chi cục Nuôi 97
trồng Thủy sản Ninh Thuận, 2013). Quy trình biofloc ra đời ở Ninh Thuận trong hoàn 98
cảnh dịch bệnh của gan tụy và bệnh phân trắng trên tôm sú diễn ra trên diện rộng, khiến 99
nhiều hộ nuôi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, và dịch bệnh vẫn xảy ra, vì vậy 100
ngành thủy sản của tỉnh kết hợp với một số công ty và các nhà khoa học đưa KTBF vào 101
tập huấn cho người nuôi, đây là quy trình kỹ thuật cao và chi phí đầu tư ban đầu 1,5-2 102
lần so với KTTT, nhưng nuôi theo quy trình biofloc cho thấy hiệu quả khả quan bước 103
đầu nên số người áp dụng ngày càng nhiều (SNN & PTNT Ninh Thuận, 2013). 104
Diện tích tôm thẻ chân trắng năm 2013 là 875ha, sản lượng 8.000 tấn năng suất trung 105

bình 8-12 tấn/ha/năm (Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Ninh Thuận năm 2013). Kết quả 106
cũng thấy rằng các hộ nuôi theo quy trình biofloc là những hộ có điều kiện kinh tế để 107
đầu tư, 65% trong số họ đã được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tỷ lệ thành công 108
của kỹ thuật này đạt 80% các hộ khảo sát. 109
Theo người nuôi thì thời gian nuôi càng lâu càng tốt vì khi đó tôm có kích cỡ lớn và bán 110
được giá cao, tuy nhiên thời gian nuôi kéo dài gây môi trường ao nuôi trở nên nhiễm 111
bẩn và khó kiểm soát, thời gian nuôi theo KTBF ngắn thời gian nuôi theo KTTT (Hình 112
2a và 2b). Thời gian nuôi ở KTBF (Hình 2b) là 18-103 ngày, trong đó các hộ nuôi có lợi 113
nhuận thì thời gian nuôi là 74-103 ngày; trong khi đó các hộ nuôi thua lỗ là 18-67 ngày. 114
Ngoài ra, có sự khác biệt về hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) giữa 2 kỹ thuật (p<0, 05), 115
FCR của tôm nuôi KTBF thấp hơn KTTT (Hình 2c và 2d), FCR trong KTTT là 1,5± 0,3 116
(Hình 2c), đối với các hộ nuôi có lãi thì hệ số huyển hóa thức ăn (FCR) là 1,3±0,3 và 117
các hộ bị lỗ là 1,7±1,7. Vì vậy, để đảm bảo nuôi tôm cho lợi nhuận cần quản lý tốt thức 118
ăn cũng như cần ước lượng chính xác sản lượng tôm trong ao, phải có kế hoạch dõi 119
lượng thức ăn để hiệu chỉnh tốt lượng thức, không để FCR vượt quá 1,4. Trong khi FCR 120
4

KTBF là 1,3±0,5 (Hình 2d); các hộ nuôi có lợi nhuận thì FCR là 1,3±0,04, đối với các 121
hộ nuôi thua lỗ thì FCR là 2,2±0,4. 122
123
Hình 2: Thời gian nuôi: (a) KTTT; (b) KTBF và hệ số chuyển hóa thức ăn FCR 124
của (c) KTTT; (d) KTBF. 125
Diện tích ao nuôi trong KTBF nhỏ hơn trong KTTT (p<0,05), ở KTTT là 0,32±0,08 126
ha/ao, ao kích cỡ này chiếm 70% tổng số ao trong vùng, tôm nuôi trong các ao kích cỡ 127
này có tỉ lệ sống là 84% và và năng suất tôm là 9,3 tấn/ha/vụ, trong khi ao có diện tích 128
lớn hơn 0,3 ha/ao (chiếm 30% tổng số ao), tỷ lệ sống của tôm là 79% và năng suất là 129
8,7 tấn/ha/vụ. Trong khi ở KTBF thì diện tích ao là 0,27±0,06 ha/ao chiếm 83,8% số ao 130
và diện tích từ 0,35-0,4ha chiếm 16,2% số ao. Theo các hộ nuôi thì tôm thẻ thì kích cỡ 131
tôm post từ PL
10

-PL
12
và không có sự khác biệt về kích cỡ tôm nuôi theo KTTT và 132
biofloc (p>0,05), tuy nhiên kích cỡ PL
10
cho tỷ lệ sống khoảng 83%, PL
11
(82%) và tôm 133
PL
12
là 81% cho cả 2 kỹ thuật. 134
3.2. Các khía cạnh kỹ thuật 135
Các hộ áp dụng KTBF có mật độ thả nuôi cao hơn KTTT (Hình 3a và 3b), mật độ tôm 136
của các hộ nuôi của các hộ áp dụng KTTT là 35-100 cá thể/m
2
, trong khi đó mật độ của 137
các hộ áp dụng KTBF là 40-160 con/m
2
chiếm 75,5%; mật độ từ 117-135 con/m
2
chiếm 138
13,5% và nhóm mật độ trên 160 con/m
2
chiếm 11%. Các hộ nuôi thua lỗ do mới bắt đầu 139
áp dụng quy trình biofloc nên mắc phải một số vấn đề kỹ thuật như: Mất điện vào ban 140
đêm, tạt một lượng lớn rỉ đường ở giai đoạn đầu vụ làm pH và Oxy trong thời gian đầu 141
giảm đột ngột đưa đến tôm nuôi có tỷ lệ sống thấp. 142
143
Hình 3: Mật độ của (a) KTTT; (b) KTBF; Năng suất của (c) KTTT; (d) KTBF 144
145

Tôm nuôi được sử dụng thức ăn viên chuyên dụng, những loại thức ăn này có hàm 146
lượng protein từ 36-44%, đây là thức ăn có độ đạm cao, vì sẽ giảm được lượng vật chất 147
hữu cơ thêm vào ao và giúp tôm nuôi ăn tốt hơn, và tăng trưởng nhanh hơn (Lê Thanh 148
Hùng và Ong Mộc Quý, 2011). 149
5

Lượng thuốc hóa chất sử dụng trong KTBF chiếm khoảng 80% so với kỹ thuật nuôi tôm 150
truyền thống, tuy nhiên về chủng loại và số hộ sử dụng tương tự như nuôi tôm truyền 151
thống, các hóa chất dùng để diệt cá, giáp xác và ốc đinh, các loại hóa chất như: Saponin, 152
Chlorine, BKC, Cleaner 80. 153
Việc phát triển tôm thẻ chân trắng đi đôi với việc sử dụng ngày càng nhiều thức ăn, hóa 154
chất con giống, nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên huỷ hoại các hệ 155
sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học nguy cơ phát triển dịch bệnh gây thiệt hại ngày 156
càng nghiêm trọng và mức độ lây lan trên diện rộng, vì vậy tìm mô hình sinh học thân 157
thiện môi trường thay thế dần các biện pháp hóa học là điều cần thiết cho sự phát triển 158
bền vững (Boyd và ctv, 2002). 159
Ngoài ra, cách tạo màu nước của 2 kỹ thuật nuôi cũng khác nhau, ở kỹ KTTT người 160
nuôi dùng các loại phân bón như phân Urê, N-P-K, DAP. Trong khi ở KTBF thì trên 161
86,7% hộ dùng bột đậu nành, cám gạo để tạo màu nước, giúp kích thích vi khuẩn phát 162
triển đồng thời sự hạn chế tảo lam, tảo lục và tảo đáy phát triển thời gian gây màu kéo 163
dài giúp cho hệ vi khuẩn nitrate hóa phát triển và ổn định. Năng suất tôm nuôi trong 164
KTBF cao hơn KTTT (hình 3c và 3d). Tôm nuôi theo KTBF có tỷ lệ sống cao 165
71,8±24,3%, trong đó nhóm hộ có lợi nhuận thì tỷ lệ này là 82±4%; nhóm thua lỗ có tỷ 166
lệ sống là 27±23%. 167
3.3. Đầu tư và hiệu quả kinh tế 168
Tuy nhiên mỗi kỹ thuật thì các tỷ lệ chi khác nhau, trong KTTT thì chi phí thức ăn 169
chiếm tỷ lệ cao nhất 43,4±12,3 %, thuốc hóa chất là 20,4%, chi phí con giống cũng 170
chiếm tỷ lệ khá cao 9,3%, nhiên liệu chiếm 5,1% và những chi phí còn lại chiếm dưới 171
4% (Hình 4a), tuy nhiên trong KTBF thì thức ăn chiếm 54±3 % tổng chi phí, chi phí lót 172
bạt và chi phí con giống tương nhau chiếm tỷ lệ 11,7% và 11,1%, các khoản chi khác thì 173

không có sự chênh lệch nhiều (Hình 4b). Kết quả cũng thấy rằng ở KTBF người nuôi 174
dùng thuốc và hóa chất rất hạn chế, sản phẩm sử dụng nhiều là các chất khoáng và chế 175
phẩm sinh học. 176
Bên cạnh đó cũng có sự khác biệt về lượng thức ăn tiêu tốn cho 2 kỹ thuật nuôi 177
(p<0,05), ở KTTT là 12±2 tấn/ha/vụ tương ứng khoảng 264-473 triệu đồng/ha/vụ, trong 178
khi lượng thứa ăn nuôi theo KTBF là 19,2±5,4 tấn/ha/vụ, tương ứng khoảng 372-756,4 179
triệu đồng/ha/vụ. 180
Trong các hộ nuôi có lãi ở KTBF thì có khoảng 70% hộ có ao lót bạt ao hoàn toàn và 181
30% lót bạt thành bờ, năng suất tôm của các hộ lót bạt hoàn toàn là 15,9 tấn/ha/vụ và 182
các hộ chỉ lót bạ quanh miệng ao là và 13,7 tấn/ha/vụ, có sự khác biệt về năng suất giữa 183
2 kỹ thuật này (p<0,05). Trường hợp các hộ có sử dụng bạt lót trong KTBF thì chi phí 184
mua bạt lót đối với các hộ lót bạt hoàn toàn chiếm 11,9±3,2 % và chỉ lót bạt quanh ao 185
chiếm 5,5±2,1 % của tổng chi (p<0,05). 186
Ngoài ra, doanh thu các ao lót bạt hoàn toàn là 2.082 ± 0,45 triệu/ha/vụ trong khi các ao 187
lót bạt quanh bờ là 1.736± 0,35 triệu/ha/vụ và lợi nhuận thu được lần lượt là 905 ±132 188
triệu/ha/vụ và 754 ± 321 triệu/ha/vụ. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận của 2 nhóm này là 189
0,76. 190
6

191
Hình 4: Các khoản chi phí của: (a) của KTTT và (b) KTBF. 192
Có 100% hộ nuôi bổ sung carbohydrate là rỉ đường và có 50% hộ bổ sung thêm bột gạo, 193
tuy nhiên các hộ có bổ sung thêm bột gạo có hiệu quả kinh tế cao hơn những hộ chỉ bộ 194
sung rỉ đường, năng suất tôm nuôi và thời gian gia tăng đáng kể khi có bổ sung. 195
Số lượng carbohydrate bổ sung vào ao là 657±294 kg/ha/vụ, với chi phí là 11,25 ± 5,11 196
triệu đồng/ha/vụ. Trong đó, lượng rỉ đường sử dụng là 586±288 kg/ha/vụ và lượng bột 197
gạo là 71±128 kg/ha/vụ, giá rỉ đường là 9.000 đồng/kg, và bột gạo là 10.000 đồng/kg. 198
199
Hình 5: Tổng chi phí và lợi nhuận của (a) KTTT (b) KTBF 200
Tổng chi phí cho nuôi tôm KTTT là 682,5±144,7 triệu/ha/vụ và KTBF là 997,6±232,1 201

triệu/ha/vụ (Hình 5). Giá bán tôm của KTTT là 80,6±2,1 ngàn đồng/kg, do kích cỡ tôm 202
nhỏ, doanh thu của hộ nuôi 977±130 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận thu được từ kỹ thuật 203
này khoảng 288±108 triệu đồng/ha/vụ. Với chi phí đầu tư cao rủi ro lớn nhưng lợi 204
nhuận thu được thấp, nên tỷ suất lợi nhuận của kỹ thuật nuôi tôm thẻ theo truyền thống 205
0,32±0,17. Các hộ nuôi tôm thua lỗ là 170±114 triệu đồng/ha/vụ, do quản lý thức ăn 206
không tốt, nên hệ số FCR rất cao từ 1,4- 2,0. Các yếu trên đã đẩy giá thành của sản 207
phẩm tôm nuôi lớn hơn giá bán đưa đến thua lỗ mặc dù có hộ nuôi tôm đạt năng suất rất 208
cao từ 9,5-10 tấn/ha/vụ. 209
Trong khi tôm nuôi KTBF có giá bán 130,6±4,2 ngàn đồng/kg, tôm kích cỡ lớn, doanh 210
thu của hộ nuôi là 1.980±354 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận thu được từ kỹ thuật này 211
khoảng 862±197 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận là 0,76±0,09, có 20% hộ bị lỗ so 212
với 40% của KTTT (Hình 5a và Hình 5b). 213
7

214
Hình 6: Tương quan đa biến trong: (a) KTTT; (b) KTBF với * với mức ý nghĩa 215
p<0,05 và *** với mức ý nghĩa p<0,01 216
Trong KTTT có sự tương quan thuận giữa năng suất tôm và thời gian nuôi (R
2
=0,84) ở 217
(Hình 6a), nuôi tôm thời gian kéo dài được là do môi trường tốt, tôm phát triển nên xu 218
hướng là để tăng kích cỡ và tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng thấy rằng năng suất 219
tôm cũng tương quan với tỷ lệ sống (R
2
=0,68), vì vậy chất lượng con giống và thời gian 220
chăm sóc ban đầu có ý nghĩa quan trọng đến năng suất nuôi, tương quan giữa năng suất 221
và mật độ là (R
2
=0,53) điều này khẳng định năng suất ít bị ảnh hưởng bởi mật độ thả 222
nuôi. Tương tự như ở KTTT, năng suất tôm nuôi ở KTBF có tương quan chặc chẽ với 223

thời gian nuôi (R
2
=0,87) và năng suất với tỷ lệ sống R
2
=0,89 của tôm (Hình 6b). Ngoài 224
ra, thời gian nuôi và tỷ lệ sống có mối liên hệ rỏ nét, điều này khẳng định môi trường 225
tốt, thời gian nuôi được duy trì và năng suất sẽ cao hơn. 226
4. KẾT LUẬN 227
Tôm thẻ chân trắng được nuôi ở Ninh Thuận từ năm 2007 theo KTTT, và KTBF được 228
bắt đầu từ năm 2011, KTBF đã thể hiện nhiều ưu điểm hơn KTTT như ít rủi ro hơn 229
năng suất cao, mật độ cao, lợi nhuận cao hơn thời gian nuôi ngắn hơn, số hộ có lãi nuôi 230
theo KTTT chiếm 60% và KTBF chiếm 80%, tuy nhiên KTBF có chi phí cao hơn và 231
cần kỹ thuật cao hơn KTTT. 232
TÀI LIỆU THAM KHẢO 233
Avnimelech, Y. and Ritvo, G., 2003. Shrimp and fish pond soils: processes and 234
management, Israel Institute of Technology. 235
Avnimelech Y., 2011. The development of bio-flocs technology (BFT) is based upon a 236
sequence of motivations, principles, and suitable operative technologies. World 237
Aquaculture 2011. 238
Boyd C, E., Wood C.W. and Thunjai T., 2002. Aquaculture pond bottom soil quality 239
managment, Pond Dynamics/Aquaculture Collaborative Research Support 240
Program, Oregon State University, Corvallis, Oregon 97331-1641 241
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010. Báo cáo chuyên đề áp dụng VIETGAP – 242
phát triển bền vữngng nghề nuôi tôm. www.fistenet.gov.vn. 243
244
8

Briggs, M, S. Funge – Smith, R. P. Subasinghe, and M. Phillips, 2005. Introduction and 245
movement of two penaeid shrimp species in Asia and the Pacific. FAO, 246
Fisheries Technical Paper, 476pp. 247

Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Ninh Thuận, 2013. Sơ kết tình hình hoạt động 09 tháng 248
đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2013. Ngày 2/10/2013 tại 249
UBND tỉnh Ninh Thuận. www.ninhthuan.gov.vn 250
FAO, 2012. The state of world fisheries and aquaculture. Cover photographs courtesy of 251
FAO, O. Barbaroux, G. Bizzarri, M.R. Hasan, L. Miuccio, J. Saha, J. Sanders, J. 252
Spaull and J. Van Acker. Publishing Policy and Support Branch Office of 253
Knowledge Exchange, Research and Extension FAO, Viale delle Terme di 254
Caracalla Rome, Italy. ISSN 1020-5489. 255
Jang In-Kwon, Su-Kyeong Kim, Zhenguo Pang, Young-Rok Cho, 2011. Effect of 256
biofloc with different concentration on growth and immune activity of pacific 257
white shrimp, Litopenaeus vannamei. West Sea Mariculture Research Center, 258
National Fisheries Research & Development Institute, Taean, Chungnam 357-259
945, Republic of Korea. World Aquaculture 2011. 260
Lê Thanh Hùng và Ong Mộc Quý, 2011. Hiện trạng sử dụng và quản lý thức ăn nuôi 261
tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Việt nam. Kỷ yếu Hội nghị Khoa 262
học Thủy sản Toàn quốc lần thứ IV, tháng 6 tại ĐH Nông Lâm, TP HCM, trang 263
151-160. 264
Lục Minh Diệp, 2012. Ứng dụng công nghệ biofloc, giải pháp kỷ thuật thay thế cho 265
nghề nuôi tôm he thương phẩm hiện nay ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học 266
ứng dụng công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản. ĐH Nha Trang, tháng 11, 267
trang 3-13. 268
Nguyễn Văn Hòa, Đặng Kim Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Hồng Vân, 269
Trương Chí Linh và Phạm Thị Tuyết Ngân, 2014. Ảnh hưởng của độ mặn đến 270
sự hình thành và phát triển của biofloc trong bón phân. Tạp chí Đại học Cần Thơ 271
30: 53-63. 272
Pham Thi Anh, Carolien K., Simon R. B.Arthur P.J. M., 2010. Water pollution by 273
intensive brackish shrimp farming in south-east Vietnam: Causes and options for 274
control, Journal of Agricultural Water Management: 97, 872–882 275
Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Ninh Thuận, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện 276
nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 và giải pháp phát triển sản xuất và chỉ đạo điều 277

hành năm 2014. Ngày 18/3/2014 tại UBND tỉnh Ninh Thuận. 278
www.ninhthuan.gov.vn 279
Tổng cục Thủy sản, 2014. Hội nghị triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ các tỉnh phía 280
Nam và giải pháp phòng chống dịch bệnh năm 2014. Ngày 28/2/2014 tại Bà Rịa 281
Vũng Tàu. www.fistenet.gov.vn 282
Trần Xuân Điểm, 2013. Một số biện pháp xử lý – cải tạo ao nuôi và kiểm soát chất 283
lượng môi trường nước trong ao nuôi thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển 284
nông thôn, Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Thông tin Thủy sản, 18 trang. 285
VASEP, 2010. Báo cáo ngành tôm Việt Nam năm 2009 và xu hướng năm 2010. Hiệp 286
hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hà Nội tháng 12/2010. 287

×