TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN CHÍ LÂM
ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH KINH TẾ-KỸ THUẬT
CỦA HAI MÔ HÌNH LÚA-TÔM CÀNG XANH-CÁ
KẾT HỢP VÀ TÔM SÚ NUÔI TRONG MÙA MƯA
Ở TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. TRƯƠNG HOÀNG MINH
Ths. VÕ THÀNH TOÀN
2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Giới thiệu.......................................................................................1
Chương 2: Tổng quan tài liệu..........................................................................3
2.1 Tình hình nghiên cứu nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa và
nuôi tôm sú luân canh với lúa trong nước và trên thế giới ....................3
2.1.1 Trên thế giới ..................................................................................3
2.1.1.1 Tôm càng xanh ........................................................................3
2.1.1.2 Mô hình lúa-cá.........................................................................4
2.1.2 Trong nước ....................................................................................5
2.1.2.1 Tôm càng xanh.........................................................................5
2.1.2.2 Tôm sú......................................................................................7
2.2 Tình hình nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng ....................................................10
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 12
3.2 Bố trí thử nghiệm.................................................................................12
3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu.....................................................14
3.4 Phương pháp điều tra...........................................................................15
3.5 Xử lý số liệu........................................................................................15
Chương IV: Kết quả thảo luận........................................................................16
4.1 Khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của hai mô hình lúa-cá và tôm sú........16
4.1.1 Về khía cạnh kỹ thuật...................................................................16
4.1.2 Về khía cạnh kinh tế.....................................................................20
4.2 Sự tăng trưởng của tôm, cá nuôi ở hai mô hình thử nghiệm...............23
4.3 Hiệu quả kinh tế của hai mô hình thử nghiệm.....................................25
Chương V: Kết luận và đề xuất....................................................................29
5.1 Kết luận................................................................................................29
5.2 Đề xuất.................................................................................................29
Tài liệu tham khảo........................................................................................30
Phụ lục..........................................................................................................35
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iv
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích nuôi tôm càng xanh ở các Tỉnh ĐBSCL trong năm
2005 và kế hoạch phát triển năm 2006 ...........................................................5
Bảng 2.2: Mật độ và tỷ lệ sống tôm nuôi trong mô hình tôm-lúa luân
canh ở ĐBSCL ...............................................................................................9
Bảng 4.1: Kinh nghiệm canh tác theo hai mô hình lúa-cá kết hợp và
tôm sú nuôi trong mùa mưa ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2005 ...................16
Bảng 4.2: Mức độ thành công của hai mô hình lúa-cá kết hợp và tôm sú
nuôi trong mùa mưa ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2005 ...............................16
Bảng 4.3: Diện tích, độ sâu và tỷ lệ mương bao của hai mô hình lúa-cá
kết hợp và tôm sú nuôi trong mùa mưa ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm
2005 ................................................................................................................17
Bảng 4.4: Tháng canh tác và nguồn giống của hai mô hình thí nghiệm.........18
Bảng 4.5: Mật độ tôm nuôi trong mùa mưa ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
năm 2005 ........................................................................................................19
Bảng 4.6: Loại thức ăn, số lần cho ăn và cách trao đổi nước của các hộ
nuôi tôm sú trong mùa mưa.............................................................................19
Bảng 4.7: Năng suất lúa và cá trong mô hình lúa-cá kết hợp ở Mỹ
Xuyên, Sóc Trăng năm 2005 ..........................................................................19
Bảng 4.8: Tỷ lệ sống và năng suất của tôm sú nuôi trong mùa mưa..............20
Bảng 4.9a: Chí phí sản xuất và lợi nhuận của mô hình lúa-cá kết hợp ở
Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2005.................................................................... 21
Bảng 4.9b: Chí phí sản xuất và lợi nhuận của mô hình tôm sú nuôi
trong mùa mưa ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2005 .......................................22
Bảng 4.10: Tăng trưởng tuyệt đối, trọng lượng trung bình, tỷ lệ sống và
năng suất của các loài tôm, cá nuôi trong ruộng lúa ở Mỹ Xuyên, Sóc
Trăng năm 2006 ..............................................................................................24
Bảng 4.11: Chí phí sản xuất và lợi nhuận của hai mô hình thử nghiệm
lúa, tôm càng xanh và cá kết hợp và tôm sú nuôi trong mùa mưa ở Mỹ
Xuyên, Sóc Trăng năm 2006 ..........................................................................26
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1a: Diện tích nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL và Việt Nam năm 2003....7
Hình 2.1b: Sản lượng nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL và Việt Nam năm 2003..7
Hình 2.2: Tỷ lệ diện tích nuôi tôm giữa các Tỉnh ở ĐBSCL năm 2003.........8
Hình 2.3: Sự phát triển của mô hình tôm – lúa luân canh ở các Tỉnh ven
biển ĐBSCL ...................................................................................................8
Hình 2.4a: Diện tích nuôi tôm của Tỉnh Sóc Trăng qua các năm...................11
Hình 2.4b: Sản lượng nuôi tôm của Tỉnh Sóc Trăng qua các năm.................11
Hình 3.1a: Sơ đồ bố trí thí nghiệm NT tôm sú nuôi trong mùa mưa..............13
Hình 3.1b: Sơ đồ bố trí thí nghiệm NT lúa, tôm càng xanh và cá kết hợp ....13
Hình 3.2: Sơ đồ khu vực nghiên cứu...............................................................13
Hình 4.1: Tỷ lệ thu nhập từ lúa và cá trong mô hình lúa-cá kết hợp ở Mỹ
Xuyên, Sóc Trăng năm 2005...........................................................................21
Hình 4.2: Tỷ lệ các chi phí sản xuất trong mô hình lúa-cá kết hợp ở Mỹ
Xuyên, Sóc Trăng năm 2005...........................................................................21
Hình 4.3: Tỷ lệ các chi phí sản xuất trong mô hình tôm sú nuôi trong mùa
mưa ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2005.........................................................22
Hình 4.4: Tăng trưởng của tôm càng xanh nuôi trong ruộng lúa ở Mỹ
Xuyên, Sóc Trăng năm 2006...........................................................................23
Hình 4.5: Tăng trưởng của tôm sú nuôi trong mùa mưa ở Mỹ Xuyên, Sóc
Trăng năm 2006...............................................................................................25
Hình 4.6: Tỷ lệ các chi phí sản xuất ở nghiệm thức lúa, tôm càng xanh và
cá kết hợp ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2006................................................26
Hình 4.7: Tỷ lệ thu nhập ở nghiệm thức lúa, tôm càng xanh và cá kết hợp
ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2006.................................................................27
Hình 4.8: Tỷ lệ các chi phí sản xuất ở nghiệm thức tôm sú nuôi trong
mùa mưa ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng năm 2006.................................................27
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
ctv Cộng tác viên
PL Postlarvae
B/C Benefit/Cost
NT 1 Nghiệm thức 1
NT 2 Nghiệm thức 2
DWG Daily Weight Gain
SR Survive Rate
DL Dương lịch
TĂ Thức ăn
TCX Tôm càng xanh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ii
TÓM TẮT
Nhằm góp phần bổ sung những cơ sở khoa học để khuyến cáo người dân áp
dụng mô hình canh tác theo hướng bền vững. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế và
kỹ thuật của hai mô hình lúa-tôm càng xanh-cá kết hợp và tôm sú nuôi trong
mùa mưa được thực hiện từ tháng 9/2005 đến tháng 2/2006 tại huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Đề tài được thực hiện thông qua việc điều tra ngẫu
nhiên 20 hộ nuôi tôm sú trong mùa mưa và 20 hộ canh tác lúa-cá kết hợp.
Ngoài ra, thử nghiệm bổ sung với hai nghiệm thức và hai lần lặp lại gồm NT
1: lúa-tôm càng xanh (2 con/m
2
, kích cỡ 2-2,5 cm, 0,035 g/con), cá (0,4
con/m
2
, 4,5 g/con) kết hợp (5.000 m
2
/lô thử nghiệm) và NT 2: tôm sú (PL
15
)
nuôi trong mùa mưa được thả với mật độ 2 con/m
2
(2.250m
2
/lô thử nghiệm) đã
được thực hiện.
Kết quả điều tra cho thấy, mùa vụ nuôi tôm sú từ tháng 7-11 (DL), mật độ là
4-5 con/m
2
, thức ăn công nghiệp được sử dụng chủ yếu. Tỷ lệ sống và năng
suất bình quân đạt 55% và 415 kg/ha/vụ. Lợi nhuận là 11.170.000 đồng/ha/vụ.
Riêng đối với mô hình lúa-cá kết hợp, mùa vụ từ tháng 6-12 (DL). Năng suất
lúa và cá đạt lần lượt là 4,7 tấn/ha/vụ và 136 kg/ha/vụ. Lợi nhuận bình quân là
7.242.000 đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận đạt 1,97, cao hơn so với nuôi tôm sú
trong mùa mưa (0,5).
Kết quả thử nghiệm cho thấy, trọng lượng bình quân của tôm càng xanh và cá
(NT 1) và tôm sú (NT 2) lần lượt là 13,7 g/con (sau 130 ngày nuôi), 58,9 g/con
(cá mè trắng), 60,2 g/con (cá mè vinh) và 66,7 g/con (cá trôi) sau 100 ngày nuôi và
53,3 g/con (sau 115 ngày nuôi). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm càng xanh
là 0,1 g/ngày, cá từ 0,44-0,58 g/ngày (NT 1) và tôm sú là 0,46 g/ngày (NT 2). Tỷ
lệ sống của tôm sú, tôm càng xanh và cá đạt lần lượt là 7,9% và 1,5%, 6% (cá
trôi) đến 93% (mè vinh). Năng suất đạt 21,5 kg/ha (tôm càng xanh) và 80 kg/ha
(cá) và 15,6% (tôm sú). Lợi nhuận là 4.439.000 đồng/ha/vụ (NT 1) và lỗ 240.000
đồng/ha/vụ (NT 2). Tỷ suất lợi nhuận của NT 1 (0,7) cao hơn so với NT 2 (-0,1).
Nhìn chung, mô hình lúa-cá kết hợp nên được khuyến cáo cho nông dân áp
dụng trong mùa mưa ở vùng nhiễm mặn theo mùa của tỉnh Sóc Trăng. Ngoài
ra, một số đề xuất cho sự phát triển của mô hình cũng được đề cặp trong
nghiên cứu này.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1
CH ƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế rất da dạng về sinh thái
từ những bãi bồi ven biển đến những cánh rừng đước bạc ngàn, sâu vào nội
địa có những vùng nước ngọt với hệ sinh thái rừng tràm cũng được nói đến.
Độc đáo hơn vì đây là nơi có nhiều vùng nước bị nhiễm mặn theo mùa nơi mà
tôm sú được nuôi trong mùa khô và lúa được trồng trong mùa mưa như ở các
tỉnh: Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Hiện nay, mô hình tôm-lúa đang được phát triển nhanh từ 36.000ha trong năm
1999 (Thiều Lư, 2001) đến 106.388 ha trong năm 2003 (Nguyễn Minh Niên,
2003). Tuy nhiên, sự phát triển của mô hình canh tác này còn mang tính tự
phát, đặc biệt nhiều hộ dân tiếp tục nuôi tôm sú không chỉ trong mùa khô mà
cả trong mùa mưa khi độ mặn nước chỉ còn 0‰. Trong khi đó, nhiều hộ khác
trong cùng khu vực lại đang canh tác lúa trong mùa mưa. Vậy, vấn đề đặt ra là
mô hình nuôi tôm sú trong mùa mưa (không trồng lúa) hay trồng lúa kết hợp
nuôi tôm, cá nước ngọt sẽ tốt hơn về khía cạnh kinh tế cũng như khả năng sinh
trưởng của chúng ở vùng nhiễm mặn này như thế nào. Hiện tại, vấn đề này
chưa được giải quyết trên cơ sở khoa học. Do đó, việc “Đánh giá khía cạnh
kinh tế-kỹ thuật của hai mô hình lúa-tôm càng xanh-cá kết hợp và tôm sú
nuôi trong mùa mưa ở tỉnh Sóc Trăng” là rất cần thiết nhằm cung cấp
những dẫn liệu khoa học cho mô hình tôm-lúa luân canh phát triển bền vững
hơn ở các tỉnh ven biển ĐBSCL.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm góp phần bổ sung những cơ sở khoa học để khuyến cáo
người dân áp dụng mô hình canh tác theo hướng bền vững về khía cạnh kinh
tế và môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung đánh giá và so
sánh khía cạnh kinh tế của mô hình lúa-tôm càng xanh kết hợp và nuôi tôm sú
trong mùa mưa (không trồng lúa).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2
Nội dung nghiên cứu
i. Khảo sát hiện trạng và đánh giá khía cạnh kinh tế-kỹ thuật của hai mô
hình lúa-cá và tôm sú nuôi trong mùa mưa ở tỉnh Sóc Trăng;
ii. Đánh giá sự tăng trưởng của tôm, cá nuôi trong hai mô hình này;
iii. Phân tích hiệu quả kinh tế của hai mô hình thí nghiệm.
Những hạn chế của đề tài:
i. Do không tìm được 4 hộ nông dân để hợp tác nghiên cứu nên các lô thí
nghiệm được bố trí theo cách ngăn làm 2 lô bằng mê bồ ở mỗi ruộng
của nông hộ. Điều này có lẽ cũng ảnh hưởng đến kết quả của thí
nghiệm.
ii. Do không tìm được tôm càng xanh giống lớn (2-3 cm) vào thời điểm
chính vụ trồng lúa nên việc bố trí thí nghiệm trể (tháng 9) hơn so với dự
kiến. Điều này hạn chế thời gian sinh trưởng của tôm càng xanh.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi tôm càng xanh, cá kết hợp trồng lúa và nuôi tôm sú
luân canh với lúa trong nước và trên thế giới
2.1.1 Trên thế giới
2.1.1.1 Tôm càng xanh
Nghề nuôi tôm càng xanh đã được hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia
trên thế giới khoảng 20 năm qua, nhất là sau khi qui trình sản xuất giống tôm
nhân tạo được Ling (1969) nghiên cứu thành công và hoàn chỉnh vào năm
1977. Sự thành công trong sản xuất tôm giống nhân tạo đã thúc đẩy nghề nuôi
tôm thương phẩm phát triển nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay
tôm càng xanh được nuôi ở nhiều nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Philippin, Ấn độ, Mỹ, Brazil, Mexico, Ecuador, Đài Loan, Israel,…với nhiều
hình thức nuôi khác nhau như thâm canh, bán thâm canh trong bể xi măng hay
trong ao, nuôi trong lồng, nuôi trong ruộng lúa, nuôi ghép với cá rô phi hay cá
chép.
Sản lượng tôm càng xanh nuôi trên thế giới đạt 5.246 tấn vào năm 1984 và
17.608 tấn vào năm 1989, tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới đạt
119.000 tấn, với tổng giá trị 410 triệu USD vào năm 2000 và phát triển với
tốc độ nhanh. Châu Á là nơi có sản lượng tôm càng xanh lớn nhất, chiếm gần
95% tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới (FAO, 2002). Năm 2003, chỉ
riêng Trung Quốc sản xuất 300.000 tấn tôm càng xanh (Miao, 2003 - trích
dẫn từ Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Mô hình nuôi kết hợp tôm càng xanh với cá hay lúa đã phát triển ở nhiều nước
trên thế giới. Ở Ấn Độ nuôi kết hợp tôm càng xanh với lúa thả nuôi với mật độ
14.000-45.000 tôm bột/ha (nuôi đơn tôm càng xanh) cho sản lượng 95-1.300
kg/ha, và thả mật độ 10.000-20.000 tôm bột/ha (nuôi ghép với cá Chép) cho
sản lượng 70-500 kg/ha (Kurup và Ranject, 2002 - trích dẫn bởi Bùi Như Ý,
2004). Còn ở Thái Lan nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa sử dụng giống
nhân tạo PL
60
kích thước 4,5-4,8 cm/con, mật độ thả 1,25 con/m
2
, kết quả tỉ lệ
sống đạt 80 %, năng suất 130 kg/ha (Janssen và Natavudh-Bhayavan, 1998 –
trích dẫn bởi Nguyễn Thành Phước, 2001). Ở Bangladesh nuôi tôm càng xanh
trong ruộng lúa bằng giống tự nhiên do thủy triều đưa vào năng suất tôm cá
thu được từ 280-450 kg/ha (Haroom và Karim, 1998 - trích dẫn bởi Đoàn Văn
Vũ, 2004). Ở Israel nuôi ghép tôm càng xanh với cá rô phi và cá chép với mật
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4
độ 0,5-1,5 con/m
2
cho năng suất 220- 780 kg/ha/vụ, trọng lượng tôm đạt 45-90
g/con (Cohen, 1984 được trích dẫn bởi Phạm Minh Truyền, 2003). Còn ở
Philippines canh tác theo mô hình này năng suất đạt 150-180 kg/ha/vụ
(Guerrero, 1982 được trích dẫn bởi Phạm Minh Truyền, 2003).
2.1.1.2 Mô hình lúa-cá
Mô hình lúa-cá được xem là một phương thức lý tưởng cho việc sử dụng đất
do năng suất lúa và cá được tạo ra từ mô hình này (Coche, 1969 – trích dẫn
bởi Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2001). Theo Sevileja (1986) được trích dẫn bởi
Padmanabhan, 2001 cho rằng, mô hình canh tác lúa-cá kết hợp đã làm tăng
thêm khoảng 40 % thu nhập cho người nông dân so với mô hình độc canh cây
lúa. Phương thức canh tác này đang được phát triển ở nhiều quốc gia. Trong
đó, Indonesia là nước có diện tích canh tác lúa giành cho mô hình này chiếm
cao nhất so với các nước trong khu vực Châu Âu (trích dẫn bởi Nguyễn Văn
Hảo và ctv., 2001) Ở Bangladesh, có hơn 1/3 diện tích cả nước dùng cho việc
trồng lúa (11,5 triệu ha), nuôi ghép các loài cá (chép, trôi ấn độ, mè trắng)
trong ruộng lúa, năng suất cá lúa đạt lượt là 590 kg/ha/năm và 5.828
kg/ha/năm, lợi nhuận mang lại từ mô hình này là 50.504 TK (Roy, 2001).
Bằng cách nuôi các loài tôm, cá kết hợp trong ruộng lúa, quá trình kiếm ăn của
chúng làm tăng quá trình trao đổi khí của rễ lúa, cá ăn các loài sâu, rầy, cỏ dại
và các loại thức ăn tự nhiên có trong ruộng (Lettle, 1987 - được trích dẫn bởi
Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2001). Theo Rothius et al., 1999 cho rằng cá
có khả năng diệt hiệu quả từ 54% đến 97% cỏ dại trên mặt ruộng và diệt 92%
đến 100% các loại cỏ ngầm và cỏ nổi trên mặt nước. Bên cạnh đó, việc nuôi
ghép cá mè vinh, rô phi và cá chép có khả năng làm giảm ít nhất 93% lượng
sâu phao (case worm), giúp làm giảm đáng kể lượng sâu trưởng thành và phần
trăm thiệt hại do chúng gây ra so với mô hình không thả cá (Vroman et al.,
1998 - được trích dẫn bởi Đặng Kiều Nhân và ctv., 2001).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
5
2.1.2 Trong nước
2.1.2.1 Tôm càng xanh
Việt Nam là một trong 13 nước có tôm càng xanh phân bố tự nhiên với sản
lượng lớn hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Chúng phân bố chủ
yếu ở Nam Bộ, tập trung ở lưu vực sông Hậu, sông Tiền (Dương Tấn Lộc,
2001).
Do nguồn giống tôm càng xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt nên việc phát triển
nghề nuôi tôm càng xanh giống nhân tạo là một xu hướng tất yếu. ĐBSCL
được coi là vùng có diện tích nuôi tôm càng xanh lớn nhất nước. Trong năm
2002, tổng diện tích và sản lượng tôm nuôi đạt 10.000 ha và 1.400 tấn. Diện
tích và sản lượng tôm càng xanh tiếp tục gia tăng và đạt con số 5.680 ha và
2.760 tấn trong năm 2005 (Lê Xuân Sinh và ctv., 2006 - trích dẫn bởi Trương
Hoàng Minh, 2006). Theo số liệu gần đây, sản lượng tôm càng xanh nuôi của
cả nước ước đạt 6.400 tấn, trong đó các tỉnh Nam Bộ chiếm 6.012 tấn trong
năm 2005 (Báo con tôm số 121 - tháng 2/2006).
Theo kế hoạch của Bộ Thủy sản (2006), diện tích nuôi tôm càng xanh của cả
nước sẽ đạt 32.000 ha và sản lượng tương ứng đạt 60.000 tấn vào khoảng 2010.
Riêng các tỉnh ĐBSCL, diện tích nuôi trong năm 2005 và kế hoạch 2006 được
thống kê trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Diện tích nuôi tôm càng xanh ở các tỉnh ĐBSCL trong năm 2005 và
kế hoạch phát triển năm 2006.
Tỉnh Đơn vị 2005 Kế hoạch 2006
Long An ha 422 500
Tiền Giang ha 38 -
Vĩnh Long ha 500 -
Đồng Tháp ha 250 500
An Giang ha 588 927
Cần Thơ ha 291 500
Bến Tre ha 2000 2100
(Nguồn: www.mekongfish.net.vn)
Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, giống tôm thả trong ruộng lúa hầu hết có
nguồn gốc ngoài tự nhiên trọng lượng 5-10 g/con, mật độ thả từ 0,5-2 con/m
2
.
Tôm không được cung cấp thức ăn hoặc bổ sung thêm cám, tấm, bột mì, cá
bằm cho ăn một lần/ngày, lượng thức ăn chiếm từ 1-3 % trọng lượng đàn tôm.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
6
Ở Cần Thơ năng suất tôm biến động tùy nơi, ở Phụng Hiệp đạt từ 100-200
kg/ha, ở Thốt Nốt đạt 268 kg/ha (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 1998). Ở Tiền
Giang tôm càng xanh được nuôi trong ruộng lúa sử dụng giống tự nhiên và
thức ăn chủ yếu là cá tạp, đạt năng suất 200-300 kg/ha/vụ (Sở Thủy Sản Tiền
Giang, 1999). Còn ở Trà Vinh cũng với mô hình trên, năng suất đạt 150 kg/ha
(Sở Thủy Sản Trà Vinh, 1999). Năm 2002, Hội nghị báo cáo khoa học về tôm
càng xanh nuôi trong ruộng lúa ở tỉnh Trà Vinh cho thấy với mật độ thả nuôi
2-3 tôm giống/m
2
cho ăn thức ăn công nghiệp và tươi sống kết hợp, sau 6
tháng nuôi đạt năng suất trung bình 159 kg/ha/vụ, tỷ lệ sống 20 %, khối lượng
bình quân 43,2 g/con (Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Trà Vinh, 2002).
Nghề nuôi tôm càng xanh phổ biến ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng
Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh với các mô hình nuôi khác nhau bao gồm
nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi tôm trong mương vườn, nuôi tôm đăng quầng,
nuôi bán thâm canh, thâm canh và nuôi trong ao đất. Trong đó, mô hình nuôi
tôm kết hợp với lúa đạt năng suất bình quân 184 kg/ha/vụ; nuôi tôm luân canh
với lúa đạt 686 kg/ha/vụ; nuôi trong ao đạt 1,2 tấn/ha/vụ và nuôi đăng quầng
trên sông đạt bình quân 4,12 tấn/ha/vụ (Vũ Nam Sơn và ctv., 2003). Tại Châu
Thành - Cần Thơ nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa bằng giống nhân tạo, cỡ
giống dài 1,5 cm, nặng trung bình 0,045 g/con, thời gian nuôi 7 tháng, năng
suất 180-200 kg/ha/vụ (Lê Thị Minh Tâm, 2002). Ở Ô Môn nuôi tôm trong
ruộng lúa bằng giống nhân tạo, cỡ giống dài 3-5 cm/con, mật độ thả 1-2
con/m
2
, năng suất tôm nuôi đạt 90-157 kg/ha/vụ (Trần Tấn Huy, 2002). Theo
Phạm Minh Truyền (2003), mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa ở
Trà Vinh, với mật độ 2 và 3 con/m
2
đạt năng suất tương ứng là 150 kg/ha/vụ
và 163 kg/ha/vụ sau 6 tháng nuôi. Trọng lượng và tỷ lệ sống tôm bình quân
tương ứng là 53,6 g/con và 14,1% (ở 2 con/m
2
), 46,3 g/con và 12,4% (ở 3
con/m
2
). Ngoài ra, theo báo cáo của Nguyễn Văn Hạnh (2001), tôm càng xanh
trong ruộng lúa ở Trà Vinh với mật độ 2,5-5 con/m
2
cho năng suất từ 42-375
kg/ha, với tỷ lệ sống từ 7,5-60%. Báo cáo gần đây cũng cho thấy tiềm năng
của tôm càng xanh nuôi theo các mô hình khác nhau cũng cho năng suất khả
quan. Theo Lê Quốc Việt (2005), năng suất tôm càng xanh nuôi trong ruộng
lúa và mương vườn ở tỉnh Vĩnh Long tương ứng đạt 150-350 kg/ha/vụ (mật độ
1-4 con/m
2
) và 300-537 kg/ha/vụ.
Về khía cạnh kinh tế, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc nuôi cá, tôm kết hợp
với lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với độc canh cây lúa. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv. (1999) - được trích dẫn bởi
Trương Hoàng Minh (2006), năng suất cá bình quân trong mô hình lúa cá trong
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
7
năm 1996-1997 đạt 429 kg/ha/vụ, và năng suất cao hơn ở những năm sau đó
(801 kg/ha/vụ). Tác giả cũng báo cáo rằng, sự gia tăng năng suất cá nuôi là do
thay đổi về cơ cấu thành phần loài và mật độ cá thả nuôi, trong đó, tôm càng
xanh được đánh giá là đối tượng có giá trị kinh tế cao nhất so với các loài thủy
sản nước ngọt nuôi kết hợp trong ruộng lúa. Theo báo cáo gần đây cho thấy, lợi
nhuận bình quân đạt 8,3 triệu đồng/ha.vụ. Đa số các hộ (77% số hộ điều tra) có
lợi nhuận từ 1,4 đến 49 triệu đồng/ha/vụ (Lê Quốc Việt, 2005).
2.1.2.2 Tôm sú
Tôm sú (Penaeus monodon) là loài quan trọng nhất và chiếm ưu thế trong các
mô hình nuôi thủy sản ven biển Việt Nam. Đặc biệt ĐBSCL chiếm 80-85%
tổng diện tích 70-75% sản lượng tôm nuôi của cả nước (hình 2.1a & b). Trong
năm 2003, khoảng 460.000 ha diện tích được sử dụng cho nuôi tôm với sản
lượng đạt 223.000 tấn (Bộ Thủy sản, 2004). Sản lượng tôm nuôi vẫn tiếp tục
gia tăng và đạt 330.200 tấn trong tổng sản lượng 1.437.400 tấn sản phẩm thủy
sản Việt Nam năm 2005 (Bộ Thủy sản, 2006). Năng suất tôm nuôi đạt 250-
300 kg/ha/vụ đối với mô hình quảng canh cải tiến, 2.5-3 tấn/ha/vụ ở mô hình
bán thâm canh và 5-7 tấn/ha/vụ đối với mô hình thâm canh (Bộ Thủy sản,
2004 & 2005).
Theo Bộ Thuỷ sản (2003), trong tổng diện tích nuôi tôm của ĐBSCL (476.528
ha) thì Cà Mau (224.000 ha), Bạc Liêu (109.258 ha) và Sóc Trăng (51.044 ha)
là các Tỉnh có diện tích nuôi lớn nhất, chiếm tỷ lệ đáng kể nhất so với các
Tỉnh ven biển khác trong vùng Đồng Bằng Nam Bộ (Hình 2.2).
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
Diện tích (ha)
1991199419992000200120022003
Việt Nam
ĐBSCL
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000
Sản lượng (tấn)
1991199419992000200120022003
Việt Nam
ĐBSCL
Hình 2.1b. Sản lượng tôm nuôi của
ĐBSCL và Việt Nam, 2003
Hình 2.1a. Diện tích nuôi tôm nước lợ
của ĐBSCL và Việt Nam, 2003
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
8
Nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL phát triển không chỉ có các mô hình nuôi chuyên
tôm như quảng canh cải tiến, bán thâm canh-thâm canh mà còn có các mô hình
nuôi kết hợp như rừng-tôm, rừng-tôm-cua; và mô hình tôm-lúa luân canh. Bên
cạnh đó, mô hình tôm-cá luân canh cũng đang được phát triển gần đây, do sự
chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ canh tác lúa một vụ không hiệu quả sang nuôi
trồng thủy sản đã làm cho diện tích canh tác tôm-lúa luân canh ở các Tỉnh Cà
Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, … Điều này làm cho diện tích nuôi tôm-lúa luân
canh gia tăng đáng kể (Hình 2.3).
Riêng đối với mô hình tôm-lúa luân canh, đây là mô hình canh tác đã được
đánh giá là bền vững về khía cạnh kinh tế và môi trường (ACIAR, 2003).
Theo Trương Hoàng Minh và ctv. (2003), chất lượng nước trong ruộng nuôi
tôm (ở mô hình tôm-lúa luân canh) hoàn toàn phù hợp cho sinh trưởng và phát
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
ha
Soc TrangBac LieuCa MauLong AnKien Giang
Provinces
1999
2000
2001
Hình 2.3. Sự phát triển mô hình tôm-lúa luân canh ở các
Tỉnh ven biển ĐBSCL
23%
11%
9%
6%
5%
46%
Cà Mau
Bạc Liêu
Kiên Giang
Sóc Trăng
Bến Tre
Các Tỉnh Khác
Hình 2.2: Tỷ lệ diện tích nuôi tôm giữa các
Tỉnh của ĐBSCL, 2003
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
9
triển của tôm nuôi. Tăng trưởng đặc biệt đạt 0,23 g/ngày và năng suất 392
kg/ha/vụ. Nghiên cứu khác về ảnh hưởng của việc thay nước lên năng suất
tôm nuôi theo mô hình tôm-lúa luân canh cũng đã được thực hiện gần đây.
Theo Trần Thị Tuyết Hoa và ctv. (2003), áp dụng biện pháp ít thay nước trong
mô hình tôm-lúa luân canh sẽ cho năng suất (132,5 kg/ha/vụ) cao hơn so với
thay nước thường xuyên (10 kg/ha/vụ). Điều này cho thấy tính rủi ro có liên
quan đến tần xuất thay nước cho ruộng nuôi tôm.
Theo báo cáo của Trần Thanh Bé (2002), đang có xu hướng tích tụ ruộng đất
và diện tích của nông hộ tăng trong những năm qua và đạt 1,82 ha/hộ ở Mỹ
Xuyên và 1,70 ha/hộ ở Giá Rai. Mật độ thả nuôi tôm sú tăng dần lên từ 0,72-
1,4 con/m
2
ở Giá Rai và từ 1,58-2,34 con/m
2
ở Mỹ Xuyên. Ngoài ra một số hộ
thử nuôi theo phương thức bán thâm canh hoặc thâm canh với mật độ rất cao
10-15 con/m
2
nhưng chưa thành công đồng đều. Tỷ lệ sống bình quân của tôm
sú rất thấp từ 14,5-22,1% ở Mỹ Xuyên và Giá Rai chỉ 1,3-4,25%, nguyên nhân
là do chất lượng tôm giống kém và dịch đốm trắng gây chết tôm hàng loạt.
Ngoài ra, theo báo cáo của Thiều Lư (2001), tỷ lệ sống của tôm nuôi trong mô
hình tôm-lúa luân canh ở các tỉnh ĐBSCL giảm theo sự gia tăng mật độ nuôi
(Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Mật độ và tỷ lệ sống tôm nuôi trong mô hình tôm-lúa luân canh ở
ĐBSCL (Thiều Lư, 2001)
Huyện Năng suất (kg/ha/năm) Tỷ lệ sống (%)
Mật độ
< 3 m
-2
3-6 m
-2
> 6 m
-2
< 3 m
-2
3-6 m
-2
> 6 m
-2
Mỹ Xuyên
(Sóc Trăng)
295 427 458 31.1 22.4 16.0
Giá Rai
(Bạc Liêu)
272 270 140 23.6 15.8 10.4
Phước Long
(Bạc Liêu)
232 459 - 33.3 19.8 13.1
Đầm Dơi
(Cà Mau)
139 304 267 15.7 10.4 6.9
Trung bình
234,5 365 288,3 25,9 17,1 11,6
Khi phân tích về khía cạnh kinh tế của mô hình tôm-lúa luân canh, theo báo
cáo của Thiều Lư (2001) cho thấy, tỷ suất lợi nhuận (B:C) của vụ nuôi tôm
bình quân là 170%, một vài trường hợp đặc biệt có thể đạt 400% (Trương
Hoàng Minh và ctv., 1999). Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận của vụ nuôi tôm
thấp hơn so với trồng lúa (230%) nhưng lợi nhuận mang lại từ vụ nuôi tôm cao
hơn nhiều so với trồng lúa (2,4 lần). Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho vụ nuôi tôm
cao gấp 9,3 lần so với trồng lúa (Nguyễn Văn Vượng, 2001 được trích dẫn bởi
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
10
Trương Hoàng Minh, 2006) . Bên cạnh đó, nếu tăng mật độ nuôi và mức độ
đầu tư cho vụ nuôi tôm thì tỷ lệ sống tối thiểu để đạt ngưỡng hoà vốn là 8%
đối với nuôi mật độ thấp và không cho ăn) và 17% đối với mô hình nuôi tôm
mật độ cao và có cho ăn (Brennan et al., 1999).
2.2 Tình hình nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng nằm cuối hạ lưu sông Hậu có bờ biển dài 72 km. Điều kiện tự nhiên
đã phân chia Sóc trăng thành hai vùng sinh thái rõ rệt. Tỉnh Sóc Trăng gồm có
9 huyện, thị trong đó có 4 huyện, thị là vùng có hệ sinh thái mặn, lợ. Sóc
Trăng là một trong những tỉnh ở ĐBSCL có tiềm năng rất lớn để phát triển
nuôi trồng thủy sản với khoảng 100.000 ha (Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2005)
bao gồm các loại hình nuôi ao, mưong vườn, nuôi kết hợp trong ruộng lúa, kết
hợp trồng rừng và vùng nuôi chuyên tôm.
Trong năm 1998, diện tích nuôi tôm sú là 22.599 ha, đạt sản lượng 5.749,81
tấn, nhưng đến năm 2002 thì diện tích nuôi tôm sú là 34.160 ha, đạt sản lượng
16.100 tấn (Sở Thủy Sản Sóc Trăng, 2002). Đến năm 2005 diện tích nuôi thủy
sản là 55.199ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú chính vụ là 43.311 ha (lấp vụ
8.792 ha), tổng sản lượng thu được từ nuôi và khai thác là 52.151 tấn, trong đó
tôm 37.200 tấn chiếm 71,3% (Hình 2.4a và b). Từ kết quả này cho thấy diện
tích và sản lượng nuôi thủy sản của Tỉnh trong năm 2005 tăng tương đối
nhanh gấp 1,9 lần diện tích và 6,5 lần sản lượng của năm 1998. Kim ngạch
xuất khẩu của Tỉnh cũng tăng lên và đạt 320 triệu USD (Sở Thủy Sản Sóc
Trăng, 2005).
Hình 2.4a. Diện tích nuôi tôm
của tỉnh Sóc Trăng qua các năm
Hình 2.4b. Sản lượng nuôi tôm của
tỉnh Sóc Trăng qua các năm
22.599
34.16
43.311
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
199820022005
Năm
ha
5.74981
16.1
37.2
0
5
10
15
20
25
30
35
40
199820022005
Năm
Nghìn tấn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu