Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm -Tultraco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA: KINH TẾ QTKD


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


04/2005

QUYẾT ĐỊNH
ĐÚNG MỤC TIÊU
------------
Được sự phân công của quí thầy cô khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Trường
Đại Học An Giang , sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
“Thông Tin Kế Toán Thích Hợp Cho Việc Ra Quyết Định Tại Doanh Nghiệp” .
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao , ngoài sự nổ lực học hỏi của bản thân còn có sự
hướng dẫn tận tình của thầy cô , cô chú , anh chị tại các doanh nghiệp .
Em chân thành cảm ơn cô Thạc Sỹ :Nguyễn Tri Như Quỳnh , người đã hướng dẫn
cho em trong suốt ba tháng trời mệt mõi . Không những thế, vừa rồi chuyên đề năm ba, với
đề tài này cô cũng tận tình giúp đỡ em hoàn thành một cách thành công . Mặc dù cô bận đi
công tác ở Hoa Kỳ nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em , định hướng đi cho em ,để em hoàn
thành tốt nhiệm vụ .Một lần nữa em chân thành cám ơn cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ .
Xin cảm ơn tất cả các doanh nghiệp , công ty đã giúp đỡ , dìu dắt em trong suốt
thời gian qua . Tất cả các doanh nghiệp đều nhiệt tình giúp đỡ , đặc biệt ở Doanh Nghiệp
Tư Nhân MêKong cũng như công Ty TNHH May Xuất Nhập Khẩu Đức Thành, mặc dù số
lượng công việc của công ty ngày một tăng lên nhưng công ty vẫn dành thời gian để hướng
dẫn rất nhiệt tình. Các cô chú , anh chị trong công ty từng bước chĩ dẫn cho em hoàn thành
tốt chuyên đề này , hướng cho em hướng đi hợp lý để chuyên đề càng thêm phong phú hơn
.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu xót , em rất mong


nhận sự góp ý , chỉ bảo thêm của của quý thầy cô cùng đoàn thể cán bộ , công nhân viên
tại các doanh nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn .
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô , cô chú , anh chị tại các doanh nghiệp lời cảm ơn
chân thành và tốt đẹp nhất .
TP Long Xuyên , Tỉnh An Giang
Ngày……...Tháng…….Năm 2005
------------
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP Long Xuyên , Tỉnh An Giang
Ngày …….tháng…….năm 2005 .

------------
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP Long Xuyên , Tỉnh An Giang
Ngày …….tháng…….năm 2005 .

Chương 1 Những vấn đề chung
1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.3.1.Phương pháp thu thập số liệu: 3
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu: 3

1.4 GIẢ THIẾT KHOA HỌC 4
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
Chương 2 Khái niệm và cách nhận diện thông tin thích hợp
2.1KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN 6
2.2.KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN THÍCH HỢP 6
2.3.CÁCH NHẬN DIỆN THÔNG TIN THÍCH HỢP 6
2.3.1 Chi phí ẩn không phải là chi phí thích hợp 6
2.3.2 Chi phí không chênh lệch trong tương lai là thông tin không thích hợp 8
2.3.3Vì sao phải phân biệt thông tin thích hợp với thông tin không thích hợp. 10
Chương 3 Vận dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
3.1 QUYẾT ĐỊNH GIỮ LẠI HAY LOẠI BỎ MỘT BỘ PHẬN 11
3.1.1)chi phí khả biến 11
3.1.2) chi phí bất biến 11
3.2 QUYẾT ĐỊNH CHO KẾ HOẠCH MUA HÀNG 19
3.2.1)Để minh hoạ cho quyết định về mua hàng , sau đây là một số hợp đồng mua hàng
được thu thập từ doanh nghiệp tư nhân Mê Kong. 19
3.2.2)Một ví dụ minh hoạ khác của doanh nghiệp MêKong 21
3.3 QUYẾT ĐỊNH VỀ VẤN ĐỀ TÍNH GIÁ BÁN TỐI THIỂU VÀ CHI PHÍ HỢP LỆ 24
3.3.1Trường hợp I 25
3.3.2Trường hợp II 25
3.3.3Trường hợp III 26
3.4 QUYẾT ĐỊNH CHẤP NHẬN HAY TỪ CHỐI 28
3.5 QUYẾT ĐỊNH NÊN BÁN NGAY HAY TIẾP TỤC SẢN XUẤT 30
3.5.1)Ví dụ 1 31
3.5.2) Ví dụ 2: 32
3.6 QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT HAY MUA NGOÀI 34
3.7 PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN CÓ TÍNH CHẤT LOẠI TRỪ NHAU 36
3.7.1) Trình tự phân tích 36
3.7.2 )Thí dụ minh hoạ 36
3.8 .PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ KINH DOANH KHI CÓ CÁC YẾU TỐ GIỚI HẠN 42

3.8.1) Phân tích trường ợơp chỈ có 1 nguồn lực sản xuất bị giới hạn 42
3.8.2)có nhiều điều kiện giới hạn cùng lúc 46
Chương 4 Kết Luận Và Kiến Nghị
4.1 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ 52
4.2 THỰC TRẠNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 52
4.3 KẾT QUẢ 53
4.4 NGUYÊN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ 55
Chương 1 Những vấn đề chung
1.1TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ:
Quá trình đổi mới cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật và các công cụ khác đã tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi là động lực cho ra đời các doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường của nước ta trong những năm vừa qua đã đặt ra yêu cầu cấp
bách là phải đổi mới cơ chế quản lý và hệ thống quản lý kinh tế. Việc áp dụng chính thức hệ
thống kế toán mới trong tất cả các doanh nghiệp Việt Nam kể từ đầu năm 1996 là bằng chứng
khẳng định tầm quan trọng của công tác kế toán trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Hệ
thống kế toán mới về nội dung và yêu cầu đã có những thay đổi căn bản so với trước đây. Tuy
nhiên nó chỉ mới đáp ứng những nhu cầu nắm bắt những thông tin tổng hợp, có tính qui định
về nội dung của Kế Toán Tài Chính , phần còn lại là nội dung của Kế Toán Quản Trị Doanh
Nghiệp đã được Bộ Tài Chính triển khai. Ở nước ta thuật ngữ “Kế Toán Quản Trị “ mới
được đề cập đến thông qua tài liệu dịch từ nước ngoài. Trong hệ thống kế toán trước đây chưa
có sự phân định ranh giới giữa Kế Toán tài Chính và Kế Toán Quản Trị. Những nước có
nền kinh tế thị trường như Mỹ , Pháp , Anh thì Kế Toán Quản trị đã được hình thành từ
những thập niên trước đây.
Phần lớn thông tin mà Kế Toán Quản Trị cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết
định của các nhà quản trị. Đó là chức năng xuyên suốt từ khâu lập kế hoạch , tổ chức thực
hiện cho đến khâu kiểm tra đánh giá , chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong
suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Quá trình ra quyết định của doanh nghiệp là việc lựa chọn từ nhiều phương án khác
nhau. Trong đó mỗi phương án xem xét bao gồm nhiều thông tin kế toán nhất là những thông

tin về chi phí đầu tư nhằm đạt được lợi ích kinh doanh tối ưu . Mỗi phương án hành động là
một tình huống khác nhau , có số loại , số lượng , khoản mục chi phí đầu tư thu nhập khác
nhau .Chúng chỉ có chung một đặc điểm là đều gắn với thông tin của kế toán .Do đó đòi hỏi
nhà quản trị phải xem xét cân nhấc để ra quyết định đúng đắn . Để đảm bảo một quyết định
đúng đắn nhà quản trị cần có những công cụ giúp họ phân biệt những thông tin kế toán thích
hợp liên quan đến từng phương án. Trên cơ sở đó lựa chọn những phương án có lợi nhuận cao
nhất hay chí phí thấp nhất.
Tuy nhiên trong những năm vừa qua nhiều doanh nghiệp đã bị lầm đường lạc lối , do
người quản lý yếu kém là nguyên nhân của những vụ phá sản công ty. Vì thế yêu cầu hiện nay
là phải đào tạo đội ngủ chuyên viên lành nghề , có kinh nghiệm quản lý , có khả năng nhìn
nhận vấn đề đúng đắn để ra quyết định , biết lựa chọn những phương án đặt ra trên cơ sơ lựa
chọn những thông tin thích hợp. Đề tài “Thông Tin Kế Toán Thích Hợp Cho Việc Ra
Quyết Định” được thực hiện nhằm mục đích cung cấp một số công cụ và kỹ thuật phân tích
để lựa chọn những thông tin thích hợp cho việc ra quyết định tại doanh nghiệp. Chúng ta nên
nhớ rằng: “Không phải mọi thông tin liên quan đến phương án đều thích hợp cho việc ra
quyết định”.
Bên cạnh sự cần thiết của đề tài không những phục vụ cho các tổ chức doanh nghiệp
kinh doanh có lãi mà hầu hết các tổ chức, công ty dù thuộc nhóm nào, kinh doanh hay không
kinh doanh đều cần thông tin kế toán để tồn tại và phát triển .Tổ chức doanh nghiệp (Cty
TNHH , Cty Cổ Phần , Doanh nghiệp Tư Nhân ) cần thông tin kế toán để xác định hiệu quả
sản xuất kinh doanh trong kỳ . Tổ chức không kinh doanh ( câu lạc bộ đoàn thể , chi hội cữ
thập đỏ ) với mục tiêu chính là hoạt động xã hội , hoạt động từ thiện do đó cần thông tin kế
toán để xác định mức độ phục vụ . Còn tổ chức Nhà Nước cần thông tin kế toán để đánh giá
mức độ cung cấp các dịch vụ về an ninh và phục vụ xã hội .
Tóm lại thông tin kế toán là yếu tố có vai trò quan trọng đối với hoạt động của một tổ
chức có ảnh hưởng quyết định đến mức độ đạt được của các mục tiêu đề ra .
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài giải quyết một số vấn đề sau :
Mục tiêu quan trọng của đề tài được đề cập đến là cung cấp một số công cụ và giới
thiệu kỹ thuật vận dụng thông tin trong các tình huống khác nhau để ra quyết định ,

giúp cho các nhà quản trị có những lựa chọn sáng suốt trên những thông tin của kế
toán trong việc ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
và tối đa hóa lợi nhuận. Vì quyết định đúng sẽ mang lại lợi nhuận cao chi phí thấp.
Đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường và mở rộng qui mô sản xuất.
Giúp nhà quản trị hiểu được khái niệm và cách thức để nhận diện thông tin thích hợp
.
 Thấy được sự cần thiết của đề tài vì sao phải phân biệt thông tin thích hợp với
thông tin không thích hợp nhằm giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả
.Giảm được thời gian công sức tập hợp các thông tin một cách đầy đủ. Hạn chế những
sai sót mắc phải khi sử lý quá nhiều thông tin không cần thiết .Tiết kiệm được thời
gian công sức và hao phí lao động khi đứng trước tình huống khó khăn phức tạp cần ra
quyết định .
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1.Phương pháp thu thập số liệu :
• Nguồn thông tin thứ cấp nội bộ doanh nghiệp rất phong phú và có thể xử lý
nhằm cung cấp thông tin tốt phục vụ cho việc soạn thảo ra quyết định . Thí dụ :
chứng từ thu tiền , biên lai bán hàng, báo cáo công nợ , báo cáo kế toán , đánh
giá về nhân sự .
• Nguồn thông tin thứ cấp bên ngoài như : báo, tập chí , thời báo kinh tế Sài Gòn
, tài liệu hướng dẫn ở thư viện như :sách Kế Toán Quản Trị , Quản Trị Doanh
Nghiệp , Quản Trị Chiến Lược , Phân tích Hoạt Động Kinh Doanh …
• Nguồn thông tin sơ cấp nội bộ doanh nghiệp : cần đặt trọng tâm vào nguồn
nhân sự của doanh nghiệp , chủ yếu là bộ phận quản trị hay phòng kế toán .
Phỏng vấn trực tiếp các kế toán quản trị viên hay kế toán trưởng để hiểu thêm
những thông tin về tài chính , nhân sự hay tình hình kinh doanh khi doanh
nghiệp đứng trước sự lựa chọn nào mà cần phải ra quyết định .
• Nguồn thông tin sơ cấp bên ngoài : chỉ được sử dụng khi ba nguồn cung cấp
trên không cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết như : tìm hiểu nhu cầu
khách hàng , đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp .
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu:

• Lựa chọn những thông tin thích hợp có liên quan đến các phương án để ra quyết
định .So sánh đối chiếu giữa hai phương pháp : phương pháp phân tích thông
thường và phương pháp phân tích dựa trên thông tin thích hợp .
• Phân tích kết hợp với nhận định (ưu nhược điểm của từng khía cạnh của vấn đề )
nguyên nhân hạn chế và đưa ra từng kiến nghị phù hợp với mục tiêu của doanh
nghiệp .
1.4 GIẢ THIẾT KHOA HỌC
• Việc nghiên cứu đề tài này nhằm cung cấp một số công cụ và giới thiệu một số
cách vận dụng thông tin cho việc ra quyết định. Do đó những thông tin kế toán
này sẽ phản ánh về chi phí , thu nhập và được phản ánh dưới dạng giá trị. Để
thông tin sử dụng được cần phải lượng hóa và tổng hợp thành các báo cáo. Tuy
nhiên mục đích của người sử dụng thông tin là khác nhau do đó kế toán phân
thành Kế Toán Tài chính và Kế toán Quản Trị. Cho nên Kế Toán Quản Trị được
hình thành để cung cấp những thông tin cho việc quản lý nội bộ trong doanh
nghiệp. Vì thế những thông tin này cần phải được thiết kế phù hợp với tâm lý của
nhà quản lý. Bên cạnh những thông tin kinh tế thì kinh nghiệm của nhà quản trị
cũng như những thông tin từ khách hàng và đối thủ cạch tranh của họ cũng không
kém phần quan trọng trong việc ra quyết định.
• Có thể nói rằng doanh nghiệp có thể tiến triển tốt đẹp hay không còn phải tùy
thuộc vào nhà quản trị giỏi hay không ? và nhà quản trị cũng nên xác định rõ
mình đang dứng ở vị trí nào tại doanh nghiệp để ra quyết định cho phù hợp.
• Mọi vấn đề đều phải có quyết định mới thi hành được thì nhà quản trị cần phải
hòa lẫn chức năng này với chức năng khác thông qua sơ đồ sau:
Qua sơ đồ trên cho thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch đến
khâu thực hiện kiểm tra , đánh giá rồi trở lại lập kế hoạch cho kỳ sau tất cả đều xoay quanh
trục ra quyết định. Đây chính là năm chức năng cơ bản của nhà quản trị . Để tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh trước hết doanh nghiệp phải lập kế hoạch kinh doanh . Từ kế hoạch
kinh doanh chung của doanh nghiệp các bộ phận triển khai thành mục tiêu để thực hiện và
kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu này . Kế toán quản trị là công cụ đánh giá việc thực hiện
thông qua việc phân tích các chi phí , lợi nhuận đạt được xem có hữu hiệu và hiệu quả hay

không .Do đó kế toán quản trị là công cụ kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh theo kế hoạch đã đề ra , từ đó có những có những quyết định hợp lý để hoạt động kinh
doanh ngày càng đạt hiệu quả caohơn .Vì thế kế hoạch kinh doanh phải được xây dựng trên
những căn cứ khoa học và phải cần có kế toán quản trị là công cụ để điều hành quản lý doanh
nghiệp thông qua việc ra quyết định . Do đó ra quyết định là chức năng quan trọng của công
tác quản trị doanh nghiệp, nhà quản trị không nên độc lập cho việc ra quyết định mà cần phải
xem xét kế hoạch và hành động cụ thể nói đúng hơn là phải hoà lẫn các chức năng với nhau
nếu không việc ra quyết định sẽ không hiệu quả .
LẬP KẾ HOẠCH
RA QUYẾT ĐỊNHĐÁNH GIÁ
KIỂM TRA
TỔ CHỨC
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các doanh nghiệp tại tỉnh An Giang và một số công ty khác:
Doanh nghiệp tư nhân MÊ KONG 6G Nguyền Trãi , TP Long Xuyên , Tỉnh An
Giang
Cơ sở sản xuất nước đá của Ông Ao tại xã Kiến Thành , huyện Chợ Mới , Tỉnh An
Giang
Công ty TNHH sản xuất – Thương Mại TRần Đoàn. 90A/D7 Lý Thường Kiệt P14.
Q10. Tp Hồ Chí Minh.
Xí nghiệp sản xuất Giày da tại Xã Mỹ Luông - Huyện Chợ Mới - Tỉnh An Giang
Cty TNHH May Xuất Khẩu Đức Thành 12/1 Trần Hưng Đạo , Phường Mỹ Thới ,
TP Long Xuyên An Giang .
Chương 2 Khái niệm và cách nhận diện thông tin thích hợp
2.1KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN
Quyết định là sự lựa chọn từ các phương án
 Xét về mặt thời gian:
Quyết dịnh ngắn hạn là quyết định chỉ liên quan đến đến một thời kỳ hoặc
ngắn hơn. Kết quả của nó thể hiện rõ trong một kỳ kế toán.
 Xét về mặt vốn đầu tư:

Quyết định ngắn hạn là quyết định không đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
2.2 .KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN THÍCH HỢP
Là thông tin tối thiểu cần thiết có thể áp dụng cho một quyết định cụ thể
2.3. CÁCH NHẬN DIỆN THÔNG TIN THÍCH HỢP .
Để hình thành quyết định người quản lý thường căn cứ vào từng khoản mục chi phí
trong từng phương án. Trong số những chi phí đó chi phí nào có thể tránh được đều là những
thông tin thích hợp.Trên quan điểm này việc lựa chọn những thông tin thích hợp như sau:
BƯỚC1: Tập hợp những thông tin liên quan đến phương án
BƯỚC2:Loại bỏ những thông tin không thích hợp
Loại bỏ chi phí chìm là những khoản chi phí không thể tránh được ở mọi phương án
đầu tư đang xem xét
Loại bỏ những khoản thu và chi như nhau ở các phương án đang xem xét .
BƯỚC3:Ra quyết định trên những thông tin còn lại
Vậy chi phí thích hợp là những chi phí có mặt khác nhau giữa các phương án được
đưa ra để lựa chọn
Nói chung mọi chi phí liên quan đến phương án đều thích hợp trừ hai loại:
Chi phí ẩn
Chi phí không chênh lệch
2.3.1 CHI PHÍ ẨN KHÔNG PHẢI LÀ CHI PHÍ THÍCH HỢP
Chi phí ẩn là chi phí dã phát sinh trong quá khứ và sẽ không tránh được trong các
phương án hiện tại bất kể nhà quản lý ra quyết định như thế nào đi nữa.
Chi phí ẩn không thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh vì nó không có tính
chênh lệch.
VD: khấu hao máy , thuê nhà trả trước. .. là chi phí ẩn.
Hãy nghiên cứu vấn đề sau để làm rõ chi phí ẩn.
Vấn đề 1:Tại cơ sở sản xuất nước đá của Ông Ao , Xã Kiến Thành , Huyện Chợ Mới ,
Tỉnh An Giang đang trong quá trình lựa chọn giữa hai phương án nên tiếp tục sử dụng máy
cũ hay thay thế bằng máy móc mới với những thông tin như sau:
Máy cũ:
 Nguyên giá 20.000.000

 Giá trị còn lại 10.000.000
 Thời gian sử dụng còn lại 5năm
 Giá trị bán hiện tại 8.000.000
 Chi phí khả biến hoạt động hàng năm 30.000.000
 Doanh thu hành năm 80.000.000
Dự tính máy mới:
 Nguyên giá 25.000.000
 Thời gian sử dụng 5năm
 Giá bán trong 5năm tới là bằng 0
 Chí phí khả biến hoạt động hàng năm 25.000.000
 Doanh thu hàng năm 80.000.000
Theo ý kiến của chủ cơ sở dù máy mới sử dụng hiệu quả hơn máy cũ , nhưng nếu bán
máy cũ mua máy mới thì họ bị thiệt hại 2.000.000 ( 10.000.000 – 8.000.000 ) , theo họ đầu tư
vào máy cũ nên tiếp tục sử dụng nó cho đến khi hết khấu hao thì loại bỏ cũng được. Suy nghĩ
như vậy liệu có đúng không ? khi tiến hành phân tích số liệu trên:
Chi phí và thu nhập qua 5năm:
(1) Máy cũ Máy mới Chênh lệch cũ /
mới
Doanh thu (80tr*5)
Chi phí khả biến hoạt động
Khấu hao máy củ
Khấu hao máy mới
Thu do bán máy củ
400.000.000
(150.000.000)
( 10.000.000)
-
0
400.000.000
(125.000.000)

( 10.000.000)
( 25.000.000)
8.000.000
0
25.000.000
0
(25.000.000)
8.000.000
Tổng thu nhập 5năm 240.000.000 248.000.000 8.000.000
Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp nên bán những máy móc cũ và thay bằng những
máy móc mới thì có lợi hơn. Vì qua 5 năm phương án sử dụng máy móc mới đem lại một
khoản thu nhập tăng thêm 8.000.000. Kết quả nà sẽ không thay đổi nếu ta ứng dụng khái niệm
chi phí hợp lý vào quá trình lựa chọn ra quyết định trong ví dụ này thì tính toán đơn giản hơn.
BƯỚC1: tập hợp tất cả những thông tin, điều này được thể hiện qua việc tìm kiếm số
liệu
BƯỚC2: loại bỏ những thông tin không thích hợp: trong ví dụ trên , giá trị còn lại của
máy cũ là 10.000.000 là chi phí chìm. nó đại diện cho khoản tiền đã chi ra nên dù chọn
phương án nào nó cũng có mặt và làm giảm thu nhập. Do vậy khoản 10.000.000 bị xếp
vào loại chi phí không cần xét đến khi chọn các phương án.
Loại bỏ những khoản thu và chi như nhau ở các phương án. Do đó doanh thu giữa hai
phương án đều là 400.000.000 nên khoản này sẽ không xét đến khi so sánh giữa các phương
án đầu tư. Còn chi phí hoạt động khả biến có phần chênh lệch cần xem xét là 5.000.000
(30.000.000 -25.000.000) giữa hai phương án là thông tin thích hợp.
BƯỚC3: ra quyết định trên những thông tin còn lại
Tất cả các khoản còn lại là thông tin thích hợp
Chi phí hoạt động giảm do sử dụng máy mới
(30.000.000 – 25.000.000 ) *5 25.000.000
Thu do bán máy cũ 8.000.000
Chi phí mua máy mới (25.000.000)
Lãi Thuần do sử dụng máy mới 8.000.000


Vậy ứng dụng chi phí thích hợp ta cũng tính được phần lãi thuần tăng lên do chọn
phương án sử dụng máy mới là 8.000.000.
2.3.2 CHI PHÍ KHÔNG CHÊNH LỆCH TRONG TƯƠNG LAI LÀ NHỮNG THÔNG TIN
KHÔNG THÍCH HỢP:
 Để ra quyết định lựa chọn phương án nào người ta loại trừ tất cả những thông tin
mà trong tương lai sẽ không chênh lệch giữa các phương án và ra quyết định trên
những cơ sở thông tin còn lại
 Là những chi phí tuy chưa phát sinh trong quá khứ và sẽ không thay đổi trong
mọi phương án tương lai.
Chúng ta nghiên cứu vấn đề sau để làm rõ khái niệm trên:
Vấn đề 2: tại công ty TNHH sản xuất – thương mại Trần đoàn 90A/D7 Lý Thường
Kiệt P11- Q10 – TP Hồ Chí Minh chuyên sản xuất mặt hàng nước giải khát có số liệu sau:
Công ty đang xem xét việc mua máy móc mới để giảm bớt chi phí lao động. Mua
máy mới với nguyên giá 50.000.000 sử dụng 10năm khấu hao theo đường thẳng.
Theo cách tính thông thường
Tuy nhiên ứng dụng thông tin thích hợp ra quyết định thì tính đơn giản hơn:
Bước1: Tập hợp tất cả thông tin của hai phương án đều này được thực hiện ở bảng trên.
Bước2: loại bỏ những thông tin không thích hợp
Chi phí ẩn: trong trường hợp này không có chi phí ẩn
Các khoản thu và chi không chênh lệch:
Định phí hoạt động hàng tháng ( không kể chi phí khấu hao máy như nhau là
24.000.000
Đơn giá bán sản phẩm đều là 252.000đ/thùng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của một sản phẩm đều là 120.000đ/thùng.
Chi phí về công nhân trực tiếp sản xuất chung ( v ) và định phí khấu hao máy là thông
tin thích hợp cho việc ra quyết định.
Bước3: Ra quyết định trên những thông tin còn lại
Chi phí nhân công tiết kiệm thực do sử dụng máy mới là (500*4.800đ) 240.000đ
Chi phí sản xuất chung (v ) được tiết kiệm (500*480đ) 240.000đ

Định phí khấu hao máy mới tăng (1.250.000đ)
Chi phí tiết kiệm thực hàng tháng do sử dụng máy mới thay vì máy cũ 3.550.000đ
(2) Hiện tại Máy mới
Khối lượng sản xuất và tiêu thụ hàng tháng
(thùng)
Đơn giá bán
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung (v) khả biến
Tổng định phí
Chi phí khấu hao máy
500
252.000
120.000
43.200
28.800
24.000.000
500
252.000
120.000
38.400
24.000
24.000.000
1.250.000
(3) Hiện tại Máy mới
Doanh thu ( 500*252000)
Biến phí
• Chi phí nguyên vật liệu
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung (v)

Tổng biến phí
Số dư đảm phí
Tổng định phí
Chi phí khấu hao
Lãi ( lỗ )
126.000.000
60.000.000
21.600.000
14.400.000
96.000.000
36.000.000
24.000.000
6.000.000
126.000.000
60.000.000
19.200.000
12.000.000
91.200.000
34.800.000
24.000.000
1.250.000
9.550.000
 Vì vậy việc ứng dụng tiến trình phân tích thông tin thích hợp để ra quyết định giúp
cho ta đơn giản hoá cách tính và việc tính toán nhanh hơn khi loại bỏ những thông tin không
thích hợp.
2.3.3 VÌ SAO PHẢI PHÂN BIỆT THÔNG TIN THÍCH HỢP VỚI THÔNG TIN
KHÔNG THÍCH HỢP.
Qua các vấn đề nghiên cứu trên cho ta thấy , dù phân tích trên cơ sở toàn bộ thông tin
hay chỉ dựa vào những thông tin thích hợp thì kết quả vẫn giống nhau. Vậy tại sao phải mất
thời gian để phân biệt thông tin thích hợp với thông tin không thích hợp trong các phương án

cho việc ra quyết định , khi nghiên cứu toàn bộ thông tin với nghiên cứu riêng những thông
tin thích hợp vẫn đi đến cùng kết quả. Việc tách riêng này rất cần thiết cho việc ra quyết định
vì hai lý do:
 Thông tin sẵn có thường rất ít để có thể lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp phải biết cách nhận diện những thông tin nào là
thích hợp , những thông tin nào là không thích hợp trong điều kiện thông tin giới
hạn đó để ra quyết định.
 Việc sử dụng lẫn lộn các thông tin không thích hợp với thông tin thích hợp sẽ làm
phức tạp thêm vấn đề và làm giảm sự chú ý của nhà quản trị doanh nghiệp vào
vấn đề chính cần tập trung giải quyết. Mặt khác , nếu chỉ sử dụng các thông tin
không thích hợp có độ tin cậy không cao thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm.
Do đó cách tốt nhất là phải tách riêng thông tin không thích hợp , không xét đến
khi phân tích và đề ra quyết định để chỉ tập trung vào xem xét những thông tin
thích hợp nhằm thấy được ảnh hưởng của chúng đối với vấn đề đang cần có quyết
định ngay.
Trong nền kinh tế thị trường , yếu tố tốc độ là một yếu tố quan trọng đối với sự thành
bại của doanh nghiệp thì việc ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác có ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình sinh lợi của doanh nghiệp. Do đó , phân tích dựa trên thông tin
thích hợp kết hợp với việc xem xét trực tiếp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh , là một
công cụ tốt nhất nhằm hướng dẫn các nhà doanh nghiệp thực hiện chức năng quyết định có
hiệu quả trong các tình huống không thường xuyên và đặc biệt này.
Chương 3 Vận dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định
3.1)QUYẾT ĐỊNH GIỮ LẠI HAY LOẠI BỎ MỘT BỘ PHẬN
Trong kế toán quản trị thuật ngữ bộ phận được hiểu như là các thành phần hợp thành
tổng thể chung , đó là toàn doanh nghiệp . tuỳ theo ý đồ phân tích mà các thành phần được
chia thành nhiều hướng khác nhau , và tổng kết quả của các bộ phận tạo thành kết quả của
toàn doanh nghiệp .Một bộ phận cần được xem xét có thể trở thành tổng thể và theo đó là
những bộ phận khác trực thuộc nó. Phương pháp phân tích này được gọi là phương pháp báo
cáo bộ phận .
Đôi khi người quản lý phải đối mặt với những lựa chọn , dễ dàng liên quan đến việc

duy trì hay loại bỏ một bộ phận . Đây thực sự là một quyết định rất khó khăn vì nó bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố sử dụng tài sản , quy mô sản xuất kinh doanh , mục tiêu dài hạn của
doanh nghiệp .. chẳng hạn như : quyết định về việc giữ lại hay loại bỏ một phân xưởng sản
xuất , một sản phẩm , một thị trường hay một cửa hàng … Tuy nhiên có thể hình thành quyết
định thường căn cứ vào lợi nhuận của từng phương án. Điều đó phải nhìn nhận được từng loại
chi phí ảnh hưởng đến các phương án cho việc ra quyết định như: chi phí khả biến và chi phí
bất biến.
3.1.1)CHI PHÍ KHẢ BIẾN
Là những chi phí mà tổng số sẽ tăng ( giảm ) khi mức độ hoạt động tăng ( giảm ) dần.
Tuy nhiên tính trên một đơn vị thì mức độ hoạt động là chi phí không đổi và nó sẽ mất đi khi
ngưng hoạt động
 Chi phí khả biến thực thu: là những chi phí mà tổng số sẽ tăng ( giảm ) cùng một
tỷ lệ của sự tăng ( giảm ) của mức độ hoạt động
Vd: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
 Chi phí khả biến cấp bậc: là những chi phí mà tổng số sẽ tăng ( giảm ) khi mức độ
hoạt động tăng ( giảm ). Tuy nhiên không thường xuyên mà mức độ hoạt động phải
đạt đến mức độ nào đó dẫn đến sự thay đổi của chi phí dạng đường thẳng. Phạm vi
phù hợp quy định bởi mức sản xuất tối đa và tối thiểu.
Vd: chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì
3.1.2 CHI PHÍ BẤT BIẾN
Là những chi phí mà tổng số không tăng ( giảm ) khi mức độ hoạt động tăng giảm
dần. Do đó nếu tính trên một đơn vị thì chi phí sẽ giảm đi khi mức độ hoạt động tăng và
ngược lại .
 Chi phí bất biến bắt buộc: là những chi phí liên quan đến việc mua sắm tài sản cố
định , chi phí về cơ sở hạ tầng , chi phí cho ban quản lý … những khoản này có hai
đặc điểm:
• Bản chất lâu dài
• Không thể cắt bỏ được cho dù mức độ hoạt động suy giảm
 Chi phí bất biến không bắt buộc: là những chi phí liên quan đến từng kỳ kế
hoạch của nhà quản trị như: chi phí quảng cáo , đào tạo cán bộ … những khoản

này có hai đặc điểm:
• Bản chất ngắn hạn .
• Nếu cần thiết có thể cắt bỏ được.
Để minh hoạ chúng ta tiến hành phân tích tình hình của doanh nghiệp tư nhân
MeKong như sau :
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 của doanh nghiệp
Chỉ tiêu(*) Tổng cộng Bách hoá
Xăng dầu
(2tháng)
Doanh thu 8.780.440.420 8.644.808.938 135.631.482
Biến phí 8.567.342.218 8.438.609.083 128.733.135
Số dư đảm phí 213.098.202 206.199.855 6.898.347
Định phí 226.820.235 217.216.635 9.603.600
1)Hao mòn TSCĐ 48.363.400 45.192.000 3.171.400
2)Tiền lương nhân viên bán hàng 47.000.000 45.600.000 1.400.000
3)CP NVL hao mòn +VPP 21.834.736 21.512.736 322.000
4)CP tiếp khách 10.390.900 10.390.900 0
5)CP bốc dỡ 20.400.000 20.000.000 400.000
6)CP vận chuyển hàng 29.389.524 27.861.524 1.528.000
7)CP điện , nước , điện thoại 16.099.475 15.499.475 600.000
8)CP quản lý chung 27.200.000 25.200.000 2.000.000
9)CP khác 6.142.200 5.960.000 182.200
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (13.722.033) (11.016.780) (2.705.253)
Lãi khác 69.280.416 69.280.416 0
Lợi nhuận trước thuế 55.558.383 58.263.636 (2.705.253)
Thuế(28%) 15.556.347 16.313.818
Lợi nhuận sau thuế 40.002.036 41.949.818 (2.705.253)
Theo thuyết minh báo cáo tài chính chủ doanh nghiệp giải trình do : “Thị trường hàng
tiêu dùng công nghệ thực phẩm càng lúc càng có nhiều cơ sở mua bán cạnh tranh . Do đó
doanh nghiệp chúng tôi tìm thị trường mới nên chi phí trong năm vừa qua có cao thậm chí

mang đến hiệu quả chính không có nhưng bù lại doanh nghiệp được hưởng những khoản
thưởng do đạt chỉ tiêu doanh số bán của đơn vị chủ hàng và đạt yêu cầu đưa hàng tận đến
vùng sâu vùng xa (thu nhập khác trong báo cáo tài chính ) có phần tăng hơn , nên hoạt động
hiệu quả của doanh nghiệp chủ yếu nhờ vào nguồn thu nhập này là khả quan . Tuy nhiên
trong hướng tới chúng tôi chuyển hướng kinh doanh thêm ngành mua bán xăng dầu (chi
nhánh MeKong tại xã Kiến An , Chợ Mới , An Giang ) để tăng thêm thu nhập góp phần nâng
cao mức thực hiện đóng thuế TNDN trong năm 2005 và thu gọn kinh doanh ngành hàng bách
hoá , chỉ chú trọng những mặt hàng chủ lực : mì , dầu , trà , bột ngọt …”
Liệu kế hoạch trên có mang lại lợi nhuận tốt đẹp cho doanh nghiệp hay không ? nếu
chúng ta biết thêm một số thông tin thì sẽ rõ hơn .
Một số thông tin cho biết :
 Quá trình thu gọn kinh doanh bách hoá làm giảm 10% doanh số bán bách hoá .
Tất cả các chỉ tiêu khác đều biến đổi giảm theo doanh thu .
 Tất cả các chi phí liên quan trực tiếp đến việc bán hàng công nghệ phẩm như: CP
lương nhân viên bán hàng , chi phí vận chuyển bốc dỡ , chi phí tiếp khách và chi
phí hao mòn NVL và văn phòng phẩm sẽ mất đi nếu ngưng kinh doanh .
 Riêng chi phí điện , nước , điện thoại , v à chi phí khác sẽ mất ½ nếu ngưng kinh
doanh phần còn lại thuộc chi phí quản lý chung không thể cắt giảm đ ược
 Chi phí quản lý chung và chi phí hao mòn TSCĐ là không đổi
 Chuyển sang kinh doanh xăng dầu làm cho quá trình kinh doanh chuyển từ lỗ
sang lãi ( báo cáo chi tiết xăng dầu dự kiến )
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu dự kiến 2005
V ậy thu gọn kinh doanh bách hoá chuyển sang kinh doanh xăng dầu thì quyết định
trên có đúng không ?
Ứng dụng phương pháp phân tích thích hợp, chứng minh bằng số liệu cần thiết. Ta
tiến hành phân tích sau:
Phân tích định phí thành hai phần là:
Định phí trực tiếp là định phí phát sinh và tồn tại cùng với việc kinh doanh hàng
ngày .
Định phí gián tiếp là những định phí phát sinh chung trong doanh nghiệp , những

khoản này sẽ phân bổ cho từng mặt hàng kinh doanh trong doanh nghiệp.
Căn cứ từ số liệu những thông tin trên ta có thể phân tích sau:
Do biến phí sẽ mất đi khi ngưng mức độ hoạt động nên ta chủ yếu phân tích phần
định phí.
Phân tích báo cáo bộ phận của bách hoá :
Chỉ tiêu (**) Dự kiến năm nay
Doanh thu
984.000.000
Biến phí 869.751.447
Số dư đảm phí 114.248.553
Định phí 87.336.553
1)Hao mòn TSCĐ 19.206.000
2)Tiền lương nhân viên bán hàng 21.096.000
3)CP NVL hao mòn +văn phòng phẩm 6.234.547
4)Thu ế m ôn b ài 6.000.000
5)CP bốc dỡ 2.400.000
6)CP vận chuyển hàng 15.706.806
7)CP điện , nước , điện thoại 3.600.000
8)CP quản lý chung 12.000.000
9)CP khác 1.093.200
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
Lãi khác
Lợi nhuận trước thuế
Thuế
Lợi nhuận sau thuế
26.912.000
0
26.912.000
753.360
19.376.640

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh khi 10%DS bách hoá bị giảm.
Chỉ tiêu(***) Bách hoá 10%Bách hoá
Doanh thu 8.644.808.938 864.480.894
Biến phí 8.438.609.083 843.860.908
Số dư đảm phí 206.199.855 20.619.986
Định phí 217.216.635 21.721.664
1)Hao mòn TSCĐ 45.192.000 4.519.200
2)Tiền lương nhân viên bán hàng 45.600.000 4.560.000
3)CP NVL hao mòn +văn phòng
phẩm 21.512.736 2.151.274
4)CP tiếp khách 10.390.900 1.039.090
5)CP bốc dỡ 20.000.000 2.000.000
6)CP vận chuyển hàng 27.861.524 2.786.152
7)CP điện , nước , điện thoại 15.499.475 1.549.948
8)CP quản lý chung 25.200.000 2.520.000
9)CP khác 5.960.000 596.000
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (11.016.780) (1.101.678)
Lãi khác 69.280.416 6.928.042
Lợi nhuận trước thuế 58.263.636 5.826.364
Thuế(28%) 16.313.818 1.631.382
Lợi nhuận sau thuế 41.949.818 4.194.982
1)Ngưng kinh doanh bách hoá thì chi phí HMTSCĐ vẫn phát sinh. Đó là khoản chi
phí chìm mà doanh nghiệp không tránh được khi kinh doanh hay không.
2)Tiền lương trực tiếp nhân viên bán hàng là định phí trực tiếp sẽ mất đi nếu ngưng
kinh doanh.
3)Chi phí nguyên vật liệu hao mòn + văn phòng phẩm là định phí trực tiếp liên quan
đến việc bán hàng nên có thể cắt giảm được.
4)Chi phí bốc dỡ liên quan đến việc bán hàng là định phí trực tiếp có thể cắt giảm.
5)Chi phí tiếp khách cũng sẽ mất đi nếu thu gọn kinh doanh bách hoá là định phí trực
tiếp cắt giảm được.

6)Chi phí vận chuyển hàng liên quan đến việc bán hàng là định phí trực tiếp cắt giảm
được.
7)Chi phí điện nước , điện thoại liên quan đến việc bán hàng 774.974đ là định phí
trực tiếp phần còn lại liên quan đến việc thấp sáng và sử dụng chung cho toàn doanh nghiệp
nên không cắt giảm được.
8)Chi phí quản lý chung không cắt giảm được .Vì đây là phần định phí gián tiếp phải
gánh chịu cho toàn doanh nghiệp.
9)Chi phí khác ½ là định phí trực tiếp phần còn lại là định phí gián tiếp.
Bảng khoản mục phí chi tiết 10%Doanh số bách hoá
Khoản mục phí(*IV) Tổng
Định phí
trực tiếp
Định phí
gián tiếp
1)Hao mòn TSCĐ 4.519.200 4.519.200
2)Tiền lương nhân viên bán hàng 4.560.000 4.560.000
3)CP NVL hao mòn +văn phòng
phẩm 2.151.274 2.151.274
4)CP tiếp khách 1.039.090 1.039.090
5)CP bốc dỡ 2.000.000 2.000.000
6)CP vận chuyển hàng 2.786.152 2.786.152
7)CP điện , nước , điện thoại 1.549.948 774.974 774.974
8)CP quản lý chung 2.520.000 2.520.000
9)CP khác 596.000 298.000 298.000
Tổng 21.721.664 13.609.490 8.112.174
So sánh giữa định phí tránh được (định phí trực tiếp ) có thể cắt giảm 13.609.490đ
nhưng doanh nghiệp sẽ mất đi 20.619.986đ số dư đảm phí . So sánh giữa số có thể tiết kiệm
được và số mất đi thì doanh nghiệp sẽ mất khoản tiền là :
20.619.986 – 13.609.490 = 7.010.496 đ
Đây chính là khoản tiền được dùng để bù đắp cho phần định phí gián tiếp (định phí

bắt buộc )
Mặt khác so sánh giữa lỗ hiện tại từ hoạt động kinh doanh là 1.101.678đ và số không
tránh được là 8.112.174đ (định phí gián tiếp ) thì nếu ngưng kinh doanh sẽ phải gánh chịu
khoản thiệt hại nhiều hơn thay vì lỗ hiện tại là :
8.112.174 – 1.101.678 = 7.010.496 đ
Kết quả vẫn tương tự như trên do đó theo phân tích báo cáo bộ phận thì nên tiếp tục
kinh doanh mặt hàng bách hoá .
Tuy nhiên khi xét chung cho toàn doanh nghiệp ngưng kinh doanh mặt hàng bách hoá
sẽ mất khoản lời để bù đắp cho phần định phí bắt buộc là 7.010.496 đ nhưng khi chuyển sang
kinh doanh mặt hàng xăng dầu dự kiến số dư đảm phí (SDDP) mang lại khoản lợi là
114.248.553đ và sau khi bù đắp phần định phí cho việc bán xăng dầu thì lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh là 26.912.000đ .Mặt hàng xăng dầu đang lỗ từ 2.705.253đ chuyển thành
lời 26.912.000đ . Do đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh xăng dầu là phương án có
lợi hơn khi doanh nghiệp sử dụng nguồn lực để kinh doanh thay vì tiếp tục kinh doanh mặt
hàng bách hoá . Vì thế lúc này ta sẽ chọn phương án ngưng kinh doanh một số mặt hàng bách
hoá(thu hẹp quy mô 10% doanh số bách hoá ) và chuyển sang kinh doanh xăng dầu là quyết
định đúng đắn sẽ đem lại khoản lợi cho toàn doanh nghiệp tăng hàng năm là :
26.912.000 + 2.705.253 – 7.010.496 = 22.606.757đ
Báo cáo tài chính dự kiến năm 2005
Chỉ tiêu(*V) Tổng cộng Bách hoá Xăng dầu
Doanh thu 8.764.328.044
7.780.328.04
4 984.000.000
Biến phí 8.464.499.622
7.594.748.17
5 869.751.447
Số dư đảm phí 299.828.423 185.579.870 114.248.553
Định phí 290.943.698 203.607.145 87.336.553
1)Hao mòn TSCĐ 64.398.000 45.192.000 19.206.000
2)Tiền lương nhân viên bán hàng 62.136.000 41.040.000 21.096.000

3)CP NVL hao mòn +văn phòng
phẩm 25.596.009 19.361.462 6.234.547
4)CP tiếp khách 9.351.810 9.351.810 0
5)CP bốc dỡ 20.400.000 18.000.000 2.400.000
6)CP vận chuyển hàng 40.782.178 25.075.372 15.706.806
7)CP điện , nước , điện thoại 18.324.501 14.724.501 3.600.000
8)CP quản lý chung 37.200.000 25.200.000 12.000.000
9)CP khác 6.755.200 5.662.000 1.093.200
10)Thuế môn bài 6.000.000 6.000.000
Lãi thuần từ hoạt động kinh
doanh 8.884.725 (18.027.276) 26.912.000
Lãi khác 62.352.374 62.352.374 0
Lợi nhuận trước thuế 71.237.099 44.325.099 26.912.000
Thuế(28%) 13.164.388 12.411.028 753.360
Lợi nhuận sau thuế 51.290.711 31.914.071 19.376.640
Nhìn vào báo cáo tài chính ta thấy được :
Mặt hàng bách hoá giảm 10%DS đã làm cho khoản thiệt hại tăng lên 7.010.496đ
bằng chứng cho thấy là lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bách hoá đang lỗ từ 11.016.780đ
lên đến 18.027.276đ đúng bằng khoản thiệt hại là :
18.027.276 – 11.016.780 = 7.010.496đ
Mặt hàng xăng dầu đang lỗ chuyển sang lãi 26.912.000đ, chứng tỏ khoản lời để có
thể vừa bù dắp lỗ và có lãi là :
26.912.000 + 2.705.253 = 29.617.253đ
Do đó làm cho lợi nhuận toàn doanh nghiệp tăng lên :
29.617.253 – 7.010.496 = 22.606.757đ
Chúng ta cũng có thể tính cách khác để ra kết quả tương tự , lãi thuần từ hoạt động
kinh doanh của toàn doanh nghiệp đang lỗ khoản 13.722.033nhưng kinh doanh theo phương
án đã chọn lại làm cho khoản lỗ toàn doanh nghiệp chuyển thành lãi 8.884.724đ cho thấy
khoản lời của doanh nghiệp tăng để có thể bù lỗ và có lãi là:
13.722.033 + 8.884.724 = 22.606.757đ

Vậy về mặt lượng nên thu gọn kinh doanh bách hoá chuyển sang kinh doanh xăng
dầu là quyết định đúng .
Nhận xét :
Ưu điểm : ngưng kinh doanh một bộ phận bách hoá chuyển sang kinh doanh xăng
dầu làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp từ lỗ chuyển thành lãi .
Mặt khác chủ doanh nghiệp cũng tận dụng hết nguồn lực tài chính nhàn rỗi đem lại hiệu quả
sử dụng vốn cao .
Nhược điểm : mở thêm chi nhánh cũng chính là mở thêm một thị trường mới nên
khách hàng phần lớn là những khách hàng mới . Trong khi đó lượng khách hàng bách hoá thì
đa số là lượng khách hàng thân tính đã từng kinh doanh mua bán với doanh nghiệp nhiều năm
.
Vì vậy so sánh giữa lợi trước mắt và lợi lâu dài chính là điều mà chủ doanh nghiệp
nên suy nghĩ lại .Liệu những khách hàng mới có hài lòng với việc cung ứng hàng hoá của
mình không ? lượng khách hàng mới sẽ tiếp tục kinh doanh với doanh nghiệp hay càng lúc
càng giảm ? Đó là mặt định tính mà chủ doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi ra
quyết định .
3.2)QUYẾT ĐỊNH CHO KẾ HOẠCH MUA HÀNG
Chính sách mua hàng bao gồm các chính sách về đặt hàng , giá cả và chất lượng hàng
mua , về việc chọn lựa nhà cung cấp …cần hình thành chính sách bằng văn bản chính thức
(hợp đồng ) để đảm bảo việc mua hàng nằm trong tầm kiểm soát của chủ doanh nghiệp.
Khi nhận hàng , bộ phận nhận hàng phải kiểm tra về mẫu mã, số lượng , thời gian
hàng đến và các điều kiện khác để lập báo cáo nhận hàng xem có đúng với hợp đồng hay
không.
Từ khi nhận về ,hàng được lưu giữ tại kho cho đến khi xuất ra để sản xuất hoặc bán
,do đó cần phải xác lập quy trình bảo quản tồn trữ để giảm hao hụt , không mất phẩm chất
.Một vấn đè không kém phần quan trọng trong kiểm soát hàng tồn kho là duy trì mức độ dự
trữ hợp lí ,bởi vì nếu dự trữ không đủ sẽ gây gián đoạn trong sản xuất kinh doanh.Còn ngược
lại ,nếu dự trữ thừa sẽ dẫn đến ứ đọng vốn.Nhiều công cụ quản lý hàng tồn kho đã được ra đời
để đáp ứng yêu cầu trên,thí dụ EOQ(Economic Order Quantity) – công thức xác định số
lượng đặt hàng tối ưu .JIT ( Just In Time) - một mô hình quản lý sản xuất , trong đó số lượng

và thời điểm nhận hàng được xác định sát sao với yêu cầu sản xuất từng lúc.Do đó kế hoạch
mua hàng là vấn đề bức xúc mà các nhà quản lý cần quan tâm để đề ra quyết định kịp thời
chính xác , đem lại hiệu quả kinh tế cao với chi phí mua hàng thấp.
3.2.1Để minh hoạ cho quyết định về mua hàng , sau đây là một số hợp đồng mua hàng
được thu thập từ doanh nghiệp tư nhân Mê Kong.
Doanh nghiệp đứng trước sự lựa chọn hai hợp đồng mua hàng giữa công ty dầu ăn
Golden Hope và công ty dầu ăn Tường An
Hợp đồng I: Tại công ty dầu ăn Golden Hope doanh nghiệp đặt mua 1.600 thùng với
đơn giá được chào bán của công ty chủ hàng là 154.000đ / thùng (đã có thuế GTGT 10%) .
Công ty chủ hàng có chính sách khuyến mãi mua đúng số lượng 1.000 thùng trở lên sẽ được
hưởng giảm giá 1% , trên 1.500 thùng được hưởng 1,5% giá trị lô hàng và sẽ được trừ vào giá
trị của lô hàng ( chiết khấu thương mại ) .Chi phí thu mua 464.000đ và chi phí vận chuyển
đến kho bãi 150.000đ ( tất cả đều có thuế GTGT ) .
Hợp đồng II : Tại công ty Tường An , doanh nghiệp cũng đặt mua cùng số lượng ,
chủng loại , quy cách và chất lượng .Chủ hàng chào giá giống nhau nhưng công ty có chính
sách khuyến mãi khác . Nếu thanh toán ngay sẽ được hưởng hoa hồng 2% vào giá trị của lô
hàng (chưa có thuế GTGT ) . Chi phí thu mua là 1.520.000đ và chi phi vận chuyển đến kho
bãi 150.000đ ( tất cả đều có thuế GTGT ).

×