Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
LỜI NÓI ĐẦU.
ư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là chiến
lược tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai
cấp trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của người và
là linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Người luôn luôn
nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn, quyết định sự thành
công của cuộc cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân nhân làm cách mạng nhưng
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đồng bào, làm không phải
là công việc của một số người, của riêng đảng cộng sản. Đảng lãnh đạo để
nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình
làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạnh của cả dân
tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Điều này đã được Hồ Chí Minh nói khá cặn
kẽ, theo quan điểm bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người nói:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”.
14 chữ vàng trên được ghi trong sổ vàng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trở
thành mục tiêu và phương châm hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta. Đó
là tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc ta. Trong thời đại ngày nay
tư tưởng đại đoàn kết của Người vẫn tỏa sáng. Thực tiễn cách mạng Việt
Nam hơn 70 năm qua đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết. Đại đoàn kết là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến
lược của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, góp phần làm nên những thắng lợi
vẻ vang của cách mạng Việt Nam.
T
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
1
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
inh thời, Bác Hồ có những bài dạy dành cho các cán bộ,
chiến sĩ về tinh thần đoàn kết từ những việc làm gần gũi rất ý
nghĩa. Người thường nói “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”.
Sức mạnh ấy đã thể hiện rõ trong cuộc đại cách mạng mùa
thu tháng tám năm 1945 và trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta. Chúng ta thắng là nhờ vào tinh
thần đoàn kết quân dân một lòng, cả dân tộc là một chiến hào. Trong Di
chúc thiêng liêng, Người vẫn canh cánh nhấn mạnh đến sự đoàn kết. Người
chỉ rõ: “đoàn kết tạo nên sức mạnh tạo nên thắng lợi”. Thắng lợi đó được tạo
nên từ đoàn kết trong Đảng và thực hiện tốt đại đoàn kết toàn dân. Không có
đoàn kết trong Đảng sẽ không thực hiện được đại đoàn kết toàn dân và sẽ
không có thắng lợi cho cách mạng. Người dặn dò và khẳng định: “Đoàn kết
là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí
từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng
như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Ngày nay, dân tộc ta được sống tự do
trên một nước độc lập do nhân dân làm chủ, càng cần phát huy tinh thần
đoàn kết toàn dân tộc. Nguy cơ đất nước tụt hậu so với thế giới càng làm cho
mỗi người dân Việt Nam thêm quyết tâm đoàn kết để xây dựng một nước
Việt Nam mới, toàn diện. Không có thắng lợi nào không nhờ đoàn kết mà
nên và không có đoàn kết nào không đem lại chiến thắng. Các cấp các ngành
nên lấy sự phụng sự nhân dân làm trọng, tránh tư tưởng bảo thủ, tư lợi, bè
phái, mọi quyền lợi đều xuất phát từ dân, ắt hẳn sự nghiệp xây dựng đất
nước Việt Nam mới sẽ càng vẻ vang. “Đại đoàn kết dân tộc - cội nguồn sức
mạnh của chúng ta”. Đó cũng chính là thực hiện câu nói của Bác Hồ: “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” trên
thực tế, chỉ có đại đoàn kết chúng ta mới có thể có đại thành công.
S
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
2
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
ại đoàn kết, một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu vấn đề này, chúng ta không chỉ tìm hiểu
những giá trị cao quý trong di sản trí tuệ văn hóa của dân
tộc mà còn để hiểu đầy đủ về những giá trị đó đối với sự
nghiệp cách mạng và cuộc sống của chúng ta hôm nay và mai sau. Đầu tiên
chúng ta cần phải nhắc đến cơ sở lý luận về sự hình thành đoàn kết trong
truyền thống yêu nước của mỗi người dân, tinh thần yêu nước gắn liền với ý
thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước nó đã trở thành thuyền thống bền vững thấm
sâu vào trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn Việt Nam. Dân tộc ta hình thành,
tồn tại và phát triển suốt bốn ngàn năm lịch sử, găn liền với yếu tố cố kết
cộng đồng dựng nước và giữ nước. Để tồn tại và phát triển, dân ta phải
chống thiên tai, thường xuyên và liên tục, trị thủy các con sông lớn, cải tạo
xây dựng đồng ruộng, trồng lúa nước. Nền văn minh nông nghiệp trồng lúa
nước chính là văn hóa tạo ra sự cấu kết cộng đồng của những người cùng
sống trên một dãi đất, có chung một kiểu sinh hoạt kinh tế, cùng một tâm lý.
Nghĩa là cố kết thành một dân tộc. Mặt khác, dân ta phải thường xuyên
đương đầu với các thế lực ngoại bang hung bạo. Để chiến thắng dân ta phải
biết xiết chặt muôn người như một, chống xâm lược tạo nên truyền thống
đoàn kết quý báo của dân tộc… Yêu nước, nhân nghĩa, trọng đạo lý làm
người, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với xã hội, lấy dân làm gốc, coi trọng
khoan dung độ lượng, hòa hiếu, không gây thù oán, cố kết cộng đồng đã trở
thành tình cảm tự nhiên của mỗi con người Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước
cố kết cộng đồng và triết lý nhân sinh, được khái quát thành tư duy chính trị,
phép ứng xử của con người trong tình làng nghĩa nước. “Nước mắt nhà tan,
giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Bác tổng kết: “Dân tộc ta có một lòng nồng
nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ
quốc bị câm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nỗi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và cướp nước…”. Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta
đã được lịch sử chứng minh là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp đấu
Đ
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
3
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
tranh dựng nước và giữ nước. “Đoàn kết là sức mạnh”, đó là một chân lý
giản đơn và dễ hiểu hầu như đất nước nào cũng nhắc tới. Kế thừa tư tưởng
lớn đó của nhân loại, đặc biệt là thấm nhuần lời kêu gọi của VI.Lê -nin “Vô
sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn luôn giáo dục cán bộ và nhân dân ta:
“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công”.
Người đã trực tiếp xây đắp khối đại đoàn kết dân tộc, tình đoàn kết quốc tế
giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới. Trên bình diện này, có
thể coi đại đoàn kết là một chiến lược lớn của cách mạng, chiến lược về tổ
chức nhằm tập hợp lực lượng đến mức đông đảo nhất, rộng rãi nhất mọi tầng
lớp nhân dân; thậm chí Người đã thuyết phục và thu phục đến từng dòng họ,
từng con người vào mặt trận thống nhất của dân tộc. Đoàn kết còn thuộc
phạm trù đạo đức, một tiêu chuẩn cần thiết của người cán bộ, đảng viên, đặc
biệt đối với người làm công tác lãnh đạo, công tác quản lý. Nó nói lên sức
thuyết phục, sức lôi cuốn của người lãnh đạo đối với mọi người, đối với
quần chúng làm cho quần chúng đồng tâm nhất trí với mình, tự nguyện góp
sức mình vào sự nghiệp chung. Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân,
Yên Thế cuối thế kỷ XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, chống
thuế đầu thế kỷ XX, là các thế hệ người Việt Nam đã liên tiếp đoàn kết cùng
nhau đứng dậy chống ngoại xâm, mặc dù thất bại (do nhiều nguyên nhân
chúng ta không thể đề cập ở đây) song đều nói lên truyền thống yêu nước
quật cường của dân tộc. Hồ Chí Minh một mặt thấy được những hạn chế của
các phong trào này, mặt khác thấy rõ yêu cầu khách quan của sự đoàn kết
thống nhất trên cơ sở có đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn, khoa học.
Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Bôn ba khắp năm châu, bốn
biển, tắm mình trong phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc, các
nước tư bản, người rút ra những bài học kinh nghiệm đấu tranh không thể
không có sự đoàn kết chặt chẽ của những người cùng khổ thành khối vững
chắc. Đến với Lê - nin, đến với cách mạng tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh
nhận ra nhiều yếu tố, nhiều điều mới trong những người yêu chuộng hòa
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
4
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
bình “Bôn - Sê – Vích”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy tấm gương đó ở
V.I Lê -nin mà Người coi là “Người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của
chúng ta”. Hồ Chủ tịch viết: “Lê-nin không chỉ là một lãnh tụ, một người chỉ
huy. Đó cũng là một người thầy có sức hấp dẫn, tính coi thường sự xa hoa,
lòng ham mê công việc, đời sống trong sạch, sự giản dị và tâm hồn cao
thượng của Người, làm cho quả tim của chúng tôi hướng về Người, không gì
ngăn cản nổi”. Nếu thiên tài và đạo đức của Lê -nin có sức hấp dẫn mọi người
tập hợp quanh mình để tiến hành sự nghiệp cách mạng thì ở Hồ Chí Minh
chúng ta càng thấy đậm nét hình ảnh đó. Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú ý kinh
nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đem lại cho cách mạng Việt
Nam nhiều bài học bổ ích về tập hợp lực lượng. Đó là đoàn kết các dân tộc,
các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo … nhằm thực hiện mục tiêu của
từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng như chủ trương “Liên Nga, thân
cộng, ủng hộ công nông”; “hợp tác Quốc - Cộng” của Tôn Trung Sơn Trí
tuệ của Người, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người đã lôi cuốn mọi
tầng lớp nhân dân đoàn kết quanh Người. Về phía Người, Người cũng coi việc
đoàn kết với mọi người là một tiêu chuẩn về tư cách của một người cách mạng.
Đúng như vậy, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” ngay từ bài đầu “Tư
cách của một người kách mệnh” Người đã khuyên: “Tự mình phải - Cần
kiệm - Hòa mà không tư”. “Hòa mà không tư” có nghĩa là đoàn kết với mọi
người vì sự nghiệp chung, không vì một lợi ích riêng tư nào. Nói như vậy
không có nghĩa là không quan tâm đến lợi ích riêng, bởi vì Bác Hồ quan
niệm trong lợi ích chung có lợi ích riêng của mỗi người. Đó là tấm gương
đoàn kết chí công vô tư cao thượng và đúng đắn. Chúng ta đều biết Chủ tịch
Hồ Chí Minh là một người uyên thâm Nho học. Phải chăng “hòa mà không
tư” gần với mệnh đề Nho giáo “Thân với mọi người mà không kết đảng, hòa
hợp với mọi người mà không a dua” song được Người nâng lên ở tầm cao
mới, đó là hướng sức mạnh đại đoàn kết, hướng hành động đoàn kết với mọi
người vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng nước nhà giàu mạnh. Sự
nghiệp chung mà có lúc Người gọi là nghĩa lớn (đại nghĩa) đó là độc lập cho
Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Người coi đó là mục đích cao cả
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
5
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
của sự đoàn kết và theo Người thì “mục đích có đồng, chí mới đồng, chí có
đồng tâm mới đồng, tâm đã đồng thì làm mới chóng”. Chỉ có hướng sự đoàn
kết vì đại nghĩa mới tập hợp được đông đảo nhất quần chúng nhân dân. Chí
đồng, tâm đồng chính là hai điều kiện bảo đảm cho sự đoàn kết chặt chẽ
Đã từ lâu, rất nhiều cuộc chiến tranh chống lại quân xâm lược của nước ta.
Từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến Trần Hưng Đạo , rồi đến cuộc chiến
tranh chống đế quốc xâm lược cho thấy sự đoàn kết đã mang lại những thành
công lớn lao. Phương Tây: Từ sự đoàn kết 13 bang của hợp chủng quốc
chống lại thực dân Anh. Đến đại hồng quân Liên Xô trong thế chiến thứ 2.
Về Kinh tế: Sự đoàn kết của người Nhật từ một nước lạc hậu và thất bại
trong chiến tranh, vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế như hiện nay.
Về Xã hội: Sự đoàn kết của nhân dân công cuộc đổi mới, xóa đói giảm
nghèo cũng mang lại những thành công lớn.Ngược lại: Loạn 12 xứ quân, sự
chia cắt 2 miền nam bắc làm kéo dài cuộc chiến tranh và sự suy thoái. Đến
hiện nay, việc mất đoàn kết trong chính trị của Thái Lan đã làm ảnh hưởng
đến sự phát triển về kinh tế và an sinh xã hội của nước này….Riêng ở bản
thân cuộc đời của Hồ Chí Minh ta thấy được người là một tấm gương sáng
quên mình vì đại nghĩa “Cả cuộc đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu
cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân”. Nhờ gương cao
nghĩa lớn ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết phục được biết bao nhiêu
người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đoàn kết với Người. Để đại đoàn kết
với mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống quan tâm đến mọi người và
chăm lo lợi ích cho mọi người. Bác Hồ quan tâm đến lợi ích của mọi tầng
lớp người, từ người cộng sự, người phục vụ gần gũi đến quảng đại quần
chúng, từ miền xuôi đến miền ngược, mọi tôn giáo, mọi dân tộc. Người quan
tâm đặc biệt đến lợi ích vật chất: dân đủ ăn, đủ mặc, có nhà ở, được học
hành. Ngoài sự chăm lo lợi ích vật chất, Người còn quan tâm đến đời sống
văn hóa, đời sống tinh thần của mọi tầng lớp. Hiếm có một vị lãnh tụ nào
trên thế giới lại quan tâm gửi thư cho các giới đồng bào tôn giáo nhân các
ngày lễ bằng những lời lẽ vừa gần gũi vừa thân thương như Bác. Với các
tăng ni phật tử, Người viết: “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn.
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
6
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
Muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hi sinh tranh đấu, diệt lũ
ác ma”. nay với sự cố gắng của Với đồng bào Công giáo, Người viết: “Từ
đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần
hồn cũng được yên vui, việc đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc, giữ gìn
hòa bình càng chóng thắng lợi như bài hát sáng danh Thiên chúa trên các
tầng giời, hòa bình cho mọi người lành dưới thế”. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn
nêu cho chúng ta tấm gương đoàn kết rộng rãi bởi một lẽ rất giản đơn: Người
muốn huy động tiềm năng của cả dân tộc vào sự nghiệp chung, Người luôn
mong muốn thêm bạn bớt thù. Người tin ở tính hướng thiện của mọi người và
trong bất cứ con người nào, Người cũng tìm thấy những nhân tố tốt đẹp đó.
Tấm gương đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ
Người có phương pháp xử lý đúng đắn những bất đồng, những cản trở cho
sự đoàn kết. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng khối đại
đoàn kết song không phải là kiểu đại đoàn kết một chiều. Người luôn luôn
khuyên đoàn kết song phải đấu tranh, đấu tranh để đoàn kết. Cái lý trong đấu
tranh của Người là “Nói có sách mách có chứng” nhìn nhận và đánh giá
đúng sự thật, không quá lời, không cường điệu sai lầm khuyết điểm. Cái tình
trong đấu tranh của Người là nói đúng lúc, đúng chỗ, với thái độ nhẹ nhàng,
bao dung, thân ái, vừa phê bình lại vừa chỉ bảo cho người khác hướng sửa
chữa sai lầm. Phương châm ứng xử của Người là “biến đại sự thành tiểu sự,
biến tiểu sự thành vô sự”. Khoan dung và không chấp nhặt đối với những sai
lầm có thể tha thứ, miễn sao giữ được những chân lý, những điều có tính
nguyên tắc mà Người gọi là những điều “bất biến” trong câu nói “dĩ bất
biến ứng vạn biến”. Trong những năm cuối đời, Người nhắc nhở nhiều đến
vấn đề tự phê bình và phê bình. Người phê phán bệnh nể nang trong quan hệ
công tác bởi vì nể nang không thẳng thắn cũng là những nhân tố gây mất
đoàn kết, thẳng thắn nhưng phương pháp và thái độ không đúng cũng không
ích gì cho đoàn kết. Chính vì vậy, xử lý đúng đắn những bất đồng là một
khía cạnh của tấm gương đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chúng
ta phải học tập và noi theo. Thực trạng về vấn đề đoàn kết hiện nay, chúng ta
có thể thấy rõ sự kế tục truyền thống vẻ vang của cha ông từ bao đời nay vẫn
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
7
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
được giữ vững và phát huy từ Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên
của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
ngày nay, trải qua lịch sử vẻ vang 81 năm (18/11/1930 - 18/11/2011). Mặt
trận dân tộc thống nhất Việt Nam đã phát huy truyền thống đoàn kết quý báu
của dân tộc ta, nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước của mọi người Việt Nam,
đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất
thành một lực lượng hùng mạnh để đánh đuổi bọn thực dân đế quốc, giành
lại độc lập cho Tổ quốc, đem lại tự do hạnh phúc cho đồng bào. Cùng với
quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, Mặt trận dân tộc thống nhất đã
không ngừng được củng cố, mở rộng với những hình thức tổ chức và tên gọi
khác nhau đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi thời kỳ và đã có
những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, trở thành một
trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Kế tục
truyền thống của Hội phản đế đồng minh (1930-1936) và Mặt trận dân chủ
Đông Dương (1936-1939), Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đoàn kết vận
động toàn dân tộc nổi dậy làm Cách mạng tháng Tám thành công, lập ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam). Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt nhân dân ta đã kháng
chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng
và không ngừng lớn mạnh trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền
Nam. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và
hoà bình Việt Nam nhân dân ta đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử vẻ vang giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trong cả nước. Từ ngày nước nhà thống nhất, cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã động viên nhân dân tăng
cường đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức giành nhiều thành tựu to
lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hành thắng lợi công
cuộc đổi mới, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới,
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
8
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
tháng 5 năm 1995 nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của Người, Uỷ ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động trong cả nước cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” nay là
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư”. Đây là cuộc vận động nhân dân rộng lớn trong cả nước của thời kỳ đổi
mới có nội dung toàn diện, diễn ra trong thời gian dài. Những năm qua được
sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của
các cấp chính quyền, sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tầng lớp nhân
dân, cùng với các phong trào thi đua yêu nước khác, cuộc vận động đã đạt
được những kết quả tốt đẹp trên các mặt góp phần từng bước nâng cao rõ rệt
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh trật tự, ngày
càng tạo ra các mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau giữa bà con
nhân dân ở khu dân cư chúng ta. Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ
lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 15 năm
(2001-2015) để đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng để đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Nhân dân ta thực hiện nhiệm vụ trọng đại đó trong lúc tình hình thế giới
đang không ngừng thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi phải động viên mọi tầng
lớp nhân dân thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, tạo động lực mới đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang đó, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam phải ra sức làm tròn nhiệm vụ nặng nề là tiếp tục củng cố, tăng cường
và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; động viên nhân dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi
đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội, phát huy mọi nguồn lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tuyên truyền,
động viên nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, tổ chức động viên nhân dân tham gia xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong sạch, vững mạnh; xây
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
9
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
dựng chỉnh đốn Đảng để Đảng thực sự xứng đáng với niềm tin yêu của nhân
dân; mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế,
tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt
động của MTTQ Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ nêu trên.
Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
của việc xây dựng cộng đồng dân cư tự quản và thực hiện ngày càng tốt hơn
6 nội dung của cuộc vận động đòi hỏi bà con chúng ta phải bằng hành động
thiết thực để tăng cường đoàn kết hơn nữa trong cộng đồng dân cư. Đoàn kết
là sức mạnh vô địch:
"Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Đoàn kết thực sự để phát huy dân chủ thực sự, để khai thác và phát huy nội
lực, để xây dựng cộng đồng dân cư của chúng ta ngày một phát triển; xoá hộ
đói, giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu chính đáng và hợp pháp; đường làng, ngõ
phố phong quang sạch đẹp; không có tệ nạn xã hội, không có người vi phạm
pháp luật, thực hành dân chủ và giữ gìn kỷ cương phép nước, cuộc sống của
mọi người, mọi nhà ngày càng ấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, ai
cũng tham gia học tập, thôn xóm yên bình, môi trường xanh, sạch đẹp.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết nói chung và đoàn kết
trong Đảng nói riêng giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đại đoàn kết là sức mạnh
vô địch để làm nên mọi thắng lợi. Để thực hiện đoàn kết toàn dân, phải có
đảng tiên phong lãnh đạo và Đảng muốn đoàn kết được toàn dân trước hết
phải đoàn kết từ trong Đảng. Đảng ta là tổ chức của những người tự nguyện
hy sinh vì lý tưởng cao đẹp - độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
Tôn chỉ, mục đích, cương lĩnh chính trị của Đảng là nền tảng bảo đảm sự
đoàn kết trong Đảng. Là một Đảng cầm quyền, đòi hỏi phải có trí tuệ sáng
suốt mới vạch đường lối đúng đắn cho cách mạng; đồng thời, trong Đảng
phải có sự đoàn kết nhất trí cao để lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối
đó. Không có sự thống nhất về tư tưởng, về nhiệm vụ sẽ không có sự sáng
suốt trong hành động; không đoàn kết sẽ không tạo được sức mạnh, để dẫn
dắt quần chúng thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Nếu trong nội bộ không có
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
10
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
sự thống nhất, nhất định dẫn tới năng lực lãnh đạo bị suy yếu. Chỉ có sự
đoàn kết nhất trí cao, có tâm, có trí tuệ lớn mới có đường lối đúng đắn, sáng
tạo. Chỉ có tinh thần đoàn kết nhất trí cao của mỗi đảng viên, từng tổ chức
đảng, trên cơ sở thống nhất cao về chủ trương, đường lối của Đảng, mới đưa
cách mạng vượt qua được những tình huống gay go, ác liệt và hiểm nghèo.
Bí quyết của tinh thần đoàn kết đó nằm trong mục tiêu lý tưởng của Đảng và
sự chỉ dẫn của Bác Hồ kính yêu: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ
phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành
lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái
đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Có thể nói, nhờ có đoàn
kết nhất trí cao, Đảng ta đã vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhất là ở
thời kỳ đen tối nhất, khi chưa giành được chính quyền. Đó là một kỳ công
lớn của Đảng. Đảng đã thống nhất được muôn triệu trái tim, khối óc của cả
dân tộc dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Để hoàn thành
những trọng trách của cách mạng, chúng ta cần giữ vững khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, trên cơ sở sự thống nhất hành động giữa Đảng và Nhà nước với
mục tiêu tất cả là của dân, do dân và vì dân Các tổ chức, cá nhân trong
Đảng, Nhà nước đều phải hy sinh vì lợi ích của nhân dân. Đó là cái “gốc”, là
mục tiêu tạo nên sự đoàn kết trong Đảng và giữa Đảng với Nhà nước. Chỉ có
đoàn kết Đảng mới tồn tại, phát triển và nêu gương đại đoàn kết toàn dân
tộc, hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất
nước. Có thể nói, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết trong Đảng vừa
nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng vững mạnh, vừa góp phần làm nên sự lớn
mạnh của phong trào cách mạng thế giới. Đảng ta phải là một nhân tố tích
cực trong việc thực hiện đoàn kết quốc tế. Thông qua đoàn kết quốc tế, Đảng
ta càng lớn mạnh không ngừng. Tất nhiên, trong khi thực hiện đoàn kết quốc
tế, phải trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Hồ
Chí Minh còn dặn thêm điều rất quan trọng là, phải có lý có tình. Đó là nét
rất sáng tạo và rất cách mạng của Người về vấn đề đoàn kết. Bởi lẽ, nếu chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, chủ nghĩa quốc tế vô sản là những nguyên tắc chung, thì
cái lý, cái tình mà Người nêu ra và nhấn mạnh chính là nét sáng tạo rất riêng
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
11
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
của Đảng ta. Có thể hiểu đó là truyền thống giá trị văn hóa của dân tộc trong
hợp tác quốc tế. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập thế giới, việc giữ vững
bản sắc dân tộc, bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền, trở nên đặc biệt quan trọng,
chúng ta càng thấy tính đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh về hợp tác
quốc tế. Như vậy, rõ ràng đoàn kết trong Đảng nói riêng và đại đoàn kết nói
chung trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung rất rộng lớn; đồng thời, bao
quát thực tiễn rất phong phú. Chỉ có thực hiện tốt điều đó mới thực sự góp
phần làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, tạo nên sức mạnh mới của Đảng
lãnh đạo thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và văn minh….
Tiếp theo,khi nói về sự đoàn kết trong học sinh, sinh viên, đoàn kết trong
trường lớp. Trước hết, cần thấy thực trạng của đoàn kết trong học sinh, sinh
viên hiện nay: thực tế cho thấy, đa số sinh viên đều có quan điểm đúng đắn
về vấn đề đoàn kết và biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc
sống. Tuy nhiên, hiện nay có hai hiện tượng đang xảy ra: Thứ nhất, một bộ
phận sinh viên chưa có quan điểm đúng đắn về đoàn kết như: “đoàn kết một
chiều, không gắn với đấu tranh thể hiện ở việc che giấu hay không phê phán
cái xấu, cái thiếu văn minh của nhau, thi hộ, làm bài tập hộ, học hộ ” Thứ
hai, một bộ phận khác thiếu tinh thần đoàn kết để kẻ xấu lấy đồ của bạn bè,
đánh bạn mà không có phản ứng gì, thậm chí ngay trong phạm vi lớp học
cũng mâu thuẫn, cãi và đánh lộn nhau…Từ thực tiễn này, việc giảng dạy tư
tưởng đoàn kết Hồ Chí Minh cần phải giúp cho sinh viên hiểu và thể hiện
bằng những hành động cụ thể: Giúp cho sinh viên thực sự thấy được tầm
quan trọng của việc xây dựng khối đoàn kết trong lớp, trong khoa và trong
trường. Cần có quan niệm đúng đắn về đoàn kết. Đoàn kết luôn đi liền với
đấu tranh, biết tự phê bình và phê bình nhau để tăng cường đoàn kết và giúp
đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập và cuộc sống. Đoàn kết là phải biết yêu
thương giúp đỡ nhau, phải luôn dũng cảm bảo vệ nhau trước những hành
động của kẻ xấu, kẻ ác. Biết phát huy tinh thần của tập thể trong mọi hoạt
động của lớp, của khoa và của Trường. Muốn đoàn kết chặt chẽ thì cần tôn
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
12
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
trọng những quan điểm riêng của từng người, biết gác lại những bất đồng,
phát huy tương đồng và luôn biết hy sinh cái tôi cá nhân mà vì tập thể với
tinh thần “mình vì mọi người”.
óm lại, đoàn kết với nhau là khi nhiều người cùng nhau kết
thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích
chung, đặt lợi ích của tập thể lên trước để đạt tói thành công.
Bác Hồ cũng đã từng nói rằng :T
‘‘Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công thành công đại thành công’’
Lời dạy của Bác Hồ đi sâu vào trong tim mỗi người chúng ta và như muốn
nói rằng khi ta cùng nhau đoàn kết lại thì sẽ thành một khối cực kì vững
chắc mà khó có gì có thể lay chuyển được. Và cùng nhau đoàn kết thì ta sẽ
cùng nhau thành công trong mọi việc, cho dù đó là việc nhỏ hay lớn. Bác đã
nhắc chúng ta hãy biết phát huy tinh thần đoàn kết. Đoàn kết giúp ta vượt
qua nhiều chông gai thử thách. Mỗi người chúng ta dù có là giỏi đến mấy,
nhưng nếu như làm mọi việc một mình thì cũng khó có thể vượt lên cả một
nhóm người dù không giỏi nhưng họ biết đoàn kết lại để bù đắp những
khuyết điểm của nhau bằng các ưu điểm vượt trội. Ta cứ hãy coi những con
kiến nhỏ bé kia, chỉ một con kiến không thể làm nên điều gì to lớn, nhưng
khi cả đàn kiến cùng đoàn kết lại, thì cũng có thể làm vỡ một con đê. Điều
đó lại càng chứng minh thêm về sức mạnh của tinh thần đòan kết. Sức mạnh
này khó gì có thể phá vỡ được. Hay như câu chuyện bó đũa của người cha
và những đứa con kia cho ta thấy khi không đoàn kết, chỉ nghĩ đến bản thân
thì ta sẽ là một cá nhân đơn độc riêng lẻ như một chiếc đũa kia, rất dễ bị bẻ
gãy, bị quật ngã. Nhưng khi đoàn kết lại thành một ‘‘bó đũa’’ vững chắc thì
có mạnh đến mấy cũng khó lòng bẻ gãy được chúng. Ông cha ta ngày xưa
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
13
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
khi dựng nước, giữ nước cũng đã nhờ vào sức mạnh của chính tinh thần
đoàn kết. Đâu chỉ có lãnh đạo mới là người xây dựng và giữ được nước, cần
phaải có sự kết hợp của nhân dân, của mọi người xung quanh cùng đứng lên
xây dựng và giữ gìn nước nhà trong thời kì khó khăn. Từ trong gia đình cho
đến xã hội, đoàn kết thành một khối đặc và vững chắc, cùng đồng tâm hiệp
lực giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh lớn lao để cùng nhau chiến đấu. Và nhờ
đó mà bao nhiêu trang vàng lịch sử đã được dựng lên một cách vẻ vang, tự
hào và còn lưu truyền mãi cho đến tận bây giờ. Nhưng bên cạnh tinh thần
đoàn kết ấy, có những có nhân chỉ biết nghĩ cho mình, làm nứt nẻ tinh thần
đồng đội, chỉ vì quá tự cao, chủ quan mà chỉ muốn hoạt động một mình hoặc
chỉ muốn hoạt động vì mình, gây khó xử, xích mích, nứt nẻ tinh thần đoàn
kết và phá vỡ sự đoàn kết chỉ vì sự ích kỉ của mình để rồi sẽ nhận lấy thất
bại.Vì vậy chúng ta hãy cố gắng tự mỗi người phát huy tinh thần đoàn kết,
dù là một cử chỉ nhỏ, hành động nhỏ để góp phần tạo nên đoàn kết nhưng rồi
những hành động ấy sẽ lớn dần theo thời gian và mang lại thành công cho
chính chúng ta, như những hoạt động thuyết trình ở lớp, cùng nhau học tập,
tham gia vào các câu lạc bộ trường lớp, cùng nhau phụ giúp làm việc khi ở
nhà cũng như trong xã hội. ‘‘Cho nhiều hơn nhận’’, đặt lợi ích của mọi
người lên trên sẽ giúp ta có được tinh thần đoán kết tốt và giúp ta thành
công. Tinh thần đoàn kết là một sức mạnh đi đến thành công, là một tính tốt
mà mỗi người chúng ta nên có, chúng ta hãy cố gắng trân trọng, gìn giữ và
phát huy tinh thần đoàn kết trong học tập, gia đình cũng như xã hội để xây
dựng đất nước ngày một tốt đẹp, giàu có hơn…
Đề ra một số biện pháp đoàn kết của lớp XD DD&CN k4/1
ăm nay là năm đầu tiên tôi bước vào cánh cửa ĐH, CĐ
cũng như là năm đầu tiên tôi phải sống tự lập một mình,
đối với tôi tất cả mọi điều đều thật mới mẻ, tất cả điều ấy
thật sự rất hoàn mỹ, nhưng chỉ có một việc mà đã làm tôi
rất buồn, và không được vui đó là về sự đoàn kết trong lớp của tôi. Cũng là
N
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
14
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
một thành viên trong lớp, tôi đã luôn tự cố gắng, luôn giúp đỡ các bạn trong
việc học cũng như cuộc sống ngoài giờ. Nhưng ai biết được đằng sau những
nụ cười ánh mắt kia là cả một “bầu trời chiến sự”. Lớp tôi chơi theo từng
nhóm, theo từng khu vực đấu dá lẫn nhau và tất nhiên việc thống nhất và
đoàn kết giữa các bạn là điều không thể xảy ra, tất cả mọi người không hề có
sự đoàn kết toàn diện. Nhất là những bạn ưa thích làm nỗi, chỉ thích quậy
phá trong giờ học và hình như trong lớp cũng chẳng có ai thật lòng đối tốt
với ai cả…
Theo nhận xét chung của tôi thì chắc hẳn sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến
việc không đoàn kết. Thứ nhất, là tất cả các bạn đều là những người mới
quen nên còn khá lạ lẫm. Thứ hai, có khá nhiều bạn trong lớp ít nói và tỏ ra
ít hòa đồng với mọi người, thường thì cái gì cũng một mình hết, do đó dẫn
đến nhiều lúc không khí trong lớp trở nên buồn chán. Nguyên nhân thứ ba
cũng không kém đó là, do ngay từ đầu năm vào lớp các bạn đã tự chia năm
sẽ bảy ra mà chơi theo nhóm riêng, đến đầu kỳ II khi trường tách lớp thì sự
không đoàn kết thể hiện ngày còn rõ hơn (Điển hình là sự phân chia lớp ở
nữa lớp dưới bên trái, nữa lớp dưới bên phải, bên phải ở trên và cuối cùng là
bên trái ở trên) cứ như vậy “Đèn của ai nhà nấy rạng”. Thứ 4, là do bất đồng
quan điểm ở một số chổ, như khi đưa ra một số quyết định nhằm thăm dò ý
kiến các bạn thì các bạn lại tỏ ra lộn xộn, bạn thì làm mất trật tự, rồi mỗi
người một ý, bạn thì phát biểu lung tung không đúng nội dung cuộc họp nên
đã làm cho buổi họp ngày hôm đó mất khá nhiều thời gian mà kết quả mang
lại thì không như mong muốn. Thứ 5, do có một số thành viên trong lớp
không ưa thành viên khác, trong bụng ko để, mà lại đem ra phô ra ngoài, sợ
người ta không biết là mình không ưa, tỏ ra công khai. Từ đó khiến mọi
người tỏ ra luôn thù gét nhau. Thứ 6, đó là thái độ thiếu kiềm chế nên dễ gây
ra hiềm khích trong lòng lẫn nhau dẫn tới ẩu đả vô lý…Và tóm lại một điều
là do lớp ta thiếu một người lãnh đạo thực sự…Dẫn chứng thực tiễn: Tú (lớp
trưởng) thì còn chưa cương quyết trong việc quản lý lớp chặc chẽ, lời nói
chưa được mọi người coi trọng và nhất là hay tỏ ra khiêm nhường hay rụt rè
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
15
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
chưa cứng rắn, quyết đoán khi đứng ra phê bình một số bạn trước lớp. Mỹ
(lớp phó) thì không có sôi nỗi hoạt động như Tú trong việc quản lý lớp,
ngoài việc viết biên bản cuộc họp, ghi sổ đầu bài và một số giấy tờ khác thì
ngoài ra Mỹ không tham gia bất cứ một hoạt động gì trong lớp, kể cả việc
đứng trước lớp nói cùng với Tú, và chính điều đó đã dẫn tới việc Tú thiếu đi
khả năng để lãnh đạo lớp được tốt. Tuân (bí thư) hay nghỉ học nên tạo tâm lý
muốn nghỉ theo cho cho một số bạn trong lớp (vì các bạn cứ nghĩ BCS nghỉ
được thì sao mình lại không nghỉ được) điều đó đã làm sỉ số trong lớp không
ít buổi thiếu người, ngoài chuyện đó ra Tuân còn hoạt động rất yếu về lĩnh
vực bên Đoàn, thân là bí thư mà lại hay nghỉ và ít tìm kiếm thông tin bên
Đoàn trường về cho lớp, làm lớp bỏ lở mất một số chương trình hoạt động
(dẫn chứng đó là “Đêm giao lưu thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh” tại quảng trường 24/3 hôm tháng 3 vừa rồi). Tạ (phó bí thư) với tư
cách là phó bí thư nhưng thực chất chỉ là “Hữu Danh Vô Thực” không đóng
góp gì nhiều cho lớp, không đứng trước lớp nói chuyện thay Bí thư khi bí
thư đi vắng, không lên văn phòng đoàn tìm thông tin khi Bí thư không có tại
lớp, không biết hoạt động như thế nào cho lớp được sôi nỗi…Nói đi cũng
phải nói lại cho dù một người có giỏi đến đâu đi nữa mà lòng “Dân” không
bền, không đoàn kết thì cũng không thể thành công được, không thể đạt
được những kết quả tốt như mong muốn được. Vì vậy,Chúng ta cần phải có
một biện pháp chung cho cả lớp đó chính là:
1.Trước tiên tập thể BCS: “Lớp trưởng, Lớp phó, Bí thư, Các ủy viên ”
phải có sự thống nhất với nhau giữa những bạn trong BCS, các bạn phải
nhiệt tình, đều phải là những người có năng lực, có một thành tích học tập
tốt, năng nổ và sáng tạo, có như thế mới có thể là tấm gương cho các bạn
trong lớp học hỏi và noi theo, BCS phải tâm đầu ý hợp, đặc biệt là lớp
trưởng và bí thư, như thế ta mới có thể quản lý được các bạn trong lớp. Như
ở một số trường hợp và thực tế cũng đã có ở trong lớp chúng ta đó là mỗi
mình lớp trưởng tham hoạt động mà không có sự tham gia của bất cứ thành
viên nào trong BCS lớp. Điều đó sẽ thật tệ hại nếu cứ kéo dại tình trạng ấy
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
16
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
và như thế lớp chúng ta sẽ không có một sự thống nhất, mọi hoạt động điều
sẽ bị trì truệ.
2. Tiếp theo đó,một tập thể lớp đoàn kết là một tập thể mà ban cán sự phải
là những người gần "dân chúng", hiểu được tâm tư nguyện vọng của từng
thành viên trong lớp,có như thế mới làm cho các bạn tin tưởng mình được.
Đặc biệt, cấm kỵ "BCS" có thái độ khinh thường các thành phần "cá biệt"
của lớp. Điều đó sẽ gây thêm thái độ chống đối của những cá nhân khác
thường này. “Hãy nhớ rằng sự gần gũi bao giờ cũng mang lại kêt quả tốt hơn
là sự ghẻ lạnh”.Và tìm ra các được một phương pháp học tập hợp lý cùng
với các phong trào để nối các bạn lại với nhau.
3. Luôn là một người lãnh đạo vui vẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm. Hãy làm
cho các thành viên trong lớp hiểu rằng: " Chúng tôi cần các bạn" từ đó họ sẽ
hiểu họ cần các bạn thế nào, đó là một điều khó khăn chăng? Nhưng hãy làm
cho các thành viên trong lớp thấy được sự tiến bộ, và những lợi ích khi một
tập thể lớp biết đoàn kết trong học tập và trong các phong trào của trường
của lớp.
4. Hãy làm cho mỗi thành viên đều là những người có trách nhiệm với
phong trào của lớp, đề ra các phương pháp kỹ luật, các phương pháp khiển
trách cần thiết khi một số thành viên cố ý không chấp hành. Cần có biểu
quyết và sự đồng thuận, cũng như cứng rắn nhất định. Đồng thời cũng cần
có các hình thức biểu dương, khen thưởng đối với các thành viên có thành
tích học tập tốt cũng như trong phòng trào trường - lớp.
Mà vì sao chúng ta lại không tự tổ chức ra một buổi picnic đi chơi cùng với
nhau? Ví dụ: Cùng nhau rủ về quê một bạn nào đó để đi chơi, hay cùng nhau
đạp xe đạp đi leo núi, thăm quan thắng cảnh một số nơi hoặc cùng rủ nhau
cũng đi tắm biển. Tổ chức ra một số trò chơi nhỏ vui và thú vị để mọi người
có thể cùng nhau chơi, tạo cảm giác thỏa mái và thân thiện giữa các bạn
trong một lớp thông qua nhiều hoạt động tình nguyện như: “Hiến máu nhân
đạo, mùa hè xanh, bát cháo tình thương.v.v.”. Như vậy tôi tin chắc rằng tất
cả mọi thành viên của lớp chúng ta sẽ rất đoàn kết, cùng nhau chung tay vì
một lớp XD DD&CN K4/1 ngày càng vững mạnh cả về học tập lẫn các
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
17
Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khoa Xây
Dựng
phong trào của nhà trường. Tóm lại, việc đoàn kết trong lớp XD DD&CN
K4/1 là điều hết sức cần quan tâm. Mỗi thành viên điều là những hạt nhân
làm nên sức mạnh chung cho cả lớp, tất cả phải ý thức được trách nhiệm
riêng của mình, từ đó làm nên một “Đại gia đình” XD DD&CN K4/1 vững
mạnh, hạnh phúc, hòa thuận.
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Cẩn Lớp XD DD&CN K4/1
18