Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Cẩm nang giám sát thi công hạng mục các đường nhánh dự án ADB3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.09 KB, 86 trang )

DỰ ÁN KHÔI PHỤC ĐƯỜNG ADB3
HẠNG MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG NHÁNH.
GIÁM SÁT THI CÔNG DỰ ÁN
ĐƯỜNG NHÁNH
Cẩm Nang Giám Sát Thi Công Hạng Mục Các Đường Nhánh - Dự Án
ADB3.
Mục Lục
1. GIỚI THIỆU 1
2. TỔ CHỨC GIÁM SÁT 1
3. QUẢN LÝ CHẤT LƯNG 3
4. ĐO ĐẠC CÔNG VIỆC 6
5. THANH TOÁN CHO NHÀ THẦU 7
6. KIỂM TRA TIẾN ĐỘ …. 9
7. GIA HẠN THỜI GIAN 10
8. KHIẾU NẠI CHI PHÍ 11
9. THIẾU SÓT CỦA NHÀ THẦU 13
10. THỦ TỤC GIÁM SÁT 14
PHỤ LỤC :
A. SƠ ĐỒ XỬ LÝ HÓA ĐƠN NHÀ THẦU
B. SƠ ĐỒ KHỐI GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH
C. SƠ ĐỒ KHỐI GIÁM SÁT CẦU / CÁC KẾT CẤU
D. CÁC YÊU CẦU BÁO CÁO DỰ ÁN
E. BIỂU MẪU ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CÔNG TRÌNH
F. BÁO CÁO THƯỜNG NHẬT CỦA GIÁM SÁT
G. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘ CHẶT HIỆN TRƯỜNG
H. CÁC GHI CHÉP ĐỔ BÊ TÔNG
I. BẢNG THỐNG KÊ CỐT THÉP.
J. GHI CHÉP KHỐI LƯNG
K. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT THI CÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC
HẠNG MỤC TRONG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
2


Cẩm nang giám sát thi công hạng mục các đường nhánh dự án ADB3
GIÁM SÁT THI CÔNG ĐƯỜNG NHÁNH
1. Giới Thiệu.
Cẩm nang này nhằm mục đích cung cấp một số các hướng dẫn các yêu cầu
trong việc giám sát thi công Hạng Mục Dự Án Các Đường Nhánh - Dự Án
Khôi Phục Đường ADB3. Nếu cẩm nang này tỏ ra không phù hợp với các
điều kiện hợp đồng hay các dữ liệu hợp đồng của bất kỳ Dự n cụ thể nào
thì điều kiện hợp đồng và các dữ liệu đó được ưu tiên sử dụng. Do đó điều
quan trọng là tất cả các thành viên của đơn vò giám sát thi công phải làm
quen với các tài liệu hợp đồng – Tập I (dữ liệu hợp đồng) và tập II ( Tiêu
chuẩn kỹ thuật).
Ở các trang cuối của cẩm nang này có một số các phụ lục, bao gồm các Sơ
Đồ Khối, biểu mẫu và các nguồn hỗ trợ bổ sung cho công tác giám sát thi
công . Cần đặc biệt quan tâm đến Sơ Đồ Khối kiểm tra các công trình và
Sơ Đồ Khối bàn giao hóa đơn của Nhà Thầu.
PMU1, đơn vò thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, là cơ quan thực hiện Dự Án
Các Đường Nhánh và theo thông lệ thì cơ quan này được xem như là Chủ
Đầu Tư. Chủ Đầu Tư muốn được bảo đảm rằng công việc này được thực
hiện đúng như chất lượng yêu cầu với quỹ thời gian được giao và không
vượt quá ngân sách. Để quan tâm đến điều này ở mọi góc độ thì Chủ đầu
Tư cần sắp xếp một số nhân sự, những người sẽ chòu trách nhiệm về công
việc giám sát thi công công trình. Tùy thuộc vào quy mô và tính phức tạp
của Dự Án cũng như sự lành nghề của nhân viên của Chủ đầu Tư mà có
thể lập ra một đơn vò giám sát riêng hoặc Chủ Đầu Tư cũng có thể tuyển
chọn một công ty tư vấn khác để thực hiện công việc này. Công ty hay tổ
chức được Chủ Đầu Tư chỉ đònh làm công tác giám sát thi công thường được
biết đến với tư cách là Kỹ Sư.
Tất nhiên vai trò của Kỹ Sư sẽ tùy thuộc vào hợp đồng thỏa thuận giữa Chủ
Đầu Tư và bên thứ ba, Nhà Thầu, liên quan đến việc thực hiện Dự Án.
Cẩm nang này bàn về quyền hạn và trách nhiệm của Kỹ Sư theo các Hợp

Đồng Đường Nhánh ở Việt Nam.
Trong các Dự Án Đường Nhánh mà có sự tham gia của nhà thầu nhỏ và
nhà thầu đòa phương thì có thể các đơn vò này chưa hiểu rõ những gì yêu
cầu họ thực hiện. Khi mà những công việc như kiểm tra chất lượng một
cách chặt chẽ diễn ra một cách bất ngờ thì thường dẫn đến các trì hoãn
nghiêm trọng do yêu cầu sắp xếp các hoạt động để thí nghiệm và kiểm tra
công trình và vật liệu xảy ra một cách không mong đợi. Để nhằm tránh đi
những điều gọi là không mong đợi như thế và các chi phí phát sinh thì bản
thân Nhà Thầu phải tự làm quen với các nội dung trong cẩm nang này.
2. Tổ Chức Giám Sát.
3
Trách nhiệm của Kỹ Sư là bảo đảm rằng tất cả các công việc được thực
hiện đúng với bản vẽ, tiêu chuẩn kỹ thuật và Nhà Thầu thực hiện tất cả
nhiệm vụ của mình theo hợp đồng xây dựng.
Đối với mục đích giám sát công việc hàng ngày thì Kỹ Sư (WSA) đã bổ
nhiệm đơn vò tư vấn phụ hoạt động với tư cách là đại diện của Kỹ Sư hoặc,
thông thường hơn là Kỹ Sư Thường Trú (RE). Chính Kỹ Sư là người có
thẩm quyền quan trọng để quyết đònh theo các điều khoản của hợp đồng.
Kỹ Sư Thường Trú (Tư vấn phụ) không có thẩm quyền nào khác ngoài
những gì mà Kỹ Sư có thể giao cho họ bằng văn bản. Việc phân công này
được nêu trong Các Điều Khoản Tham Chiếu và được đính kém theo hợp
đồng giữa WSA và tư vấn phụ.
Điều kiện tiên quyết đối với một đơn vò giám sát là Kỹ Sư Thường Trú có
thẩm quyền hoạt động về tất cả các vấn đề thường xuyên xảy ra trên công
trường. Thông thường thì Kỹ Sư không có mặt ở công trình và thật là phi
thực tế nếu nói rằng ít ra cũng phải chờ quyết đònh của ông ta liên quan
đến các vấn đề xảy ra trên công trường mà các vấn đề đó đang cần được
giải quyết một cách khẩn cấp. Ví dụ như chi phí sẽ phát sinh nếu như trạm
trộn và thiết bò ngưng hoạt động trong khi chờ quyết đònh của Kỹ Sư và các
vấn đề chất lượng cũng sẽ nảy sinh nếu như đơn vò giám sát thi công không

thể ngưng công việc không đạt yêu cầu một cách ngay lập tức.
Theo thông lệ quốc tế, thông thường thì Kỹ Sư Thường Trú được giao
quyền cần thiết để xử lý các vấn đề được đề cập dưới đây và/hoặc được nói
đến trong Điều Khoản Tham Chiếu tư vấn phụ:
• Làm sáng tỏ tất cả những mâu thuẫn giữa các tài liệu hợp đồng
khác nhau ; cảnh báo cho Nhà Thầu trong trường hợp tiến độ quá
chậm ; đình chỉ tiến độ công việc, khi cần phải đưa ra hành động
ngay lập tức nhằm bảo vệ và vì các lý do an toàn, bảo đảm rằng các
bảo hiểm dự án đang có hiệu lực.
• Phát hành thêm các bản vẽ và hướng dẫn nếu được yêu cầu, đưa ra
các điểm tham chiếu cho việc lên ga cắm cọc của Nhà Thầu.
• Phê duyệt các chương trình làm việc, lệnh công nhật, quan tâm đến
các bản vẽ hoàn công.
• Chủ trì các cuộc họp công trường và lập các biên bản, lưu giữ tất cả
các ghi chép liên quan đến các liên lạc với Nhà Thầu, làm việc với
bên thứ ba và giữ các ghi chép đó, kiểm tra và phê duyệt các công
việc và lưu giữ các ghi chép.
• Tham gia và lưu giữ các ghi chép về đo đạc, giữ các chứng chỉ thanh
toán hàng tháng cho Kỹ Sư, rà soát lại giá trò công việc thực hiện
theo đònh kỳ.
• Góp ý kiến Kỹ Sư về các lệnh thay đổi và gia hạn thời gian, cố gắng
ngăn chặn hoặc ít nhất cũng phải hạn chế tối đa các khiếu nại về chi
phí, nghiên cứu các khiếu nại đó và đưa ra những ý kiến với Kỹ Sư.
4
Các vấn đề mang tính tài chính và luật pháp có tính quan trọng hơn mà
thông thường là không thuộc quyền giải quyết của Kỹ Sư Thường Trú bao
gồm :
• Các lệnh thay đổi quan trọng
• Gia hạn thời gian và các khiếu nại chi phíù, các tranh chấp và việc
phân xử.

• Chứng chỉ về sai sót của Nhà Thầu, các chứng chỉ hoàn thành và
duy tu.
• Thanh toán cuối cùng.
Để thực hiện công việc này thì Kỹ Sư Thường Trú cần được sự hổ trợ của
các nhân viên có năng lực. Một phần từ khả năng chuyên môn kỹ thuật,
những nhân viên này cần có những phẩm chất tốt để có thể làm việc tốt với
nhân viên của Nhà Thầu nhằm giảm đi những mâu thuẫn cố hữu giữa hai
bên. Nhân viên của Kỹ Sư Thường Trú bao gồm:
• Các kỹ sư có trách nhiệm về kỹ thuật và hành chính.
• Các giám sát viên / kỹ thuật viên, những người làm việc trên công
trường và trong phòng thí nghiệm.
• Các nhân viên thuộc khối văn phòng, kế toán, nhân viên đánh máy,
nhân viên lưu giữ hồ sơ, nhận điện thoại và những nhân viên tương
tự.
Có thể có xu hướng là giao nhiệm vụ cho những Kỹ Sư và các kỹ thuật viên
mới tốt nghiệp làm giám sát. Điều này không nên bởi vì chỉ có năng lực về
chuyên môn thôi thì không đủ khi mà một kỹ sư giám sát bò các đội trưởng
dày dạn kinh nghiệm của Nhà Thầu hạch sách ở công trường. Vì vậy điều
quan trọng là Kỹ Sư Thường Trú, ít nhất là các nhân viên của mình phải là
những người có kinh nghiệm thực tế về thi công đường bộ.
Một phần ngoài những kiến thức chuyên môn thì các nhân viên giám sát
cao cấp cũng phải là những người giỏi về quản lý, quen với công tác kế
toán và các điều luật hợp đồng.
Những phẩm chất cá nhân là rất quan trọng bởi vì các Kỹ Sư giám sát cần
phải thích nghi với mọi người và phải có khả năng làm việc với nhân viên
của Nhà Thầu theo cách công bằng, hợp lý và kiên quyết. Đây không hẳn
là một công việc dễ dàng thực hiện như nó trông có vẻ. Tính trung thực và
phẩm chất trung thực về chuyên môn là những đức tính rất quan trọng trong
khi từ chối sự ban thưởng bằng tiền hoặc là các quà cáp khác của Nhà
Thầu.

Một việc cũng rất quan trọng là một tổ chức giám sát đó được hình thành
và có chức năng ngay tại thời điểm bắt đầu công việc. Công việc chuẩn bò
nên bao gồm một kế hoạch tổ chức rõ ràng cùng với các quy đònh về quyền
hạn và trách nhiệm. Số lượng nhân viên yêu cầu sẽ tùy thuộc vào quy mô
dự án cũng như tính phức tạp của nó. Một tổ chức giám sát quá lớn hoặc
5
quá nhỏ đều không kinh tế. Nếu thiếu nhân viên giám sát thì có khả năng
chất lượng công trình giảm và các chi phí phụ sẽ phát sinh do kết quả của
việc khiếu nại về chí phí đối với các rối loạn và trì hoãn đến các hoạt động
của Nhà Thầu thành công. Ngược lại một tổ chức giám sát quá lớn tất
nhiên là chẳng ai mong muốn.
Để thực hiện các nhiệm vụ đó thì cần phải trang bò cho tổ chức giám sát
các trang thiết bò sau đây:
• Văn phòng cố đònh và văn phòng lưu động, trang bò đầy đủ điện
thoại, máy fax, radio, máy vi tinh, máy phô tô cóp pi và các thiết bò
đồ họa.
• Các phòng thí nghiệm trung tâm và ở công trường được trang bò đầy
đủ để thực hiện tất cả các thí nghiệm tiêu chuẩn về đất, vật liệu mặt
đường và bê tông.
• Thiết bò khảo sát bao gồm máy kinh vó, máy thủy bình tự động,
thước đo vv.
• Phương tiện đi lại bao gồm xe bốn bánh theo yêu cầu.
Theo thông lệ bình thường thì các trang thiết bò của đơn vò giám sát sẽ được
Nhà Thầu cung cấp và bảo dưỡng theo hợp đồng. Sau khi hoàn thành Dự
Án, các trang thiết bò này có thể được trả lại cho Nhà Thầu hoặc có thể trở
thành tài sản của Chủ đầu Tư.
3. Quản Lý Chất Lượng.
Bảo đảm chất lượng là lý do chủ yếu để hình thành một đơn vò giám sát
công trường. Để bảo đảm chất lượng công trình thì cần phải thiết lập việc
kiểm tra chặt chẽ đối với các công nhân và vật liệu của Nhà Thầu. Xem

phụ lục B & C về Sơ Đồ Khối Giám Sát. Có thể chia công việc này thành
ba nhóm sau đây:
Giám sát. Công việc được giám sát bằng thò giác nhằm phát hiện ra công
việc được thực hiện không tuân theo các yêu cầu quy đònh. Công việc này
được tiến hành bằng việc kiểm tra tại chỗ, ví dụ như đo đạc khoảng cách và
vỏ bọc của các thanh thép, chiều dày lớp, nhiệt độ hỗn hợp bê tông nhựa
nóng, độ sụt của bê tông vv.
Thí nghiệm. Vật liệu cũng như các thành phẩm phải được thí nghiệm. Ví
dụ như việc kiểm tra bê tông nhựa bao gồm trước hết là kiểm tra thành
phần vật liệu, điều đó có nghóa là đá nghiền, cát, bột khoáng, bitum kế đến
là thẩm tra thông số Marshall của hỗn hợp nhựa nóng và cuối cùng là kiểm
tra độ chặt mặt đường át phan.
Tính hình học. Kiểm tra tính hình học yêu cầu kiểm tra tính phù hợp với
kích thước và dung sai quy đònh, ví dụ như chiều dài, chiều rộng, chiều cao
và độ vồng ngược của dầm dự ứng lực và độ nhẵn của bề mặt đường đã
hoàn thành như mặt cầu bê tông và mặt đường át phan.
6
Trước khi Nhà Thầu tiến hành các hoạt động thi công thì một điều cần thiết
đối với đơn vò giám sát đó là được thiết lập và cung cấp cách tiếp cận đối
với các thiết bò thí nghiệm. Đối với các Dự Án Đường Nhánh phòng thí
nghiệm nói chung sẽ được thuê trong khu vực Dự Án. Nếu không có sẵn
phòng thí nghiệm thì Nhà Thầu có trách nhiệm cung cấp các thiết bò thí
nghiệm cho Kỹ Sư Thường Trú và nhân viên của Kỹ Sư. Cũng cần lưu ý
rằng nếu mất quá nhiều thời gian để lập một phòng thí nghiệm có thể hoạt
động được thì mâu thuẫn có thể phát sinh ở công trường, bởi vì bao giờ
Nhà Thầu cũng mong muốn đẩy nhanh công tác đất và đổ bê tông vào thời
điểm mà đơn vò giám sát chưa sẵn sàng thực hiện các thí nghiệm chất lượng
yêu cầu.
Có hai loại quy đònh về bảo đảm chất lượng. Một loại yêu cầu việc thí
nghiệm nhằm kiểm tra thành phẩm có phù hợp với yêu cầu quy đònh

không, ví dụ như người ta có thể quy đònh rằng độ chặt đo được vào bất kỳ
điểm nào đối với nền đắp sẽ không nhỏ hơn giá trò đưa ra. Ở những nơi mà
quy đònh này được áp dụng thì Nhà Thầu theo nguyên tắc được tự do thi
công nền đắp theo ý muốn miễn là đạt được yêu cầu thành phẩm cuối cùng
như được quy đònh.
Loại thứ hai, không nhấn mạnh vào công việc thí nghiệm, mà dựa vào các
phương pháp mà có thể được sử dụng trong quá trình thi công. Ví dụ như
đối với việc lu lèn nền đắp đất thì loại quy đònh này sẽ quy đònh một số lượt
lu nhất đònh trên lớp đất để đạt được một bề dày nhất đònh và độ ẩm nhất
đònh. Phương pháp chính xác sẽ được thiết lập trên cơ sở các lượt thử đầu
tiên nhằm xác đònh cần bao nhiêu lượt lu v.v thì mới đáp ứng được các tiêu
chí thiết kế.
Nếu lẫn lộn giữa hai phương pháp trên sẽ dễ dàng dẫn đến sự nhầm lẫn
trong quá trình thi công, trừ khi xác đònh rõ yêu cầu nào phải được sử dụng.
Ngoài những yêu cầu về mặt kỹ thuật thì thông thường các quy đònh kỹ
thuật cũng mô tả chi tiết các phương pháp thí nghiệm, thường thì tham khảo
các phương pháp mang tính quốc tế như phương pháp AASHTO ( Hiệp Hội
Kiều Lộ Hoa Kỳ) và phương pháp ASTM ( Các tiêu chuẩn thí nghiệm và
vật liệu Hoa Kỳ) và BS ( các tiêu chuẩn Anh). Các phương pháp thí nghiệm
được đònh nghóa rõ là mang tính bắt buộc nếu như muốn tránh đi những
tranh chấp trong quá trình thi công. Ví dụ như sẽ là một thiếu sót nếu như
chỉ đơn giản quy đònh rằng một loại bê tông có cường độ tối thiểu bảy ngày
là 30MPa. Yêu cầu này sẽ trở nên vô nghóa trừ khi quy đònh rõ hình dạng,
kích thước (hình trụ, hình lập phương) mà thí nghiệm yêu cầu, giá trò tải
trọng và điều kiện bão dưỡng bêtông.
Bởi vì các công trình phải đáp ứng được yêu cầu của Kỹ Sư nên nhiệm vụ
của đơn vò giám sát là xác đònh mức độ kiểm tra mà sẽ được áp dụng đối
với bất kỳ dự án đường bộ nào. Người ta nói rằng sự chọn lựa sẽ phụ thuộc
7
vào loại hình công việc trước mắt. Cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt

động mà có mối liên hệ giữa chất lượng của thành phẩm và tay nghề của
Nhà Thầu.
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc thẩm đònh công việc có đạt yêu cầu hay
không thì cần giám sát chặt chẽ hơn và sau đó thì công việc sẽ được điều
chỉnh. Việc đóng cọc cầu, đổ bê tông và láng mặt đường là những ví dụ về
các hạng mục công việc đòi hỏi phải đặc biệt lưu ý. Trong những trường
hợp như thế thì cần luôn luôn có sự hiện diện của giám sát của Kỹ Sư
Thường Trú. Người này thường được gọi là giám sát thường trực. Còn đối
với các hoạt động khác, các hoạt động không yêu cầu nghiêm ngặt về tay
nghề công nhân hoặc có thể được thẩm đònh dễ dàng hơn thì chỉ yêu cầu
kiểm tra mang tính đònh kỳ. Ví dụ như công tác đất sẽ được giám sát sau.
Tần số kiểm tra sẽ phụ thuộc vào các thông số chất lượng cần thiết cho
việc kiểm tra. Các thông số có xu hướng nghiêng về các thay đổi đáng kể,
ví dụ như thành phần của bê tông át phan và việc lu lèn mặt đường át phan
thì sẽ chòu sự kiểm tra liên tục. Theo thông lệ bình thường thì trong những
trường hợp như thế người ta thường thực hiện một số các cuộc điều tra xác
đònh trước ví dụ như việc lấy mẫu hoàn thiện và thí nghiệm Marshall trên
250 tấn bê tông át phan được sản xuất hoặc ba mẫu thí nghiệm về độ chặt
trên 2000 m
2
của nền đường được rải. Trong quá trình bắt đầu và vào bất
kỳ lúc nào xác đònh được các vấn đề liên quan đến chất lượng thì cần gia
tăng các tần số kiểm tra.
Các thông số chất lượng, các thông số này thông thường không thay đổi ví
dụ như trò số mài mòn Los Angeles của đá từ một hay cùng nguồn thì không
yêu cầu việc kiểm tra thường xuyên. Cũng tương tự như thế đối với các
thông số mà được kiểm tra bằng thò giác chính xác, hợp lý ví dụ như hình
dạng của các thành phần hạt cấp phố đá dăm. Đối với các vật liệu được sản
xuất dưới sự kiểm soát chất lượng nhà máy như thép, xi măng, và bi tum
thông thường chỉ cần tiến hành một vài cuộc kiểm tra mang tính ngẫu nhiên

còn nếu thông thì việc đánh giá dựa vào các chứng chỉ của các nhà sản
xuất.
Một vấn đề mà tất cả các Kỹ Sư Thường Trú thường gặp phải đó là quyết
đònh tần số của việc kiểm tra lu lèn các nền đắp. Chẳng có luật lệ nào đối
với việc này cả bởi vì nhu cầu về việc kiểm tra sẽ phụ thuộc vào các yếu tố
như là tính thích hợp của thiết bò lu lèn, tính đồng nhất của đất, điều kiện khí
hậu và kinh nghiệm của các đốc công về công tác đất của Nhà Thầu. Như
đã trở thành quy luật thì người ta đề nghò rằng mỗi lớp đất đắp cứ 50 mét thì
tiến hành kiểm tra một lần. Các kết cấu gần nơi xuất hiện việc lún khác
nhau thì cần gia tăng tần số kiểm tra, thường thì một thí nghiệm trên 10m3
đất đầm nén.
Khi nhà thầu hoàn tất một số công việc đòi hỏi phải thí nghiệm, cứ cho là
một lớp đất đắp, thì tất nhiên Nhà Thầu mong muốn tiến hành thi công
càng sớm càng tốt. Điều này có nghóa là đơn vò giám sát thi công sẽ phải
8
làm việc dưới áp lực để cung cấp các kết quả thí nghiệm trong thời gian
ngắn nhất có thể. Nếu các phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn như phễu cát
được sử dụng thì kết quả đó sẽ có ngay vào ngày hôm sau. Vì vậy rất cần
thiết cho Nhà Thầu để lên kế hoạch về các hoạt động của họ theo cách
thức như thế để họ có thể tiến hành công việc khác ở nhưng khu vực lân
cận trong khi chờ đợi kết quả thí nghiệm. Việc sớm áp dụng các phương
pháp thí nghiệm độ chặt nguyên tử sẽ không phải kiểm tra trong phòng thí
nghiệm và hiệu quả của việc thi công nền đắp sẽ được cải thiện một cách
đáng kể ở những nơi mà phương pháp này được áp dụng để kiểm tra độ
chặt.
Phương pháp đánh giá kết quả thí nghiệm của đơn vò giám sát thi công
nhằm mục đích chấp nhận hoặc khước từ công trình và vật liệu.
Đối với các công trình đường bộ thì việc kiểm tra chất lượng vẫn chủ yếu
được dựa trên các yêu cầu nghiêm ngặt và các cuộc kiểm tra mang tính
ngẫu nhiên. Nói chung, một nền đắp sẽ được lu lèn đạt ít nhất 95% dung

trọng khô tối thiểu theo phương pháp của AASHTO. Điều này có nghóa là
mỗi một kết quả thí nghiệm phải bằng hoặc lớn hơn 95%. Bất cứ lúc nào
mà kết quả thí nghiệm đạt giá trò thấp hơn giá trò trên thì trên nguyên tắc
phần đất đắp đó không được chấp nhận.
Một vấn đề liên quan đến phương pháp trên đây đó là các kết quả thí
nghiệm độ chặt đối với đất thay đổi liên tục theo quy luật về tính xác suất.
Trên thực tế đây là trường hợp đối với hầu hết các thông số chất lượng liên
quan đến việc xây dựng đường. Khi một thông số thay đổi liên tục thì giá
trò của việc kiểm tra ngẫu nhiên phụ thuộc vào việc phân phối kết quả thí
nghiệm thực tế. Hầu hết các kết quả thí nghiệm cũng gần như thực tế
nhưng cũng sẽ luôn luôn có một vài kết quả đạt mức cao hơn hoặc thấp
hơn. Thỉnh thoảng các kết quả thí nghiệm trông có vẻ không đạt mặc dầu
chất lượng thì thực sự là tốt. Ngược lại, một số kết quả thí nghiệm trông rất
đạt nhưng trên thực tế công việc hay vật liệu theo kết quả thí nghiệm đó lại
không đạt tiêu chuẩn.
Theo dẫn chứng trên đây thì đơn vò giám sát thi công thỉnh thoảng chấp
nhận chỉ một thí nghiệm không đạt giữa các thí nghiệm đạt. Người ta đề
nghò rằng nếu như một dãi nền đắp được thực hiện bởi 10 thí nghiệm lu lèn
thì toàn bộ giải sẽ được chấp nhận mặc dầu có một thí nghiệm đạt mức
thấp hơn 95% yêu cầu.
Tuy nhiên để tránh tiền lệ xấu và để tránh bất cứ lời phàn nàn nào về việc
không bảo vệ các lợi ích của Chủ Đầu Tư, bất kỳ sự chấp thuận nào về
công việc không đạt yêu cầu thì theo luật phải phụ thuộc vào các cuộc thí
nghiệm tiếp theo cho ra kết quả có thể chấp nhận được, hoặc các hướng
dẫn đối với Nhà Thầu, yêu cầu đưa ra một vài hành động sữa chữa. Ví dụ
như nếu một kết quả thí nghiệm về lu lèn đạt mức thấp hơn yêu cầu quy
đònh thì Kỹ Sư Thường Trú có thể dùng kết quả thí nghiệm lân cận để chấp
9
nhận kết quả công việc đó nếu như kết quả này đạt yêu cầu. Hoặc Kỹ Sư
Thường Trú có thể yêu cầu Nhà Thầu lu lèn thêm ở khu vực đó, thường là

2 lượt.
Việc kiểm tra chất lượng dựa trên các yêu cầu nghiêm ngặt và kiểm tra
ngẫu nhiên không bảo đảm chất lượng sản phẩm được xác đònh đúng. Bởi
vì lý do này mà phương pháp thống kê đối với việc kiểm tra chất lượng đã
được áp dụng trong lónh vực sản xuất ở những nơi mà công việc và vật liệu
được chấp nhận hay bò khước từ dựa trên các xem xét trung bình và có đònh
hướng về tiêu chuẩn. Một phương pháp tương tự cũng đang dần được áp
dụng vào ngành công nghiệp xây dựng đường bộ nhưng ngày nay nó vẫn
không phải là chưa phổ biến trong công tác kiểm tra chất lượng bê tông.
Để duy trì các mối quan hệ tốt thì Kỹ Sư Thường Trú và nhân viên của
mình nên đưa ra một quy luật đó là không tiếp cận trực tiếp với các đốc
công của Nhà Thầu hay các Nhà Thầu Phụ về các phàn nàn liên quan đến
công việc. Nếu như Giám Đốc Dự Án đi ngang qua đường này thì ông ta sẽ
cảm thấy mất thể diện và uy tín, mà điều đó không phải là sự mong muốn
của đơn vò giám sát thi công. Kỹ Sư Thường Trú cũng không nên tỏ ra quá
nguyên tắc và cứng ngắc trong các quyết đònh. Mặt khác, công bằng và hợp
lý ở đây không có nghóa là Kỹ Sư Thường Trú sẽ phê duyệt tất cả các công
trình còn nghi ngờ về chất lượng. Một quy tắc vàng cho các nhân viên giám
sát đó là việc xem xét chất lượng phải luôn luôn vượt quá mong muốn của
Nhà Thầu để đẩy nhanh công việc và cắt giảm chi phí.
4. Đo Đạc Công Việc.
Khối lượng được đưa ra trong biểu khối lượng (BOQ) chỉ mang tính dự toán.
Đối với hầu hết các hạng mục trong quá trình chuẩn bò Dự Án thì không thể
tính toán một cách chính xác khối lượng mà cam kết với Nhà Thầu thực
hiện được. Ví dụ như khối lượng đất không phù hợp phải vận chuyển đi chỉ
có thể được xác đònh chính xác trong quá trình thi công mà thôi. Thông
thường thì được chấp thuận nếu như biểu khối lượng có độ chính xác trong
khoảng ±10%. Vì thế đối với các mục đích thanh toán thì cần thiết phải đo
đạc công việc thực tế đã được thực hiện.
Hợp đồng sẽ mô tả chính xác cách thức các hạng mục khác nhau được đo

đạc như thế nào. Các mô tả này thông thường được quy đònh trong tiêu
chuẩn kỹ thuật hoặc trong lời mở đầu của biểu khối lượng. Các phương
pháp thanh toán thường thay đổi theo từng hợp đồng, đặc biệt là các hạng
mục như đào đường ( cắt và rãnh thoát nước), đào thùng đấu và vận chuyển
đến nền đắp. Một số khối lượng ví dụ như móng dưới và móng trên thì
thường được tính từ các kích thước mang tính lý thuyết như được chỉ ra
trong các bản vẽ, điều đó có nghóa là Nhà Thầu không được thanh toán
thêm cho bất kỳ khoản đắp vượt nào cả.
10
Đo đạc các hạng mục thanh toán đã được hoàn thiện sẽ do Kỹ Sư Thường
Trú thực hiện. Khi Kỹ Sư Thường Trú muốn thực hiện các công tác đo đạc
thì Ông ta cần thông báo cho Nhà Thầu biết, đây là đơn vò buộc phải tham
gia vào công tác đo đạc và hổ trợ cho Kỹ Sư Thường Trú. Trong trường hợp
Nhà Thầu từ chối tham gia thì các đo đạc của Kỹ Sư Thường Trú được xem
là chính xác. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thế đối với các hợp đồng
được viết nhằm đưa ra trách nhiệm đo đạc đối với Nhà Thầu, trong trường
hợp đó đơn vò giám sát thi công có nhiệm vụ kiểm tra và phê duyệt các đo
đạc của Nhà Thầu. Phụ lục A cho biết dòng thông tin để bảo đảm các công
việc đo đạc và các hóa đơn của Nhà Thầu được xử lý một cách chính xác.
Các công việc đo đạc hàng tháng được tiến hành nhằm mục đích xác nhận
các chứng chỉ thanh toán đònh kỳ của Nhà Thầu. Đối với các hạng mục
công việc đang thi công thì các ước tính tương đối sẽ đủ để đáp ứng. Tuy
nhiên các đo đạc chi tiết phải được thực hiện ngay khi bất kỳ hạng mục nào
được hoàn thành và trước khi hạng mục đó được thanh toán.
Ngoài những hạng mục thanh toán được liệt kê trong biểu khối lượng thì
Kỹ Sư Thường Trú cũng phải làm tốt để đo đạc và giữ các ghi chép về các
hạng mục không thanh toán, mà đối với các hạng mục đó sau này Nhà
Thầu có thể khiếu nại đòi thanh thoán thêm. Những hạng mục khiếu nại
tiềm năng như thế bao gồm:
• Khi đào đất gặp đá lớn.

• Độ lún không biết trước trong các khu vực đắp.
• Trượt và hố.
• Các cọc bò hỏng.
5. Thanh Toán Cho Nhà Thầu.
Theo thông lệ quốc tế bình thường thì Nhà Thầu nhận được khoản tạm ứng
vào thời điểm bắt đầu công việc để trang trải các phí tổn về công tác huy
động. Khoản tạm ứng này, thông thường là 10% tổng giá trò hợp đồng, chỉ
được thanh toán sau khi hợp đồng được ký kết và Nhà Thầu cung cấp các
bảo chứng yêu cầu để thực hiện (Bảo chứng thực hiện). Bảo chứng cũng
được yêu cầu đối với việc huy động. Một điều rất quan trọng đối với đơn vò
giám sát đó là bảo đảm rằng hai bảo chứng này đều có giá trò và chính thức
có hiệu lực.
Trong quá trình thi công, Nhà Thầu được quyền nhận các khoản thanh toán
tiến độ hàng tháng cho phần công việc được thực hiện. Thủ tục là Nhà
Thầu đệ trình cho Kỹ Sư Thường Trú một bảng kê khai hàng tháng cho biết
tổng giá trò công việc ( xem phụ lục A đối với Sơ Đồ Khối đệ trình và phê
duyệt các bảng thanh toán của Nhà Thầu). Biểu mẫu của bảng kê khai của
Nhà Thầu phải được đơn vò giám sát phê chuẩn. Các hạng mục khác mà
11
được đề cập trong bảng kê khai hàng tháng của Nhà Thầu thường được
bình luận một cách vắn tắt như sau.
Công trình vónh cữu: Giá trò của các công trình vónh cữu phải được hổ trợ
bởi các tính toán chi tiết, các tính toán này chỉ cho thấy khối lượng được đo
đạc được nhân với đơn giá cho từng hạng mục trong biểu.
Các thay đổi: Theo hợp đồng thì Kỹ Sư (Không phải Chủ Đầu Tư) được ủy
quyền ra lệnh cho Nhà Thầu thực hiện các công việc phụ, bỏ qua bất kỳ
hạng mục công việc nào hoặc đưa ra các thay đổi đối với thiết kế của Dự
Án. Ví dụ như nếu một chiếc cống đã được xem xét kỹ lưỡng trong quá
trình chuẩn bò Dự Án thì Kỹ Sư có thể ra lệnh cho Nhà Thầu thi công chiếc
cống đó. Nếu như nền đắp đất hóa ra thấp hơn so với tải trọng mong muốn

thì Kỹ Sư có thể ra lệnh cho làm tăng bề dày của mặt đường đó và nếu như
một hộ lan được cho là dư thừa hoặc không cần thiết thì Kỹ Sư cũng có thể
ra lệnh phá bỏ đi. Với quan điểm là để có một con đường tốt hơn, ít chi phí
hơn thì Kỹ Sư có thể hướng dẫn Nhà Thầu sử dụng các vật liệu khác ngoài
những vật liệu được dự kiến trong hợp đồng.
Các lệnh thay đổi phải được đưa ra bằng văn bản, ngoại trừ khi khối lượng
thực tế vượt quá hay thấp hơn khối trong biểu khối lượng do sự thiếu chính
xác trong dự toán trong quá trình chuẩn bò Dự Án.
Thông thường đối với lệnh thay đổi thì cần thiết lập các biểu khối lượng
riêng lẽ. Giá trò xuất hiện trong bảng tóm tắt các bảng thanh toán hàng
tháng là tổng khoản tiền của tất cả các thay đổi, mỗi thay đổi đạt được
bằng cách nhân khối lượng được đo đạc của từng hạng mục trong biểu khối
lượng thay đổi đó với đơn giá tương ứng.
Thông thường trong các hợp đồng xây dựng quốc tế có cơ chế điều chỉnh
các khoản thanh toán của Nhà Thầu trong trường hợp có những biến đổi về
giá cả vật liệu xây dựng, nhiên liệu, nhân lực và các yếu tố tương tự.
Phần D. Kiểm Soát Chí Phí Trong Điều Kiện Hợp Đồng Đường Nhánh bao
gồm các hướng dẫn về tiến trình cần phải tuân theo trong việc quản lý các
thay đổi và các vấn đề điều chỉnh giá cả khác. Cũng xem phụ lục A.
Công nhật: Kỹ Sư Thường Trú cũng có thể ra lệnh cho Nhà Thầu thực hiện
các công việc phụ mà các công việc đó không có đơn giá trong biểu khối
lượng và các công việc này được biết đến như hạng mục công nhật. Các
lệnh thay đổi như thế phải được thực hiện bằng văn bản và các công việc
như thế sẽ được thanh toán theo đơn giá do Nhà Thầu đưa ra trong đấu thầu
thiết bò và nhân lực. Nếu cần vật liệu thì các vật liệu này sẽ được thanh
toán theo giá mua (Xác nhận bằng biên nhận) cộng với một khoản phụ trội
nhất đònh (Thông thường là 30 - 40%) để trang trải các chi phí và lợi tức.
Mỗi ngày Nhà Thầu phải đệ trình cho đơn vò giám sát một bảng nhân công,
thiết bò và vật liệu được sử dụng.
12

Khoản Tiền giữ Lại: Thông thường thì Chủ Đầu Tư rút lại một số tiền nhất
đònh của mỗi lần thanh toán tiến độ, thường thì 10% giá trò công việc được
thực hiện. Tuy nhiên, các khoản cắt giảm này không được tiếp tục tiến
hành khi tổng số tiền được rút đạt đến một phần nhất đònh của tổng số tiền
hợp đồng ví dụ như 5%. Sau khi hoàn thành Dự Án thì khoản tiền giữ lại
đó sẽ được hoàn trả lại cho Nhà Thầu. Các chi tiết này được nói đến trong
phần Điều Kiện Hợp Đồng.
Khoản Tiền Tạm Ứng Cho Công Tác Huy Động: Việc ứng tiền này, được
thanh toán ngay tại thời điểm bắt đầu việc thi công, sẽ xuất hiện đầy đủ
trong mỗi lần ứng của bảng thanh toán hàng tháng của Nhà Thầu. Số tiền
tạm ứng này sẽ được Nhà Thầu thanh toán lại dần ù theo những quy đònh
trong Hợp đồng sao cho khi hoàn thành Dự n thì toàn bộ số tiền tạm ứng
này được khấu trừ trong những bảng thanh toán hàng tháng.
Khoản tiền cộng dồn của tất cả các hạng mục đề cập trên đây sẽ cho biết
tổng số có thể được thanh toán vào cuối giai đoạn theo các bảng thanh toán
hàng tháng. Khoản tiền kế tiếp có thể được thanh toán đối với tháng hiện
tại được tiến hành bằng cách trừ đi tổng số tiền được thanh toán theo bảng
thanh toán vừa rồi.
Nhà Thầu phải xuất trình các bảng thanh toán của mình cho Kỹ Sư Thường
Trú càng sớm càng tốt sau khi hết hạn tháng yêu cầu. Đơn vi giám sát thi
công sẽ kiểm tra bảng thanh toán và phát hành chứng chỉ thanh toán trong
khoảng thời gian quy đònh như được nêu ra trong hợp đồng. Kỹ Sư Thường
Trú được ủy quyền đưa ra các sửa chữa nếu như thấy xuất hiện các sai sót
hoặc nếu như các công việc không đạt tiêu chuẩn quy đònh, nhưng Kỹ Sư
Thường Trú không được phép rút lại chứng chỉ thanh toán. Sau khi ký
chứng chỉ thanh toán thì gửi chúng chỉ thanh toán đó về cho Chủ Đầu Tư để
thanh toán.
Các chương trình vi tính được phát triển để ứng dụng vào công tác chuẩn bò
các bảng thanh toán hàng tháng và các chứng chỉ thanh toán. Điều này làm
đơn giản hóa đi đáng kể công đoạn này. Vì có mối liên hệ qua lại giữa các

hạng mục khác nhau quy đònh việc thanh toán cho Nhà Thầu được đònh
nghóa trong chương trình này, tất cả những việc này được cần đến hàng
tháng để điều chỉnh khối lượng công việc được thực hiện và để làm cho các
thay đổi phù hợp theo giá điều chỉnh và khối lượng vật liệu ở công trường.
Các chương trình tiên tiến hơn thậm chí còn có khả năng sử dụng các dữ
liệu này để cập nhật các Sơ Đồ Khối.
Sau khi chính thức hoàn thành việc thi công, điều này được đánh dầu bằng
việc phát hành một Chứng Chỉ Thanh Toán Hoàn Thành Cuối Cùng, đây là
thời điểm cần chuẩn bò chứng chỉ thanh toán cuối cùng này.
13
Tư liệu này là tài khoản dẫn chứng đầy đủ về các chi phí Dự Án và sẽ chỉ
cho biết số tiền chính xác còn nợ Nhà Thầu. Một nữa số tiền được giữ lại
thông thường sẽ được hoàn trả vào thời điểm này.
Sau giai đoạn bảo hành các hư hỏng sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra cuối
cùng và sẽ phát hành chứng chỉ duy tu nếu như không phát hiện sai sót gì
do lỗi của Nhà Thầu. Bất kỳ khoàn tiền giữ lại nào và bảo chứng thực hiện
lúc này có thể được hoàn trả, sau đó Nhà Thầu không còn trách nhiệm hợp
đồng gì đối với Chủ Đầu Tư nữa.
6. Kiểm tra Tiến Độ.
Điều kiện hợp đồng bao hàm các yêu cầu về nhiệm vụ của Nhà Thầu đưa
ra và luôn cập nhật các chương trình công việc. Lên kế hoạch công việc là
trách nhiệm của Nhà Thầu nhưng các chương trình công việc đó cần phải
được Kỹ Sư Thường Trú phê duyệt. Tất cả ba bên tham gia vào hợp đồng
thi công mong đợi các chương trình đó bởi vì đây là những công cụ thiết
yếu để kiểm tra kòp thời việc hoàn thành Dự Án liên quan đến chí phí chất
lượng. Các dụng cụ này cũng hình thành cơ sở các yêu cầu về dòng tiền
của Chủ Đầu Tư và lên kế hoạch cho các hoạt động giám sát. Cuối cùng
các chương trình công việc này là cần thiết cho sự hợp tác của các bên và
Nhà Thầu.
Sau khi có lệnh khởi công của Kỹ Sư thì Nhà Thầu phải đệ trình một

chương trình công việc trong khoảng thời gian quy đònh. Sau khi nhận được
yêu cầu thì Nhà Thầu cũng được yêu cầu đệ trình các thanh toán chi tiết về
các phương pháp mà Nhà Thầu dự kiến áp dụng đối với các hạng mục chủ
chốt, hoàn thiện bằng việc xác nhận trạm trôn và thiết bò. Kỹ Sư Thường
Trú có nhiệm vụ phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt chương trình công việc
đó. Nếu như Kỹ Sư Thường Trú còn nghi ngờ thì ông ta không nên chần
chừ để đề nghò Nhà Thầu đệ trình thêm thông tin hoặc làm sáng tỏ. Không
thể quá nhấn mạnh đến tính quan trọng của một chương trình làm việc thực
tế và chi tiết tại thời điểm bắt đầu công việc.
Trong khi đánh giá chương trình công việc thì Kỹ Sư Thường Trú phải cân
nhắc xem liệu mối quan hệ giữa thời gian chỉ đònh cho các hoạt động công
việc khác nhau và đầu vào dự kiến của thiết bò và nhân công có hợp lý
không. Năng lực làm việc của lao động đòa phương đã được cân nhắc chưa?
Các đầu ra của thiết bò có thể hiện được tính thực tế không? Đã xem xét
những ngày nghỉ lễ và điều kiện thời tiết ví dụ như mùa mưa khi mà hiệu
năng công việc bò giảm sút đi chưa. Tất các các cản trở và các vật giới hạn
như lối vào công trường, việc bàn giao hiện trường, nhu cầu xây dựng cầu
tạm có được lồng ghép vào chương trình công việc hay không? Nếu câu trả
lời là không đối với bất kỳ vấn đề nào được nêu trên đây thì cần trả lại
chương trình công việc đó để chỉnh sữa. Sau khi ý thức được các các vấn đề
này thì Nhà Thầu hoặc là cải thiện hiệu năng các hoạt động công việc hoặc
14
là huy động thêm thiết bò và nhân công. Nếu như Kỹ Sư Thường Trú cho
rằng công việc đang chậm so vối tiến độ thì cho dầu các chương trình công
việc được phê duyệt cũng sẽ phải được Nhà Thầu điều chỉnh.
Có thể chuẩn bò các chương trình công việc theo nhiều cách khác nhau .
Cách thông thường nhất là chương trình đó cần phải dễ đọc và dễ quản lý.
Các Sơ Đồ Khối đơn giản vẽ mỗi hoạt động dựa theo tỷ lệ thời gian là
chính xác hơn đối với hầu hết các dự án đường bộ. Bởi vì một Sơ Đồ Khối
dạng thanh sẽ khó diễn dãi nếu như nó chỉ ra quá nhiều các hoạt động, một

ý kiến hay là vạch ra các chương trình hổ trợ cho các hoạt động quan trọng.
Một sai sót về Sơ Đồ Khối thanh đó là nó không thực sự phù hợp để chỉ ra
các tính chất phụ thuộc giữa các hạng mục, điều đó có nghóa là rất khó để
đánh giá tác động của các trì hoãn khoanh vùng. Đối với công việc có quy
mô lớn hơn và phức tạp hơn ví dụ như hạng mục về cầu, vì thế người ta có
thể muốn bổ sung các Sơ Đồ Khối thanh bằng các phân tích rõ ràng và kế
hoạch cụ thể.
Sẽ là một sự kiện buồn mà nhiều Nhà Thầu, đặc biệt các Nhà Thầu ở các
nước đang phát triển, đó là không quan tâm đầy đủ đến các chương trình
công việc. Các kế hoạch này mang ít hoặc không có giá trò nếu như chúng
được sử dụng như các vật trang trí tường hơn là công cụ để kiểm tra tiến đô
công việc. Đối với một chương trình phục vụ cho mục đích này thì tiến độ
cần phải được quản lý liên tục, điều đó có nghóa là những gì đạt được trên
thực tế cần đem so sánh với đầu ra theo kế hoạch. Khi công việc chậm so
với tiến độâ thì điều quan trọng là xác đònh lý do tại sao chậm càng sớm
càng tốt.
Thông thường có thể giới thiệu các biện pháp sữa chữa vào giai đoạn đầu
để làm cho công việc đúng tiến độ trở lại, tuy nhiên người ta thường thấy
rằng Kỹ Sư Thường Trú yêu cầu chương trình làm việc được chỉnh sửa do
các trì hoãn, tất cả những việc xảy ra là một vài các thay đổi mang tính tô
điểm cho chính chương trình đó trong khi không có hành động nào về các
lý do trì hoãn cả. Việc này là tấn công vào các triệu chứng hơn là chính căn
bệnh.
Cách ngăn chặn các trì hoãn tốt nhất đối với đơn vò giám sát thi công là
bám chặt vào các quy đònh hợp đồng về các chương trình công việc và tích
cực buộc Nhà Thầu đưa ra các biện pháp sữa chữa kòp thời. Để đạt được
điều này thì Kỹ Sư Thường Trú và nhân viên của mình không nên do dự
trong việc đưa ra các lời khuyên nhưng họ cũng không nên can thiệp trực
tiếp vào các hoạt động của Nhà Thầu. Làm như thế có nghóa là gánh lấy
trách nhiệm và có thể dễ dàng dẫn đến kết quả khiếu nại sau đó.

7. Gia Hạn Thời Gian
15
Nếu xảy ra các trì hoãn, mà các trì hoãn này dẫn đến việc hoàn thành Dự
Án chậm, thì Nhà Thầu sẽ được quyền ưu tiên xin gia hạn thời gian để
hoàn thành Dự Án. Điều này là cần thiết để giảm bớt đi hoặc loại trừ
khoản tiền mà nếu không họ phải thanh toán bởi vì các thiệt hại bò phát
mãi do không hoàn thành đúng tiến độ.
Gia hạn thời gian được chứng minh là hợp lý ví dụ như nếu các trì hoãn xãy
ra đối với các hoạt động của Nhà Thầu do:
• Bàn giao công trường chậm trễ.
• Phát hành chậm trể các bản vẽ và hướng dẫn
• Đình chỉ công việc
• Thời tiết xấu
• Các tình huống bất khả kháng
Để được gia hạn thời gian thì cần phải đáp ứng hai điều kiện cơ bản. Thứ
nhất việc trì hoãn này không phải là do lỗi của Nhà thầu, thứ hai việc trì
hoãn này gây ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình hoàn thành Dự n,
điều đó có nghóa là nó phải rơi vào một trường hợp đặc biệt quan trọng.
Dưới đây là một ví dụ về cách giải quyết các khiếu nại về việc gia hạn thời
gian. Nhà Thầu khiếu nại rằng các hoạt động về công tác đất trong phạm vi
đường bò các chủ sở hữu đất ngưng lại vào hai sự kiện. Sự kiện thứ nhất
công trình bò ngưng lại trong khoảng thời gian 45 ngày trong khi Chủ Đầu
Tư giải quyết các vấn đề. Sự kiện thứ hai công trình bò ngưng lại trong thời
gian 70 ngày và kết quả là Nhà Thầu yêu cầu 45 + 70 = 115 ngày gia hạn
thời gian.
Kỹ Sư đồng ý rằng theo điều khoản hợp đồng thì khiếu nại xin gia hạn thời
gian này có thể được chấp nhận và các sự kiện đó không phải do lỗi của
Nhà Thầu. Người ta còn đồng ý thêm rằng việc đình trệ 45 ngày đối với sự
kiện ban đầu là hợp lý bởi vì các ghi chép xác nhận rằng đội thi công đó có
ngưng hoạt động trong giai đoạn xin gia hạn thời gian nói trên và mong

muốn rằng vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, tuy nhiên sự
kiện thứ hai thì khác đi rất nhiều bởi vì Kỹ Sư Thường Trú đã chỉ thò cho
Nhà Thầu di dời đội thi công đến vò trí làm việc khác gần đó một ngày sau
khi công việc bò ngưng. Nhà Thầu đã cam kết và có thể trở lại và hoàn
thành công tác đất sau khi các vấn đề của sự kiện thứ hai được giải quyết
xong.
Về việc xác đònh khối lượng của việc gia hạn thời gian thì Kỹ Sư lưu ý rằng
bởi vì Nhà Thầu có bốn đội công tác đất ở công trường nên tác động của
một đội thi công nhàn rỗi lên toàn bộ tiến trình công việc chỉ là 25%. Thời
gian gia hạn được phép như sau.
Sự kiện thứ nhất: Thời gian thất thoát 45 ngày
Sự kiện thứ hai: Thời gian thất thoát 1ngày
Di chuyển đội: 3 ngày
16
Quay trở lại: 3 ngày
Tổng cộng
Trì hoãn thực tế 25% của 52 ngày hoặc là 13 ngày.
Yêu cầu gia hạn thời gian cần được Nhà Thầu thực hiện càng sớm càng tốt
ngay sau khi việc trì hoãn xãy ra. Đơn vò giám sát thi công buộc phải hành
động nhanh bởi vì Nhà thầu sẽ không thể lên kế hoạch công việc một cách
chính xác bởi vì Nhà Thầu không biết liệu việc gia hạn thời gian có được
chấp nhận hay không. Khi đánh giá một yêu cầu xin gia hạn thời gian
thông thường thì Kỹ Sư Thường Trú buộc phải công bằng và hợp lý. Một
mặt Kỹ Sư Thường Trú phải xem xét rằng gia hạn thêm thời gian có nghóa
làm gia tăng thêm chi phí của Dự Án do các thiệt hại không được thanh lý
hoặc được thanh lý với giá thấp cũng như các khiếu nại về kinh phí có thể
xảy ra từ phía Nhà Thầu. Mặt khác việc khước từ các yêu cầu được chứng
minh là hợp lý này có thể làm gia tăng chi phí nếu như phải dùng đến việc
phân xử xủa trọng tài. Việc gia hạn thời gian luôn luôn cần được Kỹ Sư giải
quyết bởi vì sự hiểu biết về các điều luật hợp đồng là rất quan trọng trong

việc giải quyết vấn đề này một cách đúng đắn.
8. Các khiếu nại về chi phí.
Ngày nay hầu hết tất cả các hợp đồng thi công đường bộ phải đối mặt với
các khiếu nại đòi thanh toán thêm. Không phải lúc nào tổng giá trò các
khiếu nại cũng bằng với hoặc thậm chí vượt giá trò hợp đồng gốc. Các Nhà
Thầu nhất đònh chủ ý bỏ thầu thấp để bảo đảm Hợp đồng rồi họ có thể bắt
đầu chuẩn bò các khiếu nại về kinh phí với sự giúp đỡ của các chuyên gia
khiếu nại thông thường là những luật sư. Vì vậy cho nên một điều rất quan
trọng là Kỹ Sư Thường Trú và các nhân viên của mình phải biết được các
khiếu nại từ lúc bắt đầu Dự Án và phải nổ lực để ngăn chặn hoặc ít nhất
cũng làm giảm tối đa các chi phí phát sinh. Một mặt một số Chủ Đầu Tư
xem bất kỳ yêu cầu xin thanh toán thêm nào là một điều xúc phạm và
mong muốn đơn vò giám sát thi công bác bỏ tất cả các khiếu nại ngoài tầm
giải quyết. Điều này không đúng bởi vì thật ra có nhiều khiếu nại mà các
khiếu nại này là thực tế và liên quan đến những vấn đề mà có thể là gây
nguy hiểm cho Chủ Đầu Tư theo các điều kiện của hợp đồng.
Phần đa số các khiếu nại về chi phí rơi vào một trong ba trường hợp sau
đây:
• Nhà Thầu gặp phải những điều kiện hay những cản trở mà không thể
đoán trước được vào thời điểm đấu thầu.
• Các công việc bổ sung hoặc thay đổi được thanh toán với giá quá thấp
do đơn vò giám sát thi công đưa ra.
• Có những trì hoãn và cản trở các hoạt động cộng việc vì những lý do
ngoài tầm kiểm soát của Nhà Thầu
Các điều kiện và các vật cản không thể nhìn thấy trước được thường liên
quan đến các vấn đề nằm dấu trong lòng đất ví dụ như các vấn đề liên
quan đến lớp đất dưới, các nguồn vật liệu có chất lượng thấp, các ống nước
và các vấn đề tương tự. Quy luật cơ bản là Nhà Thầu không chỉ được quyền
17
bồi thường cho bất cứ những khó khăn nào gặp phải nếu như những khó

khăn đó đước hình thành mà ngay cả những Nhà Thầu có kinh nghiệm cũng
không thễ dễ dàng phát hiện ra trước được. Cũng cần lưu ý rằng Tài Liệu
Mời Thầu yêu cầu các đơn vò tham gia đấu thầu tiến hành các cuộc khảo
sát cần thiết để chuẩn bò cho việc đấu thầu thực tế, công việc này có bao
gồm lớp đất dưới. Nếu như Nhà Thầu từ chối làm việc này thì chính Nhà
Thầu là người chòu trách nhiệm về những hậu quả như vậy.
Đối với loại hình khiếu nại này thì Nhà Thầu chỉ được quyền thanh toán
khoản chi phí thực tế mà không phải là khoản lời.
Như được đề cập trước đây, các công việc thay đổi hay bổ sung cần được
thanh toán theo đơn giá trong biểu khối lượng nếu như các biểu khối lượng
này được đơn vò giám sát thi công xem xét áp dụng. Trong trường hợp mà
các đơn giá hiện hữu không thể áp dụng được hoặc trong biểu khối lượng
không có đơn giá thì đơn giá mới cần được thỏa thuận với Nhà Thầu. Trong
trường hợp không thể đạt được thỏa thuận về một đơn giá công bằng và
hợp lý thì đơn vò giám sát thi công có quyền đơn phương sửa đơn giá cho
thích hợp. Tuy nhiên, khi thực hiện điều này cũng cần hết cẩn trọng bởi vì
việc không đạt được thỏa thuận chung về việc sữa chữa đơn giá là một
trong những nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến các tranh chấp theo
hợp đồng xây dựng. Có rất nhiều trường hợp ghi lại được khi mà các trọng
tài nhận được các khoản thưởng lớn từ phía Nhà Thầu và điều này thường
gây ngạc nhiên lớn đối với Chủ Đầu Tư và Kỹ Sư, vì thế cho nên khi đưa ra
các lệnh thay đổi thì không quên xem xét kỹ lưỡng trước về tính khả thi của
nó.
Đối với các khiếu nại về tài chính thì Nhà Thầu được quyền thanh toán chi
phí cộng thêm khoản lời.
Các khiếu nại về trì hoãn và các gián đoạn đối với các hoạt động của Nhà
Thầu về nguyên tắc là có thể được chấp nhận trong các trường hợp sau
đây:
• Công trường không được bàn giao theo kế hoạch.
• Các bản vẽ được phát hành quá trễ.

• Tiến độ bò đơn vò giám sát thi công chính thức đình chỉ.
• Có các sai sót và những bất cập trong dữ kiện hợp đồng.
• Có các sai sót về các điểm khảo sát bàn giao cho Nhà Thầu.
• Nhà thầu được lệnh tiến hành công tác đào để dỡ bỏ và kiểm tra
công việc mà các công việc này được chứng minh là hợp lý.
Để xác nhận thanh toán thì Nhà Thầu phải chứng minh rằng Nhà Thầu
không thể sử dụng được các thiết bò và lao động nhàn rỗi ví dụ như bằng
cách di chuyển đội thi công đang gặp vấn đề sang công trường thay thế
khác. Điều này rất quan trọng bởi vì nhiệm vụ của Nhà Thầu là phải nổ lực
hết sức để hạn chế tối đa những tác động cản trợ đến công việc của mình.
18
Hơn thế nữa, Nhà Thầu cũng có trách nhiệm tập hợp thành văn bản tất cả
các chi phí khiếu nại của mình.
Đối với hầu hết các khiếu nại về trì hoãn và cản trở thì Nhà Thầu được
quyền thanh toán khoản chi nhưng không phải khoản lời.
Trường hợp sau đây cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá các khiếu
nại đúng theo các điều kiện hợp đồng. Hai ví dụ được đưa ra trên đây về
hính thức thì tương tự như nhau, cả hai đều liên quan đến việc phát hành
các bản vẽ quá trễ nhưng mặc dầu như thế thì kết quả hoàn toàn khác nhau.
Một chiếc cống đã không được thể hiện trên bản vẽ một cách thận trọng.
Khi Kỹ Sư Thường Trú phát hiện ra việc bỏ sót này và đưa ra lệnh thay đổi
thì công việc của chiếc cống này hầu như đã được hoàn thành. Nhà Thầu
ngay lập tức yêu cầu các cống tròn bổ sung nhưng một đội thi công mà nếu
không được huy động thì phải ở không trong ba tuần chờ cho đến khi có
cống tròn được đưa đến công trường. Nhà Thầu khiếu nại rằng Nhà Thầu
cần được bồi thường chi phí phát sinh đó. Kỹ Sư chấp nhận các khiếu nại
này bởi vì (1) nó được chấp thuận chiếu theo các điều kiện hợp đồng (2)
không có công việc thay thế nào cho đội thi công gặp rắc rối đó và (3) Nhà
Thầu không thể đoán trước được nhu cầu của những chiếc cống này.
Một cái cống tròn được thể hiện trên bản vẽ nhưng các kích thước yêu cầu

đã bò lảng quên một cách thiếu thận trọng. Như ở ví dụ 1, khi các công việc
liên quan đến cống gần như được hoàn thành thì Kỹ Sư Thường Trú mới
phát hiện ra sai sót này và cung cấp cho Nhà Thầu các kích thước chính
xác. Như trước đây, một đội thi công cống buộc phải nghỉ trong ba tuần cho
đến khi các cống tròn có kích thước quy đònh được huy động đến công
trường. Kỹ Sư bác bỏ khiếu nại này với lý do đó là nhiệm vụ mang tính hợp
đồng của Nhà Thầu phải nghiên cứu các bản vẽ vào thời điểm đấu thầu.
Nếu Nhà Thầu đã nghiên cứu các bản vẽ thì Nhà Thầu đã có thể phát hiện
ra các sai sót và các sai sót đó đã có thể được làm sáng tỏ. Vì thế cho nên
Kỹ Sư khẳng đònh rằng chính Nhà Thầu phải chïòu trách nhiệm về đội thi
công cống nhàn rỗi đó.
Các điểm dưới đây có dụng ý sửa chữa các khái niệm sai lầm thông thường
về các khiếu nại chi phí.
• Việc gia hạn thời gian đã được chấp thuận không tự động chứng minh
các khoản thanh toán thêm cho Nhà Thầu.
• Điều kiện thời tiết bất thường có thể cho phép Nhà Thầu gia hạn thời
gian nhưng không được quyền thanh toán thêm.
• Việc liệu Nhà thầu có mất tiền hay không thì không liên quan đến và
không thể hình thành cơ sở để khiếu nại.
• Bất kỳ hành động xấu nào của Nhà Thầu Phụ đều thuộc trách nhiệm
của Nhà Thầu.
19
• Miễn là Kỹ Sư Thường Trú và nhân viên của mình hoạt động trong
phạm vi hợp đồng thì sẽ không có những điều gọi là“ giám sát quá
nghiêm ngặt”
Khi nảy sinh một khiếu nại về chi phí thì Nhà Thầu phải tuân theo các thủ
tục một cách nghiêm ngặt. Thứ nhất, điều quan trọng là đưa ra một thông
báo bằng văn bản về dự đònh của mình đối với việc khiếu nại về thanh toán
bổ sung. Mặc dầu chính khiếu nại đó có thể được đệ trình sau này nhưng nó
sẽ không bò tước quyền nếu như yêu cầu thông báo đó đã được tuân thủ

đúng. Thứ hai, để có giá trò thì một khiếu nại phải được đưa ra theo một
(Hay nhiều điều khoản) điều khoản nhất đònh trong điều kiện hợp đồng và
cuối cùng trách nhiệm chứng cứ sẽ thuộc về Nhà Thầu và Nhà Thầu cần
cung cấp tất cả các tài liệu để dẫn chứng các chi phí khiếu nại bổ sung.
Thông thường thì Kỹ Sư có quyền giải quyết các khiếu nại về chi phí. Kỹ
Sư sẽ đóng vai trò là người trung gian và đưa ra những quyết đònh công
bằng và không thiên vò bên nào ngay cả khi những quyết đònh đó có thể
không ủng hộ chính ông ta hoặc Chủ Đầu Tư.
Nếu như Nhà Thầu không chấp nhận quyết đònh của Kỹ Sư thì Nhà Thầu sẽ
thông báo cho Kỹ Sư bằng văn bản. Nếu như những tranh chấp như vậy
không thể được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán thì buộc phải dùng
đến trọng tài, vấn đề có thể được giải quyết bởi một hay nhiều hơn một
trọng tài, những người sẽ đưa ra quyết đònh cuối cùng và có tính ràng buộc.
Trong khi trọng tài xét xử thì việc trình các ghi chép về các hướng dẫn đưa
ra cho Nhà Thầu của đơn vò giám sát thi công là tối quan trọng, việc quan
sát, kiểm tra, tiến độ công việc, điều kiện khí hậu, thiết bò ở công trường,
nhân sự, việc cung ứng vật liệu, các sai sót do Nhà Thầu thực hiện v.v. Kỹ
Sư, theo hợp đồng, sẽ không có trách nhiệm nếu như từ chối không đưa ra
các chứng cứ quyết đònh.
9. Thiếu Sót của Nhà thầu.
Theo điều kiện hợp đồng thì Chủ Đầu Tư có thể trục xuất Nhà Thầu ra khỏi
hợp đồng nếu như Kỹ Sư xác nhận rằng Nhà Thầu đã:
• Không bắt đầu công việc hoặc bỏ quên công trường trước khi hoàn
thành công trình; hoặc
• Giao công việc hay một phần công việc cho đơn vò khác mà không
được phép; hoặc
• Từ chối sửa chữa công việc bò sai mà đã bò đơn vò giám sát thi công từ
chối; hoặc
• Phá sản; hoặc
• Trắng trợn và kiên quyết từ chối không hoàn thành nhiệm vụ theo

hợp đồng.
20
Trong trường hợp Chủ Đầu Tư trục xuất Nhà Thầu thì đơn vò giám sát thi
công sẽ xác minh giá trò của toàn bộ công việc đã được hoàn thành và bắt
đầu cũng như giá trò của tất cả các thiết bò, trạm trộn, vật liệu, các dàn giáo
và những điều tương tự. Chủ Đầu Tư có thể hoặc tự hoàn thành Dự Án
hoặc có thể tuyển chọn một Nhà Thầu mới để thực hiện công việc còn lại.
Một trong hai trường hợp trên theo hướng dẫn của Chủ Đầu Tư thì các thiết
bò, vật liệu v.v của Nhà Thầu tiền nhiệm có thể được bán lại hoặc được sử
dụng để hoàn thành Dự Án. Việc Nhà Thầu bò trục xuất không có nghóa là
hợp đồng của Nhà Thầu đó với Chủ Đầu Tư bò hủy bỏ và Nhà Thầu đó
phải có trách nhiệm mang tính pháp lý về các chi phí hoàn thành công
trình.
Tài khoản đó sẽ được giải quyết sau khi Dự Án đã được hoàn thành bởi đơn
vò thi công khác dựa theo các nguyên tắc sau. Thứ nhất, đơn vò giám sát thi
công xác đònh khoản thanh toán còn nợ Nhà Thầu tiền nhiệm nếu như Nhà
Thầu đó đã hoàn thành công việc. Từ khoản tiền này trừ đi chi phí thực tế
hoàn thành Dự Án cũng như các thiệt hại được phát mãi và các chi phí bổ
sung phát sinh khác của Chủ Đầu Tư do kết quả của việc thiếu sót. Kết quả
là Nhà Thầu tiền nhiệm sẽ không thể tránh được việc nợ Chủ Đầu Tư một
khoản tiền lớn. Để lấy lại khoản nợ này, ít nhất là một phần, thì Chủ Đầu
Tư có thể tòch thu bảo chứng thực hiện cũng như bất kỳ khoản tiền thu được
nào từ việc bán các thiết bò v.v. Trường hợp thường hay xảy ra đó là nếu
như vẫn có một khoản nợ từ phía Nhà Thầu thì Chủ Đầu Tư tùy theo sự
lựa chọn của mình mà có thể lấy lại khoản nợ này thông qua việc tố tụng
dân sự.
10. Các Thủ Tục Giám Sát.
Các cuộc hội họp là những công cụ thiết yếu trong việc quản lý Dự n. Để
có những cuộc họp thành công thì các cuộc họp đó cần phải được chuẩn bò
tốt, như những cuộc họp thương mại và được hướng dẫn theo chương trình

nghò sự đã được hoạch đònh. Thông thường trong các cuộc họp này, Kỹ Sư
Thường Trú sẽ hoạt động với chức năng là người chủ tọa. Cần có biên bản
rõ ràng và ngắn gọn và được các bên tham gia phê chuẩn.
Trước khi tiến hành công việc thông thường sẽ tổ chức một hội nghò công
trường với sự tham dự của Kỹ Sư, Kỹ Sư Thường Trú và các nhân viên
giám sát khác cùng ngồi một bên và Giám Đốc Dự Án của Nhà Thầu, các
đại diện khác và các Nhà Thầu phụ ngồi một bên. Có thể là một ý kiến hay
để mời Chủ Đầu Tư tham dự cuộc họp quan trọng đầu tiên này. Cuộc họp
này được tổ chức nhằm các mục đích chính sau.
• Làm quen giữa các bên với nhau, bao gồm việc giới thiệu Nhà Thầu
và các đơn vò Kỹ Sư.
• Làm sáng tỏ quyền hạn được giao cho Kỹ Sư Thường Trú.
• Thống nhất lộ trình hành chính, bao gồm các đường giây thông tin và
các tổ chức của các hoạt động hàng ngày.
21
• Xem xét chương trình làm việc của Nhà Thầu và xem công việc huy
động của nhà thầu được tiến hành đến đâu.
• Xác minh rằng các vấn đề bảo chứng hợp đồng và các bảo hiểm đã
được thực hiện đúng.
• Thỏa thuận việc bàn giao hiện trường nếu liên quan
• Giải thích tất cả các vấn đề quan trọng cho Nhà Thầu bao gồm các
mối quan hệ với các chủ sở hữu tài sản, các nhà chức trách đòa
phương và những điều tương tự.
Nói chung đơn vò giám sát thi công ngay tại cuộc họp công trường đầu
tiên sẽ phải làm sáng tỏ và giải quyết những nghi ngờ mà Nhà Thầu
có thể có trong mối hợp tác hiệu quả tương lai.
Trong giai đoạn thi công có một thông lệ tốt đó là thường xuyên tổ chức
các cuộc họp công trường nhằm mục đích ghi chép các sự kiện, thảo luận
các vấn đề và đưa ra các quyết đònh. Tần số của các cuộc họp có thể thay
đổi nhưng đối với nhiều dự án thi công đường bộ thường thì các cuộc họp

diễn ra hàng tháng. Các bên tham gia chính
là Kỹ Sư Thường Trú và Giám Đốc Dự Án của Nhà Thầu, cả hai bên đều
được sự hổ trợ của các nhân viên kỹ thuật và hành chính chủ chốt. Chương
trình nghò sự, chương trình này được lưu hành trước cuộc họp, thường bao
gồm các chủ đề sau:
• Các bình luận về cuộc họp công trường vừa qua.
• Tiến độ của tháng vừa qua.
• Tiến độ theo kế hoạch
• Nhân lực, máy móc và vật liệu.
• Các vấn đề kỹ thuật
• Các vấn đề tài chính
• Các vấn đề hành chính
• Các công việc phụ
• Thời gian tổ chức cuộc họp công trường sắp tới.
Một nhiệm vụ quan trọng của Kỹ Sư Thường Trú và nhân viên của Kỹ Sư
Thường Trú là giữ các ghi chép về bất kỳ những gì xảy ra trong Dự Án.
Các ghi chép sẽ này hình thành cơ sở để phê duyệt công việc cũng như
thanh toán cho Nhà Thầu. Hơn thế nữa, các ghi chép công trường là không
thể thiếu được trong trường hợp có những bất đồng xảy ra ví dụ như về các
công việc bổ sung hay công việc thay đổi, gia hạn thời gian và các khiếu
nại đòi thanh toán thêm.
Phụ lục D bao gồm đầy đủ các thảo luận về các yêu cầu tư liệu Dự Án, tuy
nhiên các ghi chép giám sát có thể được phân chia rộng rãi thành các thể
loại sau:
22
• Các ghi chép mang tính lòch sử, điều đó có nghóa là các chương trình
làm việc và các dữ liệu quản lý, sổ nhật ký của Kỹ Sư Thường Trú và
các ghi chép kiểm tra thường nhật.
• Các ghi chép về chất lượng, có nghóa là các kết quả thí nghiệm, kiểm
tra khảo sát v.v

• Các ghi chép về khối lượng có nghóa là việc đo đạc thanh toán, các
bảng thanh toán hàng tháng, các chứng chỉ thanh toán và các lệnh thay
đổi.
• Các ghi chép hoàn công, có nghóa là các bản vẽ và các mô tả về tất cả
các phần được hoàn thành của Dự Án.
Các công văn gửi đi hay nhận được từ Nhà Thầu, Chủ Đầu Tư và các bên
khác được lưu vào hồ sơ của Kỹ Sư Thường Trú. Do kích thước của các
giấy tờ liên quan nên cần nhấn mạnh rằng phải có một hệ thống hồ sơ lưu
đầy đủ và được bám sát ngay từ thời điểm bắt đầu của giai đoạn thi công.
Thông thường thì đơn vò giám sát được yêu cầu chuẩn bò báo cáo tiến độ
hàng tháng để đệ trình cho Chủ Đầu Tư, các cơ quan tài chánh quốc tế và
các bên khác liên quan đến Dự Án. Nói chung báo cáo này thường bao gồm
các nội dung sau:
• Một sự mô tả vắn tắt về dự án ban đầu và các thay đổi quan trọng.
• Các số liệu hợp đồng quan trọng bao gồm bất kỳ khoản thời gian gia
hạn nào được phê chuẩn.
• Các thông tin về các hợp đồng phụ được phê chuẩn.
• Tiến độ công việc so với chương trình làm việc được phê chuẩn, xác
đònh các vấn đề mà có thể gây nên trì hoãn và đưa ra các hành động để
làm cho Dự Án trở lại đúng với tiến độ.
• Các cân nhắc mang tính vật lý bao gồm các dữ liệu về thời tiết, các
nguồn thi công và việc thí nghiệm cũng như các vấn đề chất lượng.
• Các xem xét về tài chính bao gồm chứng chỉ thanh toán của tháng cuối
cùng, kế hoạch lệnh thay đổi, các khiếu nại chi phí được phê chuẩn và
các việc tồn đọng chờ giải quyết và sự ước lượng nguồn tiền được cập
nhật.
• Giám sát thi công, thực hiện và các vấn đề gặp phải.
Bất kỳ Kỹ Sư Thường Trú có năng lực nào cũng lấy làm hãnh diện
trong việc chuẩn bò các báo cáo rõ ràng và mang nhiều thông tin. Việc
sử dụng các hình ảnh tiến độ là một ý tưởng hay bởi vì ai cũng biết rõ

rằng một bức ảnh có thể cho ta biết nhiều thứ hơn là lời nói.
Hạng Mục Đường Nhánh Dự Án ADB3 – Cẩm Nang Giám Sát Thi Công. H
Phụ Lục C. Sơ Đồ Khối Giám Sát Cầu và Các Kết Cấu.
23
PHỤ LỤC C.
SƠ ĐỒ KHỐI GIÁM SÁT CẦU VÀ CÁC KẾT CẤU.
Hạng Mục Đường Nhánh Dự Án ADB3 – Cẩm nang Giám Sát Thi Công.
Phụ Lục D - Các Yêu Cầu Báo Cáo Dự Án.
Dười đây là một sự mô tả về các báo cáo Dự Án mà cần được duy trì cho
mỗi Dự Án Đường Nhánh. Hình thức thì có thể được thay đổi để đáp ứng
được các thủ tục đã được thiết lập của các đơn vò tư vấn phụ miễn là tính
chất cơ bản của Dự Án không được thay đổi.
Báo Cáo Dự án
1. Mục Đích
24
Xác đònh các yêu cầu tối thiểu để tái diễn các báo cáo về tình hình, các
mẫu, các yếu tố quan trọng và các mẫu báo cáo tiêu chuẩn.
2. Cơ Chế
Mỗi lónh vực văn phòng đều phải duy trì các ghi chép hàng ngày, hàng tuần
và hàng tháng một cách liên tục về việc thi công, bao gồm các báo cáo sau
đây:
a. Báo cáo thi công thường nhật của Giám Sát.
b. Nhật ký công trường.
c. Tóm tắt hàng tuần của Kỹ Sư.
d. Các biên bản họp hàng tuần.
e. Báo cáo tiến độ hàng tháng của Kỹ Sư Thường Trú
3. Thủ tục
a. Báo cáo thi công thường nhật của Giám Sát.
Báo cáo thi công thường nhật của Giám Sát là nguồn tư liệu gốc mà từ đó
công việc được Nhà Thầu thực hiện, các gia tăng về hạng mục thanh toán

kết hợp và các sự kiện Dự Án khác đều được ghi chép lại. Như thế báo cáo
cần phải được hoàn thiện một cách rõ ràng, minh bạch và chính xác.
Mỗi Giám Sát công trường phải hoàn thành một Báo Cáo Giám Sát Thi
Công Hàng Ngày, nêu rõ các chi tiết thi công mà các chi tiết này thuộc
phần trách nhiệm được giao cho Giám Sát đó. Tất cả các khoảng trống
trong báo cáo đều phải được hoàn tất, xác đònh các hạng mục mà không thể
áp dụng được bằng cách lồng vào các hạng mục không áp dụng được.
Giám Sát chuẩn bò báo cáo và yêu cầu Kỹ Sư Thường Trú ký vào các báo
cáo hàng ngày đó.
b. Nhật Ký Công Trường.
Kỹ Sư và đại diện Kỹ Sư sẽ phải hoàn thành sổ nhật ký công trường, nhật
ký này tóm tắt các thông tin về từng báo cáo thi công hàng ngày của Giám
Sát tổng kết số công việc và các vò trí được thực hiện, nhân sự, thiết bò, vật
liệu nhận được của Nhà thầu, các xung đột với các cơ quan công cộng, gia
tăng khối lượng hợp đồng, điều kiện thời tiết, thăm công trường, nhận xét
đánh giá và các thông tin, thư nhận được.
Các hạng mục công việc kiểm soát từ tiến độ gốc được chấp thuận của Nhà
Thầu cần được bao gồm trong nhật ký, nêu rõ rằng liệu Nhà Thầu có đang
thực hiện công việc trên các hạng mục kiểm soát đó không. Các thông tin
bổ sung như các lệnh và các hướng dẫn đưa ra cho Nhà Thầu, các hướng
dẫn nhận được từ phía Chủ Đầu Tư và các thông tin về các sự kiện khác
liên quan đến Dự Án cũng cần được bao gồm trong nhật ký đó.
25

×