Đề khảo sát Học sinh Giỏi
Năm học: 2013-2014.
Môn: Tiếng Việt Lớp 3
Thời gian: 60 phút
Phần I: Trắc nghiệm
Đọc hiểu
Ong xây tổ
Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành
từng chuỗi như cái mành mành. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời
khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt
để xây thành tổ. Hết sáp, chú tự rút về phía sau để những chú khác tiến lên xây tiếp. Những
bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm
cho cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành
một chất xốp, bền và khó thấm nước.
Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhip nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ
luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “ vôi vữa”.
Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã được xây xong. Đó là một toà nhà vững chãi,
ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. Cả đàn ong trong tổ là một khối
hoà thuận.
Câu1. Nối thông tin ở cột trái với thông tin thích hợp ở cột phải để nói về công việc
của các chú ong khi tham gia xây tổ.
a) Các bác ong thợ già, những
anh ong non
1. Lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra, trộn với nước
bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ.
b) Các chú ong thợ trẻ 2. Dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt
sáp của ong thợ tiết ra
Câu2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Qua việc ong xây tổ, ta thấy ong có những đức tính nào?
a. Tiết kiệm
b. Đoàn kết
c. Chăm chỉ
d. Có kỉ luật
e. Ngay thẳng
2. Hình ảnh nào dùng để tả tổ ong?
a. Một ngôi nhà nhỏ, xinh xắn, đáng yêu với nhiều cửa sổ.
1
1
b. Một toà nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau.
c. Một toà nhà vững chãi, lộng lẫy, đầy màu sắc, có hàng ngàn căn phòng giống hệt
nhau.
3. Câu văn nào khen cách làm việc của bầy ong?
a. Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ.
b. Cả đàn ong trong tổ là một khối hoà thuận.
c. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo
kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “ vôi vữa”.
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu:
“ Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang, lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn
với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ”.
a. lần lượt, rời, lấy, chất, xây.
b. rời, lấy, tiết ra, trộn, xây.
c.tiết ra, trộn, đặc biệt, lấy, dưới
5. Những câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh
a. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm
nước.
b. Các chú ong bám vào nhau thành từng chuỗi.
c. Cả đàn ong là một khối hoà thuận.
6. Câu “ Cả đàn ong là một khối hoà thuận.” thuộc kiểu câu nào?
a. Ai l àm gì?
b. Ai là gì?
c. Ai thế nào?
Câu3: Điền tiếp vào chỗ trống đề câu văn sau có hình ảnh so sánh.
Chiếc tổ của bầy ong như
Câu4:
Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa
Mẹ sẽ là nhành hoa chon cài lên ngực
Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con
Dù mai đây khôn lớn, bay đi khắp mọi miền
Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Phạm Trọng Cầu
2
2
Từ lời bài hát trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm xúc của mình khi nghĩ
về cha mẹ.
Đề khảo sát Học sinh Giỏi
Năm học: 2013-2014
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
Thời gian: 60 phút
Đề bài
Bài 1: Tìm từ viết sai chính tả trong các câu thơ dưới đây rồi sửa lại cho đúng.
Thương người dồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách sa cũng tìm
ở hiền thì nại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ chì
Lâm Thị Mỹ Dạ
Bài 2: Từ nào (trong mỗi dãy từ dưới đây ) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng
nhân trong các từ còn lại ?
a, nhân loại , nhân tài , nhân đức , nhân dân .
b, nhân ái , nhân vật , nhân nghĩa , nhân hậu
c, nhân quả , nhân tố , nhân chứng , nguyên nhân
Bài 3: Cho đoạn văn sau :
3
3
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời . Trời xanh thẳm , biển cũng xanh
thẳm , như dâng cao lên chắc nịch . Trời rải mây trắng nhạt , biển mơ màng dịu hơi
sương. Trời ầm ầm dông gió , biển đục ngầu giận dữ . Như một con người biết buồn vui,
biển lúc tẻ nhạt , lạnh lùng ,lúc sôi nổi , hả hê , lúc đăm chiêu , gắt gỏng.
(Vũ Tú Nam)
a, Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên, rồi xếp vào hai nhóm: Từ ghép
có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
b, Tìm từ láy trong các từ in đậm ở đoạn văn trên, rồi xếp thành 3 nhóm: Láy âm
đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần (láy tiếng).
Bài 4: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Bài 5: Dựa vào bài thơ dưới đây , em hãy kể lại bằng văn xuôi câu chuyện về tình bạn
giữa Bê Vàng và Dê Trắng .
Gọi Bạn
Tự xa xưa thủa nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê Vàng và Dê Trắng.
Một năm trời hạn hán
Suối cạn , cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ ?
Bê Vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê Trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê Trắng
Vẫn gọi hoài : “Bê ! Bê!”
(Định Hải )
Đề khảo sát Học sinh Giỏi
Năm học: 2013-2014.
Môn: Tiếng Việt – Lớp 5
Thời gian: 60 phút
Đề bài
Bài 1: a, Đặt câu với mỗi từ sau: nhỏ bé, nhỏ nhen.
b, Hãy cho biết: Hai từ trên có thể thay thế cho nhau trong hai câu em đã đặt
được không? Vì sao?
4
4
Bài 2 : Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưói đây và chỉ ra nghĩa chung
của từng nhóm :
a, chọn , lựa,
b, diễn đạt , biểu đạt,
c, đông đúc , tấp nập ,
Bài 3: Cho các câu sau:
1, Chị Bích rất khiêm tốn.
2, Tính khiêm tốn của chị Bích khiến ai cũng mến.
3, Khiêm tốn là đức tính đẹp đẽ của chị Bích.
a, Xác định từ loại của từ khiêm tốn trong các câu trên.
b, Xác định CN , VN của câu 2, câu 3.
Bài 4: Trong bài : Kì diệu rừng xanh ( Tiếng Việt 5 ,tập 1 của Nguyễn Phan Hách có
đoạn viết:
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố lúp
xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích màu sặc sỡ rực lên. Mỗi
chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kỳ. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi
lạc vào kinh đô của vương quốc tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới
chân………
Em nêu cảm nhận của mình qua đoạn văn trên.
Bài 5 : Em hãy tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây ( hay
trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
5
5
HD chấm khảo sát Học sinh Giỏi
Năm học: 2013-2014
Môn: Tiếng Việt – Lớp 3
Thời gian: 60 phút
Câu Điểm Ghi chú
Câu 1 1đ
Câu 2 6đ Mỗi phần đúng 1đ
Câu 3 1đ
Câu 4 2đ
Phần I: Trắc nghiệm
Đọc hiểu
Ong xây tổ
Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành
từng chuỗi như cái mành mành. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời
khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt
để xây thành tổ. Hết sáp, chú tự rút về phía sau để những chú khác tiến lên xây tiếp. Những
bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm
cho cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành
một chất xốp, bền và khó thấm nước.
Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhip nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ
luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “ vôi vữa”.
Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã được xây xong. Đó là một toà nhà vững chãi,
ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. Cả đàn ong trong tổ là một khối
hoà thuận.
Câu1. Nối thông tin ở cột trái với thông tin thích hợp ở cột phải để nói về công việc
của các chú ong khi tham gia xây tổ. (1đ)
a) Các bác ong thợ già, những
anh ong non
1. Lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra, trộn với nước
bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ.
b) Các chú ong thợ trẻ 2. Dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt
6
6
sáp của ong thợ tiết ra
Câu2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Qua việc ong xây tổ, ta thấy ong có những đức tính nào?
a. Tiết kiệm
b. Đoàn kết
c. Chăm chỉ
d. Có kỉ luật
e. Ngay thẳng
2. Hình ảnh nào dùng để tả tổ ong?
a. Một ngôi nhà nhỏ, xinh xắn, đáng yêu với nhiều cửa sổ.
b. Một toà nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt
nhau.
c. Một toà nhà vững chãi, lộng lẫy, đầy màu sắc, có hàng ngàn căn phòng giống hệt
nhau.
3. Câu văn nào khen cách làm việc của bầy ong?
a. Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ.
b. Cả đàn ong trong tổ là một khối hoà thuận.
c. Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân
theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “ vôi vữa”.
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu:
“ Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang, lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn
với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ”.
a. lần lượt, rời, lấy, chất, xây.
b. rời, lấy, tiết ra, trộn, xây.
c.tiết ra, trộn, đặc biệt, lấy, dưới
5. Những câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh
a. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó
thấm nước.
b. Các chú ong bám vào nhau thành từng chuỗi.
c. Cả đàn ong là một khối hoà thuận.
6. Câu “ Cả đàn ong là một khối hoà thuận.” thuộc kiểu câu nào?
a. Ai l àm gì?
7
7
b. Ai là gì?
c. Ai thế nào?
Câu3: Điền tiếp vào chỗ trống đề câu văn sau có hình ảnh so sánh.
Chiếc tổ của bầy ong như
Câu4:
Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa
Mẹ sẽ là nhành hoa chon cài lên ngực
Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con
Dù mai đây khôn lớn, bay đi khắp mọi miền
Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Phạm Trọng Cầu
Từ lời bài hát trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm xúc của mình khi nghĩ
về cha mẹ.
- HS nêu được những suy nghĩ của mình về công ơn to lớn của cha mẹ
- Em sẽ làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ.
- Em mong ước điều gì cho cha mẹ.
HD chấm khảo sát Học sinh Giỏi
Năm học: 2013-2014.
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
Thời gian: 60 phút
Bài Điểm Ghi chú
Bài 1 1,5đ
Bài 2 1,5đ Mỗi phần 0,5đ
Bài 3 3đ a- 2đ
b- 1đ
Bài 4 1,5đ
Bài 5 2,5đ MB: 0,5đ
TB: 1,5đ
KL: 0,5đ
Bài 1: Tìm từ viết sai chính tả trong các câu thơ dưới đây rồi sửa lại cho đúng.
8
8
Thương người dồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách sa cũng tìm
ở hiền thì nại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ chì
Lâm Thị Mỹ Dạ
HD chấm: HS chỉ ra được các từ viết sai rồi sửa lại cho đúng – Có thể chép lại đoạn
thơ hoặc viết lại các từ sai đều được.
Bài 2: Từ nào (trong mỗi dãy từ dưới đây ) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng
nhân trong các từ còn lại ?
a, nhân loại , nhân tài , nhân đức , nhân dân .
b, nhân ái , nhân vật , nhân nghĩa , nhân hậu
c, nhân quả , nhân tố , nhân chứng , nguyên nhân
Đáp án:
a) Trong dãy từ này, từ nhân đức có tiếng nhân không cùng nghĩa với ba từ còn
lại ( nhân trong nhân đức có nghĩa là lòng thương người; nhân trong các từ nhân loại,
nhân tài, nhân dân có nghĩa là người)
b) Trong dãy từ này, từ nhân vật có tiếng nhân không cùng nghĩa với ba từ còn
lại.
c) Trong dãy từ này, từ nhân chứng có tiếng nhân không cùng nghĩa với ba từ
còn lại. ( Trong các từ nhân quả, nhân tố, nguyên nhân, tiếng nhân có nghĩa là cái
sinh ra kết quả).
Bài 3: Cho đoạn văn sau :
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời . Trời xanh thẳm , biển cũng xanh
thẳm , như dâng cao lên chắc nịch . Trời rải mây trắng nhạt , biển mơ màng dịu hơi
sương . Trời ầm ầm dông gió , biển đục ngầu giận dữ . Như một con người biết buồn vui,
biển lúc tẻ nhạt , lạnh lùng ,lúc sôi nổi , hả hê , lúc đăm chiêu , gắt gỏng.
a, Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên, rồi xếp vào hai nhóm: Từ ghép
có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
9
9
b, Tìm từ láy trong các từ in đậm ở đoạn văn trên, rồi xếp thành 3 nhóm: Láy âm
đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần (láy tiếng).
Đáp án:
a) Các từ ghép trong đoạn văn:
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: thay đổi, buồn vui, tẻ nhạt, đăm chiêu.
- Từ ghép có nghĩa phân loại: xanh thẳm, chắc nịch, đục ngầu
b) Các từ láy trong đoạn văn:
- Từ láy âm đầu: mơ màng, lạnh lùng, hả hê, gắt gang
- Từ láy vần: sôI nổi
Bài 4: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
- Mẹ bạn nhỏ ốm, không thể ăn trầu, không thể đọc truyện và làm việc được như mọi ngày.
Cậu bé xót xa khi thấy mẹ ốm
Bài 5: Dựa vào bài thơ dưới đây , em hãy kể lại bằng văn xuôi câu chuyện về tình bạn
giữa Bê Vàng và Dê Trắng .
a) Mở bài ( giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện): Từ xa xưa,
có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết trong khu rừng sâu thẳm.
b) Thân bài ( kể lại diễn biến của câu chuyện từ lúc mở đầu đến khi kết thúc)
- Một năm xảy ra hạn hán, suối cạn nước, cỏ héo khô, đôi bạn không có gì ăn uống
để sống qua ngày.
- Không hi vọng trời mau xuống, Bê Vàng quyết tâm đi tìm cỏ ở nơi xa. Bê Vàng
lang thang hết chỗ này đến chỗ khác, lạc mất lối về.
- Dê Trắng đợi hoài không thấy bạn trở về; thương bạn quá, Dê Trắng chạy đi tìm
bạn, tiếng gọi “ Bê! Bê!” còn mãi đến bây giờ.
c) Kết bài ( có thể nêu suy nghĩ của em về tình bạn đẹp đẽ giữa Bê Vàng và Dê
Trắng).
10
10
HD chấm khảo sát Học sinh Giỏi
Năm học: 2013-2014.
Môn: Tiếng Việt – Lớp 5
Thời gian: 60 phút
Bài Điểm Ghi chú
Bài 1 1,5đ a-1đ
b-0,5đ
Bài 2 1,5đ Mỗi phần 0,5đ
Bài 3 2,5đ a-0,5đ
b-2đ
Bài 4 2đ
Bài 5 2,5đ MB: 0,5đ
TB: 1,5đ
KL: 0,5đ
Bài 1: a, Đặt câu với mỗi từ sau: nhỏ bé, nhỏ nhen.
b, Hãy cho biết: Hai từ trên có thể thay thế cho nhau trong hai câu em đã đặt
được không? Vì sao?
Đáp án: b: Hai từ không thay thế cho nhau được, vì nghĩa của chúng khác nhau, được sử
dụng trong trường hợp khác nhau(nhỏ bé chỉ kích thước, hình dáng. Nhỏ nhen chỉvề tính
nết của người: hẹp hòi, ích kỷ, hay tính toán đến cả những việc rất nhỏ về quyền lợi hoặc
cư xử với nhau )
Bài 2 : Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưói đây và chỉ ra nghĩa chung
của từng nhóm :
a, chọn , lựa,
b, diễn đạt , biểu đạt,
11
11
c, đông đúc , tấp nập ,
Đáp án:
a) chọn, lựa, lựa chọn, chọn lọc, kén, kén chọn, tuyển, tuyển chọn, lọc, sàng lọc, ….
- Nghĩa chung: Tìm thấy cáI đúng tiêu chuẩn nhất trong nhiều vật cùng loại.
b) diễn đạt, biểu đạt, biểu thị, diễn tả, bày tỏ, trình bày, giãI bày, ….
- Nghĩa chung: Nói rõ ý kiến của mình bằng lời nói hoặc bằng chữ viết.
c) đông đúc, tấp nập, nhộn nhịp, sầm uất,…
- Nghĩa chung: Nhiều người hay vật ở một chỗ.
Bài 3: Cho các câu sau:
1, Chị Bích rất khiêm tốn.
2, Tính khiêm tốn của chị Bích / khiến ai cũng mến.
CN VN
3, Khiêm tốn / là đức tính đẹp đẽ của chị Bích.
CN VN
a, Xác định từ loại của từ khiêm tốn trong các câu trên. ( Tính từ)
b, Xác định CN , VN của câu 2, câu 3.
Bài 4: Trong bài : Kì diệu rừng xanh ( Tiếng Việt 5 ,tập 1 của Nguyễn Phan Hách có
đoạn viết:
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố lúp
xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích màu sặc sỡ rực lên. Mỗi
chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kỳ. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi
lạc vào kinh đô của vương quốc tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới
chân………
Em nêu cảm nhận của mình qua đoạn văn trên.
Đáp án :
Tác giả miêu tả những cây nấm rừng. BãI nấm dại được so sánh “ như một thành
phố nấm lúp xúp dưới bang cây thưa”. Tác giả đã ding những hình ảnh so sánh lộng lẫy và
sinh động để miêu tả vẻ đẹp của rừng nấm. Mỗi cây nấm “ là một lâu đài kiến trúc tân kì”,
12
12
rừng nấm thì như “ đền đài, miếu mạo, cung điện” của vương quốc những người tí hon. Vẻ
đẹp của rừng xanh nguyên sơ được thần tiên hoá và trở nên vô cùng đáng yêu
Bài 5 : Em hãy tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây ( hay
trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
13
13