Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Điều tra nguồn thải gây ô nhiễm môi trường của các xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn khu công nghiệp khai quang thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.47 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








NGUYỄN DUY HƯNG






ðIỀU TRA NGUỒN THẢI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
CỦA CÁC XÍ NGHIỆP, NHÀ MÁY TRÊN ðỊA BÀN
KHU CÔNG NGHIỆP KHAI QUANG - THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
TỈNH VĨNH PHÚC


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành : QUẢN LÝ ðẤT ðAI
Mã số : 60.62.16




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM NGỌC THUỴ






HÀ NỘI - 2009
Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip
i


LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và cha từng đợc ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đợc chỉ
rõ nguồn gốc./.


Tác giả luận văn





Nguyễn Duy Hng





Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip
ii


LI CM N


Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đợc sự giúp
đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo Viện đào
tạo Sau Đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trờng, trờng Đại học Nông nghiệp Hà
Nội.
Để có đợc kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận đợc sự hớng dẫn chu đáo, tận tình của thầy giáo
PGS.TS. Phạm Ngọc Thuỵ
PGS.TS. Phạm Ngọc ThuỵPGS.TS. Phạm Ngọc Thuỵ
PGS.TS. Phạm Ngọc Thuỵ là ngời hớng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian
nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi cũng nhận đợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND thành phố Vĩnh
Yên, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi Trờng thành phố Vĩnh Yên, các
phòng ban, Sở Tài nguyên và Môi trờng tỉnh Vĩnh Phúc, các anh chị em và bạn
bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia
đình và ngời thân.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu
đó !
Tác giả luận văn



Nguyễn Duy Hng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
1. MỞ ðẦU i
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu của ñề tài 1
2. TỔNG QUAN 3
2.1 Ô nhiễm môi trường 3
2.2 Khu công nghiệp và ô nhiễm ở một số khu công nghiệp Việt Nam 15
2.3 Những vấn ñề môi trường ở Vĩnh Phúc 25
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU 40
3.1 ðịa bàn nghiên cứu 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu 41
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
4.1 Phân tích quy hoạch của khu công nghiệp khai quang 43
4.1.1 Các căn cứ pháp lý lập dự án 43
4.1.2 Quy hoạch, phân khu chức năng sử dụng ñất 44
4.2 Môi trường khu công nghiệp khai quang 47
4.2.1 Hiện trạng môi trường KCN Khai Quang 47

4.2.2 ðánh giá môi trường hiện trạng của KCN Khai Quang 57
4.2.3 Chất lượng môi trường thời ñiểm KCN Khai Quang bắt ñầu hoạt
ñộng 60
4.2.3 Hoạt ñộng sản xuất KCN Khai Quang 67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv


4.3 Tình hình xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải trong KCN Khai
Quang 76
4.3.1 Lượng thải và xử lý nước thải trong KCN 76
4.3.2 Phát thải rắn và công nghệ xử lý trong KCN Khai Quang 78
4.3.3 Phát thải khí và công nghệ xử lý trong khu công nghiệp 86
4.3.4 Dự báo về môi trường tới năm 2015 93
4.4 Những giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu công nghiệp 94
4.4.1 Giải pháp về mặt quản lý 94
4.4.2 Giải pháp về mặt kỹ thuật công nghệ 95
4.4.3 Giải pháp về mặt kinh tế 97
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
5.1 Kết luận 99
5.2 Kiến nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 104

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



BVMT
Bảo vệ môi trường
CCN
Cụm công nghiệp
CTNH
Chất thải nguy hại
CTRCN
Chất thải rắn công nghiệp
ðKTCMT
ðăng ký tiêu chuẩn môi trường
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
KTXLNT
Kỹ thuật xử lý nước thải
KNTC
Khiếu nại tố cáo
KLN
Kim loại nặng
KT - XH
Kinh tế xã hội
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT
Tài nguyên môi trường
QHCT
Quy hoạch chi tiết
UBND

Uỷ ban nhân dân
WHO
Tổ chức y tế thế giới
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi


DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

4.1 Phân bổ quỹ ñất 6 khu chức năng khu Công nghiệp Khai Quang 44

4.2 Vị trí lấy mẫu phân tích môi trường không khí KCN Khai Quang
(ñợt 1) 47

4.3 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường không khí khu công
nghiệp Khai Quang 48

4.4 Vị trí lấy mẫu phân tích nước giếng khoan KCN Khai Quang (ñợt 1) 48

4.5 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước giếng khoan KCN Khai
Quang (ñợt 1) 49

4.6 Vị trí lấy mẫu phân tích nước thải KCN Khai Quang (ñợt 1) 49


4.7 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải KCN Khai Quang (ñợt 1)50

4.8 Vị trí lấy mẫu phân tích môi trường không khí KCN Khai Quang
(ñợt 2) 51

4.9 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường không khí KCN Khai
Quang (ñợt 2) 51

4.10 Vị trí lấy mẫu phân tích nước giếng khoan khu công nghiệp Khai
Quang (ñợt 2) 52

4.11 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước giếng khoan khu công nghiệp
Khai Quang (ñợt 2) 52

4.12 Vị trí lấy mẫu phân tích nước thải khu công nghiệp Khai Quang 53

4.13 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải KCN Khai Quang (ñợt 2) 53

4.14 Vị trí lấy mẫu phân tích môi trường không khí KCN Khai Quang
(ñợt 3) 54

4.16 Vị trí lấy mẫu phân tích nước giếng khoan KCN Khai Quang (ñợt 3) 55

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii


4.17 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước giếng khoan KCN Khai
Quang (ñợt 3) 55


4.18 Vị trí lấy mẫu phân tích nước thải KCN Khai Quang (ñợt 3) 56

4.19 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước thải KCN Khai Quang (ñợt 3) 56

4.20 Chất lượng môi trường ñất tại KCN Khai Quang 57

4.21 Chất lượng môi trường không khí tại khu vực Núi Bông, phường
Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên 60

4.22 Chất lượng không khí (03/12/2006) 61

4.23 Chất lượng nước mặt (các giếng khoan tay) tại KCN Khai Quang
(10/2006) 63

4.24 Chất lượng nước ngầm (giếng khoan sâu, tầng halocen) tại KCN
Khai Quang ñợt 1 (12/2006). 64

4.25 Chất lượng nước ngầm (giếng khoan sâu, tầng halocen) tại KCN
Khai Quang ñợt 2 (tháng 12/2006) 65

4.26 Tổng hợp các nhà máy xí nghiệp trong Khu công nghiệp 67

4.27 Lượng thải của các cơ sở trong khu công nghiệp 71

4.28 Lượng thải chưa qua xử lý của những cơ sở sản xuất chủ yếu trong
KCN 73

4.29 Lượng thải sau xử lý của những cơ sở sản xuất chủ yếu trong KCN 74


4.30 Tổng hợp về các phương án xử lý chất thải rắn ñang áp dụng tại
KCN 85

4.31 Lượng khí thải trong KCN Khai Quang 87


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1


1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ñã có
bước phát triển nhanh chóng, là một trong những ñịa phương có tốc ñộ tăng
trưởng cao nhất trong cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng
công nghiệp, dịch vụ.
Kinh tế tăng trưởng với tốc ñộ cao ñã tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tỉnh Vĩnh
Phúc ñẩy mạnh phát triển các lĩnh vực xã hội, ñời sống nhân dân ngày một nâng
cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ñược giữ vững, quốc phòng ngày
càng ñược củng cố vững chắc.
Với lợi thế về vị trí ñịa lý cách trung tâm thủ ñô Hà Nội chưa ñến 50 km
nên thành phố Vĩnh Yên là ñịa phương ñi ñầu trong chính sách mở cửa ñể phát
triển kinh tế cho tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung theo hướng
công nghiệp hoá, hiện ñại hoá. Rất nhiều các khu ñô thị cũng như các khu công
nghiệp ñược mọc lên tại các xã và ñã thu hút hàng ngàn lao ñộng của ñịa
phương cũng như ở nơi khác. ðời sống người dân ñược cải thiện, bộ mặt ñô thị
có nhiều thay ñổi. Bên cạnh những mặt tích cực ñó quá trình phát triển cũng làm
nảy sinh nhiều vấn ñề về môi trường ñặc biệt là vấn ñề ô nhiễm môi trường do
các phế thải của các nhà máy và xí nghiệp trong khu công nghiệp gây nên. Do

vậy việc thực hiện ñề tài
“ðiều tra nguồn thải gây ô nhiễm môi trường của các Xí nghiệp, nhà máy
trên ñịa bàn khu công nghiệp Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh
Phúc” là rất cần thiết.
1.2 Mục tiêu của ñề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
ðề tài nhằm ñánh giá tổng quan hiện trạng môi trường trên ñịa bàn khu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2


công nghiệp Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc; tình hình thực
hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, ñồng thời ñưa ra những
biện pháp và giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
ðề tài này còn ñiều tra thực trạng một số các nhà máy, xí nghiệp trong
khu công nghiệp Khai Quang - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc nhằm ñưa
ra các dự báo về tình trạng môi trường
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thống kê các nhà máy, xí nghiệp có phát sinh nguồn thải và lượng thải
gây ô nhiễm môi trường ñang hoạt ñộng hiện nay;
- Thống kê các nhà máy, xí nghiệp có phát sinh nguồn thải và lượng thải
gây ô nhiễm môi trường ñã ñược cấp phép, sẽ hoạt ñộng trong những năm tới
(2009 -2015);
- ðánh giá lượng thải khí, lỏng, rắn và các loại chất xả thải khác của các
nhà máy, xí nghiệp;
- Dự báo lượng thải khí, lỏng, rắn của các nhà máy, xí nghiệp sẽ hoạt
ñộng trong những năm tới (2009 -2015);
- ðiều tra hiện trạng xử lý phế thải của các nhà máy, xí nghiệp;
- Dự báo về ô nhiễm môi trường.





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3


2. TỔNG QUAN

2.1 Ô nhiễm môi trường
2.1.1 Ô nhiễm nguồn nước
2.1.1.1 Ô nhiễm nguồn nước mặt
Do nhiều lý do khác nhau, các nguồn nước trên Trái ñất ngày càng cạn
kiệt. Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới ñang sống trong tình trạng thiếu
nước trầm trọng. Trong khi ñó, dân số gia tăng với tốc ñộ chóng mặt. Quá trình
ñô thị hoá, hoạt ñộng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ñang khiến cho các
nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nguồn nước bị ô nhiễm ñã ảnh hưởng rất lớn ñến sức khoẻ con người.
Gần 5 triệu người chết hàng năm ở các nước ñang phát triển có liên quan ñến
vấn ñề thiếu nước sạch [10].
Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm bệnh sinh ra từ
chất thải của con người (vi khuẩn và vi rút), kim loại nặng và hoá chất từ chất
thải công nghiệp, nông nghiệp. Nước uống bị ô nhiễm hoặc thức ăn chế biến
bằng nước nhiễm ñộc là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất. Ăn cá bắt từ nguồn
nước bị ô nhiễm cũng có thể nguy hiểm vì chúng có thể mang mầm bệnh và tích
luỹ các chất ñộc hại như kim loại nặng và các chất hữu cơ bền thông qua quá
trình tích luỹ sinh học. Ngoài ra, con người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cây
trồng ñược tưới bằng nước ô nhiễm hoặc do ñất bị nhiễm bẩn bởi các dòng sông
ô nhiễm dâng lên.
Các mầm bệnh trong nước ô nhiễm có thể gây ra hàng loạt các bệnh liên

quan ñến ñường ruột, ñặc biệt nguy hiểm và có thể gây tử vong ñối với trẻ em và
những người có thể trạng nhạy cảm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ô
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4


nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong số
các vấn ñề về môi trường[10]. Những chất ñộc tích luỹ trong cá và các loại thức
phẩm khác ít có nguy cơ gây ñộc cấp tính nhưng lại có thể ñể lại hậu quả lâu dài.
Vấn ñề ô nhiễm nguồn nước mặt hiện ñang diễn ra với hầu hết các con sông
lớn ở các nước ñang phát triển, ñiển hình như Trung Quốc và Ấn ðộ. Quá trình
công nghiệp hoá, ñô thị hoá một cách ồ ạt ñã khiến cho nguồn nước cung cấp cho
sinh hoạt hằng ngày của người dân trở nên tồi tệ. Theo dự ñoán, trong một vài thập
kỷ tới, có tới 2/3 dân số thể giới sẽ phải sống trong cảnh thiếu nước.
Trong thời gian qua, các quốc gia cũng ñã có nhiều nỗ lực trong việc giải
quyết vấn ñề ô nhiễm nước mặt, tuy nhiên kết quả mang lại còn hạn chế. Ấn ðộ
ñã tốn hàng trăm triệu rupi cho kế hoạch Hành ñộng sống Hằng thực hiện từ
những 1980 nhằm giảm ô nhiễm trên dòng sông này, nhưng hầu như không
mang lại kết quả.
Trung Quốc mặc dù ñã cải thiện ñáng kể chất lượng nước ở sông Hoàng
Phố chảy qua thành phố Thượng Hải bằng khoản ñầu tư hàng tỉ USD trong 20
năm cùng với việc ñóng cửa các cơ sở gây ô nhiễm nhưng hoạt ñộng công
nghiệp và sự phát triển ñô thị lại ñang gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
sông Dương Tử, con sông lớn nhất quốc gia này.
Một thực tế cho thấy, các chương trình phục hồi chất lượng nước mặt là
có thể thực hiện ñược nhưng rất tốn kém. Và ñiều ñó dường như ñồng nghĩa với
việc những người dân nghèo sống xung quanh các lưu vực bị ô nhiễm vẫn tiếp
tục phải ăn uống và sinh hoạt bằng những nguồn nước chết người ñó.
2.1.1.2 Ô nhiễm nguồn nước ngầm
Nước ngầm là nguồn nước nằm ở dưới bề mặt lớp ñất sỏi và trong những

tầng ñịa chất thấm qua ñược. Nước ngầm là một nguồn rất quan trọng của nước
sạch, chiếm 97% lượng nước ngọt trên Trái ñất. Khoảng 2 tỉ người, cả ở thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5


phố và nông thôn ñang phụ thuộc vào lượng nước này cho những nhu cầu sống
hằng ngày. Nhưng nguồn nước này giờ ñây cũng ñang bị ô nhiễm nghiêm trọng
do nhiều lý do khác nhau[10].
Ở ñô thị, các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm chính là các bãi chôn lấp rác
thải không hợp vệ sinh. Ngoài ra nước thải từ hoạt ñộng sản xuất công nghiệp,
khai thác khoáng sản ñều có khả năng bị rò rỉ và ngấm vào tầng chứa nước nước
ngầm. Hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu
và phân bón cũng là nguồn ñe doạ lớn ñối với nguồn nước ngầm.
Các quá trình hình thành ñịa chất tự nhiên là nguồn giải phóng kim loại
nặng vào nước ngầm, trong ñó phổ biến nhất là ô nhiễm Asen. Một nghiên cứu
mới ñây cho thấy nguồn nước ngầm của nhiều quốc gia thuộc khu vực Nam Á
và ðông Nam Á có hàm lượng Asen rất cao. Cao nhất là Băng-la-ñét. Hiện có
1/15 dân số nước này ñang phải uống nước có hàm lượng Asen cao hơn 5 lần
mức cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)[10].
Nước ngầm rất khó xử lý, do ñó việc bảo vệ nguồn nước ñó là cực kỳ
quan trọng. Một số biện pháp ngăn chặn cơ bản là tăng cường kiểm soát ñối với
việc xả thải, xây dựng hệ thống thoát nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, cho ñến nay
ở các nước ñang phát triển các biện pháp này ñược tiến hành rất chậm chạp,
trong khi hệ thống nước ngầm ñang ngày càng bị nhiễm bẩn nghiêm trọng.
2.1.1.3 Ô nhiễm nguồn nước thải
Nước thải sinh hoạt là những chất thải lỏng chứa hỗn hợp phân rác và
nước thải từ những hoạt ñộng sinh hoạt của con người như tắm, giặt và lau dọn.
Ở nhiều khu vực nghèo trên thế giới, chất thải ñược ñổ trực tiếp xuống sông của
ñịa phương bởi trên thực tế họ không còn sự lựa chọn nào khác.

Nước thải không ñược xử lý gây ra nhiều nguy cơ cho sức khoẻ của con
người vì nó chứa tác nhân gây bệnh lan truyền qua ñường nước, có thể gây ra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6


những căn bệnh nghiêm trọng ở người. Nước thải sinh hoạt không ñược xử lý
cũng làm giảm hàm lượng oxy trong môi trường nước, phá huỷ hệ sinh thái
nước, ñe doạ ñến sinh kế của con người.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2008, thế giới vẫn có
2,6 tỷ người không ñược tiếp cận với những ñiều kiện tối thiểu về vệ sinh[10].
Bên cạnh ñó việc không có một hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt
mà ñổ thẳng ra các kênh rạch, sông ngòi làm cho nguồn nước ở nhiều khu ñô thị
bị nhiễm ñộc nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp ñến nguồn nước cấp sinh hoạt của
chính nguời dân trong khu vực ñó.
Những tác nhân gây bệnh ñe doạ ñến cuộc sống con người chứa trong
chất thải gồm có bệnh dịch tả, bệnh sốt thương hàn và bệnh kiết lị, bệnh sán
máng (bệnh do các sán lá schristosoma ký sinh trong máu gây ra), bệnh viêm
gan A, bệnh nhiễm khuẩn ñường ruột và một số bệnh khác. Tổ chức Y tế thế
giới WHO ước tính mỗi năm có 1,5 triệu người chết do sử dụng nước không an
toàn, ñiều kiện vệ sinh không ñảm bảo, trong ñó hầu hết số người chết là trẻ em.
Với nhiều nỗ lực của chính phủ các nước cũng như cộng ñồng quốc tế,
vấn ñề này ñã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, cho ñến năm 2008 ñây vẫn là một
vấn ñề môi trường nổi cộm ñáng phải quan tâm trên toàn thế giới.
2.1.2 Ô nhiễm không khí
2.1.2.1 Ô nhiễm không khí trong nhà
Sự ô nhiễm không khí trong nhà (IAP) là khái niệm ñể mô tả ñiều kiện
không khí trong các không gian nhà ở, trường học, nơi làm việc… không ñảm
bảo. Nó có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như khói bếp lò, khói thuốc lá
hoặc do hoạt ñộng của các loại máy móc, thiết bị trong nhà. Tình trạng này xảy

ra rất phổ biến ở các nước ñang phát triển[10].
Nguyên nhân chủ yếu của IAP ở các nước ñang phát triển là do việc ñốt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7


than và các chất ñốt sinh học (gỗ, phân ñộng vật và rơm rạ) ñể nấu ăn, sưởi ấm
và chiếu sáng. Hơn 50% dân số thế giới dùng năng lượng ñể ñun nấu theo cách
này, hầu hết họ ñều sống ở các nước nghèo.
Trong khi ña số người dân ở các nước có thu nhập cao ñã chuyển sang
dùng các sản phẩm từ dầu mỏ và ñiện ñể ñun nấu, thì ở các nước ñang phát triển
như Trung Quốc, Ấn ðộ và các nước Châu Phi cận Sahara, tới 80% các gia ñình
ở thành phố và hơn 90% các hộ dân ở nông thôn vẫn ñun nấu bằng các nguồn
nhiên liệu truyền thống này.
Nhiên liệu sinh học ñược ñốt chủ yếu bằng các bếp thô sơ, do ñó chúng
thường không ñược ñốt cháy hoàn toàn. ðiều này vừa gây ra sự lãng phí nguyên
liệu vừa gây ô nhiễm không khí. Cùng với hệ thống thông gió không ñảm bảo ñã
làm cho hàm lượng bụi và khói ñộc trong nhà cao, rất có hại cho sức khoẻ con
người. Trong ñó những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ - những người
thường xuyên nấu ăn và trẻ nhỏ thường xuyên ñược ñịu trên lưng mẹ.
Sự ñốt cháy nguyên liệu sinh học tạo thành các hạt. Các hạt với ñương
kính nhỏ hơn 10 micro (PM10) và ñặc biệt nhỏ hơn 2.5 micro (PM2.5) có thể
xuyên sâu vào phổi. Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) ñã khuyến cáo rằng
hàm lượng trung bình 24giờ của PM10 không nên vượt quá 150 µg/m
3
. Trong
khi ñó, nếu ñun nấu với nguyên liêu sinh học truyền thống hàm lượng PM10
trong không khí trong nhà có thể ñạt từ 300 ñến 3000 µg/m
3
, cao gấp hơn 20 lần

lượng cho phép. Thậm chí vào thời ñiểm ñun nấu con số này có thể lên tới
30.000 µg/m
3
, gấp 200 lần hàm lượng cho phép. IAP gây ra 3 triệu ca tử vong
mỗi năm và là nguyên nhân cho 4% căn bệnh trên toàn thế giới, tập trung chủ
yếu ở các nước có thu nhập thấp[12].
Hàng trăm, nhiều chương trình ñã ñược thực hiện trên toàn thế giới
ñể giảm thiểu mối ñe doạ bởi IAP. Phần lớn chúng ñều tập trung vào việc giới
thiệu những loại bếp sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong những
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8


năm tới những nỗ lực này cần ñược bổ sung bằng những cách tiếp cận toàn diện
hơn bao gồm cải thiện hệ thống lưu thông gió, thay ñổi cách sống và một loạt
các giải pháp truyền thông khác.
2.1.2.2 Ô nhiễm không khí ñô thị
Ô nhiễm không khí và sương khói quang hoá có thể xảy ra ở bất kỳ môi
trường nào thải nhiều và liên tiếp các chất gây ô nhiễm sơ cấp (CO, NO
x
, SO
2
,
bụi lơ lửng,… .Tuy nhiên, do những ñặc trưng về khí hậu và ñịa hình mà ảnh
hưởng của các khí ô nhiễm ở các vùng ñịa lý khác nhau là khác nhau. Những ñô
thị nằm trong các vịnh hay thung lũng có ñịa hình ñồi núi bao quanh ngăn cản sự
luân chuyển không khí thì khả năng ảnh hưởng cao hơn các khu vực khác. Mỗi
năm Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính trên toàn thế giới có khoảng 865.000
người chết do ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm không khí ngoài trời. Chủ yếu
tập trung ở các khu ñô thị và khu công nghiệp.

Phơi nhiễm với không khí ô nhiễm có thể gây ra các căn bệnh về phổi và
tim mạch mãn tính, ñặc biệt là trẻ em và những người có tiền sử bị bệnh thì càng
bị ảnh hưởng nặng nề. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phơi nhiễm mãn tính với NO
2

có thể làm suy yếu sự phát triển phổi ở trẻ em và gây ra sự thay ñổi về cấu trúc ở
phổi của người lớn[13].
Phơi nhiễm với khí ozon ở mặt ñất cũng làm bỏng và ngứa mắt, mũi và cổ
họng và làm khô niêm mạc, giảm khả năng cơ thể kháng cự lại các bệnh lây
nhiễm về ñường hô hấp. Nói chung, ảnh hưởng của ô nhiễm không khí ñối với
sức khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất gây ô nhiễm và nồng ñộ của nó trong
không khí, ñiều kiện nhiệt ñộ và ñộ ẩm trong không khí và thời gian phơi nhiễm
của một người ñối với chất gây ô nhiễm.
Mặc dù ñã có nhiều tiến bộ về việc giảm ô nhiễm không khí ngoài trời ở các
nước phát triển nhưng nhiều thành phố ở những nước này vẫn thường xuyên thải ra
các chất gây ô nhiễm với mức ñộ vượt quá giới hạn cho phép. Tình hình này ở các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9


nước ñang phát triển còn tồi tệ hơn nhiều. Ô nhiễm không khí ngoài trời là một vấn
ñề phức tạp, ñòi hỏi một sự tiếp cận nhiều mặt cùng lúc ñể giải quyết.
Cần phải có sự hợp tác giữa các nhà quy hoạch ñô thị, kỹ sư về giao
thông, những nhà lập chính sách về năng lượng và môi trường và những nhà
kinh ñể cùng nhau xây dựng và phát triển những giải pháp giảm ô nhiễm không
khí và những ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ của con người. Có thể lấy thành
phố Băng Cốc của Thái Lan là một trường hợp ñiển hình trong nỗ lực giảm ô
nhiễm không khí. Quá trình phát triển ñô thị quá nhanh trong những năm 1990
ñã khiến không khí ngoài trời ở Băng Cốc ô nhiễm một cách trầm trọng.
Một chiến lược ña ngạch ñã ñược Chính phủ Thái Lan ñề ra ñể chiến ñấu

với vấn ñề này, bao gồm ban hành những quy ñịnh giảm chất thải, loại bỏ xăng
pha chì và ñưa vào sử dụng các thiết bị lọc khí thải. Thêm vào ñó, thành phố này
cũng ñã thực hiện biện pháp ñơn giản và có hiệu quả như mở rộng vỉa hè ñể
giảm bụi, giáo dục nhân dân và cung cấp các dịch vụ sửa chữa máy móc miễn
phí. Sau một thời gian ngắn, giờ ñây Băng Cốc ñã có chất lượng không khí tốt
hơn cả các tiêu chuẩn của Mỹ và thành phố này cũng ñang tiến ñến những tiêu
chuẩn của Châu Âu[10].
Tuy nhiên, chất lượng không khí ở ña số các nước ñang phát triển trên thế
giới vẫn ñang là một vấn ñề ñang phải quan tâm. Và việc nó có mặt trong danh
sách này cũng không phải là ñiều ñáng ngạc nhiên.
2.1.3 Ô nhiễm môi trường do hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp
2.1.3.1 Ô nhiễm do thuốc trừ sâu
Hiện nay nhân dân trong vùng trồng rau, quả trong cả nước ñang sử dụng
một lượng rất lớn thuốc trừ sâu ñể bảo vệ cây trồng. Ngoài những tác dụng cơ
bản làm tăng năng suất, sản lượng tránh sự phá hoại của sâu bọ, ñã có một tác
ñộng gây hại ñối với con người. Sự cân bằng môi trường của hệ sinh thái nông
nghiệp bị phá vỡ hiệu quả phòng trừ của thuốc bảo vệ thực vật giảm xuống.
Song tác hại lớn nhất là ñã ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10


Những kết quả nghiên cứu của Trung tâm vệ sinh dịch tễ Hà Nội cho thấy
môi trường tại các kho chứa thuốc bảo vệ thực vật ñã bị nhiễm quá mức cho
phép từ 2,6 ñến 4,4 lần, khi phun có trường hợp vượt quá giới hạn cho phép ñến
15 lần. Số trường hợp bị nhiễm thuốc trừ sâu cũng không giảm, trong ñó tỷ lệ
chết khá cao, một phần do tự tử phần khác do bất cẩn hoặc bị ngộ ñộc thức ăn.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thuốc bảo vệ thực vật ñược bán
tự do trên thị trường, mức ñộ sử dụng ngày càng nhiều và tùy tiện không theo
những chỉ dẫn kỹ thuật an toàn cần thiết thì mức ñộ ảnh hưởng ngày càng tăng

lên. Việc bảo quản và mua bán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không ñúng ñã
xảy ra như sau (tính trên 100 hộ):
- Cất trong buồng ngủ chiếm 12%
- Gần nơi dể thức ăn trong 5m chiếm 51%
- ðể gần chuồng gia súc chiếm 18%
- Pha thuốc tùy tiện khi bơm chiếm 75%
- Mua bán thuốc ở chợ chiếm 93%.
- Thời gian cách ly ñể thu hoạch không ñủ 38 ngày kể từ khi phun thuốc
chiếm 100%.
Hiện nay không còn ñội chuyên phun, mà người trông rau tự phun cho
ruộng của mình. Do kiến thức về bảo quản, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn
thấp, thiếu trang bị bảo hộ lao ñộng, do ñó mức ñộ ảnh hưởng của thuốc trừ sâu
ñối với sức khỏe chắc chắn sẽ ñáng kể.
ðiều ñáng chú ý là việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật sẽ dẫn
tới tình trạng dư lượng thuốc BVTV trong ñất, trong nông sản khá phổ biến. Có
tới khoảng 32,54% tổng số mẫu nông sản qua phân tích phát hiện thấy dư lượng
thuốc BVTV, trong ñó gần 70% ñã vượt quá ngưỡng giới hạn tối ña cho phép
trong thực phẩm (tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO). ðây là những
nguồn gây ô nhiễm nguồn nước và ñe dọa sức khỏe cộng ñồng[15].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11


2.1.3.2 Ô nhiễm do phân bón
Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao ñòi hỏi con người ngày càng sử
dụng nhiều biện pháp khác nhau ñể tăng năng suất sản lượng sản phẩm. Những
hoạt ñộng nhằm mục ñích kinh tế của con người là nguyên nhân cơ bản làm ô
nhiễm môi trường.
Việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp nhiều và không hợp lý ñã làm cho môi
trường ngày càng xấu ñi.

Ở nước ta, hàng năm sản xuất khoảng gần một triệu tấn phân lân từ các
nhà máy lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long Thành, ðồng Nai, Văn ðiển và
Ninh Bình). Dự báo ñến năm 2005, lượng phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên
2,5 triệu tấn.
Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có ch© 3% Flo. Khoảng 50 - 60%
lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm
lượng Flo trong ñất và sẽ làm ô nhiễm ñất khi hàm lượng của nó ñạt tới 10 mg/1
kg ñất[11].
Trong các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9% các
chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là Flo. Flo trong ñất sẽ ñược tích luỹ bởi thực vật,
Flo gây ñộc cho người và gia súc, kìm hãm hoạt ñộng của một số enzim, ngăn
cản quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật.
Khi bón ñạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng ñược 40 - 60%, phần còn lại
nằm trong ñất và gây ô nhiễm ñất. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng
thường nói ñến ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có
thể gây ung thư.
Việc bón thúc ñạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích luỹ trên mặt ñất và
làm giảm chất lượng nước. Khi bón ñạm cho cây trồng từ phân khoáng và phân
hữu cơ thì sẽ có một lượng khí thải ñưa vào không khí. Trước hết là khí NH3
làm ô nhiễm môi trường không khí, ngoài ra còn khí NO
2
là nguyên nhân gây ra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12


hiện tượng mưa acid, thường số lượng khí NO
2
sản sinh ra từ phân bón là 15%.
Khi trong sản phẩm có chứa nhiều ñạm, nhất là không cân ñối thì ñạm sẽ

chuyển từ NH
4
-
sang NO
3
-
. ðặc biệt hàm lượng NO
3
-
tồn dư trong các loại rau
rất cao, nguyên nhân là do sử dụng không hợp lý liều lượng và tỷ lệ phân ñạm
vô cơ và hữu cơ bón cho cây, phương thức bón không ñúng do chạy theo lợi
nhuận, bón thúc trễ, sát với thời ñiểm thu hoạch, sử dụng nguồn nước tưới có
hàm lượng NO
3
rửa trôi cao[3].
Ngoài ra, hiện tượng thừa ñạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ
quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi
sinh vật gây hại. ðạm thừa làm cho vỏ tế bảo cây trở nên mỏng, tạo ñiều kiện dễ
dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi
sinh vật trong ñất xâm nhập vào rễ và gây hại cho cây. Sâu bệnh xuất hiện nhiều
làm số lần phun thuốc tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường.
Các loại phân hoá học do nguồn nguyên liệu và quá trình sản xuất có khi
chứa các loại kim loại nặng, các kim loại này ñược cây trồng hấp thụ và tích luỹ
trong sản phẩm. Người và gia súc dùng sản phẩm chứa các kim loại này lâu
ngày sẽ bị nhiễm ñộc.
Phân vô cơ có nhiều tác dụng, ñó là yếu tố thật cần thiết cho thâm canh
tăng năng suất, thiếu phân vô cơ sẽ không thể cho năng suất cây trồng cao. Tuy
nhiên, ñiều quan trọng là phải sử dụng ñúng kỹ thuật vì hầu hết các trường hợp
gây ra hậu quả không tốt do phân bón là do sử dụng không ñúng kỹ thuật.

Trong phân chuồng, phân bắc chưa hoai mục có chứa nhiều mầm bệnh
cho người và gia súc và còn có thể gây hại cho rễ cây vì thế bón phân chuồng
khi chưa hoai mục sẽ phản tác dụng.
Vì thế hệ hôm nay và mai sau, vì sức khoẻ và phồn vinh của loài người.
Trong sản xuất chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất
ñối với người tiêu dùng. Không nên vì lợi ích trước mắt mà làm cho thiên nhiên
nghèo ñi, môi trường sống của cả cộng ñồng bị ô nhiễm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13


2.1.3.3 Ô nhiễm do chăn nuôi
Những năm gần ñây, ô nhiễm môi trường ñã trở thành vấn ñề bức xúc của
nhiều ñịa phương. Nếu như người dân ñô thị phải ñối mặt với tình trạng tồn ứ
rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khói bụi thì
người dân ở khu vực nông thôn lại ñang phải “sống chung” với tình trạng ô
nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp, bức xúc hơn cả là ô
nhiễm môi trường do chất thải từ chăn nuôi.
Ông Nguyễn Thế Quyết, thôn Cung Kiệm, xã Nhân Hoà (Quế Võ) chăn
nuôi quy mô lớn từ năm 2000. Dù diện tích ñất thổ cư khá rộng nhưng chất thải
từ chăn nuôi vẫn làm ảnh hưởng ñến những hộ xung quanh cũng như ảnh hưởng
trực tiếp ñến sức khoẻ, sinh hoạt của gia ñình ông. Xuất phát từ thực tế trên và
ñược sự tư vấn, giúp ñỡ của Trạm Khuyến nông Quế Võ, năm 2003, ông Quyết
ñã ñầu tư gần 5 triệu ñồng xây hầm khí sinh học 12 m3. Theo ông “Từ khi có
hầm khí sinh học, xung quanh nhà không có ruồi nhặng, lượng phân chuồng
ñược ñưa thẳng xuống bể chứa nên ít gây mùi khó chịu như trước ñây. Nhờ sử
dụng nguồn khí gas từ hầm khí sinh học nên mỗi năm gia ñình ông tiết kiệm
ñược 1,5-2 triệu ñồng tiền mua than củi phục vụ sinh hoạt và nấu cám chăn nuôi
lợn”. Hiện nay, ñể xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi có rất nhiều công
nghệ hiện ñại. Tuy nhiên, tuỳ theo ñặc ñiểm của từng vùng, từng mô hình chăn

nuôi mà người chăn nuôi sử dụng các biện pháp khác nhau. Trong ñó, hai biện
pháp xử lý ô nhiễm môi trường ñược ñánh giá có nhiều ưu ñiểm, là sử dụng
công nghệ khí sinh học (Biogas); chế phẩm sinh học EM. Việc xây dựng các
hầm Biogas ñể xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp mang lại tác dụng
lớn. Nguồn phân thải sau khi ñưa vào bể chứa ñược phân huỷ hết, giảm mùi hôi,
ruồi nhặng và kí sinh trùng hầu như bị tiêu diệt trong bể chứa này. Bên cạnh ñó,
sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo ñược nguồn năng lượng sạch từ phế thải
chăn nuôi, tạo ra khí CH
4
phục vụ việc ñun nấu, thắp sáng. Theo thống kê của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14


Trung tâm Khuyến nông tỉnh, toàn tỉnh hiện có gần 4.000 hầm Biogas. Tuy
nhiên, hiện ñang xảy ra tình trạng một số hầm hoạt ñộng không hiệu quả do
những lỗi kỹ thuật trong xây dựng cũng như trong quá trình vận hành. Ông
Nguyễn Văn Tuế, Giám ñốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết “Kỹ thuật
xây hầm Biogas của nhiều gia ñình hiện nay rất hạn chế nên không ít trường hợp
xây dựng hầm quá lớn, hoặc quá nhỏ so với quy mô chăn nuôi. Việc lựa chọn
vật liệu chưa bảo ñảm nên hầm nhanh bị ngấm, bị thấm. Do thói quen, nhiều
người lại xả cả nước có chứa xà phòng, hoá chất khử trùng, vắc-xin phòng bệnh
xuống bể chứa làm cho các vi sinh vật hiếm khí bị tiêu diệt khiến cho các chất
thải không phân huỷ hết ”. Hiện nay nhiều gia ñình chủ ñộng xây dựng hầm
Biogas mà không trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. ðó là một việc làm tích
cực, thế nhưng muốn hầm khí sinh học phát huy tốt, những hạn chế trên cần sớm
ñược khắc phục [17].
Ngoài hầm Biogas, sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong chăn
nuôi sẽ làm cho chất thải nhanh phân huỷ, khử mùi tốt và giảm quần thể côn
trùng ruồi muỗi, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cho gia súc, gia cầm uống

hoặc ăn thức ăn thô có trộn chế phẩm EM còn giảm ñược nguy cơ mắc bệnh
ñường ruột cho vật nuôi. Anh Nguyễn Văn Nền, thôn Vũ Dương, xã Bồng Lai
(Quế Võ) cho biết: “Mấy năm trở lại ñây, do dịch cúm gia cầm liên tiếp xảy ra
ñồng thời ñể tận dụng lợi thế ven ñê sông ðuống, người dân trong thôn rất chú
trọng phát triển ñàn bò thịt, số hộ cũng như quy mô chăn nuôi bò thịt ngày càng
tăng ñã kéo theo môi trường nông thôn trở nên ô nhiễm, chất thải do chăn nuôi
bò làm cho các loại ruồi muỗi phát sinh, ảnh hưởng ñến sức khoẻ người dân. Từ
năm 2005, ñược sự tuyên truyền, hướng dẫn của cán bộ Trạm Khuyến nông,
Trạm Thú y huyện nhiều người chăn nuôi ñã mua chế phẩm EM về sử dụng và
ñem lại kết quả rõ rệt”.
ðể chăn nuôi tiếp tục phát triển bền vững và chiếm tỷ lệ cao hơn trong cơ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15


cấu sản xuất nông nghiệp, cùng với các giải pháp, chính sách khác như: Hỗ trợ
giá giống, thú y, quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư thì các
biện pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường như trên cần tiếp tục ñược
triển khai rộng rãi.
2.2 Khu công nghiệp và ô nhiễm ở một số khu công nghiệp Việt Nam
2.2.1 Tổng quan về khu công nghiệp Việt Nam
Thực hiện phát triển công nghiệp tập trung vào các KCN, KCX căn cứ
vào các yêu cầu, mục tiêu tăng trưởng công nghiệp, tăng nguồn hàng xuất khẩu,
tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng giai ñoạn. Từng bước phát
triển công nghiệp theo qui hoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm ñất, sử dụng
có hiệu quả vốn ñầu tư phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công
nghiệp gây ra. ðồng thời với phát triển KCN, KCX nhằm thúc ñẩy các cơ sở sản
xuất, dịch vụ cùng phát triển, làm cơ sở cho việc phát triển các ñô thị công
nghiệp, phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất.
Việc phân bố và hình thành các KCN, KCX phải phù hợp với qui hoạch

phát triển kinh tế - xã hội một cách cân ñổi, toàn diện trong cả nước theo vùng,
lãnh thổ, trên cơ sở ñiều kiện tự nhiên, môi trường và xã hội của từng vùng, từng
ñịa phương.
Vận dụng chính sách chung, tuỳ theo tình hình cụ thể từng ñịa phương, ñề
ra các chính sách thu hút ñầu tư hấp dẫn ñối với các nhà ñầu tư trong và ngoài
nước, ñảm bảo hiệu quả cao, phát triển bền vững.
Ngày 06/08/1986, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết ñịnh số 519/TTg
phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ
1996 - 2010; tính ñến năm 2003, trong cả nước có 137 KCN và KCX ñã ñược
qui hoạch phát triển, trong ñó có 91 KCN và 3 KCX ñã ñược chính thức thành
lập với tổng diện tích 18.420ha (ñó là chưa kể các khu Dung Quất 14.000 ha và
2 khu công nghệ cao Hoà Lạc và thành phố Hồ Chí Minh); ngoài ra còn có 124
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
16


cụm công nghiệp hoặc KCN vừa và nhỏ do các ñịa phương thành lập tại 19
tỉnh, thành phố với tổng diện tích hơn 6.500 ha. Hiện vẫn còn gần 350 khu vực ở
54/61 tỉnh, thành phố ñược kiến nghị ñưa vào kế hoạch xây dựng thành KCN
với tổng diện tích khoảng 35.000 ha[4].
Kể từ khi KCX Tân Thuận ñược thành lập ñầu tiên tại thành phố Hồ Chí
Minh (1991), ñến hết năm 2003 cả nước ñã có 137 KCN, KCX, khu kinh tế mở
ñược thành lập theo Quyết ñịnh của Thủ tướng Chính phủ và phân bố chủ yếu ở
các trung tâm vùng kinh tế trọng ñiểm Miền Nam, Miền Bắc và Miền Trung.
Trong thời kỳ ñầu, các KCN ñược hình thành trên cơ sở nâng cấp KCN cũ
hoặc trên khuôn viên ñã có của một số doanh nghiệp cũ ñang hoạt ñộng; số
thành lập mới ñược phân bố trên ñịa bàn phù hợp qui hoạch vùng.
+ Về qui mô, bình quân một khu công nghiệp có diện tích 192 ha, với vốn
ñầu tư xây dựng hạ tầng theo dự kiến trong hồ sơ dự án là 28,8 triệu USD ( bình
quân khoảng 183.000 SD/ha.

+ Khu công nghiệp cơ qui mô diện tích lớn nhất là khu công nghiệp Phũ
Mỹ I tại Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích 954,4 ha.
+ Khu công nghiệp có qui mô nhỏ nhất là khu công nghiệp Bình Chiểu tại
thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 28 ha.
Nhìn chung tiến ñộ ñầu tư xây dựng hạ tầng các KCN còn chậm. Ngoài
một số KCN ñã xây dựng xong hoặc cơ bản ñã xây dựng xong cơ sở hạ tầng như
KCN Nomura Hải Phòng, KCN ðà Nẵng ở ðà Nẵng, KCX Tân Thuận, Linh
Trung ở thành phố Hồ Chí Minh, KCN Amta, Biên Hoà II ở ðồng Nai, KCN
Việt Nam - Singapore, Việt Hương ở Bình Dương và giai ñoạn I KCN Nội Bài,
Hà Nội với ñầy ñủ các hạng mục công trình hạ tầng như hệ thống giao thông nội
khu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ñường dây và trạm ñiện, viễn thông, xử
lý chất thải, nhất là hệ thống xử lý nước thải, cây xanh và công trình công cộng
trong khu, các khu công nghiệp còn lại ñang trong quá trình ñền bù, giải phóng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
17


mặt bằng, trong ñó một số ñang san lấp mặt bằng, chuẩn bị xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng.
Khu công nghiệp Dung Quất, diện tích 14.000 ha (nằm trên ñịa phận 2
tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi), bao gồm nhiều khu công nghiệp nhỏ, một số
khu ñô thị và khu dân cư, các công trình công cộng ñòi hỏi có nguồn vốn ñầu tư
rất lớn dự tính nguồn ñầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực này sẽ từ nhiều
nguồn khác nhau như vốn Ngân sách, ñầu tư theo hình thức BOT, vốn ñầu tư
của tư nhân trong nước và nước ngoài.
Tổng quan về tình hình thu hút ñầu tư lấp ñầy các khu công nghiệp ñã
ñược thành lập vừa qua còn hạn chế (mới ñạt 4.831 ha chiếm gần 45% diện tích
ñất công nghiệp…).
Nếu so sánh với các nước khác nhằm ñạt yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá ñất nước từ nay ñến năm 2020, Chính phủ ñã ñưa ra nhiều giải pháp,

trong ñó có các giải pháp ñối với việc phát triển KCN là:
- Trước mắt trong những năm tới, tập trung thu hút ñầu tư lấp ñầy khu
công nghiệp ñã ñược thành lập. ðồng thời, cũng phải tiến hành rà soát, ñiều
chỉnh qui hoạch hệ thống khu công nghiệp và phân chia thành các giai ñoạn ñể
tiến hành xây dựng khu công nghiệp. Song song với việc phát triển các khu công
nghiệp ñã ñược qui hoạch, căn cứ vào ñiều kiện và tình hình cụ thể của từng ñịa
phương mà qui hoạch thành lập các cụm công nghiệp qui mô vừa và nhỏ cho
phù hợp với khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng của từng ñịa phương và thu hút
ñầu tư. Trừ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn, tại các ñịa
phương trong cả nước các cụm công nghiệp qui mô vừa và nhỏ thường ñược
hình thành hoặc từ khu vực chưa có các yếu tố hạ tầng mà các doanh nghiệp
công nghiệp khi thành lập ñầu tư xây dựng tự phát, hoặc trên cơ sở qui hoạch lại
các doanh nghiệp ñã ñược thành lập từ trước ñó.
Trên cơ sở các cụm công nghiệp ñã hình thành tại các ñịa phương mà

×