Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Soạn bài luyện tập từ hán việt ngữ văn lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.51 KB, 5 trang )

Người soạn: Hoàng Hoa Huệ - 10D3 – THPT Yên Hòa
LUYỆN TẬP VỀ TỪ HÁN VIỆT
A. Mục tiêu bài học:
- Hiểu được nghĩa và cách dùng một số từ Hán Việt.
- HS trau dồi ý thức rèn kĩ năng hiểu nghĩa của từ Hán Việt, vận dụng vào việc đọc-
hiểu văn bản văn học có sử dụng từ Hán Việt.
- Biết cách sử dụng từ Hán Việt một cách hợp lý trong hoạt động giao tiếp ( đặc biệt là
khi làm văn).
B. Chuẩn bị của GV, HS:
1. Giáo viên:
- Trang bị đầy đủ kiến thức về từ Hán Việt, đặc biệt là các từ có trong nội dung bài học.
Ngoài ra cần mở rộng hiểu biết về các từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa để phân biệt
và mở rộng kiến thức cho HS.
- Định hướng phương pháp dạy học: GV là người hướng dẫn HS làm bài tập và nâng
cao kiến thức. Phương pháp chủ yếu nhằm phát huy tính chủ động của HS như
phương pháp hỏi đáp, làm việc nhóm
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới:
Trong chương trình THCS, chính xác là chương trình Ngữ Văn 7 các em đã
được tìm hiểu về từ Hán Việt. Để củng cố bộ phận ngôn ngữ quan trong của Tiếng
Việt này, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau luyện tập về từ Hán Việt cũng như cách
sử dụng một số từ Hán Việt phổ biến và hữu ích.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
HĐ 1: GV hướng dẫn học sinh ôn lại
một số lý thuyết về từ Hán Việt.
 GV hỏi: Em hãy nêu
khái niệm từ Hán Việt?
 HS dựa vào kiến thức đã


học để trả lời.
 GV chốt lại kiến thức.
Từ Hán Việt là sản phẩm của quá trình
giao lưu, tiếp xúc ngôn ngữ - văn hóa Việt –
Hán diễn ra qua hàng trăm năm và được Việt
hóa trong quá trình sử dụng. Vì vậy từ Hán
Việt vẫn chịu sự chi phối của quy tắc về ngữ
âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của Tiếng Việt.
 GV hỏi: Các từ Hán Việt có những đặc điểm
gì để có thể thay thế các từ thuần Việt trong
giao tiếp và sử dụng văn bản?
 HS suy nghĩ trả lời
 GV chuẩn kiến thức:
+ Từ Hán Việt mang sắc thái trang
trọng có thể thay thế cho từ thuần Việt trong
trường hợp từ thuần Việt khi được nói ra gây
cảm giác thô tục, khiếm nhã.
Ví dụ: Nói “ Nữ dân quân” chứ không
nói “ Dân quân con gái”
Nói “ Mai táng” thay cho “ Chôn người
chết”
Nói” Quốc tế phụ nữ” chứ không nói “
Quốc tế đàn bà”
+ Một số từ Hán Việt, đặc biệt là
thuật ngữ khoa học có ý nghĩa khái quát hoá
cao mà từ thuần Việt không có hoặc không có
nghĩa tương đương.
Ví dụ: Nói “ Du kích” chứ không nói
“đánh chơi”
Nói “ Độc lập” chứ không nói

“ đứng một mình”
+ Một số từ Hán cổ quen dùng
trong quá khứ đến bây giờ dùng lại gợi sắc
thái cổ: chàng, phu nhân, công chúa, huynh,
đệ
Một số trường hợp sử dụng từ Hán
I. Ôn lại kiến thức đã
học:
Từ Hán-Việt là từ vựng sử dụng
trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung
Quốc nhưng đọc theo âm Việt nhưng
vẫn tuân thủ những quy tắc của ngữ
âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
Trong quá trình giao tiếp để tạo
nên sự trang trọng, nghiêm trang
người ta thưởng dùng từ Hán Việt
thay thế các từ Thuần Việt.
Các đặc điểm của từ Hán Việt
có thể thay thế từ thuần Việt:
- Tính trang trọng.
- Tính khái quát và trừu
tượng
- Sắc thái cổ kính.
Việt chưa đúng hoàn cảnh:
 “ Ngày hôm nay thủ tướng
chính phủ cùng vợ đến dự lễ cắt băng khánh
thành chùa…”
Việc sử dụng từ Thuần Việt “ vợ” làm
cho câu văn mất đi sắc thái trang trọng phải
có.

“Anh ấy cùng phu nhân đi làm”
Từ Hán Việt trong trường hợp này
không phù hợp với màu sắc sinh hoạt của câu
nói.
GV hỏi: Các đơn vị cấu tạo từ Hán Việt?
HS trả lời.
GV chuẩn kiến thức.
Ví dụ:
Yếu tố “ thiên” trong:
• Thiên thư: Trời
• Thiên niên kỉ: Nghìn
• Thiên đô về Thăng Long: Dời
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài
tập trong SGK.
1. Bài tập 1: GV hướng dẫn cả lớp làm bài tập.
Gọi lần lượt 3 HS đứng lên đọc yêu cầu và
trả lời 3 phần a,b,c.
GV nhận xét và rút ra kết luận cho mỗi câu
trả lời.

 Khi sử dụng từ Hán Việt, chúng ta
cần lưu ý để phù hợp với hoàn cảnh
để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt
nhất.
Từ Hán Việt được cấu tạo từ
các yếu tố Hán Việt, các yếu tố này
không đứng độc lập mà chỉ dùng để
tạo từ ghép.

Có những yếu tố Hán Việt đồng

âm nhưng ý nghĩa khác xa nhau.
II. Luyện tập:
Bài 1:
a)
- Tái: lần thứ hai, lại
- Sinh: sống, đẻ ra
→Tái sinh: sinh ra ở một kiếp
khác,sống lại lần nữa.
Những từ Hán Việt khác có
tiếng “tái”:
Tái tạo, tái hồi (quay về
lại), tái đăng (đăng kí lại), tái giảng
(giảng dạy lại), tái nhiễm, tái bản, tái
chế, tái cử, tái diễn,tái chiến, tái
hiện, tái hợp, tái kiến, tái lập, tái ngũ,
tái ngộ, tái nghiện, tái phạm, tái
phát, tái giá, tái tiếu, tái lai (trở lại
lần nữa), tái cử (trúng cử lần thứ 2),
tái tư (suy nghĩ lại), tái bút, tái thẩm
(thẩm tra lại), tái ngụ (ở trọ lần thứ 2
ở 1 nơi), tái cấp (cấp lại)…
Những từ hán Việt có tiếng
sinh với nghĩa tái sinh:
Sinh động, sinh hạ, sinh
Bài 2:
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm phần a,
b.
- GV gọi 1,2 HS nhận xét cách làm của 2
bạn trên bảng.
- Gv chữa bài.

Bài tập 3,4,5,6:
- Gv chia lớp thành 4 tổ. Mỗi tổ
sẽ cử 1 đại diện đứng lên trả lời.
- Các tổ khác nhận xét và bổ
hóa, sinh hoạt, sinh li, sinh phần,
trường sinh, quyên sinh, sinh nhật,
sinh sản, giáng sinh, sinh mệnh,…
b) – Tái hồi Kim Trọng: chỉ việc Thúy
Kiều trở về với Kim Trọng sau 15
năm lưu lạc, về sau phát triển nghĩa,
được dùng như một câu thành ngữ
chỉ việc quay lại với người yêu cũ
của trai gái nói chung
Mở rộng: đây là hiện tượng khá
phổ biến trong văn học, nhất là với
những hiện tượng điển hình (VD:
ghen Hoạn Thư, Sở Khanh, Tú Bà,
Chí Phèo…)
- Đặt câu: Anh chị chỉ đợi ngày tái hồi
Kim Trọng sau bao nhiêu khó khăn.
Bài 2:
a) – Trùng sinh: sinh ra lần nữa ngay ở
kiếp này (có thể hiểu đơn giản là
được cứu mạng)
Đặt câu: Nếu không gặp được
chị chưa chắc đứa bé đó đã có cơ
hội trùng sinh.
- Hồi sinh: Sống hoặc làm cho sống lại.
Đặt câu: Hoa cỏ mùa xuân tươi
tắn như một sự hồi sinh kì diệu sau

thu tàn.
b) – Các từ có tiếng “sinh” mang nghĩa
“sinh ra, đẻ ra”: sinh nhật, sinh
quán, sinh thành, giáng sinh, bẩm
sinh, sản sinh, sơ sinh, song sinh
- Các từ có tiếng “sinh” mang nghĩa
“sống” (trái với chết): sinh kế, sinh
học, sinh ngữ, sinh lực, sinh mệnh,
sinh khí, sinh vật, sinh tố, sinh lí,
sinh tồn, sinh động, sinh hoạt, hi
sinh, sinh tử, dưỡng sinh
Bài 3:
a) – Từ dùng sai: tái giá
- Tái giá: lấy chồng lần nữa (giá: lấy
chồng)
Câu văn viết về một sự việc
trong truyện cổ tích Tấm Cám nên để
sung.
- Gv đưa ra đáp án cuối cùng.
tạo màu sắc cổ xưa, ta có thể dùng từ
thuần Việt.
b) Sửa lại: Mẹ Tấm chết, người cha lấy
một người đàn bà khác, sinh ra Cám
Bài 4:
- Tái bản (bản: bản in sách): bản in
sách lần 2, được dung như động từ
(in lại lần 2), sau dùng với nghĩa in
lại
- In lần thứ 6: in lại lần thứ 6 theo bản
gốc, tức là sách in 7 lần

 Đây là hiện tượng mở rộng nghĩa của
từ tái bản
Bài 5:
- Kế: dụng cụ để đo, có tác dụng tạo ra
các danh từ . VD: điện kế, nhiệt kế,
ampe kế…
- Hóa: biến thành, có tác dụng tạo ra
các động từ. VD: hiện đại hóa, thi vị
hóa…
Bài 6:
- Cách gọi “phó hiệu trưởng…”
thường dung trong hoàn cảnh mang
tính chất nghi lễ trang trọng
- Cách gọi “hiệu phó…” thường dung
trong hoàn cảnh thân mật, suồng sã,
không mang tính chất nghi lễ.
3.Củng cố, dặn dò HS
- GV nhắc lại một số lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt cho HS: sử dụng từ Hán Việt cần
phù hợp với hoàn cảnh.
- Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vào vở.

×