Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.74 KB, 2 trang )
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử
dụng yếu tố nghị luận
1. Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp, trong đó em đã phát biểu ý kiến chứng minh một
bạn đã có hành động rất tốt. Cho biết em đã sử dụng nghị luận trong kể chuyện như thế nào.
Gợi ý:
- Xác định các sự việc, nhân vật dự định sẽ kể: Buổi sinh hoạt lớp bắt đầu, diễn biến và kết thúc như thế
nào? Ai là người điều khiển buổi sinh hoạt? Buổi sinh hoạt đề cập đến những vấn đề gì của lớp? Không
khí của buổi sinh hoạt ra sao?
- Em đã phát biểu điều gì, vào thời điểm nào? Tại sao em lại phát biểu điều đó?
- Em đã thuyết minh cả lớp về hành động tốt của bạn nào? Tại sao phải làm như vậy? Vì sao có thể xem
hành động đó là hành động tốt (lí lẽ)? Cụ thể hành động đó là gì (dẫn chứng)? Mọi người phải noi gương
ra sao? Để làm gì?
2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
MỘT HỌC SINH XẤU TÍNH
Trong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vì nó là một đứa rất xấu
bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình, là nó mừng rỡ. Khi có người
khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Ga-rô-nê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ. Nó
hành hạ Grốt-xi, cậu bé bị liệt một cánh tay, chế giễu Prê-cốt-xi mà mọi người đều nể, nhạo báng cả Rô-
bét-ti, cậu học lớp hai, đi phải chống nạng vì đã cứu một em bé. Nó khiêu khích những người yếu nhất, và
khi đánh nhau thì nó hăng máu, trở nên hung tợn, cố chơi những miếng rất hiểm độc.
Có một cái gì làm cho người ta ghê tởm ở cái trán thấp ấy, trong cái nhìn vẩn đục ấy, được che dấu dưới
cái mũi có lưỡi trai bằng vải dầu [ ]. Sách, vở, sổ tay của nó đều giây mực bê bết, rách nát và bẩn thỉu;
thước kẻ thì như có răng cưa, ngòi bút thì toè ra, móng tay thì cắn bằng mồm, quần áo thì rách tứ tung
trong những lúc đánh nhau…
(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Hoàng Thiếu Sơn dịch,
NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1979.)
- Nhân vật “tôi” đã đưa ra nhận xét về Phran-ti trong những câu văn nào?
- Nhân vật “tôi” đã làm gì để chứng minh cho những nhận xét của mình về Phran-ti?
- Hãy tóm tắt dàn ý của đoạn văn trên để tìm hiểu việc kết hợp nghị luận với tự sự.
Gợi ý: Nhân vật “tôi” đã nhận xét về Phran-ti như thế nào trong hai câu văn đầu đoạn? Những nội dung
tiếp theo có phải để chứng minh cho nhận xét ấy không? Đó là những nội dung nào? (Phran-ti đối xử với