Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài kiểm tra môn Logic học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.51 KB, 9 trang )

Họ và tên:
Lớp:
Mã học viên:
BÀI TẬP KIỂM TRA MÔN LOGIC HỌC
I. Sự hình thnh và phát triển của lôgic học.
Aristote (384-322 T.CN) nhà triết học Hilạp cổ đại được coi là người sáng lập ra
Lôgíc học. Với những hiểu biết sâu rộng được tập hợp lại trong bộ sách Organon
(Công cụ ) đồ sộ bao gồm 6 tập, Aristote là người đầu tiên đã trình bày một cách
có hệ thống những vấn đề của Lôgíc học. Ông là người đầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ
khái niệm và phán đoán lư thuyết xây dựng và chứng minh. Ông cũng là người xây
dựng phép Tam Đoạn Luận và nêu lên các quy luật cơ bản của tư duy: Luật Đồng
nhất ,luật mâu thuẫn, luật loại trừ cái thứ 3 vv…
Sau Aristote, các nhà lôgíc học của trường phái khắc kỷ đã quan tâm phân tích các
mệnh đề. cũng như phép Tam đoạn luận của Aristote. Lôgíc các mệnh đề của
những người khắc kỷ được trình bày dưới dạng lý thuyết suy diễn. Họ đã đóng góp
cho lôgíc học 5 qui tắc suy diễn cơ bản được coi như những tiên đề sau :
1. Nếu có A thì vó B, Vậy có A thì có B
2. Nếu có A thì có B, Vậy không có B thì không có A
3. Không đồng thời có A và B, Mà có B vậy không có A
4. Hoặc A hoặc B, mà không có A vậy có B
5. Hoặc A hoặc B, mà không có B vậy có A
Lôgíc học của Aristote được tôn vinh trong suốt thời Trung cổ. Ở đâu người ta
cũng chỉ chủ yếu phổ biến và bình luận Lôgíc học của Aristote coi đó như những
chân lý cuối cùng, tuyệt đích. Có thể nói, trong suốt thời trung cổ, Lôgíc học mang
tính kinh viện và hầu như không được bổ sung thêm điều gì đáng kể. Thời Phục
hưng, Lôgíc của Aristote chủ yếu đề cập đến phép suy diễn, đã trở nên chật hẹp,
không đáp ứng được những yêu cầu mới của sự phát triển khoa học, đặc biệt là các
khoa học thực nghiệm. F.Bacon (1561-1626) với tác phẩm Novum Organum, ông
đã chỉ ra một công cụ mới : phép quy nạp. Bacon cho rằng cần phải tuân thủ các
quy tắc
1. Qui tắc của phép qui nạp trong quá trình quan sát và thí nghiệm để tìm


ra các qui luật của tự nhiên
R.Descartes (1596-1659) đã làm sáng tỏ thêm những khám phá của Bacon bằng tác
phẩm Discours de la méthode (Luận về phương pháp).
J.S. Mill (1806-1873) nhà Lôgíc học Anh với tham vọng tìm ra những qui tắc và sơ
đồ của phép qui nạp tương tự như các qui tắc tam đoạn luận, chính Mill đã đưa ra
các phương pháp qui nạp nổi tiếng ( Phương pháp phù hợp, Phương Pháp sai biệt,
Phương pháp phần dư.) Lôgíc học Aristote cùng với những bổ sung đóng góp của
Bacon, Descartes và Mill trở thành Lôgíc hình thức cổ điển hay Lôgíc học truyền
thống.
2- Trước đó, nhà toán học người Đức Leibniz (1646-1716) lại có tham vọng phát
triển Lôgíc học của Aristote thành Logic kư hiệu. Tuy vậy, phải đến giữa thế kỷ 19,
khi nhà toán học G.Boole (1815-1864) đưa ra công trình “Đại số học của logic’’.
thì ý tưởng của Leibniz mới trở thành hiện thực. Lôgíc học đã được toán học hóa.
Lôgíc ký hiệu (gọi là logic toán học) phát triển mạnh mẽ từ đó. Sau Boole, một loại
các nhà toán học nổi tiếng đã có công trong việc phát triển Lôgíc toán như Frege
(1848-1925), Russell (1872-1970), Whitehead v.v… làm cho lôgíc toán có được bộ
mặt như ngày nay. Lôgíc toán học là giai đoạn hiện đại trong sự phát triển của
lôgíc hình thức. Về đối tượng của nó, Lôgíc toán học là lôgíc học, còn về phương
pháp thì nó là toán học. Lôgíc toán học có ảnh hưởng to lớn đến chính toán học
hiện đại, ngày nay nó đang phát triển theo nhiều hướng và được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, ngôn ngữ học, máy tính v.v…
3- Vào thế kỷ 19, Hégel (1770-1831) nhà triết học Đức đã nghiên cứu và đem lại
cho lôgíc học một bộ mặt mới : Logic biện chứng. Tuy nhiên, những yếu tố của
Lôgíc biện chứng đã có từ thời cổ đại, trong các học thuyết của Hesuraclite, Platon,
Aristote v.v… Công lao của Hesugel đối với Logic biện chứng là chỗ ông đã đem
lại cho nó một hệ thống đầu tiên, được nghiên cứu một cách toàn diện, nhưng hệ
thống ấy lại được trình bày bởi một thế giới quan duy tâm. Chính K.Marx (1818-
1883), F.Engels (1820-1895) và V.I Lénine (1870-1924) đã cải tạo và phát triển
Lôgíc học biện chứng trên cơ sở duy vật, biến nó thành khoa học về những qui luật
và hình phản ánh trong tư duy sự phát triển và biến đổi của thế giới khách quan, về

những qui luật nhận thức chân lý. Lôgíc biện chứng không bác bỏ lôgíc hình thức,
mà chỉ vạch rõ ranh giới của nó, coi nó như một hình thức cần thiết nhưng không
đầy đủ của tư duy lôgíc. Trong lôgíc biện chứng, học thuyết về tồn tại và học
thuyết về sự phản ánh tồn tại trong ý thức liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu như
Lôgíc hình thức nghiên cứu những hình thức và qui luật của tư duy phản ánh sự vật
trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tương đối của chúng thì Lôgíc biện chứng lại
nghiên cứu những hình thức và qui luật của tư duy phản ánh sự vận động và phát
triển của thế giới khách quan.
4- Ngày nay, cùng với khoa học kỹ thuật, Lôgíc học đang có những bước phát triển
mạnh, ngày càng có sự phân ngành và liên ngành rộng rãi. Nhiều chuyên ngành
mới của Lôgíc học ra đời : Lôgíc kiến thiết, Lôgíc đa tri, Lôgíc mờ, Lôgíc tình thái
v.v… Sự phát triển đó đang làm cho Lôgíc học ngày càng thêm phong phú, mở ra
những khả năng mới trong việc ứng dụng Lôgíc học vào các ngành khoa học và
đời sống.
II. Tác dụng của logic học đối với hoạt động nhận thức
Sống trong xã hội, mỗi người không tồn tại một cách cô lập mà luôn có mối quan
hệ với nhau và quan hệ với tự nhiên. Cùng với ngôn ngữ, Lôgíc giúp còn người
hiểu biết nhau một cách chính xác và nhận thức tự nhiên đúng đắn hơn. Trải qua
quá trình lao động, tư duy lôgíc của con người được hình thành trước khi có khoa
học về lôgíc. Tuy nhiên tư duy lôgíc được hình thành bằng cách như vậy là tư duy
lôgíc tự phát. Tư duy lôgíc tự phát gây trở ngại cho việc nhận thức khoa học, nó dễ
mắc phải sai lầm trong quá trình trao đổi tư tưởng với nhau, nhất là những vấn đề
phức tạp.
Lôgíc học giúp chúng ta chuyển lối tư duy lôgíc tự phát thành tư duy lôgíc tự giác.
Tư duy logic tự giác đem lại những lợi ích sau :
+ Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ
ràng, chính xác, mạch lạc hơn.
+ Phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư
tưởng của người khác.
+ Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương.

Lôgíc học còn trang bị cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu khoa học : Suy
diễn, Qui nạp, Phân tích, Tổng hợp, Giả thuyết, Chứng minh v.v… nhờ đó làm tăng
khả năng nhận thức, khám phá của con người đối với thế giới.
Ngoài ra, lôgíc học còn có ý nghĩa đặc biệt đối với một số lĩnh vực, một số ngành
khoa học khác nhau như : Toán học, Điều khiển học, Ngôn ngữ học, Luật học
v.v…
III. Khái niệm
1 Đặc điểm chung của khái niệm
1.1 Khi niệm là gì?
Là những hiểu biết tương đối toàn diện và có hệ thống về bản chất của đối tượng,
có thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ với đối tượng đó.
1.2 Đặc điểm của khái niệm
-Là những hiểu biết tương đối toàn diện về đối tượng
- Là những hiểu biết có hệ thống về đối tượng
- Là những hiểu biết về cái chung, tất yếu, bản chất của đối tượng
- Được cấu thành từ những hiểu biết chắc chắn đ được sàng lọc về đối tượng
- Khái niệm luôn vận động, biến đổi phù hợp với những hiểu biết mới của con
người về bản chất của đối tượng
- Những hiểu biết trong khái niệm có thể chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con
người trong quan hệ với đối tượng đó.
1.3 Hình thức ngơn ngữ biểu thị khi niệm
- Hình thức ngơn ngữ biểu thị khi niệm: tên gọi khái niệm: Từ hoặc cụm từ
- Phân biệt khái niệm và tên gọi khái niệm:
2 Các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm
2.1 So sánh
2.2 Phân tích
2.3 Tổng hợp
2.4 Trừu tượng hoá
2.5 Khái quát hoá
3 Kết cấu lôgic của khái niệm

3.1 Nội hàm của khái niệm
- Là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối tượng hay lớp đối tượng được phản ánh
trong khái niệm
4 Mở rộng và thu hẹp khái niệm
4.1 Mở rộng khái niệm
Mở rộng khái niệm: Là thao tác lôgic nhờ đó chuyển khái niệm có ngoại diên
hẹp với dấu hiệu nội hàm phong phú thành khái niệm có ngoại diên rộng hơn với
dấu hiệu nội hàm ít phong phú hơn
Thao tác: Lựa chọn bớt đi một số dấu hiệu nội hàm nào đó
4.2 Thu hẹp khái niệm
- Thu hẹp khái niệm : Là thao tác lôgic nhờ đó chuyển khái niệm có ngoại diên
rộng với dấu hiệu nội hàm ít phong phú thành khái niệm có ngoại diên hẹp hơn
với dấu hiệu nội hàm phong phú hơn
Thao tác: Lựa chọn thêm vào một số dấu hiệu nội hàm nào đó
IV. Các Quy Luật
1. Quy luật đồng nhất
CƠ SỞ KHÁCH QUAN: Tính xác định, ổn định tương đối về chất của các sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
NỘI DUNG: Trong qu trình lập luận, tư tưởng nào cũng phải được diễn đạt
chính xác, có nội dung xác định, mọi tư tưởng phải đồng nhất với chính nó
Công thức lôgic: a là a ; “a ≡ a” ; a → a
- Ch ý: Quy luật không cấm sự bổ sung, phát triển, hoàn thiện nội dung tư tưởng
nhằm phản ánh đối tượng ngày càng đúng hơn trong quá trình vận động phát
triển của nó
Ý NGHĨA:
- Rèn luyện tư duy chính xác, nhất quán
- Xây dựng và triển khai các văn bản
2. Quy luật không mâu thuẫn
CƠ SỞ KHÁCH QUAN: Tính xác định, ổn định tương đối về chất của các sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan

NỘI DUNG: Trong quá trình lập luận, về một đối tượng, trong một hoàn cảnh,
không thể có hai phán đoán, một khẳng định, một phủ định về cùng một thuộc
tính, một mối quan hệ của đối tượng, mà cả hai cùng chân thực. Nếu phán đoán
này là chân thực thì phán đoán kia là giả dối
Công thức lôgic: a ʌ â
Ý NGHĨA:
- Rèn luyện tư duy mạch lạc, chính xác, nhất quán, thuyết phục
- Phát hiện và bác bỏ mâu thuẫn của đối phương trong quá trình tranh luận
3. Quy luật loại trừ cái thứ ba (Bài trung)
CƠ SỞ KHÁNH QUAN:
- Tính xác định, ổn định tương đối về chất của các sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan
-Trong hiện thực khách quan, các sự vật, hiện tượng hoặc có, hoặc không có
một thuộc tính nào đó, không có khả năng thứ ba
NỘI DUNG: Trong qu trình lập luận, cc phn đoán hay tư tưởng mâu thuẫn nhau
không thể cùng giả dối, một trong hai phán đoán hay tư tưởng đó phải chân thực
Ý NGHĨA:
- Rèn luyện tư duy không triệt để
- Có thái độ không dứt khoát trước cái đúng, sai
- Ứng dụng: Chứng minh bằng phản chứng
Chứng minh a = c bằng cách chứng minh â =
Công thức lôgic: a V â
4 Quy luật lý do đầy đủ
CƠ SỞ KHÁCH QUAN:
- Mối liên hệ nhân – quả trong thế giới khách quan
- Bất cứ tư tưởng nào cũng có thể chứng minh được
NỘI DUNG: Mỗi tư tưởng chỉ được thừa nhận là chân thực nếu nó có lý do đầy
đủ, nghĩa là có đủ căn cứ để xác minh hoặc chứng minh cho tính chân thực của

Ý NGHĨA: Rèn luyện tư duy có căn cứ, liên tục, thuyết phục

V. Suy Luận
1 Suy luận là gì ?
Suy luận là hình thức của tư duy nhằm rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán
đoán đã có.
Nếu như phán đoán là sự liên hệ giữa các khái niệm, thì suy luận là sự liên hệ giữa
các phán đoán. Suy luận là quá trình đi đến một phán đoán mới từ những phán
đoán cho trước.
Ví dụ : Từ hai phán đoán đã có :
- Mọi kim loại đều dẫn điện.
- Nhôm là kim loại.
Ta rút ra một phán đoán mới :
- Nhôm dẫn điện.
2 Suy luận diễn dịch
* Suy luận diễn dịch trực tiếp
* Suy luận diễn dịch gián tiếp
2.1 Suy luận diễn dịch trực tiếp
Suy luận diễn dịch trực tiếp là gì?
Là suy luận diễn dịch mà kết luận được rút ra từ một tiền đề
Các loại suy luận diễn dịch trực tiếp cơ bản:
+ Tiền đề là phán đoán đơn:
- Phép chuyển hoá
- Phép đảo ngược
- Phép đối lập vị từ
- Suy luận dựa vo hình vuơng logic
+ Tiền đề là phán đoán phức: dựa vào các phán đoán phức tương đương
PHÉP CHUYỂN HÓA:
Là suy luận diễn dịch trực tiếp trong đó chất của phán đoán thay đổi, nội
dung và ngoại diên chủ từ của phán đoán không thay đổi
S là ( không là) P → S không là ( là)P
PHÉP ĐẢO NGƯỢC:

Là suy luận diễn dịch trực tiếp trong đó vị từ của phán đoán tiền đề chuyển
thành chủ từ của kết luận, chủ từ của tiền đề chuyển thành vị từ của kết luận
( Nội dung phán đoán, chất của phán đoán không thay đổi)
S là ( không là) P → P là( không là) S
PHÉP ĐỐI LẬP VỊ TỪ :
Là suy luận diễn dịch trực tiếp trong đó khái niệm đối lập của vị từ trong tiền
đề chuyển thành chủ từ của kết luận, chủ từ của tiền đề chuyển thành vị từ của
kết luận, liên từ trong tiền đề chuyển thành liên từ đối lập trong kết luận
S là ( không là) P→ P không là ( là) S
S - P → S – P → P - S
3 Tam đoạn luận
- Là suy luận diễn dịch mà kết luận được rút ra từ hai tiền đề
TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN
Ví dụ:
Mọi kim loại đều dẫn điện ( 1 ) Đồng: S - Thuật ngữ nhỏ
Đồng là kim loại ( 2 ) Dẫn điện: P – Thuật ngữ lớn
Đồng dẫn điện Kim loại: M - Thuật ngữ giữa
( 2 ) - Tiền đề nhỏ
( 1 ) - Tiền đề lớn
Cấu tạo:
• Ba thuật ngữ:
- Một thuật ngữ lớn: P
- Một thuật ngữ nhỏ: S
- Một thuật ngữ giữa: M
• Hai tiền đề:
- Một tiền đề lớn ( P )
- Một tiền đề nhỏ ( S )
• Một kết luận
Cc loại hình tam đoạn luận:
*Loại 1 (Chủ- Vị) * Loại 4 (Vị - Chủ)

M – P P - M
S – M M - S
S – P S – P
* Loại 2 (Vị - Vị) * Loại 3 (Chủ - Chủ)
P – M M – P
S – M M – S
S – P S - P
Các quy tắc suy luận:
*Quy tắc 1: Trong một tam đoạn luận có 3 và chỉ 3 thuật ngữ
Vật chất tồn tại vĩnh viễn
Cái bút này là vật chất
Cái bút này tồn tại vĩnh viễn
*Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa M phải chu diên ít nhất 1 lần
Mọi giáo viên giỏi đều có PP giảng dạy tốt
Cô ấy có PP giảng dạy tốt
Cô ấy là giáo viên giỏi
*Quy tắc 3: Thuật ngữ không chu diên trong tiền đề không được trở thành chu
diên trong kết luận
Mọi trẻ em đều phải được đi học
Cô ấy không phải là trẻ em
Cô ấy không được đi học
*Quy tắc 4: Từ hai tiền đề là những phán đoán phủ định không rút ra được kết
luận
Mọi tù nhân đều không được đi bầu cử
Cô ấy không được đi bầu cử
Cô ấy là tù nhân
*Quy tắc 5: Một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận l phn đoán
phủ định
Mọi kim loại đều dẫn điện
Vật này không dẫn điện

Vật này không phải là kim loại
*Quy tắc 6: Hai tiền đề là những phán đoán khẳng định thì kết luận l phn đoán
khẳng định
Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật
Anh là công dân
Anh phải tuân thủ pháp luật
*Quy tắc 7: Hai tiền đề là những phán đoán bộ phận thì khơng rt ra được kết
luận
Một số động vật hai chân là gà
Một số động vật hai chân là vịt
Gà là vịt
*Quy tắc 8: Một trong hai tiền đề là phán đoán bộ phận kết luận là phán đoán
bộ phận
Mọi kim loại đều dẫn điện
Một số chất rắn là kim loại
Một số chất rắn dẫn điện
*Quy tắc 9: Hai tiền đề là phán đoán toàn thể kết luận là phán đoán toàn thể
3 SUY LUẬN QUY NẠP
3.1 Đặc điểm chung?
* Suy luận quy nạp là gì?
Là suy luận trong đó kết luận là tri thức chung được khái quát từ những tri thức
ít chung hơn
SƠ ĐỒ:
S1, S2, S3 Sn có thuộc tính P
S1, S2, S3 Sn thuộc lớp S
Lớp S có thuộc tính P
VI. Chứng Minh
1 Đặc điểm chung
1.1 Chứng minh
+ Chứng minh là gì?

* Là thao tác lôgic dùng để lập luận tính chân thực của một luận điểm hay lý
thuyết no đó nhờ các luận điểm hay lý thuyết chân thực khác có mối liên hệ hữu
cơ với luận điểm hay lý thuyết đó
* Thực chất của chứng minh
- Là thao tác lơgic nhằm tìm ra căn cứ lôgic, lý lẽ lôgic cho tính chân thực của
một luận điển nào đó
- Là hoạt động lôgic thể hiện sự tác động của quy luật lý do đầy đủ
2 Các phương pháp chứng minh
2.1 Chứng minh trực tiếp
Chứng minh trực tiếp là gì? Là phép chứng minh trong đó tính chân thực của
luận đề được rút ra trên cơ sở lập luận trực tiếp từ luận cứ
Sơ đồ:
- P : Luận đề
- a, b, c, d : Luận cứ
- ai, bi, ci, di : Các hệ quả của a, b, c, d
( a, b, c, d ) →( a1, b1, c1, d1) → ( a2, b2, c2, d2) → ( an. bn, cn, dn) → P
2.2 Chứng minh gián tiếp
Chứng minh phản chứng: Là phép chứng minh tính chân thực của luận đề trên
cơ sở chứng minh tính giả dối của phản luận đề
Sơ đồ chứng minh phản chứng:
- P : Luận đề
- P : phản luận đề
- a1, a2, a3, an : Các hệ quả của P
- Nếu có ai = g ( 0 ) → P = g → P = c
Chứng minh phân liệt: Là phép chứng minh gián tiếp được thực hiện bằng cách
loại trừ các khả năng giả dối, từ đó khẳng định một khả năng duy nhất là luận đề
Sơ đồ chứng minh phân liệt:
- P : Luận đề
- Q, R, H, K Các khả năng có thể xảy ra
P v Q v R v H v K

Q ʌ R ʌ H ʌ K
VII. Tâm đắc nhất về môn Logic học
Vì phần học này giúp em hiểu rõ hơn về cách thức và phương pháp suy luận
- Khi chúng ta đã hiểu rõ các vấn đề thì sẽ giúp chúng ta đưa ra các phương
pháp tốt nhất giúp gải quyết vấn đề đó.
- Giúp nắm bắt tốt hơn về cách thức hoạt động của các cá nhân.
- Năm bắt điểm mạnh của mình và phát huy tốt các điểm đó.
- nắm bắt được các yếu điểm và đưa ra cách giải quyết các yếu điểm đó nhằm
hoàn thiện bản thân.
- Giúp ta tư duy tốt hơn về các khái niệm vốn có.
- Giúp ta liên hệ tốt hơn về các phán đoán đã có để đưa ra phán đoán mới hợp
lý hơn.
+ Lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ
ràng, chính xác, mạch lạc hơn.
+ Phát hiện được những lỗi lôgíc trong quá trình lập luận, trình bày quan điểm, tư
tưởng của người khác.
+ Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×