Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo tốt nghiệp tìm hiểu hoạt động tổ chức dạy và học tiếng anh ở trường THCS nguyễn tri phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.25 KB, 32 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
6
Part I: The beginning part)
I.TÊN ĐỀ TÀI
6
(The name of the topic)
II.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
6
(The reason for choosing the topic)
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
8
(The objects of the topic)
IV.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
8
(The aims of the topic)
V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
9
(The tasks of the topic)
VI.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
9
(The methods used for carrying out the topic)
VII.THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
9
(schedule)
VIII.ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
9
(the place used for carrying out the topic )
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN II.NÔỊ DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
10
( the content and results from researching into the topic )
CHƯƠNG. I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG ANH VÀ MỤC TIÊU SỬ DỤNG TIẾNG
ANH TRONG TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
10
(Chapter I: General view of English and its aim in using in Nguyen Tri Phuong
secondary school)
CHƯƠNG II. VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
13
(Chapter II: The real situations of teaching and learning English organizational
activities in Nguyen Tri Phuong secondary school
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
TRONG TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
16
( Chapter II: The real situations of teaching and learning English organizational
activities in Nguyen Tri Phuong secondary school)
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG
THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
18
(The real situations of teaching English organizational activities in Nguyen Tri
Phuong secondary school )
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG
THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
16
(The real situations of learning English organizational activities in Nguyen Tri
Phuong secondary school)
III. VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY TẠI
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG

20
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
(The using of English in the process of teaching in Nguyen Tri Phuong secondary
school)
IV. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY ƯU ĐIỂM VÀ CẢI THIỆN
NHƯỢC ĐIỂM
30
(Putting forward solutions to develop strong points and improve weak points)
PHẦN III. NHŨNG KẾT LUẬN CHUNG
32
(Part III: General Conclusion)
PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÊN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu hoạt động tổ chức dạy và học Tiếng Anh ở trường THCS.
(Studing on teaching anh learning English orgonzational activities in
secondary school).
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ XX đã qua với bao thành tựu khoa học đã đưa nhiều nước đang phát
triển trở thành cường quốc còn những nước kém phát triển thành nước đang phát triển.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong những năm đầu của thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI với sự bùng nổ khoa học
và công nghệ thông tin liên lạc, mục tiêu của nhân loại là đưa nền kinh tế toàn cầu trở
thành một nền kinh tế tri thức.
Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới đã xác định được tầm quan
trọng của giáo dục. Trong đại hội X của Đảng đã đề ra giáo dục là mục tiêu chiến lược

hàng đầu và lâu dài của nước ta. Đất nước có phát triển giàu đẹp, đuổi kịp các nước
bạn bè năm châu hay không? Và mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước phát
triển, tất cả phụ thuộc vào tri thức tuổi trẻ. Con người luôn là nhân tố tiên quyết mọi
vấn đề, đào tạo một đội ngũ nhân lực có đầy đủ bản lĩnh trí tuệ đáp ứng cho nhu cầu xã
hội, cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là trách nhiệm là nghĩa vụ của ngành
Giáo dục và Đào tạo.
Với mục đích cung cấp những kiến thức cần thiết cho người học để đào tạo họ
thành những người có ích cho xã hội, tham gia vào việc xây dựng phát triển đất nước.
Việc lựa chọn các môn học và nội dung của từng môn được nghiên cứu rất kỹ lưỡng
của ngành Giáo dục. Có khá nhiều nhiều môn học trong quá trình trang bị kiến thức từ
trên ghế nhà trường như: tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế…vv tất cả đều đóng góp
phần quan trọng và cần thiết của mỗi con người để hình thành nên nhân cách và trí tuệ.
Tuy nhiên để nắm bắt được các lĩnh vực khoa học công nghệ thông tin liên lạc có trình
độ cao đòi hỏi chúng ta không thể bỏ qua vai trò của Tiếng Anh. Bên cạnh đó trên toàn
thế giới Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Nó phụ vụ cho
việc giao dịch, trao đổi hợp tác quốc tế về mọi mặt. Chính vì vậy Bộ giáo dục nước ta
đã và đang phổ cập Tiếng Anh trong các cấp học.
Tiếng Anh giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế chính trị xã hội của
mỗi nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn đề đó, với nền kinh tế nông nghiệp là
chính, là một nước đang phát triển, nước ta đang từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước với mục tiêu đưa nền kinh tế nước ta lên thành một nước phát triển.
Kế tiếp truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẵn sàng làm bạn, hợp tác giao lưu học
hỏi với tất cả các nước trên thế giới. Và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay Việt Nam đã
nỗ lực hết mình và năm 2006 vừa qua nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt to lớn của nền kinh tế nước nhà, mở ra
nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức phía trước. Tiếng Anh đã đóng một vai trò hết
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
sức quan trọng. Nó giữ vai trò mới mẻ trong chiến lược phát triển và xây dựng đất

nước. Tiếng Anh là phương tiện giao tiếp quốc tế hiệu quả, giúp nước ta có thể giao
lưu trao đổi với tất cả các nước trên thế giới.
Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đang chú ý vào nước ta. Với thế mạnh
riêng của vùng Đăk Lăk cùng với cả nước đang ra sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài
như xây dựng các nhà máy, phát triển tiềm năng du lịch sinh thái …vv Do vậy Tiếng
Anh rất cần thiết và là phương tiện giao tiếp liên lạc hiệu quả nhất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và trang bị kiến thức thiết thực cho thế hệ trẻ
cũng như cả nước. Đăk Lăk đã và đang phổ cập Tiếng Anh ở các cấp học.
Độ tuổi THCS các em học sinh bắt đầu phát triển tư duy trí tuệ nhưng chưa
hoàn thiện với trí nhớ trực quan hình tượng máy móc phát triển hơn trí nhớ. Và phần
lớn việc tích cực học tập của các em thiên về cảm hứng, sở thích mà không có mục
đích rõ ràng.
Vì vậy làm thế nào người giáo viên truyền đạt kiến thức để học sinh có thể lĩnh hội
được tất cả những kiến thức đó. Đấy là: thiết kế bài giảng, phương pháp giảng dạy dễ hiểu
dễ tiếp thu, trong quá trình dạy học phải kích thích gây hứng thú cho học sinh với môn
học. Từ đó các em sẽ say mê môn học, sẽ ham học hỏi và tìm hiểu đến môn học.
Khác với những môn học khác môn Tiếng Anh có những đặc điểm và tính chất
riêng. Đặc biệt đa phần đối với học sinh lớp 6, đây là một môn học mới lạ và khó.
Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh trong trường THCS thì giao tiếp là nguyên tắc chủ
đạo vì vậy hoạt động lời nói là chính và mục đích cuối cùng là giúp học sinh sử dụng
Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp. Học sinh nắm vững được từ vựng cấu trúc ngữ
pháp đã khó, việc vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp càng khó hơn. Do đó
người giáo viên phải kích thích học sinh hứng thú học tập để giúp học sinh tiếp thu
được kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Bên cạnh đó môi trường giao tiếp Tiếng Anh giữa giáo viên và học sinh cũng
rất quan trọng vì thực tế rất hiếm khi tiếp xúc với người nước ngoài. Những câu giáo
viên sử dụng trong bài học có hiệu quả hay không? Học sinh có phản ứng, hiểu biết,
vận dụng bài học vào ngữ cảnh giao tiếp hay không…vv?
Nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của người giáo viên không chỉ giúp các em
tích cực học tập tiếp thu và nắm vững kiến thức mà còn giúp các em rèn luyện tât cả các

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh. Học Tiếng Anh trong trường THCS là một giai
đoạn quan trọng trong quá trình học Tiếng Anh trên ghế nhà trường. Giai đoạn này là nền
tảng vững chắc cho các em tiến tới bậc trung học, cao đẳng, đại học và sau đấy là áp dụng
vào thực tiễn. Tôi tìm hiểu việc giảng dạy và học Tiếng Anh trong trường THCS đây cũng
là những tiền đề nền móng vững chắc hơn khi tôi được đóng góp phần năng lực tri thức
của mình trong nghề dạy học mà tôi đã chọn. Đấy chính là lý do em chọn đề tài “Tìm hiểu
hoạt động tổ chức dạy và học Tiếng Anh trong trường THCS”.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Giáo viên và học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương
- Hoạt động dạy và học Tiếng Anh ở trường THCS Nguyễn Tri Phương.
- Giáo viên sử dụng Tiếng Anh trong quá trình dạy.
IV. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
* Về nguyên tắc:
- Thực hiện quy chế giáo dục đào tạo.
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp là một trong những yêu cầu để xét tốt nghiệp.
* Về kiến thức:
- Giúp em củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn thông qua việc tìm hiểu
các hoạt động thực tiễn ở trường THCS.
- Nhận thức đúng đắn vai trò thực tiễn của Tiếng Anh trong trường THCS.
* Về giáo dục:
Qua thời gian thực tập em có thể phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong chuyên
môn và được tiếp xúc, làm quen với mái trường sư phạm em có thể nâng cao nghiệp
vụ sư phạm phục vụ cho nghề dạy học sau khi tốt nghiệp em đã chọn.
- Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng tham gia vào nghề giáo viên.
- Rèn luyện phẩm chất người lao động đạo đức nghề nghiệp.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Khái quát những vấn đề lý luận có liên quan.

- Tìm hiểu rõ hoạt động dạy và học Tiếng Anh trong trường THCS Nguyễn Tri
Phương.
- Đặc biệt nghiên cứu phát ngôn của giáo viên.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thu thập thông tin số liệu thông qua báo cáo của Ban giám hiệu, của tổ Tiếng
Anh trường THCS Nguyễn Tri Phương.
- Quan sát dự giờ tất cả các giáo viên trong tổ ở các khối 6, 7, 8, 9.
- Gặp gỡ trò chuyện với các thầy cô và học sinh về bộ môn Tiếng Anh.
VII. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Tuần 1: Từ ngày 26/03 đến 31/03/2007. Liên hệ thực tập. Tìm hiểu tình hình
cơ quan, đơn vị thực tập, thu thập số liệu, chuẩn bị đề cương.
- Tuần 2: Từ ngày 02/04 đến 07/07. Sơ thảo báo cáo thu thập các hình ảnh minh
hoạ, biểu mẫu thống kê. Trình giáo viên hướng dẫn xem và góp ý.
- Tuần 3: Từ ngày 09/04 đến 14/04/2007. Viết báo cáo chính thức, đóng bìa,
trang trí v.v…Nộp báo cáo chính thức cho đơn vị thực tập để đơn vị cho ý kiến nhận
xét.
VIII. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
Trường THCS Nguyễn Tri Phương- Quảng Tiến- CưM’gar- Đăk Lăk.
PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG ANH VÀ MỤC TIÊU SỬ DỤNG TIẾNG ANH
TRONG TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Để giao lưu học hỏi lẫn nhau chỉ có con đường hiệu qủa nhất là ngôn ngữ. Lịch
sử nghiên cứu cũng như trong thực tiễn để giao tiếp, trao đổi học hỏi lẫn nhau với mục
đích đưa xã hội ngày càng phát triển. Sự bất đồng ngôn ngữ luôn là rào cản của sự
giao tiếp, từ đó đòi hỏi cần phải có một ngôn ngữ chung. Với xu thế toàn cầu hoá hiện

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nay và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Tiếng Anh ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ
biến nhất và đã trở thành ngôn ngữ quốc tế. tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ thứ
hai sau tiếng mẹ đẻ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Chúng ta đang thừa hưởng những thành tựu khoa học kỹ thuật và đang tiếp tục
nghiên cứu phát sinh khoa học. Chính nhờ khoa học công nghệ mà nền kinh tế ngày
một phát triển mạnh mẽ, cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại hơn. Với mục tiêu
đưa nhân loại ngày càng phát triển văn minh hơn nữa giao, lưu trao đổi hợp tác là điều
không thể thiếu. Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm phát triển đất
nước về mọi mặt. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới sẽ
giao lưu hợp tác với rất nhiều nước trên thế giới. Do đó Tiếng Anh không thể thiếu
được trong các ngành nghề và mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Việc biết sử dụng ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Anh trở nên rất quan trọng của quá
trình học tập, lao động và nó được xem như là chìa khoá vàng để mở kho tàng tri thức
của nhân loại.
Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước trong quá trình đổi mới,
công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Tiếng Anh giữ vai trò lớn trong
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước. Tiếng Anh được đưa vào giảng dạy ở
trường học. Vậy làm thế nào để tăng hiệu quả việc dạy và học Tiếng Anh trong nhà
trường? Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã và đang cải cách giáo dục thay
đổi bộ sách giáo khoa. Cũng như các môn học khác bộ môn Tiếng Anh đã có nhiều đổi
mới. Chính vì thế phương pháp giảng dạy và phương pháp học có nhiều đổi mới theo
hướng tích cực. Nhiều tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh được biên soạn.
thực tế qua năm năm qua đổi mới việc học Tiếng Anh đã đạt được nhiều thành tích
khả quan.
Mục tiêu của chương trình học Tiếng Anh trong trường học là vận dụng kiến thức
đã học vào giao tiếp, đọc hiểu Tiếng Anh ở trình độ cao hơn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ
tìm hiểu, tiếp xúc khoa học kỹ thuật hiện đại và nền văn hoá phong phú của thế giới.

Để đáp ứng yêu cầu trình độ của đất nước cũng như nhu cầu cần thiết thực trang
bị kiến thức của đội ngũ lao động hiện tại, của thế hệ trẻ- đội ngũ lao động tương lai.
Nhằm theo kịp xu thế phát triển chung của thời đại và mở rộng quan hệ hợp tác quốc
tế, tiếng Anh được đưa vào trường học như một môn học chính thức và bắt buộc.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhu cầu học Tiếng Anh ngày càng nhiều ở mọi lứa tuổi: học sinh, sinh viên ,
công nhân viên chức … Vì vậy ngoài việc Tiếng Anh đưa vào các trường học thì các
trung tâm dạy Tiếng Anh đã được hình thành và phát triển trên các tỉnh thành.
Trong hệ thống giáo dục nước ta ngoài việc đưa Tiếng Anh vào giảng dạy như
một môn học, tiếng Anh còn là một trong số những môn học chính và là một trong số
những môn học sinh phải thi chuyển cấp hay tốt nghiệp. Hiện nay nước ta đang phổ
cập tiếng Anh ở hầu hết các trường THCS, THPT và đang tiến tới phổ cập Tiếng Anh
ở bậc Tiểu học, và trong tương lai Tiếng Anh sẽ được đưa vào các trường mẫu giáo
trên toàn quốc giống như một số trường mẫu giáo ở các thành phố lớn đã thực hiện.
Trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk bộ môn Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy ở hầu
hết các trường THCS, THPT. Ở bậc Tiểu học các trường nằm trên địa bàn thành phố
và các trường chuẩn ở các huyện học sinh đã được làm quen và học Tiếng Anh.
Việc đào tạo nhân lực có vốn Tiếng Anh trong giao tiếp, đặc biệt là cho các
ngành du lịch thương mại, tin học, đầu tư… đang là thế mạnh của tỉnh là hết sức quan
trọng. Hoạt động dạy và học Tiếng Anh trong trường THCS là một giai đoạn quan
trọng và đây cũng là một vấn đề cần được chú trọng nghiên cứu để đưa ra những
phương hướng thích hợp và đúng đắn.
Ngày nay Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi phổ biến nhất.
Nó trở thành ngôn ngữ quan trọng và được xem như là ngôn ngữ quốc tế. Nước ta
đang mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế vì vậy ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài
vào nước ta. Tiếng Anh là mục tiêu chiến lược quan trọng để phát triển đất nước. Vì
vậy Tiếng Anh không thể thiếu được trong mỗi người dân đất Việt tham gia đóng góp
sức lực và trí tuệ xây dựng và phát triển đất nước.

Tiếng Anh được đưa vào giảng dạy trong trường học và đặc biệt là trong trường
THCS là hết sức quan trọng. Tại đây các em bắt đầu tiếp thu kiến thức nền tảng để
bước tiếp trên con đường lĩnh hội tri thức. Ở độ tuổi này học sinh nhanh nhẹn, hiếu
động, ưa tìm tòi học hỏi và tiếp thu kiến thức một cách mau lẹ. Mục tiêu của học Tiếng
Anh trong trường THCS là giao tiếp và tiếp đến là đọc hiểu. Vì vậy việc giảng dạy
Tiếng Anh như thế nào tại các trường THCS hết sức được chú ý với mục tiêu cuối
cùng là học sinh có thể nghe nói Tiếng Anh một cách tự tin. Làm thế nào học sinh
hăng say học và biết vận dụng kiến thức đã học để giao tiếp. Hầu hết giáo viên Tiếng
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Anh tại các trường THCS ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói riêng
đều được trang bị kiến thức về trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy
theo hướng giao tiếp. Tuy nhiên tình hình thực tế hiện nay việc dạy và học tiếng Anh
theo hướng giao tiếp ở tỉnh ta còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đấy là giáo viên và học
sinh hầu như không có môi trường giao tiếp Tiếng Anh ngoài trường học. Do vậy yêu
cầu về việc sử dụng Tiếng Anh trong quá trình dạy học của người giáo viên hết sức
quan trọng và cần thiết. Học sinh chỉ được giao tiếp Tiếng Anh với giáo viên và bạn bè
trong lớp, giáo viên là người đóng vai trò tạo tình huống để các em được giao tiếp
bằng Tiếng Anh nên những phát ngôn của giáo viên hết sức có ý nghĩa.
CHƯƠNG II
VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Ngôi trường khang trang sạch đẹp. Trường THCS Nguyễn Tri Phương nằm
trên địa bàn xã Quảng Tiến gần trung tâm huyện Cư M’gar, trường THCS Nguyễn
Tri Phương là đơn vị tiên tiến trong nhiều năm liền của ngành giáo dục huyện.
Trường rất vinh dự được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh, của huyện,
của địa phương cũng như các bậc phụ huynh đến sự nghiệp giáo dục.
Trường đã và đang được nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập. Và mục tiêu phấn đấu của trường sang năm học tới trở thành
trường chuẩn quốc gia.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường THCS Nguyễn Tri Phương được thành lập vào ngày 15 tháng 09
năm 1996 với cơ cấu tổ chức của trường là:
Hiện tại nhà trường có 56 cán bộ công nhân viên: Trong đó:
+ Ban giám hiệu gồm: Hiệu trưởng: Thầy Hoàng Gia Thiện
Phó hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Văn Luyến
Thầy Võ Ngọc Mão
+ Thư ký hội đồng: Thầy Nguyễn Công Thắng
+ Chủ tịch công đoàn: Cô Đỗ Thị Nghĩa
+ Tổng phụ trách đội: Cô Dương Thị Trinh
+ Thủ quỹ: Cô Cao Thị Dung
+ Thư viện: Cô Tạ Thị Minh Liễu
Thầy Nguyễn Thành
+ Kế toán: Thầy Trần Đình Mậu
+ Hội trưởng hội phụ huynh: Bác Trần Thanh Minh
+ Và 44 giáo viên bộ môn.
- Trường có 7 tổ chuyên môn gồm: Tổ Địa, Văn, Nhạc - hoạ, Thể dục, Toán,
Lý, Hoá, Sinh và tổ Tiếng Anh.
- Trường có 1061 học sinh chia làm 17 lớp gồm:
6 lớp 6: 238 học sinh
7 lớp 7: 256 học sinh
7 lớp 8: 284 học sinh
7 lớp 9: 283 học sinh.
Với đội ngũ lãnh đạo có phẩm chất chính trị đạo đức tốt luôn nhiệt tình và có
trách nhiệm trong công tác. Bên cạnh đó trường còn có đội ngũ giáo viên luôn đoàn
kết, có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy và
luôn trau dồi học hỏi kinh nghiệm. Trường đã đạt được nhiều thành tích trong công tác
giảng dạy có nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Hàng năm trường đón nhận nhiều học sinh thuộc xã và một số học sinh thuộc
khu vưc thị trấn Quảng phú về học tại trường , học sinh của trường lễ phép chăm
ngoan luôn cố gắng thi đua học hỏi. Trong những năm qua nhiều em đã đạt các giải
học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhà trường hiện nay còn có một số khó khăn. Đại bộ phận phụ huynh đã
quan tâm đến việc giáo dục của học sinh, có sự phối hợp giữa nhà trường và gia
đình nhưng phần lớn gia đình các em là nông dân, kinh tế còn nhiều khó khăn. Hay
một số phụ huynh nhận thức vấn đề chưa đúng đắn, chưa sâu sắc do đó thiếu sự
đồng bộ trong công tác giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Mặt khác do ảnh
hưởng của các hiện tượng xấu ngoài xã hội nên việc quản lý giáo dục của các em
gặp nhiều khó khăn.
Cơ sở vật chất đã được trang bị nhưng chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động của
nhà trường, hiện nay chưa có phòng học chuyên môn, phòng thiết bị, thiếu thiết bị
thực hành… và nhiều giáo viên sống xa khu vực phải đi lại xa xôi.
Tuy vậy trường THCS Nguyễn Tri Phương luôn phấn đấu và khắc phục mọi khó
khăn để luôn đi đầu trong công tác.
* Tổ Tiếng Anh của trường cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được
nhiều thành tích. Toàn thể giáo viên trong tổ có trình độ chuyên môn cao, là những
giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Hiện tại tổ gồm có 6 giáo viên do thầy Ngô Điền
Lang làm tổ trưởng.
+ Giáo viên tốt nghiệp đại học: Thầy Ngô Điền Lang, cô Hồ Thị Thùy Nga,
cô Hoàng Thị Thu Anh, cô Nguyễn Thị Tú Hào.
+ Giáo viên tốt nghiệp cao đẳng: Cô Huỳnh Thị Lệ Thuý
Cô Lê Thị Mai Hương
Hầu hết các giáo viên trong tổ sống xa đơn vị công tác, đi lại còn nhiều khó
khăn. Song với tinh thần kỷ cương tình thương, trách nhiệm giáo viên trong tổ đã
vượt qua mọi khó khăn và luôn hoàn thành tốt công tác xứng đáng là tổ chuyên

môn tiêu biểu của trường.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC TIẾNG
ANH TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY TIẾNG ANH TRONG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
- Với phương pháp và yêu cầu mới của giáo dục ngày nay. Người giáo viên
đóng vai trò là người hướng dẫn gợi ý cho học sinh nhằm khơi gợi tính sáng tạo và tự
duy của học sinh. Hoạt động của học sinh là chính và giáo viên là phụ vì thế vai trò
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
của người giáo viên là dẫn dắt để học sinh hình dung, tiếp thu kiến thức vận dụng kiến
thức vào thực tiễn.
Trong qúa trình dự giờ quan sát trao đổi trò chuyện với giáo viên em nhận thấy
giáo viên sáng tạo và sử dụng rất nhiều đồ dùng dạy học làm phương tiện trợ giảng có
hiệu quả cao. Giáo viên sử dụng tranh ảnh, vật thực, cử chỉ điệu bộ trong quá trình dạy
từ vựng. Điều này giúp học sinh học từ vựng nhanh và nhớ từ lâu. Giáo viên sử dụng
tranh cho học sinh đoán nội dung bài học có liên quan với mục đích cuối cùng giúp
học sinh có suy luận liên tưởng và hình dung nội dung bài mới sẽ tiếp thu bài dễ và
nhanh hơn. Hay sử dụng tranh cho học sinh đặt câu, viết bài hội thoại theo tranh giúp
học sinh nhớ từ, sử dụng từ, hình dung và phản ứng nhanh hơn khi đặt câu.
Giáo viên sử dụng cassette, băng đĩa để dạy, học sinh được tiếp xúc với giọng
tiếng Anh chuẩn, lên xuống giọng đúng ngữ điệu trong câu. Từ đấy giúp các em phát
âm đúng, chuẩn và hay.
Bảng phụ được giáo viên và học sinh sử dụng giúp tiết kiệm được thời gian để
các em có thêm thời gian học và luyện tập Tiếng Anh được nhiều hơn.

Tóm lại tất cả đồ dùng dạy học giáo viên sử dụng nhằm mục đích và đã đạt được mục
đích kích thích hứng thú học tập của học sinh, khơi gợi sự tìm tòi liên tưởng suy luận
và tiếp thu kiến thức nhanh, nhớ bài lâu.
Tiến trình bài dạy của giáo viên trong một tiết học bao gồm các bước ổn định
lớp, đôi lúc kiểm tra bài cũ như cho học sinh chơi trò chơi Matching, Network, … hay
giáo viên tạo tình huống nói chuyện liên quan đến bài cũ để học sinh nói Tiếng Anh.
* Phần Warm up giáo viên nói chuyện và hỏi học sinh với những nội dung liên
quan đến bài mới. Sử dụng tranh hoặc cho học sinh nghe băng để học sinh có thể đoán
những nội dung bài mới. Hoặc cho học sinh chơi trò chơi có nội dung liên quan đến
bài học mới. Điều này đã tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh. Đồng thời học
sinh có suy luận tư duy hình dung trước nội dung của bài và khi vào bài học sinh tiếp
thu nhanh.
* Phần nội dung kiến thức bài mới, học sinh luyện tập. Phần này là nội dung
chính giáo viên đã sử dụng nhiều phương tiện trợ giảng, giáo viên dẫn dắt vấn đề và
truyền đạt kiến thức một cách ngắn gọn dễ hiểu giúp học sinh lĩnh hội được nhiều kiến
thức. Giáo viên cho học sinh luyện tập nhiều, giáo viên phát hiện và sửa lỗi sai cho
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
học sinh nếu có. Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm để luyện tập.
Điều này kích thích ý tưởng và năng lực sáng tạo của học sinh. Đặc biệt giúp các em
luyện tập thực hành, trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm, em giỏi giúp em yếu cùng
vươn lên. Giáo viên đưa ra nhiều động lệnh ngắn gọn dễ hiểu giúp học sinh phản ứng
nhanh. Hay những lời nhận xét bằng Tiếng Anh đã khích lệ tinh thần học tập xây dựng
bài của các em.
- Phần củng cố kiến thức giáo viên tóm lại nội dung bài học ngắn gọn áp dụng
thực tiễn với các em để tìm kiếm bài học ngắn gọn áp dụng thực tiễn với các em để
kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh.
- Phần kết thúc giáo viên u cầu hoạt động ở nhà của học sinh và nhận xét giờ học.
Trong q trình lên lớp giáo viên sử dụng đa phần là tiếng Anh, một số chỉ dẫn

với nội dung khó hiểu dùng tiếng Việt.
Cách truyền đạt kiến thức cho học sinh rất phong phú, tuỳ từng đối tượng học
sinh mà giáo viên áp dụng những cách khác nhau nhưng nhìn chung các bước cơ bản
trên vẫn khơng đổi. Giáo viên đã truyền đạt cho học sinh kiến thức cơ bản bằng những
phương pháp dễ tiếp thu.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC HỌC TIẾNG ANH TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN TRI PHƯƠNG.
Phân phối chương trình trong trường Trung Học Cơ Sở nói chung và trường
Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tri Phương nói riêng được phân phối như sau:
Lớp 6:3 tiết /tuần, Lớp 7:3 tiết /tuần, Lớp 8:3tiết /tuần, Lớp 9:2tiết /tuần.
Sơ lược kết quả học kỳ I môn tiếng Anh năm học 2006 -2007 của các khối.
KHỐI SĨ SỐ GIỎI KHÁ
TRUNG
BÌNH
YẾU KÉM
CHẤT
LƯNG
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
6
238 22 56 110 40 10
79%
7
256 20 60 108 48 13
76.17%
8
284 24 46 134 65 15
71.83%
9

283 18 48 134 62 18
68.2%
TỔNG 1061 84 210 493 220 56 74%
CÁC LỚP HỌC KHÁ MÔN TIẾNG ANH NHẤT TRONG CÁC KHỐI
LỚP SĨ SỐ GIỎI KHÁ
TRUNG
BÌNH
YẾU KÉM
CHẤT
LƯNG
6A
1
41 8 16 11 6 1
85.36%
7A
5
37 5 7 17 6 2
78.37%
8A
2
45 5 10 19 6 3
75.56%
9A
7
39 4 7 17 8 3
71.8%
Với thời gian học tiếng Anh trong một tuần không nhiều nhưng học sinh tiếp
thu được nhiều kiến thức thông qua các hoạt động sau:
Bước vào tiết học tiếng Anh điều đầu tiên học sinh được tiếp xúc với tiếng
Anh la chào hỏi thầy cô giáo, và được nói tiếng Anh với giáo viên qua những câu

hỏi tình hình trong lớp hoặc những điều gần gũi với các em.
Tiếp theo học sinh được kiểm tra kiến thức bài cũ thông qua hỏi đáp tiếng
Anh với giáo viên hoặc chơi các trò chơi như Matching, Slap the board,
Network . . . vv theo từng cá nhân hoặc theo nhóm.
Quá trình học bài mới học sinh được tiếp xúc với nhiều phương tiện trợ giảng như :
máy casstte, băng, đóa . . .vv. Các đồ dùng dạy học như :tranh ảnh màu, vật thực,
phấn màu, bảng phụ . . .vv. Vào bài mới các em dự đoán nội dung mới thông qua
sự gợi ý của giáo viên. Ở phần này học sinh được học từ mới với trình tự các bước
sau : nghe giáo viên phát âm, hiểu nghóa tiếng Việt, học sinh phát âm đồng thanh,
phát âm theo từng cá nhân. Sau đó học sinh được củng cố từ vựng với các trò chơi
kết hợp như Rub out and remember, Slap the board. Học sinh vào nội dung của bài
và học cấu trúc ngữ pháp và áp dụng vào các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
một tiết học hoạt động của các em rất đa dạng phong phú theo từng cá nhân, theo
cặp hoặc theo nhóm để rèn luyện các bốn kỹ năng.
Qua báo cáo của Ban Giám Hiệu nhà trường, của tổ tiếng Anh và quá trình
nghiên cứu, dự giờ cho thấy học sinh đi học chuyên cần. Hầu hết các em đã học bài
và chuẩn bò bài đầy đủ trước khi đến lớp. Các em cho rằng tiếng Anh là một bộ
môn khó nhưng rất thú vò và bổ ích . Bộ môn tiếng Anh được các em học sinh khối
6 yêu thích nhất đây cũng là lý do kết quả của bộ môn này trong học kỳ I vừa qua
đạt kết quả cao hơn các khối còn lại.
Trong giờ học các em hăng say học, tham gia phát biểu phát xây dựng bài
rất sôi nổi. Đa số học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ bài lâu nhờ phần Warm up, chơi
trò chơi, nhờ tranh ảnh mà giáo viên đã sử dụng. Khối học sinh lớp 6 tích cực phát
biểu xây dựng bài nhất.Và mức độ tích cực này giảm dần sang các khối 7 ,8 ,9.
Một phần lý do của điều này là do khối lượng kiến thức ngày càng nhiều và tâm lý
lứa tuổi ngày một khác của các em. Vì vậy mức độ sôi nổi trong tiết học ở các lớp
học càng cao thì càng giảm trừ khi có sự thúc ép của giáo viên.

Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết các em khối 6, 7 thích nhất là kỹ năng nói. Ở kỹ
năng này học sinh sôi nổi nhất, hầu như đều muốn được nói tiếng Anh trong giờ
học. Những câu được các em nói đa số là đúng ngữ pháp nhưng còn một số hạn chế
về lỗi phát âm. Còn các khối 8, 9 các em thích kỹ năng đọc hiểu, trình độ của hai
khối này cao hơn nên việc đọc hiểu của các em tốt hơn khối 6 ,7.
Qua trò chuyện tìm hiểu học sinh cho biết các em thích trong giờ học giáo
viên sử dụng nhiều đồ dùng dạy học và được giáo viên cho chơi nhiều trò chơi như
vậy các em yêu thích môn tiếng Anh hơn.Các em cũng thích hoạt động theo cặp
theo nhóm để có thể trao đổi ý kiến và luyện tập cùng các bạn.
Ngôn ngữ tiếng Anh giáo viên nói trong quá lớp các em đều hiểu và các em
thích giáo viên nói nhiều tiếng Anh .
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Học sinh trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tri Phương có ý thức học môn
tiếng Anh và các em mong muốn sử dụng tiếng Anh thông thạo.
III. VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG Q TRÌNH GIẢNG DẠY
TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Trong thực tế hiện nay học sinh học tiếng Anh trong trường Trung Học Cơ
Sở trên đòa bàn tỉnh DakLak nói chung và trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Tri
Phương nói riêng chưa có môi trường giao tiếp tiếng Anh ngoài trường học . Điều
này đã làm hạn chế việc áp dụng kiến thức đã học vào giao tiếp của học sinh. Học
sinh chỉ được giao tiếp tiếng Anh với giáo viên và các bạn trong lớp. Học sinh bắt
chước, học hỏi và tiếp thu tiếng Anh qua giáo viên để giao tiếp là chính. Chính vì
thế ngôn ngữ của giáo viên sử dụng trong suốt quá trình dạy đòi hỏi trước tiên là
phải chính xác. Ngôn ngữ giáo viên sử dụng không được phép gây ra việc hiểu sai
cho học sinh và không mang tính sư phạm. Tính chuẩn mực của ngôn ngữ giáo viên
sử dụng là cách diễn đạt bằng các đơn vò ngôn ngữ phù hợp với các quy luật về ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp tồn tại trong hệ thống và phù hợp với tình huống giao
tiếp. Nếu thiếu đi tính chính xác thì dẫn đền việc học sinh hiểu sai, tiếp thu kiến

thức sai.
Bên cạnh đó ngôn ngữ giáo viên sử dụng cần phải rõ ràng, mạch lạc, dễ
hiểu để học sinh có thể nghe và hiểu được. Chính những điều trên ngôn ngữ của
giáo viên sử dụng đóng vai trò rất quan trọng và cũng là công cụ giao tiếp có hiệu
quả cao nhất.
Ngay trong hoạt động đầu tiên trong quá trình dạy học ở tất cả các lớp giáo
viên sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh bằng cách tạo ra tình huống giao tiếp cơ bản ,đầu
tiên và diễn ra hằng ngày đâùy là chào hỏi xã giao.
Ex:
Good morning , class !.
Good afternoon , class !.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
How are you today ? .
How do you feel today ? .
What about you today ? .
Những phát ngôn tiếng Anh được giáo viên sử dụng trong suốt quá trình
giảng dạy mang tính chính thức và chủ đạo.Mục đích giảng dạy tiếng Anh chủ yếu
trong trường Trung Học Cở là giúp học sinh sử dụng tiếng Anh như một công cụ
giao tiếp. Để học sinh có cơ hội nói tiếng Anh giáo viên sử dụng các câu có nội
dung gần gũi và thực tế với các em. Các hoạt động này được các thầy cô trong tổ
tiếng Anh sử dụng trước khi vào bài mới.
Ex :
What’s the date today ?.
How many students are absent today ?.
Who are they ?.
What’s the matter with him/her ?.
What do you think today ?.
What’s the weather like today ?.

What did you do yesterday /last night ?.
What’s the title of unit . . .?.
Can you tell me the content of the new lesson ?.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Khi giáo viên hỏi những câu hỏi trên học sinh hăng hái trả lời và có cơ hội
nói tiếng Anh nhiều. Sau những câu hỏi đó giáo viên thêm các câu hỏi khác tuỳ
thuộc vào nội dung trả lời của các em ở mỗi câu .
Ngôn ngữ mà giáo viên sử dụng trong lớp học học còn gọi là ngôn ngữ chỉ dẫn ,
yêu cầu gồm những phát ngôn thông dụng và cần thiết, Vì vậy yêu cầu người giáo
viên sử dụng tiếng Anh ngắn gọn dễ hiểu. Trong những giờ dạy em đã dự giờ em
thấy giáo viên trong tổ đã làm được yêu cầu trên. Một tiết dạy tất cả các động lệnh
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
giáo viên sử dụng hầu hết là tiếng Anh và những động lệnh đó hết sức ngắn gọn và
xúc tích. Cụ thể các động lệnh như sau :
Ex:
Repeat .
Again
Listen and repeat
Repeat after me
Keep silently
Hurry up / quickly, please
Raise your hand
You ask and you answer
Open /close your book
Look at the board / pictures
Read silently
Read loudly / louder
Read the dialogue / text

Go to the board
Go back to your seat
Practice with partner
Group work, please / work in group
Pair work, please / work in pairs
Với những dạng động ngắn gọn dễ hiểu học sinh có phản ứng nhanh.Bên
cạnh những động lệnh rút gọn trên giáo viên còn sử dụng những động lệnh dài hơn
đầy đủ hơn phù hợp với trình độ của học sinh
Ex :
Let’s listen to the tape now
Let’s listen to it once again
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Practise the dialogue with your partner
Look at the picture and answer my question
Now, listen and repeat after me
Look at some pictures in your book
Go to the board and write down
Work in group and compare your answers
Write the question and answer for each picture .
Những động lệnh này thường được sử dụng ở các lớp 8 , 9 đúng với yêu cầu
mức độ sử dụng tiếng Anh tăng dần và phong phú hơn theo mức độ mở rộng thông
tin, ngữ nghóa .
Trong quá trình dạy mội dung ngoài bài học những phát ngôn tiếng Anh sử
dụng những phát ngôn tiếng Anh những từ liên quan đến bài học giáo viên sử dụng
thường xuyên các câu :
What else ? .
Who can answer ?.
Who can help him / her ?

Who can read ?
Which group ?
Which pair ?
Can you all hear?
Can you hear at the back ?
Right or wrong ?
Is that right ?
Who is your partner ?
Sau những câu phát biểu của học sinh giáo viên luôn có nhận xét dù học
sinh phát biểu chưa chính xác. Và cảm ơn ý kiến đóng góp xây dựng bài của học
sinh. Đặc biệt là để khích lệ động viên các em học tập.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ex :
Good
Very good
Excellent
Well done
That’s right
You are very good
He / she is very good
Nếu học sinh phat biểu chưa chính xác giáo viên sử dụng những từ nói giảm cho
học sinh không lúng túng và không dám phát biểu lần sau .
Ex :
Not good / bad
Not quite right
Try again
Not exactly
Khi hoàn thành bài dạy giáo viên luôn căn dặn học sinh làm bài học bài ở nhà và

kết thúc tiết học bằng những câu tiếng Anh.
Ex :
Don’t forget do your homework at home
Learn the lesson by heart
Our lesson stops here
Good bye, class . See you later.
That’s enough for you today.
Ngoài những câu , động lệnh giáo viên sử dụng thường xuyên đã nêu , trong
quá trình dạy từ vựng, ngữ liệu nội dung bài giáo viên cũng sử dụng rất nhiều
tiếng anh.
Ví dụ dạy từ vựng
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Unit 12 SPORTS AND PASTIMES
Section A : What are they doing?
Lesson 1 : A1, A2
Do cô Hoàng Thò Thu Anh dạy tại lớp 6A1 giáo viên chuẩn bò sẵn các bức
tranh về các môn thể thao. Yêu cầu học sinh nhìn vào tranh để giáo viên dạy và
giải thích từ mới.
Ví dụ bức tranh môn cầu lông :
Giáo viên : Look at this picture.
What are they doing?
Which sports are they playing?
Học sinh có thể trả lời bằng tiếng Việt : “họ đang chơi cầu lông”
Giáo viên hỏi thêm : “ vậy trong tiếng Anh môn cầu lông nói như thế nào?” hoặc
“What does badminton mean?
Và cũng như vậy với các môn thể thao khác giáo viên vừa dùng tranh vừa
gợi ý cho học sinh để học sinh có thể đoán nghóa của từ và hiểu các từ đó thông
qua những môn thể thao quen thuộc.

Một ví dụ khác với cách dạy từ “Kite”, giáo viên sử dụng một con diều thật
và hỏi học sinh : “What is it?”. Học sinh trả lời “con diều”. Giáo viên đưa ra từ
tiếng Anh của vật và tập cho học sinh đọc để làm quen với từ mới.
Unit 8 : CELEBRATIONS
Lesson 4 : Read
Teacher’s name : Hồ thò thuỳ nga
Class : 9A7
Trong nội dung bài dạy của mình giáo viên đã sử dụng nhiều tiếng Anh
trong các phát ngôn chỉ dẫn, hướng dẫn học sinh và yêu cầu học sinh làm theo
hướng dẫn của mình.
On Father’s day, children express their feeling to their fathers
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Father’s day is celebrate in Australia anhd the USA
Rita’s father teaches her how to love, cry and laugh.
Jane’s father cried on her wedding day.
Bob’s father is very cruel.
Who do you think Rita sends this card to?
What quality makes Bob’s father different from each other?
………………………………………………………………………………………
Đa số học sinh đều trả lời đúng câu hỏi mà giáo viên đưa ra chứng tỏ rằng
những phát ngôn chỉ dẫn mà giáo viên đưa ra là phù hợp với nội dung bài học.
Qua những quá trình nghiên cứu trên cho thấy rằng giáo viên đã sử dụng
tiếng Anh rất nhiều trong giảng dạy. Hầu hết các câu phát ngôn chỉ dẫn giáo viên
đưa ra rất ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. Việc sử dụng thường xuyên các phát ngôn
chỉ dẫn giúp học sinh phản ứng nhanh với những yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Việc
sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy không những giúp học sinh có nhiều cơ hội để
nói tiếng Anh mà còn giúp giáo viên nâng cao khả năng nói tiếng Anh của mình.
Trong phần nội dung chính của bài khi nói những câu có liên quan tới bài giáo viên

nói to hơn với tốc độ lời nói chậm hơn để học sinh có thể nghe rõ và nắm bắt được
nội dung lời nói.
Bên cạnh việc sử dụng tiếng Anh giáo viên còn sử dụng cả vốn tiếng Việt
của mình trong quá trình giảng dạy Khi gặp những trường hợp khó khăn giáo viên
dòch hẳn sang tiếng Việt để giúp học sinh dễ tiếp thu bài. Giáo viên chỉ sử dụng
tiếng Việt trong những bài dài, khó hiểu để hướng dẫn học sinh hay khi vào bài
mới ở phần Chatting đôi lúc có những từ khá mới mà học sinh chưa hiểu được giáo
viên nói tiếng Anh rồi sau đó dòch sang tiếng Việt.
Unit 12 : LET’S EAT
Section A : What shall we eat ?
Lesson : A3-A4
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Giáo viên dạy : Cô Huỳnh Thò Lệ Thủy
Lớp : 7A4
- Các em có bao giờ nấu cơm tối không ?
- Các em nấu với ai?
- Các em nấu món gì ?
Đây là cách nấu cơm của cô bạn Hoa. Các em hãy thêm động từ vào chỗ
trống sau đó nối vào mỗi bức tranh sau.
Với những câu đơn giản như trên giáo viên có thể dùng tiếng Anh để hỏi
thay vì dùng tiếng Việt. Trong bài này giáo viên đã không dùng tiếng Việt hợp lý
vì học sinh có thể nghe và hiểu dễ dàng các câu tiếng Anh như sau :
- Did you cook for dinner ?
- Who did you cook with ?
- Which food did you repair to cook dinner ?
Phần hướng dẫn và yêu cầu giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh
ngắn gọn, dễ hiểu như sau :
Here is the recipe Hoa’s aunt used. Add the missing verbs. Then match the

instructions to the pictures.
Sau đây là một tiết dạy mà trong đó giáo viên đã sử dụng rất nhiều phát
ngôn chỉ dẫn bằng tiếng Anh :
Unit 12 : A VACATION ABROAD
Lesson : Read
Teacher’s name : Ngô Điền Lang
Class : 8A
4
1. Stability : teacher greets and checks the attendance
Good morning class!
How are you today?
Who’s absent today?
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Giang - Lớp: Anh văn K30 Trang
25

×