Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ở trường TC Y – Dược Hợp Lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.6 KB, 19 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Nghiên cứu về kế hoạch các nhà khoa học đã khẳng định: “Xây dựng
kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến công việc; “không
có kế hoạch một doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ như con
thuyền không lái, chỉ chạy vòng quanh”, lập kế hoạch sơ sài có lẽ vẫn là
nguyên nhân gây ra nhiều thất bại trong quản lý”. Hiện nay đất nước ta đang
trên đà phát triển, đã hội nhập với thế giới và khu vực trong tất cả các lĩnh
vực, vì vậy tính kế hoạch không chỉ được xem là một thuộc tính của nền kinh
tế XHCN mà còn là một đặc điểm của nền kinh tế hiện đại. Giáo dục với tư
cách là một bộ phận cấu thành của một nền kinh tế cũng cần phải được kế
hoạch hóa.
Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm trước tiên đến việc xây dựng kế
hoạch toàn diện và kế hoạch cho từng mặt hoạt động. Trong quản lý nói
chung và quản lý nhà trường nói riêng, quyết định là giai đoạn đầu tiên và
quan trọng nhất của chu trình quản lý, trong đó loại quyết định quan trọng
nhất là kế hoạch. Bởi lẽ kế hoạch quy định mục tiêu quản lý, nhiệm vụ cơ bản
của sự phát triển của hệ thống , những con đường, phương tiện, biện pháp chủ
yếu để đạt được mục tiêu.
Qua tìm hiểu thực tế ở một số trường TCCN mà đặc biệt là các trường
TCCN ngoài công lập hiện nay thì việc xây dựng kế hoạch năm học chưa
được quan tâm đúng mức. Ở các trường TCCN ngoài công lập, Hiệu trưởng
tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch năm học
nhưng vì chưa nắm chắc lý luận nên một số Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch
chưa tuân theo các nguyên tắc và quy trình của nó. Do đó bản kế hoạch phần
lớn là sản phẩm riêng của Hiệu trưởng chứ chưa tập trung được trí tuệ của tập
thể dẫn đến nội dung kế hoạch ít mang tính khả thi, chất lượng hoạt động của
nhà trường không cao, chỉ mang tính bề nổi, không đi vào chiều sâu. Vậy làm
thế nào để khắc phục tình trạng trên? Đó là câu hỏi khiến chúng tôi băn khoăn
và suy nghĩ, mong tìm được giải pháp hữu hiệu để khắc phục nó.
1
Sau một thời gian làm công tác quản lý tại trường Trung cấp y dược


Hợp Lực , mặc dù kinh nghiệm của bản thân đối với việc quản lý mô hình
TCCN ngoài công lập còn ít ỏi và hạn chế nhưng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài
“Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý ở trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực” với mong muốn góp một
phần nhỏ vào việc tìm ra biện pháp xây dựng kế hoạch năm học một cách hợp
lý, hiệu quả.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kế hoạch.
Theo từ điển tiếng Việt, viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản khoa học xã
hội - 1998: “Kế hoạch là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về
những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu,
cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành”
Kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của chu trình quản
lý, bao gồm: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Ở trường
TCCN mà đặc biệt là trường TCCN ngoài công lập, muốn thực hiện tốt mục
tiêu giáo dục - đào tạo thì người quản lý không thể không có kế hoạch. Việc
xây dựng kế hoạch nhằm phối hợp các hoạt động trong tổ chức nhà trường
khẳng định sự phát triển của một tổ chức trong tương lai, đảm bảo cơ sở hợp
lý cho hoạt động của tổ chức, kế hoạch được xem là một công cụ quản lý.
Chính bản kế hoạch là quyết định đầu tiên của người quản lý để thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo. Kế hoạch giúp người quản lý hạn chế
sự bất ổn định trong hệ thống trước những thay đổi của mục tiêu, tạo khả
năng thực hiện công việc một cách kinh tế, tập trung sự cố gắng của mọi
người vào mục tiêu và tạo điều kiện tối đa cho người quản lý kiểm tra, đánh
giá hoạt động của mọi người.
Vì nhưng lẽ đó, việc xây dựng kế hoạch được xem là một chức năng nền
tảng nhằm định hướng cho quản lý giáo dục đi đến đích và đạt được kỳ vọng
như mong muốn.
2

1.2. Một số nguyên tắc cơ bản của kế hoạch.
Nguyên tắc là điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt
việc làm. Để kế hoạch có hiệu quả cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Kế hoạch phải phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính tập trung dân chủ.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính cân đối, thống nhất và ưu tiên nhiệm vụ
trọng tâm.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính pháp lệnh và tính linh hoat, mềm dẻo.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch,
người Hiệu trưởng cần chú ý đến các nguyên tắc, áp dụng trong từng điều
kiện cụ thể để phát huy vai trò của bản kế hoạch.
1.3. Các giai đoạn xây dựng kế hoạch.
1.3.1. Giai đoạn tiền kế hoạch:
Đây là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, người lập kế hoach
cần phải tiến hành các bước sau:
- Xác định thủ tục xây dựng kế hoạch.
- Thành lập ban xây dựng kế hoạch. Ban này có thể khởi thảo hoặc tập
hợp kế hoạch của các bộ phận trong trường.
- Thu thập và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng
kế hoạch.
1.3.2. Dự báo, chẩn đoán:
Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, ở giai đoạn này
gồm các công việc sau:
- Phân tích, đánh giá tình hình thực trạng của nhà trường để từ đó tìm ra
điểm mạnh, điểm yếu và nguồn lực của nhà trường.
- Phân tích tình hình môi trường xã hội để biết được các cơ hội cần tận
dụng và các nguy cơ, thách thức cần tránh.

3
- Trên cơ sở đó, dự đoán chiều hướng phát triển về các chỉ tiêu cần có
trong kế hoạch.
1.3.3. Xây dựng kế hoạch sơ bộ:
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì đây là tiền đề của bản kế hoạch
chính thức. Giai đoạn này gồm các công việc sau:
- Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của nhà trường
trong từng thời điểm cụ thể.
- Xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch như nhân lực, phương
tiện, thiết bị, tài chính.
- Dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch.
1.3.4. Xây dựng kế hoạch chính thức:
- Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ, xây dựng kế hoạch chính thức. Có thể
chọn một trong các phương án hoặc tổng hợp các phương án đã dự định.
- Cho thảo luận tập thể (cán bộ cốt cán, toàn thể cán bộ, nhân viên, giáo
viên của trường. Có thể thông qua đại hội cán bộ công nhân viên chức đầu
năm học).
- Trình cấp trên (phòng Giáo dục, chính quyền địa phương, ) xét duyệt.
- Lập chương trình hành động. Bước này bao gồm các công việc cụ thể:
+ Phân tích thời gian thực hiện.
+ Phân công người phụ trách.
+ Phân bổ ngân sách cho các mục tiêu.
+ Lập kế hoạch hỗ trợ và kế hoạch điều hành của người quản lý.
- Phân bổ ngân sách cho các mục tiêu và đặt mức ưu tiên cho các mục tiêu.
- Thông qua bản nội dung kế hoạch năm học trước hội đồng sư phạm để
thống nhất thực hiện.
1.2.Thực trạng của việc xây dựng kế hoạch năm học ở trường Trung
cấp Y - Dược Hợp Lực.
1.2.1.Tình hình nhà trường:
Trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực là một trường ngoài công lập

thuộc mô hình viện - trường, là đơn vị trực thuộc tổng công ty cổ phần Hợp
4
Lực và chịu sự quản lý trực tiếp của sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa. Nhà
trường được thành lập vào tháng 7 năm 2009 nhưng chính thức đi vào hoạt
động chưa đầy 3 năm, hiện tại đã có một khóa tốt nghiệp ra trường và số đông
các em đã tìm được việc làm với mức thu nhập ổn định.
Hiện tại nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên tương đối đồng đều về
trình độ chuyên môn, đáp ứng đầy đủ quy định của nhà nước về đào tạo lĩnh
vực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Phải nói rằng với điều kiện ban đầu nhà trường gặp rất nhiều khó khăn
trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Thế nhưng với sự cố gắng,
phấn đấu, nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể cán bộ giáo viên đặc biệt
là sự linh hoạt của đồng chí hiệu trưởng nhà trường nên năm học 2011-2012
vừa qua nhà trường đã gặt hái được một số thành tích đáng tự hào.
1.2.2. Quan điểm, nhận thức của Ban giám hiệu về việc xây dựng kế
hoạch năm học:
Hầu hết các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường đều nhận thức
được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch năm học. Họ thống nhất với
ý kiến cho rằng, bản kế hoạch năm học là quyết định đầu tiên, cơ bản nhất của
nhà trường. Bản kế hoạch là cái cơ sở, căn cứ để tổ chức thực hiện và kiểm tra
đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Nếu không có kế hoạch hoặc lên
kế hoạch sơ sài thì sẽ rất khó tổ chức các hoạt động trong nhà trường, việc
kiểm tra đánh giá thiếu chính xác. Hơn nữa làm tốt công tác này cũng là một
tiêu chuẩn để đánh giá năng lực quản lý của Ban giám hiệu.
Tuy nhận thức như vậy, song thực tế cách làm thì họ xây dựng kế hoạch
chưa đúng quy trình, chưa đảm bảo thời gian và nguyên tắc của kế hoạch.
Nguyên nhân chủ yếu là do chưa nắm lý luận, đội ngũ giáo viên chưa có nhận
thức đúng đắn trong việc xây dựng kế hoạch.
1.2.3.Thực trạng về cách tổ chức xây dựng kế hoạch:
- Về thời gian: Nhìn chung trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực tiến

hành xây dựng kế hoạch năm học thời gian chưa thật sự đảm bảo. Việc bắt
đầu xây dựng kế hoạch vào tháng 6 là hợp lý, nhưng do một số điều kiện
5
khách quan và chủ quan nên việc lập kế hoạch thường được tiến hành vào đầu
năm học mới (khoảng tháng 9). Việc lên kế hoạch ngay từ đầu sẽ giúp Hiệu
trưởng định hướng trước được toàn bộ các công việc của năm học mới ngay
từ đầu, tránh được sự bất cập khi đã bước vào năm học. Song thời gian dành
cho việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường còn quá ít. Đến tháng 9
mới tiến hành nhưng thực ra Ban giám hiệu chỉ tiến hành trong mấy ngày (4,5
đến 7 ngày), chính vì thế mà quy trình thực hiện vẫn chưa nghiêm túc.
- Các bước xây dựng kế hoạch: Ở trường trung cấp Y - Dược Hợp
Lực khi xây dựng kế hoạch năm học, Ban giám hiệu chưa thực hiện đầy đủ
các bước của quá trình lập kế hoạch . Vì vậy các kế hoạch của nhà trường
thường mới chỉ là các giải pháp tình thế. Từ đó dẫn đến kế hoạch nhiều khi
thiếu rõ ràng, mạch lạc.
- Trình tự lập kế hoạch: Theo nguyên tắc vào tháng 6 khi toàn bộ cán
bộ giáo viên nghỉ hè, Ban giám hiệu phải tiếp tục cho việc lên kế hoạch năm
học mới. Ban giám hiệu phải tự xác định tình hình, thống kê các số liệu cần
thiết và lên kế hoạch, kế hoạch đó được thông qua bí thư chi Bộ trước khi
được trình duyệt Hội đồng quản trị. Tuy nhiên phải đến khi chuẩn bị cho việc
triển khai kế hoạch trong hội nghị giáo dục đầu năm, Ban giám hiệu mới họp
các cán bộ chủ chốt của nhà trường lại để họ góp ý thêm về các mảng công
việc của họ, từ đó Ban giám hiệu mới xây dựng kế hoạch chính.
Với cách làm này, Ban giám hiệu sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và
cách làm đơn giản hơn nhưng chất lượng của nó không cao và thiếu khoa học.
Ngay từ khi xây dựng kế hoạch sơ bộ, trước đó, Ban giám hiệu không
thành lập ban xây dựng kế hoạch để cùng Ban giám hiệu điều tra, nắm tình
hình, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch mà
tự Ban giám hiệu làm tất cả. Ý kiến đưa ra cho kế hoạch này mới chỉ riêng
của Ban giám hiệu chứ chưa khai thác được trí tuệ của cả tập thể để đề ra mục

tiêu, nhiệm vụ sát hơn, biện pháp phong phú và khả thi hơn. Việc thông qua
bí thư chi bộ khi đã lập xong kế hoạch, đó chỉ là ý kiến tham khảo chứ bí thư
chi bộ chưa cùng nhà trường xác định các phương hướng cho năm học.
6
Từ những lý do trên dẫn đến bản kế hoạch còn sai sót và lệch lạc, các
mục tiêu và biện pháp đưa ra còn ít mang tính khả thi, quá trình tổ chức thực
hiện sẽ gặp nhiều khó khăn bất cập.
- Việc triển khai kế hoạch mới chỉ dừng lại ở mức độ giao ban ban
giám hiệu mỏ rộng, chưa được tiến hành rộng rãi trong toàn thể hội đồng nhà
trường dẫn đến việc thực hiện kế hoạch chưa thật sự hiệu quả và chất lượng.
2. Những biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường Trung
cấp Y - Dược Hợp Lực.
Như chúng ta đã biết, kế hoạch năm học là bản kế hoạch lớn của nhà
trường. Bản kế hoạch chứa đựng toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu, bước đi, biện
pháp chủ yếu của nhà trường trong năm học đó. Vì vậy ban giám hiệu đặc
biệt là hiệu trưởng cần đặc biệt chú ý đến công tác này, phải xem đây là công
việc ưu tiên hàng đầu trong mọi công việc. Khi xây dựng kế hoạch năm học,
Hiệu trưởng cần chú ý đến các vấn đề sau:
2.1. Thời gian xây dựng kế hoạch năm học.
Đây là yếu tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và tính khả
thi của bản kế hoạch. Chính vì vậy mà cần phải đầu tư thời gian một cách hợp
lý. Như ở phần thực trạng đã nêu, các trường TCCN lẽ ra phải xây dựng kế
hoạch từ tháng 6 (năm học trước). Ngay từ thời gian này phải lập ban chuyên
trách về xây dựng kế hoạch để ban này giúp hiệu trưởng thu thập và xử lý các
nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập kế hoạch năm học. Sau khi đã
xác định đầy đủ các căn cứ từ những thông tin đã điều tra ban này cùng hiệu
trưởng bàn bạc để thảo kế hoạch sơ bộ.
Vào đầu tháng 8 (01/8), trong cuộc họp hội đồng đầu năm, Hiệu trưởng
cùng ban chuyên trách đưa bản kế hoạch sơ thảo này công bố cho toàn bộ cán
bộ giáo viên: các phòng ban bộ môn có trách nhiệm thảo luận và xây dựng kế

hoạch dự kiến riêng và báo cáo với ban chuyên trách. Hiệu trưởng cùng với
ban chuyên trách dựa vào các chỉ thị, văn bản hướng dẫn của các cấp cùng với
kế hoạch dự kiến của các tổ, các cá nhân để điều chỉnh hệ thống mục tiêu, chỉ
tiêu và hoàn thành bản kế hoạch vào cuối tháng 8 đến tháng 9.
7
2.2. Xác định các căn cứ cho kế hoạch.
2.2.1. Các yếu tố, đặc điểm tình hình của địa phương nơi trường đóng:
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương tới giáo dục, tới nhà trường
- Tình hình kinh tế của địa phương:
- Dân số của địa phương: tổng số dân, tỷ lệ tăng dân số, số dân theo
từng độ tuổi.
- Diện tích đất đai:
- Thu nhập bình quân đầu người.
- Trình độ dân trí.
- Tình hình chính trị - xã hội của địa phương.
- Những định hướng phát triển giáo dục dài hạn của địa phương.
Những nội dung trên cần phải được liên hệ với địa phương để tìm hiểu,
thống kê cụ thể để làm căn cứ. Nhà trường (cụ thể là ban xây dựng kế hoạch)
phải tham mưu với lãnh đạo địa phương để có sự chỉ dẫn của Đảng, chính
quyền địa phương để họ tạo điều kiện cho công tác của mình được thuận lợi.
2.2.2. Các Chỉ thị, Nghị quyết, Văn bản hướng dẫn của Đảng và
chính quyền cấp trên theo ngành và lãnh thổ:
Các Chỉ thị, Văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các Chỉ
thị về kinh tế chính trị, các chính sách trong các lĩnh vực cụ thể của Trung
ương và địa phương.
2.2.3. Tình hình về nhà trường:
Cần xác định các căn cứ sau:
- Tình hình đội ngũ sư phạm của trường: Đây là lực lượng lao động
chính của trường do đó ta phải điều tra kỹ lưỡng về chất lượng và số lượng,
phân tích, cân đối kỹ các kết quả điều tra để lấy đó làm căn cứ cho công tác

xây dựng kế hoạch.
- Tình hình học sinh của trường:Trong nhà trường, học sinh là trung
tâm của mọi hoạt động dạy học và giáo dục. Vì vậy mà ta cũng cần phải điều
tra kỹ, phân tích, cân đối kỹ càng, chính xác để lấy đó làm căn cứ cho xây
dựng kế hoạch.
8
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường: Đây là điều kiện quan
trọng để nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, do đó ta phải thống kê
đầy đủ, cụ thể để có kế hoạch sử dụng những cơ sở vật chất, thiết bị hiện có
và có kế hoạch mua sắm hoặc xây dựng thêm những cơ sở vật chất còn thiếu.
- Nguồn tài chính của trường: Đây là điều kiện rất cần thiết, bởi muốn
tổ chức hoạt động gì cũng cần phải có ngân sách. Chính vì thế mà ta phải điều
tra thống kê. Hiện nay ở các nhà trường tiểu học chủ yếu có 2 nguồn tài chính
cơ bản. Đó là, nguồn tài chính trong ngân sách và nguồn tài chính ngoài ngân
sách. Nguồn tài chính trong ngân sách là nguồn tài chính cố định được cấp
trên rót về hàng năm cho trường được tính theo số lớp, số học sinh, quy mô
trường Còn nguồn tài chính ngoài ngân sách nó phụ thuộc vào từng địa
phương và khả năng khai thác của nhà trường. Vì vậy, các trường thường chú
ý khai thác nguồn ngân sách này. Điều tra nguồn tài chính của trường là phải
tính toán về tiềm lực tài chính của trường, tính toán lượng chi tiêu các khoản,
các công việc cần thiết đúng theo chế độ tài chính. Lấy kết quả điều tra đó để
làm căn cứ cho xây dựng kế hoạch.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học trước: Như chúng ta đã biết,
nguyên tắc của kế hoạch có tính kế thừa và phát triển. Kế hoạch cũng như mọi
cái khác bao giờ cũng bắt đầu từ cái đã có trước. Đối với kế hoạch năm học
thì việc xây dựng kế hoạch năm học mới dựa trên những căn cứ về kết quả
thực hiện nhiệm vụ năm học trước là rất cần thiết. Do đó khi điều tra vấn đề
này cần phân tích kỹ những thành công, thất bại, phân tích các nguyên nhân
của nó để thấy được kế hoạch năm sau cần có thêm những điều kiện nào, cách
thực hiện như thế nào cho thành công.

- Kế hoạch dài hạn của nhà trường: Đây là kế hoạch của cả một giai
đoạn của nhà trường, do đó cần điều tra kỹ để nắm được trong từng năm học
cần làm những gì để thực hiện mục tiêu mà kế hoạch đề ra. Đây cũng là căn
cứ cần thiết cho kế hoạch năm học.
2.3. Quy trình xây dựng kế hoạch năm học.
9
Để đảm bảo tính khoa học của quy trình và tính khả thi của bản kế
hoạch.Khi xây dựng kế hoạch, người hiệu trưởng cần phải thực hiện đầy đủ
các giai đoạn sau:
2.3.1. Giai đoạn tiền kế hoạch:
Đây là giai đoạn rất cần thiết cho việc tiến hành xây dựng bản kế
hoạch. Ở giai đoạn này cần làm các công việc sau:
- Xác định các thủ tục xây dựng kế hoạch: xác định các công việc cần
làm trong kỳ xây dựng kế hoạch năm học. Xác định các thành phần xây dựng
kế hoạch năm học.
- Thành lập ban chuyên trách xây dựng kế hoạch. Ban này có nhiệm vụ
tập hợp các thông tin (bên trong và bên ngoài nhà trường) cần thiết cho kế
hoạch. Tập hợp số liệu thống kê về các yếu tố cần thiết cho kế hoạch. Phân
tích tình hình về mọi mặt của nhà trường. Dự đoán, dự báo tình hình nhà
trường trong năm học tới. Từ đó, xác định các mục tiêu, chỉ tiêu trong kỳ kế
hoạch tới.
Ban này gồm có cán bộ chủ chốt trong nhà trường như bí thư chi Bộ, bí
thư chi Đoàn, chủ tịch công Đoàn, ban giám hiệu và giáo viên có kinh
nghiệm.
- Thu thập và xử lý các thông tin trong và ngoài nhà trường để phục vụ
cho việc lập kế hoạch. Các thông tin cần thu thập và xử lý, đó là các điều kiện
nội lực, ngoại lực, các Chỉ thị, Nghị quyết đã được xác định ở trên.
Dựa vào những căn cứ, những thông tin đã thu thập được, ban xây
dựng kế hoạch tìm ra những cơ hội, những thách thức của nhà trường, ban
này giúp nhà trường tìm cách khắc phục và tìm ra hướng đi đúng cho kế

hoạch năm học sắp tới.
2.3.2. Giai đoạn dự báo, chẩn đoán:
Giai đoạn này nhằm mục đích dự đoán trước chiều hướng phát triển
giáo dục của địa phương cũng như toàn bộ xã hội có tác động đến sự phát
triển giáo dục của nhà trường. Dự tính trước chiều hướng phát triển về mọi
mặt của địa phương và chiều hướng phát triển giáo dục của nhà trường. Vạch
10
ra các mô hình phát triển, dự tính các điều kiện cần thiết. Từ đó xác định các
mục tiêu trọng tâm, các nhiệm vụ ưu tiên và các giải pháp thực hiện để kế
hoạch nhà trường mang tính khả thi cao.
2.3.3. Giai đoạn xây dựng kế hoạch sơ bộ:
- Ở giai đoạn này cần phải xây dựng được các mục tiêu tổng quát của
năm học, trên cơ sở đó đề ra các nhiệm vụ cụ thể về các mặt hoạt động của
nhà trường như:
+ Công tác huy động số lượng và phổ cập giáo dục tiểu học.
+ Công tác nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục như: dạy học,
giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng chính trị, thẩm mỹ,
+ Công tác xây dựng các điều kiện phục vụ dạy học như: xây dựng cơ
sở vật chất, thư viện, xây dựng đội ngũ giáo viên.
+ Công tác xã hội hóa giáo dục.
+ Công tác quản lý.
Các nhiệm vụ này phải được lượng hóa thành các chỉ tiêu thi đua và
biện pháp thực hiện để dễ dàng trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
đánh giá.
- Xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch như điều kiện về nhân
lực, các phương tiện thiết bị, nguồn tài chính và điều kiện về thời gian dành
cho từng nhiệm vụ.
- Dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch. Bước này cần vạch ra
được các phương án về các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ
tiêu của năm học. Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện, khả năng

của nhà trường và hoàn cảnh của địa phương. Các phương án này sẽ được đưa
ra thảo luận và lựa chọn phương án tối ưu nhất đưa vào kế hoạch chính thức.
Tất cả những điều được đưa ra trong kế hoạch sơ bộ phải là sự tập
trung ý kiến của tập thể sư phạm vì đây là những nhiệm vụ mà cả tập thể nhà
trường cần làm để hoàn thành tốt công việc của năm học.
2.3.4. Xây dựng kế hoạch chính thức:
11
Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ, sau khi đưa ra tập thể thảo luận, góp ý
kiến và có sự điều chỉnh về nội dung dự thảo. Ban soạn thảo bắt tay vào viết
kế hoạch chính thức, hoàn chỉnh bản kế hoạch năm học và lập chương trình
hành động cho toàn trường, gồm các công việc:
- Phân định thời gian thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.
- Phân công người phụ trách công việc đó.
- Phân bổ nguồn tài chính hợp lý cho từng nhiệm vụ.
- Lập kế hoạch hỗ trợ và kế hoạch điều hành của người hiệu trưởng.
Sau khi hoàn thành bản kế hoạch năm học, hiệu trưởng đưa trình duyệt
cấp trên và thông qua bản nội dung kế hoạch trong buổi đại hội cán bộ công
nhân viên chức đầu năm học để lấy biểu quyết của đại hội một lần nữa. Trong
đại hội này thành phần Hội nghị không nên hạn chế trong nội bộ nhà trường mà
cần thiết phải mời thêm các thành phần của Đảng, chính quyền địa phương,
một số ban ngành chức năng chủ yếu của địa phương và hội cha mẹ học sinh để
họ tham gia góp ý kiến cho bản kế hoạch có khả năng thực thi cao hơn.
Ngoài ra ta có thể tiến hành quy trình xây dựng kế hoạch năm học theo
8 bước sau đây:
- Bước 1: Tổ chức bộ máy chuyên trách về xây dựng kế hoạch bao
gồm các cán bộ chủ chốt trong nhà trường và các giáo viên có kinh nghiệm.
- Bước 2: Bộ phận chuyên trách này có nhiệm vụ thu thập các thông tin
bên trong và bên ngoài nhà trường; phân tích, xử lý các thông tin đó và dự đoán
trước chiều hướng phát triển giáo dục của nhà trường, địa phương và xã hội.
- Bước 3: Xây dựng, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ của năm học.

- Bước 4: Xây dựng các điều kiện nội lực, ngoại lực có liên quan đến
việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Bước 5: Xây dựng các phương án, so sánh và lựa chọn phương án cho
kế hoạch.
- Bước 6: Xây dựng các kế hoạch bộ phận.
- Bước 7: Xây dựng kế hoạch sơ thảo, thảo luận bổ sung thêm ý kiến
cho kế hoạch.
12
- Bước 8: Hoàn chỉnh bản kế hoạch chính thức.
2.4. Trình tự lập kế hoạch năm học.
Để công tác xây dựng kế hoạch đảm bảo các nguyên tắc của nó, hiệu
trưởng cần thực hiện theo quy trình đã nêu. Song làm như thế nào để mọi
người biết và có thể bàn những nội dung cơ bản là rất quan trọng. Tôi đã thực
hiện với trình tự sau:
Thứ nhất: Hiệu trưởng phổ biến cho tổ xây dựng kế hoạch năm học về
nhiệm vụ, các định hướng chính của kế hoạch, các mục tiêu, chỉ tiêu có tính
chất gợi ý.
Thứ hai: Tổ xây dựng kế hoạch tiếp nhận, tính toán và cân đối. Dự
thảo các hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch. Báo cáo lên hiệu trưởng.
Cùng hiệu trưởng vạch ra kế hoạch sơ bộ.
Thứ ba: Hiệu trưởng giao kế hoạch sơ bộ cho các tổ công tác trong
trường mình. Các tổ tiến hành xây dựng kế hoạch riêng cho mình.
Thứ tư: Các tổ báo cáo kế hoạch của đơn vị mình lên hiệu trưởng.
Hiệu trưởng tập hợp kế hoạch của các đơn vị, cùng tổ chức xây dựng kế
hoạch năm học của trường. Thông qua bản kế hoạch đã được xây dựng cho
toàn bộ cán bộ giáo viên biết để họ thảo luận thêm. Trình với cấp trên để phê
duyệt.
Thứ năm: Hiệu trưởng tổ chức “hội nghị giáo dục đầu năm” công bố
bản kế hoạch chính thức đã được duyệt để thực hiện.
Có thể mô tả trình tự lập kế hoạch theo sơ đồ sau:

13
Hiệu trưởng
Giao sổ
hướng dẫn
Báo cáo lên
Hiệu trưởng
Giao kế hoạch
sơ bộ
Báo cáo
kế hoạch
Giao KH
chính thức
Bản xây dựng
kế hoạch
Tổ các
giáo viên
Với trình tự này ý đồ xây dựng kế hoạch của hiệu trưởng đã được trao
đổi kỹ ở tập thể giáo viên và các cán bộ trong nhà trường. Cách làm này thể
hiện nguyên tắc dân chủ cao, bản kế hoạch có chất lượng mà hiệu trưởng
không phải vất vả.
2.5. Cấu trúc nội dung bản kế hoạch năm học của trường Trung
cấp Y - Dược Hợp Lực.
Tùy vào tình hình cụ thể của đơn vị, địa phương để hiệu trưởng tổ chức xây
dựng bản kế hoạch năm học của trường theo cấu trúc hợp lý. Nhưng theo tôi, dù
bản kế hoạch theo cấu trúc nào đi nữa cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hình thức phải đẹp, phải có trang bìa và bao bọc cẩn thận. Bản kế
hoạch phải được đánh máy, hình thức và cấu trúc phải đúng với yêu cầu của
một văn bản hành chính trường học.
- Nội dung bản kế hoạch phải đầy đủ, lời văn phải ngắn gọn, chính xác,
rõ ràng, dễ hiểu. Với yêu cầu giáo dục hiện nay cần đi sâu hơn phần gắn kết

kế hoạch của nhà trường với kế hoạch của địa phương, kí kết thực hiện một số
hoạt động cụ thể.
- Cấu trúc nội dung bản kế hoạch năm học phải đảm bảo các phần sau:
Phần 1: Phân tích đặc điểm tình hình của địa phương, của nhà trường
nhiệm vụ năm học.
Phần 2: Các nhiệm vụ cụ thể, các chỉ tiêu và mục tiêu cần đạt trong
năm. Các giải pháp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trên.
Phần 3: Chương trình hóa bản kế hoạch.
Phần này rất cần thiết. Nhờ có phần này ta biết được tên các công việc
chủ yếu trong suốt năm học, thời gian thực hiện các công việc đó. Biết trong
cùng một thời gian có bao nhiêu công việc diễn ra, có bao nhiêu việc bắt đầu,
có bao nhiêu việc kết thúc.
14
Ta có thể lập “Chương trình hóa bản kế hoạch” theo sơ đồ sau:
Khu vực
nội dung
công việc
Thời gian và nội dung công việc
Học kỳ I Học kỳ II Hè
Xây dựng bảng “Chương trình hóa” dễ làm, nó có tác dụng nhiều đối
với nhà trường trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Chính vì vậy,
khi lập kế hoạch năm học các trường cần chú ý lập đầy đủ cả phần này.
Công tác xây dựng kế hoạch năm học trong các nhà trường là một trong
những công việc của người quản lý. Do đó người làm công tác quản lý mà cụ
thể là các hiệu trưởng cần phải chú ý đúng mức đến công việc này. Đặc biệt là
phải đầu tư đủ thời gian, công sức, đúng thời điểm và tiến hành đúng theo
trình tự tiến hành và tổ chức xây dựng kế hoạch. Hiệu trưởng phải biết phát
huy vai trò, ý thức trách nhiệm của các cán bộ giáo viên vào công tác xây
dựng kế hoạch. Biết phân công trách nhiệm cho từng người để họ cùng làm,
cùng gánh vác trách nhiệm với hiệu trưởng, giúp hiệu trưởng xây dựng được

bản kế hoạch đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và có chất lượng cũng như
tính khả thi cao. Đảm bảo được nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng
kế hoạch. Khai thác được trí tuệ của tập thể, tạo tình đoàn kết trong đội ngũ.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
3. Kết quả thực hiện.
Với sự quyết tâm lớn của BGH, sự đồng lòng cố gắng của đội ngũ cán
bộ, giáo viên, cùng với những biện pháp thiết thực, khoa học phù hợp với đặc
điểm tình hình của nhà trường. Công tác xây dựng kế hoạch năm học của
trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực đã đạt được một số kết quả sau:
15
Tháng
Tuần
- Về nhận thức:
+ 100% CBGV đều có ý thức cao, chủ động trong công tác xây dựng kế
hoạch năm học của nhà trường.
+ 100% các phòng ban, bộ môn bước đầu biết cách xây dựng kế hoạch
hoạt động năm học theo từng lĩnh vực phụ trách.
- Về hành động:
+ 100% CBGV chủ động xây dựng kế hoạch cá nhân trong cả năm học
theo kế hoạch năm học chung của nhà trường.
- Tập thể đội ngũ nêu cao ý thức tự giác, có trách nhiệm cao khi thực
hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các đồng chí trưởng các phòng ban, chủ
nhiệm bộ môn. Trưởng các bộ phận Đoàn thể đã có nhiều kinh nghiệm trong
xây dựng kế hoạch năm học, giải quyết và giúp việc rất đắc lực cho BGH
ngay tại các bộ phận của mình.
- Công tác xây dựng kế hoạch của các bộ phận nhà trường được duy trì
thường xuyên, mọi hoạt động có tiến bộ rõ về số lượng và chất lượng, các
đoàn thanh tra về kiểm tra đột xuất đánh giá cao công tác xây dựng kế hoạch
của nhà trường đối với việc quản lý giúp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục, đào tạo.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trong trường TCCN có nhiều loại kế hoạch, trong đó kế hoạch năm
học là bản kế hoạch to lớn nhất, quan trọng nhất và toàn diện nhất. Có thể nói
rằng, nó là xương sống, là trụ cột để nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học.
Tất cả các hoạt động diễn ra trong năm học của nhà trường với mục tiêu, cách
làm như thế nào, ai làm, đều được thể hiện qua kế hoạch năm học. Chính vì
lẽ đó mà công tác tổ chức năm học ở các nhà trường TCCN là rất quan trọng
cần có sự đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ của cả tập thể. Nếu làm tốt khâu
xây dựng kế hoạch năm học thì trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện các
hoạt động của năm học nó sẽ giảm được sự bất ổn định, hạn chế đến mức thấp
16
nhất mọi chi phí, tạo khả năng cố gắng cao nhất của mọi người và đem lại
hiệu quả giáo dục cao nhất.
Thực tế ở các trường TCCN hiện nay mặc dù các hiệu trưởng đã nhận
thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch năm học
song việc tổ chức xây dựng kế hoạch năm học của các hiệu trưởng vẫn chưa
đúng với quy trình của nó. Vì vậy mà trong quá trình xây dựng kế hoạch vẫn
thiếu một số khâu quan trọng và chưa đảm bảo nguyên tắc của nó. Phần lớn
bản kế hoạch năm học của nhà trường vẫn mang nặng dấu ấn cá nhân hiệu
trưởng chứ chưa là ý kiến chung của tập thể. Vì thế mà kế hoạch năm học của
các trường TCCN vẫn còn một số hạn chế và tính khả thi chưa cao. Nguyên
nhân chủ yếu của những thiếu sót này là do ý thức xây dựng kế hoạch của tập
thể cán bộ giáo viên chưa cao, một số hiệu trưởng quản lý bằng kinh nghiệm
của mình chứ chưa nắm lý luận và không vận dụng lý luận.
Tuy nhiên, so với những năm trước thì những năm gần đây, công tác
xây dựng kế hoạch năm học đã có những bước tiến rõ rệt. Đội ngũ cán bộ
quản lý đã từng bước được nâng cao trình độ và bồi dưỡng thêm nghiệp vụ
quản lý. Đội ngũ giáo viên bước đầu đã nhận thức được vai trò của công tác
xây dựng kế hoạch và đã có xác định trách nhiệm của mình trong công tác

này. Các cấp, các ngành và địa phương ngày càng có sự quan tâm hơn đến
giáo dục. Đó là điều kiện thuận lợi để công tác xây dựng kế hoạch năm học
ngày càng có hiệu quả hơn.
2. Kiến nghị.
- Nhà trường cần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của cán bộ giáo
viên về công tác xây dựng kế hoạch năm học. Coi xây dựng kế hoạch là việc
chung cần làm của toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên để tìm ra biện pháp tốt
nhất thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Tăng cường bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ
quản lý dưới nhiều hình thức: tự học, tự bồi dưỡng, học tại chức, học chính
quy, Cán bộ quản lý cần có ý thức tự bồi dưỡng thêm.
17
- Với yêu cầu giáo dục hiện nay, trong công tác quản lý giáo dục nên
tuyển chọn những người đã được qua đào tạo để hạn chế sự bất cập về năng
lực và trình độ.
- Cần thực hiện tốt vấn đề dân chủ hóa trường học để huy động được trí
tuệ và tinh thần chung của tập thể. Hiệu trưởng cần phối hợp cân đối quản lý
dân chủ để tạo ra tinh thần thống nhất cao trong hội đồng. Tạo thói quen tự
quản lý công việc của mọi người.
- Trong công tác xây dựng kế hoạch hiệu trưởng phải tuyệt đối tuân thủ
các nguyên tắc và thực hiện đúng theo trình tự của nó.
- Đội ngũ cán bộ quản lý của các trường cần được bố trí ổn định. Nếu
có trường hợp đột xuất (bãi miễn, đề bạt) thì phải chuẩn bị ngay từ trong hè.
- Hội đồng quản trị cần có sự quan tâm hơn nữa đến các hoạt động của
nhà trường. Chỉ đạo sát sao nhà trường làm tốt khâu xây dựng kế hoạch năm
học và chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra trong kế hoạch, giúp nhà
trường hoàn thành các mục tiêu giáo dục.

Thanh Hoá, ngày 10 tháng 6 năm 2012
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Hoa
18
19

×