Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.59 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Kế toán là một trong những công cụ quản lý không thể thiếu được để quản lý
một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất dịch vụ
của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân của một nước nói chung.
Trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò
rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Vì đối với các doanh nghiệp
hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh quyết liệt, khi
quyết định lựa chọn phương án sản xuất một loại sản phẩm nào đó đều cần phải tính
đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ. Điều
đó có nghĩa doanh nghiệp phải tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất. Giá
thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay
giảm sẽ thể hiện kết qủa của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn. Điều này phụ
thuộc vào quá trình tập hợp chi phí của doanh nghiệp. vì vậy kế toán tập chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục và mật thiết với nhau. Thông
qua chỉ tiêu về chi phí và giá thành sản phẩm các nhà quản lý sẽ biết được nguyên
nhân gây biến động chi phí và giá thành từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.
Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong
những mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan
tâm chung của toàn xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên nên trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần
May và Thương Mại Mỹ Hưng, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Tạ
Thúy Hằng cùng các cô, các anh, các chị ở phòng kế toán em đã lựa chọn đề tài “Hoàn
thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may và
thương mại Mỹ Hưng” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 chương:
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 1 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy


Hằng
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
cổ phần may và thương mại Mỹ hưng
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành tại công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Là tìm hiểu những vấn đề chung về công tác kế toán chi
phí và tính giá thành tại phân xưởng I củacông ty cổ phần may và thương mại Mỹ
Hưng, phân tích đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi
phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Phạm vi nghiên cứu: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng dựa theo số liệu tháng 01năm 2011
tại công ty.
Tuy nhiên do thời gian và khả năng có hạn đề tài của em xin tập trung nghiên
cứu quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với hai loại sản
phẩm là: áo sơ mi cộc tay Folk và áo sơ mi dài tay Yamato.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu các vấn đề trong khóa luận tốt nghiệp của mình em đã vận dụng
tổng hợp nhiều phương pháp như: phương pháp quan sát thực tiễn hạch toán tại doanh
nghiệp phương pháp so sánh và đối chiếu làm cơ sở để phân tích kết hợp giữa lý
thuyết với thực tiễn. Đặc biệt là thu thập số liệu từ phân xưởng sản xuất và từ phòng
kế toán để so sánh đối chiếu với lý luận chung.
4. Đóng góp của đề tài:
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 2 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Đề tài này của em nhằm giúp em so sánh được vốn kiến thức đã học trong nhà

trường với kiến thức thực tế về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
công ty.
Bên cạnh đó em cũng xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần may và thương mại Mỹ
Hưng trong thời gian tới.
Do điều kiện thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khóa
luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi được những thiếu xót, em rất mong nhận
được ý kiến phản hồi, bổ sung của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn kiến
thức của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán, đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của cô Tạ Thúy Hằng cùng sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cô các
anh các chị trong phòng kế toán Công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng đã
giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 3 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ
THƯƠNG MẠI MỸ HƯNG
1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng:
Tên giao dịch tiếng Anh là: My Hung Garment and Trading Joint Stoct Company
Viết tắt là: My Hung Co.JSC
Điện thoại: 0321.3944121
Fax: 0321.3944122
Email:
Địa chỉ: Km24, Quốc lộ 5A, Xã Dị Sử, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng yên.
Công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng là một đơn vị sản xuất kinh
doanh có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập, riêng biệt, nằm trên quốc lộ 5A-thuộc

xã Dị Sử-Mỹ Hào-Hưng yên.
Công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng là công ty cổ phần được thành
lập từ việc chuyển đổi công ty TNHH Sản xuất và thương mại Mỹ Hưng, theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000077, đăng ký lần đầu ngày 24/11/2004,
đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 30/03/2007 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hưng
Yên cấp. với chức năng chính là sản xuất xuất nhập khẩu hàng gia công may mặc.
Công ty ra đời trong bối cảnh ngành dệt may đang có những bước chuyển mình
to lớn cùng những thách thức và thuận lợi do công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà
nước mang lại.
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 4 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Qua hơn bốn năm hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ Phần với nhiều khó
khăn và hình thức quản lý mới nhưng với sự giúp đỡ của HĐQT cùng sự năng động
nhạy bén nắm bắt thi trường, sự chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo. Công ty đã và đang
phát triển vững mạnh trên thị trường.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh, quy trình sản xuất sản phẩm
1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp, công ty đã đăng ký ngành nghề sản xuất kinh
doanh của công ty bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại
nguyên liệu. thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo mẫu thời
trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm, công nghiệp
tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ.
- Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ô tô, xe máy, mỹ phẩm,
rượu, kinh doanh nhà đất, cho thuê văn phòng.
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, công ty đã đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau tạo

điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh của công ty sau này. Nhưng
hiện nay ngành nghề chính của công ty là chuyên sản xuất và gia công các sản phẩm
may mặc. các sản phẩm may mặc của công ty rất đa dạng và phong phú gồm có: áo
jacket, áo trượt tuyết Nữ, áo sơ mi Nam dài tay, áo sơ mi Nam cộc tay, áo sơ mi cộc
tay Folk, áo sơ mi dài tay Yamato, quần Kaki Nam, quần Kaki Nữ, tạp dề các loại…
1.2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm
Công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng chuyên gia công hàng may mặc
xuất khẩu, do vậy nguyên vật liệu chính là vải được cắt may thành nhiều mặt hàng
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 5 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức
tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượng chi tiết của mặt hàng đó.
Quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm nhiều giai đoạn. Sản
phẩm tạo ra được tiến hành sản xuất ở từng bộ phận một cho đến khi hoàn thành kiểu
cách, kích cỡ, định lượng khác nhau tùy theo từng loại và yêu cầu của khách hàng.
Ta có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may mặc.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty:
Công ty có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội
đồng quản trị, ban Giám đốc và các phòng ban. Cụ thể:
Đứng đầu công ty là Giám đốc do HĐQT bầu ra. Giám đốc phụ trách chung về
mọi công tác xuất nhập khẩu, tài chính…đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công
ty trước cơ quan cấp trên và trước pháp luật.
Giúp việc trực tiếp cho Giám đốc là Phó giám đốc. phó giám đốc sẽ trực tiếp chỉ
đạo đến từng bộ phận, từng phòng ban. Các phòng ban, phân xưởng sẽ thực hiện các
công việc riêng nhằm giúp Ban lãnh đạo nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 6 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Nhập nguyên

vật liệu
Chế thử và giác
mẫu
Cắt bán thành
phẩm
May dây chuyền
Kiểm tra sản phẩm
hoàn thành
Là tẩy thành
phẩm
Đóng gói
Bao bì
Nhập khoGiao hàng
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Phòng kế toán có chức năng giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý và
sử dụng nguồn vốn, tài sản của công ty, theo dõi luồng tiền vào ra, lập và nộp các báo
cáo thuế, báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành.
Phòng xuất nhập khẩu trực tiếp giao dịch với khách hàng giúp Giám đốc đàm
phán ký kết các hợp đồng kinh tế, lập chứng từ thanh toán hoàn tất thủ tục thanh toán
với khách hàng trong nước và ngoài nước.
Phòng kỹ thuật giúp việc giác mẫu và cắt may các sản phẩm có tính chất biểu
mẫu cũng như giúp công tác sản xuất thuận tiện hơn.
Phòng KCS làm nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm hàng hóa trước khi hàng hóa nhập
vào kho.
Phòng vật tư chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc nhập, xuất, tồn kho
của hàng hóa trong kho.
Xưởng cắt làm nhiệm vụ cắt các bán thành phẩm cung cấp cho các phân xưởng
sản xuất.
Các phân xưởng sản xuất sẽ nhận các bán thành phẩm và hoàn thiện nốt khâu

cuối cùng là tạo ra các sản phẩm để nhập kho.
Mô hình tổ chức tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện dưới sơ đồ
sau
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 7 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Sơ đồ 2: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty CP May và TM Mỹ Hưng
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 8 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Phòng
kế
toán
Hội đồng quản trị
Xưởng I
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
XNK
Phòng
vật tư
Phân
xưởng
sản
xuất
Xưởng
cắt
Phòng
KCS

Xưởng II Xưởng III Xưởng IV Xưởng NB
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy Hằng
Chỉ tiêu Năm 2008
(ST
0)
Năm 2009
(ST
1)
Năm 2010
(ST
2)
So sánh

%

1=
ST
1
-ST
0

2=
ST
2
-ST
1
%=

1
/ST

0
%=

2
/ST
1
Doanh thu 64529710300 73538481400 74495092500 9008771100 956611100 13,96 1,30
Lãi gộp 235211300 410292300 814529900 175081000 404237600 74,44 98,52
Lãi dòng 100348200 181308900 227651100 80960700 46342200 80,68 25,55
1.4. Kết quả kinh doanh của công ty một số năm gần đây:
Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2010
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy:
- Doanh thu năm 2009 tăng 9008771100 đ so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng 13,96%
- Doanh thu năm 2010 tăng 956611100 đ so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng 1,3%
- Lãi gộp năm 2009 tăng 175081000 đ so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng 74,44%
- Lãi gộp năm 2010 tăng 404237600 đ so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng 98,52%
Ta thấy doanh thu của công ty trong ba năm liên tục tăng với trị số cao điều đó cho ta thấy được công ty đang có
những bước phát triển theo nền kinh tế đất nước.
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 9 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
2.Đặc điểm công tác kế toán:
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Do đặc điểm thực tế của công ty, bộ máy kế toán đã được tổ chức theo phương
pháp ghép việc nghĩa là nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán. Hình
thức kế toán hiện nay đang được áp dụng tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. Đây
là hình thức được áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều
tài khoản như công ty CP may và TM Mỹ Hưng.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Toàn
bộ công việc được tập trung ở phòng kế toán, còn ở phân xưởng sản xuất không tổ

chức bộ máy kế toán riêng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Sơ đồ 3: tổ chức bộ máy kế toán ở công ty
Trách nhiệm của phòng kế toán
- Phụ trách kế toán: chỉ đạo chung tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ
ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán do Bộ, nhà nước ban
hành, quy định mối quan hệ phân công hợp tác trong bộ máy kế toán. Kiểm tra tình
hình biến động của các vật tư tài sản cố định, theo dõi các khoản thu nhập và hoàn
thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Kế toán chi phí và tính giá thành: tổng hợp số liệu, xác định đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành, lập báo cáo quyết toán
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 10 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Phụ trách kế toán
Kế toán
chi phí và
tính giá
thành
Thủ
quỹ
Kế
toán
thanh
toán
Kế toán
tiêu thụ
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
vật tư


TSCĐ
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
- Kế toán tiền lương, thanh toán: theo dõi tình hình tiền lương, phân bổ tiền
lương, thưởng, BHXH cho toàn bộ CBCNV trong công ty, đồng thời ghi chép việc thu
chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Kế toán vật tư, tài sản cố định: có nhiệm vụ phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn
kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của các kho, đồng thời theo dõi tình hình biến
động của TSCĐ, hàng tháng tiến hành trích khấu hao TSCĐ
- Kế toán tiêu thụ: theo dõi chứng từ xuất, nhập, tồn kho thành phẩm, xác định
doanh thu bán hàng kết chuyển lãi lỗ.
- Thủ quỹ: được giao nhiệm vụ giữ tiền mặt của công ty căn cứ các phiếu thu,
chi mà kế toán thanh toán đã viết để thu và chi tiền theo các nghiệp vụ phát sinh trong
ngày. Cuối ngày đối chiếu và kiểm tra sổ sách với lượng tiền thực tế để kịp thời phát
hiện ra sai sót.
2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12
- Hình thứ ghi sổ: chứng từ ghi sổ.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu hao áp dụng đều theo thời
gian.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên tính
thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Công ty không tiến hành lập dự phòng cho hàng tồn kho.
- Công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2.3. Hình thức kế toán, phần mền kế toán áp dụng tại công ty
2.3.1. Hình thức kế toán
Để phù hợp với tình hình, đặc điểm của doanh nghiệp mình, hiện nay công ty

đang áp dụng hình thức Chứng Từ Ghi Sổ trong công tác kế toán.
Trình tự ghi sổ:
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 11 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,
phiếu chi…kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ và các sổ thẻ kế toán chi tiết, cuối tháng
kế toán căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập để vào sổ cái các tài khoản. Ngoài ra kế
toán phải lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với sổ cái. Số liệu trên sổ cái là căn
cứ để lập bảng cân đối số phát sinh đồng thời lập báo cáo tài chính.
2.3.2. Tình hình sử dụng máy tính trong công ty
Hiện nay công ty vẫn đang sử dụng hình thức kế toán máy trên Word và Excel
để hỗ trợ cho công tác tính toán đảm bảo độ chính xác cao. Công ty vẫn chưa áp dụng
phần mềm kế toán máy.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 12 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ

Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo tài chính
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
MỸ HƯNG
I. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ Phần May và Thương Mại
Mỹ Hưng.
1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và quy trình ghi sổ kế toán
chi phí sản xuất tại công ty Cổ Phần May và Thương Mại Mỹ Hưng.
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty.
Công ty CP may và TM Mỹ Hưng là một đơn vị hạch toán độc lập với dây
chuyền sản xuất liên tục, khép kín. Quá trình sản xuất phải trải qua lần lượt các công
đoạn, không có bộ phận nào sản xuất đồng thời vì thế nguyên vật liệu bỏ một lần vào
ngay từ đầu của quy trình sản xuất chỉ có thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng
mới được coi là sản phẩm hoàn thiện và có giá trị chính vì thế mà đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất là từng mã hàng hay từng loại quần áo thành phẩm.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất ở công ty.
Để phục vụ cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty thì chi phí sản xuất được chia thành 3 khoản mục như sau:
Một là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu,
động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ của công ty. Nguyên vật
liệu trực tiếp là các loại vải như vải Kaki, vải tôn lụa, vải thô, khóa, cúc, nhám…
(nguyên vật liệu sản xuất quần áo…)
Hai là: Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản phải trả cho người lao động trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương,
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của người lao động trực tiếp sản xuất.

Ba là: Chi phí sản xuất chung; Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân
xưởng sản xuất như tiền lương, các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ của cán bộ nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi
phí vật liệu, công cụ, điện nước chi phí khác…xuất dùng cho phân xưởng sản xuất,
chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí trên.
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 13 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất mà công ty đang áp dụng là phương
pháp kê khai thường xuyên và kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo 2 phương pháp:
Thứ nhất: Phương pháp trực tiếp: được áp dụng đối với các chi phí liên quan trực tiếp
đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định.
Thứ hai: Phương pháp phân bổ gián tiếp: được áp dụng đối với các chi phí sản xuất
phát sinh có liên quan tới nhiều đối tượng kế toán, chi phí sản xuất không tổ chức ghi
chép ban đầu riêng biệt được do đó phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó
lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức phù
hợp.
1.4. Quy trình ghi sổ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần
may và thương mại Mỹ Hưng.
Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ
phần may và thương mại Mỹ Hưng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 14 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Phiếu xuất kho, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền
lương và BHXH, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, hóa đơn
GTGT và một số chứng từ khác.
Sổ chi tiết TK 621,
622, 627, 154
Bảng tổng hợp

chứng từ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 621, 622,
627, 154
Bảng tổng hợp chi
tiết TK 621, 622,
627, 154
Báo cáo kế toán
Bảng cân đối số phát
sinh các TK 621,
622, 627, 154
Bảng tổng hợp
chi phí và tính
giá thành
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Sơ đồ 5: Quy trình ghi sổ kế toán CPSX và tính giá thành tại công ty
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Hàng ngày, hàng tháng kế toán phải tập hợp toàn bộ chứng từ như: Phiếu xuất kho,
bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân
bổ khấu hao… gửi lên phòng kế toán. Căn cứ vào các chứng từ gốc này, kế toán công
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 15 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
ty kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ đó đồng thời tiến hành phân loại
chứng từ.
Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán tiến hành ghi vào chứng từ ghi sổ, các chứng từ
liên quan đến đối tượng cần thiết phải hạch toán chi tiết để ghi vào sổ chi tiết các tài

khoản 621, 622, 627, 154.
Căn cứ vào số liệu ghi trên chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái các tài khoản 621, 622,
627, 154, mỗi tài khoản này đều được mở riêng một sổ cái.
Cuối kỳ căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết các tài khoản trên, kế toán tiến hành lập
bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản 621, 622, 627, 154 đồng thời lập bảng tổng hợp
chi phí và tính giá thành. Cuối kỳ căn cứ vào số liệu trên sổ cái kế toán lập bảng cân
đối số phát sinh các tài khoản 621, 622, 627, 154 để kiểm tra và theo dõi số phát sinh
số dư của các tài khoản. Từ đó căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối tài khoản và bảng
tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.
2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.1.1. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại công ty CP may và TM Mỹ Hưng thì nguyên vật liệu chính để sản xuất sản
phẩm may mặc chủ yếu gồm có các loại vật liệu sau: vải kaki, vải tôn lụa, vải thô,
bông, mex, chun…
Công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng là doanh nghiệp chuyên gia công
hàng may mặc phục vụ cho xuất khẩu nên toàn bộ nguyên vật liệu chính do khách
hàng cung cấp còn nguyên vật liệu phụ là do công ty tự mua và xuất cho sản xuất sản
phẩm.
Nguyên vật liệu phụ bao gồm các vật liệu như: móc, khóa, cúc,nhãn, nhám, chỉ
và toàn bộ nguyên vật liệu phụ là do công ty mua và xuất dùng cho sản xuất.
Việc quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
hàng ngày chủ yếu được thực hiện ở bộ phận kho và phòng kế toán trên cơ sở chứng
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 16 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
từ kế toán nhập xuất. Thủ kho và kế toán phản ánh chính xác kịp thời tình hình nhập
xuất tồn kho theo từng danh điểm vật tư, hàng hóa. Do đó giữa kho và phòng kế toán
có sự phân công với nhau để sử dụng chứng từ kế toán nhập xuất một cách hợp lý,
tránh sự ghi chép trùng lặp. Do đó công ty đã áp dụng phương pháp thẻ song song để

hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
2.1.2. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho
- Tại công ty giá gốc nguyên vật liệu phụ mua ngoài nhập kho được tính theo công
thức:
Giá gốc
NVL mua
ngoài nhập
kho
= Giá mua ghi trên hóa
đơn(gồm các loại thuế
không được hoàn lại
như thuế NK, thuế
TTĐB)
+ Các chi phí
liên quan đến
bốc dỡ thu
mua
- Các khoản
chiết khấu
thương mại,
giảm giá hàng
mua
- Đối với nguyên vật liệu phụ do đơn vị tự đi mua và xuất dùng cho hàng gia công thì
được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất kho được tính theo công thức:
Đơn giá bình
quân cả kỳ
dự trữ
=
Trị giá thực tế

NVL,CCDC
tồn kho đầu kỳ
Số lượng
NVL,CCDC
tồn kho đầu kỳ
+
+
Trị giá thực tế NVL, CCDC
nhập kho trong kỳ
Số lượng NVL, CCDC nhập kho
trong kỳ
Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất kho = số lượng NVL, CCDC xuất kho x Đơn giá
bình quân
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 17 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Đối với nguyên vật liệu chính nhập kho theo từng hợp đồng gia công thì khi
nhập kho không phải tính giá và theo dõi về số lượng mà không theo dõi về mặt giá trị
nên khi xuất kho cũng chỉ ghi chép về mặt số lượng.
2.2. Tài khoản hạch toán
Để tập hợp, phân bổ chi phí NVLTT, kế toán sử dụng Tk 621-chi phí nguyên
liệu, vật liệu trực tiếp. Do yêu cầu quản lý kế toán mở các tài khoản chi tiết theo từng
sản phẩm.
Kết cấu TK 621-chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
- Bên nợ: phản ánh trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp để sản xuất
sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ hạch toán.
- Bên có:
+ Phản ánh trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập kho
+ Phản ánh giá trị phế liệu thu hồi
+ Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vào TK 154-chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm.
TK 621 không có số dư cuối kỳ
Tk 621 được mở chi tiết như sau:
+ TK 621.1-chi phí nguyên liệu, vật liệu chính
+ TK 621.2-chi phí nguyên liệu, vật liệu phụ
Và được mở chi tiết cho từng sản phẩm.
2.3. Trình tự hạch toán.
a. Chứng từ hạch toán.
Tùy theo hợp đồng gia công được ký giữa công ty và khách hàng kế toán vật tư
tiến hành lập phiếu xuất kho phục vụ cho quá trình gia công.
Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được tính theo đơn giá
xuất kho bình quân cả kỳ dự trữ.

Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 18 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Biểu 2.1.
Đơn vị:Công ty CP May và TM Mỹ Hưng
Bộ phận: Cung ứng vật tư
Mẫu số: 02-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 04 tháng 01 năm 2011 Nợ: 621.2
Số: 01 Có: 152.2
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn thị Hà Địa chỉ: Xưởng may
Lý do xuất kho: xuất kho để sản xuất sản phẩm áo Folk
Xuất tại kho(ngăn lô): Công ty CP May và TM Mỹ Hưng
Địa điểm: Mỹ Hào-Hưng yên
STT Tên, nhãn hiệu, quy

cách, phẩm chất vật
tư, dụng cụ, sản
phẩm, hàng hóa

số
Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Khóa Cái 16.800 16.500 7.655 126.307.500
2 Chỉ trắng loại 500m Cuộn 210 210 8.553 1.796.130
3 Móc treo Cái 16.600 16.650 2.356 39.227.400
4 Nhãn, mác Cái 16.670 16.650 524 8.724.600
5 Bao bì đóng gói Hộp 5.600 5.700 11.023 62.831.100
Cộng 238.886.730
Tổng số tiền(Viết bằng chữ): Hai trăm ba tám triệu tám trăm tám sáu nghìn bảy trăm
ba mươi đồng chẵn./
Ngày 04 tháng 01 năm 2011
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 19 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.2
Đơn vị:Công ty CP May và TM Mỹ Hưng
Bộ phận: Cung ứng vật tư
Mẫu số: 02-VT

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 04 tháng 01 năm 2011 Nợ: 621.2
Số: 02 Có: 152.2
Họ và tên người nhận hàng: Trần văn Bình
Lý do xuất kho: xuất kho để sản xuất sản phẩm áo Yamato
Xuất tại kho(Ngăn lô): công ty CP May và TM Mỹ Hưng
Địa điểm: Mỹ Hào-Hưng yên
STT Tên, nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
chất vật tư, dụng
cụ, sản phẩm,
hàng hóa

số
Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Khóa Cái 10.200 10.200 7.655 78.081.000
2 Chỉ trắng loại 500m Cuộn 160 160 8.553 1.368.480
3 Nhãn, mác Cái 10.100 10.100 524 5.292.400
4 Móc treo Cái 9.783 9.783 2.356 23.048.748
5 Bao bì đóng gói Hộp 4.042 4.042 11.023 44.555.970

Cộng 152.346.598
Tổng số tiền(Viết bằng chữ): một trăm năm hai triệu ba trăm bốn sáu nghìn năm trăm
chín tám đồng.
Ngày 04 tháng 01 năm 2011
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 20 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Tổng hợp các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ vào cuối tháng.
Bảng 2.1
Công ty CP may và thương mại
Mỹ Hưng
Bảng phân bổ NVL-CCDC
Tháng 01 năm 2011
STT TK ghi có
TK ghi nợ
152 153 Cộng
1 621- Chi phí NVLTT 791.062.682 791.062.682
Áo sơ mi cộc tay Folk 238.886.730 238.886.730
Áo sơ mi dài tay Yamato 152.346.598 152.346.598

Quần kaki nam 199.973.680 199.973.680
Quần kaki nữ 199.855.674 199.855.674
2 627- Chi phí SXC 29.414.700 29.414.700
3 642- Chi phí QLDN 12.140.800 12.140.800
Cộng 820.477.382 12.140.800 832.618.182
Người lập biểu Kế toán trưởng
Căn cứ vào bảng phân bổ NVL –CCDC cuối tháng kế toán vào sổ chi tiết, lập chứng
từ ghi sổ và vào sổ cái tài khoản 621.
b. Hạch toán chi tiết
Căn cứ vào bảng phân bổ NVL-CCDC cuối tháng kế toán mở sổ chi tiết chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp.
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 21 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Biểu 2.3
Công ty CP may và TM
Mỹ Hưng
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tháng 01 năm 2011
Chi tiết cho sản phẩm: Áo Folk
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ Nội dung Đối tượng TK
Nợ
TK

Số tiền
Số
hiệu
Ngày

tháng
Nợ Có
01 04/01 Xuất NVL phụ cho
sản xuất áo Folk
Công ty CP may
và TM Mỹ Hưng
621.2 152.2 238.886.730
Kết chuyển
CPNVLTT
Công ty CP may
và TM Mỹ Hưng
154 621.2 238.886.730
Tổng 238.886.730 238.886.730

Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
c. Hạch toán tổng hợp
Dựa vào các chứng từ gốc để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là bảng phân bổ
nguyên vật liệu cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ và căn cứ vào chứng từ ghi sổ
để ghi vào sổ cái TK 621
Biểu 2.4
Công ty CP may và TM Mỹ Hưng CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày 31 tháng 01 năm 2011
Số 01

Đơn vị tính: VNĐ
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 22 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy

Hằng
Chứng từ gốc Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi
chú
Số Ngày
tháng
Nợ có
1 04/01 Xuất NVL phụ sản xuất
SP áo Folk
621.2 152.2 238.886.730
2 04/01 Xuất NVL phụ sản xuất
SP áo Yamato
621.2 152.2 152.346.598
… ……… ………………. …………
Cộng 791.062.68
2
Ngày 31 tháng 01 năm 2011
Người lập biểu Kế toán trưởng
Trích sổ cái tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Biểu 2.5
Công ty CP may và TM
Mỹ Hưng
SỔ CÁI
Tài khoản: 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Từ ngày: 01/01/2011 đến ngày 31/01/2011
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 23 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
Đơn vị tính: VNĐ

Ngày

tháng
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải Số
hiệuTK
đối ứng
Số tiền Ghi
chú
Số
hiệu
Ngày
tháng
Nợ có
Số dư đầu năm
Số phát sinh trong
tháng
31/01 01 31/01 Xuất VLP cho sản xuất
SP áo Folk
152.2 238.886.730
31/01 01 31/01 Xuất VLP cho sản xuất
áo Yamato
152.2 152.346.598
… …. …… ……………… ………….
31/01 31/01 Kết chuyển CPNVLTT 154 791.062.682
31/01 31/01 Cộng số PS tháng 791.062.682 791.062.682
Số dư cuối tháng
Ngày 31 tháng 01 năm 2011
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
3.1. Nội dung của chi phí nhân công trực tiếp.
Trong công ty Cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng thì chi phí nhân công trực
tiếp là những khoản phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm,
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 24 Nhóm 1 - Đ3 KT1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Tạ Thúy
Hằng
trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp
lương, tiền ăn ca, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định
trên tiền lương của công nhân TTSX tính vào chi phí sản xuất.
Tiền lương chính trả cho lao động trực tiếp sản xuất được tính theo công thức:
Vsp =Vđg x Q x Hi
Trong đó:
Vsp: Tiền lương theo sản phẩm
Vđg: đơn giá 1 sản phẩm
Q: Số lượng sản phẩm hoàn chỉnh
Hi: Hệ số theo sản phẩm
Trong đó công ty xác định đơn giá tiền lương cho mỗi sản phẩm hoàn thành
trong tháng 01 là 17.850đ/sp và quy định hệ số theo sản phẩm cho từng sản phẩm sản
xuất trong tháng. Cụ thể như sau:
Đơn vị: Công ty CP May và TM Mỹ hưng
Địa chỉ: Mỹ Hào-Hưng yên
Bảng 2.2: Quy định hệ số theo sản phẩm
Đơn giá: 17.850 đ/sp
STT Tên sản phẩm Hệ số quy chuẩn
1 Áo sơ mi cộc tay Folk 0,8922
2 Áo sơ mi dài tay Yamato 1,4132
3 Quần Kaki Nam 1,112

4 Quần Kaki Nữ 1,023
Ví dụ: Trong tháng 01 năm 2011 có số sản phẩm hoàn thành nhập kho (theo đơn đặt
hàng của khách hàng) như sau:
Bảng 2.3 Số lượng thành phẩm nhập kho
Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành
Áo Folk 25.800
Áo Yamato 11.500
Sinh viên thực tập: Bùi Thị Châm 25 Nhóm 1 - Đ3 KT1

×