Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thép Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.76 KB, 68 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
PHỤ LỤC
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN : doanh nghiệp
TK : Tài khoản
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
HT : Hệ thống
BCĐ : Bảng cân đối
NVL : Nguyên vật liệu
KT : Kế toán
GTGT : Giá trị gia tăng
TKĐƯ : tài khoản đối ứng
TSCĐ : tài sản cố định
CPSX : Chi phí sản xuất
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSXDD : Chi phí sản xuất dở dang
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính không chỉ
đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội mà cả trong việc chỉ đạo


điều hành, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu tài chính
của các cơ quan quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Cùng với xu thế hội nhập, mở cửa của nền kinh tế, đặc biệt là sau khi
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới WTO, Công ty Cổ Phần
Thép Hà Nội cũng đã không ngừng học hỏi, mở rộng sản xuất, tìm kiếm bạn
hàng . Qua đó làm tăng doanh thu của đơn vị, hoàn thiện, nâng cao tổ chức bộ
máy quản lý, bộ máy kế toán để làm việc ngày càng hiệu quả hơn.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là mọt
trong những khâu trọng tâm của các doanh nghiệp và được các doanh nghiệp
coi trọng. Trên cơ sở tính chính xác chi phí sản xuất từ đó xác định giá thành
sản phẩm. Qua đó rút ra những mặt còn thiếu sót để khắc phục.
Để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh
nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ nhận thức đó, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm đã được Công ty Cổ Phần Thép Hà Nội coi trọng.
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng với
thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thép Hà Nội, em đã nhận thấy tầm
quan trọng của công tác kế toán cũng như phương pháp tính giá thành sản
phẩm.
Nhờ những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập, them
vào đó là sự giúp đỗ tận tình của Tiến sĩ Phạm Thị Thủy và các anh chị trong
phòng kế toán của Công ty, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình : “
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Cổ phần Thép Hà Nội “.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bài viết của em được chia thành 3 chương chính như sau :
Chương I : Đặc điểm sản phẩm tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
Công ty Cổ phần Thép Hà Nội.

Chương II : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Thép Hà Nội.
Chương III : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Thép Hà Nội.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chương I
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI
PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HÀ NỘI
1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty Cổ phần Thép Hà Nội
Công ty cổ phần Thép Hà Nội sản xuất với quy trình công nghệ giản
đơn, tổ chức chuyển môn hóa theo sản phẩm.
Từ đặc điểm đó, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty
là tập hợp chi phí sản xuất theo dàn cán ( Phân xưởng ).
Thích ứng với đối tượng đó, phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp
dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, tập hợp chi phí theo dàn
cán. Sản phẩm chính của Công ty là các loại thép góc, thép U, phôi đúc
Thép góc bao gồm :
- Thép L60
- Thép L63
- Thép L70
- Thép L75
Các loại thép U bao gồm
- Thép U 80
- Thép U100
- Thép U120
- Thép U140
Công ty Cổ phần Thép Hà Nội luôn tự hào là nhà cung cấp các sản
phẩm công nghệ tốt nhất cho khách hàng .Công ty đã được cục quản lý

chất lượng cấp giấy phép đăng ký chất lượng sản phẩm số : HN OI
34/2000 và được Bộ Công Nghiệp công nhận được chấp nhận ưu đãi
đầu tư và thuế thu nhập doanh nghiệp.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty cổ phần Thép Hà Nội tổ chức sản xuất theo loại hình hàng loạt
liên tục với khối lượng lớn với dây chuyền cán thép tự động công suất tối đa
40.000 tấn/năm. Sản phẩm chủ yếu là các loại thép U và L các loại. Công ty
không ngừng đầu tư cải tiến kỹ thuật trong thời gian gần đây để giảm thiểu
chi phí tăng năng suất lao động, an toàn sản xuất, với bảo vệ môi trường.
Công ty cổ phần thép Hà Nội tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng, sản
xuất theo khối lượng lớn và liên tục. Hàng hóa của công ty đa dạng, phong
phú về mẫu mã, chủng loại, trọng lượng,
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty CP Thép Hà Nội
1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần thép Hà
Nội
Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, Công ry đã tổ
chức theo dàn cán (Phân xưởng). Trong dàn cán lại chia thành các tổ sản xuất
như : Tổ lò, tổ cán, tổ sàn nguội, tổ cơ điện, tổ lao động.
Dàn cán của Công ty chuyên sản xuất các loại thép góc như : L63, L70,
L75 …, các loại thép U như : U80, U100, U120 …
Dàn cán được trang bị các thiết bị, máy móc hiện đại với dây chuyền
khép kín. Công tác sản xuất ở dàn cán đạt trình độ chuyên môn hóa cao, quy
trình công nghệ khép kín.
Sơ đồ 1 : Quy trình công nghệ sản xuất
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
4
Tập kết phôi
Cắt định kích

thước
Làm nguội
Cắt
Cán thành phẩm
Tinh chỉnh
Kiểm tra (KCS)
Cán trung
Nung phôi
Nạp lò
Ra lò
Cán thô
Bao bó
Nhập kho
Cân
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Phôi được tập kết tại bãi, sau khi cắt theo kích thước của từng loại sản
phẩm sẽ được nạp vào lò gia nhiệt, đến nhiệt độ tiêu chuẩn phôi sẽ được máy
tống ra ngoài chạy qua dàn cán để tạo hình thành phẩm. Khi đã chạy qua dàn
cán phôi thép đã có hình dáng của thành phẩm được đẩy qua dàn cưa định
hình kích thước (thường là 6m). Sau đó sẽ được con lăn chuyển qua sàn nguội
để làm nguội sản phẩm và chạy qua máy nắn tinh chỉnh, đến đây sản phẩm đã
hoàn thiện.
Tổ KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ kiểm tra lại lần cuối trước
khi sản phẩm được đóng bó cân và nhập kho).
1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ
Dây chuyền công nghệ cán nóng thép hình tự động của Công ty được
lựa chọn trên cơ sở các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các tính năng kỹ
thuật khác như: tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường …
Quy trình công nghệ của các dàn cán trải qua 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất

- Giai đoạn sản xuất
- Giai đoạn kiểm tra và nhập kho thành phẩm
Công ty cổ phần thép Hà Nội sản xuất với quy trình công nghệ giản
đơn, tổ chức chuyên môn hóa theo sản phẩm. Từ đặc điểm đó, đối tượng kế
toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty là tập hợp chi phí sản xuất theo dàn
cán (phân xưởng).
* Do các khâu trong quy trình sản xuất tự động nên về mặt trang thiết
bị đồng bộ, việc sản xuất chủ yếu điều khiển bằng máy móc nên tính an toàn
lao động được đảm bảo cao, công nhân được trang thiết bị bảo hộ lao động
đầy đủ, có quy chế về an toàn lao động và được ban lãnh đạo giám sát chặt
chẽ, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy,
bố trí tổ chức các lớp học hàng năm về an toàn lao động cho công nhân.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.2.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm
Chu kỳ sản xuất sản phẩm tuân theo quy trình như sơ đồ 1.
Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
Bộ phận sản xuất chính: phân xưởng sản xuất chính tại Lĩnh Nam – Hà
Nội, tổ chức sản xuất theo dàn cán. Trong dàn cán lại chia thành các tổ sản
xuất như: Tổ lò, tổ cán, tổ sàn nguội, tổ cơ điện, tổ lao động.
Bộ phận cung ứng: Thu mua phôi tấm từ các nhà cung cấp. Để đáp ứng
nhu cầu thị trường thép, công ty luôn khai thác các nguồn thép đa dạng từ các
nhà cung cấp lớn như: Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Hòa
Phát
Vận chuyển: bằng xe ô tô tải có nhân viên giám sát của công ty đi kèm.
Hiện nay, công ty có địa bàn kinh doanh rộng nhưng chủ yếu tập trung tại Hà
Nội. Trải qua quá trình phát triển, công ty cũng đã mở rộng địa bàn kinh
doanh ra một số tỉnh lân cận như: Hà Tây, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc làm thị trường kinh doanh của công ty được mở rộng và đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng nhiều hơn.
* Bộ phận sản xuất chính : gồm có dàn cán, lò, máy nắn, được điều
khiển tự động thông qua phòng điều khiển, sau khi phôi đi vào lò nung sẽ
hoàn toàn tự động trong quá trình đến khi ra thành phẩm.
* Bộ phần sản xuất phụ trợ : gồm có tổ tiện và tổ phân loại. Sau khi
phôi được nhập về tổ phân loại sẽ phan ra từng lô để phục vụ cho từng loại
sản phẩm, tổ tiện sẽ làm mới hoặc sửa chữa lại trục cán sau mỗi lần nghỉ bảo
dưỡng.
* Bộ phận cung cấp vận chuyển : Làm nhiệm vụ đảm bảo cho quá
trình sản xuất được liên tục. Phôi được nhập về bãi bằng xe tải, sau khi được
phân loại bộ phận này sẽ chuyển phôi vào lò. Sau khi thành phẩm được hoàn
chỉnh sẽ di chuyển toàn bộ sản phẩm nhập kho qua xe goòng.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.3 Quản lý chi phí sản xuất của Công ty
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Thép Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư
cách pháp nhân, tổ chức quản lý gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý sản
xuất kinh doanh.
Từ nghị quyết của Đại hội cổ đông , các cổ đông nhất trí bầu ra Hội
đồng quản trị, bên cạnh Hội đồng quản trị còn có Ban kiểm soát.
Để điều hành Công ty , Hội đồng quản trị cử ra Ban Giám đốc, đó là bộ
phận đại diện hợp pháp của Công ty trước các cơ quan Nhà nước.
Để giúp việc cho mình Giám đốc đề cử Phó Giám đốc được Hội đồng
thông qua. Ban giám đốc điều hành các bộ phận nghiệp vụ hoạt động trong
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đó là :
- Phòng tổ chức – Công đoàn
- Phòng kinh doanh
- Phòng tài chính – Kế toán

- Phòng sản xuất
- Phòng KCS
Ngoài ra còn có các phòng ban khác, các bộ phận, phòng ban có mối
liên hệ mật thiết với nhau thông qua sơ đồ sau :
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sơ đồ 2 : Bộ máy Công ty thép Hà Nội
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Hội đồng quản trị :
Là bộ máy quản trị cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ quyền hạn trong
việc quyết định chiến lước phát triển của Công ty. Quyết định cơ cấu và bộ
máy điều hành của Công ty và quy chế quản lý nội bộ của Công ty, quyết
định thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc, quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm, bãi nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và trưởng các bộ
phận, quyết định thay đổi vốn điều lệ, về chính sách đầu tư và dự án đầu tư.
Hội đồng quản trị có 3 thành viện với nhiệm kỳ 5 năm.
* Giám đốc, Phó giám đốc :
Có chức năng điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động tài chính kế toán, tổ chức nhân sự, quyết định đầu tư và phát triển.
Ban giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước hội đồng quản trị về hoạt động
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
8
Giám đốc – Phó giám đốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng
Tổ
chức –


Phòng
TCKT
Phòng
KCS
Phòng
sản
xuất
Phòng
TCKT
Phng
kinh
doanh
Hội đồng quản trị
Trụ sở chính Xưởng sản xuất
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
điều hành của mình. Hiện nay Ban giám đốc Công ty bao gồm: 1 Giám đốc và
2 Phó giám đốc.
+ Giám đốc: phụ trách điều hành chung và trực tiếp chỉ đạo công tác tổ
chức cán bộ, kế hoạch và đầu tư.
+ 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất.
+ 1 phó giám đốc phụ trách tài chính.
* Các phòng quản lý
- Phòng tổ chức nhân sự - công đoàn : có chức năng tham mưu trực tiếp
cho Ban giám đốc điều hành trong công tác quản lý mọi hoạt đông chung,
quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân lực, tổ chức, bố trí cán
bộ công nhân viên, soạn thảo và ban hành các quy chế nội bộ phục vụ công
tác quản lý và điều hành sản xuất, chính sách tiền lương và nhân công, tổ
chức các cuộc họp, tiếp khách, các hoạt động của đoàn thể …
- Phòng tài chính kế toán : Chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám

đốc điều hành về công tác tài chính – kế toán, bao gồm hạch toán kế toán và
lập các báo cáo kế toán phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
tình hình tài chính của công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, tổ chức
quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất, tổ chức lập, luân
chuyển, lưu trữ tài liệu kế toán một cách bảo mật và an toàn.
- Phòng kinh doanh : có chức năng tham mưu trực tiếp cho ban giám
đốc điều hành về mọi vấn đề kế hoạch và đầu tư, nghiên cứu thị trường đầu ra
và đầu vào của các sản phẩm, xây dựng thương hiệu, uy tín và thiết lập mối
quan hệ với bạn hàng, nghiên cứu các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh.
- Phòng sản xuất : chịu trách nhiệm trước ban giám đốc điều hành về
công tác quản lý vật tư, máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ và chất lượng
sản phẩm. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật và kế hoạch hiện đại hóa
công nghệ.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Phòng KCS : chịu trách nhiệm trước ban giám đốc đối với chất lượng
nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm sản xuất.
1.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý
doanh nghiệp.
Các phòng ban của Công ty Cổ Phần Thép Hà Nội được chia thành 2 phần :
+ Phòng ban trên trụ sở chính.
+ Phòng ban dưới Xưởng sản xuất.
* Xưởng sản xuất.
Gồm 4 phòng ban do phó giám đốc phụ trách sản xuất trực tiếp điều
hành, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất được xử lý trực tiếp thông
qua phòng KCS và phòng sản xuất và được báo cáo hàng ngày lên trụ sở chính.
Phòng kinh doanh cùng phòng kế toán tổng hợp số lượng hàng hóa
thành phẩm nhập xuất trong ngày bán trực tiếp tại xưởng và cũng được báo

cáo hàng ngày lên trụ sở chính.
* Trụ sở chính.
Các báo cáo được tập hợp bởi phòng kế toán và phòng kinh doanh sẽ
được tổng hợp hàng ngày cho giám đốc phê duyệt.
Phòng tổ chức công đoàn giám sát việc quản lý người lao động và luôn
tổng hợp kịp thời những vấn đề liên quan đến người lao động như chế độ
khen thưởng đối với lao động tốt tích cực và kỷ luật những vi phạm trong sản
xuất kinh doanh.
Các phòng ban trong hệ thống quản lý doanh nghiệp có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, có sự phân công nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận phòng
ban tránh được sự chồng chéo trong thi hành nhiệm vụ. mối quan hệ giữa các
phòng ban vừa đảm bảo được tính độc lập vừa thể hiện được sự liên kết chặt
chẽ trong một tổng thể chung. Nhờ có mô hình quản lý tốt nên mặc dù điều
kiện hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều khó khăn từ tác động khủng
hoảng kinh tế thế giới nhưng công ty vẫn vượt qua và tiếp tục phát triển tốt.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.3.4 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hóa trong một thời kỳ nhất định.
Trong nền sản xuất hang hóa, để tiến hành sản xuất sản phẩm bao giờ
cũng cần phải có các yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất ( tư liệu sản xuất
gồm : đối tượng lao động tư liệu sản xuất, những chi phí về yếu tố lao động
sống ( tiền lương, tiền công ), lao động vật hóa ( khấu hao TSCĐ, chi phí về
nguyên vật liệu … ) và một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới
sang tạo ra ( ví dụ : các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ,
các loại thuế không được hoàn trả như thuế GTGT, vay ngân hàng… )
Để thuận lợi cho việc tính giá thành công ty đã phân loại chi phí sản
xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm :

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
• Chi phí nhân công trực tiếp.
• Chi phí sản xuất chung.
1.3.5 Vai trò của khoản chi phí trong việc sản xuất sản phẩm
Việc xác định được chính xác chi phí sản xuất giúp cho doanh nghiệp
tính đúng, tính đủ và chính xác giá thành lao vụ, dịch vụ từ đó biết được giá
thành chính xác là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh.
1.3.6 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Công ty Cổ phần Thép Hà Nội sản xuất với quy trình công nghệ giản
đơn, tổ chức chuyển môn hóa theo sản phẩm.
Các sản phẩm của Công ty là Thép L60,L63,L70, L75, Thép U80, U100,
U 120, phôi đúc .
Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên trong chuyên đề này
em chỉ xin đề cập dến phương pháp tập hợp chi phí và xác định giá thành sản
phẩm tại bộ phận dàn cán trong kỳ hạch toán là tháng 12 năm 2011.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Chương II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP HÀ NỘI
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Thép Hà Nội
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1 Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm chi phí về các loại nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu . . . được sử dụng trực tiếp vào việc sản
xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ, dịch vụ của doanh
nghiệp trong các ngành công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thong vận
tải, không tính vào các khoản mục này những chi phí nguyên vật liệu dung
vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay hoạt động ngoài sản xuất.

CPNVLTT thường chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm nhất là
với các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản,
CPNVLTT thường được xây dựng thành các định mức và quản lý theo các
định mức chi phí đã xây dựng.
Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX kế toán tiến hành
xác định CPNVLTT trong kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí, tổng hợp
theo từng tài khoản sử dụng, lập bảng phân bổ chi phí vật liệu làm căn cứ
hạch toán tổng hợp CPNVLTT.
Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX kế toán tiến hành xác
định CPNVLTT trong kỳ cho từng đối tượng tập hợp chi phí, tổng hợp theo
từng tài khoản sử dụng, lập bảng phân bổ chi phí vật liệu làm căn cứ hạch
toán tổng hợp CPNVLTT.
CPNVLTT thực tế trong kỳ được tính vào GTSP tiêu thụ thuộc các yếu
tố sau:
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất và đưa vào sản xuất trong kỳ.
Yếu tố này được xác định căn cứ vào chứng từ xuất kho và sử dụng nguyên
vật liêu trực tiếp cho từng đối tượng có liên quan.
Trị giá nguyên vật liệu còn lại đầu kỳ ở các tổ, địa điểm sản xuất nhưng
đến cuối kỳ chưa được sử dụng được chuyển cho kỳ này.
Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ nhưng đến cuối kỳ sử dụng
không hết nhập lại cho kho hoặc để lại địa điểm sản xuất sử dụng cho kỳ sau.
Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có): căn cứ vào chứng từ nhập kho phế liệu
và đơn giá phế liệu doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ hạch toán.
Chi phí
NVL trực
tiếp trong
kỳ

=
Giá trị
NVL còn
lại đầu kỳ
+
Giá trị
NVL thực
tế xuất
dùng
-
Giá trị NVL
còn lại cuối
kỳ
-
Giá trị phế
liệu thu hồi
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán CPNVLTT kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp
CPSX (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm…). Kết cấu
của TK 621 như sau:
TK 621
- Trị giá thực tế nguyên liệu xuất
dùng trực tiếp cho hoạt động sản
xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực
hiện cung cấp dịch vụ trong kỳ.
-Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử
dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu
thực tế sử dụng cho hoạt động sản

xuất trong kỳ vào bên Nợ TK 154 -
Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp vượt định mức vào TK 632
2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Hạch toán chi tiết vật liệu được thực hiện kết hợp giữa thủ kho và kế
toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập - xuất - tồn kho cho
từng loại vật liệu cả về số lượng và giá trị. Việc hạch toán chi tiết vật liệu làm
cơ sở ghi sổ kế toán và kiểm tra, giám sát sự biến động của chúng. Công ty áp
dụng nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho là bình quân gia quyền. Công tác này
được kế toán vật liệu, Công cụ dụng cụ ghi chép và theo dõi một cách tỷ mỷ
và chính xác.
Hiện nay kế toán nguyên vật liệu của Công ty sủ dụng các chứng từ sau
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hang
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Biên bản kiểm kê vật tư
Trong phạm vi đề tài em xin đưa ra trình tự hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành Thép hình trong tháng 12 năm 2011 làm ví dụ để khái quát
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công
ty Cổ phần Thép Hà Nội. Khối lượng thép hình cần sản xuất là 171 383Kg,
gồm phôi thép bắt đầu sản xuất từ 01/12, thời gian kết thúc là 31/12.
Chi phí NVL trực tiếp ở Công ty bao gồm : Nguyên vật liệu chính,
nhiên liệu sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm. Trong đó :
- NVL chính : phôi thép

- Nhiên liệu bao gồm : Oxy, ga, dầu diezen …
Với hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, để hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm, Công ty căn cứ vào chứng từ kế toán sau :
- Phiếu xuất kho NVL
- Sổ chi tiết vật tư
- Bảng phân bổ NVL
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Các chứng từ mua hang có liên quan
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Khi có đơn đặt hàng phòng Tài chính – Kế toán cung cấp tiền trực tiếp
cho bộ phận vật tư mua NVL có tính chất vừa và nhỏ. Phòng kinh doanh căn
cứa vào đơn đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch sản xuất và tính khối
lượng NVL cần xuất dùng cho xí nghiệp. Phòng kinh doanh lập phiếu xuất
kho tính riêng cho từng đơn đặt hàng của từng xí nghiệp. Phiếu xuất kho gồm
3 liên luân chuyển như sau : Phòng kinh doanh lập 3 liên giữ lại một liên ( lưu
trữ ), một liên chuyển xí nghiệp, một liên chuyển kho, sau khi xuất kho thủ
kho ghi thẻ kho và chuyển phiếu xuất kho đó về phòng kế toán.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu mẫu 2.1 : Phiếu xuất kho
Công ty CP Thép Hà Nội Mẫu 02 – VT
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC )
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 02 tháng 12 năm 2011
Họ tên người nhận hàng : Ka Thạch
Địa chỉ ( bộ phận ) : Dàn cán

Lý do xuất kho : sản xuất thép hình
Xuất tại kho : Mạnh
Đơn vị: VNĐ
TT
Tên nhãn hiệu,
quy cách, phẩm
chất (sản phẩm,
hàng hoá)
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1 Phôi thép kg 46.815 46.815 11.147,34 521,846,805
Cộng 46.815 46.815 521.846.805
Tổng số tiền bằng chữ : Năm trăm hai mươi mốt triệu tám trăm bốn
mươi sáu ngàn tám trăm linh năm đồng./
Người lập phiếu Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
- Phiếu xuất kho NVL vừa là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho đồng
thời đó cũng là sở để kế toán NVL tiến hành ghi chép nghiệp vụ phát sinh và
cuối tháng lập “ Bảng tổng hợp NVL xuất dùng “ cho từng tổ.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành

- Khi xuất kho NVL cho sản xuất sản phẩm kế toán phản ánh lên các TK
chi phí NVL trực tiếp và tài khoản NVL chính .
- Hàng tháng khi có nhu cầu phát sinh thủ kho căn cứ vào số lượng ghi
trên phiếu xuất kho NVL để xuất kho, cắt phôi theo đúng yêu cầu công nghệ
sản xuất đồng thời xuất phôi thép vào sản xuất. Đơn giá xuất NVL mà Công
ty dùng là đơn giá bình quân gia quyền.
Phương pháp bình quân gia quyền được xác định theo công thức sau :
Đơn giá
Thực tế
Bình quân =
Giá thực tế NVL
tồn đầu tháng +
Giá thực tế NVL nhập
trong tháng
Số lượng NVL tồn
đầu tháng +
Số lượng NVL nhập
trong tháng
Từ đó tính ra giá trị vật liệu xuất trong tháng:
Giá trị thực tế vật liệu
xuất dùng trong tháng
= Đơn giá thực tế
Bình quân
x Số lượng vật liệu
xuất dùng trong
tháng
Để minh họa cho việc tính giá xuất kho NVL chính, em xin trình bày
ví dụ về cách tính đơn giá xuất kho NVL là phôi thép trong tháng 12 như sau:
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
17

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu mẫu 2.2 Sổ chi tiết NVL trong tháng 12/2011
Chứng
Từ
Diễn giải
Tài
khoản
Đối ứng
Giá
Nhập Xuất Tồn
Ngày Số
Số
lượng
Giá trị
Số lượng Giá Trị Số lượng
Giá trị
Tồn đầu kỳ 11.147,34
283.604 3.161.429.410
2/12/11 P001/12 Cán thép 6211 11.147,34
46.815 521.846.805 236.789 2.639.582.605
3/12/11 P002/12 Cán thép 6211 11.147,34
37.915 422.638.505 198.874 2.216.944.100
4/12/11 P003/12 Cán thép 6211 11.147,34
39.150 436.405.050 159.724 1.780.539.050
5/12/11 P004/12 Cán thép 6211 11.147,34
43.470 484.560.090 116.254 1.295.978.960
6/12/11 P005/12 Cán thép 6211 11.147,34
23.780 265.140.103 92.474 1.030.838.857
Tổng
nhập/xuất

trong kỳ
191.130 2.130.590.553
Tồn cuối kỳ 11.147,34
92.474 1.030.838.857
( Nguồn: Phòng kinh doanh)
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Từ đó kế toán NVL tính được đơn giá bình quân của phôi thép xuất
dùng trong tháng 12/2011 là:
Đơn giá bình quân phôi thép :
( 3.161.429.410 + 0 )
= 11.147,34
( 283.604 + 0 )
Như vậy, trị giá thực tế của phôi thép xuất dùng để sản xuất trong tháng là:
191.130 x 11.147,34 = 2.130.590.553 đ
2.1.1.4 Quy trình ghi sổ tổng hợp
Căn cứ vào các phiếu xuất kho và sổ chi tiết NVL kế toán Công ty lập
“Bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất dùng” theo chỉ tiêu và giá trị (Biểu mẫu
2.3).
Biểu mẫu 2.3: Bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính xuất dùng
Công ty CP Thép Hà Nội
Đơn vị: VNĐ
Mặt hàng Loại phôi
Số
lượng
(kg)
Đơn giá
(đồng/kg)
Giá thực tế

Thép
hình
Phôi thép 191.130 11.147,34 2.130.590.553
Tổng cộng 2.130.590.553
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Căn cứ vào các bảng phân bổ, kế toán lập bảng phân bổ NVL, CCDC
cho toàn Công ty. (Biểu mẫu 2.4)
Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào số liệu trên lập
Bảng kê nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu dùng cho dàn cán (phân xưởng) để
ghi vào Bảng kê số 4
Phần ghi Nợ TK 621 chi tiết cho dàn cán theo định khoản:
- Đối với chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp:
Nợ TK 6211 2.130.590.553
Có TK 1521 2.130.590.553
- Đối với nhiên liệu:
Nợ TK 6211 44.683.633
Có TK 1523( Nhiên liệu ) 1.566.377
Có TK 1523 ( Dầu diezen ) 43.117.256
- Đối với phụ tùng thay thế:
Nợ TK 6212 7.000.286
Có TK 1524 7.000.286
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu mẫu 2.4 Bảng phân bổ NVL, CCDC

Công ty CP Thép Hà Nội
Mẫu số: 07-VT
Bảng phân bổ NVL, CCDC
Tháng 12 năm 2011
S
T
T
Ghi có
Tk
152
153
Ghi nợ
Tk
1521 152.2 1523 1524
1 TK 621 2.130.590.553 44.683.633 7.000.286
2 TK 627 1.219.420
Tổng
cộng
2.130.590.553 44.683.633 7.000.286 1.219.420
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Biểu mẫu 2.5 : Sổ tổng hợp chi phí NVL trực tiếp toàn Công ty
Công ty CP Thép Hà Nội
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sổ tập hợp chi phí NVL trực tiếp
Tháng 12 năm 2011

(Trích TK 621)
ĐVT: VNĐ
Mục
Ghi nợ TK 621, ghi có TK… Ghi có TK
621, ghi nợ
TK 154
Ghi
chú
TK 1521 TK 1523 TK 1524 Tổng hợp
2.130.590.55
3
44.683.63
3
7.000.28
6
2.182.274.47
2
2.182.274.47
2
Tổng
cộng
2.130.590.55
3
44.683.633 7.000.28
6
2.182.274.47
2
2.182.274.47
2
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2011

Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Căn cứ vào bảng phân bổ NVL và CCDC (mẫu 2.4), chứng từ gốc và
các bảng phân bổ kế toán ghi bảng kê số 4 và Nhật ký - Chứng từ số 7 sau đó
vào sổ Cái TK 621.
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Mẫu 2.6: Bảng kê số 4
Công ty CP Thép Hà Nội
BẢNG KÊ SỐ 4
(Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng)
Tháng 12 năm 2011
TK Ghi có
TK Ghi
Nợ
TK111 TK112 TK152 TK153 TK214 TK 331 TK 334 TK338 TK 621 TK622 TK 627
1. TK 154 2.182.274.472 63.348.069 241.243.199
2. TK 621
TK 6211
TK 6212
2.182.274.472
2.175.274.186
7.000.286
3. TK 622
TK 6221
52.790.057
52.790.057
10.558.012

10.558.012
4. TK 627
TK 6273
TK 6274
TK6277
TK 6278
92.752.970
4.250.000
22.947.607
65.555.363
24.299.599
24.299.599
1.219.420
1.219.420
50.047.715
50.047.715
47.411.364
47.411.364
19.453.000
19.453.000
6.059.131
6.059.131
Tổng 92.752.970 24.299.599 2.182.274.472 1.219.420 50.047.715 47.411.364 19.453.000 6.059.131 2.182.274.472 63.348.069 241.243.199
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh Lớp: KT3 K40
23

×