Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thế Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.16 KB, 83 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
MỤC LỤC
1.1.1.Quản lý lao động 3
2.1.4.4. Bảng nh thuế thu nhập cá nhân tại Công ty 29
2.2.3.2. Lập bảng phân bổ các khoản trích theo lương 49
Mặc dù đã có sự phân công công việc đối với từng phần hành kế toán tuy nhiên nhiều khi việc
phân tách trách nhiệm giữa các nhân viên kế toán còn chưa rõ ràng, dẫn đến sự trùng lặp
công việc. Có nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán ảnh hưởng đến nh độc
lập khi hạch toán các nghiệp vụ phát sinh 66
KẾT LUẬN 77
Phạm Thị Nga
Page
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ
CBCNV
TD – TT

TNCN
: Bảo hiểm xã hội
: Bảo hiểm y tế
: Bảo hiểm thất nghiệp
: Kinh phí công đoàn
: Cán bộ Công nhân viên
: Thể dục – thể thao
: Lao động
: Thu nhập cá nhân


Phạm Thị Nga
Page
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1 : Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương Error: Reference source not found
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của công ty năm 2012.Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Quy định thời gian làm việc của Công ty Error: Reference source not
found
Bảng 1.3: Mức lương thưởng tháng thứ 13 cho người lao động tại Công ty Cổ phần
Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thế Nam Error: Reference source not
found
Bảng 2.1: BẢNG CHẤM CÔNG Error: Reference source not found
Bảng 2.2: BẢNG CHẤM CÔNG Error: Reference source not found
Bảng 2.3 : Phiếu đăng ký làm thêm Error: Reference source not found
Bảng 2.4 : Phiếu đăng ký làm thêm Error: Reference source not found
Bảng 2.5: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TĂNG GiỜError: Reference source not
found
Bảng 2.6: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TĂNG GiỜ Error: Reference source not
found
Bảng.2.7: Biểu thuế TNCN lũy tiến từng thành phần Error: Reference source not
found
Bảng 2.8: Trích “Bảng tính thuế TNCN tháng 06 năm 2012” Error: Reference
source not found
Bảng 2.9: BẢNG LƯƠNG THÁNG 6 NĂM 2012Error: Reference source not found
Bảng 2.10: BẢNG LƯƠNG THÁNG 6 NĂM 2012 Error: Reference source not
found
Bảng 2.11: BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG THÁNG 6 NĂM 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 2.12: Trích: " Sổ nhật ký chung" Error: Reference source not found
Bảng 2.13: Trích " Sổ chi tiết Error: Reference source not found

Bảng 2.14: Trích " Sổ cái Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.15 : Quy trình ghi sổ kế toán các khoản trích theo lương Error: Reference
source not found
Phạm Thị Nga
Page
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
Bảng 2.16 : Trích “BẢNG THANH TOÁN BHXH Error: Reference source not
found
Bảng 2.17: Bảng phân bổ các quỹ trong doanh nghiệp: Error: Reference source not
found
BẢNG 2.18: BẢNG TÍNH CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG THÁNG 6/2012
Error: Reference source not found
Bảng 2.19: Trích " Sổ chi tiết Error: Reference source not found
Bảng 2.20: Trích " Sổ chi tiết Error: Reference source not found
Bảng 2.21: Trích " Sổ chi tiết Error: Reference source not found
Bảng 2.22: Trích " Sổ chi tiết Error: Reference source not found
Bảng 2.23. Trích: " Sổ nhật ký chung" Error: Reference source not found
Bảng 2.24: Trích " Sổ cái Error: Reference source not found
Phạm Thị Nga
Page
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý vốn,
tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời là nguồn
thông tin số liệu tin cậy để nhà nước điều hành vĩ mô nền kinh tế, kiểm tra, kiểm
soát ngành, các lĩnh vực. Chính vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện không ngừng
công tác kế toán thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế kinh tế mới là vấn đề
thực sự cần thiết và cấp bách.
Lao động là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh. Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương là một
nội dung quan trọng trong công tác quản lý toàn diện của các đơn vị sản xuất kinh
doanh. Sử dụng hợp lý lao động, hạch toán chính xác tiền lương và các khoản trích
theo lương là tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm,
nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp. Do vậy bất kì loại hình
doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đến việc hạch toán lao động tiền lương và các
khoản trích theo lương.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán lao động, tiền lương.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây
dựng Thế Nam, với sự hướng dẫn của cô giáo Bùi Thị Minh Hải, cùng sự giúp đỡ
nhiệt tình của các anh, chị phòng kế toán của công ty đã giúp em nhận thấy tầm
quan trọng của công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Em đã
mạnh dạn chọn đề tài : “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thế Nam”
làm chuyên đề thực tập chuyên ngành .
Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm có ba
chương
Phạm Thị Nga
Page
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
Chương 1 : Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền lương
của Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thế Nam.
Chuơng 2 : Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thế Nam.
Chương 3 : Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thế Nam.
Mặc dù đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề nhưng do thời gian thực tập tại Công
ty và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô, tập thể phòng kế toán để

em ngày càng hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Phạm Thị Nga
Page
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG,
TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG THẾ NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1.1.1. Quản lý lao động
Quản lý số lượng lao động : là quản lý về mặt số lượng của từng loại lao động:
nhân viên văn phòng và công nhân; công việc và trình độ tay nghề của công nhân
viên.
Để theo dõi số lượng lao động hiện có và theo dõi sự biến động lao động thì
công ty sử dụng “sổ danh sách lao động” do phòng Tổ chức Hành chính cung cấp.
Cơ sở ghi vào “sổ danh sách lao động” là các chứng từ về tuyển dụng, thuyên
chuyển công tác. Việc ghi chép vào “sổ danh sách lao động” phải kịp thời, chính
xác làm cơ sở cho việc lập báo cáo về lao động, phân tích tình hình biến động về lao
động trong công ty hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu của ban giám đốc công ty và
cơ quan quản lý cấp trên.
Quản lý thời gian lao động : là quản lý về việc sử dụng thời gian đối với công
nhân viên ở các bộ phận trong công ty. Thông thường từng bộ phận sử dụng lao
động (phòng, ban…) sử dụng “bảng chấm công”, “sổ tổng hợp thời gian lao
động”… để ghi chép thời gian lao động là cơ sở để tính lương đối với bộ phận
hưởng lương theo thời gian.
Quản lý kết quả lao động : là việc theo dõi, ghi chép kết quả lao động của
người lao động được biểu hiện bằng số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc hoàn
thành của từng người, tổ, nhóm lao động. Quản lý kết quả lao động thường được

thực hiện trên các chứng từ : “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn
Phạm Thị Nga
Page
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
thành”, “Hợp đồng giao khoán”…Quản lý kết quả lao động là cơ sở để tính lương
cho công nhân hưởng lương theo sản phẩm.
Tóm lại, việc quản lý lao động có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý và chỉ
đạo sản xuất, đồng thời cũng là tiền đề cho việc hạch toán tiền lương và các khoản
trích theo lương.
1.1.2. Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thế Nam có đội
ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chính quy tại các trường đại học, trường
công nhân kỹ thuật. Tính đến năm 2012, công ty có khoảng 50 nhân viên được đào
tạo bậc đại học và trên đại học, 130 nhân viên được đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp
và các trường dạy nghề. Số công nhân viên còn lại là công nhân kỹ thuật. Trong đó
lao động nam chiếm 75%, số lao động nữ là 25%, bình quân độ tuổi người lao động
từ 22 – 45. Điều này cho thấy đội ngũ lao động của Công ty còn tương đối trẻ, có
sức lực và có nhiều tiềm năng có thể khai thác và phát huy tốt trong tương lai.
Ngoài ra trong khi công trình cần sử dụng thêm lao động thì công ty tuyển dụng
nguồn lao động nông nhàn ở địa phương. Việc sử dụng nguồn lao động này có ưu
điểm là chi phí nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào nhưng nhược điểm là những
lao động này không có trình độ chuyên môn, không có tay nghề nên ảnh hưởng
nhiều đến năng xuất lao động.
Công ty phân loại lao động thành hai bộ phận: lao động gián tiếp và lao động
trực tiếp sản xuất.
• Bộ phận lao động gián tiếp bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng Tổ chức
Hành chính, phòng Tài chính Kế toán, phòng Kinh tế Kế hoạch, trưởng
phòng quản lý ở các phòng chức năng.
• Bộ phận lao động trực tiếp bao gồm: Nhân viên ở các phòng Quản lý kỹ

thuật, Ban Quản lý Dự án, Phòng Kinh doanh & Dịch vụ.
Phạm Thị Nga
Page
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
Phạm Thị Nga
Page
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của công ty năm 2012
TT
DANH MỤC
ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN
SỐ
LƯỢNG
(NGƯỜI)
KINH NGHIỆM
(NĂM)
GHI CHÚ
1 Cán bộ kỹ thuật quản lý 16 Từ 10 trên 20
2 Luật gia 02 5
3 Kỹ sư xây dựng 06 5 – 10
4 Ths.QTKD 04 5 – 12
5 Ths.Kinh tế 03 6 – 12
6 Kinh tế thương mại 03 2 – 7
7 Kinh tế tài chính 03 5 – 12
8 Cử nhân ngoại ngữ 02 2 – 5
9 Kiến trúc sư 03 2 – 8
10 Ks. Kinh tế XD 02 5 – 7
11 Kỹ sư xây dựng giao thông 03 2 – 5

12 Kỹ sư xây dựng thuỷ lợi 03 3 – 10
13 Kỹ sư xe máy công trình 02 4 – 15
14 Kỹ sư điện + nước 02 2 – 6
15 Kinh tế ngoại giao 01 5
16 Thợ lắp điện nước thiết bị 16 10 – 17
17 Thợ vận hành máy thi công 28 2 – 9
18 Thợ lề và hoàn thiện 50 8 – 14
19 Lái xe và sửa chữa ôtô 40 5 – 15
20 Các ngành nghề khác 15 1 – 5

Để thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, công ty đã không ngừng cải thiện
điểu kiện làm việc của công nhân viên như trang bị bảo hộ lao động cho công nhân,
các hoạt động thể thao, giải trí được quan tâm hơn… Bên cạnh đó công ty cũng tạo
điều kiện cho CNV nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Do vậy, đội ngũ cán
bộ công nhân viên của công ty luôn đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của mình và ngày càng được hoàn thiện theo xu hướng nâng cao trình độ.
1.2. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY
Công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp trước tiên là việc lựa chọn
Phạm Thị Nga
Page
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
hình thức tiền lương thích hợp đối với từng loại công việc, từng bộ phận sản xuất cụ
thể. Việc lựa chọn hình thức tiền lương hợp lý có tác dụng khuyến khích người lao
động phát huy toàn diện khả năng lao động của mình, sử dụng và tổ chức tốt nhất
thời gian làm việc, đảm bảo chất lượng sản xuất không ngừng được nâng cao. Hiện
nay, tại Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho cả bộ phận
gián tiếp và trực tiếp sản xuất.
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo thời
gian làm việc thực tế và trình độ thành thạo tay nghề .

Công thức tổng quát:
Ltg = Lương tháng + Lương phụ cấp + Tiền làm ngoài giờ ( nếu có)
Trong đó:
Ltg: Lương thời gian
Lương tháng =
Tiền lương chính theo hợp đồng
x
Số ngày làm
việc thực tếTổng số ngày làm việc
Lương phụ cấp = Hệ số phụ cấp x Lương tháng
Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ tính toán, song nhược điểm là không gắn
chặt tiền lương với kết quả lao động, hạn chế kích thích người lao động. Hình thức
này mang tính bình quân.
Trả lương theo thời gian có thể được kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến
khích người lao động hăng hái làm việc. Chế độ tiền thưởng gồm 2 loại :
+ Thưởng thường xuyên : là khoản thưởng trả cùng với tiền lương hàng tháng
được coi như một khoản tiền lương tăng thêm khi người lao động hoàn thành sớm
kế hoạch, tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng chế khoản thưởng này sử dụng
quỹ lương để thưởng.
+ Thưởng định kì (6 tháng hoặc 1 năm) : là khoản thưởng sau các kì thi đua (lao
động tiên tiến, chiến sĩ thi đua ) hoặc khi người lao động có thành tích đặc biệt
(chống hoả hoạn, bắt cướp ) khoản này sử dụng quỹ khen thưởng để thưởng.
Phạm Thị Nga
Page
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
1.3. CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP, NỘP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY
1.3.1. Quỹ BHXH
Nội dung quỹ BHXH :

-Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích lập
quỹ theo tỉ lệ 24% trên tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp thường xuyên phải trả
cho CNV trong đó được cụ thể như sau :
+ Công ty phải nộp 17% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
+ 7% trên tổng quỹ lương do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu
nhập của họ)
- Quỹ BHXH được giao cho cơ quan BHXH quản lý thống nhất theo chế độ Tài
chính của Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ.
- Hàng quý, công ty căn cứ vào kế hoạch quỹ lương để đăng kí mức nộp với cơ
quan BHXH tỉnh Hưng Yên.
Hàng tháng, chậm nhất là ngày cuối tháng đồng thời với việc trả lương công ty
trích nộp BHXH.
Cuối mỗi quý công ty cùng cơ quan BHXH đối chiếu danh sách trả lương và
quỹ tiền lương để lập bảng xác nhận số BHXH đã nộp và xử lý số chênh lệch theo
quy định.
Nếu nộp chậm, công ty sẽ phải chịu phạt theo mức lãi suất Ngân hàng Đầu tư và
phát triển BIDV Việt Nam.
- Quỹ BHXH được sử dụng chi tiết cho các trường hợp sau :
+ Chế độ trợ cấp ốm đau : Mức trợ cấp bằng 75% của mức tiền lương người lao
động đóng BHXH trước khi nghỉ.
+ Chế độ trợ cấp thai sản : Trong trường hợp được nghỉ hưởng trợ cấp bằng
100% mức lương mà người lao động đóng BHXH trước khi nghỉ
Phạm Thị Nga
Page
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp : Trong thời gian điều
trị được hưởng 100% mức lương đang hưởng. Sau đó tùy thuộc vào mức độ suy
giảm khả năng lao động sẽ được hưởng theo mức tiền lương trung bình của công

chức Nhà nước.
+ Chế độ trợ cấp thôi việc, hưu trí : Người lao động đủ tuổi theo quy định nghỉ
hưu có thời gian đóng BHXH 20 năm thì được hưởng 45% tiền lương, sau đó cứ
thêm 1 năm đóng sẽ tính thêm 2% nhưng tối đa bằng 75% tiền lương đóng BHXH
bình quân năm trước khi nghỉ.
+ Chế độ chôn cất tử tuất : Tùy từng đối tượng sẽ được trợ cấp một lần hoặc
hàng tháng.
1.3.2. Quỹ BHYT
Nội dung quỹ BHYT
- Quỹ BHYT được tính bằng 4,5% trên tổng quỹ lương cấp bậc thực tế :
+ Công ty nộp 3% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Khấu trừ vào lương của người lao động 1,5% còn lại
- Quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn (dưới hình thức mua BHYT) để
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho CNV.
- Quỹ BHYT được sử dụng chi cho người lao động thông qua mạng lưới y tế khi
người lao động ốm đau thì mọi chi phí về khám chữa bệnh… đều được cơ quan
BHYT chi trả thông qua dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế chứ không phải
chi trả trực tiếp cho người bệnh (người lao động).
1.3.3. Quỹ BHTN
Nội dung :
+ Quỹ BHTN được tính bằng 2% trên tổng quỹ lương cấp bậc thực tế của người
lao động.
+ Công ty nộp 1% trên tổng quỹ lương của người lao động và tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh.
Phạm Thị Nga
Page
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
+ 1% còn lại người lao động sẽ đóng và trừ vào lương của họ.
Sử dụng quỹ BHTN : Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ cho người lao động khi

họ tạm dừng lao động với điều kiện thời gian đóng BHTN từ 12 tháng trở lên, và sô
tiền người lao động nhận được bằng 2 tháng lương của họ với mức lương đăng ký
nộp BHTN.
1.3.4. Quỹ KPCĐ
Nội dung quỹ KPCĐ
- Quỹ KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người
lao động và DN phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh)
- Quỹ KPCĐ được phân cấp quản lý chi tiêu theo chế quy định : một phần nộp
cấp trên, một phần để chi cho hoạt động của Công đoàn cơ sở
- Sử dụng quỹ KPCĐ :
+ Chi cho Công đoàn cơ sở : hội họp, công tác phụ nữ, hoạt động TD -TT, văn
hóa, văn nghệ
+ Chi thăm hỏi khi CNV ốm đau, thai sản, hiếu hỉ.
+ Chi làm phần thưởng cho con CNV có thành tích làm việc tốt.
Việc chi tiêu quỹ KPCĐ phải chấp hành theo đúng các quy định của tổ chức
Công đoàn các cấp có trách nhiệm quản lý việc sử dụng quỹ này đúng quy định.
1.3.5. Các quỹ khác
Ngoài các khoản trích theo lương do nhà nước quy định, do trong quá trình
hoạt động, công ty còn tính các khoản phải nộp từ lương của công nhân viên và
người lao động.
 Quỹ chính sách xã hội: là quỹ luong để ủng hộ theo chính sách xã hội mà công
ty quy định, được trích lập bằng 1% thu nhập sau thuế của người lao động.
 Qũy tài năng trẻ: là số tiền được hình thành bằng 0,5% thu nhập sau thuế.
Quỹ này dành để thưởng, khuyến khích những lao động, công nhân viên có sáng
kiến hay, sáng tạo trong quá trình làm việc, điều này sẽ phát huy khả năng làm việc,
Phạm Thị Nga
Page
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
sáng tạo trong quá trình làm việc của người lao động.

 Thuế thu nhập cá nhân: là khoản tiền mà người lao động phải nộp khi thu
nhập của họ trên 4.000.000đ/ tháng.
1.4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám Đốc và các phòng ban đối với việc
quản lý lao động và tiền lương tại Công ty.
• Hội đồng quản trị:
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám Đốc,
Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của
Tổng Công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ quản lý
quan trọng khác của Công ty có thẩm quyền.
- Quyết định mức lương và lợi ích khác của những cán bộ quản lý theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Tổng Công ty.
- Cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc
phần góp vốn ở Công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của
những người đó.
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật nhân viên thuộc quyền quản lý của Hội
đồng quản trị và quyết định mức bồi thường vật chất khi nhân viên gây
thiệt hại cho Công ty.
- Giám sát, chỉ đạo Tổng Giám Đốc và các cán bộ quản lý khác trong công
việc điều hành kinh doanh của Công ty.
• Giám Đốc:
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty trừ
các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Quyết định lương và phụ cấp ( nếu có) đối với người lao động trong Công
ty trong phạm vi thẩm quyền của Giám Đốc.
- Quyết định tuyển dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, trợ
cấp, lợi ích và các điều khoản liên quan đến hợp đồng lao động và người
lao động trong Công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo phòng Tài Chính – Kế Toán và Tổ chức Hành Chính của

Công ty.
Phạm Thị Nga
Page
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
• Phó Giám Đốc:
- Quản lý, điều hành, đào tạo cán bộ đội ngũ CBCNV, xây dựng hệ thống
quản lý của Công ty.
- Thực hiện nội quy, quy chế về quản lý lao động và quản lý vật tư, thiết bị,
tài sản của Công ty.
- Quyền kí quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức đối với các cán bộ
quản lý tại các dự án.
• Phòng Tổ chức- Hành Chính:
- Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu,
chiến lược của Công ty.
- Xây dựng chế độ lương thưởng và các biện pháp khuyến khích, kích thích
người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong Công ty,
xây dựng cơ cấu tổ chức trong Công ty.
- Tổ chức quản lý nhân sự toàn Công ty.
- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo
và tái đào tạo nhân sự.
• Phòng Tài Chính – Kế Toán:
- Tham mưu, thừa lệnh tổ chức các hoạt động chung của Công ty.
- Thực hiện tính lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên ở Công ty theo
đúng quy định của Pháp luật.
- Thanh quyết toán hợp đồng kinh tế và hợp đồng lao động.
- Phối hợp với phòng Hành Chính – Nhân sự để thực hiện công tác tuyển
dụng tốt nhất cho Công ty.
1.4.2. Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi

Theo Bộ luật lao động, Công ty quy định nhân viên trong Công ty làm việc 8
tiếng một ngày, được nghỉ chủ nhật. Công ty hiện nay không tổ chức sản xuất theo
ca, nhưng có các đội kỹ sư giám sát và quản lý tại công trường. Đặc điểm này cũng
dẫn đến căn cứ tính lương của Công ty cũng có những điểm cần chú ý.
Bảng 1.2: Quy định thời gian làm việc của Công ty
Ngày Sáng Chiều
Thứ 2 - Thứ 7 8h – 12h 13h- 17h
Chủ nhật Nghỉ Nghỉ
Phạm Thị Nga
Page
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính )
Tất cả các cán bộ công nhân viên của công ty đều phải ký hợp đồng lao động
theo luật lao động hiện hành và được tham gia các chế độ xã hội theo các quy định
hiện hành của Nhà nước.
1.4.3. Chế độ tiền lương
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian để tính lương cho toàn bộ
CBCNV trong công ty
Công ty tự xây dựng mức lương dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm công tác của từng CBCNV.
Theo quy định của Chính phủ, Công ty áp dụng chế độ ngày công như sau :
Tổng số ngày trong năm : 360 ngày
Ngày làm việc: 264 ngày
Ngày nghỉ : 48 ngày
Ngày lễ nghỉ: 8 ngày
Ngày nghỉ phép : 12 ngày
Các hoạt động khác: 3 ngày
Thời gian nghỉ việc cho phép phát sinh được hưởng thanh toán tiền lương
- Thời gian ngừng việc cho phép : 3 ngày/năm

- Thời gian ngừng việc phát sinh
+ Đi học, họp dài ngày do Công ty cử đi
+ Nghỉ đẻ 4 tháng cho con thứ nhất và thứ hai
+ Nghỉ ốm từ 1 tháng trở lên
+ Nghỉ tai nạn lao động
+ Các trường hợp thực tế khách quan khác
1.4.4. Chế độ khen thưởng và kỷ luật
Từng thời kỳ (06 tháng hoặc 01 năm), phòng Tổ chức hành chính tổ chức bình
Phạm Thị Nga
Page
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
xét lao động và trình Chủ tịch hội đồng quản trị cùng Ban giám đốc duyệt danh sách
khen thưởng, kỷ luật.
Công ty chỉ có duy nhất hình thức thưởng theo phân loại A,B,C,D. Mặt khác,
hình thức thưởng này chỉ áp dụng theo từng năm chứ không phải từng tháng, từng
quý. Trong khi thực tế hiện nay trong các công ty ngoài quốc doanh tồn tại rất nhiều
hình thức thưởng khác nhau, trong nhiều thời điểm khác nhau. Trong nhiều thời
điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, có thể thưởng theo thời gian,
thưởng theo kết quả sản xuất, thưởng theo kết quả bán hàng Có như vậy thì mới
khuyến khích người lao động cống hiến hết sức mình cho quá trình sản xuất kinh
doanh của Công ty mà mình đang làm việc.
Cuối năm Công ty cũng tiến hành thưởng tháng lương thứ 13 cho người lao
động dựa trên số giờ công tác của họ.
Bảng 1.3: Mức lương thưởng tháng thứ 13 cho người lao động tại Công ty Cổ
phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thế Nam
Thời gian công tác Mức thưởng
Trên 240 ngày công 100% mức lương tháng
Từ 180 đến 240 ngày công 80% mức lương tháng
Từ 120 đến dưới 180 ngày 50% mức lương tháng


(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính )
Ngoài ra công ty còn có tiền phụ cấp đối với các CBCNV trong công ty, tùy
từng vị trí công tác mà quy định hệ số phụ cấp phù hợp. Người lao động làm thêm
giờ hoặc làm vào các ngày chủ nhật do tiến độ thi công công trình, tùy theo tính
Phạm Thị Nga
Page
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
chất công việc mà công ty sẽ tiến hành trả thêm lương cho họ và được quy định rõ
ràng trong hợp đồng lao động.
Cũng theo quy định của Công ty, người lao động đi muộn về sớm, nghỉ
làm quá thời gian quy định hoặc không có phép đều chịu các hình thức kỷ luật
nhất định, Công ty áp dụng chủ yếu là hình thức trừ lương. Tùy theo mức độ sai
phạm mà tiền phạt đối với mỗi nhân viên khác nhau. Trong trường hợp nhân viên vi
phạm nhiều lần hoặc cố tình vi phạm có thể dẫn tới chấm dứt hợp động lao động
giữa Công ty và người lao động.
Phạm Thị Nga
Page
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG THẾ NAM
2.1. Kế toán tiền lương tại công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây
dựng Thế Nam.
Công tác tính lương và các khoản trích theo lương hiện nay đang do phòng
Tổ chức Hành chính đảm nhiệm. Việc phân công lao động này xuất phát từ thực tế
công tác tính lương, tính thưởng hiện nay còn liên quan đến quá trình quản lý, điều

động nhân sự, đánh giá kết quả lao động của nhân viên trong Công ty. Trên cơ sở
đó tham mưu cho Ban giám đốc về các vấn đề nhân sự.
2.1.1. Chứng từ sử dụng
Trong mọi doanh nghiệp, tiền lương đóng vai trò quan trọng, để việc hạch toán
tiền lương được đúng thì công ty phải tổ chức tốt ngay từ khâu lập chứng từ. Đó sẽ
là căn cứ hợp lý, hợp pháp để ghi sổ kế toán và quản lý hoạt động của công ty. Công
ty hiện đang sử dụng các chứng từ sau:
- Bảng chấm công ( mẫu số 01a – LĐTL chế độ chứng từ kế toán). Bảng
chấm công sử dụng để ghi chép thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc vắng mặt của
người lao động theo từng ngày. Bảng chấm công phải lập riêng cho từng bộ phận
và dùng trong một tháng.
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (mẫu số 05 –
LĐTL chế độ chứng từ kế toán): là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành của từng đơn vị hoặc cá nhân người lao động.
- Hợp đồng giao khoán ( mẫu số 08 – LĐTL chế độ chứng từ kế toán): là
bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc,
thời gian làm việc trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó.
- Bảng thanh toán tiền lương ( mẫu số 02 – LĐTL chế độ chứng từ kế
toán): là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động
làm việc trong các đơn vị sản xuất – kinh doanh.
Phạm Thị Nga
Page
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
- Bảng thanh toán tiền thưởng ( mẫu số 03 – LĐTL chế độ chứng từ kế
toán).
- Ngoài ra còn có những chứng từ như: Phiếu báo làm thêm giờ, Biên bản
điều tra tai nạn lao động, Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH…
2.1.2. Phương pháp tính lương
Công ty áp dụng hình thức trả lương duy nhất: trả lương theo thời gian áp dụng

với tất cả cán bộ công nhân viên. Tiền lương của người lao động được tính như sau:
- Lương ngày : là tiền lương trả cho một ngày làm việc và là căn cứ để tính trợ
cấp bảo BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên
Lương ngày =
Tiền lương chính theo HĐLĐ
Số ngày làm việc trong tháng theo
quy định (26 ngày)
- Lương tháng: là tiền lương trả hàng tháng cho người lao động dựa trên hợp
đồng lao động
Lương tháng = Lương ngày x số ngày làm việc thực tế trong tháng

- Lương tuần : là tiền lương trả trong 1 tuần
Tiền lương tuần =
Tiền lương tháng x 12 tháng
52 tuần
- Tiền lương giờ : là lương trả cho 1h làm việc, làm căn cứ để tính lương làm
thêm giờ
Tiền lương giờ =
Tiền lương ngày
Số giờ làm việc theo chế độ trong ngày (8h)
Tiền lương làm thêm giờ được quy định như sau :
+ Ngày thường : lương giờ x 150% x số giờ làm thêm
+ Ngày nghỉ (chủ nhật) : lương giờ x 200% x số giờ làm thêm
+ Ngày lễ tết : lương giờ x 300% x số giờ làm thêm
- Lương phụ cấp = Hệ số phụ cấp x Lương tháng
Phạm Thị Nga
Page
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
Hệ số phụ cấp do giám đốc quy định.

Hệ số phụ cấp ở công ty quy định đối với bộ phận gián tiếp sản xuất như sau:
+ Giám đốc: 0.7
+ Phó Giám đốc: 0.5
+ Kế toán trưởng: 0.5
+ Trưởng phòng: 0.4
+ Nhân viên: 0.25
Hệ số phụ cấp công ty quy định đối với bộ phận trực tiếp sản xuất như sau:
+ Nhân viên quản lý dự án: 0.3
+ Nhân viên quản lý kỹ thuật: 0.35
+ Nhân viên kinh doanh và dịch vụ: 0.3
Công ty trả lương cho CBCNV 1 lần/tháng : Ngày phát lương vào ngày 30 hàng
tháng và được chuyển trả bằng tài khoản ngân hàng BIDV.
Tiền lương được hưởng trong tháng = Tổng lương - Các khoản giảm trừ lương
(Các khoản giảm trừ lương gồm : BHXT, BHYT, BHTN, thuế TNCN nếu có)
VD: Trả lương tháng 6/2012 cho chị Đỗ Thị Nhung nhân viên phòng hành
chính tổng hợp ( bộ phận gián tiếp sản xuất)
- Mức lương chính: 3.500.000 đồng
- Hệ số phụ cấp: 0.25
- Số ngày làm việc trong tháng: 26 ngày công thường, 3h làm thêm ngày
thường.
Lương tháng của NV Đỗ Thị Nhung tính như sau :
Lương ngày thường = 3.500.000 /26 = 192.308 đồng
Lương tháng = 192.308 x 26 = 5.000.000 đồng
Lương giờ = 192.308/ 8 = 24.038,5 đồng
Lương làm thêm giờ ngày thường = 24.038,5 x 150% x 3 = 108.173.85 đ
Lương phụ cấp: 5.000.000 x 0.25 = 1.250.000
Như vậy tổng lương tháng 6/2012 của chị Nhung là :
Phạm Thị Nga
Page
18

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
5.000.000+ 108.173,85 + 1.250.000 = 6.358.173,85 đồng
VD: Trả lương tháng 6/2012 cho anh Vũ Ngọc Trình kỹ sư thủy lợi thuộc
Ban Quản lý Dự án ( bộ phận trực tiếp sản xuất)
- Mức lương chính: 6.000.000 đồng
- Hệ số phụ cấp: 0.3
- Số ngày làm việc trong tháng: có 26 ngày công thường, 4h làm thêm ngày
chủ nhật.
Lương tháng của NV Vũ Ngọc Trình tính như sau :
Lương ngày thường = 6.000.000 /26 = 230.770 đồng
Lương tháng = 230.770 x 26 = 6.000.000 đồng
Lương giờ = 230.770/ 8 = 28.846,25 đồng
Lương làm thêm giờ trong ngày CN = 28.846,25 x 200% x 4 = 230.770 đ
Lương phụ cấp: 6.000.000 x 0.3 = 1.800.000
Như vậy tổng lương tháng 6/2012 của anh Trình là :
6.000.000+ 230.770 + 1.800.000 = 8.030.770 đồng
2.1.3. Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 334 “ phải trả công nhân viên”
- Công dụng: tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình
thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của công ty về tiền lương, tiền
công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người
lao động.
- Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên nợ:
+ Các phần đã trả cho công nhân viên và người lao động
+ Trừ lương trong trường hợp bắt bồi thường hoặc trong trường hợp trích
BHXH, BHYT.
Bên có:
+ Các khoản trả cho người lao động như tiền lương, các khoản trích theo
Phạm Thị Nga

Page
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
lương.
+ Các khoản mà BHXH trả cho người lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn
Dư nợ cuối kỳ: Các khoản phải trả cho người lao động mà vẫn chưa trả tính dư
cuối kỳ.
* Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác
- Tiền lương của bộ phận gián tiếp sản xuất được phân bổ vào TK 642 : “Chi phí
quản lý doanh nghiệp”
- Tiền lương của bộ phận trực tiếp sản xuất được phân bổ vào TK 622: “Chi phí
nhân công trực tiếp”
- TK 111 : “Tiền mặt”
- TK 112 : “Tiền gửi ngân hàng”
- TK 353: “Quỹ khen thưởng phúc lợi”
2.1.4. Quy trình kế toán
Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây Dựng Thế Nam hiện
đang áp dụng hình thức Nhật ký chung để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Với sự
trợ giúp của phần mềm kế toán Misa, việc ghi sổ theo hình thức nhật ký chung được
thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Trình tự ghi sổ kế toán như sau:
Phạm Thị Nga
Page
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD : Bùi Thị Minh Hải
Sơ đồ 2.1 : Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương
Ghi chú : : ghi hàng ngày
: ghi cuối tháng
2.1.4.1. Bảng chấm công & các chứng từ liên quan
Chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương là bảng chấm công. Bảng chấm
công được lập hàng tháng làm việc, được theo dõi từng ngày làm việc trong tháng

của từng cá nhân, từng bộ phận, phòng ban. Trưởng các phòng ban hoặc những
Phạm Thị Nga
Page
21
Bảng chấm công
Phiếu báo giờ làm thêm
Giấy xin nghỉ
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương
Bảng phân bổ tiền lương
Phiếu chi lương
Nhật ký chung
Sổ cái TK 334
Sổ chi tiết TK 334
Bảng tổng hợp chi tiếtBảng cân đối kế toán
Báo cáo tài chính

×