Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hoàn thiện tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kế quả kinh doanh tại công ty TNHH Long Long Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.21 KB, 75 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ
cũng không thể không tham gia vào tiến trình đó. Việt Nam đã và đang tham gia
vào tiến trình này và đến nay cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế đang dần được khẳng định. Tuy nhiên để có thể sánh
vai được cùng với các cường quốc năm châu thì tốc độ tăng trưởng GDP của nước
ta phải đạt ít nhất từ 7.2%- 10%/ năm liên tục trong vòng 10- 20 năm (Nguồn
NetVN.Asia). Để duy trì tốc độ này Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra chính sách nhập
khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại để phục vụ cho mục tiêu cơ bản
của nước ta là công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH- HĐH).
Như vậy, hoạt động nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn thấp kém, thiết bị lạc hậu thì
chính sách này hoàn toàn đúng đắn. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện
đại sẽ góp phần tăng năng suất trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp Việt Nam
có cơ hội tiếp xúc với khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới để rút ngắn khoảng
cách tụt hậu và tạo cơ sở vững chắc, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Để có thể quản lý tốt hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì hạch toán kế toán
là một công cụ không thể thiếu. Nó cung cấp những thông tin một cách chính xác,
đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh cho các nhà quản lý. Đối với những doanh
nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu, thông qua kế toán nghiệp vụ nhập khẩu doanh
nghiệp sẽ biết được thị trường nào, mặt hàng nào mà mình đang kinh doanh có hiệu
quả. Điều này không những giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường đầy
biến động mà nó còn giúp đạt được những mục tiêu mà mình đặt ra.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là mảng kinh doanh chủ yếu của công ty
nên yêu cầu về tính chính xác, kịp thời của thông tin là rất cần thiết khi đưa ra quyết
định kinh doanh nhập khẩu. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động này là thời gian
lưu chuyển kéo dài, việc thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ đòi hỏi công tác kế toán
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu


phải được tiến hành một cách thận trọng, phản ánh đúng nội dung của các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
Thực tế công tác hạch toán nhập khẩu hàng hoá hiện nay cho thấy còn có
nhiều tồn tại cần khắc phục. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng chế độ kế
toán: phản ánh không đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện chức
năng cung cấp thông tin chưa kịp thời gây khó khăn cho công tác quản lý hoạt động
nhập khẩu.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá
nhập khẩu cùng với kiến thức đã được học tại trường và qua thời gian thực tập tại
Công ty, nên em quyết định chọn đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán lưu chuyển
hàng hoá nhập khẩu và xác định kế quả kinh doanh tại công ty TNHH Long
Long Hà Nội cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
Chuyên đề của em ngoài phần mở đầu và kết luận còn có ba phần sau:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập
khẩu tại công ty TNHH Long Long Hà Nội
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và
xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại công ty TNHH Long Long Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá
nhập khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu tại công ty TNHH Long
Long Hà Nội.
Em xin gửi lời cảm ơn tới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn
Thanh Hiếu - Giảng viên khoa kế toán - Đại học Kinh Tế Quốc Dân; cùng với sự
giúp đỡ của các anh chị phòng kế toán cũng như toàn thể cán bộ trong công ty
TNHH Long Long Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Doãn Thị Thuỳ Dung
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
2

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH LƯU
CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
TNHH LONG LONG HÀ NỘI
1.1. Đặc điểm lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty
1.1.1. Các giai đoạn lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu
Một trong những đặc điểm nổi bật của hoạt động kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
đó là thời gian lưu chuyển bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng
hoá trong hoạt động kinh doanh nội địa. Đó là vì lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu
phải trải qua hai giai đoạn mua hàng hoá của nước ngoài và bán hàng hoá cho thị
trường nội địa. Các giai đoạn Lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu được thực hiện qua
các bước sau:
Bước 1: Ký kết hợp đồng với khách hàng trong nước và hợp đồng mua hàng
với nhà cung cấp nước ngoài:
Trước khi nhập khẩu phòng kinh doanh tiến hành xác định và dự đoán số
lượng, chủng loại hàng cần nhập khẩu theo chỉ tiêu cấp trên giao cho và theo nhu
cầu của thị trường, tính toán và lên phương án nhập khẩu, chọn nhà cung cấp nước
ngoài. Sau đó phòng kinh doanh đưa phương án nhập khẩu lên phòng kế toán để
xem xét giá cả, các chi phí như chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí vận chuyển, thuế
nhập khẩu và các loại thuế liên quan đến nhập khẩu… Phương án này được đưa lên
giám đốc xem xét ký duyệt. Khi đã được phê duyệt, đại diện phòng kinh doanh sẽ
liên hệ và ký kết hợp đồng với nhà cung cấp nước ngoài và khách hàng trong nước.
Cũng có những trường hợp nhập khẩu theo đơn đặt hàng, có nghĩa là nhập
khẩu mặt hàng mà khách hàng đã đặt hàng trước với công ty. Trong trường hợp này
công ty tiến hành dự thảo hợp đồng trước với khách hàng trong nước, khách hàng sẽ
yêu cầu về củng loại hàng hoá và quy cách kỹ thuật sau đó công ty mới lên phương
án tìm nhà cung cấp nước ngoài rồi thảo hợp đồng với họ. Khi hợp đồng với nhà
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
3

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
cung cấp nước ngoài đã hoàn tất phòng kế toán sẽ dự toán để tính toán ra các chi
phí liên quan tới tiếp nhận hàng hoá, tính giá vốn dự toán và khung giá bán an toàn
để công ty vẫn có lợi nhuận.
Bước 2: Xin giấy phép các Bộ, Ngành có liên quan ( nếu mặt hàng nhập khẩu
bị hạn chế ), nhưng các mặt hàng nhập khẩu mà công ty ký kết đều nằm trong danh
mục các hàng hoá được phép nhập khẩu.
Chuẩn bị các phương án vận tải và giao nhận hàng hoá, trình ký hợp đồng
vận tải, thuê tàu (đối với các hợp đồng FOB) và trình ký hợp đồng bảo hiểm (nếu
có). Trên cơ sở kiểm tra các chi phí so với phương án kinh doanh, sẽ tiến hành ký
hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm.
Bước 3: Mở L/C
Do phương thức thanh toán của Công ty với nhà cung cấp là phương thức
tín dụng chứng từ (L/C). Phòng kinh doanh điền vào đơn xin mở L/C của ngân
hàng, bản thảo hợp đồng với nhà cung cấp, giấy phép nhập khẩu,, giấy uỷ quyền
của giám đốc cho kế toán mở L/C, cùng với uỷ nhiệm chi để chi trả phí dịch vụ cho
ngân hàng về việc mở L/C.
Bước 4: Hàng bắt đầu chuyển
Phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập giấy đề nghị thanh toán kèm theo invoice,
bill chuyển cho phòng kế toán để thực hiện việc mua bảo hiểm.
Bước 5: Khi có thông báo hàng đến.
Phòng kinh doanh cử người đi kiểm tra, đối chiếu bộ chứng từ vận tải với
hợp đồng và L/C, chuẩn bị tiếp nhận hàng với các phương án về phương tiện bốc
dỡ, vận tải, đồng thời chuẩn bị các giấy tờ để làm thủ tục hải quan và nhận hàng.
Bước 6: Nhận và kiểm tra hàng hoá, làm thủ tục hải quan.
Bộ phận kinh doanh của công ty có trách nhiệm mang bộ chứng từ gốc đến
nhận hàng và tiến hành điền các thông tin vào tờ khai hải quan. Tổ chức nhận hàng
đảm bảo về các mặt số lượng, chủng loại…theo như hợp đồng đã ký kết, sau đó lập
biên bản kiểm nhận hàng hoá.
Bước 7: Vận chuyển hàng hoá và thanh toán

Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Hàng hoá sau khi đã được làm thủ tục hải quan thì tuỳ theo từng trường hợp
mà công ty sẽ chuyển thẳng cho khách hàng hoặc chuyên chở về kho của công ty.
1.1.2. Đặc điểm hàng hoá nhập khẩu và thị trường tiêu thụ
1.1.2.1. Đặc điểm hàng hoá nhập khẩu
Các mặt hàng mà công ty nhập khẩu :
-Vật tư thuỷ lực hầm lò; vật tư điện, điện tự động hoá; băng tải cao su; gia
công cơ khí; vật tư máy khai thác, vải lọc, dây curoa…
-Các loại cán thép và xà chủ lực
-Bộ bảo vệ phòng nổ trong hầm mỏ
-Máy cấp liệu rung, đầu nâng
-Máy phân cấp, tời kéo…
Các loại hàng hoá trên có đặc điểm là quy cách kỹ thuật phải đạt chuẩn vì đều
là các thiết bị bảo vệ, các khung chắn phải chịu lực cao được dùng trong hầm lò vì
nếu không đạt đúng các thông số kỹ thuật sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng rất nhiều
công nhân trong mỏ than. Đối với các loại thiết bị như vật tư thuỷ lực hầm lò, điện
tự động hoá…thì có khả năng bị chập điện rất cao nếu như sản phẩm bị lỗi cho nên
tất cả các mặt hàng mà công ty đang nhập khẩu phải đạt đúng quy cách chất lượng
hàng hoá chuẩn với thiết kế, không thể để bất cứ sai sót nào trong khâu nhập khẩu
kiểm định hàng cũng như trong quá trình lắp ráp và vận hành thiết bị. chính vì vậy
khi nhập khẩu hàng hoá cũng phải chọn lựa kỹ các nhà cung cấp tin tưởng. Một
trong số những nhà cung cấp vật tư cho công ty là công ty TNHH SAN YUTIAN ở
Trung Quốc, đây là một công ty lớn và có uy tín trong lĩnh vực sản xuất các vật tư
ngành mỏ, giá cả lại hợp lý cho nên một số khách hàng trong nước của công ty cũng
yêu cầu mua hàng từ phí a nhà cung cấp này.
1.1.2.2. Thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là Quảng Ninh, nơi tập chung rất
nhiều mỏ than của cả nước. Các mỏ than lớn như mỏ than Mông Dương và Mạo

Khê là bạn hàng lâu năm của công ty từ khi còn là chi nhánh của Long Long cũ.
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Ngành Mỏ đang ngày càng phát triển và nhu cầu về vật tư thiết bị và các loại máy
móc hiện đại ngày càng cao cũng là một thuận lợi cho công ty có thêm nhiều đơn
hàng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó của ngành công nghiệp khai thác thì lại
phát triển thêm rất nhiều công ty cũng nhập khẩu các thiết bị như Long Long Hà
Nội và thách thức ở đây là làm sao để có thể không những giữ được vị trí của mình
mà còn phải phát triển thêm nữa.
Hiện nay công ty cũng mở rộng thị trưòng tiêu thụ của mình cho các tỉnh
thành lân cận Hà Nội về các loại máy móc phục vụ cho ngành thuỷ lợi.
1.1.2.3. Các phương thức nhập khẩu hàng hoá
Công ty TNHH Long Long sử dụng một phương thức nhập khẩu duy
nhất đó là nhập khẩu trực tiếp do mới chỉ là một công ty còn non trẻ trong lĩnh
vực nhập khẩu hàng hoá nên sử dụng duy nhất phương thức nhập khẩu này.
Mặc dù vậy phương thức nhập khẩu trực tiếp cũng là rất hợp lý, đảm bảo lợi
nhuận cao mà yên tâm trong công tác nhận hàng nhập khẩu của mình. Đây là
hình thức kinh doanh mà Công ty trực tiếp tham gia giao dịch, đàm phán, ký kết
hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp nước ngoài, trực tiếp nhận hàng và thanh
toán tiền hàng. Với phương thức kinh doanh nhập khẩu trực tiếp, Công ty tự cân
đối vể tài chính, có quyền tìm kiếm nhà cung cấp, thoả thuận giá cả, lựa chọn
phương thức thanh toán, xác định phạm vi kinh doanh phù hợp với chính sách
quản lý nhập khẩu Nhà nước quy định.
1.1.2.4. Các phương thức thanh toán, quá trình mua và tiêu thụ hàng nhập khẩu
Phương thức thanh toán hàng nhập khẩu ở đây có hai đối tượng thanh toán là
thanh toán với nhà cung cấp (quá trình nhập khẩu hàng hoá) và thanh toán với
khách hàng (quá trình tiêu thụ hàng nhập khẩu).
Đối với nhà cung cấp, do điều kiện địa lý và phụ thuộc vào mối quan hệ giữa
công ty với nhà cung cấp thì phương thức thanh toán chủ yếu đó là phương thức tín

dụng chứng từ ( mở L/C). Đây là phương thức thanh toán khá thuận tiện cho các
bên tham gia, đảm bảo tính công bằng cho các bên, đây là phương thức mà hai bên
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
chủ yếu là thoả thuận và thanh toán dựa trên chứng từ, có sự tham gia của bên thứ
ba là ngân hàng mở L/C và ngân hàng đại diện của nhà cung cấp.
Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của công ty như sau:
(3)
(7)
(2) (9) (10) (6) (4)
(5)
(1)
Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán theo phương thức thư tín dụng chứng từ
Nội dung các bước như sau:
(1) Công ty ký kết hợp đồng ngoại thương với nhà cung cấp nước ngoài
(2) Công ty làm đơn xin mở L/C yêu cầu ngân hàng mở L/C cho nhà cung cấp
thụ hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C, thông
báo nội dung L/C cho công ty và gửi bản chính L/C cho nhà cung cấp thông qua
ngân hàng thụ hưởng.
(4) Khi nhận được thông báo, ngân hàng thông báo L/C sẽ thông báo cho nhà
nhà cung cấp biết rằng L/C đã mở và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển
ngay cho công ty
(5) Nếu chấp nhận thư tín dụng thì nhà cung cấp tiến hành giao hàng cho công
ty. Ngược lại, nếu không chấp nhận thì nhà cung cấp đề nghị ngân hàng mở L/C bổ
sung, sửa đổi thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.
(6) Nhà cung cấp sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán theo
yêu cầu của thư tín dụng và gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán.
(7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng

mở L/C xem xét thanh toán.
(8) Ngân hàng mở thư tín dụng sau khi kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp
thì tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp. Ngược lại, nếu thấy không phù hợp,
ngân hàng từ chối thanh toán và trả bộ chứng từ cho nhà cung cấp.
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
7
Ngân hàng mở L/C
(ngân hàng thanh toán)
Công ty
Ngân hàng thông báo
L/C
Nhà cung cấp
(8)
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
(9) Ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu công ty thanh toán.
(10)Sau khi công ty kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng
thì chấp nhận thanh toán và nhận bộ chứng từ, nếu có sai sót xảy ra thì có quyền từ
chối thanh toán.
Đối với khách hàng thì phương thức thanh toán là tiền mặt hoặc chuyển
khoản qua ngân hàng bằng ngoại tệ hoặc tiền VNĐ.
1.2. Tổ chức quản lý quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty.
*Về nhân viên kinh doanh
Phòng kinh doanh của công ty có 7 cán bộ kinh doanh và 1 trưởng phòng
kinh doanh. Trưởng phòng có trách nhiệm điều phối công việc chung trong
phòng kinh doanh và chịu trách nhiệm trình lên giám đốc các phương án kinh
doanh. Nguyên tắc làm việc của phòng kinh doanh là phân chia công việc và
khoán theo doanh thu. Mỗi năm tuỳ theo khả năng của từng nhân viên mà giám
đốc khoán cho mức doanh thu tối thiểu mà nhân viên đó phải đạt được. Năm
nhân viên kinh doanh được giao cho phụ trách thị trường ở Quảng Ninh, cung
cấp vật tư ngành mỏ cho các mỏ than ở khu vực này, hai nhân viên kinh doanh

phụ trách thị trường vật tư thuỷ lợi ở thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận (thị
trường này công ty mới khai thác).
Mỗi nhân viên phòng kinh doanh lại phụ trách một số các Mỏ riêng tuỳ theo
năng lực và mối quan hệ với khách hàng mà được giao phụ trách từ 2 mỏ trở lên
hay được phụ trách mỏ lớn kèm mỏ nhỏ, nhân viên đó có trách nhiệm xây dựng
quan hệ với ban lanh đạo của Mỏ than nơi họ phụ trách cung cấp vật tư thiết bị để
được độc quyền cung cấp các thiết bị cho Mỏ này. Các nhân viên này sẽ thực hiện
nắm bắt nhu cầu nhập khẩu vật tư thiết bị rồi xây dựng phương án nhập khẩu để
trình lên phòng kinh doanh. Sau khi phương án đã được duyệt thì nhân viên này
tiến hành soạn thảo hợp đồng kinh tế với đối tác trong nước và liên hệ với đối tác
nước ngoài vền nhu cầu nhập hàng của họ. Khi hợp đồng với khách hàng và đối tác
nước ngoài đã hoàn tất thì nhân viên này chờ chuyển hàng về và tiến hành chuẩn bị
các thủ tục để làm tời khai hải quan.
Khi nhận được thông báo hàng đã về tới cảng, sân bay hoặc biên giới, nhân viên
phụ trách hợp đồng này trực tiếp cầm theo bộ chứng từ (gồm: Bản sao hợp đồng
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
ngoại thương, Bản sao vận đơn, Bản chính và 2 bản sao hoá đơn thương mại, 1 bản
sao chứng nhận đăng ký kinh doanh, Bản chính và 2 bản sao của bảng kê chi tiết
hàng hoá) để làm thủ tục nhận hàng và vận chuyển hàng về kho hoặc chuyển thẳng
cho khách hàng. Nhân viên này có trách nhiệm thông báo cho trưởng phòng kinh
doanh và giám đốc biết về chất lượng hàng hoá và phương thức chuyển hàng tới
cho khách hàng. Sau khi đã nhận hàng và chuyển hàng về kho hoăc chuyển thẳng
cho khách hàng, toàn bộ chứng từ nhập khẩu và các giấy tờ liên quan tới các chi phí
phát sinh khi nhận hàng phải được chuyển cho phòng kế toán tiến hành ghi sổ. Khi
hàng được chuyển tới khách hàng và được chấp nhận thanh toán, các chứng từ liên
quan tới bán hàng lại được chuyển cho phòng kế toán.
Các nhân viên được giao trách nhiệm và quyền hạn hoàn toàn trong hợp đồng
của mình từ khâu nhập khẩu tới tiêu thụ và phụ trách cả việc bảo hành sản phẩm

liên quan tới hợp đồng anh ta phụ trách. Hàng ngày các nhân viên phòng kinh
doanh có trách nhiệm báo cáo cho trưởng phòng kinh doanh về tiến độ công việc
của mình, trưởng phòng sẽ tập hợp tình hình và báo cáo lại cho giám đốc về các báo
cáo làm việc của nhân viên trong phòng và phản hồi từ phía khách hàng về thái độ
làm việc của nhân viên. Trong trường hợp khi khách hàng có phản hồi không tốt về
thái độ làm việc của nhân viên thì trưởng phòng kinh doanh sẽ thực hiện điều tra rõ
nguyên nhân và báo cáo lại cho giám đốc. thường thì nếu khách hàng đã có phản
hồi không tốt dù vì bất cứ nguyên nhân gì thì nhân viên phụ trách mỏ đó sẽ được
chuyển tới mỏ khác phụ trách và được xem xét giao công việc sau. Giám đốc công
ty thường trực tiếp tới nơi khách hàng có phản hồi xấu về cách làm việc của nhân
viên để trao đổi với khách hàng và củng cố thêm mối quan hệ bạn hàng.
* Về chính sách bán hàng
Phòng kế toán tính toán các chi phí hợp lý để thương lượng giá cả với nhà
xuất khẩu và với khách hàng. Đối với các khách hàng mua nhiều và mua thường
xuyên có thể được giảm giá từ 2%-3%.
Đặt uy tín của công ty lên hàng đầu khi nhập khẩu hàng hoá, kiểm tra chất
lượng và quy cách sản phẩm thật kỹ trước khi nhận hàng, giúp khách hàng lắp đặt
thiết bị và chạy thử. Khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra công ty đều cho nhân viên của
mình tới trợ giúp kỹ thuật ngay.
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG
HOÁ NHẬP KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG
NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH LONG LONG HÀ NỘI
2.1. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại công ty
2.1.1. Thủ tục, chứng từ ban đầu về nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
* Hợp đồng nhập khẩu (sales contract):
Là chứng từ xác định mối quan hệ thương mại giữa bên mua và bên bán. Nó

là một chứng từ rất quan trọng dùng để xác định quyền lợi cũng như nghĩa vụ của
các bên trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá
* Hoá đơn thương mại ( Commercial Invoice):
Là hoá đơn do người bán lập sau khi đã gửi hàng nhằm yêu cầu người mua trả
tiền theo tổng số hàng đã được ghi trên hoá đơn. Nó là cơ sở cho việc theo dõi và
thực hiện các hợp đồng và khai báo hải quan, điều kiện cơ sở giao hàng, phương
thức thanh toán và phương thức chuyên chở hàng.
* Giấy chứng nhận phẩm chất ( Certificate of quality):
Là chứng từ xác nhận chất lượng hàng hoá. Người cấp giấy chứng nhận phẩm
chất có thể là người sản xuất cũng có thể là cơ quan chuyên môn như Cục kiểm
nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu hay công ty giám định
* Bảng kê chi tiết (Specification):
Là chứng từ trong đó thống kê tất cả các loại hàng và các mặt hàng của lô
hàng trên hoá đơn hoặc trên hợp đồng.
* Phiếu đóng gói (Packing list):
Là một chứng từ hàng hoá do nhà cung cấp lập ra để liệt kê những mặt hàng,
những loại hàng được đóng gói trong từng kiện hàng nhất định.
* Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of origin):
Là chứng từ do phòng thương mại của nước xuất khẩu cấp cho nhà cung cấp
xác nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc hàng hoá
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
* Giấy chứng nhận số lượng ( Certificate of quantity)
Là chứng từ xác nhận số lượng hàng hoá mà người bán giao cho người mua. Giấy
này có thể do cục kiểm nghiệm phẩm chất hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc công ty
giám định cấp hoặc do đơn vị xuất khẩu lập và được công ty giám định hay hải
quan kiểm nghiệm và xác nhận.
* Vận đơn (Bill of lading-B/L hoặc Bill of air- B/A):
Là chứng từ chuyên trở hàng hoá do người vận chuyển cung cấp cho chủ hàng

nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển với chủ hàng.
* Bảo hiểm đơn ( Insurance policy):
Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm. Bảo hiểm đơn
có tác dụng xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản của hợp
đồng đó, đây là chứng từ cần thiết để khiếu nại công ty bảo hiểm và để nhận tiền
bồi thường bảo hiểm khi gặp rủi ro.
* Hoá đơn hải quan:
Hoá đơn này thuận tiện cho việc thống kê của hải quan nước nhập khẩu trong
việc xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Hoá đơn hải quan còn được dùng để
ngăn chặn việc báo giá giả để trốn thuế.
Ngoài các chứng từ do phía nước ngoài cung cấp phần hành kế toán nhập khẩu
còn sử dụng các chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan
- Biên lai thu thuế
- Phiếu nhập kho
- Giấy báo Nợ của ngân hàng
- Phiếu thu, chi tiền mặt
- Giấy đề nghị nhập hàng hoá
- Bản dịch hoá đơn của nhà cung cấp nước ngoài
- Biên bản xác nhận tình trạng thiết bị

Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
2.1.1.1. Nguyên tắc xác định thời điểm nhập khẩu
Thời điểm hàng nhập khẩu được ghi nhận là thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu khi mà nhà nhập khẩu có được quyền sở hữu về hàng hoá và mất quyền sở hữu
vê tiền tệ hoặc có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu. Thời điểm ghi nhận hàng
hoá nhập khẩu khác nhau và còn tuỳ thuộc vào điều kiện giao hàng, chuyên chở.
2.1.1.2. Thủ tục nhập khẩu

Đối với nhiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, phòng kinh doanh tiến hành tìm kiếm
khách hàng và nhà cung cấp nước ngoài. Qua quá trình đàm phán với khách hàng
và nhà cung cấp nước ngoài công ty sẽ tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế: hợp
đồng bán hàng với khách hàng trong nước và hợp đồng mua hàng với đối tác nước
ngoài. Hợp đồng nhập khẩu bao gồm:
* Điều khoản về hàng hoá
* Điều khoản về đóng gói
* Giá trị và tổng giá trị hợp đồng
* Phương thức thanh toán
* Bảo hiểm
* Điều khoản vận chuyển
* Kiểm tra và bồi thường vi phạm hợp đồng (nếu có)
Sau khi đã thảo hợp đồng công ty tiến hành xin giấy phép nhập khẩu đăng ký
mở L/C.
Khi hàng đã về tới cảng, nhân viên phòng kinh doanh phụ trách làm thủ tục
hải quan cho số hàng đó. Tủ tục hải quan bao gồm:
* Bản sao hợp đồng ngoại thương
* Bản sao vận đơn
* Bản chính và 2 bản sao hoá đơn thương mại
* 1 bản sao chứng nhận đăng ký kinh doanh
* Bản chính và 2 bản sao của bảng kê chi tiết hàng hoá
Khi số hàng hoá đã được làm thủ tục hải quan, nhân viên phòng kinh doanh nhận
đúng hàng của mình và tiến hành vận chuyển hàng về kho hoặc chuyển thẳng cho
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
khách hàng. Trong vòng tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày đề nghị thanh toán của nhà
cung cấp kèm theo bộ chứng từ nhập khẩu trên, phòng kế toán-tài chính phải thực hiện
thanh toán theo đề nghị để tránh gây mất uy tín với đối tác kinh doanh.
2.1.1.3. Chứng từ sử dụng.

- Biên bản giao nhận hàng hoá.
- Hợp đồng kinh tế ( Phụ lục )
- Tờ khai hải quan ( Phụ lục )
- Thông báo thuế hoặc biên lai nộp thuế ( Phụ lục )
- Hoá đơn thương mại ( Phụ lục )
- Vận đơn
- Chứng từ bảo hiểm
- Bảng kê đóng gói bao bì ( Phụ lục )
- Giấy chứng nhận phẩm chất ( Phụ lục )
- Hoá đơn cước vận chuyển
- Bảng kê chi tiết giá trị thanh toán
- Thư xác nhận trừ tiền hàng của đối tác phát hành trong trường hợp họ có sai
sót trong việc chuyển hàng (nếu có)
- Giấy đề ghị thanh toán.
2.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 331: Phải trả nhà cung cấp
TK 1561: Hàng hoá
TK1562: Chi phí mua hàng
TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
TK 3333: Thuế nhập khẩu
TK 144: Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn: dùng để theo dõi việc ký quỹ L/C.
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
2.1.3. Quy trình kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
Sơ đồ 2.1. Trình tự ghi sổ nghiệp vụ nhập khẩu:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối kỳ:

Đối chiếu:
Kế toán thực hiện:
Máy tính tự động kết chuyển:
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
Hóa đơn bán hàng, biên
bản giao nhận hàng, chứng
từ thanh toán
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Nhập vào máy
tính
Sổ chi tiết TK
157,156, 331
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 157, 156,
331…
Bảng cân đối số phát
sinh
Sổ tổng hợp chi tiết
TK 157, 156, 331…
Báo cáo tài chính
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Khi ký quỹ công ty dùng VNĐ mua ngoại tệ. Khi nhận được thông báo của
ngân hàng thông qua sổ phụ về quá trình thanh toán, công ty sẽ theo dõi trên sổ chi
tiết TK 144 (Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ). Sổ này dùng để theo dõi quá
trình thanh toán ngoại tệ cho nhà cung cấp cũng như đối chiếu với sổ chi tiết thanh
toán với người bán.
Để hiểu rõ hơn về trình tự ghi sổ nhập khẩu hàng hoá em xin lấy một ví dụ về
giao dịch kinh tế giũa 2 bên: bên nhập khẩu là công ty TNHH Long Long Hà Nội và

bên xuất khẩu là công ty TNHH thương mại quốc tế SHENYANG SAN YUTIAN
( Thẩm Dương, Trung Quốc)
Ngày 10/2/2009 Công ty TNHH Long Long Hà Nội ký hợp đồng kinh tế số
18.07/HĐ-KHMD với công ty Cổ Phần Than Mông Dương – TKV về việc bán cho
công ty 10 bộ khởi động mềm phòng nổ và 10 bộ bảo vệ tổng hợp của át tô mát
KBZ9 dùng cho hệ thống phòng nổ trong các hầm mỏ
Căn cứ theo nhu cầu của khách hàng, công ty tiến hành nhập khẩu hệ thống
vật tư này. Phòng kinh doanh lập phương án nhập khẩu chuyển lên phòng tài chính
kế toán xem xét. Kế toán trưởng ký và trình lên giám đốc xem xét ký duyệt. Sau khi
phương án đã được duyệt ngày 15/2/2009 , công ty ký hợp đồng nhập khẩu Ngày
18/2/2009, hợp đồng kinh tế số 03/LL-S.SAN YUTIAN với công ty TNHH thương
mại quốc tế SHENYANG SAN YUTIAN.
Ngày 20/2/2009 công ty gửi giấy xin mở thư tín dụng L/C tới ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Á Châu, đồng tời ký quỹ 100% trị giá của hợp đồng là
78.789,20 USD ( Điện mở L/C; Điện thanh toán và chấp nhận hối phiếu có trong
phần phụ lục) với kế hoạch thanh toán cụ thể như sau: Trong vòng 25 ngày sau khi
2 bên ký kết hợp đồng, người mua sẽ mở 1 thư tín dụng không huỷ ngang (là loại
L/C sau khi mở thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ
trong thời gian hiệu lực của nó nếu không có sự thoả thuận của các bên tham gia.
L/C không thể huỷ ngang là loại L/C được áp dụng phổ biến nhất trong thanh toán
quốc tế) trả chậm cho người bán 100% giá trị hợp đồng sau 30 ngày từ khi người
mua nhận được hàng và người bán xuất trình những chứng từ sau cho người mua:
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
- Hoá đơn thương mại: 3 bản gốc
- Bảng kê đóng gói: 3 bản gốc
- Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất : 2bản gốc+1bản sao
- Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại Trung Quốc (CCIPT) phát
hành 2bản gốc + 1bản sao.

- Thư bảo hành của nhà sản xuất: 1 bản gốc + 1 bản sao.
Ngày 28/2/2009 công ty nhận được bộ chứng từ trên. Ngày 8/3/2009 hàng về
tới cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, Việt Nam. Phòng kinh doanh chuyển bộ chứng
từ của lô hàng cho nhân viên nhận hàng mang theo cùng Giấy giới thiệu của Công
ty đi làn thủ tục hải quan và nhận hàng tại Cửa khẩu Hữu Nghị, Nhân viên nhận
hàng kê khai hàng hoá vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu số 2009, xuất trình bộ chứng
từ mà nhà xuất khẩu gửi cho Công ty cùng vận đơn. Tờ khai hàng hoá nhập khẩu có
nội dung như sau:
Số hàng thực nhập 10 bộ khởi động từ phòng nổ QJR1-EXR-315/660V-1140
và 10 bộ áttômát phòng nổ KBZ9-400/1140V/660.
Tổng giá trị lô hàng theo giá CIF là: 78,789.20 USD. Trị giá lô hàng tính thuế là:
78,789.20 ×16,975 đ/USD = 1,337,446,670đ.
Thuế suất thuế nhập khẩu là 0%
Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%, số thuế GTGT hàng nhập khẩu
phải nộp là: 1,337,446,670đ × 10%= 133,744,667 đ.
Chi phí vận chuyển lô hàng về kho Công ty bằng tiền mặt tổng số tiền là
12,475,000đ, trong đó cước vận chuyển là: 12,300,000đ, Thuế GTGT là: 12,300,000
×5%= 615,000đ.
Chi phí đi lại, chờ nhận hàng của nhân viên kinh doanh: 1,325,000đ. Trong đó
thuế GTGT là: 1,325,000 ×5%= 66250đ
Phí Mở L/C: 13,374,466.7
Ngày 10/3/2009 hàng về tới kho của công ty.Nhân viên nhận hàng phải viết
Giấy Đề nghị nhập kho gửi cho kế toán nhập khẩu cùng với các chứng từ liên quan.
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Biểu 2.1. Giấy đề nghị nhập kho
CÔNG TY TNHH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LONG LONG HÀ NỘI Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
81 Hoả Lò, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội Ngày 10 tháng 3 năm 2009

GIẤY ĐỀ NGHỊ NHẬP KHO
Người đề nghị nhập: Bùi Văn Quý Phòng: Kinh doanh
Hãng nhập: SAN YUTIAN Hợp đồng số: 03/LL-S.SAN YUTIAN
Kèm theo: 1 bộ chứng từ gốc (hàng nhập khẩu)
TT Tên hàng hóa
Đơn
vị
SL Mục đích
Hãng nhập
1 Khởi động từ
phòng nổ
Bộ 10 Xuất bán theo hoá đơn
18.07/HĐ-KHMD
SAN
YUTIAN
2 Bộ bảo vệ tổng
hợp của áttômát
Bộ 10 Xuất bán theo hoá đơn
18.07/HĐ-KHMD
SAN
YUTIAN
CỘNG 20
Người đề nghị Người kiểm tra Trưởng phòng Kế toán Giám đốc
(Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)

Sau khi kế toán nhập khẩu kiểm tra chứng từ, viết phiếu nhập kho hàng hoá 02 liên
(có đầy đủ chữ ký), chuyển cho người đề nghị.
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu

Biểu 2.2. Phiếu nhập kho
CÔNG TY TNHH LONG LONG HÀ NỘI
81, Hoả Lò, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 10 tháng 3 năm 2009 Số : 05/03
Người giao hàng: Bùi Văn Quý Phòng: Kinh doanh
Hợp đồng số: 03/LL-S.SAN YUTIAN
S
Tt

kho

HH
Tên hàng hoá TK Đvt
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 KSĐ QJR1 Bộ khởi động
mềm phòng
nổ
1561 bộ 10 115,367,192.5 1,153,671,925
2 KSĐ KBZ9 Bộ bảo vệ
tổng hợp át tô
mát
1561 bộ 10 18,377,474.5 183,774,745
Tổng cộng tiền hàng 1,337,446,670
Tổng cộng tiền thanh toán 1,337,446,670
Thuế NK 0
Tổng cộng 1,337,446,670
Thuế GTGT hàng nhập khẩu 133,744,667

Bằng chữ: Một tỷ ba trăm ba mươi bảy triệu bốn trăm bốn mươi sáu nghìn sáu trăm bảy mươi
đồng chẵn.
Người giao hàng Người nhận hàng Thủ kho
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Thủ kho kiểm tra phiếu nhập kho, tiến hành nhập kho hàng hoá, ký tên vào
phiếu nhập kho. Thủ kho giao cho nhân viên nhận hàng 1 liên và giữ lại 1 liên để
ghi Thẻ kho.
Tại kho, Thủ kho căn cứ vào các Phiếu nhập kho tiến hành ghi số lượng
nhập vào Thẻ kho-chi tiết cho từng loại hàng hoá.
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Công ty TNHH LONG LONG HÀ NỘI
81 Hoả Lò, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội
THẺ KHO
Từ ngày 1/3/2009 đến 31/3/2009
Tên hàng hoá: Khởi động từ phòng nổ
Đơn vị tính: bộ
Mã số: QJR1
Chứng từ Số lượng
SH NT Nhập Xuất Tồn
1 28/2/09 Tồn đầu kỳ 0
2 HĐ
SY09-
03-19
10/3/09 Mua hàng 10/3/09 10 10
3 HĐ
18.07/H
Đ-
KHMD

11/3/09 Bán hàng 11/3/09 10 0
Cộng 10 10 0
Biểu 2.3. Thẻ kho 1
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Công ty TNHH LONG LONG HÀ NỘI
81 Hoả Lò, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội
THẺ KHO
Từ ngày 1/3/2009 đến 31/3/2009
Tên hàng hoá: Bộ bảo vệ tổng hợp của Áttômát
Đơn vị tính: bộ
Mã số: KBZ9
Stt
Chứng từ
Diễn giải
Ngày
nhập,
xuất
Số lượng
SH NT Nhập Xuất Tồn
1 28/2/09 Tồn đầu kỳ 0
2 HĐ SY09-
03-19
10/3/09 Mua hàng 10/3/09 10 10
3 HĐ
18.07/HĐ-
KHMD
11/3/09 Bán hàng 10/3/09 10 0
Cộng 10 10 0

Biểu 2.4. Thẻ kho 2
Ngày 18/3/2009 Ngân hàng gửi giấy báo Nợ cho công ty về việc đã thanh toán
tiền hàng cho nhà cung cấp nước ngoài.
Ngày 20/3/2009 Công ty nhận được hoá đơn bên phía đối tác được gửi về công ty
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
( Phụ lục )
Căn cứ vào các phiếu nhập kho, bộ chứng từ nhập khẩu hàng hoá mà người nhận
hàng của phòng kinh doanh chuyển về. Căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng và hoá đơn
ngoại do nhà cung cấp chuyển về kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết và sổ cái như sau:
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
CÔNG TY TNHH LONG LONG HÀ NỘI
81 Hoả Lò, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/3/2009
Tài khoản: 331- Phải trả nhà cung cấp- SAN YUTIAN
Dư nợ đầu kỳ VNĐ: 0
Dư có đầu kỳ VNĐ: 0
Dư nợ cuối kỳ: 0
Dư có cuối kỳ: 1,057,101,563

Đơn vị tính: VNĐ
CHỨNG TỪ Diễn giải TK đư SỐ PS
Ngày Chứng từ PS NỢ PS CÓ
… … … … … …
10/3/2009 Nhận hàng nhập
khẩu theo
HĐ03/LL-
S.SAN

YUTIAN
1561 1,337,446,670
… … … … … …
18/3/2009 AC10928 Trả tiền hàng
theo HĐ03/LL-
S.SAN
YUTIAN
144 1,337,446,670
… … … … … …
Cộng bảng 3,475,367,190 4,532,468,753
Lập ngày 31/3/2009
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG
Biểu 2.5. Sổ chi tiết thanh toán với người bán
CÔNG TY TNHH LONG LONG HÀ NỘI
81 Hoả Lò, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
SỔ CHI TIẾT
Từ ngày: 01/01/2009 Đến ngày: 31/3/2009
Tài khoản: 1561- Hàng hoá
Dư nợ đầu kỳ VNĐ: 0
Dư có đầu kỳ VNĐ: 0
Dư nợ cuối kỳ: 1,369,852,550
Dư có cuối kỳ: 0
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải TK đư
Số Phát sinh
Ngày
Chứng

từ
PS Nợ PS Có
… … … … … …
10/3/2009 Nhập hàng theo
HĐ03/LL-S.SAN
YUTIAN
331 1,337,446,670
10/3/2009 Nhập hàng theo
HĐ12/LL-CE
331 1,532,356,150

11/3/2009 Giá vốn hàng bán
HĐ18.07/HĐ-KHMD
632 1,337,446,670


20/3/2009 Giá vốn hàng bán HĐ
03.07/HĐ-KHNB
632 1,532,356,150

Cộng bảng
10,345,153,50
0
8,975,300,950
Lập ngày: 31/3/2009
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG
Biểu 2.6. Sổ chi tiết hàng hoá
CÔNG TY TNHH LONG LONG HÀ NỘI
81 Hoả Lò, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội
SỔ CHI TIẾT

Từ ngày: 01/01/2009 Đến ngày: 31/3/2009
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Tài khoản: 1562- Chi phí mua hàng
Dư nợ đầu kỳ VNĐ: 0
Dư có đầu kỳ VNĐ: 0
Dư nợ cuối kỳ: 2,237,500
Dư có cuối kỳ: 0
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải TK đư
Số Phát sinh
Ngày
Chứng
từ
PS Nợ PS Có
… … … … … …
10/3/2009 PC83 Cước vận chuyển cho
HĐ 03/LL-S.SAN
YUTIAN
111 12,300,000
10/3/2009 PC84 Cước vận chuyển cho
HĐ 12/LL-CE
111 10,950,000
10/3/2009 PC85 Chi phí nhận hàng HĐ
03/LL-S.SAN
YUTIAN
111 1,258,750
11/3/2009 K/C giá vốn hàng bán
HĐ18.07/HĐ-KHMD

632 13,558,750


20/3/2009 K/C giá vốn hàng bán
HĐ 03.07/HĐ-KHNB
632 10,950,000

Cộng bảng
20,487,500 18,250,000
Lập ngày: 31/3/2009
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG
Biểu 2.7. Sổ chi tiết chi phí mua hàng
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hiếu
Công ty TNHH Long Long Hà Nội
81 Hoả lò, Xuân Phương, Từ Liêm, HN
Mẫu số 02c1 – DN
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 331 - Phải trả người bán
Từ: ngày 01/01/2010 đến ngày 31/03/2010
Số dư có đầu kỳ: 6,735,468,150
CTGS
Diễn giải TK
Số tiền
NT SH Nợ Có

15/3 105 Nhận hàng NK theo HĐ
03/LL-S.SAN YUTIAN

1561 1,337,446,670
15/3 105 Nhận hàng theo HĐ 12/LL-
CE
1561 1,532,356,150

31/3 34 Trả tiền hàng theo HĐ
03/LL-S.SAN YUTIAN
144 1,337,446,670

31/3 34 Trả tiền hàng theo HĐ
12/LL-CE
144 1,532,356,150

Tổng phát sinh nợ: 12,572,468,900
Tổng phát sinh có: 10,345,153,500
Số dư cuối kỳ: 4,508,152,750
Ngày 31 tháng 3 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.8. Sổ cái phải trả người bán
Công ty TNHH Long Long Hà Nội
81 Hoả Lò, Xuân Phương, Từ Liêm, HN
Mẫu số 02c1 – DN
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Doãn Thị Thuỳ Dung - Lớp: Kế toán 48C

×