Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.06 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON”.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục
tiêu của giáo dục mầm non là giáo dục và phát triển cho trẻ một cách toàn diện: về thể
chất, thẩm mĩ, ngơn ngữ, trí tuệ....tình cảm và kĩ năng xã hội, là cơ sở để hình thành
nên nhân cách con người mới XHCN và chuẩn bị những tiền đề tốt nhất cho trẻ vào
lớp một. Chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường Mầm non ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Trong cuộc sống hiện đại, các bậc học nói chung và bậc học mầm non nói riêng
đều khơng ngừng cải tiến chương trình để đáp ứng được yêu cầu phát triển đi lên của
đất nước. Với bậc học mầm non, từ chương trình cải cách đến chương trình đổi mới...
sau nhiều năm vận dụng vào thực tế đều đã bộ lộ những điểm hạn chế nhất định. Trên
những điểm hạn chế đã rút ra từ chương trình cũ, trước sự địi hỏi của xã hội, chương
trình giáo dục mầm non đã được ban hành. Với quan điểm hướng đến sự phát triển
toàn diện và tạo điều kiện cho trẻ được phát triển một cách liên tục, chương trình giáo
dục mầm non mới sẽ phần nào đáp ứng xu thế đổi mới giáo dục ở trong nước, các
nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng giai đoạn đầu chuẩn bị nguồn nhân
lựccó chất lượng phục vụ cho công cuộc phát triển của đất nước, phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước.
Chương trình giáo dục mầm non có nhiều điểm mới. Để thực hiện chương trình
này có hiệu quả cao địi hỏi giáo viên phải nắm chắc được yêu cầu, nội dung của
chương trình, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ để trẻ
tích cực tham gia các hoạt động. Đây là điểm then chốt mang tính quyết định nhưng
khơng phải giáo viên nào cũng có thể đáp ứng được những yêu cầu đó.
Với trách nhiệm của một người quản lý, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra
những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong
nhà trường để thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu trước
mắt là hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra, mục tiêu lâu dài là góp phần vào sự


phát triển của đất nước sau này.
2. Những hạn chế của đề tài.
- Trình độ và kĩ năng sư phạm của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên
đã lớn tuổi nên sự nắm bắt, cập nhật về chương trình theo u cầu mới cịn hạn chế.
- Giáo viên chưa thực sự chủ động trong việc tổ chức các hoạt động trong ngày
1


cho trẻ, hình thức tổ chức cịn gị bó theo kinh nghiệm, bám theo phương pháp
cũ.
- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình
mới.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Điều tra thực trạng.
Việc thực hiện chương trình mới địi hỏi người giáo viên phải tích cực, chủ
động trong tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm phát huy được tối đa tính tích cực của
trẻ. Muốn thực hiện được điều đó khơng chỉ đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc về nội
dung, u cầu của chương trình mới, bên cạnh đó thì đồ dùng, trang thiết bị phục vụ
cho việc học tập và vui chơi của trẻ (nhất là trang thiết bị hiện đại) cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng của việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Sau hai
năm thực hiện ở trường, mặc dù cũng đã có những biện pháp nhất định vận dụng vào
trong quá trình thực hiện nhưng kết quả điều tra cho thấy:
Kết quả soạn giảng (tiết dạy)

Năm học

Kết quả kiểm tra trên trẻ

T


%

K

%

ĐYC

%

2009 - 2010

30/150

20

30

33.3

70

46.7

2010- 2011

33/160

20.6


45

34.4

72

T

45

70
260
88
279

Khơng

%

K

%

ĐYC

%

26.9

100


38.5

80

30.8

10

3.8

31.5

115

41.2

69

24.8

7

2.5

ĐYC

%

Nhìn vào kết quả trên, ta có thể thấy chất lượng soạn bài và kết quả tổ chức các

hoạt động của giáo viên có sự tăng lên nhưng chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được
mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non. Để khắc phục những hạn chế
trên đồng thời nâng cao được chất lượng giảng dạy trong nhà trường, tôi đã nghiên
cứu, vận dụng và xin mạnh dạn nêu ra đây một số biện pháp để nâng cao chất lượng
giảng dạy theo chương trình giáo dục mầm non như sau.
2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy theo chương trình giáo
dục mầm non.
2.1. Biện pháp 1: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, trang bị phương tiện
hiện đại phục vụ soạn, giảng, phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi.
Để thực hiện đạt kết quả tốt cuộc vận động ứng dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn bài của giáo viên cũng như tổ chức các
hoạt động trong ngày cho trẻ có ứng dụng cơng nghệ thơng tin thì điều kiện trước tiên
phải có trang thiết bị hiện đại. Với nội dung đó, tơi đã cùng với Ban giám hiệu nhà
2


trường làm tốt công tác tuyên truyền tới lãnh đạo địa phương, các ban ngành, đoàn thể
và các bậc phụ huynh học sinh thơng qua các hình thức khác nhau, đặc biệt là qua
buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học. Để chuẩn bị tốt nội dung tuyên truyền và
tuyên truyền có hiệu quả tới phụ huynh học sinh, tôi đã mượn máy chiếu của trường
cấp I, chuẩn bị một số nội dung cần tuyên truyền trên Power point. Trước khi tổ chức
cuộc họp, tôi cho phụ huynh xem một số hoạt động của cơ và trị trong trường, sau đó
cho phụ huynh xem một số câu chuyện, hình ảnh dạy trẻ mà tôi đã chuẩn bị trên
Powerpoint sau đó tun truyền về ích lợi của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong tổ chức các hoạt động cho trẻ, về kế hoạch, nhiệm vụ của năm học của nhà
trường đồng thời vận động phụ huynh cùng các nhà hảo tâm có tấm lịng nhiệt huyết
với phong trào của nhà trường mua sắm ti vi, đầu VCD cho các nhóm lớp. Với sự vận
động khơng mệt mỏi của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình
của các bậc phụ huynh, chúng tơi đã trang bị cho mỗi nhóm lớp được một ti vi, đầu
VCD.

Khơng dừng lại ở đó, để tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên có thể soạn
bài trên máy tính, tơi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua thêm máy tính
phục vụ cơng tác chun mơn, khích lệ những chị em có điều kiện mua máy cho riêng
mình. Kết quả đến nay trong trường đã có tổng số 4 máy bàn, một máy tính xách tay
và một máy chiếu đa năng phục vụ cho công tác quản lý và chuyên môn của nhà
trường, 18/21 giáo viên trực tiếp đứng lớp đã mua máy tính cho riêng mình.
Song song với việc trang bị cho giáo viên và các nhóm, lớp các trang thiết bị
hiện đại; để đảm bảo đủ đồ dùng cho cô và trẻ hoạt động theo hướng tích cực, tơi đã
tổ chức phát động giáo viên thi đua làm đồ dùng, đồ chơi, tận dụng những nguyên vật
liệu sẵn có để tạo ra những đồ chơi, đồ dùng phù hợp với lứa tuổi của trẻ theo chủ đề
đang thực hiện tại các nhóm, lớp. Thông qua các kế hoạch như: Tổ chức chấm đồ
dùng, đồ chơi trang trí lớp vào tháng 9 và tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi vào tháng 3
đã thực sự khích lệ được tinh thần thi đua giữa các giáo viên và nhóm, lớp, tạo thành
phong trào thi đua làm đồ dùng, đồ chơi sôi nổi trong nhà trường.
2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trước khi vào năm
học.
Mỗi năm học đều có chủ đề khác nhau và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi
năm học cũng khác nhau. Kết quả của năm học sau bao giờ cũng được đề ra cao hơn
năm học trước. Để đạt được mục tiêu đó thì cơng tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên trước khi vào năm học là cực kì quan trọng.
Là năm thứ ba trường tơi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tuy đã
được Sở, Phòng giáo dục mở nhiều lớp tập huấn về cả lý thuyết và thực hành của
chương trình mới, nhưng do trình độ nhận thức và năng lực của giáo viên trong
3


trường không đồng đều, môi trường để giáo viên tiếp xúc, học hỏi cái mới còn rất hạn
chế, dẫn đến kết quả vận dụng vào thực tế giảng dạy chưa cao. Vì vậy, sau mỗi đợt tổ
chức cho giáo viên đi tập huấn, về trường tôi đã tổ chức tập huấn lại cho giáo viên
trong trường bằng cách giao bài tập cụ thể cho từng giáo viên. Tôi yêu cầu mỗi giáo

viên phải tự xây dựng một chủ đề, trong đó bao gồm: xây dựng mục tiêu, mạng nội
dung, mạng hoạt động của chủ đề và kế hoạch cụ thể của một tuần.
Sau khi kiểm tra lại bài tập mà giáo viên đã xây dựng, tôi thấy phần lớn giáo
viên trong trường đã biết cách xác định mục tiêu của chủ đề, nhưng phần xây dựng
mạng nội dung và mạng hoạt động vẫn có giáo viên cịn nhầm lẫn (sử dụng từ chưa
đúng, chưa bám sát vào các tài liệu để xây dựng cho đúng độ tuổi và đảm bảo đủ nội
dung). Để khắc phục tình trạng đó, tơi đã tổ chức tập huấn cho giáo viên tại trường,
tôi cho chị em tham khảo kế hoạch của một số chủ đề mà tôi đã xây dựng và cùng
xem lại những chủ đề mà giáo viên xây dựng còn nhầm lẫn, sau đó cho giáo viên
cùng nhau thảo luận về những bài tập đó, tìm ra những điểm cịn hạn chế trong chính
bài tập của mình. Về phía tơi, tơi nắm bắt ý kiến của giáo viên, sau đó giải trình, giảng
giải giúp chị em hiểu rõ. Được thảo luận, tự mình tìm tịi những điểm đúng, sai, được
hướng dẫn cách vận dụng một số tài liệu vào việc xây dựng kế hoạch, giáo viên đã
hiểu rõ vấn đề và có thể tự mình xây dựng được kế hoạch của nhóm, lớp mình một
cách đầy đủ và phù hợp.
Thực hiện chủ đề năm học là "Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục", việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong soạn giảng là rất quan trọng.
Cuối năm học trước, tổng số giáo viên trong trường soạn bài trên máy tính mới chưa
đến 70%, có rất nhiều lý do dẫn đến việc giáo viên không thể thực hiện việc soạn bài
trên máy tính được: Khơng có máy, không biết sử dụng máy, ngại và sợ không làm
được... Nắm bắt được điều đó, tơi đã tham mưu với BGH nhà trường mua thêm máy
phục vụ tổ chuyên mơn, khích lệ những chị em có điều kiện mua máy cho riêng mình
đồng thời tổ chức hướng dẫn giáo viên soạn bài trên máy tính. Khi giáo viên nắm
được lý thuyết, vận dụng vào thực hành cịn có điều gì khúc mắc tơi sẵn sàng giải đáp
và có khi còn vào tận nhà để chỉnh sửa giúp chị em. Với sự nhiệt tình của bản thân, sự
chăm chỉ, tận tình học hỏi và ý thức vươn lên của giáo viên trong trường, năm học
này đã có 100% giáo viên trong trường trực tiếp đứng lớp soạn bài trên máy tính.
Ngồi việc soạn bài trên máy tính, tơi cịn tổ chức cho 100% giáo viên đứng lớp tham
dự chuyên đề “thiết kế giáo án điện tử” trong nhà trường và tham gia lớp bồi dưỡng
tin học văn phòng do UBND xã kết hợp với trung tâm tin học văn phòng Hải Dương

tổ chức, và đến nay 80% giáo viên có thể tự mình thiết kế những giáo án điện tử đơn
giản, phù hợp với đề tài của nhóm lớp, một số giáo viên trẻ cịn tích cực khai thác các
thơng tin trên mạng internet để đưa vào trong tổ chức các hoạt động cho trẻ.
4


2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên xây dựng chương trình phù hợp với
từng nhóm, lớp.
Chương trình là căn cứ để giáo viên dựa vào đó lên kế hoạch tổ chức các hoạt
động hàng ngày theo đúng kế hoạch. Việc xây dựng chương trình theo chương trình
giáo dục mầm non khơng hề đơn giản, khơng chỉ địi hỏi đảm bảo những nội dung,
kiến thức mà độ tuổi trẻ phải đạt được mà trong khi xây dựng chương trình cần phải
chú ý đến điều kiện thực tế của địa phương, của nhóm, lớp và dựa trên sự phát triển
của trẻ. Nhận thấy giáo viên thực sự lúng túng khi lên chương trình cho nhóm lớp
mình, tơi đã tổ chức cho chị em một buổi chuyên đề với nội dung xây dựng chương
trình phù hợp với từng nhóm, lớp. Trước khi buổi chuyên đề diễn ra, tôi yêu cầu giáo
viên chuẩn bị đầy đủ sách hướng dẫn và yêu cầu giáo viên đọc những cuốn sách này.
Trong buổi chuyên đề, tôi cùng giáo viên thảo luận về cách lên các chủ đề cho năm
học, cách sắp xếp cho phù hợp các lĩnh vực trong ngày xen kẽ nhau cho phù hợp, đảm
bảo kế hoạch một tuần hoạt động học có đủ cả năm lĩnh vực (đối với mẫu giáo) và đủ
bốn lĩnh vực (đối với nhà trẻ), hai ngày gần nhau không bị trùng lặp về lĩnh vực phát
triển, chủ đề. Sau đó, tơi cho giáo viên của từng độ tuổi tập trung theo các nhóm để
cùng lên kế hoạch cho độ tuổi mình chủ nhiệm. Giáo viên sơi nổi thảo luận, tìm tịi
trong sách hướng dẫn, cẩn thận lên chương trình cho từng chủ đề (u cầu các nhóm
xây dựng các chủ đề cho cả năm học, chú ý phù hợp với điều kiện thực tế, thời gian
phù hợp: ví dụ: chủ đề "Nghề bé yêu" có thể xây dựng vào tháng 11- có ngày nhà giáo
việt nam, hoặc tháng 12 - có ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chủ đề
"Tết - mùa xuân" phải xây dựng vào thời điểm trước tết, trong tết và có thể sau tết
một tuần....), sau đó mỗi chủ để phải xác định rõ các mạng chủ đề sao cho không bị
trùng lặp..., xây dựng các đề tài cần bám sát vào hứng thú, kiến thức, kĩ năng và khả

năng của trẻ...
Sau khi các khối lớp xây dựng xong, tôi cùng các đồng chí tổ trưởng chun
mơn cùng kiểm tra lại và đi đến thống nhất.
Một điểm mở trong thực hiện chương trình đã xây dựng là trong quá trình tổ
chức thực hiện các chủ đề, nếu giáo viên khai thác, tìm tòi được những đề tài mới, đề
nghị nhà trường cho vận dụng, tơi sẽ xem xét nếu đề tài đó phù hợp với độ tuổi và chủ
đề giáo viên đang thực hiện thì đồng ý cho giáo viên vận dụng vào tổ chức.
2.4. Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chun mơn.
Nếu ví nhà trường là một xã hội thu nhỏ thì tổ chun mơn chính là gia đình tế bào của xã hội đó. Nếu tế bào đó khoẻ mạnh, phát triển thì sẽ thúc đẩy sự phát triển
của xã hội. Trong tổ chuyên môn thì người tổ trưởng giữ vai trị quan trọng. Một
người tổ trưởng năng động, sáng tạo, nhiệt tình, vững chuyên môn sẽ là yếu tố quan
trọng thúc đẩy sự phát triển của tổ đó. Nắm được đặc điểm đó, tơi chú ý lựa chọn, bồi
5


dưỡng cho đội ngũ tổ trưởng, để họ trở thành cánh tay đắc lực hỗ trợ tôi trong việc
quản lý, nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên.
Để làm được việc đó, tơi thường xun trao đổi với tổ trưởng về chương trình
giáo dục mầm non, giải đáp những thắc mắc của tổ trưởng đồng thời cung cấp thêm
những kinh nghiệm của bản thân để tổ trưởng nắm chắc hơn về chun mơn, có một
số kĩ năng tổ chức hoạt động của tổ đạt kết quả cao. Tổ chức cho tổ trưởng đi kiểm
tra, dự giờ giáo viên để tổ trưởng nắm bắt được chất lượng của từng giáo viên, từng
nhóm lớp trong tổ của mình từ đó qua hoạt động sinh hoạt chun mơn sẽ có những
biện pháp để giúp đỡ chị em làm tốt hơn công tác của mình.
Chỉ đạo cho tổ trưởng thực hiện nghiêm túc việc tổ chức sinh hoạt chuuyên
môn của tổ theo định kỳ mỗi tháng 2 lần vào tuần 2 và tuần 4 và hướng dẫn tổ trưởng
cách tổ chức cuộc họp có chất lượng: Đánh giá thật cụ thể, sát thực những cơng việc
nổi bật hay cịn hạn chế trong tổ, thảo luận về chủ đề đang hoặc sắp thực hiện xem
phù hợp chưa? tổ chức cho chị em làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy, học hát
những bài trong chương trình. Tổ chức thảo luận về chủ đề, cách xây dựng mục tiêu,

mạng nội dung, mạng hoạt động của chủ đề. Thống nhất chung phương pháp tổ chức
các đề tài mới khơng có hướng dẫn cụ thể trong tài liệu, thảo luận, bàn bạc để tìm
những hình thức tổ chức phong phú, mới lạ, hấp dẫn trẻ để vận dụng trong tổ chức các
hoạt động đạt hiệu quả cao.
Thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn ở các tổ, cùng với tổ
trưởng giải đáp những vướng mắc trong thực hiện chương trình, cùng xây dựng hoạt
động cho những đề tài mà chị em còn cảm thấy vướng mắc.
Tổ chức cho giáo viên bình bầu thi đua hàng tháng và gửi kết quả về nhà
trường, BGH nhà trường và hội đồng trường sẽ xét duyệt lại kết quả đó. Để các tổ
bình bầu được sát thực với những cố gắng của chị em, hàng tháng, trước khi các tổ
bình bầu, tơi gửi về các tổ kết quả đánh giá theo biểu mẫu quy định của Phòng bao
gồm các mặt: Kết quả hồ sơ sổ sách, giờ dạy, trang trí lớp, đồ dùng đồ chơi, thực hiện
thời guan biết, bài kiểm tra lý thuyết (tháng nào có thì gửi kèm theo)... Các tổ sẽ dựa
trên kết quả đó, cùng với kết quả kiểm tra của tổ trưởng và dựa vào 5 tiêu chí thi đua
trong quy chế hoạt động của nhà trường để bình bầu cho kết quả sát thực nhất.
Nhờ thực hiện tốt quy chế chuyên môn, phát huy được khả nằng của cá nhân và
tập thể mà trong hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo viên đã có thể tự mình vận
dụng vào giảng dạy và đạt kết quả tương đối cao. Trong hội thi giáo viên giỏi cấp
huyện đã có giáo viên đạt giải nhất, giải nhì và mang lại thành tích cao cho tập thể
nhà trường.
2.5. Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên qua tổ chức hội thi, chuyên đề.
a. Tổ chức hội thi.
6


Ý nghĩa của việc tổ chức hội thi nhằm khích lệ sự thi đua giữa giáo viên trong
trường. Thông qua hội thi, giáo viên trong trường được thể hiện mình trước tập thể,
được học hỏi những điều mới, những sáng tạo của chị em trong, ngoài trường. Với sự
đánh giá kết quả cơng bằng, chính xác đối với từng giáo viên, nhóm lớp sẽ là động lực
thúc đẩy chị em cố gắng hơn nữa để "bằng chị, bằng em".

Mỗi năm học tôi xây dựng kế hoạch tổ chức 2 - 3 hội thi: giảng dạy, đồ dùng đồ
chơi. Với hội thi gảng dạy, để đạt kết quả cao, tôi tổ chức cho chị em bốc đề tài trước
1 tuần, yêu cầu tổ chuyên môn họp và cùng giáo viên trong tổ xây dựng bài dạy,
khuyến khích giáo viên ứng dụng cơng nghệ thơng tin, đổi mới hình thức tổ chức để
tiết dạy đạt kết quả cao nhất. Khi giáo viên có đề tài và xây dựng khung bài dạy, tơi
cũng đã dự giờ tập dạy của chị em, góp ý để chị em soạn, giảng có hiệu quả hơn. Kết
quả qua hội thi nuôi dạy giỏi cấp trường, với sự cố gắng của giáo viên trong trường,
đã có 16/22 giáo viên tham dự hội thi được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp
trường, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, hai năm liền đều có 2 giáo viên đạt giải
nhất, 01 giáo viên đạt giải nhì, tập thể nhà trường đạt giải nhất.
Với hội thi “đồ dùng, đồ chơi”, khích lệ giáo viên thi đua làm đồ dùng, đồ chơi
tự tạo có chất lượng mà an tồn, giá thành rẻ, phù hợp với chủ đề và nhóm, lớp. 100%
giáo viên trong trường tích cực, hưởng ứng tham gia, tạo thành một phong trào thi đua
sơi động trong tồn trường. Kết quả, các nhóm lớp có thêm rất nhiều đồ dùng, đồ chơi
để phục vụ cho việc học tập và vui chơi của cô và trẻ. Hội thi cũng đã lựa chọn được
các lớp xứng đáng đạt giải và được trao thưởng. Phần thưởng tuy khơng nhiều nhưng
đã khích lệ giáo viên và sau hội thi giáo viên vẫn muốn cố gắng để đạt kết quả cao
hơn.
Ngoài ra, để nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng và phát triển nhận thức, kĩ
năng của giáo viên, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tạo cơ hội, điều
kiện để giáo viên đi dự giờ, học hỏi hỏi kinh nghiệm nâng cao ở trường bạn như: tham
dự “Liên hoan gia đình nhà trường và sức khỏe trẻ thơ” ở Nam Sách, chuyên đề “Giáo
dục bảo vệ môi trường” ở Hùng Sơn, hội giảng cấp huyện ở Ngũ Hùng...Nhờ việc
được thường xuyên ra ngoài tiếp xúc, học hỏi mà tôi thấy nhận thức và khả năng tổ
chức các hoạt động của giáo viên có sự cải biến đáng kể.
b. Tổ chức chuyên đề.
Để giải quyết những khúc mắc và nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên
về nội dung chương trình giáo dục trẻ cũng như những hình thức tổ chức hoạt động
cho trẻ sáng tạo thì biện pháp tích cực nhất là tổ chức chuyên đề. Trước hết cần tổ
chức kịp thời, có hiệu quả các chuyên đề trong năm học: chuyên đề giáo dục bảo vệ

môi trường, chuyên đề giáo dục sử dung năng lượng tiết kiệm - hiệu quả.... Mặt khác,
qua kiểm tra đánh giá thấy giáo viên còn hạn chế mặt nào hay sau cuộc họp chuyên
7


môn của các tổ, giáo viên thấy cần bổ sung, thống nhất và lĩnh vực gì thì tổ trưởng sẽ
đề nghị lên BGH nhà trường, nhà trường sẽ chỉ đạo tổ chức chuyên đề về lĩnh vực đó.
Hai tháng có thể tổ chức 1 chuyên đề và các buổi kiến tập. Để chuyên đề đạt kết quả,
tôi giao cho tổ trưởng cùng giáo viên trong tổ có nhiệm vụ phải giúp đỡ người được
giao dạy chuyên đề những thứ cần thiết. Sau khi cho chị em được dự chuyên đề thì
tiến hành rút kinh nghiệm thật cụ thể những mặt ưu điểm, những hạn chế của tiết day
để đi đến thống nhất chung.
2.6. Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra - dự giờ.
Kiểm tra, dự giờ giáo viên là một việc làm cần thiết. Đầu năm học ta cần xây
dựng cụ thể kế hoạch kiểm tra. Mỗi lần kiểm tra, ta có thể đánh giá giáo viên thơng
qua rất nhiều mặt: Thực hiện quy chế chuyên môn, trang trí lớp, tổ chức các hoạt
động ăn, ngủ, vệ sinh...
Đối với việc dự giờ giáo viên, dù dưới hình thức báo trước hay đột xuất thì qua
mỗi giờ dạy ta có thể đánh giá được trình độ chun mơn nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm
của giáo viên được thể hiện qua giảng dạy, khả năng vận dụng phương pháp giảng
dạy và giáo dục từ đó có biện pháp hỗ trợ chuyên môn kịp thời tới mỗi giáo viên.
Trong mỗi giờ dự, ta có thể đánh giá giáo viên tập trung ở các nội như: Chuẩn bị của
giáo viên trước khi lên lớp (giáo án, đồ dùng), chất lượng giảng dạy của giáo viên qua
việc tổ chức các hoạt động, chú ý ở tính sáng tạo, linh hoạt của cơ và tính tích cực của
trẻ. Sau khi dự giờ người kiểm tra cần nhận xét, góp ý khích lệ những ưu điểm nổi bật
đồng thời chỉ ra những hạn chế cần khắc phục của giáo viên và đánh giá vào sổ kiến
tập dự giờ có ký tên người kiểm tra và người được kiểm tra.
Việc dự giờ giáo viên được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau
nhưng tơi chú trọng hơn đến việc dự giờ đột xuất. Nếu giáo viên vững chun mơn,
có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường, quy chế chun mơn thì chất

lượng sẽ tốt, cịn giáo viên nào chun mơn chưa vững, cùng với sự qua loa đại khái
khi tổ chức các hoạt động giáo dục thì sẽ thể hiện ngay trên chất lượng giáo dục của
lớp mình. Đánh giá giáo viên qua dự giờ cần chính xác, kết quả dự giờ sẽ là tiêu chí
đánh giá thi đua hàng tháng, để giáo viên cố gắng hơn, phấn đấu để đạt kết quả cao
hơn trong những hoạt động tiếp theo. Ngoài ra kết quả của các tiết dạy, tổ chức hoạt
động và bài kiểm tra lý thuyết còn được sử dụng để các tổ bình bầu thi đua hàng
tháng.
Sau khi dự giờ, với những tiết dạy có hình thức tổ chức hoạt động phong phú,
mới lạ, thu hút và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ, tơi tổ chức cho giáo
viên trong tổ học tập, có thể tổ chức thành chuyên đề để nhân rộng hình thức tổ chức
hay đó ra tồn trường.
3. Kết quả
8


Sau khi áp dụng một số biện pháp trên để nâng cao chất lượng giảng dạy theo
chương trình giáo dục mầm non trong trường, đến nay đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ: 100% giáo viên soạn giảng đúng phương pháp mới, có nhiều sáng tạo
trong tổ chức hoạt động cho trẻ, so với năm học trước số giáo viên soạn bài trên máy
tính tăng 30% số hoạt động có ứng dụng cơng nghệ thơng tin tăng đáng kể; trẻ nhanh
nhẹn, mạnh dạn, tự tin và chất lượng trên trẻ được nâng lên rõ rệt.
Kết quả soạn giảng (tiết dạy)

Năm học

Kết quả kiểm tra trên trẻ

T

%


K

%

ĐYC

%

2009 - 2010

30/150

20

30

33.3

70

46.7

2010- 2011

33/160

20.6

45


34.4

72

45

30/120

25

57

47.5

33

27.5

2011 – 2012
(đến T3/2012)

T
70
260
88
279
95
287


%

K

%

ĐYC

26.9

100

38.5

80

31.5

115

41.2

69

33.1

120

41.8


66

%
30.
8
24.
8
23

Khơng
ĐYC

%

10

3.8

7

2.5

6

2.1

Nhìn vào kết quả trên ta dễ dàng nhận thấy, sau khi áp dụng một số biện pháp
trên, kết quả đã có tiến bộ rõ rệt.
4. Bài học kinh nghiệm
Để đạt được những kết quả trên, trong quá trình tổ chức vận dụng một số biện

pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy theo chương trình giáo dục mầm non trong
nhà trường, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau.
1. Để nâng cao chất lượng giảng dạy theo chương trình giáo dục mầm non thì
trước hết người cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn phải là người có năng lực, sáng
tạo, nhiệt tình trong công tác, luôn tự giác học hỏi để không ngừng nâng cao năng lực
chuyên môn và năng lực quản lý của mình, gưỡng mẫu trong lời nói và hành động.
2. Phải nắm vững đặc điểm tình hình đội ngũ can bộ - giáo viên về mọi mặt: tư
tưởng, tình cảm, nhận thức, trình độ... trên cơ sở đó có biện pháp bồi dưỡng cụ thể.
3. Phải có kế hoạch cụ thể, sâu sát, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc, có
hiệu quả.
4. Coi trọng việc xây dựng đội ngũ nghiệp vụ của trường, phát huy hết chức
năng, nhiệm vụ của các thành viên. Nâng cao chất lương sinh hoạt của các tổ chuyên
môn.
5. Trong kiểm tra, đánh giá giáo viên không chỉ chỉ ra cho giáo viên thấy những
điểm hạn chế cần phải sửa đổi mà cần phải đánh giá đúng sự phấn đấu, cố gắng của
giáo viên, tạo khơng khí thi đua sơi nổi, lành mạnh trong nhà trường.
9


6. Làm tốt công tác tham mưu với các cấp để tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ về
vật chất cũng như tinh thần để tạo điều kiện cho giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ
của mình.
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Người có tài mà khơng có đức là
người vơ dụng. Người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Vậy làm
thế nào để đào tạo con người vừa có đức vừa có tài để phục vụ cho đất nước - đó là
nhiệm vụ to lớn của ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Từ
thực tế cuộc sống đòi hỏi phải đào tạo một lớp người mang ý nghĩa thời đại đáp ứng
được yêu cầu phát triển của đất nước và theo kịp với sự phát triển của các nước khác

trên toàn thế giới, đồng thời xuất phát từ mục tiêu của giáo dục mầm non, chúng ta
càng nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giảng dạy theo
chương trình giáo dục mầm non góp phần đào tạo nên những con người mới.
2. Kiến nghị.
Để tạo điều kiện thuân lợi cho giáo viên có thể dành hết tâm huyết với nghề, để
nâng cao chất lượng giảng dạy theo chương trình giáo dục mầm non, tôi kiến nghị:
- Đề nghị các cấp quan tâm hơn nữa đến bậc học mầm non, cần có chính sách
ưu đãi hơn với giáo viên ngồi cơng lập: chuyển giáo viên mầm non ngồi cơng lập
vào biên chế; cho giáo viên ngồi cơng lập được hưởng thâm niên.
- Đề nghị Phòng, Sở mở thêm nhiều lớp tập huấn, chuyên đề, hội thi để giáo
viên được giao lưu, học hỏi.
- Cung cấp thêm các tài liệu có liên quan, những bài giảng hay để giáo viên
tham khảo.
- Đề nghị Phòng giáo dục tổ chức cho cán bộ quản nhất là hiệu phó phụ trách
chun mơn được tham quan, học tập nhiều hơn ở tỉnh bạn.
- Đề nghị các cấp hỗ trợ, đầu tư mua sắm đồ dùng, đồ chơi, xây dựng cơ sở vật
chất cho nhà trường để goáp phần đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục mầm non.
Trên đây là một số biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy theo chương
trình giáo dục mầm non mà bản thân tơi đã tìm tịi, nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp
để vận dụng vào thực tế của trường mình. Những biện pháp trên khơng thể là đủ để
đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non nhưng nó phần nào giúp
nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Tuy đã đầu tư nhiều thời gian nghiên
cứu nhưng do thời gian có hạn, những sáng kiến, biện pháp của tôi đưa ra không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của bạn bè và đồng
nghiệp; ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo để sáng kiến, kinh nghiệm này được
hoàn thiện hơn.
10


Tôi xin trân trọng cảm ơn!


11



×