Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.63 KB, 63 trang )

Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI TRƯỜNG MAI 2
1. Lịch sử hình thành và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh
doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai 2
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Trường Mai 2
1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh 4
1.3.Đặc điểm quy trình và công nghệ sản xuất sản phẩm 6
2.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, bộ sổ kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng
và thương mại Trường Mai 8
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 8
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán 10
2.2.1. Tổ chức hệ thống tài khoản 10
2.2.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 10
2.2.3. Tổ chức hệ thống Báo cáo Tài chính 13
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI 17
1. Phân loại và đánh giá Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng
và thương mại Trường Mai 17
1.1.Phân loại Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và
thương mại Trường Mai 17
1.1.1. Vị trí của Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đối với quá trình xây lắp 17
1.1.2. Phân loại Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 18
1.2. Đánh giá Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Trường Mai 20
2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Trường Mai 22
2.1. Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho 22


2.2. Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại phòng kế toán 25
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và
Thương mại Hiệp Hưng 28
2.3.1 Tài khoản sử dụng 28
2.3.2. Thực trạng kế toán tổng hợp các nghiệp vụ tăng Nguyên vật liệu 29
2.3.3 Thực trạng kế toán tổng hợp các nghiệp vụ giảm Nguyên vật liệu 34
PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI 38
1. Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 38
1.1 Ưu điểm: 38
1.2 Nhược điểm 39
2. Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây dựng và
Thương mại Trường Mai 40
PHỤ LỤC
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp
đã có những bước tiến đáng mừng. Chính sách mở cửa của nhà nước đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp ngày càng tiến xa hơn nữa, nhưng bên cạnh đó cũng
gặp không ít khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết tận dụng và nắm bắt kịp thời.
Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, một doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng để tồn tại đã khó, để phát
triển, làm ăn có lãi đem lại lợi nhuận cao thì lại càng khó hơn. Để đạt được điều đó thì
hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, điều đó có nghĩa là thu nhập phải bù
đắp được chi phí và có doanh lợi. Muốn thực hiện được điều này, công ty phải có một
đội ngũ kế toán năng động, cung cấp kịp thời thông tin về tài chính kịp thời cho các
quyết đinh.

Do đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng cơ bản là vốn đầu tư lớn, thời gian thi
công thường kéo dài qua nhiều khâu, nên để giải quyết vấn đề là làm sao quản lý tốt có
hiệu quả, đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát lãng phí trong sản xuất, giảm
được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh không phải là việc làm
dễ dàng. .
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của
Công ty. Nguyên vật liệu của Công ty là nhiều về số lượng, đa dạng, phong phú về mẫu
mã. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Đảm bảo
được chất lượng nguyên vật liệu là bước đầu đảm bảo chất lượng cho công trình.
Vì vậy tầm quan trọng của: “Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ
phần xây dựng và thương mại Trường Mai” được đặt lên hàng đầu để giúp doanh
nghiệp hoàn thiện bộ máy và không ngừng đi lên.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế và thời gian thực tế có hạn nên báo cáo thực tập của
em còn nhiều thiếu sót vì thế em rất mong được sự đóng góp, ý kiến phê bình của các thầy
cô và các anh chị trong phòng kế toán của công ty. Qua đây em cũng xin cảm ơn cô giáo
hướng dẫn Cao Thị Dung đã tận tình chỉ bảo và các cô chú, anh chị trong doanh nghiệp đã
giúp đỡ em hoàn thành báo cáo đúng thời hạn và khối lượng mong muốn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
1
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI
1. Lịch sử hình thành và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Trường Mai.
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai được thành lập
theo giấy phép kinh doanh số 0104954096 ngày 25 tháng 2 năm 2005 do Sở Kế hoạch

và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, địa chỉ: số 41 ngõ 351/64/12 đường Lĩnh Nam,
phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân, cổ đông
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các tài sản khác trong phạm vi vốn góp của mình.
Công ty thành lập với số vốn ban đầu là 9 tỷ đồng.
Các lĩnh vực của công ty bao gồm:
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, công trình công ích
- Khai thác dá, cát, sỏi, đất sét
- Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn kính và thiết bị lắp đặt trong xây dựng
trong các của hàng chuyên kinh doanh
- Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa
hàng chuyên kinh doanh.
- Cho thuê các máy móc thiết bị và đồ dung hữu hình
- Cho thuê xe có động cơ
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai có tên tiếng
Anh: Truongmai contruction and trading joint stock company và tên viết tắt là:
Truongmai.,.jsc. Năm 2006 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 12 tỷ đồng. Đồng thời bổ
sung them một số ngành nghề kinh doanh sau:
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
2
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng
Trong quá trình hình thành và phát triển hơn 5 năm qua, hoạt động trong một
ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quy trình công nghệ hiện đại và cạnh tranh mạnh
công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai đã đạt được những thành tích
đáng khích lệ. Công ty đã tham gia thi công các công trình vừa và nhỏ trong cả nước,
bước nào tạo được uy tín và chỗ đứng của mình trong ngành xây dựng.

Do nhu cầu đổi mới trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một lực lượng
chuyên ngành ngoài việc chính là thi công xây lắp còn có chức năng lắp đặt điện nước
trong và ngoài công trình.
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành công ty luôn chú trọng công tác đào
tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật, trình độ tay nghề của cán bộ công
nhân viên. Do vậy mà năng suất lao động tăng lên, hiệu quả kinh doanh của công ty
ngày càng cao. Ta có thể thấy sự phát triển của Công ty thông qua một số chỉ tiêu tài
chính trong hai năm 2005 và 2006.
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu 2009 2010
1. Vốn kinh doanh 13.283.247.620 19.404.764.440
- Tài sản ngắn hạn 12.333.763.620 18.500.645.437
- Tài sản dài hạn 949.484.000 904.119.000
2. Tổng giá trị sản lượng 61.880.123.000 68.454.590.000
3. Doanh thu 22.077.548.000 23.217.204.000
4. Giá thành 21.569.764.000 22.636.774.000
5. Lợi nhuận 507.784.000 580.430.000
6. Nộp ngân sách 419.473.000 445.770.000
7. Nộp BHXH 291.699.000 329.834.000
8. Tổng số CBCNVC
9. Lương BQ CNV/tháng 1.880.000 1.950.000
Biểu số 01: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty xây dựng và thương mại
Trường Mai
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Trường Mai được tổ chức theo phương thức trực tuyến. Giám đốc là người tổ chức
điều hành cao nhất trong bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng điều hành mọi
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
3
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp

hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.
Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn: Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các
chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước và xu hướng phát triển kinh tế trong khu vực
cũng như thế giới để định hình những mục tiêu cụ thể phục vụ cho định hướng phát
triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch trước mắt cũng như phương
hướng lâu dài nhằm duy trì , đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của Công ty để phát triển
bền vững trong nền kinh tế thị trường. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Đại
hội cổ đông, Pháp luật Nhà nước về hoạt động của Công ty.
Giúp việc cho GĐ gồm có Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch – Kỹ thuật và Phó
Giám đốc phụ trách khu vực (phụ trách ban điều hành và quản lý dự án). Chịu trách
nhiệm chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất nghiên cứu hồ sơ đưa ra giải
pháp thi công tối ưu; thay mặt GĐ phụ trách, chỉ đạo việc nghiên cứu hồ sơ đấu thầu;
chịu trách nhiệm thương thuyết, ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp vật tư, nhiên
liệu phục vụ thi công các công trình.
Để tham mưu hỗ trợ cho GĐ trong việc điều hành quản lý bộ máy quản lý của
Công ty chia thành các phòng ban khác nhau.
Phòng tổ chức hành chính, giúp GĐ trong công tác tổ chức, công tác cán bộ,
công tác lao đông tiền lương, công tác bảo hộ lao động và công tác hành chính đời
sống. Phòng có nhiệm vụ: tham gia giúp GĐ trong công tác tổ chức, công tác cán bộ,
công tác đào tạo nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng nhân lực, công tác quy hoạch
cán bộ. Tham mưu giúp GĐ trong công tác quản lý, điều động nhân sự, trực tiếp theo
dõi sự luân chuyển, điều động cán bộ công nhân viên đảm bảo các chế độ chính sách
cho người lao động. Mua sắm trang thiết bị văn phòng, cấp phát văn phòng phẩm cho
các phòng ban.
Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham mưu cho GĐ Công ty trong
công tác quản lý tài chính kế toán và định hướng đầu tư, hoạch định thị trường tài
chính. Nhiềm vụ của phòng Tài chính – Kế toán là : Thu thập, xử lý thông tin, số liệu
kế toán theo đối tượng và nội dung công việc theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Kiểm
tra và giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp. thanh toán nợ. kiểm
tra việc quản lý và sử dụng tài sản. Phân tích các chỉ tiêu tài chính để phục vụ yêu cầu

quản trị của Công ty. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán, báo cáo phù hợp với điều lệ
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
4
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
của Công ty và quy định của Pháp luật. Phối hợp với các phòng, các đơn vị thi công
tập hợp hóa đơn, chứng từ…để kế toán thanh toán các công trình với chủ đầu tư, nhà
thầu chính và các đơn vị thi công của Công ty. Tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế
toán, đảm bảo bí mật các thông tin tái chính của Công ty.
Phòng Kế hoạch – Vật tư giúp GĐ trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh ngắn và dài hạn cho công ty và công tác quản lý kinh tế nội bộ, quản lý vật tư,
đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và đào tạo nâng cao năng lực quản lý. Phòn có
nhiệm vụ: Nghiên cứu tím hiểu thị trường tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công
tác xây dựng chiến lược kinh doanh. Chịu trách nhiệm chính trong công tác quyết toán
và kế toán nội các dự án mà Công ty thi công, báo cáo sản lượng thực hiện, doanh thu
của các dự án hàng tháng. Lập kế hoạch cấp phát vật tư chó các công trình theo kế
hoạch thực hiện của dự án.
Đội thi công: trực tiếp sản xuất kinh doanh, được giao khoán tự kế toán hoặc
không được giao khoán, có nhiệm vụ thi công một số hạng mục công trình hoặc toàn
bộ công trình dự án, công trình cầu đường hoặc các nhiệm vụ khác được giao.
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty có thể được khái quát bằng
sơ đồ:
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
5
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cố phần
xây dựng và thương mại Trường Mai
1.3. Đặc điểm quy trình và công nghệ sản xuất sản phẩm
Sản phẩm của Công ty là các công trình cầu, đường và nhà ở. Tuy nhiên
thế mạnh của Công ty là các công trình về cầu và đường. Đây là sản phẩm chính của
Công ty. Các công trình về cầu và đường của Công ty được thi công theo quy trinh

công nghệ chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đến thi công công trình và hoàn thành bàn giao.
Quá trình thi công gồm các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị
Bao gồm các công việc: Lập kế hoạch tiến độ, chuẩn bị mặt bằng,
chỗ ở cho cán bộ công nhân viên, chuẩn bị máy móc thiết bị, tập kết vật tư… về công trường.
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
Phòng
Tổ chức –
Hành chính
Phòng
Tài chính –
Kế toán
Phòng
Kế hoạch
– Vật tư
Đội
CT 4
Đội
CT 5
Đội
CT Mỗ
Lao 3
6
Giám đốc
Phó giám đốc phụ
trách khu vực
Phó giám đốc phụ trách
Kế hoạch – Kỹ thuật
Đội
CT 2

Đội
CT Mỗ
Lao 1
Đội
CT Mỗ
Lao 2
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Bước 2: Thi công xây dựng
Trong bước này công việc đầu tiên là tiến hành thi công kết cấu
phần dưới gồm: thi công kết cấu móng, thi công kết cấu mố, trụ. Các công việc khi thi công
kết cấu móng: Thiết lập các công trình phụ trợ như kho tang, bãi để vật tư, nơi trộn vữa… sau
đó tiến hành đào móng bằng cọc nhồi, đổ bêtông cho móng, xây móng. Công việc phải làm
khi thi công mố, trụ: Lắp dụng cốt thép, lắp dựng ván khuôn, đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông
(7 ngày dưới nước, cát ẩm, bảo tải ướt…), tháo dỡ ván khuôn…
Công việc thứ hai là thi công kết cấu phần trên gồm thi công dầm cầu và hệ mặt
cầu. Sau khi đã kiểm tra tổng thể bảo đảm ván khuôn, đà giáo, các đường ống kỹ thuật
đều được lắp đặt chính xác thì tiến hành đổ bê tông cốt thép và hoàn thiện dầm cầu.
Thi công kết cấu mặt cầu là bước để hoàn thành xây dựng cầu gồm các công việc: thi
công phần mặt cầu là bước để hoàn thành sơn, vôi, lắp đặt hệ thống thoát nước, đèn
chiếu sang.
- Bước 3: Hoàn thiện
Đây là bước mà nhà thầu và chủ đầu tư kiểm tra chất lượng của
công trình theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật, thử tải trọng cầu…
- Bước 4: Nghiệm thu, bàn giao công trình
Sau khi đã kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công trình, tiến
hành bàn giao công trình.
Quy trình công nghệ thi công nhà dân dụng của Công ty có thể khái quát thành
sơ đồ:
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ thi công cầu tại công ty Cổ phần xây dựng và
thương mại Trường Mai

Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
Hoàn thiện
7
Giai đoạn chuẩn bị
Nghiệm thu, bàn giao
Thi công xây dựng:
- Thi công kết cấu phần
dưới: móng, mố, trụ
- Thi công kết cấu phần
trên: dầm, trần…
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, bộ sổ kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng
và thương mại Trường Mai
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung dựa
trên mối quan hệ trực tuyến. Mô hình kế toán tập trung thể hiện ở chỗ: toàn bộ công
tác thu thập chứng từ, hóa đơn, tiến hành ghi sổ và xử lý thông tin kế toán đều được
thực hiện tại phòng kế toán. Tại các đội thi công Công ty có kế toán đội có nhiệm vụ
theo dõi các khoản mục chi phí phát sinh và tập hợp hóa đơn, chứng từ chuyển về
phòng kế toán để xử lý tổng hợp. Phòng kế toán xử lý tất cả các giai đoạn kế toán tại
các phần hành kế toán. Các phần hành này được chia cho các này được chia cho các kế
toán viên theo từng vị trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người.
Bộ máy kế toán của Công ty được chia thành các phần hành: kế toán tiền mặt,
tiền gửi; kế toán công nợ; kế toán thanh toán; kế toán thuế; kế toán tổng hợp; kế toán
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Phòng kế toán của Công ty gồm 6 người: một kế toán trưởng, một phó phòng và
bốn kế toán viên.
Kế toán trưởng phụ trách công việc ching của toàn văn phòng, phân côn, đôn
đốc các thành viên thực hiện các công việc được giao, quan hệ với cơ quan Thuế và
các cơ quan chức năng khác, tìm nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh cũng nhu đầu tư

máy móc thiết bị, đồng thời theo dõi kế toán phần Tài sản cố định bao gồm theo dõi về
nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, thay đổi về tài sản như tăng giảm giá trị,
góp vốn liên doanh, nhận vốn góp bằng TSCĐ, điều chuyển giữa các bộ phận…
Phó phòng là người trực tiếp giúp việc cho kế toán trưởng trong công việc mà
phòng được giao. Là kế toán quan hệ giao dịch với Ngân hang, vay vốn và quản lý các
khoản thế chấp, cầm cố của Công ty. Đồng thời kiêm phần hành kế toán tổng hợp, chịu
trách nhiệm thực hiện các bút toán tổng hợp như: bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ,
các bút toán điều chỉnh… Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu từ các
phân hệ kế toán Công nợ phải thu, phải trả, vốn bằng tiền…để lên báo cáo kế toán định
kỳ. Phó phòng còn chịu trách nhiệm theo dõi Quỹ tiền mặt, sự tăng giảm của quỹ.
Kế toán Công nợ chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp, chi tiết công nợ phải thu
tới từng khách hang, từng công trình. Theo dõi chi tiết hàng mua theo từng mặt hàng,
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
8
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nhà cung cấp và hợp đồng. Cập nhật các chứng từ phải thu , phải trả, chứng từ công nợ
để và lên các báo cáo tổng hợp. Theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả,
nợ phải thu tới từng nhà cung cấp, khách hàng.
Kế toán thuế theo dõi, quản lý các hóa đơn thuế, kiểm tra việc kê khai thuế hàng
tháng với cơ quan thuế, phối hợp với các đội công trình làm thủ tục đăng ký nộp thuế
khi có công trình mới, quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế, đồng thời theo dõi
các công việc liên quan tới nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và xuất hóa đơn bán
hàng cho Công ty.
Kế toán tiền gửi, tiền mặt theo dõi chi tiết tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng,
lượng tiền vay tại các Ngân hàng. Theo dõi chi tiết tình hình cho vay, tạm ứng và tình hình
thu hồi các khoản vay, thanh toán tạm ứng. Tập hợp các phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ,
báo có, thực hiện vào sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, sổ quỹ, sổ Ngân hàng.
Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm thanh quyết toán các công trình, hạng mục
công trình hoàn thành với chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính. Thanh toán công nợ với các
nhà cung cấp, thanh toán khoản tạm ứng với công nhân viên trong Công ty.

Kế toán vật tư, công cụ - dụng cụ theo dõi việc cung ứng từng loại vật liệu,
công cụ - dụng cụ cho các hạng mục công trình mà Công ty đang tiến hành thi công.
Tập hợp các phiếu xuất kho, nhập kho để vào sổ tổng hợp, sổ chi tiết.
Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Trường Mai
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
Kế toán trưởng
Kế toán
vật tư,
công cụ -
dụng cụ
Kế toán
công nợ,
Kế toán
thuế
Kế toán
tiền gửi,
tiền mặt
Kế toán
thanh toán
9
Kế toán
tổng hợp
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán
2.2.1. Tổ chức hệ thống tài khoản
Đặc điểm hệ thống tài khoản của doanh nghiệp
Hệ thống tài khoản của doanh nghiệp được chi tiết đến 3 cấp. Trong đó, cấp 1,
cấp 2 được trình bày theo chế độ của bộ Tài chính, cấp 3 được doanh nghiệp chi tiết

cho phù hợp với việc hạch toán, tình hình kinh doanh cũng như đặc thù kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nhìn chung do đây là doanh nghiệp thuộc loại nhỏ và vừa nên về hệ thống tài
khoản không khác gì mấy so với bộ Tài chính.
2.2.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 15 của bộ Tài
chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành Công
ty đã tiến hành nghiên cứu và cụ thể hóa, xây dựng lại bộ máy kế toán phù hợp với chế
dộ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty mình, phù hợp với việc luân chuyển
nguyên vật liệu trong Công ty.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện
hành (Quyết định 15) và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. Hệ
thống tài khoản mẹ được vận dụng theo chế độ quy đonh và các tài khoản con được mở
chi tiết phù hợp dựa trên thực tế hoạt động. Tài khoản Nguyên vật liệu được chi tiết
theo từng loại nguyên vật liệu và từng kho mà Công ty có.
Sổ kế toán dung để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có liên quan đến Công
ty. Do tình hình hoạt động của mình nên Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Trường Mai sử dụng hình thức hệ thống sổ Nhật ký chung của các phần hành cụ thể
theo trình tự thời gian của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sổ sách kế toán được phòng
kế toán sử dụng theo hình thức sở tờ rời giúp việc đối chiếu, luân chuyến và kiểm tra
được tiến hành thuận lợi hơn. Hiện tại với quá trình hiện đại hóa, công tác kế toán tại
Công ty được tiến hành thực hiện trên máy vi tính với việc cài đặt chương trình phần
mềm kế toán Fast Accounting 2005 chuyên dụng được mã hóa các đối tượng hạch toán
cụ thể ở Công ty.
Phần lớn tất cả các chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty đều được tập hợp theo
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
10
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
từng công trình, hạng mục công trình mà Công ty tham gia thiết kế, tư vấn và khảo sát.

Sauk hi chủ đầu tư, chủ dự án cùng Công ty ký kết hợp đồng tư vấn, khảo sát, thiết kế
tại các xưởng tiến hành thực hiện theo các giai đoạn nêu trong hợp đồng. Hàng ngày,
khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các xưởng, tổ, đội xưởng trưởng tiến hành tập
hợp và phân loại các hóa đơn chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như:
Hóa đơn mua hàng, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, các chứng từ phát sinh tại các
xưởng, tổ, đội trong quá trình tham gia thiết kế, khảo sát các công trình, hạng mục
công trình. Định kỳ hàng tháng, các xưởng trưởng tiến hành tập hợp các chứng từ phát
sinh chuyển lên phòng kế toán. Tại phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý,
hợp lệ của các chứng từ đó vào các chứng từ gốc trong phần mềm kế toán theo quy
định của Công ty. Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ gốc, các bảng thanh toán hóa
đơn…chương trình sẽ tự động cập nhật số liệu lên sổ Nhật ký chung và sổ chi tiêt các
tài khoản 131,152,153,621,627…phần lớn được tập hợp theo từng công trình. Với đặc
điểm hoạt động tư vấn, thiết kế, khảo sát một công trình, hạng mục công trình được
chia ra làm nhiều giai đoạn thực hiện, mỗi giai đoạn khối lượng công việc hoàn thành
tại các xưởng, tổ, đội được kế toán xác định theo từng quý nên hàng thánh những phát
sinh chủ yếu đều liên quan đến các chi phí trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện
các giai đoạn của từng công trình. Trên cơ sở là Sổ Nhật ký chung, các sổ chi tiết tài
khoản mà kế toán lập hàng tháng thì cuối quý chương trình sẽ tự động tổng hợp Nhật
ký chung, tiến hành lập Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn Nguyên vật liệu theo từng
quý của từng kho. Trên cơ sở các sổ chi tiết kế toán tiến hành lên sổ Cái các tài khoản
131,152,621,627… Sau khi kế toán kiểm tra, đối chiếu thấy đúng giữa sổ Cái với các
sổ chi tiết kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết theo dõi và đối chiếu số phát
sinh, số dư các tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết. Cuối còng, kế toán tiến hành lập
các báo cáo liên quan. Cụ thể khái quát quá trình kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty
như sau:
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
11
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ 4: Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
Các chứng từ như: Hóa đơn
mua hàng, giấy đề nghị thanh
toán tạm ứng, các chứng từ phát
sinh tại các xưởng, tổ, đội
Chứng từ gốc theo quy định
của Công ty
NHẬT KÝ CHUNG
Sổ Cái các tài khoản
131,152,153.621.627,637

Bảng cân đối số
phát sinh
Sổ chi tiết các tài
khoản:
131,152,153,621,627,
632…
Bảng tổng hợp chi phí
cho từng công trình
Báo cáo kế toán
12
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2.3. Tổ chức hệ thống Báo cáo Tài chính
Báo cáo Tài chính của công ty gồm hệ thống các báo cáo bắt buộc và các báo cáo
quản. Trong đó:
Các báo cáo bắt buộc bao gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán

- Bảng cân đối tài khoản
- Thuyết minh Báo cáo Tài chính
Báo cáo quản trị bao gồm:
- Các Báo cáo dự toán về kết quả kinh doanh theo tháng, quý, năm
- Báo cáo kết quả kinh doanh gửi cho từng bên đối tác
Và một số Báo cáo khác
Báo cáo tài chính do người phụ trách kế toán lập và gửi lên ban Giám đốc các báo
cáo sẽ được gửi cho các bên liên quan như các đơn vị chủ đầu tư, bên tư vấn xét thầu,
tư vấn giám sát và các cơ quan chức năng có thẩm quyền như cơ quan thuế, ngân hàng
(nếu có nhu cầu vay vốn)… Báo cáo Tài chính của Công ty được lập liên tục cho từng
tháng, quý năm để ban quản lý có thể đánh giá tình hình và có chiến lược kinh doanh
cụ thể.
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
13
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
NĂM 2009 – 2010
Đơn vị : Đồng
Mã số Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009
1 Doanh thu bán hàng và dịch vụ 30.625.193.910 23.352.571.960
2
Các khoản giảm trừ
- Giảm giá hàng bán
-
-
-
-
3 Doanh thu thuấn về BH và CCDV 30.625.193.910 23.352.571.960
4 Giá vốn hàng bán 25.765.218.030 20.974.526.840
5 LN gộp từ bán hàng vá cc dịch vụ 4.859.975.880 2.378.042.120

6 Doanh thu hoạt động tài chính 1.634.663.825 2.057.872.508
7
Chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí lãi vay
953.247.567
953.247.567
491.126.196
491.126.196
8 Chi phí bán hàng - -
9 Chi phí quản lý chung 2.859.023.282 2.011.840.417
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 2.682.368.855 1.932.948.019
11 Thu nhập khác 151.760 10.225.653
12 Chi phí khác 8.087.090 10.419.929
13 Lợi nhuận khác (7.935.330) (194.276)
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.674.332.351 1.932.753.764
15 Thuế TNDN hiện hành 519.464.131 244.151.180
16 Thuế TNDN hoãn lại - -
17 Lợi nhuận sau thuế 2.154.868.220 1.688.602.565
18 Lãi sau cổ phiếu 92.400 104.400
19 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 2.000.952.598 366.201.703
20 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 681.416.258 1.566.746.312
BẢNG LŨY KẾ NĂM 2009 - 2010
Mã số Chỉ tiêu
Chênh lệch
tuyệt đối
Chênh lệch
tương đối
1 Doanh thu bán hàng và dịch vụ 7.272.621.950 23,75%
2
Các khoản giảm trừ

- Giảm giá hàng bán
-
-
-
-
3 Doanh thu thuấn về BH và CCDV 7.272.621.950 23,75%
4 Giá vốn hàng bán 4.790.691.190 18,59%
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
14
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
5 LN gộp từ bán hàng vá cc dịch vụ 2.481.933.760 51,06%
6 Doanh thu hoạt động tài chính (423.208.683) (25,88%)
7
Chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí lãi vay
462.121.371
462.121.371
48,47%
48,47%
8 Chi phí bán hàng - -
9 Chi phí quản lý chung 847.182.865 29,63%
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 749.420.836 27,93%
11 Thu nhập khác (10.073.893) (6,638.04%)
12 Chi phí khác (2.332.839) (28,84%)
13 Lợi nhuận khác 7.741.054 97,55%
14 Tổng lợi nhuận trước thuế 741.578.587 27,72%
15 Thuế TNDN hiện hành 275.312.951 52,99%
16 Thuế TNDN hoãn lại - -
17 Lợi nhuận sau thuế 466.265.655 21,63%
18 Lãi sau cổ phiếu (12.000) (12,98%)

19 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 1.634.750.895 446,4%
20 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (885.330.054) (56.5%)
Ta thấy, tổng LN kế toán trước thuế của DN năm 2010 giảm so với năm 2009
tăng tuyệt đối là 741.578.587 đồng tương đối là 27,72%. Việc tổng LN của DN tăng là
biểu hiện tốt vì điều này cho thấy DN đã có cố gắng trong việc tìm kiếm LN. Tổng LN
kế toán trước thuế của DN tăng như vậy là do LN khác của tăng, LN từ hoạt động
SXKD tăng mạnh, LN từ hoạt động Tài chính giảm.
- Trong 3 kết quả LN trên ta thấy rằng LN từ hoạt động SXKD tăng rất mạnh so
với năm 2009 là 1.634.750.895 đồng tương đương với mức tăng tương đối là 446,4%.
Điều đó cho thấy DN đã tập chung nhiều vào hoạt động SXKD của mình tạo cơ sở để
DN phát triển bền vững.
- LN khác của DN năm 2010 cũng tăng mạnh so với năm 2009 với mức tăng
tuyệt đối là 7.741.054 đồng tương đương với 97,55%. Bên cạnh đó thu nhập khác của
DN giảm mạnh tuy vẫn có lãi nhưng đây là biểu hiện không tốt, DN cần xem xét lại
trong việc tìm kiếm LN trong lĩnh vực này. LN do khu vực khác đem lại thường không
ổn định vì vậy việc giảm mạnh trong thu nhập là một điều đáng lo ngại cho DN.
- LN từ hoạt động đầu tư Tài chính của DN giảm so với năm 2009 là 885.330.054
đồng tương đương 56,5%. Nguyên nhân là do chi phí hoạt động đầu tư tài chính năm
2010 tăng khá mạnh trong khi đó doanh thu từ hoạt động này lại giảm so với năm 2009
là 423.208.683 đồng tương đương 25,88%. Việc LN từ hoạt đông đầu tư Tài chính
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
15
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
giảm là biểu xấu đối với DN. DN cần xem xét lại hoạt động của mình trong lĩnh vực
này để có thể tìm kiếm thêm LN cho mình.
- Nhìn vào Bảng báo cáo kết quả hoạt động SXKD chúng ta thấy chi phí thuế
TNDN hiện hành tăng lên 275.312.951 đồng tương đương 52,99%. Trong khi đó chi
phí thuế TNDN hoãn lại không tăng cũng không giảm cho thấy trách nhiệm nộp thuế
đối với Nhà nước của DN là cao, nâng cao uy tín của mình đối với các DN khác.
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội

16
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN II:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ
DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI
( Số liệu thực tế được lấy của công trình Mỗ Lao trong tháng 02 năm 2008. Đây
là một trong những công lớn của Công ty)
- Địa điểm thi công : Phường Mỗ Lao – Văn Mỗ - Hà Đông
- Các hạng mục thi công : xây lắp hệ thống điện, nước cho khu chung cư Mỗ
Lao
1. Phân loại và đánh giá Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng và
thương mại Trường Mai
1.1.Phân loại Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương
mại Trường Mai
1.1.1. Vị trí của Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đối với quá trình xây lắp
Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp nên vị trí của Nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chiếm vị trí hết
sức quan trọng. Chi phí về Nguyên vật liệu, CCDC chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá
trị công trình. Việc sử dụng Nguyên vật liệu, CCDC là một trong những yếu tố cơ bản
của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành lên sản phẩm.
Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, là đối tượng của
lao động đã qua sự tác động của con người. Trong đó Nguyên vật liệu đã trải qua chế
biến và được chia thành vật liệu chính và vật liệu phụ, nguyên liệu hay gọi tắt là
Nguyên vật liệu. Việc phân chia Nguyên liệu thành vật liệu chính, vật liệu phụ không
phải dựa vào đặc tính vật lý, hóa học hay khỗi lượng tiêu hao mà là sự tham gia của
chúng vào cấu thành sản phẩm. Và trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển giá trị một lần vào
chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Khác với Nguyên vật liệu; công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có

đủ tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng tài sản cố định. Công cụ dụng cụ
tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà giữ nguyên được hình thái vật chất
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
17
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ban đầu, giá trị thì dịch chuyển một lần hoặc dịch chuyển dần vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ. Song do giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn nên có thể được mua
sắm, dự trữ bằng vốn lưu động của doanh nghiệp như đối với Nguyên vật liệu.
Trong quá trình xây lắp chi phí về Nguyên vật liệu, CCDC thường chiếm tỷ trọng
lớn từ 65% - 70% trong tổng giá trị công trình. Do vậy việc cung cấp Nguyên vật liệu,
CCDC kịp thời hay chậm chễ có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công, kế hoạch sản
xuất của Công ty.
Việc cung cấp Nguyên vật liệu, CCDC còn cần quan tâm đến chất lượng, bởi chất
lượng các công trình phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của Nguyên vật liệu. Mà chất
lượng của công trình là một điều kiện tiên quyết để Công ty có uy tín và tồn tại trên
thị trường.
Trong cơ chế thị trường hiện nay việc cung cấp Nguyên vật liệu cần đảm bảo giá
cả hợp lý là điều kiện cho thấy doanh nghiệp làm an có hiệu quả. Nguyên vật liệu,
CCDC có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Nếu thiếu Nguyên vật liệu – CCDC thì không thể tiến hành hoạt động
sản xuất nói chung và quá trình thi công xây lắp nói riêng.
1.1.2. Phân loại Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Để tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng nhu cầu thị
trường Công ty phải sử dụng một khối lượng Nguyên vật liệu rất lớn bao gồm nhiều
thứ, nhiều loại khác nhau, mỗi loại Nguyên vật liệu có vai trờ, tính năng lý hóa riêng.
Muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác vật liệu, CCDC thì phải tiến hành phân loại
Nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý. Tại Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Trường Mai cũng tiến hành phân loại Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu tại Công
ty được phân loại theo 2 tiêu thức là dựa trên tính chất và nguồn hình thành. Tuy nhiên
trên thực tế nguyên vật liệu của Công ty hình thành từ mua ngoài nên tiêu thức thứ hai

hầu như không có ý nghĩa trong việc phân loại. Do đó nguyên vật liệu của Công ty chủ
yếu phân loại theo tính chất, gồm:
- Nguyên liệu, vật liệu chính (NVLC): là nguyên liệu, vật liệu chủ yếu cấu
thành hình thái vật chất của sản phẩm xây dựng như: sắt, thép, gạch, cát, sỏi…
- Vật liệu phụ (VLP): là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình xây
dựng, nó không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật
liệu chính làm thay đổi hình dạng, màu sắc hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm
xây dựng như: sơn, …
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
18
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Nhiên liệu: nhiên liệu của Công ty chủ yếu là xăng, dầu diezen phục vụ cho
quá trình vận chuyển máy móc thiết bị đến các công trình hay dùng cho máy thi công
và đảm bảo cho hoạt động của những máy móc đó.
- Phụ tùng thay thế: là những vật tư dùng cho việc thay thế, sữa chữa máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ trong xây dựng như: xăm, lốp ô tô, …
- Phế liệu: là những vật liệu do không tham gia được quá trình xây dựng nên bị
loại ra như: sắt, thép bị rỉ, xi măng bị đông cứng, …
Tuy nhiên, để đảm bảo việc cung cấp Nguyên vật liệu cho quá trình sản suất
kinh doanh của Công ty được tiến hành liên tục liên tục và Nguyên vật liệu và Nguyên
vật liệu được quản lý chặt chẽ cần phải nhận biết được một cách cụ thể số hiện có và
tình hình biến động của từng thứ Nguyên vật liệu ở Công ty sử dụng. Do đó trong
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Trường Mai đã phân chia Nguyên vật liệu
một cách chi tiết, tỉ mỉ hơn. Việc phân chia đó thể hiện trên sổ danh diểm Nguyên vật
liệu. Sổ danh điểm Nguyên vật liệu được chia thành từng phần, mỗi loại Nguyên vật
liệu được sử dụng một phần, được ghi đầy đủ các nhóm, thứ Nguyên vật liệu. Sổ này
được xây dựng trên cơ sở số hiệu của loại vật liệu, nhóm vật liệu và đặc tính của
chúng. Do đó, việc xây dựng các ký hiệu danh điểm phải có sự kết hợp nghiên cứu của
bộ phận kỹ thuật, bộ phận cung ứng vật tư. Sổ náy là điều kiện cần thiết để tiến hành
cơ giới hóa việc hạch toán Nguyên vật liệu trong Công ty.

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG MAI
SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU
STT Mã vật tư Tên vật tư Đvt TK vật tư Ghi chú
1 C0070 Li vô quang học Cái
2 C0071 Kìm mũi thăng 175 Cái
3 C0120 Súng bắn đinh Cái
4 C0130 Lưỡi cưa đĩa 320x5x2,2 Cái
5 PT002 Cốc lọc bơm tay (IFA) Cái
6 PT004 Động cơ gạt mưa (IFA) Cái
7 PT009 Pít tông cos 1 (IFA) Cái
8 PT0056 Rơ le 5 cọc (IFA) Cái
… …
Biểu 02 : Sổ danh điểm nguyên vật liệu
1.2. Đánh giá Nguyên vật liệu, CCDC ở Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Trường Mai
Trong quá trình thi công xây lắp các công trình, thông qua công tác kế toán
Nguyên vật liệu, CCDC từ đó có thể đánh giá những khoản chi phí chưa hợp lý, lãng
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
19
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
phí hay tiết kiệm. Bởi vậy việc tập trung quản lý chặt chẽ vật liệu, CCDC ở tất cả các
khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, CCDC nhằm hạ thấp giá thành
sản xuất tối ưu.
Lựa chọn Nguyên vật liệu, CCDC phù hợp với năng lực sản xuất, giá cả hợp lý
giảm mức tiêu hao Nguyên vật liệu, CCDC trong sản xuất mà vẫn đáp ứng về chất
lượng là cơ sở tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tại Công ty đánh giá Nguyên vật liệu, CCDC là xác định giá trị của chúng theo
nguyên tắc kế toán nhập – xuất tổng hợp, nhập – xuất – tồn kho Nguyên vật liệu,
CCDC được phản ánh theo giá thực tế. Để đáp ứng tối ưu nguồn Nguyên vật liệu,
CCDC cho quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu, CCDC của Công ty chủ yếu được mua

từ nguồn bên ngoài còn được gia công tại Xưởng cơ khí của Công ty.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện
nay và được Công ty áp dụng. Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập –
xuất đều được kế toán theo dõi, tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo quá
trình các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
A. Đối với Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu, CCDC của Công ty có từ nhiều nguồn khác nhau do
giá thực tế của Nguyên vật liệu cũng được đánh giá khác nhau. Nguyên vật liệu,
CCDC có thể mua ngoài, gia công chế biến hoặc thu nhặt được tè phế liệu thu hồi.
* Đối với Nguyên vật liệu mua ngoài
Trị giá thực tế của Nguyên vật liệu nhập kho là giá mua trên hóa đơn cộng với
các chi phí thu mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc xếp, bến bãi, bảo hiểm, công
tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua và số hư hao tự nhiên trong
định mức (nếu có) trừ đi khoản giảm giá (nếu có). Chi phí thu mua Nguyên vật liệu có
thể tính trực tiếp vào giá thực tế của từng thứ vật, nếu chi phí thu mua có liên quan đến
nhiều loại thì phải phân bổ cho từng thứ theo tiêu thức nhất định.
Trường hợp vật tư do đội xe vận chuyển của Công ty thực hiện hoặc thuê bốc
dỡ thì giá thực tế nhập kho chính là giá mua trên hóa đơn cộng với chi phí vận chuyển
và chi phí thuê bốc dỡ.
* Đối với Nguyên vật liệu Công ty tự gia công
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
20
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Giá thực tế của vật liệu bao gồm: giá thực tế vật liệu xuất kho gia công và chi
phí gia công bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
* Đối với phế liệu thu hồi
Giá thực tế được đánh giá theo giá thực tế có thể sử dụng, tiêu thụ hoặc có thể
theo giá ước tính.
* Đối với Nguyên vật liệu, CCDC thuê ngoài gia công
Giá thực tế nhập kho là giá thực tế của Nguyên vật liệu xuất thuê ngoài gia công

(bao gồm cả thuế GTGT) cộng các chi phí vận chuyển, bốc dỡ đến nơi thuê gia công
cộng với số tiền Công ty phải trả cho người gia công
Giá nhập kho =
Giá xuất Nguyên vật
liệu, CCDC đem đi
gia công (bao gồm cả
thuế GTGT)
+ Tiền thuê gia công +
Chi phí vận
chuyển, bốc dỡ
vật liệu đi và về
* Đối với vật liệu nhập từ vốn góp liên doanh
Giá thực tế vật liệu do hội đồng quản trị liên doanh thống nhất đánh giá (được sự
chấp nhận của các bên liên quan)
* Đối với vật liệu do nhận biếu tặng, viện trợ
Giá nhập kho là giá thực tế được xác định theo thời giá trên thị trường
* Giá thực tế vật liệu xuất dung cho thi công và phục vụ cho quản lý Công ty
Do công tác khoán gọn các công trình và các hạng mục công trình nên Nguyên
vật liệu, CCDC của Công ty thường được các đội xây lắp tự mua hoặc Công ty mua và
xuất thẳng tới công trình nên giá của Nguyên vật liệu là giá thực tế ghi trên hóa đơn.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá hang tồn kho bằng phương pháp bình
quân sau mỗi lần nhập. Nhưng trên thực tế do cơ chế thị trường hiện nay không có tình
trạng khan hiếm Nguyên liệu và thị trường tương đối lưu thông. Bởi vậy số lượng
Nguyên vật liệu tồn kho của Công ty thường rất ít.
B. Đối với công cụ dụng cụ
- Khi mua CCDC giá thực tế CCDC chính là giá ghi trên hóa đơn
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
21
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Khi mua CCDC do đội xe của Công ty vận chuyển hoặc thuê vận chuyển bốc

dỡ thì giá thực tế nhập kho là giá mua ghi trên hóa đơn cộng chi phí vân chuyển và chi
phí thuê bốc dỡ.
- CCDC xuất dùng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thi công và một số nhu cầu
khác. Căn cú vào chứng từ xuất kho CCDC kế toán phân loại theo các đối tượng sử
dụng và tính giá thực tế xuất dung. Do mỗi CCDC đều có đặc điểm riêng cũng như giá
trị, thời gian, hiệu quả sử dụng. Bởi vậy việc tính toán phân bổ giá trị thực tế của
CCDC xuất dùng cho các đối tượng sử dụng có thể một lần như quần áo,giáy, kính,
mũ bảo hộ lao động… hoặc có thể nhiều lần như máy vi tính, máy in, máy fax…
- Có những loại CCDC phân bổ hai lần nên khi xuất dùng tiến hành phân bổ
ngay 50% giá trị thực tế CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó và kho báo
hỏng sẽ tiến hành phân bổ nốt giá trị còn lại của CCDC.
Ví dụ như các loại cà lê, mỏ lết, búa, cuốc, xẻng…
- Giá thực tế CCDC xuất dùng cho thi công và quản lý Công ty là giá thực tế
ghi trên hóa đơn
Ví dụ: Phiếu xuất kho XK – 06ML ngày 17/02/2008 xuất BHLĐ cho đội xây
lắp số 2: 20 thắt lưng an toàn đơn giá của dây thắt lưng an toàn là 70.000 đồng/ chiếc
vậy giá thực tế xuất dùng trong tháng 02/2008 là:
20 chiếc * 70.000 đồng = 1.400.000 đồng
2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Trường Mai
2.1. Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho
Một trong những công tác quản lý nguyên, vật liệu là phản ánh chính xác tình
hình nhập, xuất, tồn kho từng loại cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.
Thủ tục nhập kho: Công tác kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho đóng một
vai trò quan trọng cho yêu cầu trên, việc kiểm tra, đánh giá nguyên, vật liệu trước khi
nhập kho là công việc thường xuyên được thực hiện để quyết định có nên nhận hàng
hay không. Khi phát sinh nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu, bộ phận có nhu cầu sẽ lập
Phiếu đề nghị mua vật tư. Phiếu đề nghị mua vật tư sẽ được chuyển cho Trưởng phòng
vật tư và Giám đốc ký duyệt. Trên cơ sở đó, Phòng vật tư sẽ gửi thông báo về việc mua
vật tư cho các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp sẽ gửi lại Báo giá vật tư đến cho Phòng

Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
22
Khoa: Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp
vật tư của Công ty. Báo giá sẽ được Trưởng phòng vật tư và các cá nhân có liên quan
duyệt và tiến hành lập Biên bản duyệt giá mua vật tư. Sau đó, Phòng vật tư sẽ ký Hợp
đồng kinh tế về việc mua vật tư. Trong Hợp đồng sẽ ghi rõ các điều khoản liên quan
đến quy cách, chất lượng, số lượng, chủng loại của mỗi vật tư. Khi nhận được hóa đơn
của người bán vật tư chuyển tới, phòng kế toán phải kiểm tra đối chiếu với từng hợp
đồng kinh tế hoặc kế hoạch thu mua để xem số lượng hàng nhận được có đúng như
hợp đồng hay không. Trước khi nhập kho, phòng kế toán cùng với phòng vật tư và
phòng kỹ thuật tiến hành kiểm tra chất lượng của nguyên, vật liệu xem có đáp ứng
được yêu cầu hay không; kết quả của việc kiểm tra sẽ được ghi vào biên bản kiểm tra
chất lượng hàng hóa. Nếu nguyên vật liệu đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong hợp đồng
thì căn cứ vào hóa đơn và biên bản kiểm nghiệm thì Phòng vật tư tiến hành lập Phiếu
nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại Phòng vật tư, liên 2 kèm
với hóa đơn chuyển cho kế toán thanh toán, liên 3 giao cho Thủ kho ghi vào Thẻ kho
sau đó chuyển cho kế toán vật tư để ghi vào sổ chi tiết nguyên, vật liệu theo từng loại
vật liệu. Căn cứ vào Phiếu nhập kho, Thủ kho kiểm nhận nguyên, vật liệu rồi ghi số
lượng thực nhập vào Phiếu nhập kho rồi cùng người giao hàng ký nhận vào cả 3 bản
Phiếu nhập kho. Nguyên, vật liệu nhập kho được Thủ kho xắp xếp một cách khoa học
để thuận lợi cho việc bảo quản và cấp phát nguyên, vật liệu.
Ví dụ: Trong tháng 02/2008 Công ty có nhu cầu mua thép nhập kho để phục vụ
cho thi công các công trình, công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho của Công
ty được thực hiện qua các bước sau đây:
Khi Công ty nhận được hàng và hóa đơn GTGT của nhà cung cấp (Biểu số 03 –
Phụ lục)
Sau khi vật tư được chuyển đến kho của Công ty thì Công ty tiến hành lập ban
thanh tra kiểm nghiệm vật tư xem có đảm bảo yêu cầu như trong Hợp đồng hay không.
Kết quả kiểm nghiệm được ghi vào biên bản kiểm nghiệm. Phòng vật tư căn cứ vào hóa
đơn và kế quả kiểm nghiệm của ban kiểm nghiệm vật tư tiến hành lập Phiếu nhập kho.

(Biểu số 04 – Phụ lục)
Sau khi ban kiểm nghiệm xác định số vật tư mua về đạt yêu cầu, vật liệu sẽ được
nhập kho. (Biểu số 05 – Phụ lục)
Nguyễn Thị Trang CĐKT3-K2 Trường CĐ Công Nghệ Hà Nội
23

×