Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Sách dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.19 KB, 43 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới sâu sắc, toàn diện của đất
nước, của cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã có những
bước đổi mới, tiến bộ và góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế
của đất nước.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, kế toán đã khẳng định được vai trò
quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống kinh tế tài chính của đơn vị
cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là công cụ thiết yếu để
quản lý nền kinh tế.Vì kế toán là thu nhận và sử lý, cung cấp thông tin về tài
sản- sự vận động của tài sản, vốn là quá trình luân chuyển của vốn xem có
quản lý tốt hay không từ đó giúp cho các chủ thể quản lý đưa ra các phương
án kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình. Kế toán còn cung cấp
thông tin về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp cho các đối tượng có liên quan
và chú ý tới như các nhà đầu tư, Ngân hàng, chủ doanh nghiệp khác và báo
cáo với cơ quan Nhà nước.
Công việc kế toán có nhiều khâu, nhiều phần hành và đòi hỏi sự chính
xác cũng như trung thực cao, giữa các phần hành của kế toán và mối quan hệ
hữu cơ, chúng luôn gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất, một hệ
thống đồng bộ trong quản lý. Việc tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý
và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong
những cơ sở quan trọng trong việc chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh.
Sau thời gian học tập tại trường và đi thực tập tại Công ty Cổ phần Sách
dân tộc. Nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo, các cô, chú, anh,
chị của phòng kế toán trong công ty đặc biệt là sự chỉ dẫn tận tình của cô
giáo: Th.S Tạ Thu Trang em đã hoàn thành bản ” Báo cáo thực tập tổng
hợp tại Công ty Cổ phần Sách dân tộc” với ba nội dung chính như sau:
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán


Phần I . Tổng quan về đặc điểm kinh tế- kĩ thuật và tổ chức bộ máy
quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sách dân
tộc.
Phần II. Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty Cổ
phần Sách dân tộc.
Phần III. Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
Công ty Cổ phần Sách dân tộc.
Vì thời gian và nhận thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong được sự phê bình của cô giáo và các cô, chú, anh, chị
trong phòng kế toán của công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH DÂN TỘC.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sách dân tộc.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Sách dân tộc
Tên giao dịch: Nation books joint stock company
Mã số thuế: 0102112993
Tài khoản: 10201- 0000 48960- 5
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng ( Năm tỷ đồng)
Địa chỉ trụ sở chính của công ty: 25 Hàn Thuyên – phường Phạm Đình Hổ -
Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội
Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 240 Trần Bình Trọng – Quận 5
Quá trình phát triển của công ty:
Trong những năm qua, với chính sách dân tộc đúng đắn, Đảng và Nhà
nước đặc biệt quan tâm và đầu tư thích đáng cho việc thực hiện chính sách

dân tộc. Thông qua các chính sách này, việc học tập và nâng cao kiến thức
của đồng bào các dân tộc không những phát triển đa dạng về chiều rộng mà
còn không ngừng phát triển về chiều sâu.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
tiến hành việc nghiên cứu đưa tiếng dân tộc vào giảng dạy trong trường tiểu
học và các lớp xoá mù chữ, cùng với tiếng Việt, nhằm giúp người học nhanh
chóng tiếp thu tri thức, hoà nhập với xã hội phát triển mà vẫn giữ bản sắc
riêng của dân tộc mình. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển về
việc dạy và học tiếng dân tộc, ngày 16/5/1997, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã quyết định thành lập Trung tâm Sách Dân tộc thuộc Nhà xuất bản
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
Giáo dục (Quyết định số1597 / GD - ĐT) để tổ chức việc biên tập, xuất bản,
phát hành sách giáo dục bằng chữ dân tộc hoặc sách song ngữ tiếng Việt với
tiếng dân tộc.
Trung tâm Sách dân tộc Nhà xuất bản Giáo dục hoạt động dưới sự bảo
trợ của Hội đồng dân tộc của Quốc hội. Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ
Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo của lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục, sự phối
hợp của các cơ quan trong Bộ, Trung tâm đã làm được một số bộ SGK và
sách tham khảo cho học sinh dân tộc, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của
đồng bào các dân tộc. Cụ thể như sau :
+ SGK tiếng Mông, Jrai, Bahnar, Chăm (thí điểm)
+ SGK tiếng Êđê.
+ SGK tiếng Khmer bậc Tiểu học.
+ SGK tiếng Pali (dành cho Trường bổ túc văn hoá Pali trung cấp Nam Bộ)
+ Các SGK 120 tuần, 100 tuần, SGK xoá mù cho người lớn, SGK xoá mù cho
người lớn vùng dân tộc.
+ Các sách tham khảo như từ điển tiếng Việt (Từ điển Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc, Từ điển chính tả cho học sinh dân tộc) ; từ điển đối chiếu tiếng Việt

– tiếng dân tộc (Từ điển Việt – Mông, Từ điển Mông – Việt, Từ điển Việt –
Chăm, Từ điển Việt – Khmer, Từ điển Việt – Jrai, Từ điển Việt – Tày Nùng) ;
sách tham khảo song ngữ phục vụ việc học tiếng dân tộc ; sách giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hoá các dân tộc
Tuy đã làm được một số việc trên, nhưng Trung tâm Sách dân tộc vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tế đặt ra về việc cung ứng đầy đủ
sách học và đọc thêm cho học sinh dân tộc. Điều đó do một số nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Nhìn lại mảng sách này, có thể thấy :
+ Sách cho học sinh dân tộc chưa được đầu tư một cách đúng mức và liên tục.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
+ Ngoài SGK, các STK và bổ trợ rất đơn điệu và rất thiếu : thiếu các bộ sách
luyện viết tiếng dân tộc, sách song ngữ về các đề tài như truyện kể các dân
tộc, tìm hiểu thế giới xung quanh, tập tục dân tộc và rèn luyện ngôn ngữ, sách
công cụ cho giáo viên, các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đây là mảng sách khó
phát hành. Đời sống của bà con dân tộc còn nghèo, chưa có đủ điều kiện để
mua sách học và đọc thêm. Kinh phí của địa phương chỉ đủ cung cấp SGK,
không có nguồn để cung cấp STK.
+ Giáo viên dạy tiếng dân tộc không chuyên và chưa được đào tạo bài bản ở
các trường sư phạm Trung ương và địa phương.
+ Chưa có sự chỉ đạo đồng bộ về việc dạy tiếng dân tộc trong trường phổ
thông như chương trình, thời lượng, SGK, đào tạo giáo viên, chế độ chính
sách, kiểm tra đánh giá Việc dạy tiếng dân tộc hiện nay chủ yếu do các địa
phương và các Dự án chủ động triển khai, vì vậy các địa phương còn lúng
túng từ việc cung cấp sách vở đến việc tổ chức dạy học, đánh giá, cho điểm
Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc làm SGK cũng như các loại STK cho học
sinh dân tộc.
+ Việc làm sách giáo khoa dân tộc hiện nay vẫn còn rất chậm từ nhiều khâu :
tìm tác giả, tổ chức biên soạn, thẩm định, biên tập, chế bản, vẽ hình, Đây là

khó khăn liên quan đến một số đơn vị trong Bộ Giáo dục và Đào tạo nói
chung và Trung tâm Sách dân tộc nói riêng.
Ngoài ra, còn những khó khăn do cơ chế khi hoạt động theo mô hình
Trung tâm, khiến cho việc làm sách dân tộc gặp nhiều khó khăn. Vì thực tế,
Trung tâm Sách dân tộc là đơn vị có con dấu, có tài khoản riêng, nhưng từ khi
thành lập đến nay chưa hạch toán kinh doanh mà hoạt động thực chất như một
ban biên tập có quy mô nhỏ dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc Nhà xuất bản
Giáo dục. Về nhân sự của Trung tâm dao động từ 4 đến 6 người, khó có thể
đảm đương được chức năng, nhiệm vụ của mình.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
+ Mô hình Trung tâm hạn chế các hoạt động làm sách dân tộc, vì không đủ
quyền hạn tham gia giao dịch kinh tế với các đối tác : Thực chất việc làm sách
giáo khoa cho học sinh dân tộc tuân thủ theo đúng quy trình làm sách giáo khoa
phổ thông nói chung : biên soạn, biên tập, thẩm định, chế bản, in, phát hành,
dù nguồn kinh phí từ đâu thì cũng đòi hỏi một sự hạch toán ngặt nghèo mà cơ
chế Trung tâm là đơn vị hành chính sự nghiệp thì không đáp ứng được.
+ Ở một số cơ quan Trung ương và các địa phương, tiềm tàng nhiều nguồn kinh
phí làm sách phục vụ con em các dân tộc, mô hình hành chính của Trung tâm
không đáp ứng được nhiệm vụ phục vụ – hạch toán theo yêu cầu của đối tác, do
đó không đưa được nguồn này về làm sách dân tộc.
+ Người làm sách chưa năng động tìm các nguồn kinh phí làm sách phục vụ
học sinh dân tộc : theo mô hình Trung tâm, biên tập viên là người làm công
ăn lương của NXBGD, chưa đặt ra vấn đề cấp thiết phải khai thác nguồn bản
thảo và các nguồn kinh phí làm sách dân tộc để tạo ra nguồn lương cho cán
bộ, do đó còn có tư tưởng ỷ lại, thụ động.
Những khó khăn khách quan và chủ quan trên cho thấy việc phát triển
TTSDT thành Công ty cổ phần Sách dân tộc là cần thiết. Ngày 5/12/2006, Bộ
GD&ĐT đã có Công văn số 13925/BGDĐT-TCCB về việc Thành lập Công

ty Cổ phần Sách dân tộc thuộc NXBGD, trên cơ sở đó, Chủ tịch HĐQT
NXBGD đã ra Quyết định số 1369/QĐ-TCNS ngày 7/12/2006 về việc Thành
lập mới Công ty Cổ phần Sách dân tộc thuộc Nhà xuất bản Giáo dục trên cơ
sở sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của Trung tâm Sách Dân tộc Nhà xuất bản
Giáo dục. Sự ra đời của Công ty cũng phù hợp với chủ trương đổi mới hoạt
động của các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ.
Với cơ chế hoạt động mới : phục vụ – kinh doanh, có thể huy động nguồn
lực của toàn xã hội, đó là vốn kinh phí để làm sách dân tộc (kinh phí của Trung
ương, địa phương, của các trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức xã hội
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
trong và ngoài nước, ) nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất bản, phát hành
SGK, STK phục vụ học sinh dân tộc, thực hiện nhiệm vụ chính trị của
NXBGD nói riêng, của ngành Giáo dục nói chung. Với mô hình tự chủ và tự
hạch toán, dự kiến, công ty có thể mở ra các hướng làm bản thảo phục vụ như
sau :
+ Sách giáo khoa dân tộc cho các cấp, bậc học.
+ Sách luyện viết chữ cho học sinh dân tộc.
+ Sách bài tập.
+ Sách song ngữ phục vụ việc rèn luyện ngôn ngữ, tìm hiểu phong tục
tập quán dân tộc, tìm hiểu di tích, danh lam thắng cảnh địa phương.
+ Các sách hội thoại song ngữ và sổ tay.
+ Các sách phục vụ đào tạo và nâng cao dân trí cho người lớn.
+Các mảng sách phục vụ các cấp, bậc và ngành học theo hướng đa
dạng hoá sản phẩm của NXBGD.
- Trước kia, việc sản xuất các mẫu ấn phẩm cho phù hợp với việc dạy và
học của con em các dân tộc rất khó khăn, phải chờ các nguồn kinh phí. Các
nguồn kinh phí này cũng chỉ đủ cấp cho việc làm một số đầu SGK. Qua khảo sát
cho thấy nhu cầu đầy đủ SGK, STK cho học sinh dân tộc là cần thiết. Việc tạo

nguồn kinh phí cho hoạt động này thì cơ chế hành chính không đáp ứng được.
Mô hình công ty sẽ cho phép tiếp xúc trực tiếp với các nguồn kinh phí này để
bàn bạc, hạch toán và sản xuất các ấn phẩm phục vụ thiết thực nhu cầu dạy và
học của học sinh dân tộc. Cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để
thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao phó, Nhà
xuất bản Giáo dục cũng là một đối tác tiềm năng để bổ sung một nguồn kinh phí
làm sách phục vụ học sinh các dân tộc.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
- Với mô hình Công ty, có thể chủ động tác động vào nhiều khâu của quá
trình làm sách cho học sinh dân tộc, rút ngắn thời gian để đảm bảo có sách phục
vụ trong thời gian sớm nhất.
- Với cơ chế hạch toán kinh doanh, tự chủ, chủ động trong việc làm sách,
bám sát địa phương để tìm hiểu nhu cầu, chủ động giải quyết các vấn đề về kinh
tế trong hoạt động xuất bản, chắc chắn nhiệm vụ chính trị của Nhà xuất bản Giáo
dục là làm sách phục vụ học sinh dân tộc sẽ có cơ hội phát triển rất tốt.
Các thành tựu cơ bản của công ty:
* Năm 2006 :
- Quyết định số 138/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 8/2/2007 về việc
Khen thưởng Tập thể đạt thành tích năm 2006.
- Quyết định số 159/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 10/2/2007 về
việc Khen thưởng tập thể được giải sách hay, sách đẹp của Hội xuất bản Việt
Nam năm 2006
+ Giải đồng : Sách Thơ trữ tình Việt Nam thế kỷ XX
- Quyết định số 185/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 13/2/2007 về
việc Khen thưởng cán bộ quản lí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2006.
+ Ông Cấn Hữu Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Sách dân tộc
+ Bà Hà Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Sách dân tộc
* Năm 2007 :

- Quyết định số 63/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 19/1/2007 về việc
Công nhận và khen thưởng danh hiệu tập thể LĐXS năm 2007.
- Quyết định số 1246/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 16/10/2007 về
việc Khen thưởng Công ty đã có thành tích trong 9 tháng năm 2007 : Hoàn
thành vượt mức kế hoạch đề tài Sách dân tộc và kế hoạch kinh doanh 9 tháng
năm 2007, thực hiện tốt công tác đổi mới doanh nghiệp.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
- Quyết định số 812/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 11/7/2007 về việc
Khen thưởng CBCNVđã có thành tích xuất sắc trong 6 tháng đầu năm 2007.
+ Ông Cấn Hữu Hải – Giám đốc : Năng động trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, 6 tháng vượt 107% kế hoạch.
- Quyết định số 65/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 19/1/2008 về việc
Khen thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2007.
+ Ông Cấn Hữu Hải – Giám đốc
+ Bà Hà Thị Hải Yến – Phó Giám đốc
- Quyết định số 120/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 25/1/2008 về
việc Khen thưởng Tổ Công đoàn Công ty Cổ phần Sách dân tộc thuộc Công
đoàn cơ sở NXBGD có thành tích công tác đoàn năm 2007.
- Quyết định số 130/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 25/1/2008 về
việc Khen thưởng cán bộ quản lý thuộc Công ty con NXBGD về thành tích
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 đạt hiệu quả cao.
- Quyết định số 129/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 25/1/2008 về
việc Khen thưởng Tập thể có thành tích cao năm 2007.
- Quyết định số 710/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 16/7/2008 về
việc Khen thưởng Giám đốc điều hành - Ông Cấn Hữu Hải trong 6 tháng đầu
năm 2008 hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo trả cổ
tức cho cổ đông trong tháng 7/2008.
- Quyết định số 964/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 19/9/2008 về

việc Khen thưởng thành tích quyên góp SGK cũ phục vụ năm học 2008-2009.
- Quyết định số 1117/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 11/11/2008 về
việc Khen thưởng Tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, thực
hiện Chương trình SGK Tiểu học trong 5 năm (2002-2007) đã được Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen.
- Đoạt giải Sách hay, Sách đẹp của Hội xuất bản Việt Nam
Bộ sách : Khi chúng tớ là trẻ con : tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, tập 5, tập 6
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
* Năm 2008 :
- Quyết định số 64/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 12/1/2009 về việc
Công nhận và khen thưởng Công ty CP Sách dân tộc đạt danh hiệu Tập thể
Lao động tiên tiến năm 2008.
- Quyết định số 67/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 13/1/2009 về việc
Khen thưởng lãnh đạo đơn vị đạt lợi nhuận và tăng trưởng cao năm 2008.
- Ngày 13/1/2009 : Khen thưởng đạt Giải Bạc, giải Khuyến khich cuộc
thi Sách hay Sách đẹp năm 2008
+ Giải Bạc/sách hay : Cuốn Từ điển hiện vật văn hoá các dân tộc Việt Nam
+ Giải Khuyến khích/sách hay : Từ điển tranh về các loại củ, quả
- Quyết định số 129/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 16/1/2009 về
việc Khen thưởng đơn vị làm tốt việc quyên góp SGD cũ.
- Quyết định số 160/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 20/1/2009 về
việc Khen thưởng cán bộ lãnh đạo và CBCNV Công ty CP Sách dân tộc đạt
nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp vào thành
tích chung của NXBGD năm 2008.
* Năm 2009 :
- Quyết định số 774/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGD ngày 28/10/2009 về
việc Khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác làm sách
dạy và học tiếng dân tộc.

+ Bà Cao Thị Hoà Bình - Phó ban biên tập Sách dân tộc
+ Bà Đặng Thuý Hằng - Phó ban biên tập Sách xã hội
- Quyết định số 785/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGDVN ngày 2/11/2009 về
việc Thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác
làm sách dạy và học tiếng dân tộc.
+ Hà Thị Hải Yến - Phó Giám đốc phụ trách nội dung
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
+ Thạch Ngọc Lam - Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam,
biên tập viên
- Quyết định số 67/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGDVN ngày 22/1/2010 về
việc Công nhận, khen thưởng và nhận cờ thi đua đạt danh hiệu Tập thể LĐXS
năm 2009.
- Quyết định số 85/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGDVN ngày 26/1/2010 về
việc Khen thưởng đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt hiệu quả sản xuất kinh
doanh năm 2009.
- Quyết định số 94/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGDVN ngày 29/1/2010 về
việc Công nhận và khen thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua năm 2009.
+ Bà Hà Thị Hải Yến
- Quyết định số 206/QĐ-TCNS của TGĐ NXBGDVN ngày 3/2/2010 về
việc Khen thưởng lãnh đạo, CBCNV đơn vị đã có nhiều thành tích trong quản
lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp vào thành tích chung của
NXBGDVN năm 2009.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần
Sách dân tộc.
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Sách dân tộc.
- Xuất bản, in, phát hành sách cho học sinh dân tộc :
+ Sách thuộc chương trình mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo dùng
cho các vùng dân tộc và miền núi

+ Sách dạy tiếng dân tộc theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
theo các Dự án hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với các tổ chức quốc tế (tiếng
Mông, Chăm, Jrai, Bahnar, Êđê, Khmer, Hoa )
+ Sách song ngữ (Việt – dân tộc), sách viết bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc
nhằm phổ biến kiến thức khoa học; tuyên truyền chủ trương, pháp luật của
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
Đảng, Nhà nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao dân
trí cho đồng bào dân tộc
+Sách từ điển, sách tra cứu phục vụ việc dạy và học tiếng Việt và tiếng
dân tộc.
- Xuất bản, in, phát hành sách Mầm non : Sách đào tạo, bồi dưỡng cho
giáo viên Mầm non; Bộ truyện tranh cho các cháu Mẫu giáo.
- Tổ chức khai thác đề tài, liên kết xuất bản sách và các sản phẩm giáo
dục khác cho các cấp, bậc học theo định hướng đa dạng hoá sản phẩm của
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Mở rộng việc hợp tác với các cơ quan, các tổ chức trong nước và quốc
tế để tạo nguồn tài trợ hoặc phối hợp trong việc biên soạn, xuất bản sách phục
vụ con em các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần
Sách dân tộc.
Công ty Cổ phần Sách Dân tộc được thành lập theo quyết định số
1396/QĐ-TCNS ngày 7 tháng 12 năm 2006 của Nhà Xuất bản Giáo dục.
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103015021 ngày 15 tháng 12 năm
2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, Luật Doanh nghiệp,
Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
Ngành nghề kinh doanh chính:

- Tổ chức biên tập, in và phát hành sách phục vụ giáo dục, đào tạo;
- Liên doanh, liên kết xuất bản, in và phát hành sách, báo, tạp chí và ấn
phẩm khác được Nhà nước lưu hành;
- Liên kết, kinh doanh thiết bị dạy nghề, thiết bị giáo dục;
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
- Mở trường dạy nghề, trường tư thục, trường mầm non, trường PTCS,
PTTH phục cho việc đào tạo nguồn nhân lực;
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa Công ty kinh doanh.
Các sản phẩm chính:
- Sách giáo khoa thuộc các chương trình mục tiêu của Bộ Giáo dục và
Đào tạo
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
+ Sách xóa mù chữ cho người lớn
+ Sách xóa mù chữ cho người lớn vùng dân tộc
- Sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc
+ Tiếng Bahnar
+ Tiếng Hoa
+ Tiếng Mông
+ Tiếng Chăm
+ Tiếng Jrai
+ Tiếng Êđê
+ Tiếng Khmer
- Sách giáo khoa Tiếng Pali và Ngữ văn Khmer dành cho Trường BTVH
Pali Trung cấp Nam Bộ
+ Tiếng Pali
+ Ngữ văn Khmer

- Bộ từ điển cho giáo viên, học sinh dân tộc
+ Từ điển chính tả cho học sinh dân tộc
+ Từ điển Việt – Chăm
+ Từ điển Việt – Jrai
+ Từ điển Việt – Khmer
+ Từ điển Việt – Tày Nùng
- Sách tham khảo
+ Các sách tham khảo phổ thong
+ Sách nâng cao dân trí và phổ biến kiến thức
- Sách mầm non ( Cô – Trò )
+ Sách cho Cô
+ Sách cho Trò
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ
phần Sách dân tộc.
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Kiểm tra bản thảo tinh
Lập bản tính giá công in, giá bán lẻ
Lập hợp đồng in
Ra quyết định xuất
bản, quyết định in, đề
nghị cấp tem
Nhập sách vào kho
Làm thủ tục thanh toán
Lập bản đề nghị in
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán

* Kiểm tra bản thảo tinh
Sau khi nhận bản thảo tinh, Phòng Sản xuất kiểm tra chất lượng bản
can (phim),. Kiểm tra lại các thông tin ghi trên bìa sách. Nếu có sai sót gửi lại
BTV hoàn thiện.
* Lập bảng đề nghị in
Căn cứ đề xuất của Phòng Kinh doanh, Phòng Sản xuất lập bảng dự
kiến số lượng in vật tư in, quy cách sản phẩm, nhà in có đủ năng lực, PGĐ
phụ trách thẩm định, Giám đốc kí duyệt.
* Lập bảng tính giá công in, giá bán lẻ
Đơn giá công in và giá bán lẻ của từng cuốn (bộ) được xây dựng trên cơ
sở đơn giá công in, giá bán lẻ của Công ty, PGĐ phụ trách, Kế toán trưởng
thẩm định, Giám đốc kí duyệt.
* Lập hợp đồng in
Căn cứ Bảng đề nghị in, đơn giá công in đó được Giám đốc phê duyệt,
Phòng Sản xuất lập Hợp đồng in (theo mẫu) trình Giám đốc kí duyệt.
* Ra quyết định xuất bản, quyết định in, đề nghị cấp tem
- Quyết định xuất bản: Trình Phó TGĐ kiêm Giám đốc NXBGD tại Hà
Nội kí.
- Quyết định in: Giám đốc ủy quyền Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh kí.
- Căn cứ quyết định in, lập bảng đề nghị cấp tem chống giả (theo mẫu)
để cấp tem cho Nhà in và làm căn cứ quyết toán tem với Phòng Kế toán –
Tổng hợp.
* Nhập sách vào kho
Phiếu nhập kho gồm 2 loại:
- Phiếu nhập kho của Phòng Kho vận nhận sách từ nhà in.
- Phiếu nhập kho của Phòng Kinh doanh nhập vào phần mềm phát hành.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
Cả 2 loại phiếu này yêu cầu phải có chữ kí tươi của Người lập phiếu,

Thủ kho, PGĐ phụ trách. Quy trình thực hiện như sau:
- Phòng Kho vận lập Phiếu nhập sách từ Nhà in, kiểm tra số lượng, chất
lượng, kí nhận rồi fax lên Phòng Kinh doanh.
- Căn cứ Phiếu nhập kho của Phòng Kho vận, Phòng Kinh doanh nhập số
lượng sách vào phần mềm phát hành và lập Phiếu nhập sách, sau đó fax
xuống Phòng Kho vận để Thủ kho kiểm tra, xác nhận.
- Vào ngày thứ 6 của mỗi tuần, Phòng Kho vận cử người đem Phiếu nhập
kho gốc lên Phòng Phát hành. Phòng Phát hành kí nhận rồi chuyển cho Phòng
Sản xuất kiểm tra, xác nhận trước khi chuyển cho Phòng Kế toán.
* Làm thủ tục thanh toán
Căn cứ vào Hợp đồng in (bản gốc), Phiếu nhập kho gốc và Hóa đơn đỏ
do Nhà in xuất cho Công ty (có chữ kí của Thủ kho Công ty). Hóa đơn phải
ghi đầy đủ các thông tin, số Hợp đồng và số lượng sách nhập kho.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty
Cổ phần Sách dân tộc .
- Căn cứ Quyết định số 1396/QĐ-TCNS ngày 7/12/2006 của Chủ tịch
HĐQT kiêm TGĐ Nhà xuất bản Giáo dục về việc thành lập mới Công ty
cổ phần Sách dân tộc thuộc Nhà xuất bản Giáo dục;
- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ
phần Sách dân tộc;
- Căn cứ vào QĐ số 843/QĐ–TCNS, số 844/QĐ-TCNS ngày 30/11/2009
của Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ NXBGD VN về việc bổ nhiệm cán bộ;
Bộ máy tổ chức và nhân sự các phòng, ban trong Công ty cổ phần Sách dân
tộc như sau:
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
• Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận trong công ty:
Giám đốc:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Giám đốc NXBGD về
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đứng tên chủ tài
khoản của Công ty Cổ phần Sách dân tộc NXBGD.
- Đứng tên chịu trách nhiệm về nội dung các xuất bản phẩm của Công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo các công tác: Tài chính - kế toán; tổ chức cán bộ;
lao động - tiền lương; sản xuất kinh doanh; đối ngoại.
- Trực tiếp quản lí bộ phận văn phòng, tài vụ của Công ty.
- Kí kết các hợp đồng kinh tế.
- Kí duyệt các khoản chi phí.
- Là Chủ tịch Hội đồng Xuất bản - Phát hành, Chủ tịch Hội đồng
Lương, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - khen thưởng của Công ty.
Phó giám đốc phụ trách nội dung:
- Giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo
công tác xuất bản của công ty (tổ chức biên soạn, biên tập nội dung,
biên tập và thiết kế mĩ thuật, chế bản, sửa bản in, ).
- Trực tiếp quản lí và chỉ đạo các ban biên tập của công ty.
- Kí duyệt bản thảo; tổ chức đọc duyệt toàn bộ sách dân tộc, sách mầm
non, sách tham khảo trong kế hoạch xuất bản của công ty.
- Trực tiếp đọc duyệt chuyên đề Giáo dục Tiểu học.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Phó giám đốc phụ trách nội
dung
Phó giám đốc phụ trách sản xuất,
kinh doanh
Ban
biên
tập
sách
Khoa
học xã

hội
Ban
biên
tập
sách
Tự
nhiên
Ban
biên
tập
sách
Mầ
m
non
Ban
biên
tập
sách
Dân
tộc
Văn
phòng
đại
diện
phía
Nam
Phòng
kinh
doanh
Phòng

sản
xuất
Phòng
kho
vận
Phòn
g kế
toán
tổng
hợp
Giám đốc
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
- Kí các Hợp đồng làm bản thảo (hợp đồng viết sách, vẽ bìa, hình, chế
bản, sửa bản in, ) trong định mức đã được Giám đốc phê duyệt.
- Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Xuất bản - Phát hành, Phó Chủ
tịch Hội đồng Lương, Uỷ viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của
Công ty.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh:
- Giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, quản lí và chỉ
đạo công tác sản xuất, kinh doanh xuất bản phẩm của Công ty.
- Trực tiếp quản lí và chỉ đạo bộ phận in, phát hành, kho vận, cửa
hàng,
- Quản lí và chỉ đạo việc lập các hợp đồng liên doanh, liên kết xuất bản,
các hợp đồng in. Theo dõi tiến độ, chịu trách nhiệm kiểm tra giám
định chất lượng sản phẩm.
- Trực tiếp chỉ đạo công tác triển lãm, điều tra khảo sát thị trường,
tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của Công ty.
- Kí hóa đơn bán hàng và kiểm soát phí phát hành sách theo quy định
của Công ty và của NXBGD Việt Nam.

- Kí thay Giám đốc những văn bản được Giám đốc ủy quyền.
- Là Phó Chủ tịch Hội đồng Xuất bản - Phát hành, Phó Chủ tịch Hội
đồng Lương, Uỷ viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Công ty.
Ban biên tập Sách dân tộc:
- Chỉ đạo công tác xuất bản sách dân tộc của Công ty, bao gồm các sách
dạy tiếng dân tộc, sách song ngữ Việt – dân tộc và các sách tham khảo dân tộc
nói chung, đồ dùng dạy học phục vụ việc dạy tiếng dân tộc,
- Lập kế hoạch đề tài, phân công biên tập, đọc duyệt (tổ chức đọc duyệt)
mảng sách giáo khoa, sách tham khảo dân tộc.
Ban biên tập sách Khoa học xă hội:
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
- Chỉ đạo công tác xuất bản sách tham khảo khoa học xã hội của Công ty,
bao gồm các sách tham khảo phổ thông từ cấp Tiểu học tới Trung học phổ
thông, sách tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, sách đại học, các
sách nâng cao dân trí, sách dịch, sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
- Lập kế hoạch đề tài, phân công biên tập, đọc duyệt (tổ chức đọc duyệt)
mảng sách tham khảo Xã hội.
Ban biên tập sách Tự nhiên:
- Chỉ đạo công tác xuất bản sách tham khảo khoa học tự nhiên của Công
ty, bao gồm các sách tham khảo phổ thông, từ cấp Tiểu học tới Trung học phổ
thông, sách đại học, các sách nâng cao dân trí, sách dịch, sách đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên
- Lập kế hoạch đề tài, phân công biên tập, đọc duyệt (tổ chức đọc duyệt)
mảng sách tham khảo Khoa học Tự nhiên.
Ban biên tập sách Mầm non:
- Chỉ đạo công tác xuất bản sách tham khảo sách mầm non của Công ty,
bao gồm các sách dùng cho cô, cho cháu, sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,
các loại tranh ảnh, lôtô, đồ dùng dạy học

- Lập kế hoạch đề tài, phân công biên tập, đọc duyệt mảng sách mầm non.
Văn phòng đại diện phía Nam:
- Phối hợp với Ban biên tập Sách dân tộc khai thác đề tài, biên tập, tổ
chức biên tập các sách giáo khoa, sách tham khảo tiếng dân tộc: Khmer,
Chăm, Hoa.
+ Nghiên cứu việc sản xuất, tiêu thụ các thiết bị dạy - học cho GV và HS
dân tộc như bộ thẻ chữ cái có hình ảnh minh hoạ, bộ chữ ráp vần, bộ tranh
dạy học phục vụ môn học Tiếng Khmer, Tiếng Chăm,
+ Khai thác thị trường, biên tập, tổ chức biên tập các sách tham khảo khác.
Phòng kinh doanh:
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
- Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tiếp nhận các đơn đặt hàng,
tiếp thu ý kiến, trả lời các thắc mắc của khách hàng. Và được chỉ đạo trực tiếp
của lãnh đạo công ty.
- Bộ phận tiếp nhận sách đầu vào (nhập sách), và viết hóa đơn xuất bán
(xuất hóa đơn).
- Bộ phận nghiên cứu thị trường, và đề xuất phương án kinh doanh cho
từng mảng thị trường, từng đại lí, từng mảng sách.
- Bộ phận trực tiếp chăm sóc khách hàng.
- Thường xuyên cập nhập thông tin từ thị trường để có những điều
chỉnh trong kinh doanh sao cho có hiệu quả cao nhất.
- Căn cứ vào việc Nhập – Xuất – Tồn của hàng hóa có trong kho để từ
đó tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc ra quyết định in cũng như gọi
sách nhập mua từ các đơn vị khác trong ngành.
Phòng kế toán – tổng hợp:
Quản lý và thực hiện chặt chẽ chế độ tài vụ của công ty theo đúng
nguyên tắc, quy định của Nhà nước và ban giám đốc của công ty. Hoàn thành
việc quyết toán sổ sách và báo cáo tài chính, lưu trữ và bảo mật hồ sơ, chứng

từ… Thực hiện đúng nguyên tắc về chế độ tiền lương, thưởng theo qui định.
Quản lý trực tiếp các quỹ của công ty theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình
tài chính cho giám đốc.
Phòng sản xuất:
- Có trách nhiệm tiếp nhận các bản thảo tinh, chế bản (bao gồm sách
trúng thầu và sách của Công ty), bảo quản và triển khai đưa in theo đúng quy
trình của NXBGD.
- Có trách nhiệm đốc thúc các nhà in để việc In – Nhập kho đúng tiến
độ và chất lượng của Công ty đề ra.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
- Theo dõi chặt chẽ quá trình đưa in, nhập kho đảm bảo không để có
sách lỗi, sách hỏng để lọt ra thị trường.
- Hạn chế tối đa việc nhập sách có đuôi, sách loại B, sách loại C.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty để việc triển khai in đạt hiệu quả và
khoa học nhất. Nắm số lượng đã đưa in để thường kì báo cáo lãnh đạo công ty.
Phòng kho vận:
- Có nhiệm vụ quản lí và bảo quản kho sách của công ty, luôn luôn phải
tuân thủ đúng các quy định về PCCC, phòng chống mối mọt.
- Là bộ phận tiếp nhận hóa đơn từ bộ phận viết hóa đơn để từ đó thực
hiện việc xuất và vận chuyển sách đến cho các đại lí của Công ty.
- Sắp xếp kho hàng khoa học sao cho “Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy”.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sách
dân tộc .
Với sự nỗ lực của Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên,
Công ty Cổ phần Sách dân tộc đã từng bước đi lên, vững bước trên thị trường,
điều đó thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế mà Công ty đã đạt được trong vài
năm gần đây
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH

Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009 và 9 tháng đầu năm 2010
Stt Nội dung
Đơn
vị tính
Năm 2008 Năm 2009
9 tháng đầu
năm 2010
1 Doanh thu Đồng
24.286.332.92
8
40.315.312.659 29.341.432.696
2 Lợi nhuận trước thuế Đồng 1.224.471.425 1.861.196.566 1.886.399.657
3 Thuế Đồng 349.848.979 465.299.142 471.599.914
4 Lợi nhuận sau thuế Đồng 1.049.546.937 1.395.897.425 1.414.799.742
5 Nguồn vốn Đồng 6.049.546.937 6.395.897.425 6.414.799.742
6 TS cố định Đồng 3.645.545.524 4.245.563.235 4.245.563.235
7
Tỉ xuất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu
% 21% 27.92% 12
8
Tỉ xuất lợi nhuận
trên vốn điều lệ
% 21% 27.92% 14
9
Đơn giá tiền lương
thực hiện
đ/100

đ LN
186 186 186
10
Thu nhập bình quân
đầu người
Đồng 6.990.292 7.200.000 7.890.341
11 Tổng số lao động Người 35 38 39
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2008, 2009 và 9 tháng
đầu năm 2010

Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Sách dân tộc trong 3 năm gần đây ta thấy doanh thu của Công ty năm 2009 so
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
với năm 2008 tăng lên 16.028.979.731VNĐ, lợi nhuận sau thuế của Công ty
năm 2009 so với n ăm 2008 tăng lên 346.350.488 VNĐ, 9 tháng đầu năm
2010 so với năm 2009 tăng lên 18.902.317 VNĐ. Đồng thời số cán bộ công
nhân viên trong Công ty cũng tăng lên. Giá trị tổng tài sản cố định, nguồn vốn
tăng lên đáng kể trong năm 2009, và không có biến động trong năm 9 tháng
đầu năm 2010 điều này cho thấy hoạt động của công ty đã đi vào ổn định.
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta có thể thấy
công ty đã ngày càng lớn mạnh và làm ăn có lãi, tạo được niềm tin cho cán bộ
công nhân viên, giúp họ hăng say trong công việc tạo ra nhiều lợi nhuận cho
công ty và làm cho cuộc sống của họ ngày càng được nâng cao.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Báo cáo thực tập tổng hợp Chuyên ngành: Kế
toán
PHẦN II
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH DÂN TỘC.
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Sách dân tộc.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
* Kế toán trưởng:
- Giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, tổ chức, chỉ đạo thực
hiện công tác tài chính - kế toán, kiểm toán của Công ty.
- Có trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc về tài chính và quản lí kinh tế theo
đúng quy định của pháp luật.
- Hoàn thành các chức năng của kế toán trong doanh nghiệp theo Luật kế
toán. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý tài chính của doanh
nghiệp và phải có biện pháp bảo mật những thông tin đó.
- Chịu trách nhiệm làm lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ CNV
Công ty theo đúng chỉ đạo, đúng kì hạn.
SV: Nguyễn Hồng Thúy – Lớp 19.02 - KTTH
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thuế TNDN,
thuế khác, tiền vay
Kế toán tiền mặt, kế toán
bán hàng, kế toán lương và
các khoản trích theo lương
Kế toán tiền gửi,
kế toán mua hàng,
kế toán thuế GTGT,
thuế môn bài

×