Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

TỔNG HỢP DẪN XUẤT HALOGEN CỦA PYRROL VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DẪN CHẤT ACID 3-AMINO-3-ARYL PROPANOIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 80 trang )

1. Ñaët vaán ñeà 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN KHÁNH PHƯƠNG
TỔNG HỢP DẪN XUẤT HALOGEN CỦA PYRROL
VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
DẪN CHẤT ACID 3-AMINO-3-ARYL PROPANOIC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN KHÁNH PHƯƠNG
TỔNG HỢP DẪN XUẤT HALOGEN CỦA PYRROL
VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DẪN CHẤT
ACID 3-AMINO-3-ARYL PROPOPANOIC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: ThS. ĐỖ THỊ THÚY
Thành phố Hồ Chính Minh – 2010
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AcOH Acid acetic
EtOH Ethanol
EtOAc Ethyl acetat
MeOH Methanol
n-BuOH n-Buthanol
CHCl
3
Cloroform
IR Infrared Spectrophotoscopy
MS Mass Spectrum
NMR Nuclear magnetic resonance
s singlet


d doublet
dd doublet doublet
t triplet
m multiplet
J hằng số ghép
mp điểm chảy
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1. Sự chuyển hóa phospholipid trong quá trình viêm 8
Sơ đồ 2.2. Cơ chế tác động của các thuốc kháng viêm 9
Sơ đồ 3.2. Phản ứng tổng hợp các dẫn chất thế pyrrol 19
Sơ đồ 3.1. Phản ứng tổng hợp acid 3-amino-3-arylpropanoic 18
Sơ đồ 3.3. Hình minh họa khả năng thế halogen trên nhân pyrrol 20
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ các phản ứng 27
Hình 2.1. Ảnh hưởng của nhóm thế halogen lên khả năng ức chế MAO 6
Hình 3.1. Máy đo thể tích chân chuột Plethymometer và thao tác đo thể tích
chân chuột 25
Hình 4.1. SKLM minh họa 48
Hình 4.2. SKLM minh họa 48
Hình 4.3. Độ phù chân chuột (%) của lô trắng và lô chứng qua các thời điểm
khảo sát 60
Hình 4.4. Độ phù chân chuột (%) của lô trắng và lô chứng và lô Ibuprofen qua
các thời điểm khảo sát 61
Hình 4.5. Độ phù chân chuột (%) của lô trắng, lô chuẩn và lô 1b qua các thời
điểm khảo sát 62
Hình 4.6. Độ phù chân chuột (%) của lô trắng, lô chuẩn và lô 2a qua các thời
điểm khảo sát 63
Hình 4.7. Độ phù chân chuột (%) của lô trắng, lô chuẩn và lô 2b qua các thời
điểm khảo sát 64
1. Đặt vấn đề 5
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Thể tích chân chuột trung bình của 5 lô thử nghiệm trong 5 ngày 58
Bảng 4.2 Độ phù chân chuột của 5 lô thử nghiệm trong 5 ngày 58
Bảng 4.3. Thể tích chân chuột (1/100 ml) của lô trắng và lô chứng tại các thời
điểm khảo sát 59
Bảng 4.4. Độ phù chân chuột (%) của lô trắng và lô chứng qua các thời điểm
khảo sát 59
Bảng 4.5. Độ phù chân chuột (%) của lô trắng và lô chứng và lô chuẩn qua các
thời điểm khảo sát 60-61
Bảng 4.6. Độ phù chân chuột (%) của lô trắng, lô đối chiếu và lô 1b qua các
thời điểm khảo sát 61-62
Bảng 4.7. Độ phù chân chuột (%) của lô trắng, lô đối chiếu và lô 2a qua các
thời điểm khảo sát 62
Bảng 4.8. Độ phù chân chuột (%) của lô trắng, lô đối chiếu và lô 2b qua các
thời điểm khảo sát 63
1. Đặt vấn đề 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm là một quá trình bệnh lý khá phổ biến, thường xuất hiện trong nhiều bệnh,
do nhiều nguyên nhân gây ra. Quá trình viêm là hiện tượng bảo vệ cơ thể, nhưng
đôi khi cũng gây tổn thương cho mô nơi viêm và chuyển sang giai đoạn viêm
mãn, gây tổn thương xương, sụn dẫn đến bệnh thấp khớp hoặc có thể dẫn đến
nhiều tổn thương khác. Do đó, cần phải theo dõi và giải quyết kòp thời những
biến chứng có hại trong quá trình viêm.
Trong điều trò về viêm, hai thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là
glucocorticoid và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Hai nhóm thuốc
này đều có những tác dụng phụ riêng và dễ gây khó chòu cho người bệnh trong
việc sử dụng như: loãng xương, suy thượng thận, loét dạ dày….Chính vì thế, việc
nghiên cứu ra những dược chất mới vẫn duy trì được hoạt tính kháng viêm mạnh,
loại bỏ đi những tác dụng phụ và độc tính của nó là một hướng đi đã, đang, và sẽ
được phát triển lâu dài.
Dẫn xuất acid propanoic là một trong các thuốc kháng viêm không steroid hiện

đang có mặt trên thò trường mà đại diện tiêu biểu nhất là Ibuprofen. Đây là
nhóm thuốc ức chế cyclooxygenase không chọn lọc nên tác dụng trò liệu chưa
được trọn vẹn do ảnh hưởng mạnh đến dạ dày. Những năm gần đây, bộ môn
Hóa Hữu Cơ Khoa Dược đã tổng hợp được một số dẫn xuất acid 3-arylpropanoic,
có cấu trúc tương tự như Ibuprofen nhằm khảo sát tác động kháng viêm của
những dẫn xuất này với mong muốn phát hiện những cấu trúc mới có khả năng
phát huy tác động sinh học và hạn chế được tác dụng phụ. Tiếp tục hướng
nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thực hiện khóa luận “Tổng hợp dẫn xuất
halogen của pyrrol và khảo sát hoạt tính sinh học của một số dẫn chất acid 3-
amino-3-aryl propanoic” với các nội dung sau:
1. Đặt vấn đề 2
- Tổng hợp các acid 3-amino-3-arylpropanoic từ 3 nguyên liệu aldehyd
thơm là benzaldehyd, 2-clorobenzaldehyd, 3,4-dimethoxybenzaldehyd.
- Thực hiện phản ứng Clauson Kaas thay nhóm amin bằng nhóm pyrrol trên
3 acid 3-amino-3-arylpropanoic.
- Thực hiện phản ứng thế ái điện tử trên vòng pyrrol bằng brom nguyên
chất.
- Khảo sát tác dụng kháng viêm của 3 dẫn chất tổng hợp được là acid 3-
amino-3-(2-clorophenyl)propanoic, acid 3-phenyl-3-(pyrrol-1-
yl)propanoic 3a, 3-(2-clorophenyl)-3-(1H-pyrrol-1-yl)propanoic acid.
2. Tổng quan 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ỨNG DỤNG TRONG TRỊ LIỆU CỦA CÁC DẪN XUẤT
PYRROL [13]
Trong hóa trò liệu hiện nay, các dẫn xuất pyrrol ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong các hợp chất mới, với những tác động khác nhau. Cấu trúc pyrrol đã
được nghiên cứu và hiện diện trong một số dược chất có mặt trên thò trường với
hoạt tính trò liệu mạnh hơn những chất ban đầu.
Tim mạch:
Atorvastatin

Tiểu đường
Glimepirid
2. Tổng quan 4
Kháng viêm: các pyrrol acetic acid.
Ketorolac (NSAIDs)
Tolmetin (NSAIDs)
Pirprofen
Zomepirac
Các hoạt chất này có nhiều tác dụng khác nhau, đáng chú ý là nhiều chất có
hoạt tính kháng viêm như ketorolac, tolmetin, pirprofen hiện đang có mặt trên
thò trường.
2. Tổng quan 5
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC THẾ HALOGEN LÊN TÁC DỤNG
CỦA THUỐC [18]
Trong thời gian gần đây, các thuốc có cấu trúc chứa nhóm thế halogen trở nên
khá phổ biến, cứ 3 thuốc lại có 1 thuốc thuộc dẫn xuất halogen. Thực ra trước
đây, đa số các dược phẩm dùng làm thuốc đều có nguồn gốc tự nhiên, vì vậy mà
rất ít dược chất có chứa nguyên tố halogen được sử dụng trong trò liệu. Các dẫn
xuất halogen chỉ thực sự đưa vào sử dụng từ năm 1820, khởi đầu là những dược
chất có tác dụng gây ức chế hệ thần kinh trung ương như cloroform dùng trong
gây mê toàn thân, cloral và bromural dùng trong giảm đau gây ngủ. Từ thế kỷ
20, những nghiên cứu về các dẫn xuất halogen ngày càng nhiều hơn và thực sự
bùng nổ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Những sản phẩm thế
halogen có nguồn gốc từ tự nhiên cũng bắt đầu xuất hiện, ví dụ như
clotetracycline hay cloramphenicol, những dẫn chất nguồn gốc từ biển hay các
sản phẩm của sự lên men.
Các dẫn xuất halogen có những ảnh hưởng quan trọng lên tác dụng của thuốc,
trong nhiều trường hợp, sự có mặt của nhóm thế halogen sẽ tăng khả năng gắn
kết của thuốc với màng tế bào và tăng tính thấm qua màng, từ đó làm tăng đáng
kể sinh khả dụng của thuốc.

 Ảnh hưởng về mặt không gian: Việc gắn nhóm thế halogen sẽ tạo một sự cản
trở không gian cho phân tử đó. Trong trường hợp clonidine, nguyên tử halogen
có tác dụng làm cấu trúc dược chất trở nên cồng kềnh, từ đó sẽ ngăn cản sự
quay tự do và duy trì được mặt phẳng của vòng nhân thơm luôn ở vò trí vuông
góc với nhau.
2. Tổng quan 6
 Ảnh hưởng trên điện tử
Ảnh hưởng trên điện tử của nhóm halogen là do hiệu ứng cảm ứng hút eletron.
Các nguyên tố halogen có tác động lên hiệu lực ức chế men monoamine oxidase
và cản trở khả năng hấp thu dopamin, chính vì thế mà việc lựa chọn nhóm thế
tối ưu sẽ tăng hiệu lực các thuốc nhóm IMAO so với các dược chất ban đầu.
Hình 2.1 Ảnh hưởng của nhóm
thế halogen lên khả năng ức chế MAO in vitro. (IC50 là nồng độ của dược chất
để gây được hiệu lực ức chế 50% thụ thể )
 Ảnh hưởng lên tính kỵ nước
Tác động của nhóm thế halogen lên tính chất thân dầu được thể hiện rõ trong
những dẫn chất halocarbon của các thuốc gây mê, chất khử trùng
halogenophenol và những thuốc trừ sâu được halogen hóa. Đối với những dẫn
chất này có sự tương quan trực tiếp giữa hoạt tính sinh học và những tham số lý
hóa như hệ số phân chia, sức căng bề mặt hay áp suất bay hơi. Sự có mặt của
nhóm thế halogen sẽ làm cho chất đó thấm qua màng sinh học tốt hay dễ dàng
đi qua hàng rào máu não.
2.3. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM
2.3.1. Khái niệm về viêm [2]
Viêm là một quá trình tổng hợp chuỗi các phản ứng xảy ra tại một vùng nào đó
trong cơ thể khi bò kích thích bởi các tác nhân gây viêm (vi khuẩn, virus, vi nấm
và các tác nhân lý hóa khác…) Quá trình này nhằm loại bỏ các tác nhân gây
Khả năng ức chế men monoamine oxidase: IC
50


(nM)
X = H 1200
X = Br 200
X = CF
3
100
X = SO
2
CF
3
27
2. Tổng quan 7
bệnh hoặc để sửa chữa lại các tế bào tổ chức bò chấn thương. Dấu hiệu chung
của quá trình viêm là sưng, nóng, đỏ, đau và suy giảm chức năng hoạt động của
vùng bò tổn thương do viêm.
Một cách tổng quát, viêm là phản ứng có lợi, bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên trong
nhiều trường hợp, viêm gây ra các bất tiện cho người bệnh, như gây đau đớn,
thoái biến khớp, sụn, suy giảm chức năng hoạt động cơ quan, tổ chức bò viêm…và
trong đa số các trường hợp viêm mãn tính rất khó điều trò.
2.3.2. Triệu chứng của viêm [8]
Viêm có 4 triệu chứng kinh điển:
- Sưng: do ứ đọng dòch xuất, phù viêm.
- Nóng: do sung huyết động, các mạch ứ đầy máu.
- Đỏ: do sung huyết động, các mạch ứ đầy máu.
- Đau: do dòch phù với nhiều tác nhân viêm chèn ép mô và kích thích các
đầu tận của thần kinh cảm giác.
2.3.3. Nguyên nhân gây viêm
 Nguyên nhân ngoại sinh
+ Do vi sinh vật: vi khuẩn, virus, một số loại nấm, các vi sinh vật đơn
bào, kí sinh trùng và côn trùng.

+ Các yếu tố hóa học: do hóa chất (acid, baze ), do thuốc
+ Các yếu tố cơ học: chấn thương, áp lực, ma sát, dò vật
+ Các yếu tố vật lý: nhiệt (nóng, lạnh), tia phóng xạ, bức xạ
 Nguyên nhân nội sinh
+ Sản phẩm chuyển hóa: như ure máu tăng gây viêm màng phổi, màng
tim, acid uric máu tăng gây viêm khớp trong bệnh Gout.
+ Hoại tử kín gây viêm vô trùng, như hoại tử chỏm xương đùi.
2. Tổng quan 8
+ Phản ứng tự miễn: như bệnh thấp khớp, viêm cầu thận.
+ Viêm xung quanh tổ chức ung thư
2.3.4. Các yếu tố tham gia vào quá trình viêm [6]
Dưới tác dụng của các tác nhân gây viêm làm hoạt hóa men phospholipase A
2
lên màng tế bào mast làm phóng thích acid arachidonic. Từ đây, acid
arachidonic sẽ được chuyển hóa bởi men lipooxygenase để tạo các leukotrienes
và các men cyclooxygenase xúc tác tạo thành prostaglandin G
2
(PGG
2
). PGG
2

khử bởi men peroxidase tạo thành PGH
2
. PGH
2
không bền chuyển thành PGI
2
,
thomboxanes A

2
, PGE
2
, PGF
2
α. Các prostagladin và leukotrienes có tác dụng
sinh học giống histamine. Histamine được xem là chất trung gian tự nhiên trong
viêm.
Sơ đồ 2.1. Sự chuyển hóa phospholipid trong quá trình viêm
Tác động của histamine:
Gây co thắt cơ trơn của các mạch máu lớn, giãn các tiểu động mạch sau mao
mạch làm tăng lượng máu đến mô.
Co thắt tế bào nội mô gây tăng tính thấm thành mạch.
Chất hóa hướng động bạch cầu thu hút bạch cầu đến nơi viêm.
2. Tổng quan 9
Ngoài ra quá trình viêm còn có sự tham gia của hệ thống bổ thể, hệ thống đông
máu, hệ thống kinin.
2.3.5. Các thuốc kháng viêm [6], [11]
Sơ đồ 2.2. Cơ chế tác động của các thuốc kháng viêm
2.3.5.1. Thuốc kháng viêm steroid:
Các glucocorticoid làm giảm quá trình sưng viêm dù bất cứ nguyên nhân nào (cơ
học, hóa học, nhiễm trùng, tia xạ, miễn dòch ).
Cơ chế hoạt động của glucocorticoid: Receptor của glucocorticoid là receptor nội
bào điều hòa hoạt động gen. Khi receptor này bò kích thích sẽ đưa đến sự thành
lập protein mới là lipocortin. Chất lipocortin này ức chế phospholipase A2 nên
ngừng sản xuất các chất trung gian gây viêm (prostagladin, leukotrien,
interleukin). Glucocorticoid ức chế giai đoạn sớm (phù, lắng đọng sợi fibrin, di
2. Tổng quan 10
trú bạch cầu, hiện tượng thực bào) và giai đoạn muộn (tổng hợp và lắng đọng
collagen) của quá trình viêm. Ngoài ra, glucocorticoid còn ức chế dòng bạch cầu

đi vào mô làm khởi phát quá trình viêm.
Hiện nay, glucocorticoid là thuốc chính điều trò bệnh có biểu hiện viêm. Đây là
thuốc điều trò viêm mạnh nhưng đã làm mất đi đáp ứng viêm có tính bảo vệ, làm
giảm khả năng đề kháng nên dễ gây nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
Mặc dù các glucocorticoid mang lại hiệu quả cao trong điều trò nhưng chúng gây
khá nhiều độc tính như xốp xương, loét dạ dày, nhiễm khuẩn…. Do đó, khi dùng
trong thời gian dài nên cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng glucocorticoid.
2.3.5.2. Thuốc kháng viêm nonsteroid (NSAIDs)
 Cơ chế tác dụng
Các thuốc kháng viêm không steroid có cấu trúc hóa học khác nhau, phần lớn là
các acid hữu cơ như aspirin, indomethacin, ibuprofen, ketoprofen, naproxen,
diclofenac Cơ chế tác dụng chung của thuốc này là ức chế hoạt động của các
enzym cyclooxygenase (COX) làm giảm tổng hợp các prostaglandin từ acid
arachidonic.
Sự ức chế tổng hợp prostagladin của NSAIDs một mặt là yếu tố quyết đònh tác
dụng kháng viêm của thuốc, nhưng mặt khác lại góp phần tạo nên các tác dụng
bất lợi có thể gặp trên lâm sàng, nhất là khi dùng thuốc có tác dụng kéo dài.
Các tác dụng bất lợi này thường gặp ở đường tiêu hóa và ở thận.
Prostagladin ở dạ dày-ruột có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày-ruột bằng cách
tăng sinh tế bào biểu mô, tăng sản xuất bicacbonat và chất nhầy, duy trì lượng
máu đến niêm mạc ruột, do đó, giảm prostagladin làm niêm mạc dễ bò tổn
thương và có thể dẫn đến loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Prostagladin ở thận
giúp điều hòa lượng máu tới thận và giữ vững độ lọc vi cầu trong trường hợp
giảm thể tích tuần hoàn hữu dụng. Do đó, sử dụng các NSAIDs trong trường hợp
2. Tổng quan 11
này có thể dẫn đến suy thận cấp thoáng qua, ngay cả khi dùng chế phẩm bôi
ngoài da. Nếu tiếp tục dùng NSAIDs có thể có nguy cơ hoại tử ống thận hoặc
tổn thương vónh viễn ở ống thận.
Có ít nhất 2 loại COX cùng hiện diện trong các mô trong cơ thể. COX-1 được
tìm thấy nhiều nhất ở thành mạch máu, dạ dày và thận, có vai trò quan trọng

trong duy trì sự ổn đònh nội môi ở cấp độ mô và tế bào. COX-2 cảm ứng bởi các
cytokin, có vai trò trong quá trình đáp ứng đối với sự viêm và các kích thích sinh
lý khác liên quan đến việc sản xuất các prostagladin gây đau và hỗ trợ cho tiến
trình viêm. Như vậy, sự ức chế chọn lọc COX-2 hơn là COX-1 sẽ cải thiện mối
tương quan giữa lợi ích và nguy cơ của các NSAIDs bằng cách giảm tác dụng
phụ không mong muốn trên dạ dày, trên thận và đồng thời tăng hiệu lực kháng
viêm. Khi đã phân đònh rõ, người ta cũng xác đònh tính chọn lọc tương đối của
NSAIDs hiện có, đồng thời cố gắng phát triển những chất mới có tác dụng
chuyên biệt trên COX-2.
 Cấu trúc hóa học tổng quát của NSAIDs:
Các thuốc NSAIDs có thể chia thành những nhóm phụ dựa trên cấu trúc hóa học
của chúng:
 Salicylates
 Propionic acids (Profens)
 Aryl and heteroaryl acetic acids
 Anthranilates (Fenamates)
 Oxicams (Enol Acids)
 Phenylpyrazolones
 Anilides.
2. Tổng quan 12
Nói chung, các NSAIDs về cấu trúc luôn bao gồm một nhóm mang tính acid
(carboxylic acid, enol) gắn với một cấu trúc thẳng hay nhân thơm. Cấu trúc
chung của các Nsaids được minh họa như sau:
Từ những đặc điểm chung về cấu trúc, các thuốc NSAIDs có những tính chất
chung sau:
- Tất cả đều là những acid hữu cơ khá mạnh với pKa trong khoảng từ 3-5.
Đa số là nhóm acid carboxylic. Nhóm acid là cần thiết cho khả năng ức
chế COX.
- Các NSAIDs khác nhau ở phần thân dầu dựa trên đặc tính thân dầu của
nhóm aryl.

- Nhóm acid của những hợp chất này có vai trò như là một nhóm liên kết
chủ yếu với protein huyết tương. Vì vậy tất cả NSAIDs đều gắn kết mạnh
với protein huyết tương.
 Nhóm Profens (Các dẫn xuất của acid propionic)
Cấu trúc hóa học: Một vài trong số những NSAIDs hiệu quả nhất có cấu trúc bắt
nguồn từ aryl acetic. Giống như salicylates, các hợp chất thuộc nhóm Profens
đều là những acid hữu cơ mạnh. Các aryl propionic acid có cấu trúc khung là
Ar-CH(CH
3
)-COOH
Nhóm CH
3
ở vò trí α trong cấu trúc của profen là tăng khảng năng ức chế COX
và giảm độc tính của các profens.
2. Tổng quan 13
Hình 2.2 Các thuốc kháng viêm nhóm Profens hiện đang được sử dụng
Cơ chế tác dụng: Các thuốc trong nhóm này có tác dụng kháng viêm, giảm đau,
hạ sốt. Các Profens đa số ức chế ưu tiên COX-1, trừ naproxen là chất ức chế
COX-2 chọn lọc hơn các thuốc còn lại trong nhóm. Không được sử dụng thuốc
cho phụ nữ mang thai và cho con bú, vì thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ. Ít
gây loét dạ dày hơn nhóm salicylates.
Hấp thu và phân phối: Hấp thu tốt qua đường uống với sinh khả dụng cao, đạt
nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1-2 giờ dùng thuốc. Tất cả thuốc trong nhóm
profen đều gắn kết mạnh với protein huyết tương (> 99%)
Chuyển hóa: Các thuốc trong nhóm này đều là dẫn chất của acid carboxylic, vì
vậy nên được thải trừ một phần ở dạng acyl glucuronic (dạng không hoạt tính).
Ibuprofen
Fenoprofen
Carprofen
Flurbiprofen

Ketoprofen Naproxen
2. Tổng quan 14
Các dạng chuyển hóa khác của nhóm Profens tùy thuộc vào cấu trúc từng thuốc
riêng biệt.
Thải trừ: Nhóm profens được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng chuyển hóa.
Ngoại trừ naproxen và flurbiprofen, các thuốc còn lại đều có thời gian bán thải ít
hơn 4 giờ.
2.2.5.3. Các thuốc kháng viêm khác
 Thuốc chống dò ứng
Các thuốc kháng histamin H
1
như pheniramine, cetirizin, loratadin, astermizol
Gần đây, người ta còn nhận thấy tác dụng giảm dò ứng của lactobacillus.
 Men kháng viêm
Các men kháng viêm như α-amylase, protease, serratiopeptidase, alpha-
chymotrypsine, papain, bromelain được sử dụng trong những trường hợp viêm
sau chấn thương hay hậu phẫu. Các men kháng viêm này có khả năng tiêu hủy
protein lạ do các tác nhân gây viêm tạo ra, tuy nhiên tác dụng thực tế trên lâm
sàng vẫn chưa được kiểm chứng.
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY VIÊM THỰC NGHIỆM [8]
2.3.1. Gây viêm bằng carrageenin 1%
Winter (1926)
Trước khi gây viêm 1 giờ, cho chuột uống chất khảo sát với thể tích 0,1 ml/10 g
thể trọng. Ở nhóm chứng chuột được uống nước muối sinh lý với cùng thể tích.
Tiêm dung dòch carrageenin 1% liều 0,025 ml vào phần gan bàn chân trái sau
của chuột. Đo thể tích chân chuột trước và sau khi tiêm carrageenin 3 giờ. Tác
động kháng viêm được biểu diễn bằng phần trăm mức độ giảm sưng phù trên lô
thử nghiệm so với lô chứng.

2. Tổng quan 15

Shanahan (1968)
Trộn lẫn chất thử nghiệm với dung dòch carrageenin và tiêm dung dòch này vào
gan bàn chân trái sau với liều 0,05 ml. Lô chứng được tiêm cùng thể tích dung
dòch carrageenin. Đo thể tích chân chuột trước và sau khi gây viêm được 3 giờ.
Tác động kháng viêm được biểu diễn bằng phần trăm mức độ giảm sưng phù
trên những con chuột thử nghiệm so với những con chứng.
Levy (1968)
Chất thử nghiệm được bơm thẳng vào trong dạ dày khoảng 0,5 ml. Lô chứng
được nhận cùng một thể tích nước hay dung môi. Sau 30 phút, tiêm dung dòch
carrageenin vào màng mỏng gan bàn chân trái sau với thể tích 0,025 ml. 4 giờ
sau khi dùng chất thử nghiệm, giết chết thú thử nghiệm, cắt nhanh và cân khớp
xương đùi cẳng chân sau. ED
50
là liều chế phẩm làm giảm thể trọng sưng phù
còn ½ trên chuột nhắt thử nghiệm so với lô chứng.
2.3.2. Gây viêm bằng dung dòch formalin 3,5%
Chất gây viêm: dung dòch formalin 3,5% trong dung dòch NaCl 0,9%.
Tiêm tónh mạch đuôi chuột 0,1 ml dung dòch xanh Evans 0.5% pha trong dung
dòch NaCl 0,9%. Ngay sau đó, tiêm dưới da 0,5 ml dung dòch formalin vào gan
bàn chân phải sau. Tiêm dưới da 0,5 ml dung dòch NaCl 0,9% vào gan bàn chân
trái sau làm lô chứng. Sau 1 giờ, kết quả dựa vào sự tích tụ phẩm màu và độ phù
của chân thử so với chân chứng theo thang đo từ 0-3:
0: không thấy có biểu hiện khác thường so với chân chứng.
1: có dấu hiệu thay đổi có thể thấy được .
2: có sự khác nhau rõ rệt.
3: có sự khác nhau rất rõ rệt.
2. Tổng quan 16
Tỉ lệ đáp ứng trung bình của mỗi nhóm được biểu thò bằng phần trăm đáp ứng
của nhóm chứng được tiêm bằng NaCl 0,9%.
2.3.3. Gây viêm bằng lòng trắng trứng

Chất gây viêm: lòng trắng trứng.
Chất thử nghiệm được tiêm dưới da với liều lượng thích hợp, sau 30 phút, tiêm
một lần nữa. Ngày sau đó, tiêm dưới da 0,1 ml lòng trắng trứng vào gan bàn
chân sau của chuột. Ở chân còn lại, tiêm 0,1 ml dung dòch NaCl 0,9%. Sau 90
phút, cắt bỏ 2 chân sau của chuột ngay ở khớp gối và đem cân. Đánh giá độ phù
dựa vào độ chênh lệch của 2 chân.
2.3.4. Gây viêm bằng mù tạt dạng hỗn dòch 2,5% trong nước
Chất gây viêm: bột mù tạt dạng hỗn dòch 2,5% trong nước.
Chất thử nghiệm được tiêm dưới da với liều 3 lần/ngày x 3 ngày và một lần vào
ngày thứ tư. Giữa liều đầu tiên và liều thứ 2 trong ngày thứ 3, xác đònh thể tích
chân trái sau của chuột. Sau đó, tiêm 0,1 ml chất gây viêm vào gan bàn chân trái
sau của chuột. Sau 24 giờ đo lại thể tích chân chuột. Kết quả dựa trên độ giảm
thể tích chân chuột sau 24 giờ tiêm mù tạt với thể tích của nhóm chứng được
tiêm dầu oliu.
từ 15-25% được đánh giá là +1
từ 25-50% được đánh giá là +2
từ 50% trở lên được đánh giá là +3.
2.3.5. Gây viêm bằng dextran
Chất gây viêm: Dextran.
Chất thử nghiệm được tiêm dưới da với liều 0,1 ml/10 g chuột. Sau 30 phút,
dextran được tiêm phúc mô với liều 30 mg/kg chuột hoặc tiêm tại chỗ vào gan
bàn chân chuột với liều 0,2 ml dung dòch 6%. Sau mỗi 30 phút, đo thể tích phù
2. Tổng quan 17
một lần. Hiệu số của thể tích chân đo được sau và trước khi tiêm dextran là thể
tích ước lượng độ phù.
2.3.6. Gây viêm bằng hỗn dòch vô khuẩn kaolin 10%
Chất gây viêm: Hỗn dòch vô khuẩn kaolin 10%.
Chất thử nghiệm được tiêm trực tiếp vào khớp xương cổ chân với liều 0,2 ml
chất gây viêm. Trong những giờ sau đó, phản ứng viêm được biểu hiện rõ bởi sự
sưng của khớp và sự thay đổi màu da. Sau 1 giờ, đo lại đường kính của các khớp

sau khi tiêm kaolin. Sau đó, cứ 24 giờ, đo một lần. Đánh giá dựa vào giá trò trung
bình của đường kính trước sau và đường kính 2 bên khớp chày cổ chân chuột ở
cả 2 chân.
2.3.7. Gây tổn thương bằng nhiệt nóng
Vết bỏng được gây ra có cường độ với thời gian nhất đònh trên chuột cống đã
gây mê, và sự viêm phù được xác đònh bằng cách cắt và cân vùng da được làm
bỏng. Tổn thương bằng nhiệt nóng có thể được đánh giá bằng sự quan sát mức
độ phẩm nhuộm đã được tiêm trước đó - tiết vào vùng tổn thương.
3. Phương pháp nghiên cứu 18
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG HP HÓA HỌC
3.1.1. Tổng hợp acid 3-amino-3-arylpropanoic [16], [18]
C H
2
( C O O H )
2
N H
4
O A c
E t O H
Ar CHO
NH
2
Ar
COOH
Ar
COOH
Sơ đồ 3.1.
Quy trình được đưa ra đầu tiên bởi Rodionov-Johnson và được áp dụng cho nhiều
aldehyd thơm. Đi từ các aldehyd là benzaldehyd, 2-clorobenzaldehyd, 3,4-

methoxybenzaldehyd 1a-c dưới tác dụng của acid malonic và amoni acetat với tỉ
lệ mol 1:1:2 trong dung môi ethanol, sau từ 5-6 giờ đun hồi lưu, sản phẩm acid 3-
amino-3-arylpropanoic 2a-c kết tủa và được lọc tách khỏi sản phẩm phụ là acid
cinnamic tương ứng tan trong dung môi phản ứng. Hiệu suất phản ứng dao động
từ 30-60%.
3.1.2. Tổng hợp các dẫn chất thế pyrrol [12], [17]
Phản ứng Clauson-Kaas tiến hành giữa các acid β-aminopropanoic với tác nhân
2,5-dimethoxytetrahydrofuran đun hồi lưu trong acid acetic băng sẽ đưa đến thay
thế nhóm amin bằng dò vòng pyrrol.
AcOH
N
Ar
COOH
O
H
3
CO
OCH
3
Ar
COOH
NH
2
3. Phương pháp nghiên cứu 19
Sơ đồ 3.2.
Phản ứng được tiến hành trên 3 amin béo 2a-c với tác nhân 2,5-dimethoxyfuran
đun hồi lưu 90 phút trong acid acetic. Các sản phẩm thế pyrrol 3a-c ở vò trí 3
được tạo thành với hiệu suất dao động từ 40-80%.
3.2.2. Brom hóa dẫn chất thế pyrrol [5], [7], [14]
Phản ứng brom hóa acid 3-aryl-3-(1H-pyrrol-1-yl)propanoic acid 3a-c được tiến

hành khảo sát trong những điều kiện thay đổi về dung môi và nhiệt độ, nhằm
xác đònh điều kiện phản ứng để phản ứng thế xảy ra chọn lọc.
Phản ứng thế ái điện tử có thể xảy ra ở nhiều vò trí, trên nhân thơm, trên dò vòng
pyrrol và trên Cα của nhánh mạch thẳng. Khả năng thế ái điện tử của dò vòng
pyrrol cao hơn đối với nhân thơm hay dò vòng 6 cạnh.
Phản ứng halogen hóa trên dò vòng pyrrol là rất dễ dàng, vò trí 2 được xem là ưu
tiên hơn cả do có thể vẽ được 3 công thức cộng hưởng
Việc sử dụng brom phân tử là một tác nhân brom hóa không chọn lọc sẽ sinh ra
nhiều sản phẩm thế brom khác nhau.
Trong đề tài này, chúng tôi đã khảo sát và thực hiện phản ứng thế brom trên 3
dẫn chất 3a-c trong các môi trường khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau, dưới
xúc tác của ánh sáng và sơ bộ xác đònh công thức cấu tạo của sản phẩm thế.
3.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM [3]
3.2.1. Kiểm tra độ tinh khiết
Sản phẩm sau khi tổng hợp được kiểm tra độ tinh khiết theo hai phương pháp: đo
nhiệt độ nóng chảy và sắc ký lớp mỏng.
3. Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.1.1 Xác đònh nhiệt độ nóng chảy (mp)
Máy đo điểm chảy Gallenkamp.
Đối với hóa chất dạng rắn, việc xác đònh nhiệt độ nóng chảy là một yêu cầu cần
thiết vì đó là một trong những tiêu Đối chiếu đánh giá về độ tinh khiết của sản
phẩm. Sự hiện diện của tạp chất sẽ làm thay đổi điểm chảy của hóa chất hoặc
làm độ chênh lệch nhiệt độ từ lúc sản phẩm bắt đầu chảy cho đến khi chảy hoàn
toàn.
3.2.1.2. Sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng silicagel là một trong những công cụ đắc lực trong phân tích, ngoài
việc xác đònh độ tinh khiết của sản phẩm, sắc ký lớp mỏng còn có ý nghóa đònh
tính nếu chất tổng hợp được triển khai so sánh với chất Đối chiếu trong cùng
điều kiện. Sắc ký lớp mỏng được áp dụng rộng rãi vì dụng cụ đơn giản và chi
phí thấp.

3.2.1.3 Sắc ký cột (Column chromatography)
Chất hấp phụ silicagel 40-60μm (Merck) có vai trò pha tónh.
Dung môi khai triển (pha động) di chuyển dọc theo cột sẽ làm di chuyển các cấu
tử của mẫu thử. Do các cấu tử này có độ phân cực khác nhau, vì vậy chúng sẽ bò
giải hấp và di chuyển theo những vận tốc khác nhau. Ngoài ra, khi đi qua cột sắc
ký thì các chất tạp như chất nhựa sẽ bò giữ lại trên cột, do đó chúng ta có thể sử
dụng sắc ký cột để tinh khiết hóa sản phẩm.
3.2.2. Xác đònh cấu trúc
3.2.2.1. Phổ hồng ngoại (Infrared Spectrophotoscopy)
Máy FTIR 8201 (Shimadzu)

×