Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

TỔNG HỢP PAMAM LAI HÓA PEG MANG THUỐC 5 FLUOROURACIL VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ IN VIVO TRÊN CHUỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

MAI BÍCH THOA
TỔNG HỢP PAMAM LAI HÓA PEG MANG
THUỐC 5-FLUOROURACIL VÀ KHẢO SÁT
HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ IN VIVO
TRÊN CHUỘT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

MAI BÍCH THOA
TỔNG HỢP PAMAM LAI HÓA PEG MANG
THUỐC 5-FLUOROURACIL VÀ KHẢO SÁT
HOẠT TÍNH CHỐNG UNG THƯ IN VIVO
TRÊN CHUỘT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên Ngành: HÓA HỮU CƠ
Mã ngành: 60 44 27
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS NGUYỄN CỬU KHOA
2011
Luận văn thạc sĩ
LỜI CẢM ƠN

Sau gần một năm nghiên cứu và làm việc với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân cộng
với sự giúp đỡ của tất cả mọi người, luận văn thạc sĩ đã được hoàn thành. Tôi xin
chân thành biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Nguyễn Cửu Khoa, Viện Trưởng Viện Công Nghệ Hóa Học -Viện


Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, Người đã dành bao tâm huyết và hết lòng tận tụy
truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm trong nghiên
cứu khoa học.
Quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy trong suốt thời
gian tôi theo học.
Ts. Hoàng Thị Kim Dung, Ts. Trần Ngọc Quyển, Kỹ sư Lý Tú Uyên, Kỹ sư
Nguyễn Hoàng công tác tại phòng Hóa hữu cơ polymer - Viện Công Nghệ Hóa học -
Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cám ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
ủng hộ, giúp đỡ cho tôi về vật chất lẫn tinh thần để tôi an tâm học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, tháng 10 năm 2011
Mai Bích Thoa
Mai Bích Thoa Trang i
Luận văn thạc sĩ
MỤC LỤC

MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN 2
1.1 MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THUỐC 5-FLUOROURACIL3, 51 2
1.1.1 Dược lý và cơ chế tác dụng 2
1.1.2 Chỉ định 3

1.1.3 Chống chỉ định 3
1.1.4 Liều lượng và cách dùng 3
1.2 BỆNH UNG THƯ50, 53 5
1.2.1 Nguyên nhân ung thư 5
1.2.2 Các loại ung thư 5
1.2.3 Điều trị ung thư 6
1.2.4 Những khó khăn trong hóa trị liệu điều trị ung thư1, 25, 36, 46 6
1.2.5 Chất mang polymer - liệu pháp mới điều trị ung thư 9
1.2.6 Một số polymer dùng làm chất mang vận chuyển và phân phối thuốc
5-fluorouracil4, 5, 9, 10, 15, 16, 18, 19, 24, 26, 28, 29, 31, 32, 35, 48, 49 10
1.3 DENDRIMER - NANOCARRIER CHO ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ 14
1.3.1 Giới thiệu về dendrimer 14
1.3.1.1 Khái niệm34, 42 14
1.3.1.2 Cấu trúc phân tử45 14
1.3.1.3 Tính chất8, 27, 30, 41 15
1.3.2 Giới thiệu về dendrimer PAMAM42, 43 17
1.3.3 Tương tác dendrimer PAMAM - thuốc6, 13, 11, 17, 23, 33, 47 18
Mai Bích Thoa Trang ii
Luận văn thạc sĩ
1.3.3.1 Thuốc tương tác với các thành phần core và nhánh bên trong của
dendrimer13, 17, 23, 33 19
1.3.1.2 Thuốc tương tác với các nhóm bề mặt dendrimer6, 11, 47 19
1.3.4 Tính tương hợp sinh học của dendrimer PAMAM12, 20, 22, 27, 37 20
1.3.5 Sự tăng cường hiệu quả mang và nhả thuốc của sự lại hóa PEG7, 14, 21,
25, 36, 38, 40 22
1.3.6 Sự định hướng của chất mang PAMAM - MPEG đến tế bào ung thư30, 39,
46, 51 26
Chương 2 NGHIÊN CỨU 31
2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 31
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.2.1 Lai hóa MPEG 5000 với PAMAM G3.0 31
2.2.2 Nang hóa thuốc chống ung thư 5-fluorouracil trong cấu trúc PAMAM
G3.0-MPEG 34
2.2.3 Thử nghiệm hiệu quả in vivo của 5-fluorouracil nang hóa trong PAMAM
G3.0-MPEG trên chuột mang khối u vú của người 34
2.2.4 Các phương pháp phân tích để xác định cấu trúc sản phẩm 34
Chương 3 THỰC NGHIỆM 36
3.1 HÓA CHẤT, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ 36
3.1.1 Hóa chất 36
3.1.2 Dụng cụ và thiết bị 36
3.2 TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 38
3.2.1 Tổng hợp MPEG 5000 – p-nitrophenyl carbonate 38
3.2.2 Tổng hợp PAMAM G3.0 - MPEG 5000 40
3.2.3 Nang hóa thuốc chống ung thư 5-fluorouracil trong cấu trúc PAMAM
G3.0-MPEG 41
3.2.4 Khảo sát nhả thuốc in vitro trong môi trường nước 43
3.2.5 Thử nghiệm hiệu quả in vivo 5-fluorouracil nang hóa trong PAMAM
G3.0-MPEG trên chuột nang khối u vú của người 43
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 45
4.1 Tổng hợp MPEG 5000 –p-nitrophenyl carbonate 45
4.2 Tổng hợp PAMAM G3.0-MPEG 5000 47
Mai Bích Thoa Trang iii
Luận văn thạc sĩ
4.3 Nang hóa thuốc chống ung thư 5-fluorouracil trong cấu trúc PAMAM G3.0-
MPEG 49
4.4 Khảo sát nhả thuốc in vitro trong môi trường nước 55
4.5 Kết quả thử nghiệm hiệu quả in vivo của 5-fluorouracil nang hóa trong
PAMAM G3.0-MPEG trên chuột mang khối u vú của người 56
Chương 5 KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 1
Mai Bích Thoa Trang iv
Luận văn thạc sĩ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADR Adriamycin
DMF Dimethylformamide
DNA Deoxyribonucleic acid
DPD Dihydropyrimidine dehydrogenase
EDA Ethylenediamine
FA Folic acid
5-FU 5-Fluorouracil
EPR Enhanced Permeability and Rentention Effect
1H NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance
IR Infrared
LMWH Low molecular weight heparin
MPEG Monomethoxy polyethylene glycol
MTX Methotrexate
NPC p-Nitrophenyl chloroformate
PACA Alkylcyanoacrylate
PAMAM Polyamidoamine
PEG Polyethylene glycol
PGL Poly(glutaraldehyde)
PMMA Polymethylmethacrylate
RNA Ribonucleic acid
TEA Triethylamine
THF Tetrahydrofuran
Mai Bích Thoa Trang v
Luận văn thạc sĩ
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1 Tính chất vật lý của hóa chất 36
Bảng 2 Độ dịch chuyển hóa học 1H NMR của MPEG p - nitrophenyl carbonate 46
Bảng 3 Độ dịch chuyển hóa học của 1H NMR của PAMAM G3.0-MPEG 49
Bảng 4 Trung bình phần trăm giảm thể tích khối u ở các lô thí nghiệm theo thời gian
57
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Mai Bích Thoa Trang vi
Luận văn thạc sĩ
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1 Mô hình polymer dẫn thuốc của Ringsdorf36 10
Hình 2 Cấu trúc dendrimer 15
Hình 3 Sự thay đổi hình dạng và độ chặt theo thế hệ của dendrimer PAMAM core
ammonia 17
Hình 4 Phản ứng tạo các thế hệ lẻ của PAMAM 17
Hình 5 Phản ứng tạo các thế hệ chẵn của PAMAM 18
Hình 6 Cấu trúc của PAMAM 18
Hình 7 Một số hình thức vận chuyển thuốc của PAMAM8 20
Hình 8 Độ độc của dendrimer theo nhóm chức bề mặt8 21
Hình 9 Những thuận lợi của sự PEG hóa protein44 22
Hình 10 Sự kết hợp của PEG - PAMAM với adriamycin, methotrexate 23
Hình 11 Mô hình PAMAM-MPEG mang thuốc 5-fluorouracil7 25
Hình 12 Định hướng thụ động dựa theo cơ chế EPR 27
Hình 13 Quá trình nhập bào của chất mang - thuốc vào tế bào 29
Hình 14 Sơ đồ phản ứng tổng hợp MPEG p – nitrophenyl carbonate 31
Hình 15 Phản ứng của MPEG tác dụng với NPC 32
Hình 16 Sơ đồ phản ứng tạo thành các sản phẩm phụ 33
Hình 17 Sơ đồ phản ứng tổng hợp MPEG – PAMAM 33

Hình 18 Máy cô quay chân không 37
Hình 19 Tủ hút chân không 38
Hình 20 Máy đo phổ IR 38
Hình 21 Sản phẩm MPEG – p-nitrophenyl carbonate 45
Hình 22 Phổ 1H NMR của MPEG p - nitrophenyl carbonate 46
Hình 23 Sản phẩm PAMAM G3.0-MPEG 5000 47
Hình 24 Công thức PAMAM G3.0-MPEG 48
Hình 25 Phổ 1H NMR của PAMAM G3.0–MPEG 48
Hình 26 Sản phẩm PAMAM G3.0 - MPEG-5-FU 50
Hình 27 Phổ IR của 5-FU (A), PAMAM G3.0-MPEG (B), PAMAM G3.0-MPEG-5-
FU (C) 51
Mai Bích Thoa Trang vii
Luận văn thạc sĩ
Hình 28 Phổ 1H NMR của PAMAM G3.0-MPEG (A)
và PAMAM G3.0–MPEG-5-FU (B) 52
Hình 29 Ảnh chụp TEM của PAMAM G3.0-MPEG 53
Hình 30 Ảnh TEM của 5-FU nang hóa trong PAMAM G3.0-MPEG 53
Hình 31 Phần trăm lượng thuốc phóng thích theo thời gian 55
Hình 32 Kết quả phân tích khối u bằng phương pháp Flow cytometry với kháng thể
kháng HLA 56
Hình 33 Chuột mang khối u tế bào ung thư người MCF7 57
Hình 34 Biểu đồ so sánh phần trăm giảm thể tích khối u ở các lô thí nghiệm 58
Hình 35 Chuột mang khối u vào ngày 0 (a) và sau 15 ngày điều trị bằng thuốc (b) 58
Mai Bích Thoa Trang viii
Luận văn thạc sĩ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Mai Bích Thoa Trang ix
Luận văn thạc sĩ
MỞ ĐẦU

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn hiện
nay. Theo thống kê, ung thư là nguyên nhân của 1/3 số ca tử vong trên thế giới và là
nguyên nhân thứ hai gây tử vong sau bệnh tim mạch. Hiện nay việc điều trị ung thư
vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hiệu quả điều trị thấp, sự kháng thuốc của tế bào ung
thư và tính không đặc hiệu của thuốc đến tế bào ung thư…
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người đã không ngừng nghiên
cứu để tìm ra những vật liệu mới nhằm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Công
nghệ nano ra đời đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này. Với những vật liệu mới có
kích thước từ vài nanometer tới vài trăm nanometer có thể được sử dụng như chất
mang để vận chuyển dược chất cho việc điều trị bệnh. PAMAM là một loại nano
polymer có cấu trúc đặc biệt thích hợp cho việc mang thuốc, bên cạnh đó khi được lai
hóa với PEG thì tính tương hợp sinh học của polymer này được tăng lên. Đây là vật
liệu mới có tiềm năng ứng dụng trong y dược và công nghệ sinh học, đặc biệt làm chất
mang thuốc để điều trị những căn bệnh mãn tính như bệnh ung thư.
Trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổng hợp PAMAM lai
hóa PEG mang thuốc 5-fluorouracil và khảo sát hoạt tính chống ung thư in vivo
trên chuột” nhằm đánh giá sơ bộ về khả năng mang thuốc của polymer này và hoạt
tính chống ung thư trên cơ thể sống của 5-fluorouracil khi được mang trên PAMAM-
PEG. Từ đó tạo tiền đề nghiên cứu sâu hơn nhằm tạo ra loại thuốc có thể đáp ứng đến
các bộ phận mong muốn trong cơ thể với liều lượng thích hợp và theo đúng thời gian
mong muốn, đảm bảo được 3 yếu tố tạo nên tính an toàn và hiệu quả của điều trị: đúng
nơi, đúng lúc và đúng liều.
Mai Bích Thoa Trang 1
Luận văn thạc sĩ
Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THUỐC
5-FLUOROURACIL
3, 51
5-Fluorouracil (5-FU) thuộc loại thuốc chống chuyển hóa, là một trong những
thuốc chống ung thư quan trọng nhất được sử dụng rộng rãi trong suốt 4 thập kỷ qua.

1.1.1 Dược lý và cơ chế tác dụng
Fluorouracil là thuốc chống chuyển hóa pyrimidine có fluor. Khi fluorouracil
chuyển hóa theo con đường đồng hóa, thuốc phong bế phản ứng methyl hóa
deoxyuridylic acid thành thymidylic acid. Do đó fluorouracil cản trở sự tổng hợp
deoxyribonucleic acid (DNA) và ức chế sự tạo thành ribonucleic acid (RNA). Vì DNA
và RNA cần thiết cho sự phân chia và phát triển tế bào, mà fluorouracil lại gây ra thiếu
thymine, nên làm cho sự phát triển mất cân bằng và tế bào bị chết. Hiệu quả thiếu hụt
DNA và RNA càng rõ nét ở các tế bào phát triển nhanh và tốc độ fluorouracil thâm
nhập vào tế bào càng nhanh.
Fluorouracil thường dùng tiêm tĩnh mạch và có nửa đời chuyển hóa ngắn. Mặc
dù thuốc vẫn có hoạt tính khi uống, nhưng sinh khả dụng không ổn định. Sau khi tiêm
tĩnh mạch, thuốc phân bố vào các khối u, niêm mạc tiêu hóa, tủy xương, gan và các
mô khác trong khắp cơ thể. Mặc dù ít tan trong mỡ nhưng fluorouracil dễ dàng thấm
qua hàng rào máu - não và phân bố vào dịch não tủy, và các mô não.
Tiêm tĩnh mạch, nửa đời thải trừ trung bình khỏi huyết tương khoảng 16 phút
(từ 8 đến 20 phút và phụ thuộc vào liều dùng). Không còn thấy thuốc ở dạng nguyên
vẹn trong huyết tương sau khi tiêm tĩnh mạch được 3 giờ. 7-20% thuốc thải trừ ở dạng
không biến đổi qua nước tiểu sau 6 giờ, trong số này tới hơn 90% thải trừ ngay giờ
đầu. Phần còn lại chuyển hóa phân giải ở gan tạo ra các chất (carbon dioxide, urea,
alpha - fluoro - beta - alanine) không có hoạt tính. Các chất này cũng bài xuất qua
nước tiểu sau 3-4 giờ.
Khi dùng tại chỗ, khoảng 6% lượng thuốc được hấp thu nhưng không đủ gây tác
dụng toàn thân.
Mai Bích Thoa Trang 2
Luận văn thạc sĩ
1.1.2 Chỉ định
Fluorouracil có hiệu quả làm thuyên giảm các bệnh carcinom đại tràng, trực
tràng, vú và dạ dày. Thuốc có hiệu quả kém hơn trong điều trị carcinom buồng trứng,
cổ tử cung, bàng quang, gan và tụy.
Dùng ngoài da: Ðiều trị tổn thương da nông ác tính và tiền ác tính, dày sừng tuổi

già, dày sừng quang hóa, u sừng gai, bệnh Bowen, carcinom nông tế bào đáy.
Carcinom tế bào đáy và tế bào vảy xuyên sâu thường không đáp ứng với liệu pháp
fluorouracil. Thuốc chỉ được dùng tạm thời khi không có phương pháp điều trị nào
khác.
1.1.3 Chống chỉ định
Phụ nữ mang thai và cho con bú, người bệnh suy dinh dưỡng; suy tủy; nhiễm
khuẩn nặng; người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm với thuốc.
1.1.4 Liều lượng và cách dùng
 Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch cho người lớn
Fluorouracil có thể tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch. Liều dùng thường
dựa vào thể trọng người bệnh. Nếu béo phì, hoặc tăng trọng do phù cổ trướng hoặc các
dạng giữ nước khác thì tính theo trọng lượng lý tưởng. Liều dưới đây có thể giảm đi
1/3 hoặc 1/2 nếu thể trạng người bệnh dinh dưỡng kém, sau phẫu thuật lớn (trong vòng
30 ngày), suy tủy xương (thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu), suy gan, suy thận.
- Truyền tĩnh mạch
15 mg/kg/ngày, không quá 1 g cho 1 lần truyền. Thuốc được hòa trong 500 mL
dextrose 5% hoặc 500 mL NaCl 0,9%, truyền tốc độ 40 giọt/phút trong 4 giờ hoặc
truyền trong 30-60 phút hoặc truyền liên tục trong 24 giờ. Liều hàng ngày này được
truyền liên tiếp cho đến khi độc tính xuất hiện hoặc cho đến khi được 12-15 g. Ðây là
một đợt điều trị. Một số người bệnh dùng tới 30 g với liều tối đa 1 g/ngày. Liều hàng
ngày không bao giờ được quá 1 g. Giữa 2 đợt điều trị nên nghỉ 4-6 tuần.
- Tiêm tĩnh mạch
Mai Bích Thoa Trang 3
Luận văn thạc sĩ
12 mg/kg/ngày, liền 3 ngày. Nếu không xuất hiện ngộ độc thuốc có thể dùng 6
mg/kg/ngày vào ngày thứ 5, thứ 7 và thứ 9. Nếu xuất hiện nhiễm độc thì ngừng cho
đến khi các dấu hiệu ngộ độc rút mới dùng liều tiếp theo.
Liều duy trì: 5-15 mg/kg, 1 tuần 1 lần tiêm tĩnh mạch.
Gần đây, người ta thường dùng liều 15 mg/kg tiêm tĩnh mạch, mỗi tuần một lần trong
suốt cả đợt điều trị, như vậy không cần dùng liều khởi đầu nữa.

 Truyền vào động mạch vùng
Việc truyền thuốc liên tục vào động mạch nuôi dưỡng khối u cho kết quả tốt hơn khi
dùng đường toàn thân qua truyền tĩnh mạch, đồng thời giảm được độc tính. Liều
thường dùng 5-7,5 mg/kg/ngày.
 Phối hợp với tia xạ
Sự phối hợp này có hiệu quả tốt trong một vài loại tổn thương di căn ở phổi và có tác
dụng giảm đau cho những trường hợp tái phát không thể mổ được. Dùng theo liều
thông thường.
 Ðường uống
Có thể dùng nang hoặc dung dịch uống. Không dùng đường uống khi dùng
fluorouracil lần đầu tiên như thuốc duy nhất để điều trị tạm thời carcinom.
Dùng đường uống có thể có lợi trong: điều trị tạm thời cùng phối hợp với các
thuốc khác; điều trị duy trì dài ngày, tuần một lần; điều trị phòng ngừa sau phẫu thuật,
tuần một lần; có chỉ định dùng fluorouracil, nhưng không thể tiêm được.
Liều duy trì là 15 mg/kg, mỗi tuần một lần. Trong điều trị tạm thời, để đạt tác
dụng điều trị nhanh hơn, dùng liều 15 mg/kg/ngày, trong 6 ngày liền. Sau đó dùng liều
duy trì 15 mg/kg/lần/tuần. Liều mỗi ngày không quá 1 g. Nên uống thuốc sau bữa ăn,
với nước.
Có thể trộn dung dịch thuốc với nước quả hoặc nước uống khác ngay trước khi
uống để che vị khó chịu. Không được pha uống làm nhiều lần.
Mai Bích Thoa Trang 4
Luận văn thạc sĩ
1.2 BỆNH UNG THƯ
50, 53
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách
không kiểm soát và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách
phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến các cơ quan xa hơn (di căn).
Các nhà khoa học cho rằng lối sống hiện đại, mức độ ô nhiễm do các ngành
công nghiệp chính là nhân tố gây nên căn bệnh này. Theo thống kê hiện nay, ung thư
là nguyên nhân của 1/3 số ca tử vong trên thế giới và là nguyên nhân thứ hai gây tử

vong sau bệnh tim mạch.
1.2.1 Nguyên nhân ung thư
Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện
nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể sinh vật đa bào. Bình thường sự cân bằng giữa
tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một cách chặt
chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và mô. Khi các tế bào xảy ra những đột
biến trong DNA, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiển này và dẫn đến ung thư.
Có nhiều nguyên nhân gây đột biến như các yếu tố bên ngoài (hóa chất, bức xạ,
virus mang gen gây ung thư, thuốc trị ung thư) hay các yếu tố bên trong (yếu tố di
truyền, hormone, khả năng miễn nhiễm của từng cá thể).
Sự tăng sinh không kiểm soát và thường là nhanh chóng của tế bào sẽ tạo thành
các khối u lành tính hay khối u ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không lan
tràn đến những nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào các mô khác và chúng hiếm khi
đe dọa đến tính mạng trừ khi chúng chèn ép đến các cấu trúc sống còn. Các khối u ác
tính có thể xâm lấn vào các cơ quan khác, lan đến những nơi xa hơn (di căn) và trở nên
đe dọa đến tính mạng.
1.2.2 Các loại ung thư
Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đều xuất phát
từ một tế bào ban đầu phân chia mà thành. Do đó bệnh ung thư có thể được phân loại
theo loại tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, người ta không xác định được khối u nguyên phát.
Mai Bích Thoa Trang 5
Luận văn thạc sĩ
Các loại ung thư:
 Ung thư biểu mô (carcinoma) có nguồn gốc từ tế bào biểu mô (ví dụ như ở ống
tiêu hóa hay các tuyến tiêu hóa).
 Bệnh lý huyết học ác tính (hematological malignancy), như bệnh bạch cầu
(leukemia) và u lympho bào (lymphoma), xuất phát từ máu và tủy xương.
 Ung thư mô liên kết (sarcoma) là nhóm ung thư xuất phát từ mô liên kết, xương
hay cơ.

 U hắc tố do rối loạn của tế bào sắc tố.
1.2.3 Điều trị ung thư
Ung thư có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu, miễn dịch
trị liệu hay các phương pháp khác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào
vị trí và mức độ (grade) của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tổng trạng của bệnh
nhân. Một số điều trị ung thư thực nghiệm cũng đang được phát triển.
 Hóa trị liệu là điều trị ung thư bằng thuốc chống ung thư có khả năng tiêu diệt
tế bào ung thư. Hóa trị liệu được sử dụng trong các trường hợp sau:
 Không thể phẫu thuật hay xạ trị như bệnh bạch cầu (leukemia) và u lympho bào
(lymphoma).
 Ung thư đã di căn nhiều nơi, không thể cắt bỏ triệt để hoặc không thể cắt bỏ
khối u được nữa. Tia xạ cũng chỉ có thể dùng ở những nơi lớn, tập trung.
 Điều trị bổ sung với phẫu thuật giải tỏa u hoặc phòng ngừa sau khi cắt bỏ hoàn
toàn khối u.
Thuốc chống ung thư can thiệp vào phân bào theo các cách khác nhau, ví dụ như
sự sao chép DNA hay quá trình phân chia các nhiễm sắc thể mới được tạo thành. Hầu
hết các dạng hóa trị đều nhắm vào các tế bào phân chia nhanh chóng và không đặc
hiệu cho tế bào ung thư. Vì vậy, hóa trị có khả năng làm tổn thương các mô lành, đặc
biệt là các mô có tần suất thay thế nhanh chóng (ví dụ như niêm mạc ruột). Những tế
bào này thường tự sửa chữa sau khi hóa trị.
1.2.4 Những khó khăn trong hóa trị liệu điều trị ung thư
1, 25, 36, 46
 Độc tính của các thuốc trị ung thư
1
Mai Bích Thoa Trang 6
Luận văn thạc sĩ
Tác dụng của các thuốc chữa ung thư không đặc hiệu. Các thuốc chữa ung thư
có tác dụng độc, ngăn cản sự phân bào của các tế bào ung thư, nhưng đồng thời cũng
gây độc với cả tế bào lành. Hơn nữa, hầu hết thuốc trị ung thư có hệ số trị liệu thấp
(khoảng cách giữa liều điều trị và liều gây độc tính nhỏ), chúng có thể gây ảnh hưởng

cho tế bào ngay ở liều điều trị, đó là điều làm giới hạn trị liệu.
Các mô tăng sinh nhanh như tủy xương, tế bào sinh sản, niêm mạc, da, nang tóc, và
đặc biệt là bào thai,… là các nơi thường biểu thị độc tính của thuốc trị ung thư. Do độc
tính cao nên việc sử dụng hóa trị liệu chữa ung thư là hạn chế. Các biểu hiện độc
thường gặp là:
 Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn, viêm loét niêm mạc, táo bón, tiêu chảy.
 Rối loạn chức năng gan, tổn thương ống thận.
 Rụng tóc, ban đỏ, viêm loét da.
 Với tủy xương, hầu hết các thuốc chữa ung thư đều làm suy yếu chức năng của
tủy xương, hạn chế sự tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, gây ra thiếu máu;
do đó dễ bị xuất huyết và dễ bị nhiễm khuẩn. Cần kiểm tra máu thường xuyên
để điều chỉnh liều dùng hoặc ngừng thuốc.
 Với hệ nội tiết, thuốc có ảnh hưởng xấu đến buồng trứng và tinh hoàn, dẫn đến
vô sinh.
 Với trẻ em, thuốc làm chậm sự tăng trưởng và phát triển.
 Ung thư thứ phát: do dùng thuốc lại phát sinh ra các ung thư mới, xảy ra sau
nhiều tháng hoặc nhiều năm.
 Gây tổn thương mạch máu và đau khi truyền thuốc đường tĩnh mạch, có thể bị
ngay khi tiêm hoặc sau khi điều trị một thời gian.
 Sút cân, người yếu, không còn khả năng làm việc.
 Đã thấy thuốc gây quái thai trên động vật thí nghiệm. Vì vậy những người đã
dùng thuốc chữa ung thư thì không nên có con nữa.
Những tác dụng phụ này gây sự sợ hãi và lo lắng thường xuyên, thậm chí gây rối loạn
về tính cách, hành vi của bệnh nhân.
 Sự kháng thuốc của tế bào ung thư
46
Mai Bích Thoa Trang 7
Luận văn thạc sĩ
Các tế bào ung thư có thể kháng lại các thuốc chữa ung thư cũng như các vi
khuẩn kháng lại các thuốc hóa trị liệu kháng khuẩn.

Cơ chế tế bào ung thư kháng thuốc gồm:
 Làm giảm sự thâm nhập của thuốc vào các tổ chức ung thư.
 Làm giảm sự tích lũy của thuốc, thải trừ thuốc ra khỏi tế bào ung thư bằng các
“bơm” P - glycoprotein trên màng tế bào.
 Làm giảm hoạt tính của thuốc bằng cách chuyển hóa các phân tử thuốc.
 Làm biến đổi protein mục tiêu và các yếu tố cần để thuốc tác động lên tế bào
ung thư.
 Tăng cường sửa chữa DNA sai hỏng do tác động của thuốc.
 Tăng tổng hợp protein để vẫn đảm bảo cho việc phân chia tế bào mặc dù bị
thuốc tác động.
Sự kháng thuốc có thể đặc hiệu cho một loại thuốc nhất định, nhưng cũng như sự
kháng kháng sinh, các tế bào ung thư cũng có hiện tượng kháng thuốc chéo.
 Hiệu quả điều trị thấp
1, 25, 36
Do phần lớn thuốc trị ung thư ít tan trong nước nên khả năng hấp thu thuốc vào
cơ thể qua đường uống kém. Lượng thuốc đi vào tuần hoàn chung ở dạng còn hoạt tính
thấp. Tiêm truyền là một phương pháp tốt hơn, bảo đảm được lượng thuốc xâm nhập
vào tuần hoàn chung. Tuy nhiên, tiêm truyền trong thời gian dài gây đau và tổn thương
mạch máu cho bệnh nhân.
Khi thuốc vào được tuần hoàn chung thì chỉ một phần nhỏ lượng thuốc đến được
đích tác dụng, phần còn lại phân bố vào các cơ quan khác hoặc bị chuyển hóa tại gan
hay bị thải trừ ở thận dẫn đến nồng độ thuốc tại cơ quan đích rất thấp, không phát huy
được tác dụng.
Ví dụ: đối với 5-FU, khi tiêm tĩnh mạch, nửa đời thải trừ trung bình khỏi huyết
tương khoảng 16 phút (từ 8 đến 20 phút). Không còn thấy thuốc ở dạng nguyên vẹn
trong huyết tương sau khi tiêm tĩnh mạch được 3 giờ. 7-20% thuốc thải trừ ở dạng
không biến đổi qua nước tiểu sau 6 giờ, trong số này tới hơn 90% thải trừ ngay giờ
đầu. Phần còn lại chuyển hóa phân giải ở gan tạo ra các chất (carbon dioxide, urea,
alpha - fluoro - beta - alanine) không có hoạt tính. Các chất này cũng bài xuất qua
Mai Bích Thoa Trang 8

Luận văn thạc sĩ
nước tiểu sau 3-4 giờ. Trong lượng thuốc 5-FU xâm nhập được vào các tế bào ung thư
thì cũng chỉ có khoảng 20% đi theo con đường đồng hóa và phát huy tác dụng.
Khoảng trên 80% bị dị hóa bởi dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD) trở thành
dạng bất hoạt tính và nhanh chóng bị đào thải.
Do vậy để đạt được nồng độ thuốc có tác dụng tại đích, nếu theo cách thông
thường, chúng ta phải đưa vào cơ thể một lượng thuốc nhiều hơn. Nhưng việc tăng
liều lượng bị giới hạn bởi liều độc cũng như các tác dụng phụ và nhiều điều bất lợi
khác. Do đó, để tăng tốc độ sinh hóa và giảm sự đề kháng thuốc thì khoảng cách giữa
các liều dùng thuốc bắt buộc phải rút ngắn. Điều này càng gây ra sự bất tiện cho bệnh
nhân trong quá trình điều trị ung thư và tăng chi phí điều trị.
1.2.5 Chất mang polymer - liệu pháp mới điều trị ung thư
Một trong những ý tưởng để giải quyết những vấn đề này là đưa thuốc trực tiếp
vào vị trí phát huy tác dụng (cơ quan, tế bào, hoặc các thành phần của tế bào), tạo ra
một loại thuốc có tính chọn lọc cao vào một cơ quan nào đó trong cơ thể. Thuốc sẽ
phát huy tác dụng khi được hấp thu qua màng tế bào. Có nhiều con đường để thuốc
hấp thu qua màng tế bào như khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép, khuếch
tán qua các protein kênh, nhập bào nhờ protein vận chuyển hay chất mang hay sự ẩm
bào.
Chất mang thuốc là một liệu pháp mới trong điều trị ung thư. Các chất mang
(carrier) có tác dụng như một giá đỡ cho thuốc, giúp thuốc tránh khỏi sự đào thải bởi
các cơ chế bảo vệ của cơ thể (chuyển hóa ở gan, thải trừ qua thận, phân huỷ bởi các
enzyme, tấn công của bạch cầu và hệ thống miễn dịch ). Các chất mang còn giúp
phân tử thuốc đến được đích tác dụng mong muốn. Chất mang thuốc có tác dụng như
một tiền dược (prodrug) giúp giảm độc tính của thuốc, thu hẹp phạm vi phân bố của
thuốc trong cơ thể nên làm giảm tác dụng phụ của thuốc và giảm lượng thuốc nhưng
vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị. Liệu pháp điều trị bệnh có ứng dụng polymer đã được
Ringsdorf nghiên cứu từ năm 1978 bởi những tính chất ưu việt của nó. Khung sườn
polymer có tác dụng như một hệ thống dẫn thuốc. Trên đó có bộ phận để liên kết với
phân tử thuốc, bộ phận làm tăng khả năng hòa tan những loại thuốc có tính ái dầu, nhờ

Mai Bích Thoa Trang 9
Luận văn thạc sĩ
đó thuốc sẽ đi vào hệ tuần hoàn máu thuận lợi hơn, tăng sinh khả dụng của thuốc, tăng
thời gian bán thải của thuốc.
Hình 1 Mô hình polymer dẫn thuốc của Ringsdorf
36
Polymer được sử dụng làm hệ thống dẫn thuốc phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
 Có tính tương hợp sinh học, không độc đối với cơ thể.
 Giảm các tác dụng phụ có hại nhưng vẫn duy trì được đặc tính của thuốc.
 Giảm lượng thuốc cần dùng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.
 Giảm độ thanh thải, tăng thời gian tuần hoàn thuốc trong cơ thể.
 Kiểm soát được lượng thuốc sử dụng, tăng khoảng thời gian giữa các lần dùng
thuốc, tạo cho bệnh nhân sự thoải mái khi điều trị.
1.2.6 Một số polymer dùng làm chất mang vận chuyển và phân phối
thuốc 5-fluorouracil
4, 5, 9, 10, 15, 16, 18, 19, 24, 26, 28, 29, 31, 32, 35, 48, 49
 Chuỗi hạt alginate
4
Polysaccharide như alginate là một copolymer tự nhiên, được hình thành từ
glucuronic acid và manuronic acid. Alginate được sử dụng rộng rãi trong các ngành
thực phẩm, mỹ phẩm, dược và y sinh nhờ vào đặc tính hình thành dạng gel khi có sự
hiện diện của các cation đa hóa trị. Một ví dụ điển hình là hệ gel trên nền nước của
sodium alginate cùng với cation hóa trị II (Ca
2+
) được dùng làm chất vận chuyển thuốc
trong cơ thể người.
Mai Bích Thoa Trang 10
Luận văn thạc sĩ
Hạt alginate mang 5-FU có đường kính 1-2 mm được tạo ra bằng phương pháp
gel hóa alginate với cation calcium. Dung dịch nước sodium alginate 1-2% (w/v) và

5-FU được đẩy qua một đầu kim kích thước 0.5 mm vào dung dịch CaCl
2
100 mM.
Khi lượng 5-FU được mang tăng lên thì kích thước của hạt alginate cũng tăng lên có
khi lên đến 1-2 mm, hiệu suất bao bọc thuốc có thể đạt tới 10%. Khảo sát cho thấy sự
nhả thuốc hoàn tất sau 7 h.
 Chitosan
9, 10, 18, 28, 48
Chitosan thu được bằng cách khử acetyl trong chitin, là polymer ưa nước được
dùng làm hệ vận chuyển thuốc nhờ vào khả năng tương thích sinh học, phân huỷ sinh
học và tính chất kết dính màng nhầy. Do không tan ở môi trường pH cơ thể người, nên
khó khăn lớn của polymer này là sự ngưng tụ làm giới hạn sử dụng chúng trong việc
vận chuyển đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, chitosan có những ưu điểm nhất định, các
dẫn xuất của chitosan đã được tổng hợp để dùng trong các ứng dụng sinh học, ví dụ
như glycol chitosan đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học nhờ vào
khoảng độ tan rộng. Quy trình tổng hợp hạt chitosan chứa 5-FU cần phải lựa chọn kỹ
lưỡng để có thể đạt được độ bao bọc và khả năng nhả thuốc tốt. Ví dụ, công thức của
chitosan dưới dạng hạt cầu nhiều lớp đồng tâm kích thước micro (270-370 µm ) khả
năng mang thuốc 5-FU kém (≈ 3%) và sự nhả thuốc nhanh (≈ 80% chỉ sau 80 phút).
Dubey và Parikh đã tổng hợp hạt chitosan chứa 5-FU dựa trên phương pháp biến tính
hóa học cho phép tạo các hạt cầu với kích thước vào khoảng 12 µm và lượng 5-FU tối
đa có thể đưa vào đạt tới ≈ 50%.
Các dẫn xuất tan trong nước của chitosan, như N-(2-carboxybenzyl) chitosan, có
nhiều tiềm năng trong việc sử dụng làm các loại hydrogel nhạy pH dùng cho hệ chất
mang 5-FU chuyên dụng cho ruột kết. Các nghiên cứu về sự nhả thuốc 5-FU cho thấy
sự nhả mạnh ban đầu ≈ 25% ở cả 2 giá trị pH (7,4 và 1,0) trong vòng 15 phút đầu tiên.
Khoảng 20 phút sau, hydrogel đóng vai trò làm màng khuếch tán và thuốc được nhả ra
chủ yếu dựa vào cơ chế khuếch tán qua màng. Như dự đoán, lượng 5-FU được nhả ra
trong môi trường acid (pH 1,0) là tương đối thấp. Chỉ khoảng 40% lượng thuốc mang
được nhả ra sau 12 h, kết quả có được này là nhờ vào tốc độ trương nở tương đối chậm

của hydrogel ở pH 1,0. Tại giá trị pH 7,4 tốc độ nhả 5-FU tăng đáng kể cùng với sự
Mai Bích Thoa Trang 11
Luận văn thạc sĩ
trương nở của mạng lưới hydrogel, một lượng thuốc mang xấp xỉ 90% được nhả ra sau
10 h.
 Guar gum
26
Guar gum là chất mang có tiềm năng trong việc mang thuốc chuyên trị bệnh
đường ruột kết, là dẫn xuất của polysaccharide từ hạt của Cyamopsis tetragonolobus
(thuộc họ Leguminosae). Trong công thức cấu tạo guar gum bao gồm liên kết (1→6)
giữa các mạch thẳng (1→4)-β-D-mannopyranosyl với α-D-galactopyranosyl. Trong
các công thức tạo thuốc, guar gum được sử dụng như một tá dược, chất mang, chất ổn
định.
Một công thức làm thuốc viên rất có triển vọng để chuyên dùng mang thuốc
5-FU đến ruột kết đã được phát triển bởi Krishiah và cộng sự. Các viên thuốc nén chứa
80% guar gum có khả năng mang thuốc 5-FU cho các vùng trong ruột kết, do chúng
chỉ nhả khoảng ≈ 2.4% lượng thuốc trong môi trường sinh lý của dạ dày và ruột non.
Hơn thế nữa, công thức thuốc này không hề có sự thay đổi về vẻ ngoài vật lý, lượng
thuốc mang, hoặc cấu trúc hòa tan khi lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ 40°C (độ ẩm trong
phòng 75%) trong 6 tháng.
 Gelatin
32
Gelatin một polymer ưa nước có nhiều ưu điểm như không độc, tương thích sinh
học và có đặc tính nhả thuốc ổn định. Mặc dù nghiên cứu khả năng ứng dụng của hạt
gelatin trong điều trị ung thư đang còn hạn chế, một số nghiên cứu gần đây chứng
minh được tiềm năng của chất mang này trong việc mang thuốc chống ung thư nhờ
vào khả năng nhả thuốc, phân phối thuốc sinh học và các tính chất tái sinh tế bào. Sau
đây là phương pháp tạo các hạt cầu micro mang 5-FU trên nền gelatin. Quá trình tổng
hợp bao gồm đưa dung dịch thuốc (5-FU trong nước, pH 7,4) vào dung dịch gelatin
trước khi phân tán trong polymethylmethacrylate (PMMA) bằng khuấy cơ. Một trong

những yếu tố gây ảnh hưởng đến tốc độ nhả thuốc đó là kích thước của hạt cầu. Bằng
cách điều chỉnh tốc độ trộn, nồng độ của PMMA và gelatin trong suốt quá trình tổng
hợp, ta thu được hạt cầu micro với các kích thước hạt khác nhau (1-15 µm). Liều nhả
thuốc 5-FU gần ổn định (near zero order) ≈ 8 ngày) có thể đạt được bằng cách sử dụng
các hạt cầu micro có cùng khoảng kích thước.
Mai Bích Thoa Trang 12
Luận văn thạc sĩ
 Poly(alkylcyanoacrylates)
16, 24
Poly(alkylcyanoacrylate) (PACA) là một dạng nano polymer rất hiệu quả cho
việc mang thuốc điều trị một số loại ung thư. Báo cáo đầu tiên về tổng hợp hạt nano
PACA bằng phương pháp polymer hóa anion được công bố vào năm 1979. Sau đó,
một số nghiên cứu báo cáo liên quan đến ảnh hưởng của đặc tính hóa lý và các thành
phần trong công thức đến sự hình thành và độ ổn định của các hạt nano PACA. Một
trong những ưu điểm quan trọng của hạt nano PACA là khả năng kết hợp chặt chẽ với
các loại thuốc ưa nước, tạo hệ nhả thuốc bền vững. Ngoài ra, hạt nano PACA cũng có
một số ưu điểm khác như độ ổn định, khả năng phân hủy sinh học và khả năng chuyển
thuốc đến mục tiêu chính xác. Phương pháp tổng quát để tổng hợp hạt nano PACA bao
gồm việc đưa monomer alkylcyanoacrylate vào dung dịch có tính acid chứa chất ổn
định. Thuốc được đưa vào hạt nano bằng phương pháp gắn kết, thuốc có thể được đưa
vào trước hoặc trong quá trình polymer hóa, hoặc bằng phương pháp hấp thụ. Trong
phương pháp này thuốc được hấp thụ vào các hạt nano trong quá trình hình thành.
Arias và cộng sự nghiên cứu sâu về khả năng mang 5-FU của PACA (≈ 100 nm) bằng
cách xác định độ hấp thụ quang.
 Poly(glutaraldehyde)
31
Ứng dụng của hạt nano poly(glutaraldehyde) (PGL) làm chất mang 5-FU được
nghiên cứu bởi Mukherji và cộng sự. Các hạt nano mang 5-FU này được tổng hợp
bằng cách ngưng tụ aldol của monomer glutaraldehyde trong môi trường kiềm. Thuốc
chứa trong các hạt nano (1 mg 5-FU/7 mg PGL) được nhả ra từ từ và khu trú nhiều ở

gan, phổi và ruột (≈ 65% lượng thuốc được gắn kết ban đầu).
 Poly(α-malic acid)
35
Poly(malic acid) là một dạng lactide polyester tan trong nước, phân hủy sinh học
và không gây ảnh hưởng đến gen, có nhóm thế carboxylic acid dễ dàng biến tính để sử
dụng như một polymer phân huỷ sinh học dùng cho chất mang thuốc. Ohya và cộng sự
đã tổng hợp poly(α-malic acid)-5-FU-saccharide liên hợp bằng cách gắn 5-FU và một
số loại đường saccharide (galactosamine, glucosamine, N-acetyl-D-glucosamine,
manose và mannosamine) lên poly(α-malic acid). Polymer liên hợp thu được có hiệu
quả chống lại P-388 Leukemia trên chuột và không có biểu hiện độc tố trong liều sử
Mai Bích Thoa Trang 13
Luận văn thạc sĩ
dụng (200-800 mg/kg). Poly(α-malic acid)-5FU-glactosamine liên hợp có hiệu quả
chống lại sự phát triển của tế bào ung thư gan tốt hơn so với các loại polymer liên hợp
khác nhờ khả năng tương tác của galactose với các thụ thể trên tế bào gan.
 Dendrimer
49
Vào năm 1984, Donald A. Tomalia, giám đốc Trung tâm Công Nghệ Sinh Học
Nano trường Đại học Michigan và các cộng sự, đã tổng hợp thành công một loại
polymer mới - dendrimer. Dendrimer là một polymer có cấu trúc cầu đa nhánh với
kích thước và khối lượng phân tử xác định, khác hẳn các polymer mạch thẳng và mạch
nhánh thông thường, rất phù hợp ứng dụng làm chất mang trong lĩnh vực y sinh học.
Với mục đích này Zhuo và các cộng sự đã tổng hợp dendrimer với core
1,4,7,10-tetraazacyclododecane mang thuốc 5-FU. Kết quả nghiên cứu cho thấy độc
tính của thuốc giảm xuống và sự nhả thuốc chậm. Sau đây là một số thông tin về
dendrimer:
1.3 DENDRIMER - NANOCARRIER CHO ĐIỀU TRỊ BỆNH
UNG THƯ
1.3.1 Giới thiệu về dendrimer
1.3.1.1 Khái niệm

34, 42
Dendrimer bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “dendron”, có nghĩa là nhánh cây bởi vì
các phân tử được tổng hợp bằng cách thêm liên tiếp các đơn vị nhánh tỏa ra ngoài từ
core (nhân). Dendrimer được Donald A. Tomalia và cộng sự tổng hợp lần đầu tiên vào
những năm 1980.
Cùng thời gian đó, nhóm nghiên cứu của NewKome cũng tình cờ báo cáo về
việc tổng hợp ra những phân tử có cấu trúc tương tự, được gọi là “arborols”, theo tiếng
La Tinh cũng có nghĩa là nhánh cây. Ngoài ra chúng còn được biết đến với tên khác là
“cascade molecule” có nghĩa là polymer nhiều tầng và ngày nay người ta sử dụng tên
gọi thông dụng là dendrimer.
1.3.1.2 Cấu trúc phân tử
45
Phân tử dendrimer được cấu tạo bởi ba phần:
Mai Bích Thoa Trang 14

×