Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Xét nghiệm vi sinh vật trong không khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.85 KB, 6 trang )

Xét nghiệm vi sinh vật trong không khí
ThS. Trần Thị Thoa
MỤC TIÊU
1. Trình bày được nguyên tắc các xét nghiệm ví sinh vật trong không khí
2. Thao tác được các kỹ thuật chuẩn bị môi trường nuôi cấy
3. Thao tác được kỹ thuật lấy mẫu các xét nghiệm ví sinh vật trong không khí
4. Nhận định được kết quả các xét nghiệm vi sinh vật trong không khí
NỘI DUNG
Trong không khí, ngoài bụi ra còn có các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, mốc Các thành
phần này có liên quan mật thiết với nhau, bụi càng nhiều thì số lượng vi sinh vật càng cao.
Điều kiện môi trường và thời tiết có ảnh hưởng đến tình hình và số lượng vi sinh vật. Mùa
khô, trong không khí có nhiều vi sinh vật hơn mùa ẩm. Trong thành phố, không khí có
nhiều vi sinh vật hơn ở ngoại ô và nông thôn, ở nội địa không khói không được sạch bằng
miên ven biển hay vùng đồi núi.
Trong không khí ngoài những tạp khuẩn, còn có thể gặp các loại cầu khuẩn gây bệnh, trực
khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu Đặc biệt các loại liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn làm tan
huyết truyền bệnh qua đường không khí. Những nơi như bệnh viện, an dưỡng đường,
trong không khí dễ có các vi khuẩn gây bệnh. Không khí ở các kho tăng dễ có nhiều nấm mốc.
Mỗi loài vi sinh vật trong không khí là một chỉ điểm cho nguồn gốc nhiễm khuẩn. Nếu
trong không khí có một số vi khuẩn thường gặp trong đất như Clostridium, chứng tỏ
không khí bị nhiễm khuẩn do bụi đất.
Không khí làm lan truyền mầm bệnh khi có đủ hai yếu tố cơ bản:
- Các vi khuẩn tồn tại trong không khí với nồng độ đủ cao.
- Người dễ cảm thụ hít không khí nhiễm khuẩn đó.
Có nhiều phương pháp để xác định vi khuẩn trong không khí nhưng phương pháp đơn
giản và thông dụng hiện nay vẫn là Phương pháp để lắng bụi của Koch.
1. Chuẩn bị môi trường:
- Môi trường thạch thường: Kiểm tra tổng số vi khuẩn hiếu khí
- Môi trường thạch máu: Kiểm tra vi khuẩn tan máu.
- Thạch Saburo hay thạch Glucoza để kiểm tra nấm mốc.
1.1. Môi trường thạch thường


 Công thức 1 (TCVN):
- Cao thịt 1.0g
- Pep ton 1.0g
- NaCl 5g
- Thạch 15g
- Nước cất 1 lít
 Công thức 2: (AOAC)
- Cao thịt 3.0g
- Pep ton 5.0g
- Thạch 15g
- Nước cất 1 lít
Cách pha chế:
- Cho các thành phần vào nước đã đun nóng để hoà tan.
- Điều chỉnh pH về khoảng 8,2 bằng NaOH 1N
- đun sôi trong 10 ph.
- Lọc trong và điều chỉnh pH từ 7,2-7,4.
- Cho vào các bình cầu và hấp ở 1210C ± 10C trong 15 ph.
1.2. Môi trường thạch máu:
(Thạch dinh dưỡng có thêm 5% máu thỏ hoặc máu cừu)
Có 2 cách pha chế:
 Cách 1: Pha chế từ thạch dinh dưỡng:
- Đun chảy đến sôi môi trường thạch dinh dưỡng trong 15 ph.
- Để nguội đến còn 45
0
- 50
0
, cho máu vào.
- Lắc nhẹ để trộn đều máu. Sau đổ ra đĩa.
 Cách 2:
Pha chế từ Thạch máu cơ bản (Blood Agar Base)

- Pha chế tỷ lệ theo công thức có sẵn trên nhãn.
- Đun chảy, hấp vô trùng.
- Để nguội đến còn 45
0
C- 50
0
C, cho máu vào. Lắc nhẹ để trộn đều máu. Sau đổ ra đĩa.
1.3. Thạch Sabouraud
- Pep ton 10.0g
- Glucosa 20g
- Thạch 15-20g
- Nước cất 1 lít
Hấp ở 1100C/30 ph. Điều chỉnh để sau khi hấp có pH=7.
Khi dùng, thạch đun chảy đến sôi, để nhiệt độ xuống còn 45
0
± 1
0
C, điều chỉnh pH của
môi trường xuống 4,5-5,5 bằng dung dịch acid Xitric 20%.
Rót vào các đĩa 15-20 ml môi trường, đảo đều bằng cách lắc phải, trái 3 lần.
Để thạch đông tự nhiên trên mặt phẳng.
2. Cách tiến hành:
- Trước khi đặt thạch ra ngoài không khí phải để thạch vào tủ ấm để cho thạch ấm
lại và mặt thạch khô.
- Để kiểm tra không khí trong bất kỳ cơ sở nào, thông thường nên để 3 đĩa thạch:
Thạch thường, thạch máu, thạch Saburo.
- Đến nơi định kiểm tra không khí, mở các hộp thạch ra (nắp hộp dựng nghiêng bên
cạnh hộp.
- Để 5, 10, 15 phút tùy theo dự kiến về mức độ ô nhiễm không khí nơi kiểm tra. Thí
dụ: ở nhà mổ, bệnh viện cần để hộp thạch 15 phút. Nếu kiểm tra không khí ngoài

chợ, ngoài đường phố đông người thì chỉ cẩn để trong 5 phát và nếu kiểm tra ở một
nhà ăn nào đó có thể để độ 10 phút.
- Sau đó, đậy nắp hộp lại.
- Để tủ ấm 37
0
C với thạch máu trong 24-28h
- Để 25
0
C-28
0
C với hộp thạch thường, Saburo.
- Theo dõi 24 giờ đối vời VK và 7 ngày với nấm mốc
 Vị trí đặt mẫu:
- Muốn kiểm tra không khí tại bất kỳ cơ sở nào nên để ở nhiều nơi khác nhau:
- Kiểm tra không khí trong phòng: 5 vị trí (giữa gian và 4 góc phòng) mỗi nơi 3 đĩa
thạch.
- Kiểm tra không khí ở đường phố, ngoài sân: Nên tránh chỗ ánh nắng, để nhiều đĩa
thạch trong các tình huống khác nhau: lúc đông người, lúc ít người qua lại.
 Cần chú ý:
- Đối với kho tàng ít ánh sáng, độ ẩm cao nên chú ý kiểm tra nấm mốc.
- Đối với bệnh viện, nhà ở, phòng thí nghiệm nên chú ý kiểm tra liên cầu và tụ cầu
khuẩn.
3. Đọc kết quả:
Đếm các khuẩn lạc trên các đĩa thạch để tính ra số vi khuẩn hiếu khí, tan máu và nấm mốc
trong 1m
3
không khí.
Kết quả được đọc như sau:
- Theo quy định của V,Omelianski- tổng số vi khuẩn trên diện tích thạch 100cm
2

để trong
thời gian 5 phút bằng tổng số vi khuẩn trong 10 l không khí.
4. Tính kết quả
Tổng số vi khuẩn trong 1m
3
không khí được tính theo công thức"
A x 100 x 100
X =
S x K
X: Tổng số vi sinh vật trong 1m
3
không khí
A: Tổng số vi sinh vật trong một đĩa thạch
S: Diện tích của đĩa petri (cm
2
)
K: Hệ số thời gian để đĩa Petri
với K =1 (5ph); K = 2 (10 ph); K = 3 (15 ph)
5. Tiêu chuẩn vi sinh vật trong không khí
Hiện nay Việt Nam chưa có tiêu chuẩn qui định về số lượng vi sinh vật trong không khí.
Dưới đây là một số tào liệu Quốc tế để tham khảo
• Romanovixi qui định như sau:
Loại không khí
Tổng số khuẩn lạc trong một đĩa hộp lồng
Vi khuẩn Nấm mốc
Rất tốt 20 khuẩn lạc 0 bào tử
Tốt 20-50 khuẩn lạc 2 bào tử
Khá 50-70 khuẩn lạc 5 bào tử
Xấu 70 khuẩn lạc 5 bào tử
• Safis qui định như sau:

Loại không khí
Lượng vi sinh vật trong 1m
3
không khí
Mùa hè Mùa đông
Tổng số VSV Cầu khuẩn xanh
và tan máu
Tổng số VSV Cầu khuẩn xanh và
tan máu
Sạch <1500 <16 <4500 <36
Bẩn >2000 >36 >7000 >124
• Préobraenski cho rằng không khí sạch thì số vi sinh vật không quá 1000 trong 1m3
không khí.
• Ginoskava chuyên trách về vi khuẩn học trong không khí, sau nhiều năm nghiêm
cứu cho là:
- Không khí tốt: Trong một đĩa hộp lồng mở 10 phút có 5 khuẩn lạc vi sinh vật.
- Không khí vừa: Trong một đĩa hộp lồng mở 10 phút có 20-25 khuẩn lạc vi sinh vật.
- Không khí xấu: Trong một đĩa hộp lồng mở 10 phút có lớn hơn 25 khuẩn lạc vi
sinh vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Public Health Association, Standard Method For Examination of Water
and Waste water. Sixteenth edition.
2. Trường đại học Y Hà Nội (1999), Thực tập vệ sinh môi trường và vệ sinh lao động,
Hà Nội 1999.
3. Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2002), Thường quy kỹ thuật Y học lao
động và vệ sinh môi trường, Hà Nội.
4. Trung tâm tiêu chuẩn – Chất lượng (1996). TCVN 6187-2: 1996. Phần phụ lục-Các
môi trường nuôi cấy, thuốc thử pha loãng.

×