Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phần II chương 1 Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.53 KB, 4 trang )

23
Chương 1
Thanh thiếu niên
Việt Nam trong gia đình
Cuộc điều tra này phản ánh một số nét quan trọng
về đời sống gia đình Việt Nam có liên quan đến
thanh thiếu niên cũng như vai trò của gia đình đối
với cuộc sống của thanh thiếu niên.
1.1. Quy mô hộ gia đình
Các gia đình ở nông thôn có quy mô lớn hơn so với
thành thò vì có nhiều thế hệ và đông con cái. Thanh
thiếu niên thành thò cho biết có trung bình 2,7 anh
chò em so với 3,6 ở nông thôn, quy mô hộ gia đình
là 5,1 người ở thành thò và 5,4 ở nông thôn. Điều
này đồng nghóa với việc ở nông thôn, tài sản và chi
tiêu trong gia đình sẽ phải phân chia cho nhiều
người hơn. Một vấn đề quan trọng nữa là không gian
sống, đặc biệt là không gian riêng tư cho thanh thiếu
niên trong thời kỳ chuẩn bò trưởng thành. Có phòng
riêng không phổ biến trong nam thanh thiếu niên
nông thôn (24%) nhưng tương đối phổ biến hơn đối
với nữ thanh thiếu niên nông thôn (34%); khoảng
1/3 nam thành thò có phòng riêng và tỷ lệ này ở nữ
thành thò là 46%. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng
những người trả lời có thể báo cáo nhiều hơn mức
độ họ thực có không gian riêng hoàn toàn trong nhà.
Nhiều thanh thiếu niên hiện không sống cùng anh
chò em. Theo số liệu của SAVY, trung bình mỗi
thanh thiếu niên thành thò có 2,7 anh chò em
nhưng chỉ sống chung với 1,6. Số anh chò em trung
bình của thanh thiếu niên nông thôn là 3,6 nhưng


chỉ sống chung với 1,9. Điều này có thể là do các
anh chò em lập gia đình ở riêng, hoặc các anh chò
lớn đi làm việc xa nhà, làm việc ở thành thò nơi có
nhiều cơ hội việc làm hơn.
1.2. Đời sống kinh tế của gia đình
Tình trạng kinh tế hộ gia đình hay còn gọi là tình
trạng vật chất của gia đình đã được tính bằng các
vật dụng trong gia đình, nguồn điện và nước. Bảng
1 cho thấy tình hình kinh tế của các hộ gia đình
có thanh niên được phỏng vấn theo 4 khu vực.
Thanh thiếu niên được chia làm 3 nhóm tương đối
đều nhau về số lượng: nhóm 1 là nhóm có tình
trạng kinh tế gia đình thấp nhất (nhóm nghèo
nhất), nhóm 3 là nhóm có tình trạng kinh tế cao
nhất (nhóm khá giả). 85,1% thanh thiếu niên trong
các hộ gia đình ở thành phố lớn có tình trạng kinh
tế cao so với 41,8% thanh thiếu niên sống ở các thò
trấn và giảm còn 13,8% thanh thiếu niên sống ở
khu vực nông thôn. Tình trạng kinh tế tốt chỉ có ở
3,3% hộ gia đình các dân tộc thiểu số so sánh với
40,4% ở các gia đình dân tộc Kinh.
Kết quả SAVY cũng đồng thời ủng hộ ý kiến cho
rằng mặc dù đã có sự phát triển kinh tế vượt bậc
giai đoạn 1993-1998, Việt Nam vẫn còn là một
nước nghèo
1
với phần đông thanh thiếu niên sống
ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa kể cả nhóm
dân tộc thiểu số, sống ở các hộ gia đình sở hữu rất
ít tài sản. Một số tài sản hầu như gia đình nào

cũng có, ví dụ, khoảng 84-88% số người trả lời cho
biết gia đình họ có xe đạp, thành thò và nông thôn
tương đương; 65,4% thanh niên thành thò cho biết
gia đình có radio/đài nhưng ở nông thôn chỉ có
khoảng 50%. Đối với quạt điện và tivi, có tới 95%
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
Phần II
Kết quả điều tra
24
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
BIỂU ĐỒ 1 Tỷ lệ thanh niên cho biết trong hộ có các vật dụng gia đình,
phân theo nơi ở nông thôn và thành thò
thanh thiếu niên thành thò thông báo là gia đình có
so với nông thôn là 75%. Ở thành thò, 74,9% thanh
thiếu niên sống trong hộ có xe máy, so với nông
thôn là 43,1%. Có gần 50% thanh thiếu niên thành
thò cho biết gia đình có tủ lạnh, so với 7% ở nông
thôn.
Sự khác biệt lớn về sở hữu tài sản giữa thành thò
và nông thôn thể hiện ở những đồ điện hiện đại.
Trên 50% thanh thiếu niên thành thò sống trong gia
đình có điện thoại so với khoảng 10% ở nông thôn.
Tỷ lệ thanh thiếu niên dân tộc thiểu số cho biết
trong gia đình có điện thoại là 2% so với gia đình
dân tộc Kinh là 24%. Khoảng 22% thanh niên
thành thò sống trong gia đình có máy vi tính so với
1,5% ở nông thôn. Sự khác biệt về điện thoại di
động tương tự: 26,1% ở gia đình thành thò và chỉ
có 2,5% ở nông thôn (Biểu đồ 1).
BẢNG 1 Tình trạng vật chất trong gia đình

Máy vi tính
Ghe/Thuyền
25
1.3. Sống chung với cha mẹ
Trong những thập niên gần đây, việc giảm tỷ lệ tử
vong đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự
phát triển của các gia đình Việt Nam. Trong số
thanh niên tuổi 22-25, 14,7% có cha hoặc mẹ đã
chết, tỷ lệ này là 6,8% ở nhóm 14-17 tuổi. Con số
6,8% này phản ánh tỷ lệ tử vong bình thường trong
những năm gần đây của cha mẹ những thanh thiếu
niên 14-17 tuổi.
Có 4,7% thanh thiếu niên mất cha hoặc mẹ trong
thời kỳ thơ ấu (trước tuổi 14) trong đó tỷ lệ này cao
hơn ở nhóm tuổi lớn hơn và nhóm các dân tộc thiểu
số. Đơn cử có 7,4% thanh thiếu niên dân tộc thiểu
số đã mất cha hoặc mẹ so với 4,3% thanh thiếu niên
dân tộc Kinh. Cha mẹ chết là một biến cố dễ gây
sốc, tổn thương và có thể được coi là một yếu tố
nguy cơ cho sự phát triển của thanh thiếu niên.
Ở nhiều xã hội, việc cha mẹ ly dò hoặc ly thân là
lý do chính làm cho con cái không được sống
chung với cả cha và mẹ. Kết quả SAVY cho thấy
việc cha hoặc mẹ chết mới là lý do chính, trong
khi đó ly dò và ly thân chỉ chiếm một phần nhỏ
làm con cái không được sống chung với cả hai cha
mẹ. Tỷ lệ thanh thiếu niên sống chung với cả cha
và mẹ dao động từ 82,7% ở nhóm tuổi 22-25 đến
90,9% ở nhóm tuổi 14-17. Trong đó tỷ lệ có cha
mẹ còn sống ở hai nhóm này là 85,3% và 93,2%.

Như vậy, ly dò, ly thân có thể giải thích cho
khoảng 1/3 trường hợp thanh niên không được
sống cùng cả cha và mẹ, còn tử vong cha mẹ giải
thích cho khoảng 2/3 trường hợp
*
.
Có 2,6% thanh thiếu niên trong toàn mẫu có cha
mẹ ly dò, tỷ lệ này ở thành thò là 4,7% so với 2% ở
nông thôn. Sự khác biệt này cho thấy tình trạng
mâu thuẫn, xung đột gia đình có lẽ do ảnh hưởng
của lối sống thành thò với những thay đổi nhanh
chóng và nhiều sức ép. Tỷ lệ ly dò cao hơn ở
thành thò cũng có thể do điều kiện tiếp cận thông
tin và dòch vụ hỗ trợ pháp lý liên quan đến hôn
nhân gia đình thuận lợi hơn so với ở khu vực nông
thôn, do ảnh hưởng của lối sống phương Tây hoặc
cũng có thể do tình trạng ly hôn ở nông thôn
không được báo cáo đầy đủ. Vì ly dò là yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến sự bền vững và gắn kết
trong gia đình và tình trạng này xảy ra nhiều hơn
ở thành thò cho nên thanh thiếu niên thành thò
được xem là nhóm dễ bò tổn thương hơn.
1.4. Lập gia đình
Tỷ lệ thanh thiếu niên tham gia điều tra SAVY đã
lập gia đình chiếm 15,8% trong đó 21% nữ, 10%
nam. Điều này cũng phù hợp với các số liệu khác
phản ánh xu hướng lập gia đình muộn trong
những thập niên gần đây. Tỷ lệ thanh niên đã lập
gia đình ở nông thôn cao hơn thành thò (17,5% so
với 10,4%). Nhóm 14-17 tuổi chỉ có 0,4% đã lập gia

đình, lên tới 14,1% ở nhóm 18-21 tuổi và đạt gần
50% ở nhóm 22-25 tuổi. Rõ ràng khi tuổi tăng thì
tỷ lệ lập gia đình cũng tăng với cả 2 giới. Độ tuổi
trung bình lập gia đình ở nam là 21 và ở nữ là
19,5. Khác biệt thể hiện rõ ở tỷ lệ lập gia đình của
nhóm nữ thanh niên 22-25 tuổi ở thành thò và
nông thôn với tỷ lệ tương ứng là 38% và 68%. Điều
này cho thấy cần có hỗ trợ về giáo dục, y tế, dòch
vụ việc làm đa dạng để đáp ứng nhu cầu của 2
nhóm này.
Khoảng 1/3 thanh thiếu niên đã lập gia đình tự
quyết đònh về việc chọn bạn đời của mình, gần
2/3 còn lại có sự tham dự của gia đình. Truyền
thống của gia đình Việt Nam là cặp vợ chồng sau
khi cưới ở với gia đình nhà chồng vẫn phổ biến.
Khoảng 75% thanh thiếu niên đã lập gia đình
sống với gia đình bên chồng và 14% sống với gia
đình bên vợ ngay sau khi cưới. Chỉ có 11% ở
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
* Kết quả này hơi khác với khuôn mẫu ở một số nước Đông
nam Á khác như Philippines và Thái lan. Ở những nước này
yếu tố ly dò/ly thân quan trọng hơn chút ít so với yếu tố tử
vong.
26
riêng và tính trên nhóm 22-25 tuổi thì tỷ lệ này là
13,5%, thành thò và nông thôn tương đương. Mặc
dù vậy, tỷ lệ 13,5% (hơn 1/10) cặp sống riêng có
thể là chỉ báo cho xu thế gia đình hạt nhân trong
tương lai.
Khi được hỏi có hài lòng với cuộc sống vợ chồng

không, có 90-95% nam và nữ thanh niên cả thành
thò và nông thôn đều nói “hài lòng” hay thường là
“rất hài lòng”. Mức độ hài lòng cao như vậy hoàn
toàn là hợp lý khi đại bộ phận những người trả lời
mới kết hôn. Tuy vậy cũng cần lưu ý là ở khu vực
nông thôn đặc biệt là nữ thanh niên ở nông thôn
(khoảng 9%) nói cuộc sống vợ chồng của họ cũng
“tạm được” hoặc “không hài lòng” hay “rất không
hài lòng”. 5,3% nam nữ đã có gia đình nói họ bò
vợ hoặc chồng đánh trong đó 2,7% nhóm nam và
6,5% nhóm nữ (nữ 22-25 tuổi có 8% nói bò chồng
đánh).
1.5. Trải nghiệm sống xa gia đình
Có 32% nữ và 27% nam đã từng sống xa gia đình
trên một tháng. Lý do sống xa gia đình phổ biến là
làm việc kiếm tiền (46,2%), đi học (25,9%), đi nghỉ
hè/du lòch (17,3%). Trong đó, tỷ lệ thanh thiếu
niên nông thôn đi làm nhiều hơn thành thò (50,5%
so với 31,2%), và tỷ lệ thanh thiếu niên thành thò
đi học xa nhà nhiều hơn (32,6% so với 24%).
Hầu hết thanh thiếu niên đi học trong năm 2003
đều sống cùng với gia đình (97,7%). Tuy nhiên nếu
xét nhóm nữ nông thôn tuổi 18-21 thì chỉ có 88,5%
sống cùng gia đình và 4,7% sống nội trú trong
trường, 5,8% ở với gia đình khác. Con số này thực
ra chưa đầy đủ vì một số thanh thiếu niên đang ở
nội trú, ở ký túc xá các trường phổ thông, đại học
và trung học chuyên nghiệp khi cuộc điều tra
SAVY đang tiến hành. Trong số thanh thiếu niên
không tham gia điều tra, phần lớn là đang đi học

hoặc đi làm xa.
1.6. Quan hệ gắn bó với gia đình
Nhìn chung, cuộc điều tra cho thấy một tỷ lệ lớn
95% thanh thiếu niên có mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ với gia đình và cảm thấy có giá trò đối với gia
đình. Thực tế sự gắn bó với gia đình ghi nhận
được từ cuộc điều tra này là một dẫn chứng quan
trọng cho thấy gia đình là một yếu tố bảo vệ đối
với thanh thiếu niên Việt Nam. Những nghiên cứu
gần đây cho thấy nhiều lao động nhập cư vẫn rất
gắn bó với gia đình ở quê
2
. Vấn đề gắn bó với gia
đình sẽ được phân tích kỹ hơn ở Chương 11.
1.7. Những dấu hiệu bất hòa
Xung đột trong gia đình, được xác đònh bằng các
cuộc cãi vã thường xuyên, xảy ra với tỷ lệ 8,9%
trên tổng số thanh thiếu niên được điều tra. Trong
số thanh thiếu niên sống trong gia đình bất hòa,
26,6% có cha uống rượu nhiều/nghiện rượu, tỷ lệ
này cao hơn nhiều so với nhóm thanh thiếu niên
sống trong những gia đình không có xung đột (chỉ
có 14,6% có cha uống nhiều rượu/nghiện rượu)
(Biểu đồ 2).
Một số nhỏ thanh thiếu niên cho biết đã từng bò
người trong gia đình đánh gây thương tích (2,2%).
Tỷ lệ này cao hơn ở nam thanh thiếu niên nói
chung (2,9% so với 1,5% ở nữ) và nam thanh thiếu
niên thành thò tuổi 14-17 nói riêng với tỷ lệ là 4,6%.
1 Haughton, Johnathon Những đổi thay vượt bậc trong giai

đoạn bùng nổ phát triển kinh tế: Nghiên cứu tình hình tại
Việt Nam, Tổng cục Thống kê và UNDP, Nhà xuất bản
Thống kê Hà Nội 2001.
2 WHO, Dự án Nghiên cứu 3 nước khu vực, Thanh niên và
di dân ở Đồng bằng sông Cửu long-Kết quả sơ bộ (chưa
công bố).
Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam
BIỂU ĐỒ 2 Xung đột trong gia đình liên quan
với cha uống nhiều rượu

×