Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm về đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.44 KB, 5 trang )

Câu hỏi trắc nghiệm về đặc điểm hệ
hô hấp ở trẻ
Mốc giải phẫu để phân chia bộ máy hô hấp thành đường hô hấp trên và đường hô hấp
dưới:
A. Họng.
B. Khí quản.
@C. Nắp thanh quản.
D. Thanh quản.
E. Phế quản gốc.
Khi trẻ em bị viêm mũi, hoạt động hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng như thế nào:
A. Không ảnh hưởng vì trẻ có thể thở bằng miệng.
B. Không ảnh hưởng vì mũi thuộc về đường hô hấp trên.
C. Không ảnh hưởng vì chức năng sưởi ấm và lọc sạch của mũi vẫn hoạt động tốt.
D. Không ảnh hưởng do chức năng loại thải vi khuẩn, virus, bụi ở trẻ em tốt.
@E. Trẻ khó thở và khó bú do tình trạng xuất tiết và phù nề ở mũi.
Trẻ nhỏ ít bị chảy máu cam là do:
A. Lỗ mũi và ống mũi hẹp.
B. Niêm mạc mũi dày và thô.
C. Khả năng sát trùng của niêm dịch tốt.
@D. Tổ chức hang ở lớp dưới niêm mạc mũi ít phát triển.
www.yhocduphong.net
E. Tổ chức hang ở lớp dưới niêm mạc mũi phát triển mạnh.
Tại sao dị vật đường thở dễ rơi vào nhánh phế quản phải:
A. Nhánh phế quản phải rộng và đi sang một bên so với khí quản.
@B. Nhánh phế quản phải rộng và đi xuôi xuống dưới.
C. Nhánh phế quản trái hẹp và đi xuôi xuống dưới.
D. Nhánh phế quản trái rộng và nằm cao hơn nhánh phế quản phải.
E. Nhánh phế quản phải nằm cao hơn so với nhánh phế quản trái.
Đặc điểm chung của thanh khí phế quản trẻ em là:
A. Lòng tương đối rộng, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc
có ít mạch máu.


@B. Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng và
niêm mạc có nhiều mạch máu.
C. Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc
có ít mạch máu.
D. Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc
có nhiều mạch máu.
E. Lòng tương đối rộng, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn chắc và niêm mạc có ít
mạch máu.
Đặc điểm nào sau đây phù hợp với cấu tạo phổi trẻ em:
@A. Có nhiều mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, các cơ hô
hấp chưa phát triển hoàn chỉnh.
B. Có ít mạch máu và bạch mạch, ít cơ trơn, nhiều tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp phát
triển hoàn chỉnh.
www.yhocduphong.net
C. Có nhiều mạch máu và bạch mạch, ít cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp chưa
phát triển hoàn chỉnh.
D. Có nhiều mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ trơn, nhiều tổ chức đàn hồi, các cơ hô
hấp chưa phát triển hoàn chỉnh.
E. Có nhiều mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp
đã phát triển hoàn chỉnh.
Số rãnh liên thùy ở phổi phải trẻ em là:
A. 1.
@B. 2.
C. 3.
D. 4.
E. 5.
Nhịp thở của trẻ sơ sinh được mô tả :
A. Thở đều, có những cơn ngưng thở dài.
B. Thở đều, không có những cơn ngưng thở.
C. Thở không đều, có những cơn ngưng thở dài.

D. Thở đều, có những cơn ngưng thở ngắn.
@E. Thở không đều, có những cơn ngưng thở ngắn.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một trẻ sơ sinh được cho là có thở nhanh khi tần số thở
của trẻ:
A. ≥ 30 lần/phút.
B. ≥ 40 lần/phút.
C. ≥ 50 lần/phút.
www.yhocduphong.net
@D. ≥ 60 lần/phút.
E. ≥ 70 lần/phút.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng tuổi được cho là có thở
nhanh khi tần số thở của trẻ:
A. ≥ 30 lần/phút.
B. ≥ 40 lần/phút.
@C. ≥ 50 lần/phút.
D. ≥ 60 lần/phút.
E. ≥ 70 lần/phút.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi được cho là có thở nhanh
khi tần số thở của trẻ:
A. ≥ 30 lần/phút.
@B. ≥ 40 lần/phút.
C. ≥ 50 lần/phút.
D. ≥ 60 lần/phút.
E. ≥ 70 lần/phút.
Nếu so với người lớn thì thành phần khí ở phế nang trẻ em trong điều kiện bình
thường có đặc điểm:
A. Thành phần khí oxy và khí cácboníc cao hơn.
B. Thành phần khí oxy và khí cácboníc thấp hơn.
@C. Thành phần khí oxy cao hơn và thành phần khí cácboníc thấp hơn.
D. Thành phần khí oxy tương đương và thành phần khí cácboníc thấp hơn.

www.yhocduphong.net
E. Thành phần khí oxy thấp hơn và thành phần khí cácboníc cao hơn.
Bình thường, áp suất riêng phần của oxy trong máu động mạch trẻ em là:
A. 45 mmHg.
B. 55 mmHg.
C. 65 mmHg.
@D. 75 mmHg.
E. 85 mmHg.
www.yhocduphong.net

×