Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU CÓ GIÁ TRỊ: Cây Tỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.24 KB, 31 trang )


CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT TRỒNG
MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU CÓ GIÁ TRỊ
A.KỸ THUẬT TRỔNG CÂY TỎI
1. Giới thiệu chung về cây tỏi
1.1. Nguồn gốc
- Cây tỏi (Allium satium L.) thuộc chi Hành
(Allium), họ Alliaceae.
- Tỏi là những cây rau gia vị được trồng từ thời
cổ Hy Lạp và La Mã. Con người biết đến tỏi từ
3000 năm trước Công nguyên.
- Tỏi có nguồn gốc vùng Tây Bắc Á và Trung Á
(Grubben và Denton, 2004).

- Theo những báo cáo của Ai Cập cổ đại,
những người công nhân xây dựng Kim Tự
Tháp dùng tỏi trong những bữa ăn hàng
ngày.
- Tại Châu Âu, tỏi đã được xem là gia vị
phổ biến từ những ngày của Đế quốc La
Mã và nó đã được sử dụng rộng rãi từ Ấn
Độ đến Đông Á.
- Tỏi là loại rau gia vị cao cấp và là loại
thuốc quí đã có từ lâu đời ở Việt Nam.

Một số giống tỏi được trồng tại Việt Nam
- Tỏi địa phương: tỏi gié, tỏi trâu trồng nhiều
ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Giống tỏi trắng: lá to bản xanh đậm, củ to
đường kính 4 - 4,5 cm.
- Giống tỏi tía: lá dày, cứng, màu xanh nhạt,


củ chắc và cay hơn tỏi trắng, củ nhỏ hơn
đường kính 3,5 - 4 cm.

- Tỏi Hà Nội: Lá mầm xanh hơi sẫm, lá thật
dạng mềm, màu xanh ngà, phiến lá mỏng.
Thân củ khi non có màu tía nhạt, khi già
có màu nâu nhạt, tròn dẹt.
- Tỏi Vân Nam: Lá xanh sẫm, lá đứng có
dạng lòng máng, củ non và già đều có
màu tía, hình dạng củ tròn dẹt.

1.2. Giá trị và công dụng của tỏi
- Theo Balch (2000), cây tỏi chứa 21 chất
Alkanoit thực vật, 9 loại khoáng chất như:
Ca, Fe, Zn, P, Mn, K, Mg, v.v và 4 loại
vitamin B
1
, B
2
, B
3
và C. Tỏi chứa chất
Allicin và Quercetin là dược liệu quí trị
được chứng cao huyết áp, cảm lạnh, ho,
viêm phổi.
- Tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối
u và ung thư như: ung thư dạ dày, ung
thư cột sống, ung thư phổi, ung thư thanh
quản, v.v.



- Phòng chống các bệnh tim mạch
- Tác dụng giảm đường huyết
- Tác dụng kháng sinh: kháng khuẩn, kháng
virus, xua đuổi côn trùng,
- Phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa.
- Giải độc kim loại nặng.
- Giải độc nicotin mãn tính cho người nghiện
thuốc lá và công nhân sản xuất thuốc lá.


1.3. Đặc điểm thực vật học
1.3.1. Rễ
- Thuộc loại rễ chùm, phát triển kém, rễ
tập trung ở lớp đất mặt. Hệ rễ có nhiều sợi
dài, phân nhánh yếu, chúng được bao phủ
một số lượng lớn lông hút.
- Loại rễ này rất dễ khô héo khi nhổ lên. Vì
vậy phải gieo trồng ở đất màu mỡ, tơi xốp
và đủ ẩm.

1.3.2. Thân
- Tỏi là cây thảo. Thân thật của tỏi rất
ngắn, chúng là dạng đế giò nằm sát ngay
dưới thân giả (thân củ).
- Thân củ cây tỏi bao gồm số nhánh (tép)
được liên kết với nhau do những màng
mỏng. Mỗi củ có 7 – 8 nhánh, nhiều trên
10 nhánh tùy theo giống và kỹ thuật trồng.


1.3.3. Lá
- Lá cứng, hình ống, thẳng dài 15 – 50 cm,
rộng 1 - 2,5 cm có rãnh khía, mép lá hơi
ráp.
- Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ
sau này phát triển thành một tép tỏi; các
tép này nằm chung trong một cái bao (do
các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi
tức là thân hành (giò) của tỏi.

1.3.4. Hoa và hạt:
- Hoa xếp thành tán ở ngọn thân. Hoa có
6 lá đài, 6 nhị và nhụy. Hoa thụ phấn
chéo, bao hoa màu trắng hay hồng bao
bởi một cái mo dễ rụng. Thời gian ra hoa
kéo dài hàng tháng.
- Hạt có màu đen, hình đa giác, vỏ cứng,
sù sì, dày, có khoảng 250 – 400 hạt/ gam
hạt.

1.4.1. Nhiệt độ
- Tỏi nói chung có xuất xứ từ các nước Trung Á.
Do vậy tỏi ưa nhiệt độ mát và là cây chịu lạnh.
Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát
triển khoảng 18 - 20
o
C, để tạo củ cần nhiệt độ 20
– 22
o
C.

1.4.2. Ánh sáng:
- Tỏi là cây ưa ánh sáng ngày dài. Thời gian
chiếu sáng ngắn 8 giờ/ngày làm giảm tổng hợp
Vitamin C, tăng cường sự sinh trưởng của lá,
kéo dài thời gian sinh trưởng, không tạo củ.
1.4. Nhu cầu sinh thái

1.4.3. Độ ẩm
- Độ ẩm đất tùy vào giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của cây, cần ở mức 70-80% cho
phát triển thân lá, 60% cho củ lớn.
1.4.4. Nước
- Thời kỳ nẩy mầm đến khi cây có 4 – 5 lá
thật yêu cầu ẩm độ cao, đất phải ẩm
thường xuyên.
- Thiếu nước, cây phát triển kém, lá ngừng
sinh trưởng, củ nhỏ. Ngược lại, nếu thừa
nước cây sẽ phát sinh bệnh thối ướt, thối
nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo quản
củ do bộ rễ phát triển kém.

1.4.5. Đất:
- Tỏi có thể trồng trên nhiều loại đất
nhưng thích hợp nhất là đất có hàm lượng
chất hữu cơ cao. Loại đất nặng sẽ cản trở
quá trình phát triển củ đặc biệt nếu xảy ra
tình trạng thiếu nước (Allen, 2009).
- Theo Duff (2007), đất trồng tỏi phải là đất
pha cát, nhiều mùn, giàu chất hữu cơ,
tưới tiêu nước thuận lợi và pH trung tính

6,5-7,0.

1.2 Tình hình sản xuất tỏi trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất tỏi trên thế giới
- Bên cạnh cây hành, cây tỏi là loại cây lấy củ
được trồng hầu hết ở các nước Nam Á. Tỏi
được trồng nhiều ở Trung Quốc và Ấn Độ.
- Sản lượng tỏi tại Bangladesh là 43.000 tấn
và Pakistan là 60.000 tấn.
- Theo Arifeen (2010), trên thế giới hiện nay
có 175 nước trồng tỏi; trong đó 5 nước đứng
đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga và
Mỹ.

Bảng 1.1 Sản lượng tỏi của một số nước trên thế giới (11/2008)
Nguồn: Food and Agricultural Organization of United Nations

- Theo M.A.Rahim (2008), năng suất trung
bình tại Trung Quốc là 10,07 tấn củ
khô/ha. Năng suất tỏi biến động tùy theo
giống, thời vụ và đất đai, trong khoảng
3,96-8,56 tấn/ha.
- Về giá trị xuất khẩu, cây tỏi có giá trị xuất
khẩu cao. Tại Argentina hàng năm xuất
khẩu 80.478 tấn tỏi khô, giá tỏi trong
khoảng 11,02 USD/kg, tương đương
168.000 VND (Tạp chí Rau Hoa Quả Việt
Nam, 2007).

1.2.2. Tình hình sản xuất tỏi ở Việt Nam

- Tỏi được trồng nhiều tại các vùng Phan
Rang - Ninh Thuận, Đà Lạt - Lâm Đồng,
Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Bắc Giang.
- Tại huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi,
diện tích trồng tỏi lên đến 307 ha, năng
suất trung bình 5,7 tấn/ha. Giá tỏi bán tại
ruộng là 40.000 - 45.000 đ/kg.(năm 2010)
- Giá bán tại Tp. Hồ Chí Minh là 100.000 -
120.000 đ/kg.


Theo Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Hải
Dương (2010), Hải Dương có diện tích trồng
tỏi lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng, với
diện tích hơn 5.100 ha, tổng sản lượng hơn
51 nghìn tấn.

Năm 2006, xã Tường Phù (Phù Yên, Sơn La)
trồng 80 ha tỏi. Giống tỏi chính được trồng ở
đây là giống tía địa phương, năng suất bình
quân đạt 60 tấn/ha. Vào thời điểm chính vụ,
giá tỏi tươi bán tại chỗ là 4.000 đồng/kg; đến
cuối mùa, giá tỏi khô trên 10.000 đồng/kg
(Anh Đức, 2009).

- Lượng xuất khẩu tỏi của Việt Nam chưa
nhiều. Giai đoạn 1986-1990 xuất khẩu
được 2.000 tấn/năm sau ớt và tiêu. Theo
tạp chí Rau Hoa Quả Việt Nam (2007) thì

chủ yếu là xuất sang Indonexia.
- Khó khăn chính là do thiếu thị trường và
chất lượng sản phẩm chưa cao.

Bảng 1.2. Tham khảo giá tỏi xuất khẩu trung bình sang một số thị trường
tuần lễ từ 8/10 đến 17/10/08
Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam, 2008

- Bên cạnh đó, Tỏi cũng là mặt hàng nhập
nhiều nhất với kim ngạch chiếm 26% tổng
kim ngạch nhập khẩu rau của cả nước,
đạt 356 nghìn USD.
- Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tỏi
truyền thống của cả nước với đơn giá
trung bình đạt 204 USD/tấn (Rau hoa quả
Việt Nam, 2008).

2. Kỹ thuật canh tác
2.1. Thời vụ
- Mùa vụ thích hợp cho tỏi là: trồng vào tháng
9 - 10, thu hoạch củ vào tháng 1 - 2.
2.2. Chuẩn bị củ giống
- Trước khi trồng từ 5- 7 ngày dứt bỏ những
rễ củ tiếp đến tách bóc bẹ lá bao bọc phía
ngoài củ và lớp màng mỏng ngăn cách giữa
các nhánh (tép).
- Trước khi trồng ngâm giống trong dung dịch
phân lân 1-2% từ 1 – 2 giờ sau đó vớt ra để
ráo nước rồi trồng.


2.3. Làm đất, trồng củ
- Đất làm kỹ, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,2 -
1,5 m, rãnh rộng 0,3 m. Mỗi luống trồng 5-6
hàng, khoảng cách hàng 18 - 20 cm, khoảng
cách cây 8 – 10 cm.
- Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc,
khối lượng củ 12-15 g. Khi trồng ấn nhẹ
nhánh tỏi để 1/3 đến 1/2 nhánh tỏi nằm trong
đất.
- Khi trồng xong phủ một lớp rơm rạ băm
ngắn lên luống mặt dày 5 cm để giữ ẩm và
hạn chế cỏ mọc.

2.4. Bón phân
- Cây tỏi cũng yêu cầu lượng phân bón
cao hơn nhiều so với các cây màu khác.
- Theo Huỳnh Thị Kim Cúc (1997), phân
chuồng là thứ bắt buộc phải có vì nó
không những cung cấp chất dinh dưỡng
cần thiết nhất là Kali mà còn góp phần cải
tạo đất, làm cho tầng đất mặt luôn tơi xốp.
-
Khi bắt đầu hình thành củ thì bón nhiều
đạm, kali và lân vừa phải. Khi thân củ
phình to đến thời kỳ thành thục cần tăng
cường bón lân và kali, hạn chế bón đạm
hoặc ngừng bón đạm.

Lượng phân bón như sau (kg/1.000 m
2

):

×