Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kỹ thuật trồng 1 số cây lâm nghiệp chủ yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.67 KB, 12 trang )

Kü thuËt mét sè c©y l©m nghiÖp chñ yÕu
KỸ THUẬT TRỒNG TRE LẤY MĂNG
I. Trồng tre có một số ưu điểm sau:
- Măng mới mọc lên trong vòng ít tháng là hoàn thành sinh trưởng và có khả năng
thu hoạch.
- Tre có khả năng sinh sản năm này qua năm khác theo con đường vô tính, cho sản
lượng cao hàng năm và sau khi chặt không phải trồng mới.
- Các loại măng của tre là thực phẩm có giá trị kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu
cho thu nhập lớn.
- Tre là 1 trong các nguồn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp giấy, tre còn là
nguyên liệu để sản xuất sợi vải và làm đồ dùng thủ công mỹ nghệ...
- Trồng tre thành rào luỹ có tác dụng phòng hộ rất tốt, rễ tre bám chặt vào đất có khả
năng giữ đất, trống xói lở. Vì vậy tre được trồng ở chân đê, chân đập, ven khe, ven dòng
nước chảy... Ở vùng đồi, trung du tre còn được dùng làm hàng rào để bảo vệ sản xuất.
II. Một số loại tre lấy măng.
II.1. Cây sặt gai ( Còn gọi là tre đanh) – Chimonobambusa:
Loại này sống ở vùng cao độ dốc lớn, ưa lạnh, sống thành bụi hoặc đơn lẻ. Đường
kính trung bình thân cây 2- 4 cm ở 1/3 đốt, phần gốc có gai, cây cao 5-7m. Cây này rất dễ
trồng, phát triển tốt ở nhiệt độ 10-15
o
C, độ ẩm cao trên 85%. Năng xuất măng trung bình
( ở dừng tự nhiên) là 3tấn/ha/vụ. Măng sặt gai ăn rất ngon, được thế giới ưa chuộng.
II.2. Cây sặt trơn ( còn gọi là trúc cần câu) –
Phyllstachys nigravar-henonisstafex rendie:
Là loại sống ở núi cao ( trên 1000m so với mặt biển), cây mọc lẻ cụm nhỏ, đường
kính cây từ 2- 4 cm, cây cao từ 6-10m đầu cong như cần câu, mỗi mắt mang hai cành, phía
gióng mang cành có rãnh. Mo hẹp có lông mặt ngoài, lá hình ngọn giáo đầu nhọn, đuôi
nhọn sống nơi có tầng đất dầy, màu mỡ. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển tốt là từ
15-18
o
C, độ ẩm cao 85%. Năng suất măng trung bình trên 3tấn/ha/một năm. Sặt trơn dễ


nhân giống bằng hom thân 2-3 gióng, tốt nhất là trồng mùa mưa trên đất sét có độ phì cao.
II.3. Tre Mạnh Tông:
Loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đài Loan. Trước đây ở miền nam đã nhập
và trồng ở Đồng Nai, Bình Dương- Bình Phước. Tre Mạnh Tông phát triển nhanh mọc
thành bụi lớn hàng trăm cây, bộ rễ to, lá bản rộng, chịu hạn. Có tác dụng trống xói lở sườn
đồi. Tre Mạnh Tông thường trồng để bao đồi chống xói mòn và trồng các mô hình nông lâm
kết hợp. Loại này cho sản lượng măng 10 tấn/năm, măng ăn ngon, có giá trị xuất khẩu.
II.4. Tre Lục Trúc, Bát Độ và Tạp Giao:
141
Kü thuËt mét sè c©y l©m nghiÖp chñ yÕu
Những năm gần đây các giống tre này đã được nhập vào Việt Nam. Riêng tre Lục
Trúc, Điềm Trúc và Bát Độ phát triển rộng vì có một số ưu điểm hơn hẳn các giống tre
khác, đặc biệt là năng xuất.
Sau đây là kỹ thuật trồng chăm sóc 3 loại tre: Lục Trúc, Điềm Trúc và Bát Độ
III. Kỹ thuật trồng tre Lục Trúc, Trúc Điềm và Bát Độ
III.1. Đối với tre Lục Trúc ( Còn gọi là tre Đài Loan)
Là loại có thân lá màu xanh lục, ưa khí hậu nhiệt đới,đất ẩm, tốc độ phát triển nhanh,
cho sản lượng 10 tấn măng/ha. Dễ nhân giống bằng hom thân 2-3 gióng, thời điểm trồng tốt
nhất là trong mùa mưa trên đất sét có độ phì cao. Loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn
Độ được trồng rộng rãi trên đảo Đài Loan nên có tên thường gọi là tre Đài Loan. Măng có
màu xanh đặc sắc, chất lượng ngon, được thị trường thế giới ưa chuộng.
Hiện nay Lục Trúc được nhập từ Đài Loan và trồng thử nghiệm thành công ở Lộc
Ninh, Tân Yên – Bắc Giang.
*) Chuẩn bị đất và trồng cây:
Hố đào với kích thước 60cm x 60cm x 60cm, cự ly trồng 4m x 5m tương đương với
mật độ 500 - 600 cây/ha. Bón lót khoảng 15kg phân truồng hoai cho một hố, sau đó phủ
trên phân 1 lớp đất bột và đặt hom giống theo chiều nước chảy để trồng. Sau đó tưới nước
vào gốc và phủ kín gốc để giữ ẩm chống khô kiệt, hạn chế cỏ dại.
*) Thời vụ trồng, chăm sóc:
Trồng vào tháng 2-3 và 4 dương lịch hàng năm, thời điểm bón phân vào tháng 5,6

tháng 7,8 khi cây ra chồi măng chỉ để 2-4 chồi ở mỗi hốc. Sang năm thứ 2 chỉ để không quá
8 chồi măng ở mỗi hốc.
Lịch trồng và chăm sóc, thu hoạch và chế biến tre Lục Trúc lấy măng xuất khẩu.

Cải tạo đất các
tháng 11.12.1
Đào hố trồng các
tháng 2.3
Làm cỏ bón phân các
tháng 5 và 6
Thu hoach đại trà,
chế biến, xuất khẩu
Làm cỏ bón phân các
tháng 9.10.11.12 và các
tháng 1.2 năm sau
Ra chồi bói các
tháng 7.8
Tuần tự thu hoạc hàng năm,
mỗi năm 3 tháng: 7.8.9
đồng thời đánh tỉa, nhân
giống vào các tháng 10.11.12
Diện tích từ năm thứ 3 trở đi
tăng gấp 2 lần so với năm
trước đó
142
Kü thuËt mét sè c©y l©m nghiÖp chñ yÕu
III.2. Trồng tre Bát Độ và Điềm Trúc lấy măng:
Bát Độ là tên một ông nông dân ở Trung Quốc đã trồng giống tre có măng to và
ngon để tiến Vua cách đây 400 năm, giống tre này mang tên Bát Độ đến ngày nay.
Tre Điềm Trúc được nhập từ Trung Quốc và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi

phía Bắc.
III.2.1. Đặc điểm sinh thái: Tre Bát Độ và Điềm Trúc có nguồn gốc ở vùng nhiệt
đới, sinh trưởng ở nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18-26
o
C, nhưng có thể chịu lạnh ở nhiệt
độ 6-8
o
C và chịu nóng ở 34-36
o
C. Lượng mưa trung bình 1400mm trở lên, số giờ nắng từ
1300-1600 giờ/năm. Những nơi có nhiệt độ, lượng mưa và giờ nắng cao hơn cũng có thể
trồng được tre Bát Độ.
III.2.2. Chọn đất trồng tre
Tre Bát Độ và Điềm Trúc không đòi hỏi cao về đất trồng: Thích hợp nhất là đất
đồng bằng, đất sung quanh hồ ao, ven sông suối, tầng đất dầy, xốp. Tre Bát Độ và Điềm
Trúc chịu được hạn, nên đối với đất đồi núi thấp có độ cao từ 300 – 400m, thậm chí 500m
cũng có thể trồng được, tuy nhiên không nên trồng tre Bát Độ và Điềm Trúc ở nơi qúa cao
và qúa dốc.
III.2.3 Cây giống:
Cây giống tre Bát Độ và Điềm Trúc được lấy từ vườn nhân giống riêng. Mỗi mống
(gốc) đem trồng để lấy măng có độ dài từ 20 – 30cm, đường kính thân 3- 6cm, ở gốc có một
ít rễ.
III.2.4. Thời vụ trồng: Từ tháng 1 đến tháng 3, tốt nhất là trồng ở tháng 1 (trước tết
âm lịch) là thời kỳ cây đang ở trạng thái ngủ.
III.2.5. Mật đột trồng: Khoảng 1.110 cây/ha, cách cây 3m, cách hàng 3m.
III.2.6. Kích thước hố: Đào hố theo kích thước: Dài 70cm x rộng 70cm x sâu 30cm.
Hố được đào trước khi trồng ít nhất là 1 tháng. Muốn cây bén rễ, đâm trồi và ra măng
nhanh, cần lót hố trồng bằng bùn ao, đất phù sa hoặc phân chuồng hoai trước khi đặt cây
giống. Tốt nhất là bón lót bằng phân chuồng hoai ( 15 – 25kg/hố), đảo đều với đất bột cho
vào hố trước khi trồng.

III.2.7. Cách trồng: Đặt cây thẳng đứng, nếu bón lót phân chuồng thì phải lấp đất
bùn tơi xốp lên trên lớp phân dày khoảng 5 – 10cm, sau đó mới đặt cây giống. Dùng lớp đất
mặt đã loại bỏ sỏi đá lấp cách mặt hố 10 – 15cm (trên cổ gốc tre 1 ít), phải dậm chặt dần từ
ngoài vào trong. Sau đó phủ cỏ, rác lên trên và tưới nước.
III.2.8. Chăm sóc bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh:
- Trừ cỏ và xới đất: 1 năm trừ cỏ và xới đất 2 lần. Lần thứ nhất làm trong tháng 5 –
6, lần thứ 2 làm trong tháng 8 – 9 là tốt nhất.
143
Kü thuËt mét sè c©y l©m nghiÖp chñ yÕu
- Bón phân: Đối với rừng tre Bát Độ và Điềm Trúc mới trồng, bón phân chuồng, đất
bùn ao vào vụ Thu - Đông là tốt nhất. Lượng phân chuồng bón khoảng 22,5 – 37,5 tấn/ha,
đất bùn ao 37,5 – 60 tấn/ha. Đối với những loại phân khoáng như phân tổng hợp, lân, đạm...
nên bón vào vụ Xuân – Hè. Mỗi khóm bón 0,25 – 0,5 kg.
- Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh:
+ Không được thả trâu, bò, lợn vào rừng tre mới trồng.
+ Sâu bệnh chủ yếu là: Sâu Voi và bệnh thối măng.
Phòng trừ: Sâu Voi thường hoạt động và đẻ trứng vào lúc 9 – 12 giờ và từ 15 đến
tối, trong thời gian này nên bắt sâu để diệt. Khi ấu trùng chuyển hoá thành sâu thì dùng
thuốc Dipterex 90% pha loãng 1/500 để phun.
Bệnh thối măng: Phải dùng thuốc Promidi pha loãng 1/500 phun định kỳ 7 ngày 1
lần để phòng bệnh.
III.2.9. Năng xuất và thời gian thu hoạch:
Tre Bát Độ có năng xuất măng rất cao. Năm thứ 3 trở đi sau khi trồng, mỗi cây
măng Bát Độ lúc còn ở giai đoạn chìm ( Trong đất) có đường kính từ 10-30 cm, nặng
3-8kg. Ở Trung Quốc, mỗi khóm cho từ 15-20 cái măng, trung bình thu được khoảng
80-150kg/năm trở lên. Năng suất cao nhất 1 năm thu 135 tấn/ha. Năng xuất trung bình đạt
từ 85-90 tấn/ha/năm.
Thu hoạch măng tiến hành từ năm thứ 3 trở đi sau khi trồng. Thời gian khai thác
măng dài khoảng 15-20 năm, mỗi năm thu hoạch nhiều lần, từ tháng 3 đến tháng 11-12.
Khi măng mới nhú lên ( đất nứt hơi bị đội lên) thì tiến hành thu hoạch. Nếu để măng

lên khỏi mặt đất thì măng sẽ biến thành màu xanh lục, thịt măng sẽ bị xơ hoá, chất lượng sẽ
bị giảm nhiều. Vì vậy, phải lấp đất và che phủ cho măng, không để ánh sáng mặt trời chiếu
vào măng.
Các tháng vụ hè thu ( tháng 5-10) nhiệt độ cao, mưa nhiều, măng mọc rộ thì cứ 3-5
ngày thu một lần; còn các tháng khác cứ 5-7 ngày thu măng 1 lần, tốt nhất cắt măng vào
buổi sáng. Dùng cuốc cán ngắn, bới chỗ đất nứt, củ măng sẽ lộ dần ra, rồi cùng dao sắc cắt
tách măng ra khỏi gốc cây mẹ. ( Chú ý không làm tổn thương đến gốc cây măng vì ở đó có
rất nhiều mắt sinh trưởng để ra măng mới).
Để nâng cao chất lượng của măng, trong thời gian thu hái măng phải dùng đất tơi
xốp + mùn hữu cơ phủ gốc cho khóm măng thành một lớp đất dày 16-30 cm hoặc hơn nữa.
III.2.10. Cách để cây con thay thế cây mẹ:
Tre Bát Độ, Điềm Trúc từ năm thứ 4 – 6 sinh trưởng rất mạnh. Thông thường từ
năm thứ 3 đến năm thứ 5 chỉ lấy măng, không để măng mọc thành cây. Đến năm thứ 6 thì
để 3 – 4 cây con mọc lên thay thế các cây mẹ, bỏ các cây tre mẹ già vào mùa đông. Sau đó,
144
Kü thuËt mét sè c©y l©m nghiÖp chñ yÕu
từ năm thứ 7 đến năm thứ 9 lại tiếp tục lấy măng. Đến năm thứ 10 lại để 3 – 4 cây con mới
mọc thay thế các cây mẹ.
Mỗi khóm tre Bát Độ, Điềm Trúc chỉ nên để từ 8 – 10 cây mẹ và cứ cách 3- 4 năm
lại chặt bỏ đi 3 – 4 cây già, để 3 – 4 cây mới.
KỸ THUẬT TRỒNG TRÚC SÀO
I. Giá trị kinh tế:
- Cây trúc sào thuộc họ tre, trúc có thân ngầm, mọc tản. Từ thân ngầm phát triển các
cây đơn lẻ, có khoảng cách xa nhau.
- Cây trúc sào có đường kính khá lớn (8 – 12cm), cao tới 15 – 20m, là nguyên liệu
quan trọng cho sản xuất mành xuất khẩu. Rừng trúc phát triển rất nhanh, 1ha rừng trúc sào 8
năm có thể cho thu nhập 1.200 – 1.500 cây/ha/năm. Trị giá 24 – 30 triệu đồng. Ngoài ra,
trúc sào còn là nguyên liệu để sản xuất bàn ghế và các dụng cụ trong gia đình.
II. Các đặc tính sinh học:
Cây trúc sào thích hợp với khí hậu á nhiệt đới, có nhiệt độ bình quân năm 16 – 18

o
C.
Lượng mưa 1.500 – 2.000 mm/năm, có mùa đông dài. Cây trúc chịu được sương giá, là loại
145

×