Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm về vàng da sơ sinh ở trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.88 KB, 6 trang )

Câu hỏi trắc nghiệm về vàng da sơ
sinh ở trẻ
Tình trạng vàng da đặc thù ở thời kỳ sơ sinh là vàng da do trong máu tăng:
A. Tiền chất vitamin A
B. Biliverdin
@C. Bilirubin gián tiếp
D. Bilirubin trực tiếp
E. Cả bilirubin gián tiếp và trực tiếp
Vị trí kiểm tra vàng da ở trẻ sơ sinh là:
A. Kết mạc mắt và toàn bộ da
B. Từng phần cơ thể từ mặt, bụng, bàn tay/chân, cẳng tay/chân
C. Từng phần cơ thể từ bàn tay/chân, cẳng tay/ chân, bụng, mặt
@D. Từng phần cơ thể từ mặt, bụng, cẳng tay/chân, bàn tay/chân
E. Toàn bộ cơ thể
Trong vàng da sơ sinh, thời gian kéo dài vàng da là:
A. Thời gian từ khi bắt đầu đến khi hết vàng da
@B. Thời gian trẻ bị vàng da kể từ sau sinh đến thời điểm thăm khám
C. Thời gian từ khi vàng ở mặt đến khi vàng ở bàn tay/chân
D. Thời gian từ khi vàng ở bàn tay/chân đến khi vàng ở mặt
E. Thời gian từ khi vàng nhẹ đến khi vàng rõ đậm toàn thân
Ở một trẻ sơ sinh bị vàng da xét nghiệm cần thiết nhất phải làm là định lượng:
A. Bilirubin toàn phần
B. Bilirubin gián tiếp
C. Bilirubin trực tiếp
@D. Bilirubin gián tiếp và trực tiếp
E. Tiền chất vitamin A
Đặc điểm nào sau đây không giúp phân biệt vàng da do tăng bilirubin gián tiếp
với vàng da do tăng bilirubin trực tiếp:
56
A. Thời điểm xuất hiện vàng da
@B. Mức độ vàng da


C. Màu sắc vàng da
D. Màu phân và nước tiểu
E. Gan lách to hay không
Vàng da sinh lý gặp ở:
A. 45 – 60% trẻ đủ tháng, hơn 60% trẻ già tháng
B. 45 – 60% trẻ già tháng, hơn 60% trẻ đủ tháng
C. 45 – 60% trẻ đẻ non, hơn 60% trẻ già tháng
D. 45 – 60% trẻ đẻ non, hơn 60% trẻ đủ tháng
@E. 45 – 60% trẻ đủ tháng, hơn 60% trẻ đẻ non
Vàng da sinh lý thường có đặc điểm:
A. Xuất hiện vàng da trong 24 giờ tuổi
B. Mức độ bilirubin máu > 12mg/dL
C. Diễn tiến vàng da không tăng lên
@D. Hết vàng da ở ngày thứ 10
E. Sắc màu của da là vàng sạm
Thái độ của người thầy thuốc trước một trẻ được xác định có vàng da sinh lý là:
A. Hoàn toàn yên tâm
B. Bảo với bà mẹ không có gì lo lắng hoặc theo dõi
C. Bảo với bà mẹ rằng trẻ có vấn đề
@D. Theo dõi trẻ thêm vài ngày đến khi hết vàng da
E. Không cần thiết chăm sóc gì thêm
Trong trường hợp vàng da xuất hiện trong vòng 24 giờ sau sinh thì nhận định nào sau
đây là sai:
@A. Là biểu hiện bình thường
B. Là vàng da bệnh lý
C. Bệnh có thể do mẹ truyền
D. Có thể do tan máu
E. Có nguy cơ bệnh nặng
Vàng da tăng bilirubin trực tiếp xảy ra trong trường hợp:
57

A. Vàng da sinh lý kéo dài
B. Có tắc ruột
C. Tăng tuần hoàn ruột - gan
@D. Có bệnh lý ở gan
E. Trẻ bị dị tật bẩm sinh
Yếu tố nào sau đây giúp gợi ý chẩn đoán nguyên nhân vàng da tan máu sau xuất huyết:
A. Biểu hiện thiếu máu rất rõ
B. Tiểu cầu giảm
@C. Tiền sử có sinh khó
D. Tiền sử có yếu tố nguy cơ nhiễm trùng
E. Dị tật bẩm sinh
Trong những tình huống sau ở trẻ sơ sinh đủ tháng, tình huống nào là vàng da sinh lý:
A. Xuất hiện vàng da khi 48 giờ tuổi, không có dấu hiệu bất thường nào khác ngoài
nôn, vàng da kéo dài 7 ngày
B. Xuất hiện vàng da khi 36 giờ tuổi, không có dấu hiệu bất thường nào khác, vàng da
kéo dài 15 ngày
C. Xuất hiện vàng da khi 23 giờ tuổi, vàng da kéo dài 6 ngày
@D. Xuất hiện vàng da khi 36 giờ tuổi, không có dấu hiệu bất thường nào khác, vàng
da kéo dài 7 ngày
E. Xuất hiện vàng da khi 48 giờ tuổi, bú ít và không có dấu hiệu bất thường nào khác,
vàng da kéo dài 7 ngày
Một trẻ sau sinh có Apgar 6/1’, 9/5’. Mẹ rỉ ối trước sinh 20 giờ, ối xanh hôi. Mẹ có
nhóm máu O, con nhóm máu B. Hôm nay ở 3 ngày tuổi trẻ xuất hiện vàng da, bú
và cử động ít hơn, không có dấu hiệu bất thường nào khác; sơ bộ nghĩ nhiều nhất
vàng da này là do:
A. Vàng da sinh lý
B. Ngạt
@C. Nhiễm trùng
D. Bất đồng nhóm máu mẹ con
E. Không phải những nguyên nhân này

58
Trẻ 2 ngày tuổi, con thứ 2, sinh mổ vì mẹ khung chậu hẹp, tuổi thai 36 tuần,
Apgar 6/1’, 8/5’. Nhóm máu mẹ là O, con A. Tiền sử có chị bị vàng da điều trị ở
khoa nhi sơ sinh. Hôm nay trẻ có vàng da, niêm mạc nhạt màu, bú và cử động ít
hơn; sơ bộ nghĩ nhiều nhất vàng da này là do:
A. Đẻ non
B. Ngạt
C. Tan máu sau xuất huyết
@D. Bất đồng nhóm máu mẹ con
E. Nhiễm trùng
Vàng da bệnh lý là bệnh cảnh vàng da có đặc điểm:
A. Luôn luôn xuất hiện sớm trước 24 giờ tuổi
B. Mức độ bilirubin không tùy thuộc tuổi thai
@C. Thường kéo dài hơn 2 tuần tuổi
D. Vàng da đơn thuần
E. Khi bilirubin trực tiếp < 2 mg/dL bất kỳ thời điểm nào
Vàng da ở trẻ sơ sinh là do các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Tan máu
B. Nhiễm khuẩn
C. Tắc mật
D. Tăng tuần hoàn ruột gan
@E. Tăng tiền chất vitamin A trong máu
Dấu hiệu vàng da trong tắc ruột sơ sinh là do:
A. Nôn nhiều
B. Bụng chướng
@C. Tuần hoàn ruột-gan tăng
D. Mật tắc
E. Nhu động ruột tăng
Trẻ đẻ non dễ bị vàng da nhân bởi những yếu tố nguy cơ sau, ngoại trừ:
A. Hạ đường máu

B. Hạ thân nhiệt
@C. Giảm CO
2
59
D. Toan máu
E. Rối loạn huyết động
Bilirubin gây độc nhất cho tế bào não là bilirubin:
A. Gián tiếp
B. Trực tiếp
C. Toàn phần
@D. Gián tiếp không kết hợp albumin
E. Gián tiếp kết hợp albumin
Một trẻ sơ sinh đẻ non, 3 ngày tuổi vào viện vì ngưng thở. Khám thấy trẻ có khóc
thét, cổ ngửa, co cứng người, thỉnh thoảng có co giật, da vàng ở lòng bàn tay
chân. Sơ bộ nghĩ nhiều đến chẩn đoán:
A. Xuất huyết não
B. Uốn ván rốn
C. Chấn thương sọ não
D. Bệnh não thiếu khí
@E. Vàng da nhân
Truớc một trẻ sơ sinh bệnh lý vàng da tăng bilirubin gián tiếp, yếu tố nào sau đây
không phải là yếu tố nguy cơ gây vàng da nhân:
A. Tan máu
B. Toan máu
@C. Hạ natri máu
D. Hạ đường máu
E. Hạ thân nhiệt
Điều trị triệu chứng vàng da tăng bilirubin gián tiếp gồm những phương pháp sau,
ngoại trừ:
A. Chiếu đèn

@B. Truyền Glucose
C. Truyền Albumin
D. Truyền Plasma
E. Thay máu
60
Thái độ xử trí trước một trẻ 7 ngày tuổi bị vàng da tăng bilirubin gián tiếp do
bướu máu là:
A. Chọc hút bướu máu
B. Thay máu
@C. Chiếu đèn
D. Truyền dịch Glucose
E. Truyền máu
Có thể hạn chế vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách:
@A. Cho bú mẹ sớm
B. Uống nước đường
C. Truyền dịch Glucose
D. Dùng Phenobarbital liều cao
E. Phơi nắng sớm
Điều trị vàng da tăng bilirubin trực tiếp là điều trị:
A. Triệu chứng
B. Nội khoa
C. Ngoại khoa
D. Kết hợp nội và ngoại khoa
@E. Nguyên nhân
Mức độ bilirubin để chiếu đèn không tùy thuộc vào:
A. Tuổi thai
B. Ngày tuổi
C. Cân nặng
D. Yếu tố nguy cơ
@E. Bệnh lý nguyên nhân

61

×