Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ VIỆT NAM 2011-2020 QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ & TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.56 KB, 66 trang )

TỔNG QUAN CHUNG TÌNH HÌNH Y TẾ VIỆT NAM 2001-2010
VÀ ĐỊNH HƯỚNG Y TẾ VIỆT NAM 2011-2020 QUA CÁC SỐ LIỆU
THỐNG KÊ & TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Tổng quan nhằm cung cấp một bức tranh về tình hình Y tế Việt Nam trong
giai đoạn 2001-2010 để rút ra những cơ hội và thách thức đốI với sức khoẻ của
người Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó thử nêu định hướng cho Y tế Việt Nam giai
đoạn 2011-2020. Tổng quan được chuẩn bị theo 3 tiếp cận là:
1. Tiếp cận hệ thống
2. Tiếp cận dịch tễ học
3. Tiếp cậnh kinh tế học.
Dựa trên 3 tiếp cận này, tổng quan phân tích 4 vấn đề sau đây:
1. Giai đoạn 2001-2010 trong quá trình phát triển của Y tế Việt Nam (phân
tích theo tiếp cận hệ thống)
2. Sức khoẻ và bệnh tật/Yếu tố ảnh hưởng sức khoẻ và bệnh tật giai đoạn
2001-2010 (phân tích theo tiếp cận dịch tễ học)
3. Nhu cầu và cung ứng CSSK/Yếu tố ảnh hưởng cung cầu CSSK giai đoạn
2001-2010 (phân tích theo tiếp cận kinh tế học)
4. Cơ hội và thách thức cho Y tế/Định hướng Y tế giai đoạn 2011-2020
(phân tích tổng hợp)
Tiếp cận hệ thống giúp xác định hệ thống Y tế Việt Nam trong từng giai
đoạn, từng phân kỳ phát triển thuộc mô hình nào trong các mô hình sau đây. Chính
tiếp cận này cho phép phân tích xu thế phát triển, định hướng của một hệ thống Y
tế.
1. Mô hình hệ thống Y tế công kiểu Beveridge (Anh quốc) là một hệ thống
hoàn chỉnh không gắn với hệ thông hành chính, hoạt động bằng ngân sách lấy từ
thuế thu nhập.
1
2. Mô hình hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa kiểu Semasko (Liên Xô) là một hệ
thống do Nhà nước tài chính và cung ứng.
3. Hệ thống Y tế phúc lợi theo mô hình Bismark (Đức, Pháp) là hệ thống Y
tế dựa trên bảo hiểm Y tế toàn dân; mỗi người dân phải đóng bảo hiểm Y tế theo


mức thu nhập của mình; những người thu nhập thấp được Nhà nước đóng hộ bảo
hiểm Y tế.
4. Hệ thống Y tế tư nhân theo mô hình Y tế Mỹ là một hệ thống dựa chủ yếu
trên cung ứng dịch vụ Y tế tư và bảo hiểm tư; Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ cho
người nghèo và người già thông qua một số cơ sở Y tế cộng đồng và bảo hiểm Nhà
nước (Quỹ KCB cho người nghèo, quỹ KCB cho người già)
5. Hệ thống Y tế công tư kết hợp là hệ thống dựa trên sự phân tách giữa cung
ứng và tài chính. Công và tư. Cung ứng có phần công, có phần tư. Tài chính có phần
công, có phần tư. Mỗi quốc gia có thể có tài chính công đến mức nào, tài chính tư
đến mức nào và cung ứng tư đến mức nào, cung ứng công đến mức nào.
Tiếp cận dịch tễ học giúp xác định tình hình sức khoẻ và bệnh tật, các yếu tố
ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật và xu thế thay đổi của sức khoẻ và bệnh tật dựa
trên các chỉ số sức khoẻ và bệnh tật. Chỉ tiêu phát triển thiên niên kỷ về con người
trong đó có các chỉ số sức khoẻ và bệnh tật của người Việt Nam là một cơ sở để
phân tích.
Tiếp cận kinh tế học coi CSSK là một loại hàng hoá đặc biệt có nhu cầu, có
cung ứng. Nhu cầu trong CSSK là nhu cầu (need) thay cho yêu cầu (demand) của
kinh tế học nói chung.
1. GIAI ĐOẠN 2001-2010 CỦA Y TẾ VIỆT NAM (Phân tích hệ thống)
1.1. Ba giai đoạn phát triển của Y tế Việt Nam
2
Ngành Y tế Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn sau: Giai đoạn trước cải tạo xã
hội chủ nghĩa (1946-1959), Giai đoạn Y tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình Y tế
Semasko (1959-1989), Giai đoạn đổi mới (từ sau 1989 đến nay).
1.1.1. Giai đoạn trước cải tạo xã hội chủ nghĩa
Giai đoạn trước cải tạo xã hội chủ nghĩa có một phân kỳ chiến tranh và một
phân kỳ hoà bình. Sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945),
một hệ thống Y tế đã được thiết lập trên cơ sở nền Y tế thuộc địa trước đó. Phân kỳ
chiến tranh trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954) có một hệ thống Y tế công
tư kết hợp thoát thai từ hệ thống Y tế thuộc địa kiểu Pháp. Tuy còn rất non trẻ, hệ

thống Y tế này đã phải đương đầu với chiến tranh (kháng chiến chống Pháp) và với
các bệnh lưu hành nặng nề như bệnh sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm như dịch
đậu mùa, dịch bại liệt,… Nhà nước chưa thể huy động nhiều nguồn lực công cho Y
tế nên phải động viên lòng yêu nước, huy động các nguồn lực công và tư, huy động
Đông Y và Tây Y, huy động dân Y và quân Y. Ngay từ thời kỳ đầu, ngành Y tế Việt
Nam non trẻ đã chủ trương coi vệ sinh phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ là chiến
lược dựa trên các biện pháp có thể lúc đó như tiêm chủng (chủng đậu) và giáo dục
Y tế. Lúc này, nhân lực y tế yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng Hoà đã phải giải quyết khó khăn nhân lực Y tế bằng cách đào
tạo nhiều loại hình nhân lực Y tế, đã mở ra đào tạo loại hình Y sĩ, đã đưa sinh viên
Y khoa ngay từ những năm đầu ra chiến trường và về địa phương thực hành. Song
song với hệ thống Y tế chính thống kháng chiến, một hệ thống Y tế tạm chiếm theo
kiểu trước năm 1945 (hệ thống Y tế thuộc địa kiểu Pháp) cũng đồng thời hoạt động
tại một số thành phố và thị xã do người Pháp chiếm đóng.
Sau hội nghị Geneve năm 1954, hệ thống Y tế kháng chiến và hệ thống Y tế
tạm chiếm được nhập vào thành một hệ thống Y tế chung tại phía Bắc Việt Nam từ
vĩ tuyến 17. Hệ thống Y tế này được tổ chức theo khuôn khổ của quản lý hành
chính Nhà nước với 3 cấp: quản lý hành chính là trung ương (Bộ Y tế), tỉnh (sở Y tế
tại các thành phố và ty y tế tại các tỉnh) và huyện (phòng Y tế). Một hệ thống phòng
bệnh dần dần được thiết lập với các viện đầu ngành như Viện Vệ sinh Dịch tễ (Viện
3
Pasteur), Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Công trùng, Viện Lao và bệnh phổi, v.v...,
các trạm Y tế tại tuyến huyện và các đội phòng bệnh tại tuyến huyện. Một hệ thống
khám chữa bệnh cũng dần dần hình thành với các bệnh viện và các phòng khám
bệnh bao gồm các bệnh viện trung ương, các bệnh viện tuyến tỉnh và các bệnh viện
tuyến huyện (cho các huyện lớn). Hệ thống Y tế cơ sở cũng dần dần được hình
thành với sự thiết lập các trạm y tế xã và các y tế thôn bản. Hệ thống Y tế thôn bản
là một sáng kiến lớn của Việt Nam. Hệ thống Y tế này dựa vào tài chính của các
hợp tác xã; nhân viên của trạm Y tế xã được hưởng công điểm như các xã viên và
làm việc phục vụ nhân dân của xã; nhân dân trong xã đóng góp sức người sức của

để xây dựng trạm Y tế xã, Nhà nước (các phòng Y tế và sở Y tế) giúp đào tạo nhân
lực, hướng dẫn và quản lý chuyên môn. Việt Nam đã phát tiển nhân viên Y tế cộng
đồng ngay từ thời gian này với phương thức đào tạo y tế 3 tháng, y tế 6 tháng, y tế 9
tháng lấy nguồn nhân lực cho đi đào tạo y tá và y sĩ. Nhiều phong trào vệ sinh yêu
nước đã được phát động. Trong thời gian này, các cơ sở Y tế công và tập thể được
phát triển mạnh. Song, nhiều cơ sở Y tế tư vẫn tồn tại bao gồm các bệnh viện tư như
bệnh viện Saint Paul của Toà xứ Hà Nội, các phòng khám bệnh của tư, các nhà
thuốc tư, v.v…
1.1.2. Giai đoạn Y tế xã hội chủ nghĩa
Năm 1989, cùng với chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa, hệ thống Y tế công
tư đã chấm dứt và thay vào đó là hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình
Semasko (Liên Xô). Các cơ sở Y tế tư bao gồm cả dược tư đều được cải tạo xã hội
chủ nghĩa và đưa vào hoạt động tại các cơ sở Y tế công hay tập thể; chỉ còn một số
nhỏ lang Y được hoạt động tư nhân tại cộng đồng theo truyền thống từ trước.
Hệ thống Y tế Semasko với đặc điểm Nhà nước cung ứng và tài chính các
dịch vụ Y tế kết hợp với mạng lưới trạm Y tế xã và Y tế thôn bản do nhân dân đóng
góp sức người sức của để xây dựng, do các hợp tác xã nông nghiệp tài chính bằng
công điểm như các xã viên, do Nhà nước đào tạo và quản lý về chuyên môn là đặc
thù của hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa của Việt Nam từ 1959 đến 1989.
4
Hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào công
cuộc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong chiến tranh phá hoại và trong xây dựng hoà
bình thống nhất đất nước. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam nhờ vậy đã cao
hơn so với nhiều quốc gia có mức thu nhập tương đương. Những kinh nghiệm của
hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được tổ chức Y tế thế giới (thuộc Liên
hiệp quốc) đánh giá cao về tính công bằng và hiệu quả. Ý tưởng chăm sóc sức khoẻ
ban đầu đã được thể hiện tại Việt Nam thông qua hệ thống trạm Y tế xã và Y tế
thôn bản, thông qua việc phát triển nhân viên Y tế cộng đồng với việc đào tạo Y tế
ba tháng, y tế 6 tháng và Y tế 9 ttháng cuối thập kỷ 1950 và đầu thập kỷ 1960.
Từ 1959 đến 1975, hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng góp vào

sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong xậy dựng xã hội chủ nghĩa và chống
chiến tranh phá hoại. Trong thời gian này, hệ thống Y tế dự phòng đã phát triển
tương đối hoàn chỉnh. Nhiều bệnh dịch đã được khống chế và tiêu diệt như đã sớm
tiêu diệt bệnh đậu mùa, khống chế bệnh sốt rét, bệnh bại liệt, v.v… Cũng trong thời
gian này, hệ thống khám chữa bệnh cũng đã được mở rộng, hầu hết các tỉnh đã có
bệnh viện đa khoa tỉnh tương đối hoàn chỉnh (trên 300 giường bệnh); một số tỉnh có
các bệnh viện chuyên khoa; hầu hết các huyện có bệnh viện đa khoa huyện (trên 50
giường bệnh); ngoài ra có nhiều phòng khám bệnh liên xã. Mạng lưới trạm Y tế xã
bao phủ hầu hết các xã và Y tế thôn bản có mặt ở hầu hết các thôn. Các bệnh viện
có chủ yếu là bác sĩ hoạt động và các trạm Y tế có chủ yếu là Y sĩ hoạt động. Hầu
hết các trạm Y tế xã có quầy thuốc và Y tế xã có túi thuốc. Song song với hệ thống
Y tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), một hệ
thống Y tế công tư kết hợp đồng thời hoạt động tại các tỉnh phía Nam.
Sau ngày thống nhất đất nước, từ 1975 đến 1989, các tỉnh phía Nam cũng
dần dần xây dựng hệ thống Y tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình của miền Bắc. Tuy
nhiên, các tỉnh phía Nam còn cho phép một số phòng khám bệnh tư và cửa hiệu
thuốc tư hoạt động do những đặc điểm của xã hội các tỉnh phía Nam có yêu cầu. Hệ
thống Y tế xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước đã góp phần quan trọng vào việc
phục vụ sức khoẻ nhân dân, chống chiến tranh biên giới, khắc phục hậu quả chiến
5
tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Trong thời gian này, Việt Nam đã
đáp ứng tuyên ngôn Alma Ata, thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhằm mục tiêu
chiến lược “sức khoẻ cho mọi người năm 2000”.
1.1.3. Giai đoạn Y tế “đổi mới”
Vào cuối thập kỷ 1980, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Người ta
ví tốc độ của lạm phát trong thời gian này ngang với tốc độ của tên lửa (the rocket
speed inflation) trên nhiều báo chí quốc tế và trong nước. Cả hai miền Nam và Bắc
của đất nước không còn những khoản viện trợ hồi sinh như trước đây. Ngành Y tế
cũng không đứng ngoài khó khăn này. Một số cơ sở Y tế hầu như có thể phải dừng
hoạt động do thiếu ngân sách. Dụng cụ Y tế của hầu hết các bệnh viện đã cũ và

không được thay thế. Để tiếp tục hoạt động, ngành Y tế phải cho phép các bệnh
viện công được thu một phần viện phí đáp ứng yêu cầu chi phí thường xuyên. Đồng
thời, ngành Y tế cũng phải cho phép các cơ sở Y tế tư nhân và các cơ sở dược tư
nhân hoạt động, đáp ứng nhu cầu CSSK mà hệ thống Y tế công không thể đáp ứng
được vào lúc này. Như vậy, Nhà nước không còn là người cung ứng và tài chính
duy nhất cho các dịch vụ Y tế. Và, như vậy, nguyên lý của hệ thống Y tế Semasko
đã không còn được tôn trọng. Một hệ thống Y tế mới được hình thành và được gọi
là hệ thống Y tế “Đổi mới” cùng với sự đổi mới kinh tế xã hội trong cả nước. Về cơ
bản đây là một hệ thống Y tế tuân thủ những nguyên lý của kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa (hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển).
Đổi mới kinh tế xã hội tuy làm cho nền kinh tế hồi sinh và tăng trưởng, song
cũng đẩy mạnh xã hội phân tầng giàu nghèo, làm cho khoảng cách giữa nông thôn
và thành thị ngày một lớn thêm, làm cho sự cách biệt thu nhập giữa người giàu và
người nghèo ngày một xa thêm. Hệ thống Y tế công tư với nhiều yếu tố tư làm cho
người nghèo không còn được tiếp cận dịch vụ Y tế như trước, làm cho nhiều người
cần dịch vụ Y tế nhất (người nghèo) lại không được hưởng dịch vụ Y tế. Có ý kiến
cho rằng kinh tế xã hội có thể phát triển theo xu thế thị trường, nhưng không nhất
thiết Y tế phát triển theo xu thế thị trường. Câu hỏi được đặt ra vào lúc này là:
“Vậy, hệ thống Y tế Việt Nam nên theo mô hình nào?” Trở về hệ thống Y tế
6
Semasko là không thể vì Nhà nước không đủ tiền để cung ứng và tài chính cho dịch
vụ Y tế cũng như các dịch vụ công khác. Đi theo hệ thống Beveridge cũng không
được vì hệ thống này đòi hỏi người dân phải đóng thuế thu nhập đủ để trang trải
cho Y tế và giáo dục bởi lẽ người Việt Nam vào lúc này không có thu nhập đủ để
đóng thuế thu nhập. Đi theo hệ thống Bismark lại càng không được vì hệ thống này
đòi hỏi người dân phải đóng bảo hiểm Y tế dựa trên thu nhập cá nhân của họ và
người Việt Nam, nhất là nông dân Việt Nam, không quen đóng tiền kiểu này. Vậy,
trước mắt lúc này chỉ còn hệ thống Y tế công tư kết hợp có thể tạm thời được chấp
nhận. Tuy nhiên, hệ thống Y tế Việt Nam vẫn phải hướng tới một hệ thống Y tế dựa
trên bảo hiểm Y tế toàn dân để bảo đảm công bằng trong CSSK, bảo đảm cho sự

phát triển bền vững.
Giai đoạn đổi mới 1990-2000 đã được GS Phạm Song nêu lên trong tài liệu
“Những vấn đề cơ bản về Y tế, KHHGĐ, vệ sinh môi trường 1990-2000” (Nhà
Xuất bản Y học, 2001). Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn Y tế Việt Nam sau đổi
mới, tiếp sau giai đoạn 1990-2000. Nếu giai đoạn 1990-2000 là giai đoạn thực hiện
đổi mới thì giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn hoàn thiện đổi mới theo định hướng xã
hội chủ nghĩa (hướng tới mục đích công bằng, hiệu quả và phát triển). Nếu giai
đoạn 1990-2000 là giai đoạn còn tranh cãi về cái được và cái chưa được của “Đổi
mới”, còn phân vân giữa nên tiếp tục đổi mới hay quay lại hệ thống Y tế trước đây
thì giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn khẳng định hướng đi của đổi mới.
1.2. Ba phân kỳ của giai đoạn 2001-2010
Sự khẳng định này có 3 phân kỳ là “Phân kỳ xã hội hoá” (Đỗ Nguyên
Phương), “Phân kỳ quản lý Nhà nước” (Trần Thị Chung Chiến) và “Phân kỳ đáp
ứng xã hội” (Nguyễn Quốc Triệu). Ba phân kỳ này cũng là ba giai đoạn phát triển
của Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới, từ việc huy động nguồn lực xã hội đến
việc quản lý các nguồn lực và đến việc huy động các nguồn lực có thể sử dụng
nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội về y tế..
7
Trong giai đoạn 2001-2010, ngành Y tế Việt Nam đã phải đương đầu với thử
thách của một số bệnh lây truyền mới là bệnh SARS, bệnh cúm gà (H5N1) và bệnh
cún lợn (H1N1). Việc giữ cho bệnh SARS không lây truyền ra cộng đồng là một kết
quả đáng được kể tới của ngành Y tế Việt Nam.
1.2.1. Phân kỳ xã hội hoá
Ý tưởng cơ bản của “Đổi mới” trong Y tế là ý tưởng xã hội hoá. Sự tranh cãi
về từ ngữ xã hội hoá đã được nêu lên và thảo luận trong nhiều năm; có ý kiến cho
rằng thực chất xã hội hoá ở đây là tư nhân hoá trong thực hiện. Một nghiên cứu cấp
Nhà nước về xã hội hoá Y tế đã thống nhất về định nghĩa của từ ngữ này. Xã hội
hoá được hiểu là “một việc xưa nay chỉ có Nhà nước làm, nay mọi người, mọi gia
đình, mọi tổ chức cộng đồng và xã hội bao gồm cả Nhà nước cùng có trách nhiệm
thực hiện” (Đỗ Nguyên Phương và Phạm Huy Dũng, Nhà Xuất bản Chính trị,

2003).
Trong thực thi, chính sách “tự chủ bệnh viện” coi là một hoạt động xã hội
hoá đã gây nhiều tranh cãi nhất. Một số bệnh viện ghi ngay tại giường bệnh thu tiền
là giường bệnh xã hội hoá. Chính những sự việc tương tự đã làm cho ý nghĩa xã hội
hoá bị hiểu không đầy đủ. Phát triển bảo hiểm Y tế cũng là một hoạt động xã hội
hoá để mọi người đóng góp chia sẻ với nhau nguy cơ chi phí bệnh tật. Tuy nhiên,
phân kỳ xã hội hoá này lại phải chấp nhận việc bảo hiểm Y tế tách ra khỏi ngành Y
tế để nhập vào ngành bảo hiểm.
Đổi mới kinh tế xã hội và đổi mới Y tế theo ý tưởng thị trường xã hội chủ
nghĩa dẫu sao cũng đặt đồng tiền giữa thầy thuốc và bệnh nhân nên đã gây nên
nhiều câu chuyện về vấn đề này. Vì vậy, ngành Y tế đã đưa ra 12 điều Y đức để cán
bộ Y tế thảo luận và thực hiện tùy nơi tùy lúc. Tuy những điều Y đức này chưa giải
quyết được cơ bản vấn đề, song cũng nhắc nhở cán bộ Y tế những điều nên làm và
những điều phải làm.
Với tinh thần xã hội hoá phục vụ sức khoẻ nhân dân tuyến cộng đồng, ngành
Y tế đã củng cố tuyến Y tế cơ sở, đưa ra hướng dẫn về tổ chức trung tâm Y tế
huyện, tập trung quản lý chủ yếu ở hai tuyến là tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
8
Tuyến huyện xã được coi là tuyến chuyên môn huy động sự tham gia của Y tế tư
nhân, huy động sự tham gia của xã hội cho sức khoẻ. Trong ý tưởng này, ngành Y
tế phát triển bác sĩ gia đình và có chủ trương đưa bác sĩ về xã để mỗi xã có ít nhất
một bác sĩ.
1.2.2. Phân kỳ quản lý
Phân kỳ quản lý có ý tưởng từ chủ trương quốc gia “cải cách hành chính”.
Tại tuyến vĩ mô, Nhà nước tổ chức lại các uỷ ban quốc gia DS-KHHGĐ và uỷ ban
quốc gia phòng chống HIV/AIDS, đưa một bộ phận quan trọng của các uỷ ban này
về Bộ Y tế. Lúc đầu, chủ trương này gây một số tranh cãi, song đã được ổn định và
thực hiện thành thường quy hiện nay. Với tổ chức mới này, việc quản lý hành chính
và chuyên môn được thực hiện chặt chẽ hơn, song việc huy động xã hội ít nhiều có
bị ảnh huởng.

Tổ chức Y tế cũng có sự thay đổi quan trọng với việc lập lại các phòng Y tế
huyện. Như vậy, hệ thống quản lý Y tế lại có ba cấp là cấp trung ương (Bộ Y tế),
cấp tỉnh (các sở Y tế) và tuyến huyện (các phòng Y tế). Nếu ngành Y tế tập trung
quản lý đối với các hoạt động chuyên môn DS-KHHGĐ và HIV/AIDS thì ngược lại
đã phân quyền quản lý đối với các hoạt động quản lý ngành. Việc tổ chức lại quản
lý ngành này cũng đã gây nhiều xáo trộn và tranh cãi lúc đầu. Song, tổ chức quản lý
ba cấp hiện nay cũng đã đi vào hoạt động ổn định. Tổ chức quản lý này tuy phân rõ
được trách nhiệm giữa các bộ phận Y tế tuyến huyện xã; phòng Y tế quản lý (bao
gồm quản lý các trạm y tế xã), bệnh viện và phòng khám bệnh chữa bệnh, trung tâm
Y tế dự phòng huyện thực hiện hoạt động phòng chống bệnh; song tổ chức mới này
lại bị hạn chế trong việc huy động các tuyến, các ngành, các cấp tham gia vào Y tế
tuyến huyện.
1.2.3. Phân kỳ đáp ứng nhu cầu xã hội
Tình hình nhu cầu CSSK ngày một tăng vượt trên mức cung ứng dịch vụ
CSSK, ngày càng trở thành một bức xúc xã hội vào cuối thập kỷ 2001-2010. Tại các
bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, bệnh nhân có khi có chỗ phải nằm 2-3 người
trên một giường bệnh (kê thêm giường vào phòng bệnh). Mặt khác, chủ trương tự
9
chủ bệnh viện khiến cho bệnh nhân dễ dàng vượt tuyến. Trước tình hình này, ngành
Y tê đã tập trung nâng cấp bệnh viện các tuyến, đẩy mạnh phát triển các bệnh viện
tư nhân.
Tình hình nhu cầu mua thẻ BHYT cũng trở nên bức xúc vì BHYT quy định
các tuyến cộng đồng phải có một tỷ lệ nhất định người mua thẻ BHYT để tránh tình
trạng chỉ những người có bệnh mới có nhu cầu mua thẻ BHYT. Như vậy, nhiều
người muốn mua thẻ BHYT nhưng không được mua. Ngành Y tế đã có chủ trương
ai cũng được mua thẻ BHYT và có một số quy định về việc tham gia và hưởng lợi
BHYT.
Việc đáp ứng tức thời nhu cầu xã hội đã làm giảm tình hình căng thẳng, sức
ép của nhu cầu CSSK tăng quá mức so với khả năng đáp ứng. Song việc đáp ứng
tức thời này không bỏ qua những nỗ lực nhằm phát triển Y tế bền vững. Luật

BHYT với định hướng tiến tới BHYT toàn dân là một minh chứng cho nỗ lực này.
1.3. Tiếp cận của tổng quan
Tổng quan chung tình hình Y tế Việt Nam 2001-2010 được thực hiện từ góc
độ của nhà chuyên môn và người sử dụng dựa trên tiếp cận nhân học (anthropology)
về yếu, ốm và bệnh tật (sickness, illness và disease). Với tiếp cận này, tình hình
chung Y tế Việt Nam 2001-2010 được nhìn nhận theo cách nhìn của người sử dụng,
người hưởng lợi (bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, người dân nhận dịch vụ
phòng bệnh), theo cách nhìn của xã hội về người sử dụng, người hưởng lợi và theo
cách nhìn chuyên môn. Tình hình Y tế Việt Nam bao gồm tình hình sức khoẻ và
bệnh tật của người Việt Nam, tình hình những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và
bệnh tật, tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng khám chữa bệnh,
đáp ứng phòng bệnh, đáp ứng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đáp ứng cung cấp thuốc,
đáp ứng dịch vụ kỹ thuật cao. Quanh vấn đề nhu cầu và dịch vụ như trên, tổng quan
về tình hình Y tế còn bao gồm nhận xét về hệ thống bảo đảm chất lượng của thuốc
và thực phẩm, nhận xét về trang thiết bị và nhân lực y tế (nói lên chất lượng dịch vụ
y tế), nhận xét về hệ thống sản xuất và cung ứng thuốc. Việc phân tích tình hình Y
10
tế với các nội dung nói trên cho phép rút ra những nhận xét tổng hợp về thách thức
và cơ hội, có những thông tin để suy nghĩ về định hướng cho Y tế Việt Nam giai
đoạn 2011-2020.
Phân tích tình hình Y tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010 giúp trả lời những
câu hỏi sau đây:
- Đổi mới ngành Y tế có ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sức khoẻ và bệnh
tật của nhân dân trong giai đoạn 2001-2010 không?
- Sự phát triển kinh tế xã hội đã tác động đến mô hình bệnh tật như thế nào
và diễn biến trong giai doạn 2011-2020 như thế nào?
- Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật trong giai đoạn
2001-2010?
- Tình hình sản xuất và cung ứng thuốc trong giai đoạn 2001-2010 như thế
nào?

- Tình hình trang thiết bị và nhân lực Y tế trong giai đoạn 2001-2010 ảnh
hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ như thế nào?
Trả lời những câu hỏi này có thể giúp hiểu thêm sự mong đợi về Y tế và giúp
đưa ra một định hướng mong đợi. Đồng thời cũng giúp giải thích ngành Y tế đã
vượt qua những thử thách của thập kỷ 2001-2010 như thế nào về các vấn đề: Phân
tầng xã hội giầu nghèo, Cách biệt thành thị và nông thôn, Đô thị hoá/công nghiệp
hoá, Môi trường tự nhiên và xã hội nổi lên nhiều vấn đề lo ngại, Lối sống ảnh
hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật còn nhiều nguy cơ, Thay đổi khí hậu tác động xấu
đến bệnh tật, Nhiều bệnh dịch mới: HIV, SARS, H5N1, H1N1, ...
Với mô tả diễn biến hệ thống y tế như trên, với phân tích về về khuôn khổ ý
tưởng (quan niệm) Y tế của giai đoạn 2001-2010, với cách đặt vấn đề tiếp cận của
tổng quan này, việc mô tả và phân tích tình hình y tế của giai đoạn 2001-2010 bắt
đầu bằng phân tích tình hình sức khoẻ và bệnh tật cũng như các yếu tố ảnh hưởng
đến sức khoẻ và bệnh tật của giai đoạn 2001-2010. Tình hình sức khoẻ và bệnh tật
cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình này sẽ nêu lên nhu cầu về CSSK.
11
2. SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬT / YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỨC KHOẺ VÀ
BỆNH TẬT 2001-2010 (Phân tích dịch tễ học)
2.1. Sức khoẻ và bệnh tật
 Chỉ số sức khoẻ
Để trả lời câu hỏi “Tình hình sức khoẻ của người Việt Nam trong giai đoạn
2001-2010 có được cải thiện không?” và “Sức khoẻ của người Việt Nam so với
những quốc gia khác được thể hiện như thế nào?”, tổng quan này đưa ra các số liệu
về các chỉ số sức khoẻ diễn biến trong thập kỷ 2001-2010, so sánh các số liệu này
với chỉ tiêu sức khoẻ thiên niên kỷ và so sánh số liệu này với số liệu của các quốc
gia khác. Để trả lời câu hỏi “Tình hình phân tầng giầu nghèo trong thu nhập tại Việt
Nam có ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật không?”, tổng quan này so sánh số liệu
liên quan đến mô hình bệnh tật của các nhóm thu nhập
Thực hiện các mục tiêu quốc gia
Có 7 mục tiêu quốc gia là:

1. Tuổi thọ (tính theo năm)
2. Tỷ suất chết mẹ (MMR) là số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống
3. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) là số tử vong trẻ em trên 1.000 trẻ
đẻ sống
4. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (<5MR) là số tử vong dưới 5 tuổi trên
1.000 trẻ đẻ sống
5. Tỷ suất trẻ sơ sinh thiếu cân (<2.500 gr)
6. Tỷ suất trẻ em <5 tuổi suy dinh dưỡng
7. Chiều cao trung bình của thanh niên. (m)
Tình hình thực hiện các mục tiêu quốc gia
Chỉ tiêu Năm thực hiện Năm mục tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2005 2010
Tuổi thọ (năm) 67,8 68,0 71,3 71,3 71,3 71,3 70,0 >71,0
MMR 95,0 85,0 85,0 80,0 80,0 70,0
12
IMR 36,7 31,0 26,0 21,0 18,0 17,8 30,0 26,0
<5MR 42,0 42,0 35,0 32,8 28,5 27,5 37,0 <32,0
Tỷ suất sơ sinh
thiếu cân
7,3 7,1 7,0 6,5 5,8 5,1 <7,0 <6,0
Tỷ suất suy dinh
dưỡng
33,8 31,9 30,1 28,4 26,6 25,2 <25,0 <20,0
Chiều cao 1,58 1,6
Nguồn: Điều tra Y tế quốc gia, BYT và TCTK, 2002
Niêm giám thống kê, Vụ KH&TC, BYT 2000-2008
Các chỉ số sức khoẻ nói chung được cải thiện hàng năm; và nhiều chỉ số đã
đạt được vào năm 2005 nếu so sánh với mục tiêu thiên niên kỷ, mục tiêu của Việt
Nam.
Riêng chỉ số về chiều cao của thanh niên và tỷ lệ suy dinh dưỡng còn chưa

đạt, nhất là về chiều cao. Điều này nói lên việc chống suy dinh dưỡng do thiếu calo
đã có nhiều kết quả, song chống suy dinh dưỡng thể thấp còi còn có nhiều vấn đề
phải tính toán. Và, suy dinh dưỡng thể thấp còi là điểm cần quan tâm của phát triển
con người Việt Nam
 Tuổi thọ so sánh
So sánh quốc tế về tuổi thọ
80
75 Xr Lanka Mã-Lai
70 Việt Nam Trung Quốc Thái Lan
65 In-đô Philippin
60 Ấn-độ
55 Lào
50 Campuchia
45
2.000 4.000 6.000 8.000 10.000
Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (PPP$)
13
Nguồn: Các chỉ tiêu phát triển thế giới, 2005, WHO
So sánh tuổi thọ với nhiều nước trong khu vực thấy Việt Nam có tuổi thọ cao
hơn so với nhiều quốc gia có cùng mức thu nhập.
 Mô hình bệnh tật
Để trả lời câu hỏi: “Diễn biến kinh tế xã hội của Việt Nam có ảnh hưởng đến
mô hình bệnh tật không và ảnh hưởng như thế nào?”, tổng quan đưa ra các số liêu
liên quan đến tình hình các bệnh truyền nhiễm, tình hình các bệnh không truyền
nhiễm và tình hình các bệnh.
Xu hướng thay đổi mô hình bệnh
Mô hình bệnh tật với bệnh lây nhiễm cao nói lên tình hình phát triển thấp,
với bệnh không lây nhiễm cao nói lên tình hình phát triển cao hơn, với tai nạn, chấn
thương và ngộ độc cao nói lên sự phát triển chưa được quản lý tốt.
Xu hướng thay đổi mô hình bệnh

Nhóm bệnh Năm
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2006
Cơ cấu %
Bệnh lây nhiễm 46,7 37,0 32,1 25,0 27,2 27,4 26,1 25,2
Bệnh không lây
nhiễm
39,5 53,7 54,2 64,4 63,7 60,6 60,8 62.2
Tai nạn, chấn
thương, ngộ độc
13,9 9,3 13,7 10,6 9,2 12,0 13,1 12,7
Số ca (1000)
Bệnh lây nhiễm 2.467 1.974 1.673 1.783 1.867 1.941 1.847 1.221
Bệnh không lây
nhiễm
2.084 2.863 2.824 4.589 4.376 4.288 4.302 4.592
Tai nạn, chấn 732 494 713 756 631 846 927 934
14
thương, ngộ độc
Nguồn: Niêm giám thống kê Y tế 1998-2008
Tình hình các bệnh lây nhiễm giảm cả về tỷ lệ và số lượng. Tình hình tai
nạn, chấn thương và ngộ độc có xu thế tăng.
 Mô hình bệnh theo các nhóm thu nhập
Mô hình bệnh theo nhóm thu nhập
Mức
sống
Chỉ số
Chết
sơ sinh
Bệnh
lây

nhiễm
Bệnh
không
lây
nhiễm
Tai
nạn
Già
trên 70
tuổi
Khác Tổng n
Nghèo 5,0 19,9 34,6 12,2 20,4 7,8 100,0 642
Trung
bình
2,4 11,6 49,8 9,5 23,0 3,8 100,0 747
Giầu 2,1 9,2 51,1 11,0 24,0 1,8 100,0 1.087
Nguồn: Điều tra mức sống quốc gia 2004, TCTK, 2006
Nhóm nghèo có chết so sinh cao hơn nhóm giàu, bệnh lây nhiễm cao hơn
nhóm giàu, bệnh không lây nhiễm thấp hơn nhóm giàu, tai nạn cao hơn nhóm giàu,
15
số người già trên 70 thấp hơn nhóm giàu. Như vậy, nhóm nghèo phát triển chậm
hơn nhóm giàu.
Như vậy, các chỉ số sức khoẻ toàn dân có tốt lên do đời sống kinh tế xã hội
được cải thiện. Song, nhóm người nghèo vẫn có tình hình sức khoẻ kém hơn so với
nhóm người giàu. Điều này có thể có người cho là phải chấp nhận, song nhìn theo
góc độ quyền được có sức khoẻ của mỗi người thì đây là một vấn đề cần quan tâm.
2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật
 Yếu tố kinh tế
Trong phân tích trên cho thấy nhóm nghèo thu nhập thấp có tình trạng sức
khoẻ kém hơn so với nhóm giàu thu nhập cao. Qua số liệu kinh tế khoảng cách thu

nhập trung bình của nông thôn chỉ bằng một nửa của thành thị và khoảng cách thu
nhập giữa nhóm giàu nhất ngày càng cách biệt xa với nhóm nghèo nhất.
Chệnh lệch thu nhập thành thị và nông thôn
Năm Chênh lệch thu nhập nông thôn và thành phố
1999-2000 2,30 lần
2001-2002 2,26 lần
2003-2004 2,15 lần
Nguồn: Điều tra mức sống quốc gia 2004, TCTK 2006
Khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất
Năm Chện lệch thu nhập giữa
20% hộ giàu nhất và 20%
hộ nghèo nhất
Chệnh lệch thu nhập giữa
10% hộ giàu nhất và 10%
hộ nghèo nhất
1996-1997 10,8 lần
1999-2000 7,6 lần 12,0 lần
2001-2002 8,1 lần 12,5 lần
2003-2004 8,4 lần 14,4 lần
Nguồn: Điều tra mức sống quốc gia 2004 TCTK 2006
16
 Yếu tố dân số học
Như trên đã phân tích, các hộ gia đình nghèo có nhiều nguy cơ mắc bệnh và
tật. Theo điều tra dân số học, các hộ nghèo lại đông con hơn. Tổng tỷ xuất sinh của
vùng nông thôn cao hơn tổng tỷ suất sinh của vùng thành thị (2,28 so với 1,73), của
các dân tộc ít người cao hơn nhiều so với mức sinh trung bình của cả nước (TFR
của người H’Mông là 7,06; của người Dao là 3,62; của người Gia Rai là 5,23). Đặc
điểm dân số học này khiến cho người nghèo lại nghèo thêm. Những hộ nghèo đông
người phải chi phí nhiều cho thức ăn hàng ngày không còn để dành cho chăm sóc
sức khoẻ và giáo dục. Nguồn tài liệu cho phân tích này lấy từ chuyên khảo tổng

điều tra dân số về hôn nhân, mức sinh và mức chết 1999-2004 của Uỷ Ban quốc gia
DS-KHHGĐ.
Mặt khác, tình hình di cư trong nước không chỉ tác động đến sức khoẻ của
người di cư, mà còn tác động đến sức khoẻ của cộng đồng mà người di cư đến nhập
cư. Khả năng miễn dịch chống trả lại các bệnh lưu hành (như sốt rét, viêm não Nhật
Bản B) của người di cư thường yếu hơn người địa phương. Người dân di cư cũng
có thể mang mầm bệnh đến vùng nhập cư. Việc di cư thường còn kèm theo những
vấn đề xã hội không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Với sự phát triển kinh tế, tình hình di cư đang xảy ra với tốc độ nhanh, chỉ từ
tháng 4/2004 đến tháng 3/2005 cả nước đã có 240 ngàn người di cư (chưa kể những
con số chưa đăng ký được). Có những vùng nhập cư thuần như Tây Bắc và Đông
Nam Bộ. Có những vùng xuất cư thuần như Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Di cư
nông thôn ra thành thị chiếm 60%; di cư từ nông thôn đến nông thôn chiếm 38%. Số
di cư thành thị không đáng kể. Di cư nói chung nhằm đi học hay đi tìm kiếm công
việc làm. Phân tích này có số liệu lấy từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê
(2006): Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2005.
 Yếu tố trình độ học vấn
17
Trình độ học vấn là một yếu tố tác động đến sức khoẻ đã được chứng minh
qua nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế. Một tài liệu từ năm 1992 đã đưa ra
nhiều minh chứng cho nhân xét này
1
. Một nghiên cứu (SAVY, 2003) cho thấy tỷ lệ
biết chữ trong thập kỷ qua đã tăng lên và trình độ văn hoá năm 2003 được nhận xét
như dưới đây
Trình độ văn hoá 2003
Trình độ Tỷ lệ
Mù chữ 3,0
Chưa xong tiểu học 8,4
Tiểu học 34,4

Trung học cơ sở 32,5
Trung học phổ thông10,9
Sau trung học phổ thông 9,7
Không xác định 3,9
Tổng số 100,0

Tỷ lệ biết chữ
Năm Tỷ lệ biết chữ
1992.1993 86,6
1997.1998 89,5
1
1. Marilyn A Winkeley, Marius E Jatulis, Erica Frank and Stephen P Fortmann 1992: Socio Economic
Status, income and occupation contribute to risk factors for cardiovascular diseases. American Journal of
Public Health. June 1992;Vol. 82; No 6 pp 819-820
18
2002.2003 92,1
2004-2005 93,0
 Yếu tố môi trường, nước sạch và vệ sinh
Vấn đề chất thải sinh hoạt vẫn luôn là một vấn đề quan tâm của ngành Y tế.
Vấn đề giải quyết phân người và nhà tiêu hợp vệ sinh vẫn còn cần được quan tâm vì
chính đây là nguồn phân tán các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Thế nhưng mới chỉ
có khoảng 50% số nhà tiêu được kiểm tra là hợp vệ sinh (Nguồn: Van der Hoek W
và ctv,2003: Current status of soil transmitted helminths in Vietnam in Southeast
Tropical Medicine and International Health, 2003 Oct, 8 ((10) 1-11).
Vấn đề nước thải của các đô thị cũng vẫn còn là điều lo ngại của Y tế. Hơn
120 ha trồng rau của một thôn tại huyên Thanh Trì (nay là quận Hoàng Mai), Hà
Nội được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng nguồn nước thải Sông Tô Lịch (chiếm 50%
nguồn nước thải đô thị, khoảng 200.000 m2/ngày đêm). Như vậy, không những
100% người dân ở đây tiếp xúc với mầm bệnh từ nguồn nước thải sinh hoạt này mà
sự phân tán của mầm bệnh còn có thể được truyền qua rau đem bán ở thị trường. Tỷ

lệ các bệnh như thương hàn hay viêm gan siêu vi trùng đều cao tại huyện Thanh Trì
(Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam 6/5/2003).
Cùng với sự quá trình công nghiệp hoá, khối lượng chất thải ngày càng lớn.
Theo một báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), cả nước có trên 70 khu
công nghiệp và trên 1000 bệnh viện hàng ngày thải ra sông hàng triệu m2 nước thải.
Theo một báo cáo khác cũng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thường xuyên có
trên 4000 doanh nghiệp đang đổ nước thải ra sông, trong đó có 284 cơ sở sản xuất
kinh doanh, 15 kho thuốc bảo vệ thực vật, 3 khu tồn lưu chất độc hoá học gây ô
nhiễm nghiêm trọng cần phải xử lý. (Nguồn: Diễn biến môi trường Việt Nam, chất
thải rắn, WB, CIDA, Bộ Tài nguyên Môi trường, 2005)
19
Các cơ sở công nghiệp và bệnh viện còn có chất thải rắn làm ô nhiễm môi
trường, nhất là các cơ sở bệnh viện vì chất thải rắn bệnh viện và tác nhân lây nhiễm
chứa trong nó không những là nguy cơ cho môi trường và sức khoẻ của cộng đồng
mà còn ảnh hưởng đến nhân viên Y tế và bệnh nhân. Ngoài ra, môi trường bệnh
viện còn là nguồn lây bệnh do công tác vệ sinh trong bệnh viện chưa được tăng
cường.. (Nguồn: Báo cáo Thực trạng vệ sinh môi truờng các cơ sở Y tế, Cục Y tế
Dự phòng, BYT, 2005).
Việc hồi phục và phát triển các làng nghề chưa quan tâm đến môi trưòng
cũng đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Đầu năm 2006, cả nước có 1.450
làng nghề; 67,3% ở đồng bằng Sông Hồng. Một điều tra cho thấy 100% mẫu nước ở
các làng nghề đều bị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép. Hàng năm, làng nghề ở các
tỉnh phía Bắc thải ra môi trường 2.200 tấn chất thải nguy hại; các làng nghề ở các
tỉnh miền Trung thải ra môi trường 220 tấn chất thải nguy hại. Một số làng nghề sản
xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, nhựa, kim loại gây ô nhiễm bởi khói, bụi, mùi hôi.
Một số làng nghề sử dụng hóa chất như vải sợi, mạ kim loại, tái chế chì, nhôm,
đồng, đồng, kẽm, nhựa, giấy thì khả năng gây ung thư, nhiễm độc kim loại cao.
Một điều tra cho thấy có một số làng có tên gọi là làng ung thư. Thật ra hiện
nay cũng chưa có thể quy kết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng một số làng có tỷ
lệ bệnh ung thư cao, tỷ lệ chết do ung thư cao. Song, hiện tượng nay cũng cần được

nêu lên như một lời cảnh báo. Một số làng phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của ô
nhiễm do nhà máy, do kho hoá chất, kho thuốc trừ sâu, nguồn nước sinh hoạt bị ô
nhiễm. Song, một số làng có tỷ lệ bệnh gan cao có thể còn có nguyên nhân uống
nhiều rượu tự nấu.
Trên thực tế, người ta thấy số người bị mắc ung thư và bị chết vì ung thư
xuất hiện ở một nơi nào đấy nhiều hơn ở những nới khác. Một số nghiên cứu điều
tra dịch tễ học đã được thực hiện (chủ yếu là nghiên cứu bệnh chứng), song những
nghiên cứu này chưa đưa ra được bằng chúng về nguyên nhân gây ung thư của
những địa danh gọi là làng ung thư này. Tuy nhiên, hiện tượng có nhiều người mắc
và nhiều người chết vì bệnh ung thư của một số địa danh không thể không qnan
20
tâm. Việc tìm ra được mối liên quan của ung thư và những tác nhân có thể gây ung
thư của những địa danh này chắc chắn là cần thiết cho sức khoẻ.
Một số làng ung thư
Tỉnh Thôn xã
Loại ung
thư
Nguồn ô
nhniễm
nghi ngờ
Khả năng
khác
Số người
mắc và chết
Phú Thọ Xã Thạch Sơn Nhà máy
Supe Phot
Phat và hoá
chất Lâm
Thao
106 chết từ

1991; 30
hiện mắc
Xã Yên Lập Gan, phổi ,
đại tràng
Kho thuốc
trừ sâu, ô
nhiễm nước
giếng
Viêm gan B
Hà Tây Thôn Lưong
Đình, xã Bắc
Sơn
U vú 80 phụ nữ
Thôn Thống
Nhất, xã Đông
Lộ
Phổi, gan,
dạ dày, vòm
họng
Sông Nhuệ
gây ô
nhiễm nước
tưới tiêu và
sinh hoạt;
22 chết
trong 10
năm
21
thạch tín
trong nước

uống
Nghệ An Làng Cờ Đỏ,
xã Diễn Hải
Gan, dạ dày Ô nhiễm
nước sinh
hoạt
Viêm gan B 40 người
chết trong 5
năm
Xóm Sơn, xã
Đức Thành
Kho thuốc
trừ sâu của
HTX
28 hiện
mắc, 19
chết
Quảng
Ngãi
Xóm An Lập,
thôn An Hội
Bắc, xã Nghĩa
Kỳ
Gan Nguồn
nước bị
nhiễm do
sử dụng
DDT và
666
Viêm gan B Hàng chục

chết, 15
chết do ung
thư gan
Nguồn: Báo cáo Y tế 2006, BYT
Những con số trên cho thấy tuổi thọ của con người cũng như tình hình bệnh
tật không phải chỉ phụ thuộc vào Y tế phòng bệnh và chữa bệnh mà còn phụ thuộc
vào các yếu tố môi trường. Việc quản lý môi trường và thanh khiết môi trường đòi
hỏi có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành môi trường và ngành Y tế. Và, sự kết hợp này
hiện nay trên văn bản có nhiều, song trong hoạt động thực tế chưa thấy có sự hợp
tác cụ thể. Ngay trong khoa học về vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường cũng
chưa thể hiện sự lồng ghép cần thiết. Ngành môi trường và ngành sức khoẻ môi
trường có thể là hai ngành chuyên môn có những vấn đề quan tâm khác nhau, song
vì sức khoẻ của con người, vì sự phát triển của con người Việt Nam, vấn đề hợp tác
của hai ngành là cần thiết.
 Yếu tố an toàn xã hội
Các yếu tố liên quan đến an toàn xã hội bao gồm:
22
- Tại nạn thương tích (trong cộng đồng, do bạo lực gia đình, trong giao
thông, trong lao động)
- Ngộ độc (thực phẩm, hoá chất). Trong 10 năm (1989-1999), tai nạn thương
tích đã tăng gấp 4 lần. làm 43.000 người chết và 137.000 người bị thương (Báo cáo
Y tế 2006, BYT). Theo số liệu thống kê bệnh viện năm 2003, tỷ lệ chết do tai nạn
chấn thương và ngộ độc đã vượt qua tỷ lệ chết do các bệnh truyền nhiễm; số người
nhập viện do tai nạn chấn thương và ngộ độc tuy chưa vượt quá số người bị bệnh
truyền nhiễm, song có xu thế tăng lên (Nguồn: Niên giám thống kê Y tế 2005)
 An toàn và tai nạn chấn thương
Tai nạn thương tích ở trẻ em đã trở thành một lo ngại của Y tế công cộng.
Theo kết quả điều tra Y tế quốc gia (2003) thấy 75% tử vong trẻ am là do tai nạn
thương tích; chỉ có 12% do bệnh lây nhiễm và 15% do bệnh mãn tính. Nguyên nhân
tử vong có nhiều, song đáng chú ý hơn cả là các nguyên nhân có thể phòng tránh

được như chết đuối, bỏng các loại, giao thông. Tỷ lệ tai nạn gây thương tích nhưng
không gây tử vong ở nông thôn là 5.134,8 trẻ trên 100.000 trẻ năm so với 3.770,4
trẻ trên 100.000 trẻ năm ở thành thị.. Nguyên nhân bao gồm các loại ngã, động vật
cắn, giao thông, các vật sắc nhọn, bỏng, các vật rơi, ngộ độc thức ăn, máy móc, v.v.
Tỷ lệ tử cong cao nhất là do bỏng, sau đó đến ngộ độc, đến ngã rồi đến các vật rơi.
(Nguồn: Điều tra tai nạn thương tích 2003 VMIS, 2003). Những nơi thường xảy ra
tai nạn là: Nơi công cộng (3%), trường học (4%), nơi làm việc (17%), tại nhà
(17%), đường giao thông (59%). (Nguồn: Điều tra SAVY, 2003).
Tai nạn thương tích ở người cao tuổi cũng đã trở thành một quan tâm của Y
tế công cộng. Theo “Điều tra mức sống hộ gia đình 2002”, trong số 15.195 người
già (từ 60 tuổi trở lên) được hỏi có 1,4% bị tai nạn thương tích xảy ra trong thời
gian 4 tuần qua; Tỷ lệ nam là 1,4% và tỷ lệ nữ là 1,5%; ở nông thôn là 1,6% và ở
thành thị là 1,6%. Tỷ lệ tàn tật chung là 11,7%; ở thành thị là 10,5% và ở nông thôn
là 12,1%; ở nam là 12,6% và ở nữ là 11,2%. (Nguồn: Điều tra mức sống Việt Nam
VLSS, 2002). Theo một cuộc điều điều tra về sức khoẻ người cao tuổi ở 3 tỉnh
23
thuộc ba miền (Hải Dương, Ninh Thuận và Vĩnh Long) năm 2005, trong số 1.132
người được hỏi có 546 ngưòi bị ngã (48,2%), trung bình 1 người ngã 1,2 lần từ khi
50 tuổi. Trong số đó có 48,3% bị bầm tím, sưng tấy; 15,7% sai khớp; 13,8% gẫy tay
chân và 1,5% chấn thương sọ não. Nữ có nguy cơ bị ngã nhiều hơn nam (51,9% so
với 42,9%).
Bạo lực gia đình cũng là một hiện tượng đang trở nên nghiêm trọng đối với
sức khoẻ. Theo một điều tra của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam (2001), 6% phụ
nũ bị chồng đánh đã phải vào nhập viện trong vài ngày; và 51,8% người vợ bị đánh
đã bị thâm tím mặt mày. Một cuộc điều tra khác của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ (2001)
tại 5 xã của tỉnh Bình Dương, trong số 19 phụ nữ bị chồng đánh được phỏng vấn có
7 người đã bị đánh đập nhiều lần khi mang thai, 2 người bị chồng đánh hư thai, 7
người bị cưỡng ép tình dục và 2 người đã phải ly hôn. Bạo lực đối với trẻ em cũng
là một hiện tượng đáng quan tâm. Theo điều tra SAVY, 2003, có 2,2% gia đình
đánh trẻ em. Và, phân tích số liệu của Toà án Nhân dân Tối cao năm 2001, trong số

1.407 vụ bạo lực được xét xử có 50% trường hợp là bạo lực đối với trẻ em. Theo
một số liệu điều tra của Ban Khoa Giáo Trung ương và Đoàn Thanh niên Công sản
Hồ Chí Minh năm 1993-1997 có 1000 trường hợp bạo lực trẻ em bị xét xử ở toà án
tối cao và 2.644 trường hợp bị xét xử ở toà án địa phương
Tai nạn thương tích trong giao thông đang ngày một tăng cùng với số xe máy
và xe ôtô đang tăng. Theo Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia, tỷ số tử vong toàn
quốc khoảng 11 ca tử vong trên 100.000 xe gắn máy (tương tự với số liệu của một
số quốc gia khác tại vùng Đông Nam Á). Trong khoảng 10 năm (1995-2005), số các
vụ tai nạn giao thông đâm xe tăng 38%, bị thương tăng 52% và tử vong tăng 37%.
Một số nghiên cứu cho thấy tai nạn giao thông có tỷ lệ gây thương tổn vùng đầu
mặt cổ rất cao; tại TP Hồ Chí Minh là 37%, tại Thái Nguyên là 62%, tại Lâm Đồng
là 26%, tại Thái Bình là 30,5%. Theo số liệu của bệnh viện Việt Đức năm 2001,
81% chấn thương sọ não là do tai nạn giao thông.(Nguồn: Báo cao Y tế 2006,
BYT).
24
Tai nạn thương tích trong nghề nghiệp cũng là một vấn đề lớn hiện nay. Tai
nạn lao động gây thiệt hại về người và cơ sở vật chất. Tai nạn có khuynh hướng
phát triển phức tạp nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Theo niên giám của Bộ
Lao động thương binh Xã hội trong các năm 2002, 2003 có 3.896 vụ tai nạn lao
động khiến cho 4.089 người bị nạn và 513 người tử vong. Theo thống kê của Y tế
các cơ sở công nghiệp, nhũng con số này cao hơn.
Nội dung Tai nạn lao dộng
2002 2003 2004
Tổng số vụ tai nạn 4298 3896 8031
Tổng số người bị tai nạn 4521 12566
Số tử vong 514 513 172
Số tàn phế 103 24
Số trợ cấp 278 88
 An toàn thực phẩm và mỹ phẩm
Thực phẩm không an toàn đang là vấn đề lo lắng gây bức xúc trong xã hội.

Vấn đề lo lắng không chỉ là quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm
trong nước, mà cả vấn đề chất lượng của thực phẩm nhập ngoại, nhất là thực phẩm
nhập ngoại trôi nổi không có nguồn gốc. Đặc biệt lo ngại là tình hình vệ sinh an
toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố. Tình hình quản lý an
toàn thực phẩm khó khăn tất yếu dẫn đến những vụ ngộ độc thức ăn nghiêm trọng.
Ngay từ đầu những năm 2001-2010 đã có những vụ ngộ độc thức ăn nghiêm trọng.
Năm 1999 có 327 vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo, trong đó có 7.576 người bị
ngộ độc (trong số người bị ngộ độc có 71 ngưòi bị tử vong).. Năm 2000 có 213 vụ
ngộ độc thực phẩm, trong đó có 4.233 người mắc và trong số người mắc có 59
người tử vong (Báo cáo Y tế 2006, BYT).
Trong sản xuất thực phẩm, nguời sản xuất có xu thế sử dụng đến mức lạm
dụng thuốc trừ sâu và thuốc kích thích tăng trưởng. Theo báo cáo kết quả thanh tra
năm 2004 của Cục bảo vệ thực vật có 21% hộ nông dân vi phạm các quy định về sử
dụng thuốc. Kết quả phân tích năm 2000-2003 cho thấy trong thực phẩm có một số
25

×