Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận Ứng dụng phương pháp Tứ Chẩn trong Y Học Cổ Truyền vào cuộc sống tu tập và công tác hoằng pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.45 KB, 14 trang )

A . DẪN NHẬP
Mỗi người hiện hữu trên cuộc đời này đều mang bên mình những chứng
bệnh gọi là nghiệp quá khứ truyền . Bệnh là một nỗi ám ảnh , là niềm đau
khổ mà con người từ khi sinh ra đến lúc chết đi không ai tránh khỏi . Nhẹ thì
cảm sốt, thương hàn , đau bụng , nhứt đầu… Nặng thì ung thư , ung bướu
hoặc những chứng nan y khác. Chính vì có nhiều bịnh như thề nên nhiều bệnh
viện chuyên khoa, đa khoa xuất hiện. Ngoài ra còn có các bệnh viện của Đông
Y cũng được xây dưng như Y Học Dân Tộc , Y Học Cổ Truyền… xã hội càng
phát triễn thì con người càng mắc nhiều chứng bệnh lạ, do những chất thảy
từ những nhà máy thảy ra . Như nhiễm phóng xạ từ các lò phản ứng hạt
nhân, những bệnh thuộc về da do các chất hóa học thảy ra từ các công ty dầu
mỏ , hay bị ô nhiễm từ chất thảy ra của công ty Bột Ngọt VEDAN , những khói
xăng tử những chiếc xe tải cũng góp phấn làm không khí ô nhiễm. tầng khí
quyển dang bị ô nhiễm. Vỏ trái đất ngày một nóng lên do sức nóng của mặt
trời , những tảng băng lớn ở Bán cầu Bắc bắt đầu tan ra gây lũ lục khắp nơi
trên thế giới . Thế giới đang bị báo động, trái đất này sẽ chìm trong biển
nước, những đợt sóng thần cuồn cuộn nỗi lên cuốn trôi đi tất cả mạng sống ,
tài sản những của cải quý hiếm … Tất cả những thứ ấy ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe con người. Con người đang sống trong sự nguy cấp và con
người sẽ mắc nhiều chứng bệnh lạ, nó luôn hành hạ con người làm cho con
người muốn sống không được, chết cũng không an . Bệnh thì nhiều vộ lượng,
nhưng chung quy thì có hai loại bệnh là bệnh thuộc về thân và bệnh về tâm.
Nên trong Kinh Tăng Chi Phật dạy : “ Này các Tỳ Kheo có hai loại Bệnh . Thế
nào là hai? Bệnh về thân và bệnh về tâm[1]”. Xã hội hiện nay Y học tiến bộ
không ngừng nên những căn bệnh hiểm nghèo nan y thuốc về thân đã có
thuốc cứu. Tuy nhiên dù có giỏi đến đỉnh cao của Y học thì các bác sĩ vẫn
không thể nào trị nỗi các bệnh thuộc về tâm . Vì tâm con người không nằm ở
một trạng thái mà nó luôn xoay vầng với các chiều hướng ghét, thương;
buồn vui, ganh tỵ … biểu hiện của tham- sân –si. .Nên tâm ấy trở nên tann1
loạn , không tự kiềm chế, không làm chủ được bản thân,nó thuộc vô hình. Các
bác sĩ , thầy thuốc chỉ có thể trị được nhửng chứng bệnh có hình tướng cụ


thể, còn những thứ thuộc vô hình thì họ buộc phải bó tay. Hiện nay số người
mắc street rất nhiều. Có biết bao người chết vì tâm bệnh như tự vẫn vì buồn,
tự vẫn vì khổ, có người chết vì uất hận… tất cả những vấn đề ấy là những vấn
đề thật nan giải cho y học. Thật hạnh phúc thay Đức Phật ra đời . ngài đã
đem dòng suối pháp tưới mát khắp chúng sinh đang chìm trong bể khổ. Đức
Phật ra đời muc5di9h1 là đem lại an lạc cho chư thiên và loài người” . từ đây
những căn bệnh thuộc về tâm 9a4 được Đức Phật nghiên cứu và mổ xẻ. Ngài
đã tùy bệnh tham sân si của chúng sanh mà ban cho những phương thuốc đặt
trị . Để thuận cho việc hoằng pháp lợi sanh, đem đạo vào đời bằng phương
pháp trị liệu , người hoằng pháp vừa là vị lương y phải biết vận dụng Phật
pháp cùng phối hợp y học như thế nào để điều trị hai thứ bệnh thân và tâm
cho con người được khỏi hẳn. Đây là một trách nhiệm khá nặng nề đối với
những người mang trọng trách hoằng pháp hôm nay. Tứ Chẩn là bốn
phương pháp hữu hiệu mà ta có thể sử dụng trong việc hoằng pháp lợi
sanh .Chính vì thế người viết chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp Tứ Chẩn
trong Y Học Cổ Truyền vào cuộc sống tu tập và công tác hoằng
pháp”. Bệnh nhân có vượt qua những căn bệnh tật hay không đều tùy thuộc
vào người thầy . Chúng ta những sứ giả củ Như Lai, những người thầy đầy
nhiệt quyết với tâm từ ái thương chúng sanh như con mình với lương tâm
người thầy “lương y như từ mẫu”. Để giúp người đọc hiểu rõ về bốn phương
pháp này , người viết củ yếu dùng ngòi bút định nghĩa và dẫn chứng. Vì tời
gian có hạn cho nên thêm kiến thức người viết thì quá kém về y học nên
không sao tránh khỏi những sai lệch , cuối xin trên giảng viên hướng dẫn vui
lòng chỉ ra những điều sai để bài viết sau được tốt hơn.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1 Định nghĩa
Tứ Chẩn là một phương pháp chẩn đoná bệnh theo phạm trù Y học, là chẩn
đoán bệnh, chẩn đoán đúng thì trị bệnh mới đúng, đó là bốn phương pháp.
Nhìn , Nghe, hỏi , sờ nắn, bắt mạch. Bốn phương pháp này là một quá trình

thăm dò và tìm ra được bệnh án của bệnh nhân.Vậy bốn phương pháp ấy ra
sao ta hãy đi vào chi tiết.
1.1.1 Vọng(nhìn)
Vọng là nhìn , là quan sát bằng mắt. Quan sát tỉ mỉ thần, sắc, hình thái, mặt,
lưỡi… của người bệnh một cách tổng quát từ đầu đến chân. Nó sẽ giúp thầy
thuốc sơ bộ thấy cần đi sâu, nắm vững những vấn đề gì để biết được tình hình
bệnh tật trong cơ thể bệnh nhân phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền rất chú
trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi… vì có quan hệ nhiều với
các tạng phủ.Ví dụ: Ví dụ ta nhìn thấy bệnh nhân có da màu đỏ gương mặt bơ
phờ ,biết người này bị sốt cao , thần yếu, phải cho thuốc hạ nhiệt.
1.2. Văn( nghe và ngửi)
Văn là ta nghe những lời khai bệnh từ miệng bệnh nhân hoặc từ người nhà
của bệnh nhân . Trong lúc nghe kể bệnh ta ngửi xem mùi hôi từ phòng bệnh
hoặc từ cơ thể bệnh nhân. Ví dụ : Người bệnh thuộc Tỳ khi nói chuyện, miệng
toát ra mùi hôi nặng.
1. 3 Vấn( hỏi):.Là những lời ta hỏi những điều chưa rõ , có liên quan đến
bệnh trạng của bệnh nhân. Hỏi bệnh ngoài những nội dung thường quy như
tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, thói quen, gia đình, quá trình bệnh và đã điều
trị …. phần hỏi đặc thù của y học cổ truyền để phân định được hư thực, hàn
nhiệt, tạng phủ…
Ví dụ: sau khi hỏi về bệnh ta có thể hỏi thêm trước đó có bệnh gì khác không?
hay hỏi có triệu chứng gì khác nữa không? ….
1. 4 Thiết ( sờ nắn và xem mạch) khâu cuối cùng trong tứ chẩn làThiết tức
cắt mổ xẻ để phân tích. Đây là nhằm tập hợp đầy đủ các triệu chứng, giúp cho
việc chẩn đoán bệnh được toàn diện. Gồm có 2 phần : sờ nắn (Án chẩn) và
xem mạch (Mạch chẩn). Xem mạch chủ yếu là biết vị trí bệnh đang ở biểu hay
ở lý, tính bệnh hàn hay nhiệt, tình trạng hư thực của khí huyết và tạng phủ .
Sờ nắn để tìm xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay
chân và bụng.
Tiến hành bắt mạch

-Người bệnh ngồi ghế, để tay lên bàn, ngang ngực, trên một gối mỏng, hoặc
nằm ngửa, tư thế thỏai mái. Bệnh nhân đến khám cần được nghỉ 5- 10 phút
trước khi xem mạch.
Thầy thuốc ngồi đối diện, tay phải bắt mạch tay trái của bệnh nhân, sau đó
tay trái bắt mạch tay phải bệnh nhân. Ngón tay giữa đặt vào bộ quan ngang
với mỏm trâm xương trụ, ngón trỏ đặt vào bộ thốn, ngón nhẫn vào bộ xích
Tập trung tư tưởng, thoạt đầu ngón tay đặt nhẹ lên mạch ( khinh án ) rồi ấn
nhẹ (trung án) sau đó ấn mạnh (trọng án). Lúc đầu xem tổng quát cả 3 bộ
( tổng quan) để biết tình hình chung: biểu lý, hàn nhiệt, hư thực của bệnh, sau
đó mới xem từng bộ vị để biết tình trạng của từng tạng phủ.
.2. ỨNG DỤNG
2. 1 Cuộc sống tu tập
Đã mang thân người thì không ai không có bệnh cả , đều quan trọng là ta có
chấp nhận nó hay không. Vì xu hướng của con người luôn chấp thủ và luôn
mong mỏi mình không được có bệnh, đó là điều si lầm lớn nhất của nhân loại.
Nên một trong mười bốn điều Phật dạy là : “Nghĩ đến đến thân thể đừng
mong mình không bệnh, vì không bệnh sẽ sinh ngã mạn”. Đây là Phật muốn
day ta về một loại bệnh mới đó là tâm bệnh . Thật vậy trên đời này ai cũng có
mang bệnh , không ai tránh khỏi cả, có chăng là bệnh hẹ hay nặng ở mỗi
người mà thôi . về bệnh ta có thể chia làm hai. Bệnh thuộc thân và bệnh thuộc
về tâm . Mỗi loại bệnh đều có cách trị riêng. Về thân bệnh đã có y học. Đức
Phật là một đại Y Vương Ngài rất chu đáo và quan tâm đến sức khỏe và đời
sống tăng đoàn. Để cho có sức khỏe Ngài đạy các Tỳ kheo năm pháp làm gia
tăng tuổi thọ như sau:“ Này các tỳ kheo có năm pháp làm gia tăng tuổi thọ.
Thế nào là năm?Làm việc thích đáng, biết vừa phải trongvie65c thích đáng,
ăn các đồ ăn tiêu hóadu hành phải thời và sống phạm hạnh. Năm pháp này,
này các tỳ kheo làm gia tăng tuổi thọ”[2]. Ta thấy hiện nay trê thế giới có
nhiều chứng bệnh sinh ra do ăn uống không đúng cách , như bệnh béo phì,
hoặc những chứng bênh do sống buông thả, vô độ… gây ra rất nhiều bệnh
tạo thành những nỗi kinh hoàng cho nhân loại. Hơn ai hết Đức Phật đã nhận

biết điều ấy và bằng phương tiện huyền sảo Ngài chế ra những giới luật cấm
ăn chiều, ăn chay, sống thiểu dục tri túc, hoặc cấm những việc thuộc phạm
hạnh ,cấm làm những nghề không lương thiện… Nếu đứng về phương diện tu
tập thì những lời dạy ấy giúp ta được nhẹ nhàng bổn nghiệp , không bị những
quả báo luân hồi. Còn đừng về mặt Y Học thì, ăn chay giúp con người ít tăng
độ mỡ, máu không cao. Không ăn chiều thì thân thể nhẹ nhàng không phải
mệt nhọc khi ngồi thiền. Sống buông thả khiến sức khỏe con người rất hao
mòn. Vua Lê Ngọa Triều sở dĩ mất sớm là vì ông sống vô độ dâm dục quá
nhiều đưa đến liệt dương nên yểu mạng. Lối sống buông thả là một lối sống
thiếu đạo đức , thiếu nhân cách. Lời Phật dạy thật có nhiều chủ ý nếu nhìn
một chiều thì chưa đủ hết ý nghĩa Lời Phật dạy. Chúng ta những người mang
danh hiệu là những sứ giả d0em lại hòa bình hạnh phúc cho chúng sanh. Hơn
ai hết ta phỉa là những người đi đầu trong việc thực hành lới Phật dạy, sống
biết đủ không tham đắm những dục lạc. Để cho sức khỏe được dồi dào ta phỉa
thường xuyên tập luyện thân thể . trong nhà Phật có một phương pháp hành
thiền rất hây dó là phương pháp đi kinh hành . Phương pháp này giúp hành
giả có sức dẻo dai , có sự kham nhẫn tốt, mau tiêu hóa thức ăn … phương
pháp này rất hữu hiệu đối với mọi người và hiện nay thế giới khuyến khích
người đi bộ để đạt sức khỏe tốt. Đó là nói về cách trị bệnh thân của người con
Phật . Một điều thú vị khác mà thế giới này thậm chí y học hiện nay rất tối tan
cũng không thể nào trị được đó là “tâm bệnh” . Trong cuộc sống tu tập ta
phải luôn sửa tâm mình cho thật thuần thục. Tâm là một bệnh rất khó trị vì
nó không có hình tướng, nó thuộc tinh thần , nhưng sức công phá của nó rất
mãnh liệt. Con người có thể vì nó mà bị hủy hoại , xã hội ngày nay số người
mắc bệnh trầm cảm , hoặc stress rất nhiều do không khống chế được tâm
mình. Đức Phật đã tùy tâm bệnh của nhân sinh mà cho thuốc. Người nào
tham nhiều Phật dạy pháp bố thí , ly tham. Người nào sân giận nhiều Phật
cho thuốc từ bi , cứu giúp người. Người nào si mê nặng Phật dạy thiền định
hầu làm cho tâm không tán loạn được định tỉnh . Như vậy đối với người
hoằng pháp là có đủ những phước báo hơn người thế gian rất nhiều, vì ta

được truyền thụ giáo lý căn bản của Đức Phật truyền lại như giáo lý Vô
Thường, vô ngã, duyên sinh, giáo lý tứ Đế…. Thực hành tất cả những giáo lý
ấy ta có được một cuộc sống an lành hạnh phúc vì hiểu được cuộc đời này
không có gì là thực thể , thân này sẽ không tồn tại mãi mà nó sẽ theo luật
biến hoại của vô thường. Nó có đây là do nhân duyên hợp lại , khi hết duyên
thì nó sẽ rã tan biến hoại . Biết được rồi ta không chấp vào thủ vào nữa. Đau
khổ lớn nhất của đời người là chấp thủ thân này là tôi, và tự ngã của tôi.
Thật ra không có gì trong năm uẩn ,bốn đại này là của ta cả vì nó không có
thật thể nên ta không thể bắt nó trường tồn. Ta khát khao mong khỏe mạnh
nhưng nó luôn lạnh lùng từ bỏ ta ra đi, vận hành theo sự bệnh già và cuối
cùng rồi chết. Nói trăm năm chớ có mấy ai sống đến trăm tuổi. Ta phải quán
sát như vậy mới có thể để thấy rõ rằng không chỉ có thân thể mà ngay cả
trong nhận thức ,tư duy của ta cũng không có chủ thể. Khi thấy rõ như vậy ,
thì dù thân thể ta có theo năm tháng biến hoại , mục nát ta cũng ung dung tự
tại giữa cuộc đời này, mà không sầu bi ưu não. Như Vạn Hạnh Thiền sư nói về
thân khi sắp thị tịch:
“ Thân như bóng chớp chiều tà,
Xuân qua tươi tốt, thu sang rụng rời
Xá chi hưng thịnh việc đời
Thịnh suy như giọt sương phơi dầu cành”.[3]
2. 2. Công tác hoằng pháp
Thế giới hiện nay là một thế giới đầy phức tạp con người bị chi phối rất nhiều
vì những sinh hoạt , kinh tế, chính trị , môi trường… tất cả những vấn đề ấy
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.Trách nhiệm người hoằng pháp
là phải đem chánh pháp truyền bá khắp thế gian. Làm cho con người bớt đi
sầu khổ bởi bệnh tật , giúp họ thoát khỏi mọi nguy hiểm của bệnh tật. Người
hoằng pháp phải là người tuyên phong triển khai mọi biện pháp để đem đạo
vào đời. Nếu không thì Phật pháp sẽ bị mai một .Như lời Hòa Thượng Thiện
Hoa nói : “ Nếu người hành đạo cứ giữ vững lề lối cũ , không có những
phương thức hoằng pháp thích hợp với xã hội mới , không có những khả

nang8thich1 hợp với các ngành hoạt động trong xã hội thì Đạo Phật sẽ mất
dần ảnh hưởng và không giữ vai trò lãnh đạo của mình nữa”[4].
Với tư cách là người thầy tâm linh cho chúng sanh, ta hãy là người dẫn đầu
trong việc thực hành giáo pháp Phật dạy. Ta hiểu được rằng đã mang thân
người thì không ai không mang theo những nghiệp lực từ quá khứ . Nếu
người nào nghiệp nhẹ thì người ấy ít mang bệnh tật nơi thân, nhưng chắc
chắn họ sẽ mang bệnh khác ở tâm như bệnh hay sân, hay giận, hoặc hay si mê
. Có những người thân thể rất khỏe mạnh nhưng vì thích uống rượu đến nỗi
thân tàng ma dạy. Xã hội hiện nay thanh thiếu niên chết số lượng rất lớn
ngoài những bệnh thông thường còn có những chứng bệnh thuộc si mê gây
ra như : ma túy, mại dâm , rượu, bia… Đặt biệt hơn có những cái chết do thất
tình , chán nản cha mẹ, anh em, bạn bè, người yêu …. Rất nhiều và rất nhiều.
Là người mang thân phận giáo dục đạo đức cho nhân loại ta phải làm sao để
ngăn chặn những điều ấy? Trước hết ta hiểu rằng tất cả những nỗi thống khổ
của con người ai cũng phải vươn mang. Mà nguyên nhân của nó đều do
tham – sân – si mà ra . Ba thứ ấy là dòng thác dữ lôi cuốn đi bao lớp trẻ,
những thế hệ mầm non của đất nước của nhân loại. Với công tác hoằng pháp
trước tiên ta nên đem giáo dục vào học đường, dạy họ bỏ bớt đi những ham
muốn cá nhân , biết nghĩ đến những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình .
Sống biết đủ thì con người ít tham ăn , không gây nên bệnh béo phì , không bị
những chứng ngộ độc khác. Khi đến với người bệnh là ta đến bằng tâm lòng
yêu thương, với ý định luôn mong họ hết bệnh. Thành tâm, nhiệt quyết hăng
say chẩn sát ,hết lòng vì mọi người từ tốn nhân hậu ,dịu dàng là những đức
tính cần thiết người thầy luôn phải thực hiện. Với phương chăm “ hoằng
pháp vi gia vụ , lợi sanh vi bổn hoài”. Ta đem hết tâm thành cứu giúp chúng
sanh.
3. NHẬN ĐỊNH VÀ ỨNG DỤNG
3.1 Ưu điểm
Đối với việc chữa bệnh bằng phương pháp trị liệu ta đem đạo vào đời . Nước
ta hiện nay , Phật pháp đang trên đà rất phát triển, được nhà nước rất quan

tâm và ưu đãi . Vì thế việc hoằng pháp khá dễ dàng . Các ngành nghề thế gian
được các chùa và các tự viện cho phép Tăng Ni sinh tham gia học tập. Như
ngành sư phạm, ngành y… Chùa là nơi tập trung Phật tử đông đúc nhất vì thế
rất thuận lợi cho việc mở các phòng thuốc từ thiện , các phòng chăm cứu từ
thiện. Cửa chùa luôn rộng mở đón khách thập phương từ khắp nơi đến viếng
chùa hoặc trị bệnh miễn phí. Với trách nhiệm người hoằng pháp ta phải biết
đem kiến thức y học kết hợp cùng kiến thức Phật học để đem lại niềm hạnh
phúc cho nhân loại. Đất nước ta không thiếu những nhân tài ,tuy nhiên tìm
được những người vừa biết đạo hiểu đời và biết đem tâm tư mình trãi đến
những chúng sanh đang hoằng hoại khổ đau trong tư tướng sanh –trụ – dị-
diệt của định luật vô thường thì thật hiếm có người nào đảm nhận nỗi.
Người hoằng pháp với trách nhiệm làm lợi ích cho chúng sanh ta hãy mạnh
dạng bắt tay vào cuộc bằng cả tấm lòng vô ngã vị tha. Thương người như thể
thương thân. Tuy nhiên trong công tác hoằng pháp với thân phận người tu sĩ
thì ta gặp không ích những khó khăn trở ngại. Vậy trở ngại của người hoằng
pháp là trở ngại gì ta hãy mổ sẽ phần khuyết sau.
3.2. Khuyết điểm
Tính cách hoằng pháp còn phụ thuộc quá nhiều vào văn tự Phật giáo khiến
người nghe khó hiểu. Các tăng Ni luôn bị ngăn trở bởi những điều giới luật .
Thật vậy một người thầy hoặc một sư cô rất khó trị bịnh cho người khác
phái. Đó là một khuyết điểm rất lớn,dù rằng tâm người trị bệnh lẫn tâm bệnh
nhân , dù có trong sáng cách mấy vẫn không sao tránh khỏi những lời thị
phi . Nếu không có tiếng xấu tuy nhiên vẫn ảnh hưởng đến vấn đề tu tập
Kinh phí phải tự túc trong việc tìm thuốc cho bệnh nhân. Người ta sẽ dễ dàng
ủng hộ xây chùa nhưng thật khó khi họ ủng hộ một phòng thuốc từ thiện vì
sao? Vì tư tưởng người Phật tử luôn nghĩ đến việc xây chùa có phước báo
nhiều hơn làm từ thiện. Còn một điểm nữa là người hoằng pháp so về kiến
thức thì còn quá kém đối thế gian nhất là Phật Tử thời nay. Họ giỏi cả về mặt
thế học lẫn mặt Phật học. Lối giáo dục Phật giáo còn hạng cuộc trong giới
hạng tâm linh nhiều quá .Người Phật tử dù có giỏi cách mấy họ vẫn còn xa lạ

với Đức Phật. Đây là điểm khuyết của những người truyền giáo không cập
nhật thiết thực đưa Đức Phật gần gũi với người Phật tử. Giáo lý Phật tuy phù
hợp mọi căn cơ của chúng sanh, nhưng nếu người hoằng pháp không biết
uyển chuyển để phương tiện độ người thì giáo lý ấy vẫn là xa lạ đối với mọi
tầng lớp người dân. Điều thiết yếu là sự thực hành tu tập của Các vị tăng ni
lại còn kém cỏi nên khó thuyết phục được người. Chính những khiếm khuyết
trên đã làm trở ngại cho việc hoằng pháp rất nhiều. Về mặt y học người
hoằng pháp với xứ Mạng truyền trao mạng mạch vì thế cần phải chú tâm
chiêm nghiệp nhiều hơn, không lơ là qua loa mà phải nhiệt tâm bằng tất cả
trái tim người nhân hậu vị tha thì mới mong đạt kết quả tốt.
C. KẾT LUẬN
Có sinh ắt có diệt, sinh già bệnh chết là quy luật của kiếp người. Dù giàu
sang ,nghéo khó, thành công hay thất bại ,thì trãi qua ba vạn sáu nghìn ngày
rồi cũng buông hai tay trắng. Điều quan trọng là ta có nhận thức được điều
ấy hay không. Khi nhận thức được rồi thì ta có thực hành lời Phật dạy hay
không đó lại là chuyện khác nữa. Thật may mắn ta sinh ra biết được Phật
pháp hiểu được lý sinh diệt của vũ trụ nhân sinh thì hãy thực hành lời Phật
dạy , hành trì giới luật, tu tập thiền định . Bên cạnh đó ta nên học thêm
những nghề nghiệp giúp ích cho đạo và đời .Y Học cổ truyền là một môn học
bổ ích cho việc rèn luyện thân thể và giúp ích cho mọi người , trong đó Tứ
Chẩn là một phương pháp hữu hiệu để ta quan sát nghe hỏi và tìm đngú bệnh
trạng của bệnh nhân hầu giúp họ vượt qua những cơn bịnh hiểm nghèo.
Vọng( nhìn) phương pháp một , với tư cách một người hoằng pháp vừa là
thầy thuốc ta mang hai trọng trách thì ta phải làm sao để đem lại niềm vui
sống cho bệnh nhân đó là điều tối cần. Qua cái nhìn ( vọng), người thầy thuốc
phải biết nhìn bệnh nhân bằng cái tâm. Nghĩa là nhìn bằng sự cảm thông yêu
thương, nhìn họ ta cảm nhận được những nỗi thống khổ họ đang mang trong
người đó là những chứng bệnh hiểm nghèo. Họ rất cần có ta một người thầy
vị cứu tinh cho nhân loại, hãy cứu họ , đừng làm cho họ thất vọng dù là hy
vọng mong manh. Nhìn để hiểu, hiểu để thương, để cùng chia sẽ . Sau khi nhìn

ta hãy bắt đầu nghe họ nói.Văn Lắng nghe là điều tất yếu của người thầy
thuốc khi khám cho bệnh nhân. Chúng ta những người nhân danh đem lại
hòa bình, an lạc cho nhân loại thì ta phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm
của cả hai nhiệm vụ người thầy thuốc vùa là thầy Phật pháp là phỉ luôn luôn
lắng nghe luôn luôn thấu hiểu. Khi đến bênh giường người bệnh ta phải để ý
từng mùi nước tiểu,mùi ỉa trây, tiểu dầm của bệnh nhân để hiểu và cảm
thông được sức chịu đựng bệnh tật của người ấy bao lâu rồi, 1 ngày , hai
ngày; một hoặc hai tháng hay bệnh đã vài năm. Mượn chiếc áo người thầy
thuốc ta hãy làm nhiệm vụ của bật tu hành , trãi lòng mình đến với chúng
sanh . Vấn dùng những lời ái ngữ dịu dàng , tạo sự thân mật , quan tâm chăm
sóc như người thân của mình không khác. Người thầy Phật pháp khác hẳn
người thầy thuốc hoặc bác sĩ tây y. Bác sĩ hoặc thầy thuốc chỉ hỏi về bệnh ,
tiền bệnh rồi kê toa cho thuốc. Họ không có cái tâm chia sẽ, gần gũi bệnh
nhân. Không phải là họ vô trách nhiệm hay họ lơ là với người bệnh nhưng ở
đây họ chỉ làm đúng nhiệm vụ của một vị trị bệnh cho người. Có hết bệnh hay
không là do con bệnh. Còn ngược lại người hoằng pháp vị thầy thuốc của tâm
linh chính sự hòa nhã chăm sóc của thầy làm cho tâm hồn người bệnh được
nhẹ nhàng thư thái, thanh thản , dù bệnh của họ có thể không giảm bớt dù họ
có ra đi vĩnh viễn khỏi cuộc đời này. Nhưng chình những lời động viên an ủi
ấy đã làm cho họ phần nào được nhẹ nhàng và an lạc hơn. Khâu cuối cùng là
Thiết tức sờ nắn và xem mạch. Đây là khâu rất quan trọng vì tất cả những gì
đã nhìn, nghe ,hỏi đã hoàn thiện chỉ còn lại phần cuối là khám bệnh . Là
người thầy trách nhiệm thật nặng nề nên ta không đượ khám hoa loa, không
làm ra vẻ ta là người tài giỏi rồi làm giả làm dối , làm cho xong chuyện …đây
là những việc làm sai trái phi đạo đức mất phẩm chất của một người thầy.
Trong khi khám bệnh ta phải hết sức tập trung tư tưởng lắng nghe từng nhịp
mđập của mạch để có sự chẩn đoán chính xác bệnh trang. Một diều cân lưu ý
là trong lúc xem mạch cho bệnh nhân người thầy phải đứng cùng phía với
bệnh nhân , hoặc ngồi đối diện bệnh nhân. Tránh ngồi choàng ngang người
bệnh nhân hoặc ngồi hay đứng đều phải giữ oai nghi không đùa cợt với

người khác phái , không nói những chuyện thế sự. Giữ khoảng cách vưa phải
với bệnh nhân. Với tư cách người thầy đúng pháp sẽ giúp ta thêm phần phấn
khởi trong công việc, lại tăng thêm phần tin tưởng của bệnh nhân đối với
người thầy. Bằng cái tâm yêu thương vô ngại vị tha nhân nghĩa ta sẽ đem lại
cho cuộc đời này thêm tươi vui hạnh phúc. Là xứ giả Như Lai đừng chần chờ
gì nữa ta hãy bắt ta vào việc ngay hôm nay , hãy cùng nhau mang lại hạnh
phúc cho nhân sinh .Có như vậy mới xứng đáng là người con Phật chân chánh
Câu 2: Một con người hiện hữu trên cõi đời này gồm ba tiết tố kết thành đó
là Tinh – Khí – Thần. Được bắt nguồn từ sự kết tinh của tình yêu giữa cha và
mẹ (tinh) Khi được kết thành con người chỉ là một cái phôi nhỏ bé được hấp
thụ bởi thức ăn và sự hô hấp của mẹ truyền sang khi còn trong bào
thai(khí) .Dần theo tháng ngày lớn lên tạo thành một cơ thể hoạt động trong
bụng mẹ(thần) do có sự hoạt động nghĩa là có một hài nhi xắp chào thế giới
này. Trong ba thành tố thì Thần là quan trong nhất. Theo phạm trù y học cổ
truyền thì Thần là hiện tượng hoạt động của não lien hệ đếnđời sống con
người là chủ động cơ thể . Thần góp phần chủ đạo việc tạo khí hóa âm
dương. Thần chứa ý thức ,tự tác hoạt động là biểu tượng của sự sống . Nên
thần còn là sự sống còn ,thân không còn thì sự sống cũng tan đi. Thần sung
mãn thì cường trang khỏe mạnh thần suy thì yếu đuối. Sinh mạng con người
được bặt nguồn từ tinh, phát triển và tồn tại là nhờ khí ,hoạt động được là
nhờ thần . Nên có câu : Khí sinh tinh, Tinh dưỡng khí,khí dưỡng thần ,thần lại
hóa khí.
Tinh này bao gồm có hai: Tiên thiên và hậu thiên. Tiên thiên là Từ quá khứ
nghìa là được kết hợp từ tinh cha huyết mẹ góp phần tạo thành một chúng
sinh . Nếu cha và mẹ là những người khỏe mạnh ,xinh đẹp ,thông minh, tâm
lý tốt (tiên thiên) thì chắc chắn thành tố mới xuất hiện phải là một em bé bụ
bẫm dễ thương . Trong quá trinh chào đời và khôn lớn bé được nuôi dưỡng
bởi những thứ như: thức ăn, không khí, môi trường , xã hội tốt (hậu thiên) sẽ
làm cho em bé này trở thành một con người khỏe mạnh có tinh thần sung
mãn. Ngược lại nếu cha mẹ là những người không có sức khỏe ,khi bé ra đời

lai gặp lúc khó khăn từ thời tiết ,chất dinh dưỡng… thì chắc chắn em bé ấy
lớn lên rất khó khăn , thần rất suy kém. Qua vấn đề này cho ta thấy tiên thiên
và hậu thiên đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra thần. Nó làm chủ
thể trong việc đưa thần đến sung mãn hay suy kém . Trong nhà Phật Đức
Phật phân tích điều này rất rõ trong trong giáo lý nhân quả – nghiệp báo.
Nếu một chúng sanh ở kiếp quá khứ tạo nhiều phước lành thì khi tái sanh họ
sẽ được đầu thai vào những gia đình giàu sang hạnh phúc . Khi ra đời được
bao bọc trong sự yêu thương của cải sung túc nên nó nó khỏe mạnh chống
lớn thông minh. Ngược lại có những em bé sinh ra nhiều bệnh tật ,song trong
sự nghèo đói, thì khi lớn lên nó sẽ đần độn tinh thần sa xúc. Từ điểm này đưa
đến sự phân biệt giai cấp tầng lớp xã hội.
Tóm lại Tinh khí thần là ba nguyên tố không thể thiếu của con người . Chúng
gắn bó chặt chẽ và thân thiết với nhau ,hổ tương cho nhau nương tựa nhau
cùng tồn tại nên gọi là ba thứ quý báo của con người . Tinh làm cơ sở cho
thần ,tinh hóa khí, thần là biểu hiện của khí . Vì thế cổ nhân nói tinh khí thần
là tam bửu(tức ba món quý báo của con người) thiếu một con người không
thể tồn tại.

[1]

[1] Kinh Tăng Chi BộII, trang 544,HT Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu
Phật Học Việt Nam ấn hành, 1996

[2] Tăng Chi Bộ II , Chương 5 , trang 543, HT Thích Minh Châu dịch, Viện
Nghiên cứu Phật Học Việt Nam ấn hành, 1996
[3] Việt Nam Phật Giáo sự Luận,tập I, tác giả Nguyễn Lang, trang 190 NXB
Văn Học Hà Nội-2008

[4] Phật Học Phổ Thông,quyển IV, tác giả HT Thích Thiện Hoa, trang 643 ,
NXB Phương Đông

×